Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25112015, có hiệu lực kể từ ngày 0172016. Trên cơ sở kế thừa những điểm hoàn thiện sửa đổi những điểm còn thiếu sót hạn chế trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã hoàn thiện và từng bước khẳng dịnh được vai trò trong việc giải quyết các vụ án dân sự cũng như là các việc dân sự. Việc Toà án giải quyết vụ án dân sự là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong nhiều trường hợp Toà án đã thụ lý vụ án cần phải ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án do xuất hiện những căn cứ luật định. Tuy nhiên, việc Toà án đình chỉ giải quyết vụ án không đúng có thể dẫn tới quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự có thể xuất hiện những lý do làm cho Toà án không thể tiếp tục tiến hành tố tụng. Bởi vì việc tiếp tục giải quyết vụ án dân sự trong những trường hợp này có thể sẽ không đảm bảo quyền tham gia tố tụng của các đương sự hoặc làm cho kết quả giải quyết vụ việc không chính xác. Trong những trường hợp như vậy, Toà án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự . Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ giải quyết không đúng có thể làm cho thời gian giải quyết bị kéo dài, gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của đương sự. Các quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nếu được quy định không hợp lý có thể dẫn tới quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn sẽ không được Toà án bảo vệ hoặc thời gian giải quyết bị kéo dài, gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của đương sự. Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là rất cần thiết. Với lý do trên, em xin lựa chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý về đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong tố tụng dân sự”. Trong quá trình nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn và thiếu sót, mong quý thầy cô góp ý để em hoàn thiện hơn bài làm của mình, em xin trân trọng cảm ơn.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
Lớp : K2I
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
1
Trang 2Đề tài số 13:
Những vấn đề pháp lý về đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong tố tụng dân sự.
Trang 3án dân sự 6
2 Pháp luật Tố tụng dân sự về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự 8 2.1 Pháp luật Tố tụng dân sự về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 8 2.2 Pháp luật Tố tụng dân sự về đình chỉ giải quyết vụ án dân
Trang 4A LỜI MỞ ĐẦU
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông quangày 25/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 Trên cơ sở kế thừa nhữngđiểm hoàn thiện sửa đổi những điểm còn thiếu sót hạn chế trong Bộ luật Tố tụngdân sự 2004, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã hoàn thiện và từng bước khẳng dịnhđược vai trò trong việc giải quyết các vụ án dân sự cũng như là các việc dân sự
Việc Toà án giải quyết vụ án dân sự là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự Trong nhiều trường hợp Toà án đã thụ lý vụ án cần phải raquyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án do xuất hiện nhữngcăn cứ luật định Tuy nhiên, việc Toà án đình chỉ giải quyết vụ án không đúng
có thể dẫn tới quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự Ngoài ra, trong quátrình giải quyết vụ án dân sự có thể xuất hiện những lý do làm cho Toà án khôngthể tiếp tục tiến hành tố tụng Bởi vì việc tiếp tục giải quyết vụ án dân sự trongnhững trường hợp này có thể sẽ không đảm bảo quyền tham gia tố tụng của cácđương sự hoặc làm cho kết quả giải quyết vụ việc không chính xác Trongnhững trường hợp như vậy, Toà án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ giải quyết không đúng có thể làm chothời gian giải quyết bị kéo dài, gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của đương
sự Các quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nếu được quyđịnh không hợp lý có thể dẫn tới quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn sẽ khôngđược Toà án bảo vệ hoặc thời gian giải quyết bị kéo dài, gây thiệt hại cho quyềnlợi chính đáng của đương sự Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện vềtạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là rất cần thiết Với lý do trên, em
xin lựa chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý về đình chỉ và tạm đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự trong tố tụng dân sự” Trong quá trình nghiên cứu còn gặp
nhiều khó khăn và thiếu sót, mong quý thầy cô góp ý để em hoàn thiện hơn bàilàm của mình, em xin trân trọng cảm ơn
Trang 5các đương sự Có thể thấy “tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án
quyết định tạm ngừng giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định”.
b Đặc điểm
Thứ nhất, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải dựa trên những
căn cứ pháp lý nhất định, trên cơ sở đảm bảo các quyền của đương sự, tínhchính xác và đúng đắn trong việc gải quyết các vụ án dân sự, và việc phối hợpgiữa các cơ quan, tổ chức trong việc gải quyết vụ án dân sự
Thứ hai, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc tòa án tạm ngừng
giải quyết vụ án dân sự đã được thụ lý chứ không phải ngừng hẳn việc giải quyết
vụ án dân sự Tạm đình chỉ vụ án dân sự không phải là quyết định chấm dứt việcgiải quyết về nội dung vụ án dân sự mà nó chỉ là tạm ngưng tiến trình tố tụngđang được tiến hành do xuất hiện những tình tiết, sự kiện nhất định
Thứ ba, tính chất gián đoạn, tạm thời của việc tạm đình chỉ vụ án dân sự
đem lại sẽ được được khắc phục, mọi hoạt động tố tụng sẽ được phục hồi khinguyên nhân của việc tạm đình chỉ không còn nữa
5
Trang 6c Ý nghĩa
Việc tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án có ý nghĩa quantrọng trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Khi xuất hiệnnhững tình tiết, sự kiện làm cho việc giải quyết vụ án chưa thể tiếp tục được.Nếu Tòa án vẫn cứ tiếp tục giải quyết vụ án sẽ ảnh hưởng đến kết quả của vụ án,không đảm bảo tính khách quan và quyền lợi hợp pháp của đương sự Do vậyviệc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là cần thiết, tránh gây thiệt hại chođương sự và cho quá trình giải quyết vụ án dân sự
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, có thể xuất hiện các tình tiết, sựkiện làm cho việc giải quyết vụ án dân sự không thể tiếp tục ngay lập tức Nếutòa án bất chấp những tình tiết, sự kiện này và cứ mặc nhiên tiến hành giải quyết
vụ việc dân sự thì có thể sẽ không đảm bảo quyền tham gia tố tụng, không đảmbảo quyền bảo vệ bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đương sự Do vậy, Tòa án thụ
lý vụ án đó cần thiết phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án cho đến khi có đủ điềukiện tiếp tục giải quyết vụ án dân sự đó Tòa án sẽ tuyên bố tạm đình chỉ giảiquyết án trong một thời gian nhất định cho đến khi các tình tiết, sự kiện lànguyên nhân dẫn tới việc không đảm bảo quyền tham gia tố tụng, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp không còn tồn tại nữa
1.2 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
a Khái niệm
Dưới góc độ pháp lý, đình chỉ vụ án là việc các cơ quan tố tụng quyết
định kết thúc vụ án khi có những căn cứ luật định Trong việc giải quyết vụ án
dân sự cũng tương tự, khi có căn cứ quy định trong tố tụng dân sự, Tòa án có thểkết thúc việc giải quyết vụ án nhằm tránh xâm phạm quyền và lợi ích hợp phápcủa các bên đương sự
Có thể thấy, “Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc toà án quyết định
ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định.
Trang 7Theo đó, sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự được ngừng lại” 1.
b Đặc điểm
Thứ nhất, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải dựa trên những căn cứ mà
pháp luật đã quy định trước chứ không được tiến hành tùy tiện theo ý chí chủquan của tòa án
Thứ hai, dình chỉ giải quyết vụ án dân sự làm cho hoạt động tố tụng trong
việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý của Tòa án được ngừng lại và Tòa ánkhông giải quyết vụ án dân sự đó nữa
Thứ ba, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đã làm chấm dứt việc giải quyết
vụ án dân sự ở một giai đoạn tố tụng nào đó nhưng nó không phải là một quyếtđịnh về nội dung của vụ án dân sự mà chỉ đơn thuần là một quyết định về tốtụng làm chấm dứt việc giải quyết vụ án dân sự mà Tòa án đã thụ lý
Thứ tư, việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể được tiến hành ở Tòa
án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm, Giám đốc thẩm và Tái thẩm
Thứ năm, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án ảnh
hưởng trực tiếp đến việc định đoạt vụ việc mà Tòa án đã thụ lý giải quyết bêncạnh văn bản trả lại đơn kiện, quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các bênđương sự và bản án của Tòa án Khi đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, mọi hoạtđộng tố tụng đều phải chấm dứt Khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự thì Tòa án không tiến hành thêm bất cứ hoạt động nào để giải quyết vụ án dân
sự đó nữa
1 Minh Nhất, “Đình chỉ tố tụng dân sự ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm – Một số kiến nghị hoàn thiện”, đăng
trên http://www.tks.edu.vn
7
Trang 8c Ý nghĩa
Trước hết, việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có ý nghĩa nhằm khắcphục những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án, đảm bảo vụ
án đó được xử lý khách quan, chính xác Trong nhiều trường hợp sau khi đã thụ
lý vụ án Tòa án mới phát hiện vụ án không thỏa mãn các điều kiện thụ lý theoquy định của pháp luật Việc Tòa án chấm dứt ngay việc giải quyết vụ án sẽkhắc phục được những sai lầm từ việc thụ lý vụ án không đúng
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự còn có ý nghĩa đảm bảo quyền tự địnhđoạt của các đương sự, nhanh chóng quyết định về vụ án khi đối tượng cần giảiquyết trong vụ án không còn hoặc quyền lợi của đương sự đã chấm dứt màkhông thể kế thừa Việc tiếp tục giải quyết vụ án không thực sự cần thiết nữa bởinguyên đơn đã rút đơn kiện, các đương sự đã tự hòa giải hay đương sự chết màquyền và nghĩa vụ của họ không được kế thừa,.v.v
2 Pháp luật Tố tụng dân sự về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
2.1 Pháp luật Tố tụng dân sự về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 2.1.1 Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại Khoản 1Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Theo đó Tòa án chỉ ra quyết định tạmđình chỉ giải quyết vụ án dận sự khi có một trong các căn cứ được quy định tạiđiều này
a Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân thừa kế quyền và nghĩa
vụ tố tụng của cơ quan, cá nhân, tổ chức đó.
Trang 9Trường hợp này được quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tốtụng dân sự 2015 Có thế thấy, có hai loại chủ thể được quy định trong trườnghợp này:
Đương sự là cá nhân đã chết mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó.
Đương sự trong vụ án dân sự theo Khoản 1, Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân
sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan Ở đây xét đến đương sự là cá nhân và là có một trongcác bên đương sự đang tham gia vào quá trình giải quyết vụ án bị chết Nếu điều
đó xảy ra thì quá trình tố tụng có thể bị gián đoạn do chưa có chủ thể kế thừaquyền và nghĩa vụ tố tụng của họ Việc chưa có người thừa kế quyền và nghĩa
vụ có thể là do chưa xác định được ngay người thừa kế hoặc đã xác định đượcnhưng người đó chưa thể tham gia tố tụng Do đó, để đảm bảo quyền tham gia tốtụng, bảo đảm quyền và lợi ích của các bên đương sự, Tòa án phải tạm đình chỉ
vụ giải quyết vụ án dân sự
- Đương sự là cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, cá nhân, tổ chức đó.
Căn cứ này được áp dụng trong trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức
và là một trong những đương sự đang tham gia tố tụng mà đã hợp nhất, sáp nhậpchia, tách, sáp nhập, giải thể Nếu một trong các đương sự mà đã hợp nhất, sápnhập chia, tách, sáp nhập, giải thể trong quá trình Tòa án đang giải quyết vụ ánthì quá trình tố tụng có thể bị gián đoạn do chưa có chủ thể kế thừa quyền vànghĩa vụ tố tụng của cơn quan, tổ chức đó Do đó, Tòa án phải ra quyết định tạmđình chỉ để khắc phục tình trạng này
Để tiếp tục giải quyết vụ án dân sự thì cần phải có chủ thể kế thừa quyền
và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức Việc xác định được căn cứ theo Khoản
2 Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự thì trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức
9
Trang 10đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập,chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụngdân sự của cơ quan, tổ chức đó được xác định như sau:
Thứ nhất, trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức
là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng
Thứ hai, trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể
là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổchức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơquan, tổ chức tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tốtụng
Thứ ba, trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi
hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đótham gia tố tụng
b Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên
mà chưa xác định được người đai diện theo pháp luật.
Một người mất năng lực hành vi dân sự là người mắc các bệnh tâm thầnhoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi củamình (Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015) Người chưa thành niên là người chưa đủmời tám tuổi (Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015) Trong trường hợp đương sự làngười mất năng lực hành vi dân sự hoặc là người chưa thành niên thì họ khôngthể tự mình đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà phải cóngười đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
đó Như vậy, trong trường hợp đương sự mất năng lực hành vi dân sự, ngườichưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện tham gia tố tụng thì Tòa
án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự đó
Trang 11c Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế.
Đại diện hợp pháp của đương sự bao gồm đại diện theo pháp luật, đại diệntheo ủy quyền quan hệ đại diện có thể bị chấm dứt, thay thế khi có những sựkiện pháp lý nhất định Tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại đại diện mà cónhững căn cứ chấm dứt khác nhau, tuy nhiên, việc chấm dứt đại diện đều có mộthậu quả pháp lý chung đó là kết thúc quan hệ pháp luật giữa người đại diện vàngười được đại diện để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì Tòa
án phải tạm ngừng giải quyết vụ án dân sự đó nếu việc chấm dứt đại diện hợppháp của đương sự cần phải có người đại diện khác để tham gia tố tụng nhưngchưa có người thay thế ngay
d Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc do sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới được giải quyết vụ án.
Trường hợp Tòa án cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan làtrường hợp vụ án mà Tòa án đang giải quyết có liên quan đến vụ án hình sự,hành chính, dân sự, lao động hay hôn nhân khác Tòa án muốn giải quyết được
vụ án đang thụ lý thì phải dựa vào kết quả giải quyết các vụ việc trước đó vì khichưa có kết quả giải quyết những vụ việc có liên quan đó thì Tòa án không có đủcăn cứ để giải quyết vụ án dân sự này Trường hợp sự việc được pháp luật quyđịnh là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án
là trường hợp Tòa án thụ lý giải quyết vụ án thì phát hiện được sự việc màđương sự yêu cầu phải do cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền giải quyết trước
mà đương sự chưa yêu cầu hoặc yêu cầu nhưng chưa có kết quả giải quyết Vìvậy, trong trường hợp này Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ ándân sự và hướng dẫn đương sự gửi đơn yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền giảiquyết đó
11
Trang 12e Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ, hoặc
đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án.
Trong giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, việc ủy thác tư phápquốc tế được thực hiện hết sức khó khăn do sự khác biệt về pháp luật giữa cácnước Hơn nữa vụ việc cần phải thực hiện theo một quy trình tố tụng đặc biệt, vìvậy thời gian để có kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ
là tương đối dài Các tài liệu, chứng cứ đóng vai trò rất quan trọng Nếu quátrình cung cấp tài liệu, chứng kéo dài thì cũng như ủy thác tư pháp quốc tế, sẽlàm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự Do đó, Tòa
án cần phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự cho đế khi có kếtquả ủy thác hoặc có đầy đủ tài liệu chứng cứ để đảm bảo quyền lợi cho các bênđương sự
f Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.
Việc ban hành hay áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiếppháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường
vụ Quốc hội có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của toàn xã hội nói chung và củacác bên đương sự trong vụ án dân sự nói riêng Cần phải đợi kết quả xử lý của
cơ quan có thẩm quyền thì Tòa án mới giải quyết một cách khách quan và đảmbảo quyền lợi cho đương sự Trong thời gian chờ đợi, để không làm thời gian tốtụng kéo dài, không làm cho thời hạn tố tụng bị hết mà không giải quyết được
vụ án, Tòa án cần phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án