1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Nghiên cứu áp dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) để đánh giá chất lượng nước

91 511 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

* Ƣu điểm và hạn chế của WQI Việc sử dụng WQI có nhiều ưu điểm [10]: – WQI cho phép giảm một lượng lớn các thông số vật lý, hóa học, vi sinh xuống còn một con số đơn giản theo một phương

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Chất lượng nước và nhu cầu đánh giá chất lượng nước 3

1.2 Giới thiệu về chỉ số chất lượng nước 4

1.2.1 Khái niệm về WQI 4

1.2.2 Phương pháp chung để xây dựng một mô hình tính WQI 6

1.2.3 Chỉ số chất lượng nước của Bhargava (Bhargava – WQI) 8

1.2.4 Chỉ số chất lượng nước của Bhargava cải tiến (Bhargava – WQIB cải tiến) 10 1.2.5 Chỉ số chất lượng nước do TCMT Việt Nam ban hành (WQIVN) 13

1.2.6 Đánh giá chất lượng nước theo WQI 15

1.2.7 Kinh nghiệm xây dựng WQI của một số quốc gia trên Thế giới 15

1.2.8 Tình hình nghiên cứu và kết quả đạt được về xây dựng WQI ở Việt Nam 16

1.3 Đặc điểm môi trường tự nhiên – kinh tế xã hội của khu vực sông La 20

1.3.1 Đặc điểm môi trường tự nhiên 20

1.3.2 Đặc điểm môi trường xã hội 25

1.4 Giới thiệu chung về sông La 30

1.4.1 Vai trò của sông La 30

1.4.2 Một số nguồn thải tác động lên sông La 31

1.4.3 Hoạt động giám sát chất lượng nước sông La 33

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 Đối tượng nghiên cứu, địa điểm, thời gian nghiên cứu 34

2.2 Nội dung nghiên cứu 35

2.3 Phương pháp nghiên cứu 36

Trang 2

2.3.1 Chuẩn bị mẫu 36

2.3.2 Phương pháp đo/phân tích các thông số CLN 37

2.3.3 Phương pháp tính toán WQI 38

2.3.4 Phương pháp đánh giá và phân loại CLN 41

2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm 41

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42

3.1 Đánh giá biến động CLN sông La dựa vào các thông số riêng biệt 42

3.1.1 Nhiệt độ 43

3.1.2 Độ dẫn điện (EC) 43

3.1.3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) và độ đục 44

3.1.4 pH 46

3.1.5 Các chất hữu cơ (BOD5 và COD) và oxi hòa tan (DO) 47

3.1.6 Chất dinh dưỡng (N-NO3, N-NH4 và P-PO4) 49

3.1.7 Tổng coliform 53

3.2 Đánh giá chất lượng sông dựa vào WQI 53

3.3 Áp dụng mô hình Bhargava – WQI cải tiến để đánh giá CLN sông La 59

3.4 Diễn biến CLN tại điểm M3 - cầu Thọ Tường từ năm 2011-2014 61

3.5 Phân vùng CLN sông La 63

3.6 Xây dựng bản đồ hiện trạng chất lượng nước sôngLa 64

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

PHỤ LỤC

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Nhu cầu oxy sinh hóa BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nhu cầu oxy hóa học

QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam

QLTN&MT : Quản lý Tài nguyên và môi trường

TC

TSS

: :

Tổng Coliform Total Suspended Solid Tổng chất rắn lơ lửng TCMT : Tổng Cục môi trường

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TNMT : Tài nguyên Môi trường

UBND : Ủy ban nhân dân

WQI : Water Quality Index

Chỉ số chất lượng nước YTGH : Yếu tố giới hạn

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 So sánh ưu điểm và hạn chế của PP WQI và PP đánh giá theo tiêu chuẩn

truyền thống đối với CLN [11] 6

Bảng 1.2 Các công thức tính WQI tổng quát 7

Bảng 1.3 Các thông số CLN lựa chọn cho các mục đích sử dụng khác nhau [12] 8

Bảng 1.4 Bảng phân loại chất lượng nước theo chỉ số WQI 14

Bảng 1.5 Phân loại CLN theo WQI [9], [12] 15

Bảng 1.6 Trọng số của các thông số chất lượng nước 18

Bảng 1.7 Thang màu chất lượng nước theo WQI 19

Bảng 1.8 Bảng quy định mức hướng dẫn [9] 20

Bảng 1.9 Bảng mức đánh giá CLN theo WQI 20

Bảng 1.10 Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2009 – 2013 huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh 26

Bảng 1.11 Một số đặc điểm của sông La [7] 31

Bảng 2.1 Mô tả các vị trí lấy mẫu trên sông La 34

Bảng 2.2 Thời gian lấy mẫu và điều kiện thời tiết……….… 36

Bảng 2.3 Các phương đo/phân tích các thông số CLN(*) [1], [15] 37

Bảng 2.4 Bảng quy định các giá trị qi, BPi 39

Bảng 2.5 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa 40

Bảng 2.6 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH 40

Bảng 3.1 Yếu tố giới hạn đối với sự phú dưỡng [24] 52

Bảng 3.2 Tỉ số TN/TP ở 7 mặt cắt trong năm 2014 52

Bảng 3.3 Kết quả kiểm tra độ nhạy của mô hình Bhargava – WQI (WQIB ) 55

và mô hình của TCMT (WQIVN)(a) 55

Bảng 3.4 Các kết quả tính toán khi so sánh WQIB và WQIVN cho sông La 57

năm 2014 57

Bảng 3.5 WQI sông La (tháng 2 ÷ 8/2014)(*) 59

Bảng 3.6 Phân loại CLN sông La theo các mặt cắt và tháng (2014) 60

Trang 5

Bảng 3.7 Kết quả tính toán WQI tại điểm M3 từ năm 2011 đến 2014 61 Bảng 3.8 Phân vùng CLN sông La 63 Bảng 3.9 Bảng phân loại chất lượng nước theo chỉ số WQI 64

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Đồ thị hàm nhạy Fi của thông số CLN i 12

Hình 1.2 Vị trí địa lý huyện Đức Thọ và sông La (Google maps) 21

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí các mặt cắt lấy mẫu trên sông La 35

Hình 3.1 Biến động nhiệt độ theo tháng và mặt cắt (2014) 43

Hình 3.2 Biến động EC theo tháng và mặt cắt (2014) 44

Hình 3.3 Biến động TSS theo tháng và mặt cắt (2014) 45

Hình 3.4 Biến động độ đục theo tháng và mặt cắt (2014) 46

Hình 3.5 Biến động pH theo tháng và mặt cắt (2014) 46

Hình 3.6 Biến động BOD5 theo tháng và mặt cắt (2014) 47

Hình 3.7 Biến động COD theo tháng và mặt cắt (2014) 48

Hình 3.8 Biến động DO theo tháng và mặt cắt (2014) 49

Hình 3.9 Biến động N–NO3 theo tháng và mặt cắt (2014) 50

Hình 3.10 Biến động N–NH4 theo tháng và mặt cắt (2014) 50

Hình 3.11 Biến động P–PO4 theo tháng và mặt cắt (2014) 50

Hình 3.12 Biến động tổng coliform theo tháng và mặt cắt (2014) 53

Hình 3.13 Biến động WQIcủa sông La theo tháng và mặt cắt (2014) 60

Hình 3.14 Biến động CLN theo WQIB qua các năm từ 2011-2014 62

Hình 3.15 Bản đồ phân vùng CLN theo màu của sông La từ tháng 2-8/2014 65

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Quá trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam đã và đang tạo ra các áp lực tác động ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong nhiều vùng lãnh thổ Môi trường nước ở nhiều lưu vực sông ngày càng bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn thải, đặc biệt là nước thải sản xuất và sinh hoạt

Hà Tĩnh là một tỉnh ở khu vực Bắc miền Trung có vai trò chiến lược trong sự phát triển của toàn vùng Nguồn tài nguyên nước mặt lưu vực sông trong tỉnh khá phong phú Đây là một nguồn tài nguyên quý giá làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế

xã hội của tỉnh, phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất cho người dân, cung cấp nguồn lợi đa dạng sinh học Kinh tế Hà Tĩnh trong những năm gần đây đã có sự phát triển khá Sự phát triển kinh tế làm xuất hiện nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề…Bên cạnh đó sự phát triển kinh tế và đô thị hoá đã làm gia tăng dân số đáng kể Trước thực trạng trên nhu cầu sử dụng nguồn nước và lượng xả thải ngày càng tăng dẫn đến môi trường các lưu vực sông càng bị ô nhiễm và suy thoái gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và cảnh quan môi trường

Sông La là một phụ lưu của sông Lam, dài 13 km chảy qua huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Sông La là hợp lưu của hai sông Ngàn Phố (từ huyện Hương Sơn đổ về) và sông Ngàn Sâu (từ huyện Hương Khê và huyện Vũ Quang) tại bến Tam Soa (Linh Cảm, huyện Đức Thọ) Sông La hợp lưu với sông Cả (từ tỉnh Nghệ An chảy sang) tạo thành sông Lam nằm giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh Hiện nay, sông

La đang được sử dụng để cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, giao thông, nuôi trồng thủy sản [7] Song, sông La cũng là nơi tiếp nhận hầu hết các chất thải không qua xử lý từ các hoạt động trên Do vậy, việc đánh giá chất lượng nước (CLN) sông

La là rất cần thiết Tuy nhiên cho đến nay, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về chất lượng nước sông; việc phân loại và phân vùng CLN sông La cũng chưa được quan tâm nghiên cứu

Để đánh giá CLN, người ta thường dựa vào việc phân tích các thông số CLN riêng biệt, rồi so sánh từng thông số đó với giá trị giới hạn được quy định trong tiêu

Trang 8

chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế Cách làm đó khó lý giải về CLN cho cộng đồng cũng như không cho phép đánh giá một cách tổng quát CLN, không phân loại, phân vùng được CLN… và do vậy, sẽ khó khăn cho việc giám sát và quản lý CLN

Để khắc phục những vấn đề trên, đồng thời tạo ra cơ sở thuận lợi cho việc giám sát

và quản lý CLN, cần phải có một thông số mô tả tổng quát và dễ hiểu về CLN, cho

phép lượng hóa được CLN Một trong những thông số tổng quát đó là Chỉ số Chất lượng nước (Water Quality Index, viết tắt là WQI) [12]

Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về WQI ở các sông miền Trung Song chưa có một nghiên cứu nào về WQI cho sông La, tỉnh Hà Tĩnh Tháng 7/2011, Tổng cục Môi trường (TCMT) Việt Nam ban hành Quyết định số 879/QĐ-TCMT bắt buộc áp dụng trong cả nước mô hình WQI với 9 thông số để đánh giá CLN sông [9] Song, cho đến nay do chưa được tập huấn triển khai và mô hình đó không dễ áp dụng, nên Quyết định đó chưa đi vào thực tế ở đa số các tỉnh/thành phố trong cả nước Một vấn đề khác được đặt ra là mô hình WQI do TCMT Việt Nam ban hành có áp dụng phù hợp cho các sông ở nước ta không, vì mô hình đó chưa được kiểm chứng trong thực tế

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi được giao đề tài: “Nghiên cứu áp dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) để đánh giá chất lượng nước sông La, tỉnh Hà Tĩnh” trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Quản lý Tài nguyên và

Môi trường

2 Mục tiêu của đề tài

Đề tài này được thực hiện với mục đích:

- Nghiên cứu áp dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) để đánh giá chất lượng nước sông La, tỉnh Hà Tĩnh và phân vùng chất lượng nước

- Góp phần thiết lập cơ sở dữ liệu nền về CLN sông La phục vụ cho công tác quản lý và giám sát chất lượng nước sông La

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Chất lượng nước và nhu cầu đánh giá chất lượng nước

Nước là tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần thiết yếu của sự sống, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhân loại Ba phần tư diện tích bề mặt Trái Đất là nước, nhưng nước ngọt ở sông, hồ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 0,01% tổng lượng nước trên Trái Đất) Mặc dù vậy nó lại đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của con người Thế nhưng, do những hoạt động của chính mình, con người lại đang từng giờ, từng ngày hủy hoại nguồn tài nguyên vô giá ấy Bên cạnh việc sử dụng nước một cách lãng phí, con người còn thải hàng loạt các chất độc hại

ra môi trường làm cho chất lượng các nguồn nước (kể cả nguồn nước ngầm) bị suy giảm nghiêm trọng, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp và khu dân cư tập trung Trước tình hình đó, việc đánh giá CLN để từ đó có kế hoạch bảo vệ, kiểm soát và khai thác hợp lý nguồn nước đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với bất

kỳ một quốc gia nào

Để đánh giá CLN, người ta phải phân tích các thông số CLN Có nhiều cách phân chia các thông số CLN, dựa vào bản chất hoặc dựa vào nồng độ của chúng… Dựa vào bản chất của các thông số CLN, người ta thường chia các thông số CLN thành các thông số vật lý, hóa học, vi sinh như sau [10]:

– Các thông số vật lý: màu, mùi, nhiệt độ, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng

chất rắn hòa tan (TDS), độ đục (TUR), độ dẫn điện (EC)…

– Các thông số hóa học: oxi hòa tan (DO), nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxi hóa học (COD), tổng cacbon hữu cơ (TOC), độ mặn, độ cứng, pH, NO3, 2

NO, NH / NH4 3, PO34, F–, SO24, hóa chất bảo vệ thực vật (nhóm DDT, nhóm HCH, aldrine…), kim loại độc (Hg2+

, Cd2+, Pb2+…)…

– Các thông số vi sinh: tổng coliform (TC), coliform phân (FC)…

Để đánh giá CLN người ta có nhiều cách khác nhau [10]:

Trang 10

(i) Đánh giá thông qua việc so sánh các thông số CLN xác định được với các tiêu chuẩn quy định (tiêu chuẩn quốc gia hoặc khu vực hoặc quốc tế);

(ii) Mô hình hóa CLN, tức là sử dụng các mô hình toán học để mô phỏng CLN hoặc ô nhiễm nước Phương pháp này đòi hỏi rất nhiều thông số “đầu vào” bao gồm các thông số thủy văn, hóa lý… nên khá phức tạp Mặt khác, phương pháp này thường chỉ áp dụng cho một số trường hợp như dòng sông không quá phức tạp

về địa hình, thủy văn… nên ít được áp dụng trong thực tế;

(iii) Đánh giá CLN thông qua các chỉ thị sinh học Phương pháp này thường gặp nhiều khó khăn trong việc lấy các mẫu sinh học (thực vật, động vật,…) nên cũng ít được áp dụng;

(iv) Đánh giá CLN thông qua chỉ số CLN (WQI) Cách này thường được áp dụng ở nhiều nước phát triển cũng như các nước đang phát triển

1.2 Giới thiệu về chỉ số chất lượng nước

1.2.1 Khái niệm về WQI

Chỉ số Chất lượng nước (WQI) là một thông số “tổ hợp” được tính toán từ nhiều thông số CLN theo một phương pháp xác định (hay theo một công thức toán học xác định) [22] WQI thường được dùng để mô tả định lượng về CLN và được biểu diễn qua thang điểm: thông thường 0 ÷ 100, một số trường hợp khác 10 ÷ 100,

0 ÷ 1000…

* Phân loại

WQI có thể được chia thành hai loại chính [22]:

– WQI tổng quát (General Water Quality Index): mô tả CLN một cách tổng quát hay CLN cho đa mục đích sử dụng, chẳng hạn, NSF – WQI, CCME – WQI, WQI do TCMT ban hành năm 2011…

– WQI cho các mục đích riêng (Specific – Use Water Quality Index): mô tả CLN cho các mục đích sử dụng riêng, chẳng hạn, WQI cấp cho cộng đồng (PWS – Public Water Supply), WQI cho các động vật hoang dã (FAWL – Fish and Wild Life), WQI cho công nghiệp, nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt…

Trang 11

* Ƣu điểm và hạn chế của WQI

Việc sử dụng WQI có nhiều ưu điểm [10]:

– WQI cho phép giảm một lượng lớn các thông số vật lý, hóa học, vi sinh xuống còn một con số đơn giản theo một phương thức đơn giản;

– WQI cho phép lượng hóa chất lượng nước (tốt, xấu, trung bình…) theo một thang điểm liên tục và nó thể hiện tổng hòa ảnh hưởng của các thông số CLN;

– WQI không những đóng vai trò là chỉ thị của sự thay đổi CLN mà còn chỉ thị cho những thay đổi về tiềm năng sử dụng nước;

– WQI cho phép đánh giá khách quan về CLN, đồng thời cho phép so sánh CLN theo không gian, thời gian và do vậy, thuận lợi cho phân vùng và phân loại CLN;

– WQI thích hợp với việc tin học hóa, nên thuận lợi cho quản lý và thông báo cho cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách;

– WQI sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bản đồ hóa CLN thông qua việc “màu hóa” các thang điểm WQI

Ngoài những ưu điểm trên, WQI cũng có một vài điểm hạn chế như sau: – Hiệu ứng “che khuất” (Eclipsing): trong mô hình tính WQI có một hoặc một vài thông số CLN có chất lượng kém (hay tồi tệ) hoặc chất lượng tốt nhưng giá trị WQI tính được không cho thấy điều đó, nghĩa là WQI che khuất những đặc điểm đó;

– Hiệu ứng “mập mờ” (Ambiguity): trong một số trường hợp, WQI có thể không phản ánh rõ ràng về thực trạng CLN, vì có những trường hợp CLN kém, nhưng WQI lại phản ánh là tốt hoặc trung bình và ngược lại;

– Hiệu ứng “cứng nhắc” (Rigidity): trong một số mô hình WQI, số thông số CLN lựa chọn để đưa vào tính toán WQI bị cứng nhắc, chẳng hạn, đối với mô hình NSF – WQI và mô hình WQI do TCMT Việt Nam ban hành, số thông số lựa chọn

là 9 và như vậy, không thể đưa thêm các thông số lựa chọn khác vào mô hình tính WQI được Trong khi, đối với các nguồn nước khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của nó, số thông số CLN đại diện cho các nguồn nước đó có thể khác nhau, chứ không cứng nhắc như nhau;

– Thiếu sự nhất trí về cách tiếp cận chung để xây dựng mô hình WQI;

Trang 12

– WQI không bao hàm thông tin về hiệu quả kinh tế có được từ những nỗ lực cải thiện CLN

Đánh giá về các ưu điểm và hạn chế của phương pháp WQI so với phương pháp truyền thống – đánh giá bằng tiêu chuẩn cho từng thông số riêng biệt theo bảng 1.1:

Bảng 1.1 So sánh ƣu điểm và hạn chế của PP WQI và PP đánh giá theo tiêu

chuẩn truyền thống đối với CLN [11]

Khó phân loại CLN cho một mục đích cụ

thể

Cho phép phân loại CLN cho một mục đích

sử dụng nhất định Hạn chế trong việc biểu diễn CLN tổng

quát, khó phân vùng và phân loại CLN

sông, do đó khó khăn trong việc so sánh

CLN theo thời gian và không gian

Cho phép so sánh CLN theo thời gian (theo tháng, năm, theo mùa, theo sự kiện…) và không gian (đoạn sông, sông này với sông khác…)

Khó khăn cho công tác theo dõi diễn biến

CLN, đánh giá hiệu quả đầu tư để bảo vệ

nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nước

Thuận lợi hơn trong việc theo dõi và đánh giá diễn biến CLN để kịp thời có những giải pháp quản lý thích hợp và đánh giá thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả đầu tư

Khó sử dụng phổ biến, chỉ các nhà nghiên

cứu, nhà khoa học, giới chuyên môn mới

hiểu, do đó khó thông tin cho cộng đồng và

các cơ quan quản lý, nhà lãnh đạo để đề ra

các quyết định phù hợp về bảo vệ và khai

thác nguồn nước

Cho phép ước lượng hóa và có khả năng mô phỏng các tác động tổng hợp của nồng độ nhiều thành phần, trong đó đã tính đến mức

độ đóng góp quan trọng của từng thông số, do

đó đơn giản hóa và dễ hiểu Thuận lợi cho việc sử dụng phổ biến trong cộng đồng

1.2.2 Phương pháp chung để xây dựng một mô hình tính WQI

Việc xây dựng một mô hình tính WQI gồm 4 giai đoạn cơ bản [10]:

(i) Xác định các thông số CLN lựa chọn (X i )

Một số ít các thông số CLN được lựa chọn để tính WQI và có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm nguồn nước, mục đích sử dụng nước…

(ii) Xác định phần trọng lượng đóng góp của các thông số lựa chọn (w i )

Trang 13

Trọng số đóng góp thể hiện tầm quan trọng của mỗi thông số lựa chọn trong

mô hình tính WQI Tuy nhiên, cũng có một số loại WQI không tính đến trọng số

đóng góp của các thông số lựa chọn

(iii) Xác định chỉ số phụ (q i )

qi thể hiện chất lượng của thông số lựa chọn và do vậy, nó phụ thuộc vào giá trị của thông số lựa chọn Mặt khác, do các thông số lựa chọn thường có đơn vị khác nhau nên phải quy về cùng một thang điểm không có đơn vị qi thường nhận giá trị trong khoảng 0 ÷ 100 [22] hoặc 0 ÷ 1 [14] Để xác định qi, người ta phải xây dựng sự phụ thuộc giữa qi và giá trị đo xi của thông số lựa chọn (Xi) dưới dạng phương trình toán, đồ thị hàm tuyến tính hoặc phi tuyến tính qi = f(xi) hoặc bảng tra cứu

(iv) Tính các giá trị WQI theo công thức toán học xác định

Các công thức tính toán WQI có nhiều dạng khác nhau, có thể tính và không tính đến phần trọng lượng đóng góp (wi), có thể là dạng tổng (additive) hoặc dạng tích (multiplicative) hoặc dạng Solway…[22] Bảng 1.2 liệt kê một số công thức dùng để tính WQI tổng quát (tức là WQI cho đa mục đích sử dụng nước) Các công thức này là cơ sở cho sự ra đời của nhiều công thức tính WQI của các tác giả sau này

Bảng 1.2 Các công thức tính WQI tổng quát

Dạng tổng Dạng tích Dạng Solway

Không có trọng số

n i

i 1

1q

Trang 14

Ấn Độ Chỉ số CLN được Hội đồng Bộ trưởng Môi trường Canada đề nghị (CCME – WQI) và quyết định đưa vào áp dụng từ năm 2001 Tháng 7/2011, TCMT Việt Nam đã ra Quyết định số 879/QĐ-TCMT về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn tính toán WQI Dưới đây sẽ giới thiệu về Bhargava – WQI và WQI do TCMT Việt Nam ban hành

1.2.3 Chỉ số chất lượng nước của Bhargava (Bhargava – WQI) [12]

Chỉ số CLN do Bhargava xây dựng năm 1983 đã được áp dụng đầu tiên để phân vùng và phân loại CLN sông Ganga, Ấn Độ Bhargava quan tâm đến các mục đích sử dụng nước khi xây dựng chỉ số chất lượng nước Các bước xây dựng mô hình WQI theo Bhargava bao gồm:

(1) Xác định các mục đích sử dụng nước

Bước đầu tiên là xác định các mục đích sử dụng nước Các nguồn nước khác nhau ở những vùng khác nhau thì mục đích sử dụng nước có thể khác nhau Chẳng hạn, đối với sông Ganga, Bhargava phân thành 5 mục đích sử dụng: (1) tắm và bơi lội (tiếp xúc trực tiếp); (2) cấp nước sinh hoạt; (3) nông nghiệp; (4) công nghiệp; (5) nuôi cá và tiếp xúc gián tiếp

(2) Xác định các thông số CLN lựa chọn cho mỗi mục đích sử dụng nước (X i )

Các mục đích sử dụng nước khác nhau yêu cầu các thông số CLN khác nhau

và tầm quan trọng của mỗi thông số cũng khác nhau Chẳng hạn, đối với sông Ganga, các thông số CLN lựa chọn tương ứng với các mục đích sử dụng nước khác nhau được Bhargava đề nghị ở bảng 1.3

Bảng 1.3 Các thông số CLN lựa chọn cho các mục đích sử dụng khác nhau [12]

STT Mục đích sử dụng nước Các thông số lựa chọn n

1 Tắm, bơi lội Độ đục, BOD5, DO, N–amoni, coliform 5

2 Cấp nước sinh hoạt Độ đục, BOD5, DO, Cl–, coliform 5

3 Nông nghiệp TDS, Cl–, Bo, tỷ số hấp thụ natri 4

5 Nuôi cá và tiếp xúc gián tiếp Nhiệt độ, BOD5, DO, Cl– 4

Trang 15

Các thông số CLN lựa chọn được xác định dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước tương ứng với các mục đích sử dụng nước khác nhau (chẳng hạn, ở Việt Nam, tiêu chuẩn CLN sông cho mục đích cấp nước sinh hoạt thì dựa vào Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT (để cho tiện, từ đây viết tắt là QCVN 08:2008) Nói chung, các mục đích sử dụng nước có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn nước và trình độ công nghệ, kinh tế – xã hội của quốc gia, địa phương và đi kèm, các thông số CLN lựa chọn để tính WQI cũng sẽ khác nhau

(3) Xây dựng hàm nhạy cho các thông số CLN lựa chọn

“Hàm nhạy” (“sensitive function”) là đại lượng trung tâm của mô hình Bhargava và nó được sử dụng thay thế cho qi trong mô hình NSF - WQI “Hàm nhạy” mô tả chất lượng của thông số CLN lựa chọn và do vậy, mỗi Xi sẽ nhận một giá trị hàm nhạy (Fi) nằm trong khoảng 0,01 ÷ 1 Khi Fi tăng, thì chất lượng của thông số tăng và ngược lại

Theo mô hình Bhargava, “hàm nhạy” là hàm tuyến tính biểu diễn mối quan

hệ giữa Fi (tương tự như chỉ số phụ qi) với giá trị xi của thông số Xi và được dùng

để chuyển các giá trị đo (thường có đơn vị khác nhau) về cùng một thang điểm chung 0,01 ÷ 1

“Hàm nhạy” được xây dựng trên cơ sở các giá trị giới hạn quy định đối với các thông số CLN lựa chọn trong các tiêu chuẩn tương ứng cho các mục đích sử dụng nước khác nhau

(4) Tính toán chỉ số chất lượng nước

Theo mô hình Bhargava, WQI cho mỗi mục đích sử dụng nước (hay WQI cho mục đích sử dụng riêng) được tính theo công thức:

1/

n i i=1

Trong đó, Fi: giá trị hàm nhạy của thông số thứ i;

n: số thông số lựa chọn (n tùy thuộc vào mỗi mục đích sử dụng nước)

Trang 16

WQI tổng quát (hay WQI cho đa mục đích sử dụng) được tính bằng cách lấy trung bình số học các giá trị WQI của các mục đích sử dụng nước khác nhau với giả thiết: tầm quan trọng của các mục đích sử dụng nước như nhau hoặc khác nhau Nếu tầm quan trọng của các mục đích sử dụng nước khác nhau, có thể gán hệ số khác nhau cho mỗi mục đích sử dụng khi tính WQI tổng quát

1.2.4 Chỉ số chất lượng nước của Bhargava cải tiến (Bhargava – WQIB cải tiến)

Trên cơ sở mô hình gốc của Bhargava, Năm 2011, các tác giả Nguyễn Văn Hợp, Thủy Châu Tờ, Nguyễn Mạnh Hùng [25] đã cải tiến và lấy tên là mô hình Bhargava cải tiến Các tác giả [25] đã cho rằng, mô hình Bhargava cải tiến là phù hợp hơn khi phản ánh chất lượng nước các sông ở khu vực miền Trung như: sông Hương - Thừa Thiên Huế, sông Thạch Hãn - Quảng Trị, sông Kiến Giang - Quảng Bình so với mô hình gốc của Bhargava Theo Nguyễn Văn Hợp [25], mô hình gốc của Bhargava tính WQI áp dụng cho các sông chưa đại diện bởi 2 lý do: (i) đã sử dụng mô Bhargava có điều chỉnh với ít thông số lựa chọn (3 ÷ 5 thông số) để tính WQI cho các mục đích sử dụng riêng, trong khi để mô tả CLN sông cần nhiều thông số hơn; vả lại, PO43- là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm các chất dinh dưỡng lại không được đưa vào mô hình tính WQI; (ii) khi tính WQI tổng quát bằng cách lấy trung bình số học của các WQI cho cách mục đích sử dụng riêng, sẽ có một số thông số CLN lựa chọn được tính đến 2 lần như tổng coliform, một số thông số lại được tính 3 lần như BOD5, DO, độ đục, Cl-

, trong khi các thông

số như nhiệt độ, độ cứng, N-amoni… chỉ được tính một lần; rõ ràng WQI tổng quát tính được kém đại diện

Mô hình Bhargava – WQI cải tiến này như sau:

* Tính WQI theo mô hình Bhargava – WQI cải tiến

Trên cơ sở mô hình gốc Bhargava – WQI, Nguyễn Văn Hợp [25]đã cải tiến

để thu được mô hình WQI phù hợp hơn khi đánh giá CLN tổng quát (hay CLN cho

đa mục đích sử dụng) của sông như sau:

- Áp dụng công thức (1.1) để tính WQI tổng quát chứ không tính WQI cho các mục đích sử dụng riêng như mô hình gốc của Bhargava:

Trang 17

1/

n i i=1

pH, DO, TSS, EC; các biến ô nhiễm hữu cơ là BOD5, COD; các biến ô nhiễm chất dinh dưỡng là N-NO3, N-NH4 và P-PO4; biến ô nhiễm vi khuẩn phân là tổng coliform (TC)

Các đồ thị hàm nhạy Fi được xây dựng dựa vào QCVN 08:2008 quy định loại A1 (CLN đạt yêu cầu cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác)

và loại B2 (CLN đạt yêu cầu cho mục đích giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp) [2] Riêng hàm nhạy cho thông số EC được xây dựng dựa vào tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho nông nghiệp TCVN 6773 – 2000 [1] Các đồ thị hàm nhạy được nêu ở hình 1.1

Trang 18

Hình 1.1 Đồ thị hàm nhạy Fi của thông số CLN i [25]

F i

Trang 19

Các hàm nhạy Fi được xây dựng theo nguyên tắc: khi thông số CLN Xi càng lớn, tức là chất lượng nước càng kém thì Fi càng nhỏ và ngược lại Riêng thông số

DO thì khi DO càng lớn (trong khoảng 0-6 mg/l) thì chất lượng nước càng tốt và do

đó Fi càng lớn, khi DO vượt quá bão hòa ở nhiệt độ xác định thì Fi giảm xuống do tảo quang hợp mạnh sinh ra

1.2.5 Chỉ số chất lượng nước do TCMT Việt Nam ban hành (WQI VN )

Theo mô hình WQI do TCMT đề xuất tại quyết định 879/QĐ-TCMT ngày 01/7/2011, có 9 thông số CLN lựa chọn để đưa vào tính WQI, bao gồm: oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), amoni (NH4), photphat (PO4), chất rắn lơ lửng (TSS), độ đục (TUR), tổng coliform (TC), pH Trước hết, tính WQI thông số (hay chỉ số phụ của thông số - chỉ số này thể hiện chất lượng của thông số, càng lớn thì chất lượng thông số càng tốt và ngược lại) và sau đó, tính WQI tổng quát theo một công thức xác định

a Các yêu cầu đối với việc tính toán WQI

- WQI được tính toán riêng cho số liệu của từng điểm quan trắc;

- WQI thông số được tính toán cho từng thông số quan trắc Mỗi thông số sẽ xác định được một giá trị WQI cụ thể, từ đó tính toán WQI để đánh giá chất lượng nước của điểm quan trắc;

- Thang đo giá trị WQI được chia thành các khoảng nhất định Mỗi khoảng ứng với 1 mức đánh giá chất lượng nước nhất định

b.Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường nước mặt lục địa

Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường

nước bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường

nước mặt lục địa (số liệu đã qua xử lý);

Trang 20

Bước 2: Tính toán các giá trị WQI thông số theo công thức;

Bước 3: Tính toán WQI;

Bước 4: So sánh WQI với bảng các mức đánh giá chất lượng nước

c Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc

Số liệu quan trắc được thu thập phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Số liệu quan trắc sử dụng để tính WQI là số liệu của quan trắc nước mặt lục địa theo đợt đối với quan trắc định kỳ hoặc giá trị trung bình của thông số trong một khoảng thời gian xác định đối với quan trắc liên tục;

- Các thông số được sử dụng để tính WQI thường bao gồm các thông số:

DO, nhiệt độ, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH;

- Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát chất lượng số liệu

d Tính toán WQI (được trình bày cụ thể tại mục phương pháp tính WQI)

e So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá

Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:

Bảng 1.4 Bảng phân loại chất lượng nước theo chỉ số WQI

91 - 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước

biển

76 - 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng

cần các biện pháp xử lý phù hợp Xanh lá cây

51 - 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích

26 - 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích

0 - 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong

Trang 21

1.2.6 Đánh giá chất lượng nước theo WQI

Trên cơ sở WQI tính được, người ta phân loại và đánh giá CLN theo các thang điểm WQI Có nhiều cách phân loại CLN khác nhau, nhưng phổ biến là phân thành 5 loại hay 5 mức CLN đối với các WQI có thang điểm 0 ÷ 100 (bảng 1.5)

Bảng 1.5 Phân loại CLN theo WQI [9], [12]

III 51  75 51  75 Trung bình (hay tạm được)

IV 26  50 26  50 Xấu (hay dưới mức cho phép)

(a)

WQIB ở đây có thể là WQI tổng quát hoặc WQI cho các mục đích sử dụng riêng theo mô hình Bhargava

WQIVN: WQI tính theo mô hình của TCMT Việt Nam

Thang phân loại CLN đối với mô hình Bhargava trong bảng là theo đề xuất của tác giả, chứ không phải do Bhargava đề xuất, tức là khác so với mô hình gốc của Bhargava Theo mô hình gốc của Bhargava, phân loại như sau: mức I = 90  100; mức II = 65  89; mức III = 35  64; mức IV = 11  34; mức V = 0  10 [12]

1.2.7 Kinh nghiệm xây dựng WQI của một số quốc gia trên Thế giới

Mô hình WQI được đề xuất và áp dụng đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1965 -

1970 và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều bang Từ những năm 70 đến nay, trên thế giới đã có hàng trăm công trình nghiên cứu phát triển và áp dụng mô hình WQI cho quốc gia hay địa phương mình theo một trong 3 hướng:

- Áp dụng một mô hình WQI có sẵn của nước ngoài vào quốc gia/địa phương;

- Áp dụng có cải tiến một mô hình WQI có sẵn vào quốc gia/địa phương;

- Nghiên cứu phát triển một mô hình WQI mới cho quốc gia/địa phương

Trang 22

Có rất nhiều quốc gia đã đưa áp dụng WQI vào thực tiễn, cũng như có nhiều các nhà khoa học nghiên cứu về các mô hình WQI

Hoa Kỳ: WQI được xây dựng cho mỗi bang, đa số các bang tiếp cận theo

phương pháp của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ (National Sanitation Foundation - NSF) – sau đây gọi tắt là WQI-NSF

Canada: Phương pháp do Cơ quan Bảo vệ môi trường Canada (The

Canadian Council of Ministers of the Environment - CCME, 2001) xây dựng

Châu Âu: Các quốc gia ở châu Âu chủ yếu được xây dựng phát triển từ WQI

– NSF (của Hoa Kỳ), tuy nhiên mỗi Quốc gia – địa phương lựa chọn các thông s ố

và phương pháp tính chỉ số phụ riêng

Các quốc gia Malaysia, Ấn Độ phát triển từ WQI – NSF, nhưng mỗi quốc gia có thể xây dựng nhiều loại WQI cho từng mục đích sử dụng

1.2.8 Tình hình nghiên cứu và kết quả đạt được về xây dựng WQI ở Việt Nam

Cho đến nay đã có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về CLN sông dựa vào WQI Ở Việt Nam, năm 2004, Thủy Châu Tờ [10] đã nghiên cứu áp dụng có điều chỉnh mô hình WQI do Bhargava đề xuất năm 1983 để đánh giá CLN sông Hương cho các mục đích khác nhau (cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ đời sống thủy sinh…), phân vùng, phân loại CLN và xây dựng chương trình quan trắc CLN sông Hương Năm 2008, Nguyễn Văn Hợp đã áp dụng WQI để phân loại và phân vùng CLN cho 3 sông ở khu vực Bình – Trị – Thiên: sông Kiến Giang, sông Thạch Hãn và sông Hương… Trong các nghiên cứu trên, các tác giả đã cho rằng mô hình WQI của Bhargava nhạy hơn và phản ánh thực tế hơn so với mô hình WQI do Quỹ vệ sinh Mỹ đề xuất (US National Sanitation Foundation hay NSF – WQI) và chỉ số CLN do Hội đồng Bộ trưởng Môi trường Canada đề xuất (Canadian Council of Ministers of the Environment – Water Quality Index, viết tắt là CCME – WQI) Khi áp dụng có điều chỉnh mô hình WQI của Bhargava (mô hình gốc của Bhargava cho phép tính toán WQI cho các mục đích sử dụng riêng như: cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp… với số thông số CLN lựa chọn để tính WQI khoảng 3 ÷ 5, các tác giả trên đã tính WQI tổng quát của sông (tức là WQI cho đa

Trang 23

mục đích sử dụng) bằng cách lấy trung bình số học của các WQI cho các mục đích

sử dụng riêng với chấp nhận tầm quan trọng (hay mức đóng góp) của các mục đích

đó vào WQI tổng quát là như nhau (mô hình gốc của Bhargava cũng làm theo cách tương tự để tính WQI tổng quát)

Năm 2010, Nguyễn Văn Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Nguyễn Mạnh Hưng, Tủy Châu Tờ, Nguyễn Minh Cường [4] đã tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh mô hình Bhargava để tính WQI tổng quát với nhiều thông số (9 – 10 thông số, trong đó có thông số PO43-), kiểm tra độ nhạy của mô hình đó so với mô hình NSF – WQI và đã

áp dụng để đánh giá CLN tổng quát của sông Bồ ở tỉnh Thừa Thiên Huế Năm 2010, Nguyễn Thị Yến Nhi [6] đã nghiên cứu áp dụng mô hình Bhargava điều chỉnh với nhiều thông số (9 – 10 thông số, trong đó có xét đến cả các thông số kim loại độc)

để đánh giá CLN sông Hương giai đoạn 2000 – 2010; đồng thời, kiểm tra độ nhạy của mô hình đó so với mô hình của Phạm Thị Minh Hạnh đề xuất năm 2009

1.2.8.1 Mô hình nghiên cứu WQI của Tôn Thất Lãng (Năm 2008)

* Lựa chọn thông số: phương pháp Delphi

Các thông số được lựa chọn để tính WQI cho sông Đồng Nai: BOD, Tổng

N, DO, SS, pH, Coliform

* Tính toán chỉ số phụ: phương pháp Delphi và phương pháp đường cong tỉ lệ

Từ điểm số trung bình do các chuyên gia cho ứng với từng khoảng nồng độ thực tế Đối với mỗi thông số chất lượng nước tác giả đã xây dựng một

đồ thị và hàm số tương quan giữa nồng độ và chỉ số phụ Dựa vào phương pháp thử với sự trợ giúp của phần mềm xử lý bảng tính Excel, các hàm chất lượng nước được biểu thị bằng các phương tr ình sau:

- Hàm chất lượng nước với thông số: BOD5 y = - 0,0006 x2 - 0,1491x + 9,8255

- Hàm chất lượng nước với thông số DO: y = 0,0047x2 + 1,20276x - 0,0058

- Hàm chất lượng nước với thông số SS: y = 0,0003x2 - 0,1304x + 11,459

- Hàm chất lượng nước với thông số pH: y = 0,0862x4 - 2,4623x3 + 24,756x2 – 102,23x + 150,23

Trang 24

- Hàm chất lượng nước với thông số tổng N: y = - 0,04x2 – 0,1752x + 9,0244

- Hàm chất lượng nước với thông số coliform: y = 179.39x - 0,4067

* Trọng số

Theo phương pháp Delphi, các mẫu phỏng vấn được biên soạn và gửi đến

40 chuyên gia chất lượng nước ở các trường Đại Học, các Viện Nghiên cứu, các trung tâm Môi trường để lấy ý kiến Các mẫu phỏng vấn được gửi đi hai đợt: đợt một là các câu hỏi để xác định các thông số chất lượng nước quan trọng, đợt hai là các câu hỏi để xác định trọng số của các thông số chất lượng nước để xây dựng chỉ

số phụ và hàm chất lượng nước

Kết quả có 6 thông số chất lượng nước được lựa chọn là những thông số chất lượng nước quan trọng với các trọng số được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.6 Trọng số của các thông số chất lượng nước Thông số Trọng số tạm thời Trọng số cuối cùng

* Đánh giá CLN hệ thống sông Đồng Nai bằng WQI [8]

Kết quả tính toán WQI cho các trạm quan trắc tại sông Đồng Nai được dùng

để đánh giá diễn biến chất lượng hệ thống sông Đồng Nai trong giai đoạn

1998-2004 cho thấy CLN sông Đồng Nai có xu hướng giảm nhẹ theo thời gian Chất

Trang 25

lượng nước thay đổi từ ô nhiễm rất nhẹ đến ô nhiễm nhẹ (5<WQI<9) Đó là hậu quả của tình trạng phát triển kinh tế cũng như công nghiệp mạnh mẽ của các địa phương trong lưu vực trong khi các cơ sở hạ tầng phục vụ lại không bắt kịp sự phát triển đó

Để đánh giá chất lượng nước hệ thống sông Đồng Nai, dựa vào một số kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả và kinh nghiệm thực tế đề xuất phân loại nguồn nước mặt theo chỉ số WQI như sau:

Bảng 1.7 Thang màu chất lượng nước theo WQI Loại nguồn

nước

Ký hiệu màu Chỉ số WQI Đánh giá chất lượng

1.2.8.2 Mô hình nghiên cứu WQI của Ủy ban sông MeKong [9]

Các thông số được sử dụng để tính toán WQI bao gồm: DO, Amoni NH4+ , COD và Tổng P

WQIcủa mỗi trạm quan trắc được tính toán theo công thức sau:

( p1 + p2 + + pn )

10

p: điểm số củao mỗi mẫu (nếu DO, NH4, COD và Tổng P đáp ứng được mức ứng dẫn sẽ được 2 điểm; nếu chỉ có NH4 và Tổng P đáp ứng được mức hướng dẫn sẽ được 1 điểm; các trường hợp còn lại sẽ được 0 điểm

n: số mẫu trong 1 năm

M: số điểm tối đa có thể đạt được của các mẫu trong 1 năm

WQI =

Trang 26

Bảng 1.9 Bảng mức đánh giá CLN theo WQI

1.3 Đặc điểm môi trường tự nhiên – kinh tế xã hội của khu vực sông La

Do sông La chỉ nằm trong địa bàn huyện Đức Thọ, nên dưới đây chỉ đề cập đến Đặc điểm môi trường tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Đức Thọ

1.3.1 Đặc điểm môi trường tự nhiên

Phía Bắc giáp huyện Nam Đàn và huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An;

Phía Nam giáp huyện Hương Khê;

Phía Đông giáp huyện Can Lộc và thị xã Hồng Lĩnh;

Phía Tây giáp huyện Hương Sơn và huyện Vũ Quang

Trang 27

Đức Thọ có 28 đơn vị hành chính ( 1 thị trấn và 27 xã ), tổng diện tích đất tự nhiên 20243,34 ha

Hình 1.2 Vị trí địa lý huyện Đức Thọ và sông La (Google maps)

1.3 1 2 Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện Đức Thọ nằm trên một dãi đất hẹp với chiều dài theo đường Quốc lộ 8A là 16 km, chiều rộng theo trục đường TL 5 đi qua đường 8B đến Đức Châu dài 25 km, với đầy đủ các dạng địa hình, có đồi núi, gò đồi, ven trà sơn, thung lũng, đồng bằng, sông, với không gian hẹp, trong đó núi đồi chiếm 10,5% diện tích đất tự nhiên Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh, qua khảo sát địa hình của huyện được chia thành 4 nhóm ( có 2 nhóm chính là dạng địa hình đồng bằng và dạng địa hình đồi núi )

Nhóm 1: Vùng địa hình tương đối bằng phẳng, nằm dọc theo Quốc lộ 8A và

vùng ngoài đê phía Bắc của huyện và có độ dốc từ 0- 80

ít bị chia cắt Địa hình ở đây có quá trình tích tụ vật chất chiếm ưu thế hơn quá trình bào mòn rửa trôi; do đó thường được tạo thành đất phù sa Các xã nằm trong khu vực này gồm có: Đức Yên,

Trang 28

Trung Lễ, Đức Nhân, Đức Thuỷ, Thái Yên, Đức Thanh, Đức Quang, Đức Vĩnh, Yên Hồ, Bùi Xá, Đức Tùng, Đức Châu, Đức La, Đức Vĩnh

Nhóm 2: Vùng địa hình đồi có độ dốc từ 80- 150, nằm về phía Tây của huyện, địa hình ở đây chủ yếu là đất Feralít, được khai thác để trồng cây ăn quả và cây hoa màu Các xã nằm trong khu vực này gồm có: Tùng ảnh, Trường Sơn

Nhóm 3: Vùng địa hình với những dãy đồi có độ dốc từ 180 - 250, nằm ở phía Tây Bắc của huyện, địa hình ở đây có loại đất Feralít là chính và được sử dụng trồng cây công nghiệp lâu năm, phát triển mô hình nông lâm kết hợp Các xã nằm trong khu vực này gồm có: Đức Hoà, Đức Lạc

Nhóm 4: Vùng địa hình với những dãy đồi cao và núi thấp có độ dốc trên 250, nằm ở phía Đông Nam của huyện Đây là vùng địa hình bị chia cắt nhiều, với quá trình xói mòn rửa trôi bề mặt mà đặc biệt ở nhưng nơi bị mất lớp thực vật che phủ Các xã nằm trong khu vực này gồm có: Đức Đồng, Đức Long, Tân Hương, Đức An,

Đức Lạng

1.3.1.3 Đặc điểm khí hậu

Đức Thọ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền bắc Do vậy Đức Thọ có hai miền khí hậu rõ rệt: mùa lạnh và mùa nóng

a- Nhiệt độ

Nhiệt độ trong khu vực ở mức trung bình cao, hàng năm khoảng 23,90C Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 khoảng 17,50C

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào tháng 7 khoảng 29,40C

Nhiệt độ tối thấp trong tháng 1 là 6,80C

Nhiệt độ tối cao trong tháng 7 là 39,40C

Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình khoảng 33,80C, đặc biệt trong những tháng từ tháng 6 đến tháng 7 nhiệt độ có khi lên đến trên 390

C Mùa nóng cũng là mùa thường có gió Tây Nam (gió Lào) gây nóng và khô hạn

Trang 29

Mùa nóng vào những dịp cuối từ tháng 8 đến tháng 10 thường có bão lụt, khi có bão lụt thì những xã vùng ngoài đê chịu ảnh hưởng nặng hơn những xã khác

Mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời gian này thướng có gió màu Đông Bắc gây lạnh và kéo theo mưa phùn, nhiệt độ trung bình khoảng

180C thậm chí có lúc nhiệt độ xuống thấp dưới 70C

b- Lượng mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.100 mm (riêng các tháng từ tháng 8 đến tháng 10 lượng mưa khoảng 1.400 mm chiếm 67% lượng mưa trung bình trong năm ) Số ngày có mưa trung bình trong năm ở Đức Thọ tương đối dài,

từ 150 đến 160 ngày, có khi lên đến 180 - 190 ngày/ năm

Lượng mưa trong năm phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè và thường kết thúc muộn Tổng lượng mưa 5 tháng mùa đông chỉ chiếm 26% lượng mưa cả năm, vì vậy vào thời kỳ này thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 và tháng 10, tháng có lượng mưa ít nhất vào tháng 2 và tháng 3

dụng đất hợp lý

Trang 30

đ- Sương mù

Sương mù thường có vào mùa đông và những tháng chuyển tiếp, trong năm

có khoảng từ 5 - 6 ngày có sương mù, ở vùng đồi núi thường xuất hiện với cường

độ nhiều hơn, phổ biến là loại sương mù địa hình xuất hiện từng đám không tạo thành lớp dày đặc

e- Bão lụt

Nằm trong khu vực miền Trung nên Đức Thọ thường chịu ảnh hưởng nhiều bão lụt, hàng năm bình quân có từ 1 - 2 cơn bão đi qua vùng này Thời kỳ xuất hiện bão ở vùng này vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 11, khi lụt bão xuất hiện thường gây hậu quả nặng nề, đặc biệt các xã ở vùng ngoài đê, bão lũ không chỉ gây ảnhhưởng đối với cây trồng vật nuôi mà có khi còn ảnh hưởng đến cả tính mạng của con người

Do bão lụt nên thường có mưa lớn, có những cơn bão hoặc có đợt áp thấp nhiệt đới thì lượng mưa có thể từ 100 - 200 mm, thậm chí có nơi lên đến 400 - 500

mm Chính vì vậy việc lựa chọn, bố trí quỹ đất để quy hoạch cho từng mục đích sử dụng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng

g- Gió

Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ có khi giảm xuống dưới 70C, gió mùa Đông Bắc thường gây hậu quả xấu đến sinh

trưởng của cây trồng nhất là thời kỳ đầu sinh trưởng của mạ và lúa nước

Gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện vào thời điểm cao nhất là tháng 6 và tháng

7, thời gian gió Tây Nam bình quân trong năm khoảng từ 30 - 40 ngày, vào thời điểm này thường gây khô hạn kéo dài không chỉ làm cho cây trồng thiếu nước mà

còn tích luỹ chất sắt gây thoái hoá đất

1.3.1.4 Đặc điểm thủy văn

Hệ thống sông ngòi tỉnh Hà Tĩnh được phân bố đều trên lãnh thổ Đại bộ phận sông suối chảy theo hướng Nam – Bắc, Tây Nam – Đông Bắc

Chế độ thuỷ văn của huyện ảnh hưởng chủ yếu bởi hệ thống sông ngòi trong huyện Những con sông lớn chảy qua như sông Ngàn Sâu (dài 25km chảy từ Hương

Trang 31

Khê đổ về qua 10 xã của huyện), sông Ngàn Phố (chảy từ Hương Sơn về Đức Thọ qua địa phận xã Trường Sơn), hai con sông này hợp lưu tại ngã ba Linh Cảm tạo thành sông La (con sông lớn nhất của Hà Tĩnh) chảy qua địa phận 11 xã của huyện với chiều dài 12km, sông La gặp sông Cả chảy từ tỉnh Nghệ An tại ngã Ba Phủ tạo thành sông Lam tiếp tục chảy qua 5 xã của huyện rồi đổ ra cửa Hội, ngoài ra còn có một số sông suối nhỏ khác như sông Đò Trai, sông Mênh Diện tích lưu vực của các sông này khoảng 3.210 km2, lưu lượng nước bình quân đạt 195 m3

/s

1.3.2 Đặc điểm môi trường xã hội

1.3.2.1 Đặc điểm Kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 16.000.000đ

- Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2013 đạt 63.600 tấn (trong đó sản lượng lúa đạt 57.136 tấn, chiếm 92,10% )

- Bình quân lương thực đầu người năm 2013 đạt 611kg/người

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,3%

- Tỷ lệ số hộ nghèo giảm từ 35% xuống còn 6,55%

Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng kinh tế của huyện trong những năm qua tăng

trưởng với nhịp độ năm sau cao hơn năm trước

Trang 32

Bảng 1.10 Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2009 – 2013 huyện

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê các năm từ 2009 đến 2013 huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh)

b) Cơ cấu các ngành kinh tế

 Nông nghiệp

- Trồng trọt: Tổng diện tích năm 2013 toàn huyện có 14.191ha, sản lượng đạt 67.945 tấn bao gồm lúa, ngô, lạc, khoai lang, sắn Chủ yếu tập trung tại các xã ven sông

- Chăn nuôi: Năm 2013 tổng đàn Trâu Bò có 26.152 con Tổng đàn lợn khoảng 35.000 con Gia cầm chủ yếu là Vịt, Gà có khoảng 610.000 con

- Lâm nghiệp: Ngành lâm nghiệp của huyện đang từng bước được chú trọng nhằm tận dụng lợi thế về đất đai và tăng cường phát triển rừng để bảo vệ môi trường Trong năm 2013 diện tích tập trung trồng rừng của huyện đạt 1.500 ha, sản lượng gỗ khai thác 395 m3 và sản lượng nhựa thông khai thác đạt 80 - 100 tấn

- Thủy sản: năm 2013 diện tích khoảng 915 ha, sản lượng thu được khoảng

1800 tấn/năm Giá trị sản xuất ngành thủy sản 21,3 tỷ đồng

 Công nghiệp

Năm 2013 giá trị sản lượng ngành Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp đạt 489,5 tỷ đồng Các loại hình sản xuất được khôi phục và duy trì phát triển như hộ gia đình, tổ hợp, HTX và doanh nghiệp tư nhân Đến nay đã thành lập được 48

Trang 33

doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn huyện lên 79 doanh nghiệp, các doanh nghiệp bước đầu hoạt động có hiệu quả, thu hút gần 500 lao động

1.3.2.2 Đặc điểm xã hội

a) Dân số

Năm 2013 toàn huyện có 104.099 người với 26.500 hộ (quy mô hộ gia đình 4người), mật độ dân số trung bình toàn huyện 514 người/km2, là huyện có mật độ dân số cao thứ 3 trong tỉnh

Mật độ dân số đô thị (TT Đức Thọ) là 1969 người/km2, khu vực nông thôn

490 người/km2

Dân số khu vực đô thị có 6695 người, chiếm 6,87% Dân số khu vực nông thôn có 97.404 người, chiếm 93,13%

b) Việc làm

Năm 2013 toàn huyện có 56.160 lao động trong độ tuổi, chiếm 53,95% dân

số Trong đó lao động trong khu vực nhà nước và lao động làm việc ở khu vực kinh

tế ngoài nhà nước là 8424 người chiếm 15,00% tổng số lao động, lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản 47.736 người chiếm 85,00% lao động trong độ tuổi

Quốc lộ 15A dài 14,5km gồm 2 đoạn; Đoạn 1 từ Trung lễ qua Đức Dũng, Đức Thanh dài 5 Km; Đoạn 2 từ ngã tư Yên Trung đến giáp Nam Đàn tỉnh Nghệ

An dài 9,5Km, nền đường rộng 6,5m và mặt đường đã được rải nhựa

Trang 34

Tỉnh lộ 12 ( bắt đầu từ xã Đức Thịnh - Đức Thanh ), nền đường rộng 6 m và mặt đường đã được rải nhựa

 Hệ thống giao thông liên huyện, đường trục xã

Tổng chiều dài 249,7km bao gồm 29 tuyến, nền đường rộng từ 4- 6 m, chủ yếu là đường cấp phối và nhựa hóa

 Hệ thống đường liên thôn xóm và giao thông nội đồng

Tổng chiều dài 800km

Mật độ các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ đạt 0,7km2

/km2 và 0,30 km/1000 dân Tỷ lệ chung của toàn tỉnh đạt 0,5 km/ km2

và 0,25 km/ 1000 dân

c) Thuỷ lợi

Trong những năm qua các công trình thuỷ lợi đã được đầu tư phát triển nhằm khai thác nguồn nước chủ động cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dân sinh Hiện trạng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện năm 2013 như sau:

 Kênh mương

- Hệ thống kênh chính dài 9 km, đã kiên cố hoá được 7,5 km

- Hệ thống kênh cấp I dài 14,1 km, đã được kiên cố hoá 13,5 km

- Hệ thống kênh chính và kênh cấp I do Công ty thuỷ nông Linh Cảm quản lý

- Hệ thống kênh mương cấp II, cấp III và hệ thống tưới tiêu, kênh tiêu do huyện và xã quản lý có tổng chiều dài 214,5 km, đến nay đã kiên cố hoá được khoảng 130 - 150 km, đạt 70%

 Đê, kè

- Hệ thống đê, kè do Trung ương và Tỉnh quản lý:

Trang 35

Đê La Giang dài 15,6 km

Hệ kè Bến Giá dài 400m

Hệ kè Đức Nhân dài 500m

- Hệ thống đê địa phương có 3 tuyến:

Tuyến đê Trường Sơn dài 3,5 km

Tuyến đê Rú Trí ( Đức Lạng ) dài 0,5 km

Tuyến đê Bến Lội ( Đức Hoà ) dài 0,4 km

 Trạm bơm

Đến nay trong toàn huyện đã có 83 trạm bơm, trong đó: Công ty thuỷ nông Linh Cảm quản lý 8 trạm bơm với tổng công suất 12.300 m3

/h, tưới ổn định cho 4.010 ha và tưới không ổn định cho 130 ha, còn lại 75 trạm bơm do cấp huyện quản

lý có tổng công suất 57.140 m3/h tưới ổn định cho 5.610 ha và tưới không ổn định cho 190 ha

 Hồ đập (mặt nước chuyên dùng)

Trong toàn huyện có 26 hồ đập (riêng ở các xã vùng Thượng Đức có 17 hồ đập) với tổng công suất thiết kế đạt 800.000 m3, công suất thực tế đạt 520.000 m3

Với các công trình thuỷ lợi như trên, hàng năm diện tích tưới nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được 11.060 ha, trong đó diện tích tưới vụ đông xuân đạt 6.400 ha và vụ hè thu đạt 4.660 ha

d) Điện

Công tác quản lý sử dụng điện ngày càng hiệu quả Đến nay có trên 100% dân trong huyện được sử dụng điện Quốc gia Hệ thống đường dây, trạm điện đang được xây dựng thêm và hoàn thiện (giá trung bình 700 - 1200đ/1kwh), đã hoàn thành bàn giao lưới điện cao áp cho ngành quản lý

e) Giáo dục

Chất lượng dạy và học được nâng lên ở các cấp học, ngành học Hàng năm

có hàng trăm em đạt học sinh giỏi cấp huyện và nhiều em đạt học sinh giỏi cấp Quốc gia Chất lượng dạy nghề từng bước được nâng lên, đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng

Trang 36

Kết thúc năm học 2012 - 2013 cho thấy, số học sinh mẫu giáo huy động đến lớp đạt 65% Riêng học sinh mẫu giáo 5 tuổi và học sinh vào lớp 1 đạt 100%

Đến nay, có 46 trường tiểu học và trung học cơ sở với 570 lớp học; 4 trường trung học phổ thông với 131 lớp học Đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở giai đoạn 1 cho 100% số lượng trường học Tổng số trường đạt tiêu chuẩn Quốc gia giai đoạn 2 đến năm 2010 là 20 trường chiếm 43,5% và đã có 39 trường học xây dựng cao tầng chiếm 85%

f) Y tế

Các chương trình y tế Quốc gia được thực hiện tốt như tiêm chủng mở rộng, phòng sởi mũi 2 cho trẻ em đạt 98,6%, quản lý thường xuyên an toàn thực phẩm, công tác khám chữa bệnh năm 2013 đạt 9584 lượt

g) Văn hoá - thể thao

Đến nay trong toàn huyện đã có 14 xã văn hóa, 70 làng văn hóa, 29 đơn vị văn hóa, 20.000/26.500 hộ đạt gia đình văn hoá chiếm 73% và có 61,7% thôn xóm, khối phố có nhà văn hóa đạt tiêu chuẩn, 15/28 xã, thị trấn có hội trường kiêm nhà văn hóa đạt yêu cầu

1.4 Giới thiệu chung về sông La

1.4.1 Vai trò của sông La

Sông La là một phụ lưu của sông Lam, dài 13 km chảy qua 11 xã và 01 thị trấn của huyện Đức Thọ bao gồm Tùng Ảnh, Trường Sơn, Liên Minh, Đức Yên, Thị trấn Đức Thọ, Bùi Xá, Đức Tùng, Đức Châu, Đức La, Đức Nhân, Đức Quang

và Đức Vĩnh Sông La là hợp lưu của hai sông La (từ huyện Hương Sơn đổ về) và sông Ngàn Sâu (từ huyện Hương Khê và huyện Vũ Quang) tại bến Tam Soa (Linh Cảm, huyện Đức Thọ) Sông La hợp lưu với sông Cả (từ tỉnh Nghệ An chảy sang) tại chợ Tràng tạo thành sông Lam nằm giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh

Trang 37

Bảng 1.11 Một số đặc điểm của sông La [7]

Chiều dài sông

(km)

Diện tích lưu vực (km2)

Mật độ lưới sông (km/km2) Hệ số uốn khúc

Sông La đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của huyện Đức Thọ vì có 11 xã và 01 thị trấn nằm dọc sông La với khoảng 70.000 dân, cung cấp phần lớn lượng nước sinh hoạt cho thị trấn Đức Thọ với nhu cầu sử dụng tại nhà máy nước Đức Thọ, cung cấp 65%-75% nước nông nghiệp cho các xã vùng ven sông Hàng năm sông La phục vụ nhu cầu tưới trên 10.000ha cho các xã ven sông huyện Đức Thọ [3]

Mặt khác, sông La đóng vai trò trong việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt cho hai bên bờ sông Thúc đẩy các ngành công nghiệp như đóng tàu, chế biến hải sản, … Ngoài ra sông La có một tầm qua trọng trong việc giao thông vận tải đường thủy giữa các vùng miền trên toàn tỉnh

1.4.2 Một số nguồn thải tác động lên sông La

1.4.2.1 Nguồn tự nhiên

Các vấn đề chính tác động đến khối lượng và chất lượng nước sông La nói riêng và hệ thống sông ngòi ở Hà Tĩnh nói chung là lũ lụt và cạn kiệt

- Lũ lụt thường xẩy ra hàng năm Mùa mưa lũ bắt đầu từ tháng 9 đến tháng

12, tuy vậy, có những năm mưa lũ đến sớm hơn, tháng 10, 11 lũ xuất hiện nhiều và lớn nhất Vào tháng 5 và 6 thuộc mùa khô; còn có lũ tiểu mãn

- Cạn kiệt: ngược lại với các tháng lũ lụt, vào mùa khô (tháng 1 – 8), lưu lượng các con sông giảm mạnh, còn khoảng 20 - 30% tổng lưu lượng năm Đối với sông La, lưu lượng kiệt thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm [7]

1.4.2.2 Nguồn ô nhiễm nhân tạo

a) Tác động từ sản xuất nông nghiệp

- Sông La là một con sông lớn cung cấp nước tưới cho trên 10.000ha đất

Trang 38

- Trong quá trình sản xuất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sông La Do trong quá trình sản xuất sử dụng các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật khi mưa xuống sẽ kéo theo xuống sông La kèm theo đó là làm tăng hàm lượng cặn lơ lững Mức độ và nồng độ khó xác định

b) Tác động từ nước thải sinh hoạt

- Dân cư sống hai dọc bờ sông La chiến số lượng tương đối lớn (khoảng 7.000 người) Do đó việc xả nước thải sinh hoạt xuống sông sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sông Các điểm xả thải nước thải sinh hoạt xuống sông La như cống Cầu Khống

- Nồng độ các chất ô nhiễm chưa xác định được do không được quan trắc định kỳ tại điểm xả thải

c) Các nguồn ô nhiễm khác ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sông La

- Nước thải từ các khu dịch vụ tập trung dọc bên sông: Chợ Hôm là chợ sát

bờ sông La, nguồn nước tuy được xử lý nhưng nguồn nước có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng nước sông

Trước năm 2013, chợ Hôm chưa được đầu tư nâng cấp mở rộng, chưa có hệ thống xử lý nước thải Nước thải chủ yếu được dẫn bằng mương thoát qua hố gas chảy ra môi trường tiếp nhận (sông La) Trong năm 2013, Chợ Hôm được đầu tư xây dựng mới và đi vào hoạt động từ tháng 01/2014 Chợ có quy mô: diện tích là 3.265 m2, với 700 gian hàng và được đầu tư các hạng mục công trình phụ trợ như:

hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thoát nước mưa và hệ thống xử lý nước thải với công suất 10m3/ngđ

- Hoạt động đánh bắt hải sản: Khu vực bờ Tả sông La tại khu vực xã Tường Sơn có hoạt động đánh bắt hến Hoạt động đánh bắt hến sẽ làm gia tăng độ đục, hàm lượng cặn lơ lững cho dòng sông

- Hoạt động đóng tàu: Tại khu vực xã Trường Sơn sát sông La có các cơ sở đóng tàu với quy mô hộ gia đình, sẽ gây tác động ít nhiều đến chất lượng nguồn nước sông La, làm tăng hàm lượng cặn và các chất dầu mỡ

Trang 39

1.4.3 Hoạt động giám sát chất lượng nước sông La

Từ năm 2008 đến nay, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường (TTQT

và KTMT) Hà Tĩnh có nhiệm vụ quan trắc định kỳ (1 quý 1 lần) CLN mặt và nước ngầm trên địa bàn toàn tỉnh Song, đối với sông La, hàng năm TTQT và KTMT Hà Tĩnh chỉ quan trắc ở 1 vị trí – Sông La tại cầu Thọ Tường, thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ Mặt khác, do năng lực quan trắc CLN còn hạn chế, nên theo TTQT và KTMT Hà Tĩnh, các số liệu CLN thu được chỉ tin cậy từ năm 2011 đến nay

Kết quả quan trắc trong giai đoạn năm 2011-2014 cho thấy:

- pH dao động trong khoảng 6,1 - 7,9

- EC dao động trong khoảng 42 - 72 S/cm

- DO dao động trong khoảng 5,3 - 7 mg/l

- TSS dao động trong khoảng 5 - 35mg/l

- BOD dao động từ 2 - 18,5 mg/l

- COD dao động trong khoảng 7 -29,2 mg/l

- Nitrat (N-NO3) dao động trong khoảng 0,2 - 0,79 mg/l

- Photphat (P-PO4) dao động trong khoảng 0,01 - 0,06 mg/l

- Amoni (N-NH4) dao động trong khoảng 0,015 -0,12 mg/l

- Tổng Coliform dao động trong khoảng 950 - 6800 MPN/100ml

Từ số liệu quan trắc tại điểm cầu Thọ Tường cho thấy chất lượng nguồn nước tại điểm quan trắc đều đạt yêu cầu QCVN 08/2008/BTNMT-cột B Tuy nhiên,

do mới chỉ quan trắc tại 1 điểm (cầu Thọ Tường) nên số liệu về chất lượng nước sông La trong những năm qua còn rất hạn chế

Từ các nội dung trên cho thấy tầm quan trọng của sông La đến ngươi dân có

sử dụng nguồn nước sông La nói riêng và toàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung Do đó việc thực hiện đề tài nhằm cung cấp các số liệu để cơ quan nhà nước có các biện pháp, phương án và các dự án nhằm khắc phục chất lượng nguồn nước sông La Để đảm bảo chất lượng nguồn nước phục vụ cho các mục đích khác nhau trên sông La

Trang 40

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu, địa điểm, thời gian nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là chất lượng nước sông La với các thông số đặc trưng cho nhu cầu sử dụng nguồn nước xung quanh lưu vực sông La

Các điểm quan trắc được lựa chọn dựa trên nhu cầu sử dụng, mục đích sử dụng nguồn nước sông La Đặc điểm và vị trí các điểm quan trắc được tóm tắt ở bảng 2.1 và được thể hiện trên bản đồ hình 2.1

Bảng 2.1 Mô tả các vị trí lấy mẫu trên sông La

M1 Gần trạm cấp nước Linh Cảm, cách bờ

hữu 40m, w = 250-400 m

X = 2049 465 Y= 506 635 Điểm nền

M2 Bến Hến, cách bờ Tả sông La 30m, w

= 250-300m

X = 2050 871 Y= 509 198 Điểm tác động

M3 Cầu Thọ Tường (cầu Chợ Thượng),

giữa dòng, w = 230-270m

X = 2050 835 Y= 509 177 Điểm tác động

M4 Cách cống Cầu Khống 100m, w =

300-350m

X = 2049 290 Y= 510 766 Điểm tác động

M5 Gần trạm bơm Đức La, cách bờ 40m,

w = 230-280m

X = 2050 996 Y= 512 010 Điểm tác động

M6 Cách khoảng 100m so với ngã 3 giao

giữa sông La và Sông Cả (hợp lưu

thành sông Lam), trước ngã 3, w =

300-350m

X = 2052 960 Y= 512 915 Điểm xu thế

M7 Sau ngã 3giao giữa sông La và Sông

Cả khoảng 300m (sông Lam), w =

300-350m

X = 2053 181 Y= 513 542 Điểm xu thế

(1) w là bề rộng khúc sông tại mặt cắt

(2) Tọa độ các mặt cắt ngang được xác định bằng thiết bị GPSII (Garmin, Mỹ), sử dụng hệ tọa độ VN2000 múi chiếu 30, KTT105030’

Ngày đăng: 18/07/2017, 22:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng (2002), Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường, Tập 3, 4: Chất lượng nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường", Tập 3, 4: "Chất lượng nước
Tác giả: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng
Năm: 2002
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2008
4. Nguyễn Văn Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Nguyễn Mạnh Hưng, Thủy Châu Tờ, Nguyễn Minh Cường (2010), “Đánh giá chất lượng nước sông Bồ ở tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào chỉ số chất lượng nước (WQI)”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 58, Tr. 77-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chất lượng nước sông Bồ ở tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào chỉ số chất lượng nước (WQI)”, "Tạp chí Khoa học
Tác giả: Nguyễn Văn Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Nguyễn Mạnh Hưng, Thủy Châu Tờ, Nguyễn Minh Cường
Năm: 2010
5. Nguyễn Văn Hợp, Thuỷ Châu Tờ, Nguyễn Hữu Nam (2004), “Đánh giá chất lượng nước sông Hương dựa vào chỉ số chất lượng nước (WQI)”, Tạp chí Phân tích Hoá, Lý và Sinh học, 9(2), Tr. 23 – 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chất lượng nước sông Hương dựa vào chỉ số chất lượng nước (WQI)”, "Tạp chí Phân tích Hoá, Lý và Sinh học
Tác giả: Nguyễn Văn Hợp, Thuỷ Châu Tờ, Nguyễn Hữu Nam
Năm: 2004
6. Nguyễn Thị Yến Nhi (2010), Nghiên cứu áp dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) và phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nước sông Hương giai đoạn 2000-2010, Luận văn Thạc sỹ Hóa học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu áp dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) và phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nước sông Hương giai đoạn 2000-2010
Tác giả: Nguyễn Thị Yến Nhi
Năm: 2010
7. Phạm Hữu Hảo (2008), Báo cáo tổng kết đề tài đánh giá tài nguyên nước mặt trên đất liền lãnh thổ Hà Tĩnh phục vụ chiến lược phát triển KT – XH bền vững, Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết đề tài đánh giá tài nguyên nước mặt trên đất liền lãnh thổ Hà Tĩnh phục vụ chiến lược phát triển KT – XH bền vững
Tác giả: Phạm Hữu Hảo
Năm: 2008
8. Tôn Thất Lãng (2006), “Xây dựng chỉ số chất lượng nước để đánh giá và quản lý chất lượng nước hệ thống sông Đồng Nai”, Tạp chí Khí tượng thủy văn, (551) Tr. 18 – 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chỉ số chất lượng nước để đánh giá và quản lý chất lượng nước hệ thống sông Đồng Nai”, "Tạp chí Khí tượng thủy văn
Tác giả: Tôn Thất Lãng
Năm: 2006
9. Tổng cục Môi trường (2011), Quyết định số 879/QĐ/TCMT ngày 01/7/2011 về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 879/QĐ/TCMT ngày 01/7/2011 về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước
Tác giả: Tổng cục Môi trường
Năm: 2011
11. Nguyễn Trung Ngọc (2012), “Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầm, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh thông qua chỉ số chất lượng nước WQI”,Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầm, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh thông qua chỉ số chất lượng nước WQI”
Tác giả: Nguyễn Trung Ngọc
Năm: 2012
12. . Bhargava D. S. (1983), “Use of water quality index for river classification and zoning of Ganga river”, Environmental Pollution (Series B), 6, pp. 51 – 67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Use of water quality index for river classification and zoning of Ganga river”, "Environmental Pollution (Series B)
Tác giả: Bhargava D. S
Năm: 1983
13. Bhargava D. S. (1985), “Water quality variations and control technology of Yamuna river”, Environmental Pollution (Series A), 37, pp. 355 – 376 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Water quality variations and control technology of Yamuna river”, "Environmental Pollution (Series A)
Tác giả: Bhargava D. S
Năm: 1985
14. Canadian Council of Ministers of the Environment (2001), Canadian water quality guidelines for the protection of aquatic life, Canada Sách, tạp chí
Tiêu đề: Canadian water quality guidelines for the protection of aquatic life
Tác giả: Canadian Council of Ministers of the Environment
Năm: 2001
15. Clesceri L. S., Greenberg A. E., Eaton A. D. (1998), Standard methods for the examination of water and wastewater, 20 th Ed., APHA, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Standard methods for the examination of water and wastewater
Tác giả: Clesceri L. S., Greenberg A. E., Eaton A. D
Năm: 1998
16. Deborah Chapman (1992), Water quality assessments, 1 st Ed., Chapman và Hall, WHO, UNESCO, UNEP, Great Britain Sách, tạp chí
Tiêu đề: Water quality assessments
Tác giả: Deborah Chapman
Năm: 1992
17. Fabiano dos Santos Simões, Altair B. Moreira, Márcia Cristina Bisinoti, Sonia M. Nobre Gimenez, Maria Josefa Santos Yabe (2008), “Water quality index as a simple indicator of aquaculture effects on aquatic bodies”, Ecological indicators, 8, pp. 476 – 484 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Water quality index as a simple indicator of aquaculture effects on aquatic bodies”, "Ecological indicators
Tác giả: Fabiano dos Santos Simões, Altair B. Moreira, Márcia Cristina Bisinoti, Sonia M. Nobre Gimenez, Maria Josefa Santos Yabe
Năm: 2008
18. Geof Howell (2004), CCME National Water Quality Index Workshop, Halifax Nova Scotia, Canada Sách, tạp chí
Tiêu đề: CCME National Water Quality Index Workshop
Tác giả: Geof Howell
Năm: 2004
19. Hop N. V., To T.C., Tung T. Q. (2008), “Classification and zoning of water quality for three main rivers in Binh Tri Thien region (central Vietnam) based on Water Quality Index”, ASEAN Journal on Science và Technology for Development, Vol.25, No.2, pp. 435 – 444 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Classification and zoning of water quality for three main rivers in Binh Tri Thien region (central Vietnam) based on Water Quality Index”, "ASEAN Journal on Science và Technology for Development
Tác giả: Hop N. V., To T.C., Tung T. Q
Năm: 2008
20. Miller J. C. and Miller J. N. (1988), Statistics for Analytical Chemistry, Ellis Horwood Limited, Great Britain Sách, tạp chí
Tiêu đề: Statistics for Analytical Chemistry
Tác giả: Miller J. C. and Miller J. N
Năm: 1988
22. Ott W. R. (1978), Environmental indices – Theory and practice, Ann Arbor Science Publishing Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental indices – Theory and practice
Tác giả: Ott W. R
Năm: 1978
23. Swamee, P. K., and Tyagi. A. (2000), “Describing water quality with an aggregate index”, Journal of Environmental Engineering, 126(5), pp. 451 – 455 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Describing water quality with an aggregate index”," Journal of Environmental Engineering
Tác giả: Swamee, P. K., and Tyagi. A
Năm: 2000

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w