ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp về giâm hom tiêu (Trang 26 - 29)

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Giống hồ tiêu Vĩnh Linh.

- Sử dụng hom lươn từ vườn tiêu 3 năm tuổi.

- Thuốc kích thích ra rễ N3M, Senca – 21, Roots và chế phẩm Pseudomonas.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Tác động chủ một số loại thuốc kích thích ra rễ và chế phẩm sinh học đến sinh trưởng và tỷ lệ chết của hom giống hồ tiêu.

- Ảnh hưởng của số mắt trên hom giống cây hồ tiêu.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Bố trí thí nghiệm

3.3.1.1. Công thức thí nghiệm

Thí nghiệp được bố trí gồm 6 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại và bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD).

Bảng 3.3.1. Mô tả công thức thực hiện thí nghiệm

Công thức Phương pháp xử lý

và giâm hom

Mô tả thuốc kích thích và chê phẩm

Đối chứng- Công thức 6 Cắt 3 đốt, không xử lý hom giống Không xử lý Công thức 1 Cắt 2 đốt, không xử

lý hom giống, giâm vào túi nilon có chứa giá thể

Không xử lý

Công thức 2 Cắt 2 đốt, xử lý Roots, giâm vào túi nilon có chứa giá thể

- Thành phần:

+) Chất hữu cơ (Acid humic đậm đặc): 21%, Nitrogen (N): 6%, Available phosphat (P2O5): 8%, Soluble potassium (K2O): 6%.

+) Cu, Zn, Mg, Mo, Fe, B…> 1000 ppm.

+) Vitamin và một số chất kích thích sinh trưởng thực vật khác.

Công thức 3 Cắt 2 đốt, xử lý Senca - 21, giâm vào túi nilon có chứa giá thể

- Thành phần: N: 13%, P2O5: 40%,

K2O: 13%, Bo: 100mg/kg, Cu: 75mg/kg, Fe: 260mg/kg, Mn: 320mg/kg, Zn: 230mg/kg.

N3M, giâm vào túi nilon có chứa giá

thể +) N: 11%; P0,02% 2O5: 3%; K2O: 2,5%; B: +) Cu, Zn, Mn, Fe mỗi loại: 0,2%

+) Phụ gia đặc biệt: 100% Công thức 5 Cắt 2 đốt, xử lý

Pseudomonas, giâm

vào túi nilon có chứa giá thể

- Thành phần:

+) Vi khuẩn Pseudomonas

+) Chất điều hòa sinh trưởng thực vật IAA - Indole Acetic Acid

+) Chất phụ gia

3.3.1.2. Địa điểm thí nghiệm

- 13/41 Nguyễn Thiện Thuật, phường Thuận Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.3.1.3. Thời gian thí nghiệm

- Từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 05 năm 2017.

3.3.2. Quy trình kỹ thuật (Áp dụng theo phương pháp của Lê Thị Mỹ Châu, 2011)

3.3.2.1. Phương pháp thực hiện

- Dọn sạch nền đất ở luống ươm.

- Kích thước luống rộng 1m.

- Túi làm bầu là bì PE có kích thước 10x15cm (rộng x dài),đục 6 lỗ thoát nước ở nữa dưới của bầu, phần bố thành 2 hàng, cách đáy bầu không quá 2cm và có 2 lỗ ở dưới đáy bầu.

- Hỗn hợp giá thể cho vào bầu gồm: Đất phù sa: Phân chuồng hoai mục: Trấu hun với tỷ lệ 4:1:1 và bổ sung thêm 1kg Super lân.

Chú ý:

- Cho giá thể vào bầu phải cân đối, thẳng đứng, lưng bầu không gãy khúc.

- Xếp thẳng hàng vào luống, mỗi hàng 10 bầu.

- Đóng các cọc nẹp dọc luống và giăng dây để giữ cho bầu thẳng đứng.

3.3.2.2. Xử lý hom giống

- Giống tiêu Vĩnh Linh

- Giống sau khi lấy về được dùng dao sắc cắt hết lá trước khi giâm

- Hom giống được cắt xiên phía dưới gốc, mỗi hom dài 2- 3 đốt (tùy thuộc công thức thí nghiệm), vết cắt cách đốt cuối cùng 1-2cm

- Khi cắt dây lươn mới thì cần sát trùng dao bằng cồn 70 độ.

3.3.2.3. Cắm hom vào bầu

- Hom giống đã qua xử lý phù hợp theo yêu cầu của công thức thí nghiệp, đem cắm vào bầu. Mỗi bầu giâm 2 hom.

- Trước khi cắm hom giống cần tưới nước cho giá thể đủ độ ẩm 70-75%.

- Hom giống nên cắm sâu 1/2 - 2/3 so với chiều dài hom và nghiêng một góc 45° so với phương thẳng đứng.

3.3.2.4. Chăm sóc cây sau giâm ( Áp dụng theo phương pháp của Lê Thị Mỹ Châu,

2011)

- Tươi nước: Ngay sau khi giâm xong, dùng bình phun sương phun nước lên các ô thí nghiệm cho cây đủ ẩm tạm thời Sau đó, khi bề mặt bầu đã đủ ẩm thì cách 2-3 ngày tưới một lần tùy theo độ ẩm trong bầu.

- Làm cỏ: Sau khi giâm một tháng, cỏ bắt đầu mọc nhiều nên lúc này chúng ta tiến hành làm cỏ. Ở giữa và xung quanh luống thí nghiệm thì nhổ cỏ cỏ gốc. Còn trong bầu, chỉ dùng tay ngắt nhẹ ngọn cỏ cho đứt để hạn chế khả năng cạnh tranh dinh dưỡng của chúng và hom tiêu.

- Phun phân bón lá: Khi hom bắt đầu có 1-2 lá thì phun phân bón lá cứ 10 ngày phun một lần.

3.3.2.5. Chỉ tiêu theo dõi

Đánh giá các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển (Tôn Nữ Tuấn Nam, 2005 và Nguyễn Minh Hiếu, 1998)

+) Đếm số lượng hom chết sau giâm và tính tỷ lệ hom chết, đếm số lượng bật mầm sau giâm 1 tháng và tính tỷ lệ bật mầm (%).

+) Tăng trưởng chiều cao thân mầm (mm). +) Số lá/hom (lá)

+) Tỷ lệ ra rễ (%) số lượng rễ/hom (rễ), chiều dài rễ dài nhất (cm), tổng chiều dài rễ/hom (cm), tỷ lệ ra rễ đếm sau 3 tháng sau giâm hom với 5 cây cho mỗi lần nhắc lại.

Theo dõi định kì 30; 50; 70; 90 và 110 ngày sau khi giâm, theo dõi cả luống trừ các chỉ tiêu về rễ.

- Quan sát các biểu hiện sâu bệnh, động vật hại.

- Hiệu quả kinh tế

Tính toán lượng chi phí đầu tư và tổng thu sau khi thí nghiệm hoàn thành cho từng công thức thí nghiệm trên 1 ha (10.000 bầu) vườn ươm để xác định hiệu quả kinh tế do từng công thức mang lại.

+) Lợi nhuận mang lại trên từng công thức thí nghiệm được tính bằng công thức: Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi

3.4. Xử lý số liệu

Số liệu sau khi đo đếm được thống kê và xử lý bằng phần mềm Excel và Statistix 10 để xác định sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức thí nghiệm.

PHẦN 4

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp về giâm hom tiêu (Trang 26 - 29)