Chỉ có một số bài viết, công trình nghiên cứu như: Nghệ thuật xây dựng diễn ngôn tình yêu trong tương quan giữa văn bản tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả với tiểu sử tự truyện của G.G.Ma
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TRỊNH THỊ PHƯỢNG
DIỄN NGÔN TÌNH YÊU TỪ VĂN HỌC TỚI ĐIỆN ẢNH QUA
THE ENGLISH PATIENT VÀ THE READER
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận, Lịch sử và Phê bình Điện ảnh – Truyền hình
Hà Nội -2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TRỊNH THỊ PHƯỢNG
DIỄN NGÔN TÌNH YÊU TỪ VĂN HỌC TỚI ĐIỆN ẢNH QUA
THE ENGLISH PATIENT VÀ THE READER
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – Truyền hình
Mã số: 60 21 02 31 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xuân Thạch
Hà Nội -2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Xuân Thạch, có kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố Những tài liệu sử dụng trong luận văn có xuất xứ cụ thể rõ ràng
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học luận văn của mình
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Học viên
Trịnh Thị Phƣợng
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 10
4 Phương pháp nghiên cứu 10
5 Cấu trúc của luận văn 11
CHƯƠNG 1: TÌNH YÊU NHƯ LÀ DIỄN NGÔN 12
1.1 Khái niệm diễn ngôn 12
1.2 Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh 14
1.3 Khái niệm và biểu tượng tình yêu 18
1.4 Các xu hướng hình thành diễn ngôn tình yêu trong phim điện ảnh 26
1.4.1 Xu hướng lãng mạn hóa (romantic) 26
1.4.2 Xu hướng bi kịch hóa (tragedy) 31
1.4.3 Xu hướng tình dục hóa (erotic) 33
Tiểu kết 36
CHƯƠNG 2: THE ENGLISH PATIENT – KÝ ỨC TÌNH YÊU NHƯ LÀ SỰ HÌNH THÀNH CĂN TÍNH 38
2.1 Cấu trúc tự sự 38
2.2 Từ ký ức tình yêu tới căn tính nhân vật 43
2.3 Bản đồ tình yêu trong chiến tranh 55
Tiểu kết 61
CHƯƠNG 3: THE READER – TÌNH YÊU NHƯ LÀ MÃ VĂN HÓA TRONG HỆ QUY CHIẾU CHÍNH TRỊ 62
3.1 Tình yêu, tri thức và nhục cảm phi chính trị 62
3.2 Tình yêu, tri thức và sự vô minh chính trị 70
3.3 Tình yêu, chính trị và sự cứu rỗi của tri thức 78
Tiểu kết 82
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Khởi thủy, tình yêu đã tồn tại như là bản chất nhân tính, như là sáng tạo lớn nhất của con người Tình yêu đem lại cuộc sống và cái chết, kiếp người là hữu hạn nhưng tình yêu có thể là vĩnh cữu Con người ở thời nào, ở không gian nào, là bất cứ ai cũng luôn tìm kiếm tình yêu và khao khát được yêu bởi tình yêu làm hé lộ
“bản nguyên thần thánh trong mỗi chúng ta” (Vladimir Soloviev), là câu trả lời phổ quát nhất cho câu hỏi “con người đã tiến hóa từ đâu?”
1.2 Tình yêu, từ lâu đã trở thành đề tài bất hủ và vô tận của văn hóa nghệ
thuật “Không đề tài nào hấp dẫn bằng đề tài này, vì nó liên quan đến cái sướng cái
khổ của chủng loại, và do đó liên quan đến mọi đề tài khác dính líu đến cái hạnh phúc riêng của cá nhân, cũng như vật thể liên quan đến bình diện phẳng vậy Vì thế cho nên, một vở tuồng lại thiếu chuyện tình tứ thì không thể hấp dẫn, và cũng vì thế
mà đề tài kia không bao giờ nhàm chán, dù được sử dụng hàng ngày” [33,
tr.45-46] Trên thực tế, mỗi tác giả lại có cách miêu tả, định nghĩa, kiến giải về tình yêu riêng trong các sáng tác của mình, và cách miêu tả đó đánh dấu nhãn quan sáng tạo đặc trưng cho mỗi cá nhân, mỗi khu vực văn hóa và thời đại mà họ sống Những tự sự tình yêu
từ trong thần thoại, huyền thoại dân gian đến các tác phẩm nghệ thuật đương đại luôn là một dòng chảy liên tục và bất tận Người nghệ sĩ không ngừng tìm kiếm và sáng tạo nên những biểu tượng tình yêu, diễn ngôn tình yêu mới như một cách để khám phá sự phức tạp và mầu nhiệm của con người, để nhìn về cuộc sống và ý nghĩa của cuộc sống Vì lẽ đó, nghiên cứu “diện mạo” của tình yêu thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật luôn là một hiện tượng thú vị, đáng quan tâm
1.3 Những mối tình đẹp và “khác lạ” trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm kinh điển luôn là nguồn chất liệu quý giá để điện ảnh khai thác và chuyển
thể lên màn ảnh Tiểu thuyết The English patient (1992) của nhà văn Michael Ondaatje và The reader (1995) của nhà văn Bernhard Schlink đều là những tác phẩm kinh điển và đoạt nhiều giải thưởng danh tiếng trên thế giới Tiểu thuyết The
English patient đã giành giải Booker 1992, còn tiểu thuyết The reader giành được
Trang 6nhiều giải uy tín trên thế giới Khi được chuyển thể lên thành phim cùng tên The
English patient (1996) của đạo diễn Anthony Minghella và The reader (2008) của
đạo diễn Stephen Daldry, cả 2 bộ phim cũng giành được những giải thưởng điện
ảnh danh giá Phim The English patient đạt 9 giải Oscar1 và 11 giải Quả cầu vàng
Phim The reader giành được 1 giải Oscar và 1 giải Quả cầu vàng Hai mối tình đặc
biệt ở hai bộ phim đã minh chứng một điều: “Phía sau mỗi tình yêu vĩ đại là một câu chuyện tình vĩ đại” 2
Vì những lí do trên, luận văn của chúng tôi chọn nghiên cứu tình yêu như là diễn ngôn trong phim điện ảnh
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Nghiên cứu tình yêu từ góc độ diễn ngôn
Tình yêu – một hiện tượng tâm sinh lý từ khi được gọi thành tên, trước tiên
và quan trọng hơn hết là mối quan tâm của các nghệ sĩ và là đề tài sáng tác của văn hóa nghệ thuật Tuy nhiên, tình yêu cũng là đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học khác như triết học, tâm lý học, xã hội học, nhân chủng học Chúng ta không thể thống kê hết những danh ngôn, định nghĩa, triết lý về tình yêu của các danh nhân hay của tất cả mọi người trên trái đất, mà mỗi phát ngôn về tình yêu đó
cũng có thể hiểu như là diễn ngôn Bởi vì theo Paul Ricoeur “Thiết nghĩ, nói một
cái gì đấy về một cái gì đấy là thuộc tính cơ bản của diễn ngôn và, do đó, là thuộc tính của văn bản như một chuỗi câu văn”3 Trong phần này, do hạn chế về tài liệu
và ngoại ngữ, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát và trình bày một số những công trình khoa học nghiên cứu tình yêu từ góc độ diễn ngôn được đánh giá là bước đột phá, tiên phong đối với lịch sử văn hóa nhân loại
1 Oscar lần thứ 69 (1996), The English patient nhận được 12 đề cử và giành 9 giải Oscar, hầu hết là các giải
quan trọng: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể hay nhất, Diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Jullette Binoche, Quay phim xuất sắc, Dựng phim xuất sắc, Nhạc nền xuất sắc, Đạo diễn hình ảnh xuất sắc Link: https://en.wikipedia.org/wiki/The_English_Patient_(film), ngày truy cập 15/10/2016
2 Lời tựa phim The Notebook (2004) của đạo diễn Nick Cassavetes, ngày truy cập 15/10/2016
3 HTTP://PHEBINHVANHOC.COM.VN/22-DINH-NGHIA-VE-DIEN-NGON/, ngày truy cập 15/10/2016
Trang 7Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết được xem là một kiệt tác triết học của thế
kỷ 19 Tác giả của nó, triết gia người Đức Arthur Schopenhauer, người được xem là
mở đường cho triết học và tâm lý học vô thức ra đời và phát triển ở châu Âu, đã đưa
ra những quan điểm vừa thấm thía buồn đau vừa hài hước về hai vấn đề quan trọng
nhất của con người: tình yêu và cái chết của nhân loại Đối với vấn đề tình yêu, ông
đặt ra để rồi trả lời, theo cách riêng của mình, những câu hỏi muôn đời ai cũng thắc mắc: điều gì khiến tình yêu tồn tại, sự mê đắm một nhan sắc là sao, khoái lạc ám ảnh gì đến con người? Diễn ngôn tình yêu của Arthur Schopenhauer có thể tóm gọn
trong triết lý “đời sống phát sinh ra vấn đề chết và vấn đề yêu, vì yêu là cái mà nhờ
nó đời sống xuất hiện trên thế gian này” [33, tr.8] Đối với ông, “mọi loại tình yêu,
dù cho đượm vẻ thanh khiết cách mấy, cũng đều bắt rễ từ bản năng chủng tính, và chỉ là một bản năng chủng tính được xác định rõ rệt hơn, chuyên biệt hơn, và nói đúng ra, cá biệt hơn” [33, tr.42]
Khảo luận Siêu lý tình yêu (1892 – 1893) của Vladimir Solovyev, một trong ba
người thầy vĩ đại của Tình yêu, Trí tuệ và Niềm tin trong truyền thống tinh thần Nga (cùng với Fyodor Dostoievsky, Fyodor Tyutchev), người đặt nền móng cho triết học tình yêu ở Châu Âu, cho đến nay vẫn là tác phẩm trứ danh nhất, được dịch
ra nhiều thứ tiếng nhất của Solovyev Siêu lý tình yêu tiếp nối một cách trực tiếp và
có ý thức một truyền thống triết luận có lịch sử 25 thế kỷ ở châu Âu
Trong tác phẩm này, Solovyev phê phán, hoàn chỉnh các ý tưởng, quan điểm
về tình yêu của nhiều nhà tư tưởng lớn tại nhiều thời đại khác nhau của nhân loại từ Platon đến LevTolstoy, đến Schopenhauer… Từ đó, ông đã xây dựng được và cung
cấp cho chúng ta một nền tảng nhận thức đặc sắc về tình yêu nam – nữ
Các quan điểm chính về tình yêu nam nữ của Solovyev là: 1 Ông đề cao tính cao đẹp của tình yêu nam nữ, không coi đó là ảo giác che đậy nhục dục, một trò chơi của tự nhiên, là ác quỷ đen tối nô dịch loài người, là một dạng tồn tại trong khổ đau và cái chết hay duy đạo đức quá như coi tình yêu là phải lấy tình yêu nhân loại làm trọng, phải khổ hạnh/ vị tha… như tư tưởng của triết gia Schopenhauer, Tolstoy hay một số tôn giáo 2 Tình yêu là bước chuyển phôi mầm tiềm năng mới nhú của
Trang 8con người giống như đặc tính trí tuệ là phôi mầm của động vật Tình yêu còn có sứ mệnh xa hơn, dài hơn mà cái chân chính là chiến thắng đến cùng chủ nghĩa cá nhân, gia tăng giá trị vô tận cho con người, nhân tính phân chia nam – nữ, hữu hạn, hữu tử thành cá thể duy nhất lưỡng tính, tuyệt đối, bất tử 3 Ông cũng không coi hôn nhân hợp pháp, sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái là sứ mệnh đích thực của tình yêu say đắm nam – nữ Tình yêu có sứ mệnh không phải là ở thực tế vật chất đó mà sứ mệnh là dẫn dắt con người từ thế giới đó (phi lý tưởng) bước sang thế giới lý tưởng hay cải hóa thế giới phi lý tưởng thành thế giới lý tưởng 4 Tình yêu đi đôi với lý tưởng hóa đối tượng yêu, sùng bái hâm mộ người yêu và làm xuất hiện “phép lạ, hào quang” quanh người yêu như nhìn thấy chân lý về con người – hình ảnh môi giới giữa Thượng đế thần thánh và thế giới Tình yêu là phương tiện cho sự nhập thân đến cùng, đến đích trong đời sống cá thể của con người 5 Qua tình yêu, người yêu tuyệt đối hóa người ta yêu làm cho hoàn hảo, trọn vẹn, vô bờ vô hạn Tình yêu đòi hỏi bất tử của con người cả tinh thần lẫn thể xác 6 Ông đề cao tình yêu nam nữ hơn mọi dạng tình yêu khác bởi nó khẳng định và làm giàu vô tận giá trị của từng cá thể con người – trong tiềm năng nó dẫn con người tới sự bất tử Nó vừa là kết quả của tiến trình lịch sử của chủng loài hữu hạn vừa là bản chất nhân văn của người gắn với giá trị tuyệt đối, vĩnh hằng của Thượng đế [35]
Solovyev cũng xác định có 5 kiểu biểu hiện của quan hệ nam nữ trong đời sống nhân loại: 1 Cưỡng ép, 2 Tính dục đơn thuần, 3 Tình yêu nhân tính, 4 Tình yêu thần tính, 5 Tình yêu thần- nhân tính Trong đó, cấp độ 3, 4, 5 là biểu hiện của tình yêu [35]
Nhìn chung, triết học tình yêu của Solovyev cho rằng tình yêu, nhất là tình yêu hữu tính, là phương thức chủ yếu để hoàn thiện con người và nhân loại trong tiến trình lịch sử của nó Tình yêu có khả năng nâng con người lên ngang hàng với thần
thánh Và do đó, đạt được sự bất tử Siêu lý tình yêu của ông đã mở rộng phạm vi và
nhiệm vụ của tình yêu, đưa tình yêu từ lĩnh vực quan hệ cá nhân sang lĩnh vực quan
hệ xã hội, và quan hệ giữa loài người với thiên nhiên, vũ trụ
Trang 9Bên cạnh những diễn ngôn tình yêu trong triết học, trong lĩnh vực tâm lý và
phân tâm học có công trình nghiên cứu Phân tâm học và tình yêu của hai nhà tâm lý
học Sigmunt Freud4 và Erich Fromm5 Trong Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục của
mình, Sigmunt Freud đã coi cơ sở của đời sống sinh- tâm lý, thậm chí đời sống tinh thần, xét cho cùng là bản năng tính dục (libido) Tình yêu là xung lực cơ bản của sinh tồn, là cái libido dục năng thúc đẩy mọi sinh thể tự thể hiện qua hành động Vì vậy, tình yêu tự căn bản là một hiện tượng tính dục Năm 1920, Freud cho rằng có
hai bản năng chủ yếu: Eros (thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp) là lực sống
và Thanatos (thần chết) là bản năng chết Theo cách diễn giải của ông, Eros là bản
năng sáng tạo có tổ chức để bảo tồn sự sống và giống loài Eros là tình yêu và sự khoái cảm6
Không hoàn toàn đồng ý với luận điểm trên của Freud, E.Fromm muốn đi tìm một cơ sở khác cho đời sống tinh thần của con người, trước hết là trong lĩnh vực tình yêu Lý thuyết về tình yêu theo ông là một cố gắng hợp nhất (mà không phải xóa bỏ bản thân mình) của những cá nhân cảm nhận được sự ly cách của phận người Bởi sự hợp nhất với người khác (nhất là người khác giới) cũng là một phương thức hợp nhất với toàn thể 7
Như vậy, đọc các công trình nghiên cứu tình yêu của các nhà triết học, phân tâm học, chúng ta có cơ hội được tiếp cận và lĩnh hội tình yêu từ nhiều diễn ngôn
4
Sigmund Freud (6.5.1856 – 23.9.1939) là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo Ô ng được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học Cho đến ngày nay mặc dù lý thuyết về phân tâm học của ông còn gây nhiều tranh cãi và người ta còn đang so sánh hiệu quả của các phương pháp phân tâm học của ông với các phương pháp điều trị khác, nhưng cũng phải thừa nhận rằng ông
là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20
5 Erich Seligmann Fromm (23.3.1900 – 18.3.1980) là nhà tâm lý học xã hội, nhà phân tâm học, nhà xã hội học, triết gia nhân văn và nhà xã hội học dân chủ người Đức
6 http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/tai_sao_freud_gay_nhieu_tranh_cai.html, ngày truy cập 15/10/2016
7 http://tamlyconnguoi.com/phan-tam-hoc-va-tinh-yeu-sigmund-freud-erich-fromm/, ngày truy cập 15/10/2016
Trang 10khác nhau Những quan điểm có khi là ngược chiều vừa giao thoa vừa xung đột với nhau tạo ra những khám phá bất ngờ và thú vị
2.2 Nghiên cứu diễn ngôn tình yêu trong văn học và điện ảnh ở Việt Nam
Trong giới hạn tài liệu của chúng tôi thì nghiên cứu tình yêu từ góc độ diễn ngôn trong văn học và điện ảnh ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế Chỉ có một số bài
viết, công trình nghiên cứu như: Nghệ thuật xây dựng diễn ngôn tình yêu trong
tương quan giữa văn bản tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả với tiểu sử tự truyện của G.G.Marquez8 của tác giả Phan Tuấn Anh; luận văn thạc sĩ Mối quan hệ giữa diễn
ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu/tình dục trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn
Dữ của Nguyễn Thanh Bình
Bên cạnh đó, nếu tiếp cận diễn ngôn tình yêu trong tương quan với diễn ngôn tính dục theo lý thuyết tính dục của Sigmunt Freud: tình yêu tự căn bản là hiện tượng của tính dục, cũng như tìm hiểu và khám phá tình yêu trong mối tương quan
hai mặt với tình dục thì có công trình Diễn ngôn tính dục trong phim Nagisa
Oshima (Khảo sát trường hợp The diary of Shinjuku thief, The Ceremony, In the realm of the sense) của Ngô Thị Thanh [36], là một công trình khoa học hiếm hoi
nghiên cứu diễn ngôn điện ảnh Trong công trình này, khi khảo sát diễn ngôn tính dục trong phim của đạo diễn người Nhật Bản Nagisa Oshima - một phong cách làm phim táo bạo, lạ lùng, cực đoan, tác giả đã chỉ ra những diễn ngôn khắc khoải về
tính dục (trong mối quan hệ liên đới với chính trị, quyền lực, bạo lực và gia đình),
chất chứa một hệ tư tưởng đối thoại, xung đột, gây hấn với các diễn ngôn khác
2.3 Nghiên cứu diễn ngôn tình yêu từ 2 bộ phim chuyển thể: The English patient và The reader
Về tiểu thuyết và phim The English patient, chúng tôi khảo sát được một số bài viết trên các trang báo uy tín quốc tế: The English patient [42] của Roger Ebert,
nhà phê bình phim nổi tiếng người Mỹ, nhấn mạnh tới ký ức tình yêu của bệnh nhân
8 trong-tuong-quan-giua-van-ban-tieu-thuyet-tinh-yeu-thoi-tho-ta-voi-tieu-su-tu-truyen-cua-ggmarquez.html, ngày truy cập 15/10/2016
Trang 11http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-the-gioi/dong-chay/3130-nghe-thuat-xay-dung-dien-ngon-tinh-yeu-người Anh và gọi mối tình của Almásy và Katharine là “tình yêu định mệnh” Họ
đã tìm thấy nhau trong sa mạc và có những chuỗi ngày tháng lãng mạn tuyệt vời
Tác giả Philip French trong bài điểm phim The English patient đã gọi chuyện tình
yêu của Almásy và Katharine là “câu chuyện tình yêu siêu việt” [6, tr.295] Trên tờ
Variety.com, một tờ báo viết về phim uy tín, tác giả Todd McCarthy trong bài The English patient [44] cho rằng so với tiểu thuyết gốc, bộ phim đã được đạo diễn
Anthony Minghella tập trung chuyển thể mối tình lãng mạn là chính Bởi vậy, bộ phim được đẩy theo hướng melodrama chuyện ngoại tình khá thông thường Nhưng mối tình cá nhân trớ trêu này ấn tượng hơn bởi nó liên quan tới các sự kiện lịch sử
sâu rộng Trong bài tiểu luận Bệnh nhân người Anh – Một bi kịch cổ điển của tình
yêu và nghịch lý [45] trên tạp chí Humanitas, tác giả Juliana Geran Pilon đã phân
tích mối tình ngoại hôn đam mê và tội lỗi của Almásy và Katharine trong sự so sánh với các bi kịch Hy Lạp cổ đại, khi đặt tình yêu bên cạnh phạm trù đạo đức Tác giả khẳng định đây không phải là chủ nghĩa lãng mạn thuần túy, nếu thuật ngữ này dùng để chỉ sự tôn vinh của cảm giác không biết gì về mặt đạo đức Bộ phim miêu
tả niềm đam mê trong tất cả sự đáng sợ, thực tế nguy hiểm của nó
Ở Việt Nam, các bài viết về The English patient chủ yếu giới thiệu về cuốn
tiểu thuyết của nhà văn Michael Ondaatje và tập trung chủ yếu vào câu chuyện tình
yêu của cuốn sách, nhưng chỉ phác qua một cách khái quát Trải nghiệm yêu thương
và mất mát với Bệnh nhân người Anh [38] của Thụy Thụy cho rằng cuốn tiểu thuyết
“Giàu tính kịch nhưng lại mang đậm âm hưởng của một bản tình ca không biên
giới, giữa những con người thuộc mọi chủng tộc, mọi tầng lớp, Bệnh nhân người
Anh vượt lên trên cả một câu chuyện tình để biến thành một tiểu thuyết đề tài hậu
chiến đầy nhân văn” Bản hòa ca tình yêu trên nền chiến tranh [1] của Lam Anh
cũng khẳng định đây là “câu chuyện tình yêu cảm động, lấy bối cảnh những năm
cuối của chiến tranh thế giới thứ II ở Italia” Đọc The English patient [13] của
Nguyễn Thị Hải Hà phân tích cụ thể hơn: “Quyển sách này chứa đựng hai chuyện tình, một xảy ra trong quá khứ và một xảy ra trong hiện tại (…) Chuyện tình trong quá khứ là mối tình say đắm, trái ngang và tội lỗi của Almásy và Katharine, xảy ra
Trang 12trong khung cảnh đầy phiêu lưu và rất kỳ bí của sa mạc Sahara và ở Cairo Chuyện tình trong thời hiện tại là tình yêu của y tá Hana và Kip, hai con người bị chai đá vì chiến tranh, diễn ra trong một tòa lâu đài đổ nát của miền Nam nước Italia” Về bộ
phim chuyển thể The English Patient của đạo diễn Anthony Minghella, hầu như
không có bài viết phê bình nào ngoài những bài tóm tắt nội dung phim trên các trang xem phim online
Về tiểu thuyết và phim The reader, chúng tôi khảo sát được một số bài viết trên báo quốc tế và Việt Nam như sau: Trong bài viết The reader, nhà phê bình phim Manohla Dargis của tờ The New York time [43] gọi mối tình của Michael và
Hanna trong bộ phim là “một vụ yêu đương khiêu dâm (erotic afair) chuyển hướng sang một tình yêu đích thực Đó cũng là cách gián tiếp để nói về Holocaust và thế
hệ của người Đức trưởng thành sau nạn diệt chủng” Tác giả Đông Nhi trong bài
The reader: những ẩn ức sâu kín [26] phân tích từ tình yêu đầu đời trong sáng đầy
đam mê của Michael với người đàn bà lớn tuổi Hanna đến thời điểm anh biết sự thật
về bí mật tội ác của người mình yêu liên quan tới nạn diệt chủng của phát xít Đức
để bàn tới những vấn đề khác của đạo đức, chính trị Tác giả kết luận “The reader
đã chạm đến sự yếu đuối, nỗi xấu hổ và cả cách đối diện với chúng trước sự thật”
Tác giả Anh Mai trong bài The reader – học cách tha thứ để yêu thương [19] trên trang điện ảnh của báo Vnexpress đã có một bài giới thiệu và phân tích khá sâu sắc
“câu chuyện dị biệt” của Michael và Hanna Đó là mối tình vượt qua mọi ranh giới
về tuổi tác, địa vị xã hội và thời gian để lại ấn tượng xúc động trong lòng người xem Từ câu chuyện tình ngang trái này, bộ phim đặt ra những vấn đề lớn lao về mối quan hệ giữa hiện tại và quá khứ, giữa cá nhân và cộng đồng Ngoài ra, hầu hết
các bài viết chủ yếu là tóm tắt nội dung, điểm tin như: The reader – Từ đọc sách tới
phim [40] của Nguyễn Vinh, Xem phim The reader: Lời bào chữa của trái tim trẻ dại [25] của Phạm Thu Nga, Xem phim The reader và tìm hiểu quá trình từ tiểu thuyết lên màn ảnh [23] của T.Minh, The reader: chiến tranh và mặc cảm tội lỗi
[37] của Bảo Thạch, Người đọc, câu chuyện tình sử và lịch sử [11] của Bùi Dũng
Trang 13Nhìn chung, ở Việt Nam tìm hiểu, nghiên cứu về hai bộ phim chuyển thể The
English patient và The reader có rất nhiều bài viết, bài báo đăng trên các báo mạng,
nhưng hầu hết là những bài điểm phim hay những bài bình luận phim, hầu như không có tài liệu nghiên cứu hai phim này dưới góc độ diễn ngôn tình yêu Vì vậy, với đề tài này, chúng tôi mong muốn làm được điều đó
3 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiêm cứu
Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu là diễn ngôn tình yêu từ văn học tới điện ảnh
Phạm vi nghiên cứu tập trung cụ thể vào hai bộ phim chuyển thể The English
patient (1996) của đạo diễn Anthony Minghella và The reader (2008) của đạo diễn
Stephen Daldry Chúng tôi sẽ liên hệ, đối chiếu với văn bản tiểu thuyết đã được
dịch ra tiếng Việt là The English patient (1992) của nhà văn Michael Ondaatje [29]
và The reader (1995) của nhà văn Bernhard Schlink [32] Từ đó tìm hiểu, phân tích
và gọi tên diễn ngôn tình yêu sáng tạo và đặc trưng nhất từ tiểu thuyết tới hai bộ phim cũng như ngôn ngữ điện ảnh thể hiện diễn ngôn tình yêu đó
3.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chúng tôi khi lựa chọn nghiên cứu đề tài này là:
- Thứ nhất: khẳng định sự tồn tại của tình yêu với tư cách diễn ngôn, tìm hiểu các xu hướng tạo lập tình yêu như là diễn ngôn trong điện ảnh
- Thứ hai: Phân tích, định danh diễn ngôn tình yêu qua hai bộ phim chuyển thể
The English patient (1996) của đạo diễn Anthony Minghella và The reader (2008)
của đạo diễn Stephen Daldry như những quan niệm, những nhận thức sáng tạo mới
mẻ về tình yêu
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Luận văn nghiên cứu sự kiến tạo diễn ngôn trên cơ sở kết hợp các diễn ngôn văn học, mỹ học, điện ảnh
- Phương pháp phân tích văn bản và liên văn bản: phương pháp này được chúng tôi sử dụng để làm rõ ý nghĩa sự thể hiện tình yêu trong các tác phẩm, đồng
Trang 14thời xem xét chúng trong tương quan với các diễn ngôn khác (phim chuyển thể, các văn bản cùng chủ đề ) để thấy được tính chất độc đáo của chúng
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu liên văn bản: được sử dụng trong quá trình
so sánh một số vấn đề của điện ảnh với văn học, của các tác phẩm điện ảnh khác nhau cùng đề tài và chủ đề
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Tình yêu như là diễn ngôn
Chương 2: The English patient – Ký ức tình yêu như là sự hình thành căn tính Chương 3: The reader – Tình yêu như là mã văn hóa trong hệ quy chiếu chính trị
Trang 15CHƯƠNG 1: TÌNH YÊU NHƯ LÀ DIỄN NGÔN 1.1 Khái niệm diễn ngôn
Ngày nay, có thể thấy thuật ngữ diễn ngôn không chỉ được sử dụng trong các ngành nghiên cứu mà còn được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống Dường như mọi phát ngôn của con người đều có thể dễ dàng quy kết thành diễn ngôn Vậy thực
chất Diễn ngôn là gì? Và nếu coi một tác phẩm nghệ thuật, với tư cách là một diễn
ngôn, thì chúng ta có những cách thức, dấu hiệu nào để nhận diện diễn ngôn?
Thuật ngữ Discourse được dịch theo nhiều cách, tùy vào từng lĩnh vực khoa học khác nhau mà có thể gọi là: giải trình ngôn ngữ, diễn ngôn, ngôn bản, ngữ
trình, diễn từ, lời nói Rõ ràng, ngay từ việc dịch thuật ngữ Discourse, đã chứng tỏ
sự khó khăn của việc nắm bắt nội hàm khái niệm Thuật ngữ diễn ngôn được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực: văn học, điện ảnh, hội họa, âm nhạc, chính trị, y học Ở mỗi ngành/ lĩnh vực khác nhau, lại có những cách hiểu về diễn ngôn khác
nhau Trong cuốn Discourse, tác giả Sara Mills cho rằng "diễn ngôn là thuật ngữ có
phạm vi nghĩa khả hữu rộng nhất so với bất cứ thuật ngữ nào của lý luận văn học và văn hóa”[22] Quan điểm Bakhtin trong tiểu luận Vấn đề các thể loại lời nói, cho
rằng “đối thoại là bản chất của diễn ngôn”, ngoài ra tính chất “chủ thể của diễn ngôn” cũng được ông nhấn mạnh Trong các tư tưởng về diễn ngôn, chúng tôi nhận thấy tư tưởng về diễn ngôn của Foucault là sợi chỉ đỏ không chỉ lý giải toàn bộ sự nghiệp trước tác của ông mà còn là căn cứ khá đầy đủ và hữu ích trong việc lý giải các diễn ngôn thời đại Foucault cho rằng: “Nếu coi quyền lực và tri thức là hai mối quan tâm lớn nhất của Foucault thì diễn ngôn là một mắt xích không thể thiếu để tìm hiểu hai yếu tố này Với Foucault, cả tri thức và quyền lực đều chỉ có thể được tạo ra, được hiện thực hóa, được vận hành và phân phối bởi và trong diễn ngôn” [22] Foucault tập trung nghiên cứu các điều kiện hoạt động của các diễn ngôn đặc
thù, ông đề cập đến việc coi diễn ngôn ngang với những sự kiện, hành động tạo
nghĩa Do vậy mà Foucault cho rằng cần thiết phải có nghiên cứu về những điều kiện hình thành diễn ngôn Trong bài viết Thế nào là tác giả?, ông thấy không phải
diễn ngôn nào cũng có “chức năng tác giả” Ngược lại, những diễn ngôn hậu hiện
Trang 16đại chỉ có thể được chấp nhận với điều kiện nó phải có “chức năng tác giả” Không thể có một diễn ngôn hiện đại, hậu hiện đại, hay một diễn ngôn đúng nghĩa nếu không biết tác giả, chủ thể diễn ngôn Vai trò tác giả, đặc điểm phong cách tác giả,
là hướng nghiên cứu quan trọng không chỉ trong văn học mà còn trong điện ảnh Một diễn ngôn phải có tên tác giả để người ta thấy rằng “điều này đã được nói đến bởi người này”[16]
Soi chiếu một vài diễn ngôn với tư cách là những “đại tự sự” từ những góc độ
lý thuyết mà chúng tôi đã dẫn giải ở trên sẽ thấy diễn ngôn không đơn giản chỉ là tuyển tập các tuyên bố, nhận định nhất thời, giản đơn mà diễn ngôn phải có tính đối thoại (quan điểm Bakhtin), có chủ thể diễn ngôn, có tính quyền lực và tri thức (quan điểm Foucault)
Ở lĩnh vực khoa học nghệ thuật, diễn ngôn đã trở thành một thuật ngữ quan
trọng trong các công trình nghiên cứu của các trường phái: Phân tích diễn ngôn phê
phán, Chủ nghĩa hậu hiện đại, Chủ nghĩa thuộc địa và hậu thuộc địa, Lý thuyết nữ quyền… Trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam – Ba mươi năm đầu thế kỷ XX,
Phạm Xuân Thạch cho rằng "diễn ngôn là một sản phẩm của một hành vi ngôn ngữ,
nó bắt buộc người nghiên cứu diễn ngôn không chỉ quan tâm đến nội dung của diễn ngôn mà cả thái độ của người phát ngôn Như các nghiên cứu về diễn ngôn đã chứng minh, có hai loại thái độ cơ bản: hoặc người phát ngôn đồng nhất diễn ngôn của mình với chân lí về hiện thực, hoặc anh ta đặt luôn vấn đề về tính xác thực của chính những điều mà anh ta phát biểu" [41, tr.414] Nghiên cứu diễn ngôn trên cơ
sở nền tảng ý thức hệ, người viết đã chỉ ra "những chiến lược tạo nghĩa cơ bản trong diễn ngôn tự sự, từ kiểu diễn ngôn ý thức hệ, kiểu diễn ngôn có tính phê phán, cho đến kiểu diễn ngôn có tính giễu nhại ý thức hệ đã manh nha trong tự sự giai đoạn này" [41, tr.419]
Từ những dẫn giải trên, có thể thấy hầu hết các tài liệu khoa học tập trung thực hành phân tích cắt nghĩa lý giải diễn ngôn trong ngôn ngữ, văn chương Trong khóa luận này, chúng tôi nghiên cứu diễn ngôn trong tác phẩm điện ảnh Mỗi một lĩnh vực khoa học, hay phạm vi tri thức đều có một mã ngôn ngữ, lớp ngôn ngữ, dạng
Trang 17thức ngôn ngữ khác nhau để diễn đạt biểu hiện diễn ngôn Ngôn ngữ tác phẩm điện ảnh khác với ngôn ngữ tác phẩm văn học, càng khác biệt hơn nữa so với ngôn ngữ hình thể trên sân khấu Do vậy, tất yếu sẽ tạo hình thành các lớp diễn ngôn khác
nhau, dẫn đến việc hình thành diễn ngôn và tính chất diễn ngôn một cách khu biệt
“Do chỗ con người sử dụng diễn ngôn để kiến tạo nghĩa về thế giới nói chung, thiết lập nghĩa về một hiện tượng, một vật thể nào đó nói riêng cho nên muốn lý giải diễn ngôn cần phải đặt nó trong quan hệ với sự vật, và tìm hiểu cách người ta nhìn sự vật, hiện tượng như thế nào”[16] Đồng thời diễn ngôn điện ảnh còn thể hiện rất rõ phong cách, dấu ấn đạo diễn, bản sắc ngôn ngữ điện ảnh (qua sự thể hiện góc quay,
cỡ máy, hình ảnh, âm thanh ) Nghiên cứu diễn ngôn điện ảnh cần phải có sự so sánh phân tích những diễn ngôn và quan hệ “liên văn bản” giữa các diễn ngôn Diễn ngôn điện ảnh cũng có điểm tương đồng với diễn ngôn văn học Chỉ có thể được coi là một diễn ngôn khi diễn ngôn ấy phải được “sinh hạ” trong môi trường xã hội, vì vậy nó phải có tính xã hội và tính đối thoại rõ nét Dù diễn ngôn mang đậm sắc màu, cảm quan cá nhân của đạo diễn, nhưng diễn ngôn hoàn toàn không đơn giản chỉ là tư tưởng, những tuyên cáo trong một xã hội lạc loài, không có thực, diễn ngôn ẩn chứa bên trong bản thể của nó những vấn đề hiện sinh của cuộc sống Do vậy, khi nghiên cứu diễn ngôn một điều quan trọng nữa phải đặt diễn ngôn
ấy vào trong điều kiện xã hội, hoàn cảnh xã hội và các phong trào văn hóa trong lịch
sử loài người
Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu diễn ngôn tình yêu trong điện ảnh
qua sự khảo sát, phân tích hai bộ phim chuyển thể The English patient (1996) của đạo diễn Anthony Minghella và The reader (2008) của đạo diễn Stephen Daldry Từ
đó làm rõ nội dung diễn ngôn, chủ ý của diễn ngôn, địa vị và thái độ của chủ thể diễn ngôn
1.2 Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh
“Lịch sử quan hệ giữa phim ảnh và văn chương là một lịch sử yêu ghét lẫn lộn, đương đầu và phụ thuộc lẫn nhau Từ cuối thế kỷ 19 cho tới nay, hai cách nhìn
và mô tả thế giới này đã nhiều lần khinh thường nhau, cứu rỗi nhau, học hỏi từ nhau
Trang 18và làm méo mó bản ngã tự phong của nhau” [9, tr.7] Cho tới nay, khái niệm chuyển thể không còn là một thuật ngữ quá mới mẻ Nó có mặt ở khắp các nơi từ trong tác phẩm văn học, điện ảnh, truyện tranh, hội họa, âm nhạc phê bình cho tới cuộc sống bên ngoài Bởi vậy, việc tìm hiểu thuật ngữ chuyển thể nói chung và tìm hiểu những vấn đề trong việc chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ được bản chất của vấn đề, từ đó sẽ hiểu được việc các nhà làm phim đã làm như thế nào để xây dựng một bộ phim hay, mới mẻ trên cơ sở tiếp nhận và tái tạo những yếu tố nghệ thuật từ nguyên tác văn học
Phim chuyển thể là một vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu điện ảnh trong và ngoài nước Trong lịch sử điện ảnh, thuật ngữ chuyển thể đã trở thành một chủ đề cho nhiều cuộc tranh luận Theo Michel Serceau “nó đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghệ thuật của phương Tây từ năm 1885, tức
là mười năm trước khi điện ảnh xuất hiện với ý nghĩa ban đầu của nó nhằm để chỉ việc cải biên một tiểu thuyết thành một vở diễn trên sân khấu” [10] Đến những năm
1920, Jacques Feyder cho rằng, chuyển thể là “sự chuyển đổi sang hình ảnh” hay còn gọi là sự dịch (traduction) Tuy nhiên, định nghĩa ban đầu này còn rất chung chung và trừu tượng Chưa thể giúp người đọc hình dung ra và hiểu được bản chất của vấn đề chuyển thể trong điện ảnh Quan niệm chuyển thể của các nhà nghiên cứu đi trước vẫn chưa thực sự làm hài lòng các chuyên gia Vẫn tiếp tục có những quan niệm mới tìm cách đối lập và làm rõ thêm vấn đề chuyển thể trong lịch sử điện ảnh thế giới
Năm 1954, André Bazin đưa ra quan niệm “Chuyển thể có thể và phải là một công việc đạt đến độ tái tạo lại những gì cốt yếu nhất của từ ngữ và của trí tuệ/ tư duy trong văn bản văn học” [10] Xét trên lĩnh vực ngôn ngữ và phong cách trong sáng tạo điện ảnh, quan niệm của Bazin không đề cao việc dịch một tác phẩm hoàn toàn chuẩn xác (mot à mot) cũng như việc dịch tự do giống như “cưỡng bức” tác phẩm văn học gốc Còn nhà nghiên cứu Francois Truffaut khi bàn về quan niệm chuyển thể đã nhấn mạnh việc tránh tìm kiếm những gì tương đương của hình ảnh
Trang 19phim với hình thức của văn học và ngược lại giữ nó ở mức độ gần nhất có thể với tác phẩm gốc” [10]
Tới năm 1961, Etienne Fuzelleir khi nói đến chuyển thế đã sử dụng hai thuật ngữ : dịch/ diễn đạt và chuyển điệu/ dịch giọng Ông cũng thiết lập mối quan hệ tương đương giữa hai thuật ngữ Trong đó, dịch được coi là chuyển thể/ cải biên và cải biên đó là quá trình chuyển điệu từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác Khái niệm chuyển thể được tìm thấy trong quan niệm của Fuzelleir mang một ý nghĩa kép Có một khoảng trống ở bản thân nội dung của khái niệm, một cách nhìn
“tiêu cực” với việc dịch Ông đã đặt khá nhiều tin tưởng vào tiềm năng của khái niệm chuyển thể
Ở Pháp, trong từ điển Lý luận và phê bình điện ảnh của Pháp có định nghĩa:
“Chuyển thể trong một khái niệm thiếu rõ ràng và ít lý luận có mục đích chính trong
sự lượng giá Còn trong những trường hợp rõ ràng hơn đó là việc đưa ra, theo đuổi
và phân tích tiến trình của sự chuyển đổi một tiểu thuyết thành kịch bản điện ảnh và phim: sự chuyển đổi các nhân vật, các địa điểm, các cấu trúc thời gian, thời điểm xảy ra hành động và tiếp theo là kể các sự kiện Quá trình miêu tả mang ý nghĩa lượng giá cho phép đánh giá cấp độ trung thành của chuyển thể, được hiểu thông qua việc thống kê các sự kiện của tác phẩm gốc trên phim [10] Với định này, các nhà nghiên cứu người Pháp đã tập trung nói tới những yếu tố nào sẽ được chuyển thể từ văn học sang điện ảnh và cách nhà làm phim sắp xếp lại cái yếu tố đó trong phim Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh tới mức độ trung thành với tác phẩm gốc trong quá trình chuyển đổi từ nguyên tác văn học sang tác phẩm điện ảnh Hollywood – kinh đô điện ảnh của thế giới luôn coi chuyển thể là nghệ thuật cấu trúc lại tác phẩm gốc bằng cách chỉ giữ lại những gì liên quan đến hình ảnh Đối với nhiều nhà biên kịch ở Hollywood, quan niệm chuyển thể của họ không chỉ dừng lại ở tiểu thuyết mà còn mở rộng sang các thể loại khác có tính văn học, một bài thơ, một bài báo, một tiểu sử, thậm chí chuyển thể một tác phẩm đã được chuyển thể Quan niệm chuyển thể theo hướng mở rộng này được Fischlin và Fortier tóm gọn như sau: “chuyển thể như là một khái niệm có thể mở rộng hoặc rút gọn, cụ thể
Trang 20hơn, chuyển thể bao gồm gần như bất kỳ một hành vi thay đổi nào được thực hiện trên những tác phẩm văn hóa cụ thể của quá khứ để gọt rũa để vừa vào một quá trình tái sáng tạo văn hóa chung chung” [10]
Thực tế là các tác phẩm văn học, đặc biệt là những tác phẩm kinh điển đã chinh phục nhiều người trên thế giới hay những cuốn sách best-seller bán chạy luôn
là nguồn chất liệu hấp dẫn để nền công nghiệp điện ảnh Hollywood hiện thực hóa chúng lên màn ảnh Đó là một trong những lựa chọn, có thể nói là công thức thành công cho một bộ phim đạt doanh thu lớn về mặt thương mại Theo thống kê, có hơn 60% kịch bản phim đã từng được sản xuất là kịch bản chuyển thể [12, tr.19] “Trong
số khoảng 160 cuốn tiểu thuyết đoạt giải Booker kể từ khi giải thưởng này ra đời năm 1969, có tới 25 cuốn đã được chuyển thành phim điện ảnh hoặc truyền hình” [6, tr.292] Năm 1980, khoảng 30% phim Mĩ được chuyển thể từ các tiểu thuyết, 80% các tiểu thuyết bán chạy ở Mĩ được chuyển thể thành phim [6, tr 209]
Trong danh sách giải thưởng của Oscar - giải thưởng điện ảnh danh giá nhất hành tinh, ngay từ những kỳ trao giải đầu tiên (năm 1928 – 1929), bên cạnh giải
Oscar cho Kịch bản gốc hay nhất (Best Writing - Original Screenplay) luôn có hạng mục giải Oscar cho Kịch bản chuyển thể hay nhất (Best Writing - Adapted Screenplay) Trong 81 bộ phim được trao giải Oscar cho Kịch bản chuyển thể hay
nhất từ năm 1928 đến nay, có 50 bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết, 6 bộ phim
được chuyển thể từ truyện ngắn, 17 phim được chuyển thể từ kịch [10] Những năm gần đây, rất nhiều bộ phim chuyển thể “đình đám” - được công chúng đón nhận nhiệt tình, thiết lập nên những kỷ lục về doanh thu phòng vé đồng thời được giới phê bình phim quốc tế đánh giá cao
Hollywood có hẳn công thức làm phim chuyển thể 9 Ngoài chiến lược thỏa hiệp giữa tính thương mại và tính nghệ thuật, sự thành công với doanh thu đáng mơ ước từ những phim chuyển thể của Hollywood còn nằm trong quan niệm và cách
9 2864147.html, ngày truy cập 15/10/2016
Trang 21http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/phim/sau-man-anh/cong-thuc-lam-phim-chuyen-the-cua-hollywood-tiếp cận tác phẩm văn học của những nhà làm phim Có thể thấy xu hướng bình dân
và đại chúng hóa những điều lớn lao từ các tượng đài văn học thành những điều giản dị, gần gũi chính là một trong những điểm then chốt khiến điện ảnh Hollywood đến gần được với công chúng Cụ thể hơn, bí quyết thành công đầu tiên nằm ở xu hướng chọn đề tài Với tinh thần hướng tới đại chúng, phim của Hollywood nói chung và phim chuyển thể của Hollywood nói riêng chủ yếu khai thác những đề tài thu hút số đông khán giả ở mọi tầng lớp và mọi dân tộc Bên cạnh các đề tài “đặc sản” của Hollywood như hành động, tội phạm, kinh dị, siêu anh hùng, khoa học viễn tưởng… thì tâm lý tình cảm là một đề tài khai thác chưa bao giờ cạn kiệt, đồng thời cũng là thể loại gần như sớm nhất và được ưu tiên hàng đầu trong nền điện ảnh này
Trường hợp hai bộ phim The English patient và The reader cũng nằm trong công thức phim chuyển thể của Hollywood Tiểu thuyết The English patient của nhà
văn Michael Ondaatje đoạt giải The Booker năm 1992, mặc dù được đánh giá là cuốn sách “khó đọc” nhưng chỉ sau 4 năm, nó đã được chuyển thể lên màn ảnh thành bộ phim cùng tên của đạo diễn Anthony Minghella, đạt 9 giải Oscar và trở thành phim
hay nhất trong năm 1996 Còn The reader, một tiểu thuyết mỏng manh chưa đến 200
trang nhưng đã đoạt vô số giải thưởng uy tín ở các nước châu Âu Một dấu hiệu khác
cho thấy cuốn sách sẽ được chuyển thể thành phim đó là trong quá trình viết The
reader, nhà văn Berhard Schlink đã có ý thức viết sao để lôi kéo sự chú ý của
Hollywood để tác phẩm được chuyển thể lên phim [32, tr.5] Rõ ràng, các nhà làm phim Hollywood đã nhìn thấy trong hai tác phẩm những câu chuyện tình yêu ấn tượng và khác biệt có thể chinh phục được người xem trên khắp thế giới Không chỉ vậy, những mối tình đó được “viết lại” trên phim, với ngôn ngữ đặc trưng của loại hình điện ảnh và phong cách, góc nhìn cá nhân của đạo diễn, đã hình thành và kiến tạo nên những diễn ngôn tình yêu mới mẻ
1.3 Khái niệm và biểu tƣợng tình yêu
Tình yêu trong tiếng Hy Lạp cổ là Eros, tiếng Pháp là Amour, tiếng Anh là
Love, tiếng Trung Hoa là Ái (愛)
Trang 22Người Hy Lạp cổ chia tình yêu thành 4 dạng khác nhau Storge là dạng quan
hệ gần gũi của họ hàng hay người thân Eros là dạng tình yêu trai gái, cảm xúc lãng
mạn (khi Freud xuất hiện với học thuyết của mình, chữ này mang thêm nghĩa
erotic- ham muốn tình dục) Agape là dạng tình yêu vô điều kiện, sự ngưỡng mộ
điều gi đó cao hơn bản thân (các giá trị tôn giáo) Phillia là dạng tình bằng hữu, hay
tình yêu tri thức
Trong Kinh Thánh, Tụng ca tình yêu là bức thư thứ nhất của sứ đồ Paul thành
Tarsus gửi tín hữu Corinth (1 Corinthians 13, 1-13), là bài hát ca ngợi tình yêu cũng
như cố gắng diễn giải và đưa ra các đặc tính của tình yêu Tụng ca tình yêu đôi khi được gọi là Diễm ca của Tân Ước Theo sứ đồ Paul, quà tặng tình yêu đem lại ý
nghĩa và giá trị cho mọi đức tin Ông cho rằng tình yêu là sự khao khát điều thiện và hạnh phúc Đó là món quà bất vụ lợi, là sức mạnh chiến thắng sự ích kỷ Trong
Tụng ca tình yêu, sứ đồ Paul dùng từ ảγάπη để chỉ khái niệm tình yêu, một từ với
nguồn gốc không chắc chắn Trong ngôn ngữ tiền Kinh Thánh, từ này hoàn toàn
không được dùng dưới dạng danh từ Nó chỉ được dùng như động từ hay tính từ Ở dạng động từ, nó có nhiều nghĩa (biểu lộ tình thân ái, thuyết phục, âu yếm, khao khát, thỏa mãn, hài lòng…), nhưng ý nghĩa thông dụng nhất của nó là “biểu lộ tình yêu” Ở dạng tính từ nó được dùng trong các trường hợp như “đứa con yêu” để chỉ đứa trẻ được yêu nhất trong số các con Dạng danh từ được đưa vào lần đầu tiên
trong bản dịch sách Diễm ca, nơi nó được dùng để chỉ tình yêu, và trong Tân Ước
nó đã trở thành từ cơ bản của khái niệm tình yêu Nhưng từ ảγάπη không có chút
“sức mạnh kỳ diệu” nào của từ ẻρãν (yêu đương), mà nó có cái gì đó thuộc về tình thân ái của φιλεĩν (yêu quý, quý mến) Trong Kinh Thánh ở Hy Lạp nó được dùng
để chỉ tình yêu của Chúa 10
Bởi Kinh Thánh quan niệm về tình yêu như vậy, nên trong Siêu lý tình yêu, triết gia V.Solovew đã dẫn ra rằng: “Theo Tuyệt diệu ca và sách Khải huyền,
“Không phải ngẫu nhiên mà những quan hệ nam nữ không những được gọi là tình
10 http://academic.udayton.edu/vernelliarandall/poetry/love.htm, ngày truy cập 15/10/2016
Trang 23yêu, mà còn, theo quan niệm chung, biểu thị bản chất tình yêu, là kiểu mẫu và lý tưởng của mọi thứ tình yêu khác” [35, tr.244]
Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, yêu (愛 – ái) là sự kết hợp của chữ
tâm (心) và chữ thụ (受) – nghĩa là nhận lấy, đón lấy Chữ tâm đứng chính giữa chữ thụ, vì vậy mà yêu giống như một bàn tay đang trao tặng trái tim vào một bàn tay
khác Ở đây, yêu được mô tả là tình cảm xuất phát từ tâm hồn, vô tư, không vị kỷ11
Như vậy, khởi thủy, Tình yêu là một khái niệm rộng, bao hàm hết các nghĩa yêu thương, mà theo từ điển Wikipedia định nghĩa: “Tình yêu là một loạt các cảm
xúc, trạng thái tâm lý, và thái độ khác nhau dao động từ tình cảm cá nhân đến niềm vui sướng Tình yêu thường là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó Nó cũng có thể là một đức tính đại diện cho lòng tốt của con người, sự nhân từ, và sự thông cảm”12
Tuy nhiên, trong 4 dạng thức của tình yêu, người Hy Lạp cổ đã dùng từ Eros
để chỉ một dạng cảm xúc lãng mạn thuộc về quan hệ nam – nữ Trong học thuyết về nguồn gốc vũ trụ của đạo Orphée cũng cho rằng “khởi thủy thế giới là Đêm và Hư
không Đêm đẻ ra một quả trứng, từ quả trứng ấy nở ra thần Ái tình Eros, trong khi
ấy thì Đất và Trời hình thành từ hai nửa vỏ trứng vỡ Eros, vị thần đẹp nhất giữa
các thần bất tử, có sức làm tê liệt tứ chi, xâm chiếm lồng ngực mọi thần linh và người trần, chế ngự mọi trái tim và trí khôn (…) chàng vừa là con của Aphrodite
Pandemos, nữ thần của nhục dục, thô bạo, vừa là con của Aphrodite Ourania, nữ thần của tình yêu thanh khiết Chàng cũng có thể sinh ra, theo nghĩa tượng trưng, từ
sự giao cấu giữa Poros (Mưu trí) và Pesnia (Bần cùng), bởi vì chàng vừa luôn luôn không thỏa mãn trong những cuộc săn tìm đối tượng của mình lại vừa đầy mánh khóe nhằm đạt được mục đích Eros hay được biểu hình hơn cả như một cậu bé hay
một thiếu niên có cánh khỏa thân, bởi vì thần hiện thân cho một dục vọng không cần
11 p2.html, ngày truy cập 15/10/2016
http://www.daikynguyenvn.com/nghe-thuat/van-tho/nhung-cau-chuyen-tinh-yeu-song-mai-voi-thoi-gian-12 https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ACnh_y%C3%Aau, ngày truy cập 15/10/2016
Trang 24đến môi giới và không biết che giấu mình Việc thần Eros là một đứa trẻ tượng
trưng cho sự trẻ trung vĩnh viễn của mọi tình yêu sâu sắc, nhưng đồng thời cũng cho một sự vô trách nhiệm nhất định” [7, tr.927]
Trang 25cảm xúc mà còn có những ham muốn tình dục bản năng Hai yếu tố này hợp nhất, giao hòa “không chỉ bảo đảm sự nối tiếp liên tục của các nòi giống, mà cả sự liên kết nội tại của hoàn vũ” [7, tr.927]
Trong luận văn này, khi lựa chọn đề tài Diễn ngôn tình yêu trong phim The
English patient và The reader, chúng tôi đã xác định ý nghĩa và giới hạn của khái
niệm tình yêu, bản chất tình yêu trong dạng thức Tình yêu nam – nữ
Bản chất của tình yêu nam nữ luôn được xem là bí ẩn và khó định nghĩa nhất Tính chất phức tạp và trừu tượng của dạng tình yêu này đã tạo ra muôn vàn các định nghĩa, triết lý, diễn ngôn về tình yêu trong đời sống cũng như trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật “Bất chấp mọi bất hạnh và mọi tồi tệ, chúng ta vẫn luôn tìm kiếm tình yêu và được yêu Trên mặt đất này, tình yêu là cái gần cận nhất với phúc lớn của những niềm hạnh phúc” [28, tr.127]
Trong bài tiểu luận Tình yêu – lửa hai ngọn, Octavio Paz đã khái quát rằng
“sau hai ngàn năm, ở phương Đông và phương Tây, trí tưởng tượng tạo ra những đôi uyên ương lý tưởng đã kết tinh những ham muốn, những ước mơ, những nỗi hãi hùng và những ám ảnh của chúng ta… Là những biểu tượng của tình yêu, những cặp uyên ương này đã biết một niềm hạnh phúc ngoại hạng nhưng cũng là một kết cục bi thương” [28, tr.127] Mặc dù là huyền thoại Do Thái – Cơ đốc giáo, Adam và Eva chính là cặp uyên ương căn bản “khởi thủy và chung cục của mỗi cặp uyên ương” Adam và Eva không chỉ là biểu tượng của tình yêu, ham muốn bản năng trong tình yêu, mà còn là hình ảnh của thân phận con người, thân phận tình yêu Hai người sống ở Thiên đường, nơi thời gian “vĩnh hằng”, nhưng vì tội lỗi “nếm trái cấm” khi ý thức về giới tính và xác thịt trần trụi của nhau, cả hai đã bị ném vào
“thời gian liên tục, vào sự thay đổi, vào tai biến, vào lao động và vào cái chết” [28, tr.126] Mỗi một cặp uyên ương sau họ, con cháu của họ đã sống lại lịch sử của mình, đau cái nỗi hoài niệm về Thiên đường của tình yêu Từ cặp uyên ương căn bản Adam và Eva, Octavio Paz cho rằng “Sáng tạo lại tình yêu là sáng tạo lại cặp
Trang 26uyên ương nguyên thủy, là sáng tạo ra những người bị trục xuất khỏi Thiên đường, cũng tức là những người đã sáng tạo ra thế giới này và lịch sử của nó” Cùng với dòng chảy vô tận của thời gian, con người khắp nơi trên trái đất này đã sống, chết, yêu để rồi sáng tạo nên những cặp đôi yêu nhau bất hủ, cùng với nó là những diễn ngôn tình yêu đa dạng trong thế giới huyền thoại cũng như trong các tác phẩm văn hóa nghệ thuật Có thể kể ra một số biểu tượng tình yêu bất hủ tiêu biểu trong văn
hóa Hy Lạp như: mối tình thuần khiết, lý tưởng của Tristan và Iseult 14, mối tình
chung thủy của Orpheus và Eurydice 15 đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm hội họa, văn học và điện ảnh Ngoài ra, phải kể đến những mối tình thần thoại, giai thoại bất hủ đã trở thành biểu tượng tình yêu trong văn hóa Phương Đông
như: Layla - Majnun của Ả Rập, Hoàng tử Saleem và nô lệ Anarkali của Ấn Độ,
Ngưu Lang - Chức Nữ, Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài của Trung Hoa…
14 Chàng hiệp sĩ Tristan mang sứ mệnh lên đường tới Ireland để ngỏ lời cầu hôn công chúa Iseult cho chú của chàng là vua Mark ở Cornwall Trên đường hộ tống công chúa trở về vương quốc, cả Tristan và Iseult đã uống nhầm một thứ rượu nhiệm màu khiến tình yêu trong họ chớm nở Mặc dù vậy, cả hai đều giữ lòng trung tín với đức vua và không dám đi quá xa trong chuyện tình cảm Khi phát hiện tình cảm của hai người, vua Mark vô cùng tức giận và muốn trừng phạt họ Nhưng hai người đã kịp chạy trốn vào rừng Khi nhà vua vào rừng và nhìn thấy cả hai đang nằm ngủ với một thanh gươm để giữa hai người, ngài vô cùng cảm kích trước tình yêu lãng mạn nhưng trong trắng của họ, và quyết định tha thứ tất cả mọi lỗi lầm Iseult trở lại triều đình, còn Tristan tình nguyện đến xứ Bretagne Tại đây, chàng cưới quận chúa Iseult “bàn tay trắng” bởi tên gọi của nàng gợi nhớ đến tình yêu trong trái tim chàng Nhưng tình yêu dành cho nàng Iseult vẫn không bao giờ nguôi ngoai, chàng không bao giờ gần gũi vợ mình mà chỉ một lòng thương nhớ đến người yêu dấu Trong một lần đấu kiếm, Tristan bị trọng thương Chàng ngầm sai gia nhân đem thuyền rước Iseult đến, bởi chỉ có
sự hiện diện của nàng mới giúp chàng hồi phục Nhưng quận chúa “bàn tay trắng” đã biết được điều này, và tìm cách gạt Tristan rằng Iseult không tới Quá đau buồn, chàng gục xuống và chết… Nàng Iseult cũng gục chết trên xác chàng Sau khi hai người được chôn cất, trên mộ của họ mọc lên hai thân cây đan chặt vào nhau Nếu chặt chúng đi thì cành mới sẽ lại mọc lên to hơn, rậm rạp hơn, và còn bện chặt chẽ hơn nữa Nguồn: http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa-nghe-thuat/nhung-cau-chuyen-tinh-yeu-song-mai-voi-thoi- gian-p1.html
yêu của Orpheus dành cho người vợ Eurydice đã viết nên câu chuyện tình bất hủ Chuyện kể rằng, trong một lần dạo chơi trong rừng, Eurydice đã bị Aristaeus rượt đuổi và bị rắn cắn chết Đau lòng trước cái chết của nàng, Orpheus đã tìm đường xuống địa ngục, vượt qua những bóng ma và âm hồn, và đến cầu xin trước mặt
âm vương Pluto và hoàng hậu Persephone Tiếng đàn của Orpheus đã làm âm gian cảm động, Pluto và Persephone sau đó đồng ý cho phép Eurydice trở lại dương gian, nhưng với một điều kiện: Trước khi cả hai lên đến dương thế, Orpheus phải tuyệt đối giữ tim lặng và không được ngoái lại nhìn vợ đang đi phía sau Hành trình trở lại dương gian dài đằng đẵng, nhưng sau một thời gian lâu, Orpheus không nghe thấy tiếng bước chân và hơi thở của Eurydice nữa, chàng lo lắng quay đầu nhìn lại Chàng chỉ còn thấy hình ảnh nàng Eurydice lùi nhanh về phía địa phủ rồi biến mất Orpheus vội quay lại nhưng người lái đò âm gian không cho phép chàng đi tiếp, dù chàng phải quỳ ở đó suốt 7 ngày 7 đêm Trở lại dương gian, tình yêu dành cho vợ vẫn chưa thể nguôi ngoai Cho đến lúc chết, cây đàn lia của chàng vẫn vang lên tiếng hát tha thiết, yêu thương Nguồn: http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa-nghe-thuat/nhung-cau-chuyen-tinh-yeu-song-mai-voi-thoi- gian-p1.html
Trang 27Mang tính điển hình và phổ quát nhất phải kể đến mối tình Romeo và Juliet, vốn
là câu chuyện có thật ở nước Italya thời Trung Cổ và thực sự trở thành cặp đôi huyền thoại trong vở kịch cùng tên của đại văn hào người Anh W.Shakespeare Romeo và Juliet yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng đôi uyên ương thuộc về hai dòng họ
có mối thù truyền kiếp nên không thể đến được với nhau Juliet bị gia đình ép gả cho một quý tộc, nhờ tu sĩ nhà thờ giúp đỡ, nàng đã uống một liều thuốc ngủ giả chết trong hầm mộ 24 giờ để chờ Romeo đến đưa đi Không ngờ khi Romeo đến, tưởng Juliet chết thật, chàng đã đã uống thuốc độc tự tử theo người yêu Juliet tỉnh dậy và nhìn thấy xác Romeo bên cạnh cũng rút dao tự sát theo Cái chết tang thương của hai người đã thức tỉnh hai dòng họ đi tới hành động xóa bỏ mối thù truyền kiếp
Mối tình lãng mạn và bi kịch của Romeo và Juliet chứa đựng trong đó rất nhiều diễn ngôn tình yêu: tình yêu bắt đầu từ ánh mắt, tình yêu là tột cùng hạnh phúc và bất hạnh cùng cực, tình yêu đem lại cuộc sống và cái chết, tình yêu hóa giải hận thù, kiếp người hữu hạn nhưng tình yêu là vĩnh cữu… Đó vừa là bản chất nguyên thủy của tình yêu căn bản, vừa là sự lý tưởng hóa, bất tử hóa của một tình
yêu thần thánh Bởi vậy, tình yêu của Romeo và Juliet được xem là câu chuyện tình
của mọi thời đại, trở thành biểu tượng tình yêu có sức sống vĩnh hằng và luôn hiện hữu trong ý niệm về tình yêu
Từ khi ra đời, Romeo và Juliet đã trở thành nguồn cảm hứng và ảnh hưởng rất
lớn cho nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác Trong hội họa có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng lấy đôi uyên ương này làm đề tài Trong điện ảnh, có hai bộ phim chuyển thể cùng tên năm 1968 của đạo diễn Franco Zeffirelli và năm 1996 của đạo diễn Baz Luhrmann Một cuộc nghiên cứu thử nghiệm gần đây của trang web Lovefilm.com với 1.000 người tình nguyện, gồm cả hai giới với số lượng cân bằng Các tình nguyện viên được cho xem các trích đoạn tình cảm tiêu biểu từ nhiều bộ phim, mỗi trích đoạn dài khoảng 10 phút Trong khi xem, mỗi người đều được đặt máy đo nhịp tim và huyết áp Kết quả cho thấy trích đoạn phim lấy được nhiều nước mắt thương cảm của khán giả nhất (có gần 20% tăng nhịp tim khi xem) là cảnh Romeo và Juliet chết theo nhau trong bộ phim của đạo diễn Baz Luhrmann sản xuất năm 1996, với
Trang 28sự tham gia của cặp diễn viên Leonardo DiCaprio và Claire Danes16 Ca khúc A
time for us, thường được gọi một cách gần gũi là bài Romeo và Juliet - là bài hát
được viết riêng cho bộ phim Romeo và Juliet, ngay sau khi bộ phim ra mắt vào năm
1968, đã nhanh chóng trở thành bài hát “tình yêu nhất” của giới trẻ Ngay đến cả ban công nhà Juliet, một bối cảnh hư cấu trong bộ phim, mà theo truyền thuyết là ở thành phố Verona nước Ý, nơi đôi tình nhân đã lén lút gặp nhau trong đêm, cũng đã trở thành một địa đểm du lịch huyền thoại 17
Ban công nhà Juliet – tranh của họa sĩ Frank Dicksee (1853-1928)
16 cua-moi-thoi-dai.html, ngày truy cập 15/10/2016
http://tranngocthem.name.vn/gioi-thieu-thu-gian-kinh-nghiem/thu-gian/65-romeo-va-juliet-chuyen-tinh-17 cua-moi-thoi-dai.html, ngày truy cập 15/10/2016
Trang 29http://tranngocthem.name.vn/gioi-thieu-thu-gian-kinh-nghiem/thu-gian/65-romeo-va-juliet-chuyen-tinh-1.4 Các xu hướng hình thành diễn ngôn tình yêu trong phim điện ảnh
1.4.1 Xu hướng lãng mạn hóa (romantic)
Thuật ngữ romantic (lãng mạn) lần đầu xuất hiện vào thế kỷ XVIII , bắt đầu từ thuật ngữ tiếng Anh romancelike, có nghĩa là giống với nhân vật kỳ lạ trong những
tác phẩm thể loại romance thời trung cổ (medieval romance) Đây là một thể loại phổ biến, dưới hình thức thơ hoặc văn xuôi, liên quan đến truyền thuyết, hiện tượng siêu nhiên hay những chủ đề tình cảm với các nhân vật yêu đương si mê Sau này,
thuật ngữ romance được dùng để chỉ những câu chuyện liên quan đặc biệt đến các
hiệp sĩ, tinh thần thượng võ, tình yêu cao quý [20] Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học là một trào lưu có mặt ở hầu hết các nước châu Âu, nước Mỹ và khu vực Mỹ La tinh Trào lưu này phát triển khoảng từ năm 1750 tới 1870 Điểm nổi bật của văn học lãng mạn là sự đề cao trí tưởng tượng và tính chủ quan trong quá trình tiếp cận, thể hiện và lý tưởng hóa tình yêu Bởi vậy, chủ nghĩa lãng mạn còn được gọi là
chủ nghĩa tình cảm Biélinski trong bài Văn học Nga, năm 1841, định nghĩa: "Chủ
nghĩa lãng mạn, đó là thế giới nội tâm của con người, thế giới của tâm hồn và trái tim" Có thể nhìn qua những nét chính thể hiện trong những tác phẩm lãng mạn để
nhận ra rằng chủ nghĩa lãng mạn là thứ nghệ thuật ở đó nổi trội chất trữ tình Đối lập với hiện thực là lãng mạn, đối lập với tự sự là trữ tình Trữ tình là kết quả của việc biểu hiện cảm xúc, tâm trạng chủ quan của con người, do phản ánh ước mơ và khát vọng của con người nên thường vươn lên trên thực tại Hai phạm trù nghệ thuật này tuy khác nhau nhưng thường đi đôi với nhau Trữ tình chính là sự mở rộng chủ nghĩa cá nhân, thể hiện ở những hiện tượng cảm tính như tình cảm, cảm xúc về tình yêu, hi vọng, tuyệt vọng, hận thù, thiện cảm, ưu phiền
Tình yêu là đề tài quan trọng và chủ yếu của dòng văn học lãng mạn Từ khi ra đời, dòng văn học lãng mạn luôn có một sức sống mạnh mẽ và bền bỉ trong lòng độc giả, là sự lựa chọn gần như hàng đầu của độc giả đại chúng18 Từ những thiên
18
Năm 2013, theo ước tính của Hiệp hội Các nhà văn Lãng mạn Mỹ (RWA), tổng doanh số bán sách tiểu
Trang 30tình sử kinh điển bất hủ như: Romeo và Juliet của W.Shakespeare, Gone with the
wind của Margaret Mitchell, Jane Eyre của Charlotte Bronte, Wuthering heights của
Emily Bronte, The thorn birds của Colleen McCulough, Pride and prejudice của Jane Austen, Love in the time of cholere của G.G.Marquez, Doctor Zhivago của
Boris Pastemak… vốn hầu hết được xếp vào danh sách những cuốn tiểu thuyết lãng mạn hay nhất mọi thời đại, cho đến các câu chuyện tình best seller bán chạy trên thế
giới như: The bridges of Madison của R.J.Waller, Love story của Erich Segal, One
day của David Nicholls, Legends of the fall của Jim Harrison, The notebook, Fifty shader của E.L.James, A walk to remember của “ông hoàng tiểu thuyết tình cảm”
Nicholas Sparks… đã tạo cơ sở cho sự hình thành thể loại phim tình cảm lãng mạn trong điện ảnh Tất cả những tác phẩm văn học mà chúng tôi liệt kê trên đã được chuyển thể lên phim, và hầu hết cũng trở thành những bộ phim tình cảm lãng mạn thành công về doanh thu thương mại cùng với các giải thưởng điện ảnh danh giá trên thế giới
Phim lãng mạn là một thể loại chủ đạo và ưa thích của điện ảnh trên toàn thế giới nói chung và điện ảnh Hollywood nói riêng Đó là các câu chuyện tình, hoặc những mối quan hệ của con tim tập trung vào những đam mê, tình cảm lãng mạn (thường là nam – nữ), và lộ trình mối tình của họ sẽ phát triển theo thời gian hoặc tiến tới hôn nhân Các phim lãng mạn lấy chuyện tình hoặc việc tìm kiếm tình yêu làm trọng tâm chính cho cốt truyện Phim lãng mạn thường khám phá những chủ đề
dành cho người lớn trong cùng năm đó Năm 2015, chỉ tính riêng ở Anh đã bán được 39,8 triệu bản cứng các cuốn sách thuộc thể loại lãng mạn và khiêu dâm với trị giá lên tới gần 257 triệu USD Đây là thể loại có nhiều hình thức hoạt động sáng tạo nhất trong việc xuất bản độc lập và tự xuất bản Trong những cuốn e- book đầu tiên cũng có tên của những cuốn tiểu thuyết lãng mạn Theo công ty phân tích dữ liệu e-book Jellybooks, độc giả của thể loại này có xu hướng đọc sách lãng mạn trên smartphone nhiều gấp đôi so với thể
loại tiểu thuyết văn chương hay so với các độc giả của dòng sách phi hư cấu (Sức sống âm thầm của dòng
sách lãng mạn, Quỳnh Ca dịch theo Economist)
Nguồn: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&News=9791&CategoryID=41, ngày truy cập 15/10/2016
Trang 31quan trọng như tình yêu từ cái nhìn đầu tiên, mối tình đầu, tình yêu không được đáp lại, tình yêu ám ảnh, tình yêu ủy mị, tình yêu tinh thần, tình yêu bị ngăn cấm, tình yêu nhục dục và đam mê, tình yêu hi sinh, tình yêu lợi dụng và phá hoại…
Những bộ phim từ buổi đầu tiên của nền điện ảnh câm đã kết hợp yếu tố hiện
thực với sự lãng mạn, trí tưởng tượng Bộ phim dài 20 giây của Thomas Edison The
may irwin kiss hay The kiss (1896) nổi tiếng vì là phim đầu tiên ghi lại nụ hôn của
một đôi vợ chồng Intolerance (1916) của đạo diễn D.W.Griffith với phụ đề “Cuộc
đấu tranh của tình yêu qua mọi thời đại” kể về mối tình đơn phương giữa cô sơn nữ
khoác da thú với chàng hoàng tử Babylon Sadie Thompson (1928) của đạo diễn Raoul Walsh là bản phim chuyển thể đầu tiên từ tiểu thuyết kinh điển của Somerset
Maugham về một cô gái điếm và một nhà truyền giáo đức hạnh trên một hòn đảo nhiệt đới
Năm 2002, AFI (Viện hàn lâm phim Mỹ) đã lựa chọn 100 phim tình cảm hay
nhất thế kỷ từ danh sách 400 phim được đề cử Theo AFI, 100 phim này là “những
câu chuyện điện ảnh phức tạp về trái tim và đã trở thành một phần không thể thiếu trong lịch sử điện ảnh Mỹ”19
Trong biểu tượng là một cậu bé có đôi cánh khỏa thân và cầm cung tên, tình yêu như là diễn ngôn của trí tưởng tượng và sự lãng mạn bay bổng Chúng ta thường cho rằng bàn luận về tình yêu là một sự lãng mạn Bởi vậy xu hướng lãng mạn hóa tình yêu trong phim tình cảm là một tất yếu, từ đó mà chúng ta thường gọi
là phim tình cảm lãng mạn hay có cách nói “tình yêu là phải lãng mạn”, “lãng mạn
như phim” Theo quy luật của cảm xúc, con người luôn mong muốn và khao khát
có được một mối tình đẹp, lãng mạn, nếu có gặp trắc trở, khó khăn thì cuối cùng những người yêu nhau cũng đến được với nhau Nhưng trong cuộc sống hiện thực, phần lớn khát vọng đó không diễn ra Bởi vậy chúng ta có nhu cầu được nhìn thấy khát vọng đó ở một hình thức khác, ảo ảnh khác Phim lãng mạn ra đời thỏa mãn
19 https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_100_phim_t%C3%ACnh_c%E1%BA%A3m_c%E1%BB
%A7a_Vi%E1%BB%87n_phim_M%E1%BB%B9, ngày truy cập 15/10/2016
Trang 32“tầm đón đợi” của khán giả, vừa là lối thoát vừa là khát vọng mơ ước của người xem về những mối tình đẹp, gần như không có thực ngoài đời
Xu hướng lãng mạn hóa tình yêu trong phim, tiêu biểu nhất là nền công nghiệp điện ảnh Hollywood được thể hiện qua những công thức đặc trưng đạt tới trình độ chuẩn mực và kinh điển Dấu hiệu đầu tiên mà người xem từ mong đợi đến quy ước
cho những bộ phim tình yêu được thể hiện ở cái kết happy anding (vốn đã trở thành
thuật ngữ trong công thức và cấu trúc làm phim của Hollywood) Cụ thể là người xem muốn nhìn thấy một nụ hôn say đắm hay một đám cưới hạnh phúc ở cuối phim sau khi các cặp đôi uyên ương đã trải qua rất nhiều sóng gió để đến được bên nhau Tuy nhiên, công thức tạo ra “chất lãng mạn” được thể hiện mạnh mẽ và sinh động
nhất thông qua motip tình cảm quen thuộc như: Hoàng tử - Lọ Lem, Tình yêu sét
đánh, Mối tình đầu…, điển hình nhất là thuật ngữ Tristan và Romeo và Juliet đã trở
thành hai trong tám mẫu truyện cơ bản, phổ biến nhất để các nhà biên kịch
Hollywood xây dựng nên một cốt truyện tình lãng mạn chinh phục khán giả Tristan
là những chuyện tình tay ba (hai người yêu một người, hoặc một người yêu hai người), chàng yêu nàng nhưng không may một trong hai người hoặc cả hai đều đã
đính ước [12, tr.90] Casablanca, The bridges of Madison, Titanic, In the mood for
love… là những bộ phim tiêu biểu cho những biến thể mới của biểu tượng Tristan
trong tình yêu, nói về những mối tình ngoại hôn, tình tay ba éo le ngang trái, đều
xếp trong 100 phim tình cảm hay nhất thế kỉ do Viện hàn lâm phim Mỹ bình chọn Thuật ngữ Romeo và Juliet đã trở thành mẫu truyện tình yêu ngang trái căn bản, đơn
giản hơn nó là sự khái quát hóa của một cốt truyện tình: “Chàng gặp nàng, chàng mất nàng, chàng đi tìm/hay không đi tìm nàng – là vế nào cũng được” [12, tr.90]
(West side story, When Harry met Sally, Tge Graduate, Sleepless in Seattle, Nothing
hill, Titanic, Shakespeare in love, Wall – E, The constant, Gardener, Kiss kiss bang bang…)
Để có được một bộ phim tình yêu lãng mạn chinh phục và đáp ứng đúng “tầm đón đợi” của khán giả đại chúng, các nhà làm phim Hollywood đặc biệt quan tâm tới việc sáng tạo ra những cặp đôi yêu nhau ấn tượng, mới mẻ, mang tính thời đại,
Trang 33vừa gần gũi quen thuộc vừa được lý tưởng hóa, khiến người xem phải mơ ước Hai người yêu nhau và không dễ dàng đến được với nhau Tình yêu giữa họ phải được đặt vào những thử thách éo le, trắc trở vô cùng phong phú và đa dạng để họ có cơ hội thể hiện được tình yêu mãnh liệt cũng như đấu tranh để giành được tình yêu đích thực Đó là cuộc tình thăng trầm theo thời đại của Scarlett kiêu hãnh và Rhett
Butler hào hoa trong Gone with the wind; mối tình khác biệt về đẳng cấp giầu -
nghèo giữa nàng Rose quý tộc và chàng Jack bình dân trên con tàu huyền thoại
Titanic trong phim Titanic; tình yêu vượt qua ranh giới giữa sống và chết giữa oan hồn Sam và người vợ sắp cưới Molly trong Ghost; chuyện tình cổ tích thời hiện đại giữa cô gái điếm và một thương gia giàu có trong Pretty women; tình yêu đồng tính
bị ngăn cấm của hai chàng cao bồi trong Brokeback moutain, tình yêu giả tưởng của một cô gái và ma cà rồng trong Twillight…
Bên cạnh đó, yếu tố lãng mạn của các phim tình yêu còn được tìm kiếm và khai thác thông qua những yếu tố khác của tự sự và tính mỹ học Các yếu tố tự sự
đó là: không gian tình yêu lý tưởng và khác biệt (The English patient, The love,
Titanic, Brokeback moutain, In the mood for love, happy toghether, The hole…);
những chi tiết, tình huống lãng mạn, ấn tượng (ví dụ: anh chàng si tình Noah trong
The notebook ngày nào cũng viết một lá thư cho người yêu dù không bao giờ nhận
được hồi âm; Tô Lệ Chân và Châu Mộ Văn tập diễn cảnh tình yêu trong In the
mood for love, cô gái điếm đóng vai bạn gái bạn gái của thương gia trong Pretty women….); những câu nói, câu thoại về tình yêu ý nghĩa, chạm tới trái tim người
xem (ví dụ: “Love means never having to say you are sorry” – yêu là không bao giờ phải nói lời hối hận, trong phim Love story ; “Love is like the wind, you can ’ t see it but you can feel it” – tình yêu như một cơn gió, bạn không thể thấy nhưng bạn
luôn có thể cảm nhận được” trong phim A walk to remember…) Về tính mỹ học đó
là vẻ đẹp của hình thức thông qua những đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh như: cảnh quay, ánh sáng, âm nhạc, hình thể và diễn xuất của diễn viên
Tất cả những dấu hiệu, công thức nhằm tạo nên chất lãng mạn trong những bộ phim tình yêu không chỉ nhằm tới mục đích tạo ra tính giải trí, đáp ứng thị hiếu của
Trang 34khán giả đại chúng, mà xu hướng lãng mạn hóa đã góp phần tạo nên tính mỹ học, khát vọng lý tưởng hóa, đẹp hóa tình yêu trên phim ảnh
1.4.2 Xu hướng bi kịch hóa (tragedy)
Trong Thi pháp học của mình, Arixtot định nghĩa “bi kịch là sự mô phỏng một
hành động quan trọng và trọn vẹn có một quy mô nhất định, bằng hành động, chứ
không phải bằng câu chuyện kể, bi kịch, qua cách (khêu gợi lên – N.D) sự xót
thương và sợ hãi, thực hiện sự thanh lọc các cảm xúc đó” [2, tr.35] Trong các lý
thuyết về bi kịch và cái bi, nhất là của Heghen, các định nghĩa đều cách này hay
cách khác gắn với các khái niệm định mệnh, số phận – những cái chết như toàn bộ cuộc đời con người, hoặc gắn với khái niệm tội lỗi của nhân vật bi kịch đã vi phạm
một điều luật tối cao nào đó và phải bị trừng phạt [30, tr.161]
Mở đầu cho bài tiểu luận Tình yêu – hai ngọn lửa, một diễn ngôn tình yêu sâu
sắc của Octavio Paz, ông đã viết: “Như mọi sáng tạo lớn của con người, tình yêu là hành động kép: vừa là tột cùng hạnh phúc vừa là bất hạnh cùng cực… Ngôn ngữ dân gian, ở mọi thời và ở mọi nơi, luôn luôn phong phú trong các cách diễn đạt chất thông tục của người đang yêu: tình yêu là một vết thương, một vết thương không kín miệng” [28, tr.118] “Mọi tình yêu thảy đều bất hạnh, và tất thảy đều là cái tổ mong manh của hai sinh vật có cuộc đời ngắn ngủi đã biết rằng mình sẽ chết Từ
đam mê (pasion) có nghĩa là đau khổ và mở rộng ra nó còn ám chỉ tình cảm yêu
đương Tình yêu là nỗi đau khổ, là lòng phiền muộn bởi vì nó là sự thiếu vắng và là ham muốn được sở hữu cái mà chúng ta ham muốn mà lại không có” [28, tr.120] Kiến giải từ bản chất và quy luật của tình yêu trong cuộc sống, chúng ta nhận
ra bi kịch hay cảm hứng bi kịch là xu hướng tất yếu và hiện hữu trong các tác phẩm nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng viết về tình yêu Thực chất, xu hướng bi kịch hóa trong tình yêu cũng là một trong những chủ đề chính của chủ nghĩa lãng mạn Văn chương lãng mạn bắt nguồn từ nỗi đau thương sầu muộn trong mối tình đơn phương tuyệt vọng dẫn tới cái chết bi thảm của chàng Werther của văn hào J.W.Von Goethe Một số nhà Thơ Mới ở Việt Nam theo trào lưu lãng mạn phương
Tây đã định nghĩa “Yêu là chết ở trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà chắc được
Trang 35yêu” (Yêu - Xuân Diệu), “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời mất vui khi đã vẹn câu thề” (Hồ Zếch) Bởi vậy, có thể nói, trong ý niệm về tình yêu, con người đã nghĩ tới
những gì gọi là đau khổ, bất hạnh, bi thảm Tình yêu là cái Đẹp và cái Bi là một phần của cái Đẹp đó Thực tế đã chứng minh chúng ta xót thương và sợ hãi khi
nghe/đọc/xem một câu chuyện tình bi thảm, bởi nó liên hệ tới những ký ức và sự
trải nghiệm tình yêu của mỗi cá nhân, nhưng chúng ta lại ám ảnh và không thể quên được chúng, do đó nó tạo nên một khoái cảm Đẹp và Buồn Những biểu tượng tình
yêu bất hủ mà chúng tôi đã kể ở trên đều là những mối tình đẹp nhưng có kết cục bi thảm, bi đát với những cái chết của một hoặc cả hai người yêu nhau Những câu
chuyện tình buồn với cảm hứng bi kịch đôi khi có sức sống và khả năng thanh lọc
tâm hồn hơn những câu chuyện tình được lý tưởng hóa
Trong thể loại phim tình cảm, bên cạnh xu hướng lãng mạn hóa về tình yêu thì
xu hướng bi kịch hóa là một lựa chọn vừa mang tính mỹ học vừa đáp ứng thị hiếu của người xem Ở Hollywood, cũng như các thể loại khác, cấu trúc của phim tình
cảm được công thức hóa thành 3 hồi để hình thành nên cốt truyện mẫu (gốc): Hai
người gặp gỡ và yêu nhau – Họ trải qua những thử thách kịch tính - Cuối cùng họ
có được cái kết happy anding (xu hướng lãng mạn hóa) hoặc kết bi (xu hướng bi kịch hóa) Từ công thức đó, để có thể biến hóa nên “muôn hình vạn trạng” các
chuyện tình hấp dẫn và mới mẻ khác nhau, thì những thử thách kịch tính (mà trong
khái niệm của kịch bản được gọi là vật cản) sẽ phải rất đa dạng và phong phú Đó là
những biến cố cản trở, xung đột, khủng hoảng, mâu thuẫn về: giàu nghèo, tôn giáo, địa vị xã hội hoặc chủng tộc, bệnh tật, chia rẽ gia đình, những ràng buộc tâm lý, sự khác nhau về lối sống quan niệm định kiến, những căng thẳng của cuộc sống thường nhật, những cám dỗ, sự phản bội… tất cả đều có thể thành nguy cơ theo các cấp độ khác nhau đe dọa, phá vỡ sự gắn bó và đạt tới tình yêu của đôi uyên ương
Có thể kể ra những bộ phim điển hình sau: cái tôi và sự kiêu hãnh quá lớn cùng
những bi kịch đời thường giết chết tình yêu trong Gone with the Wind; chiến tranh
và sự xáo trộn của thời cuộc giết chết tình yêu trong Casablanca, The English
Patient; bổn phận và trách nhiệm giết chết tình yêu trong The Bridges of Madison
Trang 36County; thảm họa giết chết tình trong Titanic; lời nói dối thơ ngây giết chết tình
trong Atonement; định kiến xã hội giết chết tình trong Brokeback Mountain, Carol,
In the Mood for Love; sự vỡ mộng giết chết tình trong Revolutionary Road; sự lãng
quên giết chết tình trong Eternal Sunshine of the Spotless Mind…
Những bộ phim kể trên đều không có kết thúc bằng happy ending theo xu hướng lãng mạn hóa Bên cạnh đó, cái chết là biểu hiện cao nhất của xu hướng bi kịch hóa tình yêu Mối tình của Romeo và Juliet và cái chết bi thảm của hai người là
nguyên mẫu gốc, biểu tượng cho diễn ngôn “tình yêu đem lại cuộc sống và cái chết;
tất thảy đều phụ thuộc vào những người tình” [28, tr.122] Trong Siêu lý tình yêu,
triết gia V.Soloview đã nói “Tình yêu mãnh liệt đặc biệt thường đa số là bất hạnh,
mà tình yêu bất hạnh rất hay đẩy đến tự sát dưới hình thức này hay hình thức kia”
[35, tr.236] Cái chết minh chứng cho tình yêu đích thực (Romeo và Juliet…); cái chết chia rẽ tình yêu lãng mạn (Love story, Ghost, the English Patient, Brokeback
Mountain, Titanic, Sweet november…); cái chết là sự bế tắc cùng cực trong tình yêu
(Anna Karenina… ); cái chết là phép thử của tình yêu (Amour) và trên hết, cái chết bất tử hóa tình yêu (Romeo và Juliet)
1.4.3 Xu hướng tình dục hóa (erotic)
Bản chất của tình yêu nam nữ không chỉ thăng hoa về mặt cảm xúc, mà còn có
sự hấp dẫn nhau về mặt thể xác “Theo truyền thống, tình yêu là một tạo tác không thể dừng của tâm hồn và thể xác; giữa chúng, theo cách mở một chiếc quạt giấy, bừng nở một loạt tình cảm và cảm xúc đi từ tính dục đến thẳng tình cảm thiêng liêng, từ sự thân ái đến tình dục” [28, tr.122] Vậy nên, đề cập tới tình yêu trong mối tương quan hai mặt với tình dục là vấn đề nhân văn và nhân bản Tuy nhiên, xu hướng tình dục hóa trong phim tình cảm, tức là làm phim về tình yêu mà đề cập tới
tình dục thể hiện qua các cảnh sex, cảnh nóng có một quá trình lịch sử hình thành
phức tạp theo dòng chảy lịch sử và xu thế thời đại
Trước thế chiến II, những hình ảnh hôn nhau trên phim bị coi là cấm kị Năm
1953, hình ảnh của hai ngôi sao Burt Lancaster và Deborah Kerr nằm hôn nhau trên
bãi biển Hawaii được chọn làm poster của bộ phim From here to eternity của đạo
Trang 37diễn Fred Zinnemann đã từng là đề tài tranh luận sôi nổi Cuối thập niên 60 và đầu
70, khi cuộc cách mạng giải phóng tình dục (sexual wave) hay nữ quyền diễn ra rầm
rộ ở Âu-Mỹ, những bộ phim đề cập đến tình dục hay những cảnh nóng bỏng đã được giới kiểm duyệt nương tay rất nhiều so với trước20 Điển hình là bộ phim Last
tango in Paris (1972) một bộ phim đặt dấu mốc về những hình ảnh sex trên màn
ảnh của đạo diễn Ý Bernardo Bertolucci Trong phim, nam diễn viên kỳ cựu Marlon Brando (gần 50 tuổi) và cô đào Pháp Maria Schneider (mới 19 tuổi) đã quay những cảnh sex cực kỳ táo bạo với nhiều cảnh Maria khoả thân 100% Điều gì khiến những cảnh phim đó không bị cắt bỏ và còn được nhiều nhà phê bình khen ngợi (phim được 2 đề cử Oscar cho đạo diễn và nam diễn viên chính xuất sắc nhất)? Đơn giản bởi bộ phim thuyết phục cao về mặt câu chuyện, kể về cuộc tình phiêu lưu đầy
ân ái của Paul, một người đàn ông trung niên Mỹ bí ẩn (vợ tự sát) và cô gái trẻ xinh đẹp người Pháp Jeanne sắp lấy chồng Họ gặp nhau, ân ái với nhau mà không cần biết đến thế giới xung quanh, đến quá khứ của nhau và thậm chí không cần biết đến nhau Nhưng bên trong họ, đặc biệt là Paul với sự trống rỗng của nội tâm, vẫn là
sự giằng xé của bản ngã và sự vong thân Và cuối cùng, mối quan hệ đó dẫn họ đến một bi kịch không lối thoát với cái kết để lại nhiều nỗi ám ảnh cho người xem
Thể loại phim Erotic (khiêu dâm) là một dòng phim luôn tốn nhiều giấy mực
nhấ của giới phê bình và luôn gây được sự tò mò phấn khích ở người xem Khác với
loại phim Pornography (phim khiêu dâm thuần túy, hay còn có các tên gọi nôm na
khác là phim con heo, phim cấp 3) chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu nhục dục, Erotic
là phim có yếu tố và xu hướng tình dục thuộc dòng phim chính thống, các yếu tố khiêu dâm trong đó được sử dụng và thể hiện qua ngôn ngữ điện ảnh một cách nghệ thuật Do đó, nhiều bộ phim Erotic được đánh giá ở mức kiệt tác, là những bộ phim tạo được sức ảnh hưởng vượt tầm thời đại và đoạt rất nhiều giải thưởng điện ảnh cao quý (Oscar, Cành cọ vàng, Sư tử vàng, Gấu vàng…)
20 http://dep.com.vn/Mix-Match/Chuyen-khong-co-gi-ma-am-i/2367.dep, ngày truy cập 15/10/2016
Trang 38Điện ảnh thập niên 70 đã chứng kiến một cú đột phá về phim Erotic với In the
Realm of the Senses (1976) của đạo diễn Nhật Bản Nagisa Oshima Mối tình cuồng
nhiệt, đắm say của ông chủ Kichizo Ishida và cô hầu Sada Abe không được thể hiện qua đời sống tình cảm - tâm lý mà chúng ta vẫn thường xem thấy trên các bộ phim tình yêu, mà nó được trình hiện qua những cảnh làm tình được quay rất trần trụi chiếm tới hơn nửa bộ phim Họ yêu nhau và làm tình tới chết trong “vương quốc nhục cảm” của mình Điều đó khiến nhiều người xem choáng váng và bộ phim đã bị cấm chiếu ở nhiều nước trên thế giới21 Điều đáng nói là bộ phim này dựa theo một câu chuyện có thật xảy ra trước chiến tranh ở Nhật, như một lời cảnh báo về sự băng hoại giá trị đạo đức và sự lạm dụng tình dục Đạo diễn Nagisa Oshima đã sử dụng sex để diễn đạt và kiến tạo nên diễn ngôn tình yêu trong tương quan với diễn ngôn tính dục trong hoàn cảnh xã hội, chính trị cụ thể
Sau thập niên 70, Erotic trở thành một thể loại - một dòng phim khá phổ biến của điện ảnh phương Tây và dần trở thành một xu hướng thời đại trong điện ảnh Hollywood Tất nhiên để được công nhận và đạt đến mức nghệ thuật thì những bộ phim của thể loại này phải chuyển tải được những thông điệp xã hội, ý đồ tư tưởng
chứ không chỉ là những cảnh sex thuần tuý Trong bộ phim Lolita (1962), Eyes
Wide Shut, đạo diễn Stanley Kubrick đề cập tình dục như một sự biến thái của con
người trong xã hội hiện đại và lý giải chúng dưới góc độ phân tâm học Tình dục – ngọn nguồn của đam mê xác thịt và tội lỗi trong tình yêu được thể hiện qua các bộ
phim: Dreamers của Bernardo Bertolucci, Nine onhalf weeks, Sự quyến rũ chết
người, Bội phản của Adrian Lyne; The piano teacher của Michael Haneke (đoạt 3
giải tại Cannes 2002), Intimacy của Patrice Chéreau (giải Sư tử vàng tại Venice 2001), Antichrist của Lars von trier, Lust, caution của Lý An, Love của Gaspar
Noe… Tình dục – sự thăng hoa của cảm xúc, khi tình yêu được tình dục dẫn lối
được thể hiện qua các bộ phim: 37 độ 2 buổi sáng của Jean Jacques Beineix, The
21 1908041.html, ngày truy cập 15/10/2016
Trang 39http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/phim/sau-man-anh/nhung-bo-phim-ve-tinh-duc-gay-nhieu-tranh-cai-love của J.J Annaud, Blue is warmest colour của Abdellatif Kechiche (Cành cọ
vàng 2013), 9 Songs của Michael Winterbottom, Brokeback Mountain của Lý An
(Oscar cho giải đạo diễn 2005)…
Trong khi các bộ phim Erotic của châu Âu hầu hết mang tính thẩm mỹ và đạt giá trị nghệ thuật cao thì trong công thức làm phim tình cảm của Hollywood, đôi khi sex lại trở thành yếu tố “câu khách”, “gây sự chú ý” và “gây sốc” ở người xem như
trường hợp phim Fifty shades of grey của đạo diễn Sam Taylor Johnson Trước đó
là trường hợp bộ phim The unbearable lightness of being (Đời nhẹ khôn kham -
1988) chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của nhà văn Milan Kundera Trong tiểu thuyết gốc, thông qua cuộc sống tình cảm giữa 3 nhân vật chính, nhà văn
đề cập tới những vấn đề triết lý như sự luân hồi vĩnh hằng, nhẹ và nặng trong cuộc sống và cõi nhân sinh Nhưng khi chuyển thể lên phim, đạo diễn Philip Kaufman e ngại những chủ đề triết lý đó quá “nghệ thuật” đối với khán giả đại chúng, nên đã đi theo hướng thương mại kể về một chuyện tình tay ba nhiều ân ái giữa một người đàn ông và hai phụ nữ Cùng với những cảnh sex trần trụi đã biến bộ phim thành phim “khiêu dâm rẻ tiền”, hay có cách nói hoa mỹ hơn là “phim gợi tình nhất mọi thời đại”22
“Hãy nói chuyện về tình dục” trong tình yêu – như lời của giáo sư, nhà nghiên cứu tình dục nổi tiếng Alfred Kinsey nói, nhưng xu hướng tình dục hóa trong phim tình cảm phải được nói tới một cách nghệ thuật, từ đó kiến tạo nên những diễn ngôn
tình yêu sâu sắc Ranh giới giữa một bộ phim erotic nghệ thuật với một bộ phim
porno đôi khi rất mong manh, và những đạo diễn giỏi phải là những người đi thăng
bằng trên sợi dây chông chênh đó
Tiểu kết
Như vậy, trong chương 1 chúng tôi đã trình bày khái quát lý thuyết Diễn ngôn
và Chuyển thể, được sử dụng làm công cụ nghiên cứu của luận văn Trong vấn đề
22 dai.htm
Trang 40http://thethaovanhoa.vn/buixuanphai/details/c176n20130928204115582/phim-goi-tinh-nhat-moi-thoi-chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới “công thức làm phim chuyển thể” của điện ảnh Hollywood bởi đối tượng nghiên cứu của
luận văn là hai bộ phim The English patient và The reader là một trong số những trường hợp đó Cũng trong chương 1, chúng tôi đã nói tới Tình yêu như là diễn
ngôn thông qua việc giới thuyết và hệ thống hóa khái niệm tình yêu và biểu tượng
tình yêu, định vị nội hàm khái niệm được sử dụng trong luận văn Qua khảo sát các
xu hướng hình thành diễn ngôn tình yêu trong phim, chúng tôi nhận thấy có ba xu hướng chính: lãng mạn hóa, bi kịch hóa, tình dục hóa – cũng chính là những yếu tố đặc trưng, điển hình cho bản chất tình yêu và là công thức cơ bản của thể loại phim tình cảm 3 xu hướng này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc kết hợp cùng nhau trong một
bộ phim tình cảm không chỉ nhằm mục đích là thỏa mãn “tầm đón đợi”, thị hiếu giải trí của khán giả đại chúng mà còn góp phần tạo nên tính mỹ học và giá trị nghệ thuật trong quá trình sáng tạo nên một câu chuyện tình yêu đặc sắc