Chính vì vậy, đề tài “Xây dựng hệ thống các giải pháp sản xuất sạch hơn cho Tổng công ty may Hưng Yên” được thực hiện với mục đích tiết kiệm năng lượng than, điện và giải quyết vấn đề ô
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-
ĐÀO MẠNH HÙNG
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
CHO TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hòa nhập vào xu thế chung của Thế giới, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới Sau hơn 25 năm đổi mới, nền công nghiệp của Việt Nam đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ Từ một nước nông nghiệp đi lên bằng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt may là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất, tỷ trọng kinh ngạch xuất khẩu cao với nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng
Ngày 19/11/2008, Bộ Công thương đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 tại quyết định số 42/2008/QĐ-BCT, mục tiêu phát triển là: Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh Đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, quản lý hệ thống chất lượng, quản lý lao động và môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế Phấn đấu đến năm 2010 sản xuất được 1.800 triệu sản phẩm, đến năm 2015 sản xuất được 2.850 triệu sản phẩm và đến năm 2020 sản xuất được 4.000 triệu sản phẩm.[6]
Thực tế cho thấy, nước ta có khoảng 6000 doanh nghiệp dệt, may, nhuộm, trong đó có trên 50% thiết bị đã sử dụng nhiều năm, với công nghệ lạc hậu tới khoảng 15-20 năm so với Thái Lan và Trung Quốc, nên mức tiêu thụ nguyên liệu cao, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, các giải pháp giải quyết vấn đề
ô nhiễm môi trường hiện nay của các doanh nghiệp thường là xử lý cuối đường ống Đây là giải pháp vừa đắt tiền vừa không mang lại hiệu quả lâu dài, thậm chí nằm ngoài khả năng của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ Do đó, cần có một giải pháp giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường hiệu quả và phù hợp hơn, đó chính là giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH) Thực hiện SXSH, cứ mỗi tấn sản phẩm dệt may sẽ giảm lượng tiêu thụ khoảng 150 kg dầu, 50-150 kWh điện, 50-100 m3 nước và tiết
Trang 3đã làm cho việc giảm chất thải, giảm lượng khí phát thải, giảm độc tố ở mức tối đa thùy theo thiết bị, công nghệ
Như vậy, sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường Trong quá trình sản xuất, việc áp dụng SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng Loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả chất thải ngay tại nguồn thải Đối với sản phẩm, SXSH sẽ giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ SXSH còn góp phần đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ
SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay nhỏ, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng và nước nhiều hay ít Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10 - 15%, SXSH không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí, BVMT mà còn tạo nhiều lợi thế cạnh tranh khác Các doanh nghiệp thực hiện SXSH sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, ví dụ như tiêu chuẩn ISO 14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như “Nhãn sinh thái” Những sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất chú trọng BVMT sẽ được người tiêu dùng lựa chọn và đồng thời là tiêu chuẩn hàng đầu để sản phẩm Việt Nam vươn ra thế giới
Thực tế cho thấy, SXSH không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như
xử lý khí thải, nước thải hay chất thải rắn Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất
đi Do đó, xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất Trong khi đó, SXSH mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm SXSH đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm Sản xuất sạch hơn cũng là một bước hữu ích cho hệ thống quản lý môi trường như ISO 14000
Tổng công ty may Hưng Yên được thành lập năm 1966 theo quyết định của
Bộ Ngoại thương, nay thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam (Bộ Công thương), là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất may trang phục áo jacket, quần âu, áo sơ mi Tuy đây không phải là khâu được đánh giá
Trang 4ô nhiễm chính trong ngành công nghiệp dệt may nhưng điều đó không có nghĩa là hoàn toàn không có tiềm năng SXSH Việc nghiên cứu áp dụng SXSH tại Tổng công ty may Hưng Yên sẽ góp phần thúc đẩy phổ biến tiếp cận này và minh chứng khả năng áp dụng SXSH tại các loại hình công nghiệp khác nhau Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO thì các sản phẩm của Việt Nam buộc phải đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường thế giới
Chính vì vậy, đề tài “Xây dựng hệ thống các giải pháp sản xuất sạch hơn cho Tổng công ty may Hưng Yên” được thực hiện với mục đích tiết kiệm năng
lượng (than, điện) và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường theo hướng chủ động ngăn ngừa chất thải tại nguồn, đây là đề tài thiết thực đối với doanh nghiệp
2 Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Xây dựng các cơ hội, giải pháp SXSH giảm thiểu phát thải, tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng cho Tổng công ty may Hưng Yên
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Việc thực hiện SXSH là một quá trình lâu dài và liên tục nhưng do thời gian thực hiện luận văn có hạn nên luận văn này chỉ tập trung đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng (điện và than) tại các xí nghiệp sản xuất; phân tích, lựa chọn các cơ hội SXSH và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Tổng công ty may Hưng Yên
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam và những vấn
đề về môi trường
- Lựa chọn phương pháp luận đánh giá SXSH phù hợp
- Nghiên cứu, đánh giá SXSH tại Tổng công ty may Hưng Yên: Thực trạng quy trình công nghệ sản xuất; máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất Dự báo các khu vực có thể tiết kiệm năng lượng hay khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao trong Tổng công ty may Hưng Yên Đề xuất hệ thống các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu chất thải, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và hạn chế những tác động xấu đến môi trường tại Tổng công ty may Hưng Yên
Trang 54 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu gồm:
+ Các dữ liệu về Tổng công ty may Hưng Yên: loại hình sản xuất, các quá trình trong dây chuyền sản xuất, nhu cầu và khả năng cung cấp năng lượng, nguồn thải, loại chất thải,
+ Các tài liệu khoa học liên quan đến đề tài
- Phương pháp tiến hành khảo sát thực tế
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp số liệu:
+ Trên cơ sở những thông tin có được trong quá trình khảo sát, điều tra thực
tế, cùng những số liệu, tài liệu khoa học liên quan thu thập được, tiến hành phân tích, chọn lọc để có sự phản ánh chung, đầy đủ về đối tượng nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và các giải pháp đảm bảo lợi ích kinh tế, môi trường
5 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm nội dung chính như sau:
- Chương 1: Tổng quan về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam và những vấn đề môi trường
- Chương 2: Phương pháp luận đánh giá SXSH
- Chương 3: Nghiên cứu, đánh giá SXSH tại Tổng công ty may Hưng Yên
Trang 6CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
1.1 Tổng quan về ngành dệt may
Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam được xem là bắt đầu khi thành lập Nhà máy dệt Nam Định năm 1897 Năm 1954, sau khi miền Bắc giành độc lập, Nhà máy dệt Nam Định và Nhà máy dệt lụa Nam Định được khôi phục và tái thiết, có thêm một số nhà máy khác được xây dựng mới như Nhà máy dệt 8/3, Nhà máy dệt Vĩnh Phú, Công ty may Thăng Long, Công ty may Chiến Thắng, Công ty may Nam Định, Công ty may Đáp Cầu Các làng nghề truyền thống, các Hợp tác xã dệt may đã được khuyến khích phát triển Sau khi Việt Nam thống nhất (30/4/1975), Chính phủ đã tiếp quản một loạt các nhà máy ở miền Nam như Công ty dệt Thắng Lợi, Công ty dệt Việt Thắng, Công ty dệt Phong Phú, Công ty dệt Thành Công, Công ty may Nhà Bè, Công ty may Hoà Bình, Công ty may Việt Tiến, v.v Sau đó, một số doanh nghiệp quốc doanh trung ương được xây dựng như Công ty may Hà Nội, Công ty dệt may Nha Trang, Công ty dệt may Huế Một số cơ quan cấp địa phương cũng thành lập các doanh nghiệp dệt may Ngành công nghiệp dệt may đã nhanh chóng phát triển để cung cấp hàng hoá cho thị trường trong nước Giai đoạn 1987 - 1990 ngành công nghiệp dệt may có bước phát triển rõ rệt, các doanh nghiệp may mặc đã được thành lập trên khắp đất nước thu hút hàng trăm ngàn lao động và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước
Những năm gần đây, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và trở thành một ngành công nghiệp sản xuất quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân Năm 2004, toàn ngành sử dụng 2,1 triệu lao động, chiếm 4,7% trong tổng số lao động cả nước Trong số các doanh nghiệp dệt may hàng đầu, thì Vinatex - một doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 22% tỉ trọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2006 và công ty may Việt Tiến, đã đầu tư hơn 10 triệu USD trong 5 năm qua để nâng cấp các dây chuyền sản xuất Năm 2006, xuất khẩu của ngành dệt may đạt giá trị 5,8 tỉ USD, đưa ngành này trở thành ngành xuất khẩu có doanh thu lớn thứ hai của Việt Nam sau dầu thô Khách hàng là một loạt các công ty dệt và may mặc hàng
Trang 7Cooper, Li & Fung, Mast Industries, Nichimen, Nissho Iwai, Seidensticker, Sumitomo, Tommy Hilfiger, Victoria's Secret, và Wal-Mart đã tìm đến nguồn cung
ở Việt Nam [4]
Theo báo cáo ngành dệt may, hiện nay cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may, thu hút hơn 2,5 triệu lao động, chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam (gồm: Áo jacket, áo thun, quần, áo sơ mi) xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD, chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và 10,5% GDP cả nước Tốc độ tăng trưởng dệt may trong giai đoạn 2008-2013 đạt 14,5%/năm đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia
có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới Xét về cơ cấu công ty theo hoạt động thì: may trang phục chiếm 70%, se sợi chiếm 6%, dệt/đan chiếm 17%, nhuộm chiếm 4% và công nghiệp phụ trợ chiếm 3% Tuy nhiên, xét về chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất so với các quốc gia khác thì năng suất lao động của Việt Nam rất thấp Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất của Việt Nam chỉ đạt 2,4; trong khi các quốc gia sản xuất dệt may lớn khác như Trung Quốc và Indonesia là 6,9 và 5,2 Đây là một trong những điểm yếu lớn nhất của dệt may nói riêng và các công nghiệp sản xuất sử dụng nhiều lao động nói chung của nước ta.[10]
Bài học kinh nghiệm: Thông qua đánh giá tổng hợp về tổng quan ngành dệt may Việt Nam trong những năm qua, tác giả nhận thấy các nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng không bền vững của ngành dệt may Việt Nam là do: 1) Sự mẫu thuẫn trong chính sách của nhà nước trong việc khuyến khích đầu tư vào ngành dệt may, nhất là ngành dệt nhuộm vì rào cản từ chính sách đối với các doanh nghiệp nhuộm lớn do các vấn đề về môi trường; 2) Quy mô doanh nghiệp dệt may hầu hết
có quy mô vừa và nhỏ, thiếu nhân lực quản lý giỏi, công nghệ lạc hậu, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam hiện nay vẫn đang sản xuất theo phương thức gia công đơn giản; 3) Thiếu vắng các cụm ngành công nghiệp dệt may
để hỗ trợ phát triển; 4) Chi phí nguyên vật liệu và năng lượng chiếm khoảng 70% giá vốn hàng bán và nguyên vật liệu ảnh hưởng đến sự khác biệt hóa sản phẩm
Trang 81.2 Mô tả quy trình sản xuất
Dệt may được xem là quá trình biến đổi sợi thiên nhiên, tái sinh hay tổng hợp thành sợi, vải, và chuyển sợi, vải đó thành quần áo, đồ dùng và vải vóc gia dụng Sơ
đồ tổng quát quy trình dệt may công nghiệp được thể hiện trong hình 1.1 và hình 1.2:
Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát quy trình tạo ra sản phẩm may
Có thể nhận thấy trong hình 1.1, đôi khi xơ hoặc sợi có thể được nhuộm trực tiếp Vải mộc (sau khi dệt) thường được qua công đoạn xử lý bề mặt trước khi may
Trang 9Nguyên liệu thô (xơ) được sử dụng gồm 4 loại chính là cotton, tổng hợp, len
và lụa Vải được tạo thành từ nguyên liệu qua ba bước chính sau:
• Sản xuất sợi
• Sản xuất vải
• Xử lý vải
Quy trình sản xuất may trang phục từ vải:
- Thuyết minh quy trình:
Quá trình sản xuất của các công ty may trang phục được tiến hành qua 5 công đoạn: Tiếp nhận nguyên phụ liệu, chuẩn bị sản xuất, cắt, may, giặt là và hoàn thiện đóng gói Cụ thể:
+ Công đoạn thiếp nhận nguyên phụ liệu: Nguyên phụ liệu và vải khi nhập sẽ được tiến hành kiểm tra chất lượng Nếu đảm bảo yêu cầu sẽ được nhập vào kho hoặc chuyển cho sản xuất
+ Công đoạn chuẩn bị sản xuất: Nguyên phụ liệu và vải được lấy từ kho sẽ được đem đi kiểm tra độ co của vải, sau đó sẽ tiến hành họp để phân phối nguyên phụ liệu
+ Công đoạn cắt: Nguyên phụ liệu và vải sau khi được phân phối sẽ chuyển đến công đoạn cắt (qua các máy cắt, máy ép mex), sau khi cắt xong sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng
+ Công đoạn may, là: Nguyên phụ liệu và vải sau khi qua công đoạn cắt đạt yêu cầu chất lượng sẽ được chuyển đến các chuyền may, sản phẩm sẽ được kiểm tra
2 lần trên chuyền và cuối chuyền Sản phẩm may qua kiểm tra sẽ được đưa đi giặt, sau đó sẽ chuyển đến là Sản phẩm qua khâu là sẽ được kiểm tra lại một lần nữa
+ Công đoạn hoàn thiện đóng gói: Sản phẩm sau công đoạn may, là sẽ được chuyển đến khu vực hoàn thiện, sau hoàn thiện sẽ được kiểm tra hoàn thiện Sản phẩm hoàn thiện đạt yêu cầu sẽ được đóng gói, rồi đóng thùng Sản phẩm được lưu trong kho thành phẩm và sẽ được xuất bán cho khách hàng
Trang 10- Sơ đồ quy trình sản xuất may trang phục được thể hiện chi tiết tại hình 1.2:
Hình 1.2: Quy trình sản xuất may trang phục
Chuyền may
Kiểm trên chuyền
Kiểm cuối chuyền
Giặt
Là Kiểm là
Kho thành phẩm
Xuất hàng
Chuẩn bị trước sản xuất
Kiểm tra độ
co vải
Họp phân phối
Cắt, ép mex
Kiểm tra độ
co vải
Nhận phụ liệu
Trang 111.3 Vấn đề môi trường và hoạt động SXSH trong ngành dệt may
1.3.1 Vấn đề môi trường trong quá trình tạo ra sản phẩm may (vải)
1.3.1.1 Ảnh hưởng đến môi trường nước
* Tại công đoạn xử lý sơ bộ:
Quá trình xử lý sơ bộ sinh ra một số vấn đề liên quan đến môi trường do các loại hoá chất sử dụng như sau:
Công đoạn Các vấn đề môi trường
Giũ hồ - 90% các chất hồ đi vào nước thải, do vậy tải lượng COD cao
- Các chất hồ tổng hợp không có khả năng phân huỷ sinh học gây độc hại cho nguồn nước tiếp nhận nếu không qua xử lý
Xử lý bằng kiềm - Gần như toàn bộ các chất chelat hoá, chất ổn định, chất điều
chỉnh pH, (nấu chuội, kiềm chất mang đều sẽ có mặt trong nước thải: tăng tải lượng photpho (do bóng) polyphosphate), tăng hàm lượng kim loại nặng
- Các chất hoạt động bề mặt/chất giặt/chất nhũ hoá/chất phân tán: làm tăng tải lượng BOD, gây ra độc tính sinh học trong nước thải (đặc biệt là các hợp chất alkalis benzene sulphonate mạch thẳng- LAS, Alkyl phenol ethoxylate - APEO)
Tẩy trắng - Tạo ra các chất hữu cơ có chứa Halogen nếu dùng hoá chất tẩy
trắng là hypochrorite
* Tại công đoạn nhuộm:
Quá trình nhuộm được thực hiện để phân bố đều ánh sắc trên mặt vải, trong đó xảy ra sự khuếch tán của phân tử thuốc nhuộm vào bên trong sợi vải để tạo cho vải màu sắc mong muốn Mục tiêu của quá trình nhuộm là làm cho các phân tử chất nhuộm gắn chặt vào sợi vải
Quá trình nhuộm sinh ra một số vấn đề liên quan đến môi trường do nguyên liệu sử dụng như sau:
• Nước được sử dụng với lượng rất lớn;
• Sử dụng nhiều muối để cải thiện độ cầm màu trên vật liệu vải;
• Nhiều loại thuốc nhuộm có chứa các kim loại nặng trong thành phần
Trang 12hoặc ở dạng tạp chất;
• Lượng thuốc nhuộm không bám được trên sợi vải gây ra độ màu cao
cho dòng thải cũng như nồng độ muối và kim loại nặng
Nước thải công đoạn nhuộm có chứa thuốc nhuộm chưa tận trích và các hoá chất khác Nước thải thường có độ màu, TDS, BOD, COD cao
Lưu ý: Nước được sử dụng rất nhiều trong quá trình xử lý vải ướt Lượng nước sử dụng thay đổi theo từng công đoạn và mặt hàng xử lý Trong cùng một công đoạn thì việc sử dụng nước cũng khác nhau tuỳ theo loại thiết bị Các số liệu sử dụng nước cho các loại vải khác nhau được đưa ra trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Tiêu thụ nước trong ngành dệt nhuộm
Hàng dệt nhuộm Lượng nước tiêu thụ
* Tại công đoạn hoàn tất
Công đoạn này bao gồm các thao tác cuối cùng cần thiết để làm cho vải đẹp và hấp dẫn Hoàn tất vải có thể bao gồm cả xử lý bằng hoá học và cả cơ học Khi xử lý bằng phương pháp cơ học, các chất hoá học thường được sử dụng để nâng cao, hỗ trợ hoặc tạo hiệu quả lâu dài của việc xử lý Các thao tác hoàn tất bao gồm:
• Sấy: Là khử ẩm trên vải bằng máy sấy
Trang 13• Ổn định kích thước: Đây là một trong những thao tác hoàn tất quan trọng nhất Vải trong điều kiện chưa có hình dạng ổn định sẽ được đưa vào máy văng khổ để đạt được kích thước dài và rộng yêu cầu
• Cán láng: Hình thành một lớp bóng láng trên bề mặt vải trong quá trình cán láng Vải ẩm được ép chặt lên bề mặt kim loại láng và nóng cho đến khi khô
• Làm mềm: Sau khi cán láng, vải trở nên cứng hơn Làm mềm được thực hiện để phá độ cứng này Vải được dẫn vào máy làm mềm sao cho tiếp xúc nhẹ nhàng với trục cuốn và được cuốn tròn Qua thao tác này, bề mặt vải được xáo động nhẹ làm chúng mềm hơn
Trong quy trình hoàn tất, vải được đưa qua bể chứa các thành phần có tác dụng hoàn tất theo yêu cầu Sau đó, vải được dẫn qua các trục ép để tách càng nhiều dung dịch hoàn tất càng tốt trước khi được đưa sang sấy khô
Quá trình hoàn tất sử dụng một số hợp chất hoá học như đã nêu trên Các hoá chất này sinh ra các loại chất ô nhiễm dạng hữu cơ và vô cơ đi vào môi trường không khí và môi trường nước trong các công đoạn xử lý thông thường, cũng như trong công đoạn giặt hoặc tách loại tạp chất tiếp sau đó Đáng lưu ý nhất là các sản phẩm chứa formaldehyde với vai trò là các chất tạo liên kết ngang bởi đây là các chất bị nghi ngờ gây ung thư Ngày nay việc sử dụng các sản phẩm chứa glyoxal urê đang dần được ưa chuộng hơn để thay thế các chất có chứa formaldehyde
Chính do các khía cạnh môi trường này, nên ngày nay, bên cạnh việc tìm ra các loại hoá chất ít gây tác động xấu tới môi trường thì người ta cũng tìm cách tận dụng các loại vải mà các đặc tính hoàn tất mong muốn đạt được ngay trong quá trình kéo sợi nhằm giảm tác động đến môi trường do sử dụng hoá chất hoàn tất
1.3.1.2 Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Mặc dù nguồn gây ô nhiễm không khí trong dệt may là thứ yếu khi so sánh với các ngành công nghiệp khác, nhưng khí thải đã được xem như là vấn đề ô nhiễm lớn thứ hai (sau nước thải) từ ngành công nghiệp này Vì ngành này sử dụng rất nhiều loại hàng hoá và hoá chất trong sản xuất nên việc xác định tính đặc thù và quản lý ô nhiễm khí thải là một nhiệm vụ đầy thách thức
Phát thải khí bao gồm cả các nguồn điểm cố định và nguồn phân tán di động
Trang 14Các nguồn thải cố định bao gồm quá trình phủ bề mặt ở nhiệt độ cao, sấy khô và xử
lý nhiệt độ cao trong đó thải ra các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs); các lò hơi thải
ra các hạt lơ lửng, các oxit nitơ và dioxit lưu huỳnh; và các thùng chứa hàng hoá và hoá chất chuyên dụng Nguồn khí thải phân tán di động có nguồn gốc từ phương tiện vận chuyển, rò rỉ thiết bị, làm sạch bằng dung môi, hoạt động của hệ thống xử
lý nước thải và các kho chứa vải thành phẩm Bảng 1.2 đưa ra danh sách các nguồn phát sinh khí thải cùng các chất ô nhiễm đáng quan tâm của ngành dệt may
Bảng 1.2: Nguồn phát sinh khí thải và chất ô nhiễm đáng quan tâm của ngành dệt
Công đoạn Các nguồn phát thải Các chất ô nhiễm
Sản xuất năng
lượng
Phát thải từ lò hơi Các hạt lơ lửng, oxit nitơ (NOx),
dioxit lưu huỳnh (SO2)
chứa hàng hoá và hoá chất
và loại hình gia công hàng dệt, bản chất của chất thải và hiệu suất sử dụng thiết bị
1.3.2 Vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất may trang phục
1.3.2.1 Ảnh hưởng đến môi trường không khí
* Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất:
Trong quá trình sản xuất may trang phục, bụi phát sinh từ công đoạn cắt, may, vắt xổ, vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm Bụi chủ yếu là loại bụi vải, bụi chỉ và bụi bông Lượng bụi tổng phát sinh này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô
Trang 15công suất sản xuất nhưng đều vượt tiêu chuẩn giới hạn cho phép về bụi của Bộ Y tế (Quyết định số 3733/BYT quy định lượng bụi phát sinh tối đa là 8 mg/m3)
* Khí thải: Ô nhiễm bụi, khí thải phát sinh từ nhiều hoạt động trong quá trình sản xuất may trang phục như: từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm bằng phương tiện vận chuyển sử dụng nhiên liệu dầu, khí thải từ lò hơi đốt than hoặc dầu Đặc điểm của khí thải là chứa các chất ô nhiễm không khí như NOx, CO,
CO2, SO2, CxHy Bụi và khí thải có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh
1.3.2.2 Ảnh hưởng đến môi trường nước
Đặc điểm chung của nước thải tại các công ty may trang phục là nước thải sản xuất phát sinh tại khâu giặt thành phẩm và nước thải sinh hoạt Nước thải sản xuất chứa hóa chất giặt (xà phòng) và chất làm mềm vải Đặc trưng nước thải giặt là
pH cao, chứa nhiều chất giặt tẩy, sợi vải lơ lửng, độ màu, độ đục, tổng chất rắn và hàm lượng chất hữu cơ cao Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và gây hại đến sức khỏe của con người cũng như sinh vật
1.3.2.3 Chất thải rắn
Các loại chất thải rắn chủ yếu phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: vải vụn thải từ quá trình cắt vải, chỉ bỏ, chỉ rối, lõi cuộn chỉ, cúc, ruy băng hỏng, từ quy trình đóng gói sản phẩm, nhập nguyên liệu, xỉ than phát sinh từ lò hơi đốt than, bùn cặn từ hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn sinh hoạt Đây là các chất thải rắn thông thường có khả năng tái chế cao (vải vụn, lõi cuộn chỉ, bìa catton, nilon, giấy, )
1.3.3 Hoạt động SXSH trong ngành dệt may
Tại Việt Nam, SXSH được biết đến từ năm 1998, dưới sự hỗ trợ của UNIDO
và UNEP, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam đã được thành lập Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, ngày 22/9/1999 Bộ Trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ký vào Tuyên ngôn quốc tế về SXSH, thể hiện cam kết của Chính phủ trong việc phát triển đất nước theo hướng bền vững Theo báo cáo của Tổng cục Bảo vệ Môi trường, trong cả nước có hơn 30.000 doanh nghiệp hoạt động
Trang 16trong các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: sản xuất hóa chất
và chất tẩy rửa, sản xuất giấy, dệt nhuộm, thực phẩm, thuộc da, luyện kim, may trang phục,… đã được thông báo về Chương trình SXSH, nhưng đến nay số lượng các doanh nghiệp tham gia SXSH chỉ khoảng 200 doanh nghiệp tại 35 tỉnh, thành phố, con số này còn quá nhỏ so với số doanh nghiệp sản xuất đang hoạt động trên
cả nước
Đối với ngành công nghiệp dệt may, ban đầu việc áp dụng SXSH chỉ tập trung chủ yếu vào các công ty dệt nhuộm lớn Tuy nhiên, việc áp dụng SXSH tại các doanh nghiệp dệt nhuộm cũng rất khác nhau, có doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức đánh giá sơ bộ, hoặc 2–3 năm sau mới thực hiện các giải pháp đã đề xuất, có doanh nghiệp đã đánh giá chi tiết và thực hiện được nhiều giải pháp SXSH như Nhà máy dệt 8/3, Nhà máy dệt Vĩnh Phú, Đến năm 2000, SXSH mới được các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ quan tâm Các công ty may trang phục như Công ty may Thăng Long, Công ty may Chiến Thắng, Công ty may Nam Định thì “bắt đầu” hoạt động SXSH muộn hơn, chủ yếu tập trung vào các công đoạn sử dụng nhiều năng lượng như: công đoạn giặt là, khu vực sản xuất hơi, phân phối và tiêu hơi, hệ thống làm mát, hệ thống điện chiếu sáng, các động cơ điện, động cơ máy may,
Do ngành dệt may có đặc điểm là sử dụng rất nhiều nguồn tài nguyên như nước, nhiên liệu, thuốc nhuộm và các loại hoá chất, kết hợp với hiệu suất quá trình ở mức thấp, lãng phí rất lớn các nguồn tài nguyên Đồng thời, do những thách thức lớn nảy sinh từ quá trình toàn cầu hoá thương mại và tự do hoá nhập khẩu, sự cạnh tranh trong ngành dệt may đang ngày càng tăng Hiện nay, sự tăng trưởng và tồn tại của các công ty ngành dệt may phụ thuộc rất nhiều vào việc làm sao để chi phí sản xuất phải nhỏ nhất Do các nguyên liệu, hoá chất và năng lượng chiếm hơn 70% tổng chi phí sản xuất trong ngành dệt may, nên việc giảm mức sử dụng các đầu vào này giữ vai trò quan trọng Chính vì vậy, giải pháp SXSH như là một giải pháp tối ưu do SXSH bên cạnh việc nâng cao hiệu quả sản xuất, còn giúp giảm chi phí sản xuất và giảm tải lượng ô nhiễm môi trường, nâng cao hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp
Trang 17CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
2.1 Khái niệm về Sản xuất sạch hơn
2.1.1 Khái niệm
Theo Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP, 1994), sản xuất sạch hơn (SXSH) là việc áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường Như vậy, SXSH chính
là cách tiếp cận có tính sáng tạo đối với sản phẩm và quá trình sản xuất Cụ thể:
- Đối với quy trình sản xuất: SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên vật liệu thô và năng lượng, loại bỏ nguyên liệu thô độc hại và giảm số lượng, độc tính của các chất phát sinh và chất thải
- Đối với việc thiết kế và phát triển sản phẩm: SXSH bao gồm việc làm giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong một chu trình sống của một sản phẩm, từ khâu tuyển chọn nguyên liệu thô đến khâu loại bỏ cuối cùng
- Đối với dịch vụ: SXSH là kết hợp những lợi ích về môi trường vào thiết kế
và cung cấp, phát triển dịch vụ
Có thể nói SXSH là công cụ giúp doanh nghiệp tìm ra phương thức sử dụng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng và nước một cách tối ưu, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, phế thải và ô nhiễm môi trường Bằng cách khảo sát quy trình sản xuất một cách hệ thống, từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra, SXSH có thể giúp những giải pháp tiết kiệm rất thực tế để từ đó tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường
2.1.2 Một số thuật ngữ liên quan đến SXSH
SXSH đề cập đến thay đổi thái độ quan điểm, áp dụng các bí quyết và cải tiến quy trình sản xuất cũng như cải tiến sản phẩm Sau đây là một số khái niệm hoặc thuật ngữ có liên quan đến SXSH.[3]
Công nghệ sạch (Clean technology) là biện pháp kỹ thuật được các ngành
công nghiệp áp dụng để giảm thiểu hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô
Trang 18nhiễm tại nguồn và tiết kiệm được nguyên liệu, năng lượng (Theo định nghĩa của OCED, 1987)
Công nghệ tốt nhất hiện có (Best Available Technology – BAT là công nghệ
sản xuất có hiệu quả nhất hiện có trong việc bảo vệ môi trường nói chung, có khả năng triển khai trong các điều kiện thực tiễn về kinh tế, kỹ thuật, có quan tâm đến
chi phí trong việc nghiên cứu, phát triển và triển khai (Theo định nghĩa của UNIDO, 1992)
Hiệu quả sinh thái ( Eco-eficiency) là sự phân phối hàng hóa và dịch vụ có
giá cả rẻ hơn trong khi giảm được nguyên liệu, năng lượng và các tác động đến môi
trường trong suốt cả quá trình của sản phẩm và dịch vụ (Theo định nghĩa của WBCSD, 1992)
Phòng ngừa ô nhiễm (Pollution prevention - PP) hai thuật ngữ SXSH và
phòng ngừa ô nhiễm thường được sử dụng thay thế nhau Chúng chỉ khác nhau về mặt địa lý Thuật ngữ PP được sử dụng ở Bắc Mỹ trong khi SXSH được sử dụng ở các khu vực còn lại trên thế giới
Giảm thiểu chất thải (Waste minimisation) là tập chung vào việc tái chế rác
thải và các phương tiện khác để giảm thiểu lượng rác bằng việc áp dụng nguyên tắc
3P (Polluter Pay Principle) và 3R (Reduction, Reuse, Recycle) (Theo khái niệm của Cục Bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ (US EPA), 1988)
2.2 Lịch sử thực hiện đánh giá SXSH
Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy việc áp dụng SXSH có thể giảm được 30% tải lượng ô nhiễm Ngày nay SXSH đã được áp dụng thành công ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hòa Séc, Meehico, Việt Nam
và đang được công nhận là một các tiếp cận chủ động, toàn điện trong môi trường quản lý công nghiệp Đầu tư cho các biện pháp SXSH thường có thời hạn hoàn vốn ngắn, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất, cho phép các ngành công nghiệp xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường Tiềm năng về các khoản tiết kiệm liên quan đến SXSH là rất cao đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất trong các ngành công nghiệp như: hóa chất, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm,
Trang 19được phẩm, xi măng, dệt may, Tuy nhiên, các tiềm năng này thay đổi tùy theo hiện trạng và quy mô sản xuất của từng doanh nghiệp
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã xây dựng các hướng hoạt động về SXSH trên cơ sở chương trình hợp tác với UNEP về “Công nghệ và môi trường” được khởi xướng từ năm 1990 Để đẩy mạnh áp dụng chiến lược phát triển bền vững, Hội đồng doanh nghiệp thế giới (WBCSD) đã thành lập các tổ công tác
đề cập đến các vấn đề xây dựng chính sách, quản lý môi trường (hiệu suất sinh thái, đánh giá về môi trường) tháng 6/1997 Hội nghị Bộ trưởng các nước trong Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã chấp nhận chiến lược SXSH
và đưa vào thực hiện trong chương trình làm việc của tất cả các tổ công tác
Tại Việt Nam, từ năm 1995 đến nay kỹ thuật đánh giá sản xuất sạch đã được giới thiệu trong các dự án trình diễn tại một số cơ sở công nghiệp ngành dệt may, giấy, chế biến thực phẩm và hóa chất do các tổ chức quốc tế tài trợ Kết quả trình diễn của dự án “Giảm ô nhiễm công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh” của UNIDO-SIDA trong thời gian 1997-1999 và dự án “Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam” của UNIDO-SECO giai đoạn 1, 1998-2000 là rất khả quan
Từ góc độ môi trường, việc giảm tiêu thụ nhiên, nguyên vật liệu đã dẫn đến giảm 15-20% nước thải với tải lượng hữu cơ giảm cao nhất 30%, lượng khí thải nhà kính (khí CO2) phát sinh giảm 5-35% và các hóa chất, chất thải rắn giảm đáng kể Các kết quả cụ thể cho các giải pháp SXSH đang áp dụng thực hiện tại các doanh nghiệp vẫn đang được tiếp tục tổng kết
2.3 Phương pháp luận đánh giá SXSH
Để áp dụng được SXSH cần phân tích chi tiết về trình tự vận hành của quá trình sản xuất cũng như thiết bị sản xuất hay còn gọi là đánh giá về SXSH (Cleaner Production Assessment – CPA) Đánh giá SXSH là một công cụ hệ thống có thể giúp nhận ra việc sử dụng nguyên liệu không hiệu quả, việc quản lý chất thải kém
và rủi ro về bệnh nghề nghiệp bằng cách tập trung chú ý vào các khía cạnh môi trường và các tác động của các quá trình sản xuất công nghiệp
Đã có nhiều cẩm nang hướng dẫn đánh giá SXSH với các mức độ chi tiết khác nhau được đề xuất và áp dụng bởi các tổ chức quốc tế, quốc gia và cơ sở
Trang 20nghiên cứu như: Đánh giá cơ hội giảm thiểu chất thải, hướng dẫn phòng ngừa ô nhiễm, tài liệu hướng dẫn của Trung tâm Quốc gia SXSH – Cẩm nang đánh giá SXSH, cẩm nang PREPARE cho phòng ngừa chất thải và phát thải, cẩm nang kiểm toán và giảm thiểu các chất thải và phát thải công nghiệp, quy trình kiểm toán chất thải DESIRE Tuy nhiên, tất cả đều có chung ý nghĩa: đó là “con đường” để đến SXSH; ý tưởng và khái niệm cơ bản là hầu như giống nhau
Năm 1993, Ủy ban Năng suất quốc gia Ấn Độ (PPC) thực hiện dự án DESIRE (trình diễn giảm năng lượng chất thải tại các ngành công nghiệp nhỏ) và
đã được áp dụng rộng rãi, đây là quy trình thực hiện rõ ràng các bước, chi phí thực hiện không lớn, áp dụng cho đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đã được
áp dụng phổ biến để đánh giá SXSH cho các ngành công nghiệp ở Việt Nam
Quy trình đánh giá SXSH theo phương pháp luận DESIRE[2] là một quy trình liên tục bao gồm 6 bước và 18 nhiệm vụ, được trình bày trong hình 2.1:
Hình 2.1: Sơ đồ các bước thực hiện SXSH Bước 1: Khởi động, gồm 3 nhiệm vụ:
Trang 21- Xác định và lựa chọn các công đoạn gây lãng phí
Bước 2: Phân tích các công đoạn sản xuất, gồm 4 nhiệm vụ:
- Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình sản xuất;
- Lập cân bằng vật liệu và năng lượng;
- Tính toán chi phí theo dòng thải;
- Phân tích nguyên nhân gây dòng thải
Bước 3: Đề xuất các cơ hội (giải pháp) SXSH
Dựa trên kết quả đã làm ở các bước trước, bước này sẽ phát triển liệt kê và
mô tả các cơ hội, giải pháp SXSH có thể làm được, bao gồm 2 nhiệm vụ:
- Xây dựng các cơ hội SXSH;
- Lựa chọn các cơ hội có khả năng cao nhất
Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH, gồm 4 nhiệm vụ:
- Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật;
- Đánh giá tính khả thi về kinh tế;
- Đánh giá tính khả thi về môi trường;
- Lựa chọn giải pháp để thực hiện
Bước 5: Thực hiện các giải pháp, gồm 3 bước:
- Chuẩn bị thực hiện;
- Thực hiện các giải pháp SXSH tại bước 4;
- Quan trắc và đánh giá kết quả
Bước 6: Duy trì SXSH, gồm 2 nhiệm vụ:
Trang 22- Nhóm giảm chất thải tại nguồn;
- Nhóm tuần hoàn (tái sinh chất thải), và
- Nhóm cải tiến sản phẩm
Mỗi nhóm kỹ thuật trên có thể được chia thành các nhóm nhỏ và trong mỗi nhóm nhỏ có nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau Một cách tổng quát có thể mô tả các kỹ thuật SXSH bằng hình 2.2 như sau:
Hình 2.2: Phân loại các kỹ thuật thực hiện SXSH
2.4.1 Giảm chất thải tại nguồn
Quản lý nội vi: Là một loại giải pháp đơn thuần nhất của SXSH Quản lý nội
vi không đòi hỏi chi phí đầu tư hoặc chi phí đầu tư rất thấp và có thể thực hiện ngay
sau khi xác định được các giải pháp
PHÂN LOẠI CÁC KỸ THUẬT SXSH
Quản lý nội vi
Kiểm soát quá trình tốt
Thay đổi nguyên liệu
Cải tiết thiết bị
Công nghệ sản xuất mới
Tận thu, tái sử dụng tại chỗ
Trang 23Kiểm soát quá trình tốt: Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hóa
về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ,… cần được giám sát và
duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt
Thay đổi nguyên liệu: Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng
các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường Thay đổi nguyên liệu còn có thể là
việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt dược hiệu suất sử dụng cao hơn
Cải tiến thiết bị: Là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn
Việc cải tiến các thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng hay lạnh, hoặc thiết kế cải tiến các bộ phận cần
thiết trong thiết bị
Công nghệ sản xuất mới: Là việc lắp đặt các thiết bị mới có hiệu quả hơn,
giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp SXSH khác Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp
SXSH khác
2.4.2 Tuần hoàn
Tận thu, tái sử dụng tại chỗ: Là việc thu gom chất thải, phân loại và sử dụng
lại cho quá trình sản xuất
Tạo ra các sản phẩm phụ: Là việc thu gom và xử lý các dòng thải để có thể
trở thành một sản phẩm mới hoặc để bán cho các cơ sở sản xuất khác
2.4.3 Cải tiến sản phẩm
Thay đổi sản phẩm: Là việc cải thiện và các yêu cầu đối với sản phẩm đó để
làm giảm ô nhiễm môi trường Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể tiết kiệm được lượng nguyên liệu và hóa chất độc hại sử dụng
Thay đổi bao bì: Là việc giảm thiểu lượng bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ
được sản phẩm
2.5 Lợi ích khi áp dụng SXSH
SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các doanh nghiệp không kể lớn hay nhỏ Đầu
tư cho quy trình kiểm soát ô nhiễm và đầu tư thực hiện SXSH ban đầu có thể là tương tự nhau, nhưng thời gian trôi qua thì chi phí kiểm soát ô nhiễm tiếp tục tăng
Trang 24lên trong khi chi phí thực hiện SXSH giảm Khi các giải pháp SXSH và kiểm soát ô nhiễm cùng giải quyết những vấn đề môi trường như nhau được đem ra đánh giá, so sánh thì giải pháp SXSH thường ít tốn kém hơn vì chi phí nguyên vật liệu thô, năng lượng, kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải và những yêu cầu khác giảm đi Lợi ích từ hiệu quả môi trường có thể được hiểu thành các cơ hội thị trường cho những sản phẩm “xanh” hơn Thực hiện SXSH là biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận, cải thiện môi trường làm việc và giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau:
Giảm chi phí sản xuất: SXSH làm giảm việc sử dụng lãng phí nguyên vật
liệu, năng lượng trong quy trình sản xuất, thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả hơn Ngoài ra, khi áp dụng SXSH còn có nhiều khả năng thu hồi và tái tạo, tái sử dụng các phế phẩm, tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào và chi phí xử lý
Giảm chi phí xử lý chất thải: SXSH sẽ làm giảm khối lượng nguyên vật liệu
thất thoát vào dòng thải và ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn, do đó sẽ làm giảm khối lượng và mức độ độc hại của chất thải cuối đường ống Vì vậy, chi phí liên quan đến xử lý chất thải giảm và chất lượng môi trường của doanh nghiệp được cải thiện
Cơ hội thị trường mới được cải thiện: Nhận thức về các vấn đề môi trường
của người tiêu dùng ngày càng cao, tạo nên nhu cầu về các sản phẩm “xanh” trên thị trường quốc tế Điều này mở ra một cơ hội thị trường mới và sản xuất ra sản phẩm
có chất lượng cao với giá thành cạnh tranh hơn nếu tập trung nỗ lực vào SXSH SXSH sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, chứng chỉ ISO 14001 mở ra thị trường mới và khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu tốt hơn
Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp: Doanh nghiệp áp dụng SXSH sẽ được
khách hàng nhìn nhận và thiện cảm hơn vì đã quan tâm đến vấn đề môi trường
Tiếp cận các nguồn tài chính tốt hơn: Các dự án đầu tư cho SXSH bao gồm
các thông tin về tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường Đây là cơ sở cho việc tiếp nhận các hỗ trợ của ngân hàng hoặc các quỹ môi trường
Trang 25Môi trường làm việc tốt hơn: Bên cạnh các lợi ích về kinh tế và môi trường
thì SXSH còn cải thiện các vấn đề về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên Các điều kiện làm việc thuận lợi làm tăng ý thức và thúc đẩy nhân viên quan tâm kiểm soát chất thải, tránh lãng phí gây ô nhiễm làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất
Tuân thủ các quy định về bảo về môi trường tốt hơn: Thực hiện và duy trì
SXSH sẽ dễ dàng đáp ứng và thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường, thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đã ban hành còn hiệu lực
Trang 26CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI
TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN 3.1 Giới thiệu về Tổng công ty may Hưng Yên
- Tên: Tổng công ty may Hưng Yên
- Trụ sở chính: Số 8, đường Bạch Đằng, phường Minh Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
- Giấy phép kinh doanh số 0900108038 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 14/12/2012 (Đăng ký thay đổi lần 7)
- Ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính gồm: Sản xuất sản phẩm dệt may các loại; dịch vụ đào tạo cắt may công nghiệp ngắn hạn,…
Tổng công ty may Hưng Yên là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Hiện nay, Tổng công ty có các sản phẩm chủ yếu là các loại quần áo như: Áo jacket; quần âu, áo sơ mi Đến nay, Tổng công ty trở thành một đơn vị may mặc lớn nhất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên với 5 phòng ban nghiệp
vụ và 3 xí nghiệp, tạo việc làm ổn định cho hơn 2.000 lao động; năng lực sản xuất 3,035 triệu sản phẩm/năm
Tổng công ty được tổ chức theo cơ cấu chức năng gồm: Hội đồng quản trị sẽ giám sát điều hành đường lối phát triển Tổng công ty Ban giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chung cho mọi hoạt động của Tổng công ty Trong Ban lãnh đạo Tổng công ty gồm có: Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân có quyền điều hành cao nhất mọi hoạt động của Tổng công ty; Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất là người được Tổng giám đốc ủy quyền trực tiếp chỉ đạo và điều hành công tác sản xuất, công tác an toàn lao động, thi đua khen thưởng và hành chính đời sống; giám đốc điều hành phụ trách kế hoạch–xuất nhập khẩu (KH-XNK) là người được Tổng giám đốc ủy quyền trực tiếp chỉ đạo công tác kế hoạch sản xuất và khâu KH-XNK; giám đốc điều hành phụ trách chất lượng Các phòng ban trong Tổng công ty gồm có: phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế toán, phòng Kế hoạch Xuất nhập khẩu, phòng Kỹ thuật, phòng KCS và 02 Xí nghiệp may và 1 xí nghiệp cắt
Trang 273.2 Hiện trạng sản xuất của Tổng công ty may Hưng Yên
3.2.1 Công nghệ sản xuất
Do Tổng công ty may Hưng Yên chỉ may trang phục nên quy trình công nghệ sản xuất của Tổng công ty chủ yếu là gia công may xuất khẩu theo đơn đặt hàng và mua nguyên phụ liệu về sản xuất các sản phẩm trang phục để bán ở thị trường trong nước Quy trình sản xuất của Tổng công ty như sau (hình 3.1):
Hình 3.1: Sơ đồ chi tiết qui trình sản xuất của Tổng công ty may Hưng Yên
Kiểm tra vải
Trang 283.2.2 Chế độ vận hành và tình hình sản xuất
Tổng công ty may Hưng Yên gồm có 02 xí nghiệp may, 01 xí nghiệp cắt và khối văn phòng hành chính (phòng Tổ chức Hành chính, phòng Kế toán, phòng Kế hoạch Xuất nhập khẩu, phòng Kỹ thuật, phòng KCS)
* Tình hình sản xuất hiện nay như sau:
Số lượng nhân công: 2.150 người
Bảng 3.1 Danh mục các nguyên liệu chính cho quy trình sản xuất may áo
Jacket và quần âu, áo sơ mi tại Tổng công ty may Hưng Yên
13 Chốt chặn, dải trang trí, ozê và đệm chiếc 1.272.107
Trang 293.2.4 Tình hình sử dụng năng lượng
Năng lượng được sử dụng chủ yếu tại Tổng công ty may Hưng Yên là điện
và than Điện được sử dụng để chạy các loại động cơ điện, các động cơ máy may và dùng trong chiếu sáng, thông gió, điều hòa không khí, Than đá antraxit Quảng Ninh được sử dụng cho việc đốt lò hơi cấp nhiệt cho công đoạn là quần áo và bếp
Năm 2013, Tổng công ty may Hưng Yên đã tiêu thụ gần 2,31 triệu kWh điện
và sử dụng hết 1.098,52 tấn than
Vấn đề duy tu bảo dưỡng được Tổng công ty quan tâm coi trọng Tổng công
ty có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng cho từng thiết bị công nghệ trong các phân xưởng Việc bảo trì bảo dưỡng này được Tổng công ty giao tránh nhiệm cho phòng
Kỹ thuật
3.2.4.1.Hệ thống điện
Nguồn cung cấp: được lấy từ lưới điện quốc gia qua trạm biến áp hạ áp
560kVA – 22/0,4 kV của Tổng công ty
Hiện tại, Tổng công ty đã lắp đặt công tơ điện ba giá tại các trạm biến áp và trang bị hệ thống tụ bù đặt tại trạm biến áp, hệ số cosφ sau khi bù khoảng 0,85- 0,92 đảm bảo yêu cầu
3.2.4.2 Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng của Tổng công ty tương đối lớn So với tổng lượng điện tiêu thụ thì hệ thống chiếu sáng chiếm tỷ trọng khá cao Thống kê chi tiết về các thiết bị chiếu sáng được trình bày trong bảng 3.2:
Bảng 3.2: Hệ thống chiếu sáng tại xí nghiệp may của Tổng công ty
lượng
Tổng công suất (kW)
Số giờ thắp sáng (giờ)
Điều khiển (tay/tự động)
2 Đèn huỳnh quang T10, công suất
3 Đèn huỳnh quang T5, công suất 960 26,88 10 tay
Trang 3028 W, dài 1,2m (loại điện tử)
(Nguồn: Số liệu khảo sát tại Tổng công ty may Hưng Yên, năm 2013)
Theo bảng thống kê 3.2, hệ thống chiếu sáng ở Tổng công ty chủ yếu là các đèn huỳnh quang T10 công suất 40 W chấn lưu sắt từ, đèn T5 công suất 28 W chấn lưu điện tử và các đèn cao áp thủy ngân Các loại đèn T10, đèn cao áp thủy ngân có hiệu suất chiếu sáng thấp chiếm tỷ lệ rất cao gây lãng phí năng lượng
Hình 3.2: Hiện trạng hệ thống chiếu sáng tại các Xí nghiệp may
3.2.4.3 Hệ thống làm mát không khí
Tổng công ty không có hệ thống lạnh và điều hòa không khí tập trung trong các xưởng sản xuất, chỉ có các loại quạt gió làm mát Ngoài ra còn có hệ thống các thiết bị làm mát không khí bằng nước được lắp tại các nhà xưởng may Hệ thống này chủ yếu hoạt động vào mùa hè Kết quả thống kê chi tiết các loại quạt gió làm mát được dùng trong Tổng công ty được trình bày ở bảng 3.3:
Bảng 3.3: Các thiết bị làm mát trong nhà xưởng công ty
(Nguồn: Số liệu khảo sát tại Tổng công ty may Hưng Yên, năm 2013)
Hệ thống quạt thông gió công nghiệp trong nhà xưởng được bố trí ở hai đầu
hồi của nhà xưởng (xem hình 3.3)
Trang 31Hình 3.3: Hệ thống thiết bị làm mát tại xí nghiệp may bằng nước
3.2.4.4 Hệ thống khí nén
Trước đây, Tổng công ty có nhiều máy nén khí loại nhỏ để sản xuất khí nén phục vụ nhu cầu sử dụng tại các Xí nghiệp Hiện tại các máy nén khí này đã được thay thế bằng 1 máy nén khí trục vít công suất 37 kW cung cấp khí nén trung cho toàn Tổng công ty Máy nén khí đang hoạt động ở áp suất khoảng 0,7 0,8 MPa Tổng công ty sử dụng khí nén ở nhiều cấp áp suất khác nhau Máy nén khí này thường hoạt động ở chế độ đầy tải và không trang bị biến tần
KhÝ trêi ->
M¸y nÐn khÝ 37 Kw
B×nh chøa 1.5 m3
M¸y sÊy khÝ
Sö dông
Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống máy nén khí
Hình 3.5: Hiện trạng máy nén khí đang hoạt động tại Tổng công ty
3.2.4.5 Thiết bị điện trong dây chuyền sản xuất
Trang 32Thống kê chi tiết về các thiết bị động cơ chuyên dùng trong Tổng công ty được trình bày ở bảng 3.4:
Bảng 3.4: Hệ thống các thiết bị điện trong dây chuyển sản xuất
TT Tên thiết bị Số lượng Công suất
bình quân,W
Thời gian vận
hành, h/ngày
Tình trạng hoạt động
Trang 333.2.4.6 Hệ thống cấp nhiệt
Hệ thống cấp nhiệt của Tổng công ty có nhiệm vụ cấp hơi bão hòa cho các bàn
là hơi tại các Xí nghiệp may và nhà bếp Việc cấp nhiệt được đảm bảo bởi 02 nồi hơi đốt than công suất 2 tấn/h, 2 nồi hơi này luân phiên hoạt động (01 nồi hơi hoạt động, 01 nồi hơi dự phòng)
Hình 3.7: Hiện trạng nồi hơi đang hoạt động tại Tổng công ty
Hệ thống cấp hơi: Có đồng hồ đo áp suất hơi ở khu vực nồi hơi và nơi tiêu thụ hơi, chưa có đồng hồ đo lưu lượng hơi
Năm 2013, Tổng công ty đã tiêu thụ hết 1098,52 tấn than
3.2.5 Sản phẩm chính của Tổng công ty may Hưng Yên
Sản phẩm chính của Tổng công ty là áo Jacket, quần âu, áo sơ mi Dưới đây
là kết quả hoạt động sản xuất của Tổng công ty trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm
2014 được nêu trong bảng 3.5:
Bảng 3.5: Sản lượng sản phẩm trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Trang 343.2.6 Dòng thải
Các dòng thải của Tổng công ty may Hưng Yên bao gồm:
- Nước thải, chủ yếu là nước thải sinh hoạt của nhân viên trong Tổng công ty may Hưng Yên Nước thải có chất rắn lơ lửng, BOD, COD cao Hiện nước thải của công ty đã được xử lý qua hệ thống bể phốt 3 ngăn và qua hệ thống xử lý nước thải công suất 200 m3/ngày, sau đó thải trực tiếp ra môi trường