1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN KHÊ, HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

84 362 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế đươc, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Vậy là đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản suất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Xã Văn Khê là một xã đồng bằng nằm ở phía Đông Nam huyện Mê Linh, cách trung tâm huyện 3 km, nằm cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía Tây Nam, với tổng diện tích tự nhiên 1327,08 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp của xã là 946,45 ha. Là một xã thuần nông, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là các cây lúa, ngô, đậu tương và các cây rau màu, cụ thể: Bí xanh, cà chua, hành tây; các loại: Hoa hồng , hoa cúc. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp của xã còn gặp khó khăn, các sản phẩm nông sản chưa có đầu ra ổn định, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ dân trí chưa đáp ứng được với yêu cầu sản xuất, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy đủ. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh dẫn đến quỹ đất nông nghiệp và đặc biệt là đất canh tác bị giảm nhiều. Trong khi đó, dân số gia tăng dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng nhanh tạo ra sức ép đối với đất canh tác. Vì vậy việc định hướng cho người dân trong xã khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp là một trong những vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Để giải quyết vấn đề này thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm đề xuất hướng sử dụng đất và loại hình sử dụng đất thích hợp là việc rất quan trọng. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn xã Văn Khêhuyện Mê Linh Thành phố Hà Nội” 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (LUT) trên địa bàn xã. Định hướng các loại hình sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với địa phương. Đề xuất các giải pháp hợp lí nhằm sử dụng đất canh tác có hiệu quả theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững. 3. Yêu cầu của đề tài Đánh giá đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Phải thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi. Định hướng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN KHÊ,

HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

Sinh viên thực tập : Lê Thị Ngân

Mã sinh viên : DH00301127

Giảng viên hướng dẫn : ThS Trần Thị Oanh

Hà Nội, năm 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt

nghiệp em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cánhân

Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể thầy giáo, cô giáogiảng viên khoa Quản lý đất đai - Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường

Hà Nội đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và định hướng cho em trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp

Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị bên chi nhánh văn phòng đăng

ký đất đai huyện Mê Linh, tp Hà Nội; cán bộ địa chính xã Văn Khê đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực tập tốt nghiệp

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Trần Thị Oanh người đã định hướng, chỉ bảo, giúp đỡ và dìu dắt em trong quá trình thực tập và hoàn thành đồ án

Em xin trân thành cảm ơn đến các bạn bè và người thân đã chỉ bảo, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian quá trình học tập và tốt nghiệp

Do thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên nên không tránh khỏi những sai xót trong quá trình thực hiện đồ án.Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Văn Khê, ngày tháng 5 năm 2017

Trang 3

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặngcho con người Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh

tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất khôngthể thay thế đươc, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp Đất là cơ sở củasản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quảsản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ralương thực thực phẩm nuôi sống con người Việc sử dụng đất có hiệu quả vàbền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sứcsản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai

Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càngtăng về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xãhội Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn nhữngnhu cầu ngày càng tăng đó Vậy là đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn

về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên

và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất Đó còn chưa kể đến

sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ramạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế Do vậy, việcđánh giá hiệu quả sử dụng đất sản suất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loạihình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái vàphát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang đượccác nhà khoa học trên thế giới quan tâm Đối với một nước có nền nôngnghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sảnxuất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết

Xã Văn Khê là một xã đồng bằng nằm ở phía Đông Nam huyện MêLinh, cách trung tâm huyện 3 km, nằm cách trung tâm Hà Nội 20 km về phíaTây Nam, với tổng diện tích tự nhiên 1327,08 ha, trong đó diện tích đất nôngnghiệp của xã là 946,45 ha Là một xã thuần nông, sản phẩm nông nghiệp chủyếu là các cây lúa, ngô, đậu tương và các cây rau màu, cụ thể: Bí xanh, càchua, hành tây; các loại: Hoa hồng , hoa cúc Tuy nhiên sản xuất nông nghiệpcủa xã còn gặp khó khăn, các sản phẩm nông sản chưa có đầu ra ổn định, cơ

sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ dân trí chưa đáp ứng được với yêu cầu sảnxuất, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy đủ Trong nhữngnăm gần đây, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh dẫn đến quỹ đất nông nghiệp

và đặc biệt là đất canh tác bị giảm nhiều Trong khi đó, dân số gia tăng dẫn

Trang 4

đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng nhanh tạo ra sức ép đối với đấtcanh tác

Vì vậy việc định hướng cho người dân trong xã khai thác và sử dụnghợp lý, có hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp là một trong những vấn đề hếtsức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất Để giải quyết vấn đề này thìviệc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm đề xuất hướng sử dụngđất và loại hình sử dụng đất thích hợp là việc rất quan trọng

Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, em tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn xã Văn Khê-huyện Mê Linh- Thành phố Hà Nội”

2. Mục đích nghiên cứu đề tài

- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (LUT) trên địa bàn

3. Yêu cầu của đề tài

- Đánh giá đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn ởđịa phương

- Phải thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy

- Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi

- Định hướng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương

Trang 5

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

UNPD Chương trình phát triển liên hợpquốc

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Đất đai và vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm về đất đai

Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau:

"đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấuthành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu,

bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước ( hồ, sông, suối, đầm lầy, ).Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòngđất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, nhữngkết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nướchay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa )" [21]

Theo nguồn gốc phát sinh, nhà khoa học Đocutraiep (1864-1903) ngườiđặt nền móng đầu tiên cho khoa học đất cho rằng Đất là một vật thể có lịch

sử tự nhiên hoàn toàn độc lập, là sản phẩm của đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địahình và thời gian Đất được xem như một thể sống , nó luôn vận động, biếnđổi và phát triển

Theo C.Mác:” Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhấtcủa sản xuất nông nghiệp là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại vàtái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”

Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳngđứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật,động vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khóang sản trong lòngđất ), theo chiều nằm ngang trên mặt đất ( là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, đạihình, thuỷ văn,thảm thực vật cùng các thành phần khác ) giữ vai trò quantrọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của

xã hội loài người [21]

∗ Khái niệm đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí

Trang 7

đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâmnghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [22].

1.1.1.2. Vai trò của đất đai

Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng trong các nghành sảnxuất Nói về tầm quan trọng của đất C.Mác viết;”Đất là 1 phòng thí nghiệm vĩđại, kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, lànền tẳng của tập thể” (C.Mác 1949)

Đối với nông nghiệp đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất làđiều kiện sản xuất đồng thời là đối tượng lao động ( luôn chịu tác động trongquá trình sản xuất như: cày bừa, xới,…) và là tư liệu sản xuất hay công cụ laođộng ( sử dụng đất để trồng trọt, chăn nuôi,…)

Ngoài vai trò là cơ sở không gian đất còn có 2 chức năng đặc biệt quantrọng:

- Là đối tượng chịu tác động trực tiếp của con người trong quátrình sản xuất

- Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng muốikhoáng, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng Như vậy,đất trở thành công cụ sản xuất Năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩmphụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất Trong tất cả các tư liệu sản xuất dungtrong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này Vì vậy có thể nói đất là tưliệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong nông nghiệp

1.1.2. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững

1.1.2.1 Khái quát về sử dụng đất bền vững

Sử dụng đất bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta cũng như

nhiều nước trên thế giới Nhưng hiện tại lũ lụt, sa mạc hóa, diện tích đất trốngđồi núi trọc ngày càng tăng là nguyên nhân cảu việc sử dụng đất kém bềnvững làm cho môi trường tự nhiên ngày càng suy thoái

Khái niệm bền vững được nhiều nha khoa học trên thế giới và trongnước nêu ra và hướng vào 3 yêu cầu sau:

- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trườngchấp nhận

- Bền vững về mặt môi trường: Loại sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai, ngặnchặn sự thoái hóa đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên

- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo được đời sống xãhội

1.1.2.2 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người

về các sản phẩm được lấy từ đất ngày càng tăng Mặt khác đất nông nghiệp

Trang 8

ngày càng bị thu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác Vì vậy, sửdụng đất nông nghiệp ở nước ta cần hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quảkinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cườngnguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu Sử dụng đất nôngnghiệp dựa trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tậndụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnhhưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảmbảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai Do đó đất nôngnghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”[8].

Ngoài ra cần phải có các quan điểm đúng đắn theo xu hướng tiến bộphù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện sử dụng đấtnông nghiệp có hiệu quả kinh tế – xã hội cao Thực hiện sử dụng đất nôngnghiệp “đầy đủ và hợp lý” là cần thiết vì:

- Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý sẽ làm tăng nhanh khối lượng nôngsản trên 1 đơn vị diện tích, xây dựng cơ cấu cây trồng, chế độ bón phân hợp

lý góp phần bảo vệ độ phì đất

- Sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý là tiền đề để sử dụng cóhiệu quả cao các nguồn tài nguyên khác, từ đó nâng cao đời sống của nôngdân

- Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp trong cơ chế kinh tế thịtrường cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắn với các chính sách vĩ mônhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nền nôngnghiệp bền vững [18]

1.1.2.3 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tàinguyên cho nông nghiệp ( đất đai, lao động ) để đáp ứng nhu cầu cuộc sốngcủa con người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, môitrường và bảo vệ tài nguyên Hệ thống nông nghiệp bền vững phải có hiệuquả kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đông thời giữ gìn

và cải thiện môi trường tài nguyên cho đời sau

∗ Bền vững thường có ba thành phần cơ bản:

- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nôngnghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường

- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan

hệ con người hiện tại và cả cho đời sau

- Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý

Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” được dựa trên các quan điểm sau:

- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất

- Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất

- Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất và nước

Trang 9

- Được xã hội chấp nhận [5]

Năm nguyên tắc trên là cốt lõi của việc sử dụng đất đai bền vững, nếu

sử dụng đất đai đảm bảo các nguyên tắc trên thì đất đai được bảo vệ cho pháttriển nông nghiệp bền vững

“Nông nghiệp bền vững” đã được nhiều tác giả thừa nhận là: một cáchtriết lý và tiếp cận về việc sử dụng đất tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữ tiểu khíhậu, cây hàng năm, cây lâu năm, súc vật, đất, nước và những nhu cầu của conngười, xây dựng một cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả

Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững

về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn nhu cầucủa con người mà không làm hủy diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường[10]

Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại,vừa đảm bảo nhu cầu của các thế hệ tương lai [ 24]

Một quan niệm khác cho rằng: Phát triển nông nghiệp bền vững là sựquản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãnnhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau Để pháttriển nông nghiệp bền vững ở nước ta cần nắm vững mục tiêu về tác dụng lâubền của từng mô hình, để duy trì và phát triển đa dạng sinh học

1.1.3. Vai trò của nghành nông nghiệp

1.1.3.1. Vai trò của nghành nông nghiệp trong nền kinh tế

Nông nghiệp là ngành sản xuất giữ vị trí hết sức quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân của mọi quốc gia - cho dù quốc gia đó là nước có nền kinh tếphát triển hay đang phát triển Sở dĩ như vậy vì nông nghiệp là ngành sản xuất

và cung cấp cho con người những sản phẩm tối cần thiết của cuộc sống, đó làlương thực và thực phẩm - những sản phẩm mà với trình độ phát triển củakhoa học kỹ thuật ngày nay, chưa một ngành sản xuất nào có thể thay thếđược Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên của sự tồn tạivà phát triểnkinh tế - xã hội của mỗi đất nước

Xã hội càng phát triển, đời sống của con người càng được nâng cao thìnhu cầu của con người về lương thực và thực phẩm cũng ngày càng tăng về cả

số lượng, chất lượng và chủng loại Sự gia tăng này do hai yếu tố:

- Do sự tăng lên không ngừng của dân số

- Do sự tăng lên của nhu cầu bản thân từng con người

Chỉ có một nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao mới có hy vọngđáp ứng được những nhu cầu tăng lên thường xuyên đó

Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầuvào cho ngành công nghiệp Đây cũng là xu hướng có tính quy luật của mọiquốc gia trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Nhưng ngượclại nông nghiệp và nông thôn lại là thị trường tiêu thụ rộng lớn của công

Trang 10

nghiệp Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp bao gồm

tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, chủ yếu dựa vào thị trường trong nước

mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn Sự thay đổi về cầu trongkhu vực nông nghiệp và nông thôn sẽ có tác động trực tiếp tới sản xuất ở khuvực phi nông nghiệp Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp cũng như tại các khudân cư nông thôn là điều kiện hết sức quan trọng làm tăng nhu cầu đối với cácsản phẩm công nghiệp - tạo điều kiện nhanh cho ngành công nghiệp phát triểngiúp cho đất nước phát triển toàn diện [6]

Sản xuất nông nghiệp là một hoạt động kinh tế không thể thiếu của mỗiquốc gia trên thế giới, dù ít hay nhiều là nước phát triển hay đang phát triểnthì nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế

1.1.3.2. Vai trò của nghành nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường

* Nền kinh tế nông nghiệp theo định hướng XHCN

Từ Đại hội lần thứ VI (12/1986), Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước

ta phải chuyển hẳn từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN Sự chuyển đổi này có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn Đảng ta đòi hỏi hệ thống kinh tế nông nghiệp phải phát triển theo định hướng mới, phù hợp với quy luật kinh tế và xu thế chung của thời đại

Nét đặc trưng cơ bản của nền kinh tế theo định hướng XHCN là hệthống kinh tế mang tính hỗn hợp, đa dạng và đan xen của nhiều hình thức sởhữu, nhiều khu vực sản xuất và dịch vụ, nhiều thành phần kinh tế cùng bìnhđẳng tồn tại và phát triển trong mối quan hệ hợp tác và liên kết, cạnh tranhphù hợp với pháp luật Nhà nước và được pháp luật bảo vệ, trong đó sở hữuNhà nước, thành phần kinh tế Nhà nước là lực lượng định hướng XHCN chủyếu của hệ thống Dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, nền kinh tế nôngnghiệp nhiều thành phần phát triển trong sự chi phối ngày càng hoàn hảo của

cơ chế thị trường Thị trường và cơ chế thị trường ngày càng đóng vai tròquyết định trong việc phân phối các tài nguyên quốc gia vào sản xuất nhằmthúc đẩy sự hài hòa giữ sản xuất và nhu cầu của các hàng hóa

Nền kinh tế thị trường ra đời đối với ngành nông nghiệp đã làm nảysinh mối quan hệ cung cầu trên thị trường Đối với sản xuất nông nghiệp thìkhả năng “cung” cho thị trường là các loại nông sản phẩm còn “cầu” chonông nghiệp là các yếu tố đầu vào như giống, lao động phân bón, thuốc trừsâu Hiện nay, nếu chủ hộ không chuyên môn hoá cao trong việc sản xuấtkinh doanh, không thay đổi cơ cấu giống và thâm canh tăng vụ thì kết quả sảnxuất cũng chỉ để thoả mãn nhu cầu của mình mà không có sản phẩm đem rabán ở thị trường, hoặc sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường

Trang 11

và sẽ không có tích luỹ để đề phòng rủi ro Trong sản xuất hàng hoá rủi ro vềthị trường luôn là mối lo ngại nhất của người sản xuất.

* Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế thi trường theo địnhhướng XHCN

Ngoài những ý nghĩa to lớn của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế thì đối với nền kinh tế như nước ta (nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN) ngành nông nghiệp còn có những vài trò quan trọng như:

Việc phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng quan hệ hàng hóa - tiền tệtrong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa to lớn về kinh tế xã hội:

Thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động xã hội trong nôngnghiệp, nông thôn góp phần chuyển nền nông nghiệp từ độc canh lương thựcsang phát triển toàn diện trên cơ sở chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanhtổng hợp, tạo ra những vùng chuyên môn hóa tập trung, góp phần chuyển dịchkinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lý

Thúc đẩy việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và lợithế của từng vùng, từng điạ phương, từng chủ thể kinh doanh để tạo ra nhiềunông sản trao đổi trên thị trường, thu lợi nhuận cao

Kích thích các đơn vị sản xuất kinh doanh áp dụng tiến khoa học kỹthuật, đổi mới công nghệ, đầu tư vốn và lao động hợp lý, tiết kiệm để đạtđược năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong việc sản xuấtcác loại nông sản hàng hóa

Thông qua quan hệ canh tranh và hợp tác, quan hệ trao đổi bình đẳng giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh, giữa các ngành, các vùng trong nước và nước ngoài làm cho trình độ xã hội hóa ngày càng được mở rộng

Việc phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn tạo ranhiều tiền đề vật chất khách quan và cơ sở kinh tế cho nông nghiệp đáp ứngđược nhu cầu nhiều mặt của xã hội [6]

Đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong nông nghiệp (sở hữu nhànước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân) thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triểntheo hướng cạnh tranh giúp cho số lượng cũng như chất lượng sản phẩm nôngnghiệp không ngừng được tăng lên Điều này rất có lợi khi nông sản nước ta

có thể cạnh tranh với nông sản các nước trên thương trường quốc tế

Tương ứng với các hình thức sở hữu trên sẽ hình thành và phát triểnnhiều hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng và năng động Trong các hìnhthức tổ chức sản xuất phát triển đa dạng đó thì các nông hộ và các trạng trạinông, lâm, thủy sản được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ, đơn vị cơ

sở của kinh tế nông nghiệp nhiều thành phần Thông qua những đơn vị kinh tế

cơ sở này Nhà nước sẽ triển khai những chương trình phát triển ngành nông

Trang 12

nghiệp, giúp cho kinh tế vùng nông thôn được cải thiện Làm giảm sự chênhlệch về kinh tế giữa khu vực thành thị và nông thôn.

Các chủ thể kinh tế trong ngành nông nghiệp đều có thể tự do kinhdoanh theo pháp luật Các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vùa liên kết hợptác giúp cho trình độ xã hội hóa được nâng cao, dần giúp cho người dân ởnông thôn tiếp cận được với khoa học công nghệ làm tăng năng suất, chấtlượng nông sản

1.1.4. Loại hình sử dụng đất, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.1.4.1. Khái niệm về loại hình sử dụng đất

Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của 1vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế

xã hội và kỹ thuật được xác định [23]

Những loại hình sử dụng đất này có thể hiểu theo nghĩa rộng là các loạihình sử dụng đất chính (Major type of land use ), hoặc có thể được mô tả chitiết hơn với khái niệm là các loại hình sử dụng đất (Land use type, LUT )

Loại hình sử dụng đất chính: Là sự phân nhỏ của sử dụng đất trong khu vực

hoặc vùng nông lâm nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất các cây trồnghàng năm, lâu năm, lúa đồng cỏ, rừng [23]

Tuy nhiên trong đánh giá đất (LE), nếu chỉ xem xét việc sử dụng đấtqua các loại hình sử dụng đất chính thì chưa đủ, vì chúng chưa phản ánhđược:

- Những loại cây trồng hay giống loài cây gì được trồng? Điều này rất quantrọng vì mỗi loài, giống cây khác nhau sẽ đòi hỏi điều kiện đất đai khác nhau

- Các loại phân bón được dung đã đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cảu các loại câytrồng chưa? Đôi khi việc sử dụng phân bón không hợp lý còn làm giảm độ phìđất hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất đó

Để trả lời được những vấn đề trên, cần phải có những mô tả chi tiết hơntrong việc sử dụng đất, vì vậy một khái niệm “Loại hình sử dụng đất” (LUT)được đề cập đến trong LE

Loại hình sử dụng đất (Land use type – LUT): Là loại hình đặc biệt của sử

dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định [23] Theo H.Hulzing(1993) các thuộc tính đó bao gồm:

- Thuộc tính sinh học: Các sản phẩm và lợi ích khác

- Thuộc tính kinh tế - xã hội: Định hướng thị trường, khả năng vốn, khả nănglao động, kỹ thuật, kiến thức và quan điểm

Trang 13

- Thuộc tính kỹ thuật và quản lý: Sở hữu đất đai và quy mô quản lý đất đai; sứckéo/ cơ giới hóa; các đặc điểm trồng trọt, đầu tư vật tư, công nghệ được sửdụng, năng suất và sản lượng; thông tin kinh tế cáo liên quan đến đầu vào vàđầu ra.

- Thuộc tính về cơ sở hạ tầng: Các yêu cầu về hạ tầng cơ sở

Không phải tất cả các thuộc tính trên đều được đề cập đến như nhautrong các dự án LE mà việc lựa chọn các thuộc tính và mức đôh mô tả chi tiếtphụ thuộc và tình hình sử dụng đất của địa phương như cấp độ, yêu cầu chitiết và mục tiêu của mỗi dự án LE khác

1.1.4.2. Khái quát hiệu quả sử dụng đất

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả Nói một cách tổng chungnhất thì hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại [18]

Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờđợi hướng tới; nó có những nội dung khác nhau Trong sản xuất, hiệu quả cónghĩa là hiệu suất, là năng suất Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợinhuận Trong lao động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánhgiá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặcbằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian [2]

Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mụcđích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định Dotính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên củacon người mà ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ

ra bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánhgiá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giákết quả mà phải đánh giá chất lượng hoạt động tạo ra sản phẩm đó Đánh giáchất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả[18]

Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sửdụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất tronghoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằngtiền Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút lao động trongquá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất Riêng đối với ngànhnông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụnglao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật làsản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ýnghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm bảo sự ổn định

về kinh tế - xã hội đất nước

Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biệnpháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi

Trang 14

thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong nhữnghoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nềnkinh tế quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế [2].

Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấucây trồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hếtcác nước trên thế giới Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoahọc, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn

là mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia sản xuất nôngnghiệp [18]

Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả sửdụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó

mà phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xãhội và hiệu quả môi trường

∗ Hiệu quả kinh tế

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể

là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao độngtheo các ngành sản xuất khác nhau Theo nhà kinh tế Samuel – Nordhuas thì

“Hiệu quả là không lãng phí” Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau,Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệmchi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạtđộng sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho

xã hội [18]

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tớinền sản xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù Nó được thể hiện bằng hệthống các chỉ tiêu nhằm phản ánh các mục tiêu cụ thể của các cơ sở sản xuấtphù hợp với yêu cầu của xã hội và được xác định bằng cách so sánh kết quảthu được với chi phí bỏ ra Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu phản ánh trình độ vàchất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh nhằm đạt được kếtquả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu [8]

Tuy nhiên trong khái niệm hiệu quả kinh tế chỉ hoàn thiện khi mà trong

đó sản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối

Hiệu quả kỹ thuật: phản ánh một giá trị sản phẩm thu được trên mộtđơn vị chi phí đầu vào

Hiệu quả phân phối: phản ánh bằng giả trị sản phẩm tăng thêm trênmột chi phí tăng thêm

Có nghĩa cả hai yếu tố: giá trị sản phẩm/1 đơn vị chi phí cao và giá trịsản phẩm tăng thêm /1 đơn vị chi phí tăng thêm cao Hiệu quả kinh tế đượcquan tâm hàng đầu là khâu trung tâm để đạt được các loại hiệu quả khác.Thểhiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính [12]

Trang 15

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh

tế sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khốilượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và laođộng thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội"

∗ Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xãhội và tổng chi phí bỏ ra Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệmật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất Theo Nguyễn Duy Tính,hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác địnhbằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp

Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thunhập của nhân dân Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển,phát huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân

Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc

sử dụng đất bền vững hơn

∗ Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phảibảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệmôi trường sinh thái Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái(>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [18]

Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp vàtheo chiều hướng khác nhau Cây trồng phát triển tốt khi phù hợp với đặctính, tính chất của đất Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động củacác hoạt động sản xuất, phương thức quản lý của con người, hệ thống câytrồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường

Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm:hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánhgiá thông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp Đó là việc

sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảocho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ônhiễm môi trường

Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra

Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốtnhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sửdụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào

1.1.4.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Trang 16

- Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụngđất

+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nôngnghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đốingoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu [15]

+ Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học [20]

và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí Mốiquan hệ này có thể là quan hệ hiệu số hoặc quan hệ thương số nên dạng tổngquát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả:

Trong đó:

H: hiệu quả; K: Kết quả; C: Chi phí; 1 và 0 là chỉ số về thời gian(năm)

Hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả tính trên 1 ha đất nông nghiệp

+ Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch

vụ được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một năm)

Trang 17

+ Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chấtthường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào

và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất

+ Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số giữa GTSX và chi phí trung gian(CPTG), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó

GTGT= GTSX - CPTG

- Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng CPTG, bao gồm GTSX/CPTG vàGTGT/CPTG đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả Nó chỉ ra hiệu quả sửdụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ

- Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi raGTGT/LĐ Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu

sử dụng đất và từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội củangười lao động

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Theo hội khoa học đất Việt Nam (2000) [3], hiệu quả xã hội được phântích bởi các chỉ tiêu sau:

- Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân

- Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng

- Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân

- Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu

Các chỉ tiêu hiệu quả môi trường

Theo Đỗ Nguyên Hải, chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trongquản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là:

- Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;

- Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;

- Đánh giá quản lý đất đai;

- Đánh giá hệ thống cây trồng;

- Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệcây trồng;

- Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;

- Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đấtnông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu,phân tích trong thời gian dài Vì vậy, đề tài của em chỉ dừng lại ở việc đánhgiá:

- Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng đối với đất ( tỷ lệ các loại cây trồng

có khả năng cải tạo đất và bảo vệ đất )

- Mức đầu tư phân bón ( đánh giá mức đầu tư phân bón vô cơ vàhữu cơ)

- Mức đầu tư TBVTV ( đánh giá mức đầu tư TBVTV có nguồn gốc hoá học vàTBVTV có nguồn gốc sinh học)

Trang 18

1.1.5. Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

1.1.5.1. Cơ sở lý luận của sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Nông nghiệp là một hoạt động sản xuất mang tính chất cơ bản của mỗiquốc gia [13] Nhiều nước trên thế giới có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng củasản xuất công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc dân chiếm phần lớn,nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng những khó khăn, trở ngại trongnông nghiệp đã gây ra không ít những xáo động trong đời sống xã hội và ảnhhưởng sâu sắc đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung[8] Để nông nghiệp có thể thực hiện vai trò quan trọng của mình đối với nềnkinh tế quốc dân đòi hỏi nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vữngchắc

Sản xuất hàng hóa là một tất yếu khách quan, là thuộc tính cơ bản vàmang tính phổ biến của nền nông nghiệp phát triển Nghiên cứu sự tiến triểncủa nền nghiệp, nhiều nhà kinh tế đã chia quá trình phát triển sản xuất nôngnghiệp ra ba giai đoạn: nông nghiệp tự cung tự cấp, nông nghiệp đa dạng hóa,nông nghiệp chuyên môn hóa cao

Giai đoạn nông nghiệp tự cung tự cấp: Sản xuất nông nghiệp chỉ phụcphụ cho nhu cầu của chính mình, sản xuất hoàn toàn dựa vào tự nhiên, quy

mô nhỏ độ rủi ro cao, chưa có sản phẩm hàng hóa

Giai đoạn đa dạng hóa sản xuất: Chủng loại cây trồng vật nuôi đãphong phú hơn, hạn chế được tình trạng bấp bênh, sản phẩm nông nghiệp mộtphần tiêu dùng cho gia đình, một phần để trao đổi, từ giai đoạn này đã cóhàng hóa nông sản

Giai đoạn ba: Nông nghiệp được chuyển sang sản xuất chuyên mônhóa, sử dụng máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khối lượngsản phẩm lớn năng suất lao động cao, sản phẩm sản xuất hoàn toàn cho thịtrường [10]

Theo ông Mazoyer giáo sư trường đại học Pháp - người chuyên nghiêncứu sâu về hệ thống nông nghiệp trên thế giới thì chỉ có tiến lên hệ thống canhtác thâm canh cơ giới hóa vốn đầu tư lớn, khả năng đảm nhận diện tích lớn thìmới có năng suất lao động và thu nhập cao, sản phẩm hàng hóa tạo ra nhiều.Điều đó chứng tỏ rằng chỉ khi nào thực hiện công nghiệp hóa, sản xuất trênmột cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tư liệu sản xuất bằng máy móc mới đưalại năng suất lao động cao, có lượng hàng hóa lớn để bán, khi đó mới thúc đẩynền sản xuất phát triển [10]

Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm được sản xuất ra không phải đểthỏa mãn nhu cầu cá nhân cuả người sản xuất mà là để trao đổi trên thị trườngthì được gọi là sản phẩm hàng hóa

Sản xuất hàng hóa là một tất yếu khách quan, một thuộc tính bên tronglâu dài của chính sự phát triển nông nghiệp nước ta theo định hướng XHCN

Trang 19

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa có những ưu thế đặc biệt.

Nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động

xã hội Trong kinh tế hàng hóa có sự tác động của quy luật giá trị, sự nghiệtngã của cạnh tranh, sự khắt khe của thị trường và quy luật cung cầu buộcngười nông dân phải năng động và biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm,nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp cho phù hợp với nhu cầu xãhội Khi có sản xuất hàng hóa, quá trình xã hội hóa sản xuất nhanh chóngđược thúc đẩy làm cho sự phân công chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâusắc, hợp tác hóa chặt chẽ, hình thành các mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau,hình thành thị trường trong nước và thế giới, thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ

và tập trung sản xuất, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa, bình đẳng và tiến bộ xãhội Vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá mang lại rất nhiều lợiích

Chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là sự tiến hóa hợpquy luật Đó là quá trình chuyển nền nông nghiệp truyền thống, manh mún,lạc hậu thành nền nông nghiệp hiện đại

1.1.5.2. Khái niệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm do lao động của con người tạo nên để trao đổi.Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra các sản phẩm để bán trao đổi với người tiêudùng Sét về phương diện lao động đó là hoạt động trao đổi cho nhau Cơ sởcủa sự trao đổi là sự phân công và hợp tác lao động Phân công và trao đổiphát triển dựa trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất trước hết là công cụlao động, phản ánh trình độ xã hội hóa sản xuất trên cả ba mặt: kinh tế - xãhội, kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - tổ chức [10]

Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm được sản xuất ra không phải đểthỏa mãn nhu cầu cá nhân cuả người sản xuất mà là để trao đổi trên thị trườngthì được gọi là sản phẩm hàng hóa [23]

Theo học thuyết của Các Mác, hàng hoá là sản phẩm được sản xuất rakhông phải để cho người sản xuất tiêu dùng mà nó được sản xuất ra để bán.Hàng hoá được bán ở thị trường [7] Như vậy, sản xuất hàng hóa là sản xuất rasản phẩm để bán Đó là hình thức tổ chức nền sản xuất xã hội trong đó mốiquan hệ kinh tế giữa những người sản xuất biểu hiện qua thị trường qua việcmua bán sản phẩm lao động của nhau [6] Đối với hệ thống trồng trọt, nếumức hàng hoá sản xuất được bán ra thị trường dưới 50% thì gọi là hệ thốngtrồng trọt thương mại hoá một phần, nếu trên 50% thi gọi là hệ thống trồngtrọt thương mại hoá (sản xuất theo hướng hàng hoá) [11]

1.1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa

a. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên

Trang 20

Đối tượng của sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu là các cây trồng vậtnuôi có quá trình sinh trưởng và phát triển theo quy luật tự nhiên Cho nênchúng gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc vào điề kiện tự nhiên Các yếu tố tự nhiênnhư: đất, nước, thời tiết khí hậu, địa hình, vị trí địa lý, các hệ sinh thái rừng,biển,… có tác động rất lớn Nó có thể thúc đẩy hay ức chế sự phát triển sinhtrưởng của cây trồng vật nuôi [10]

Sản xuất hàng hóa thực sự chỉ có hiệu quả khi nó thích ứng với điềukiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên là cơ sở tự nhiên phân công lao động xã hộitrong nông nghiệp Điều này đòi hỏi phải lựa chọn một tập đoàn vật nuôi, câytrồng thích ứng với điều kiện tự nhiên của từng vùng và phải khai thác lợi thế

so sánh của từng nơi để đáp ứng nhu cầu của thị trường Phải nâng cao trình

độ chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, gắn với sản xuất chế biến [23]

Yếu tố khí hậu

Nhìn chung khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm nhứng có tínhchất phân hóa mạnh mẽ, đặc biệt là miền núi do hình thể các khối núi chia cắtdịa hình và các dòng lưu khí hậu Trải dài trên 15 vĩ độ, Việt Nam có 7 tiểuvùng khí hậu khác nhau nên chúng ta có thể đa dạng hoá các loại cây trồng,vật nuôi

Sự chênh lệch về vĩ độ, độ cao đã tạo nên những nét đặc trưng củatừng tiểu vùng sinh thái khác nhau, miền Bắc có mùa đông lạnh, nhiệt độtrung bình 22,2-23,50C, lượng mưa trung bình 1.500-2.400mm,tổng số giờnắng từ 1.650-1.750 giờ/năm là ưu thế để phát triển các loại cây rau vụ đôngnhư các loại đỗ, bắp cải, xúp lơ…, các cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới có thểtrồng được ở đây như táo, đào,… Đối với miền Nam khí hậu mang tính xíchđạo, nhiệt độ trung bình 22,6-27,50C, lượng mưa trung bình 1.400-2.400mm,giờ nắng trên 2.000 giờ/năm thì lại phù hợp với các loại cây trồng có nguồngốc nhiệt đới như xoài, mãng cầu,…Ở các vùng núi cao có khí hậu mát thíchhợp cho các loại cây nhiệt đới còn có các loại cây ôn đới, á nhiệt đới hay phùhợp với những loại cây trồng khó tính hơn như các loại hoa Chính vì thế Khíhậu là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bố các loại câytrồng, cũng như thời vụ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp

Yếu tố đất trồng

Ngoài khí hậu thì đất cũng có vai trò phân bố các loại cây trồng mỗiloại đất phù hợp với những loại cây trồng nhất định Trong nông nghiệp,ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được [16].Cũng có thể hiểu đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thểmọc được Đất luôn biến đổi do tác động của mặt trời, sức nóng, nước giócũng như ảnh hưởng của thực vật, động vật và con người

Theo N.Borlang người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho

Trang 21

cây trồng ở tầm cỡ thế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối vớinông dân thiếu vốn là độ phì đất Đặc tính cơ bản nhất của đất là độ phì củađất (độ màu mỡ của đất) là khả năng đáp ứng được thức ăn, nước và các điềukiện thích hợp khác cho yêu cầu của cây trồng trong suốt thời gia sinh trưởng

và phát triển để đạt được năng suất và sản lượng cao [17]

Nước ta tại các vùng đất khác nhau thì phù hợp với những loại câykhác nhau Vùng ĐBSH được hình thành và bồi tụ thường xuyên bởi phù sacủa hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, còn ĐBSCL là hệ thống sôngCửu Long nên địa hình tương đối bằng phẳng chất lượng đất tốt, rất phù hợpcho việc trồng lúa Vùng Duyên hải miền Trung đất được hình thành bởi sựbồi tụ của các con sông lớn, đa số đất nông nghiệp là đất rẫy có độ dốc lớn dễ

bị rửa trôi khi gặp mưa kéo dài theo mùa vì vậy phù hợp với các cây lâu năm,

và các cây lâm nghiệp bảo vệ môi trường Vùng Tây Nguyên rất thích hợp vớicác loại cây trồng công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, caosu,… Vì có lớp đất đỏ bazan mầu mỡ

Yếu tố cây trồng

Ngoài khí hậu và đất trồng thì yếu tố cây trồng cũng đóng vai trò quantrọng trong việc quyết định năng suất, sản lượng cây trông, các giống câytrồng mới với chất lượng và năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn xuấthiện ngày càng nhiều Sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển gắn với việctăng hệ số sử dụng đất Vì vậy, những tiến bộ trong công tác giống cây trồng

đã tạo cơ hội cho việc phát triển nông nghiệp hàng hoá

Đánh giá đúng đắn các đặc điểm tự nhiên, xác định được đúng câytrồng vật nuôi có lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối để lựa chọn phát triểnthích hợp với từng tiểu vùng là vấn đề có ý nghĩa kinh tế sinh thái to lớn

b. Nhóm yếu tố kỹ thuật và công nghệ

Đây là nhóm yếu tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản xuất Kỹ thuậtcông nghệ quyết định phương pháp sản xuất bằng thủ công hay bằng máymóc cơ khí, máy móc tự động hóa… Ngày nay cách mạng khoa học kỹ thuật– công nghệ của thế giới bước vào giai đoạn ba - giai đoạn phát triểncao.Trong nông nghiệp đã có nhiều công nghệ cao thúc đẩy sản xuất nôngnghiệp, phát triển nhanh tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cao

Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nước phát triển, khi cótác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thìcũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất Do đó trong quá trìnhphát triển ngành nông nghiệp nước ta đã tiếp thu được nhiều giống cây trồng,vật nuôi có năng suất cao hơn Các giống lúa lai đã được đưa vào trồng và đã

có bước nhảy vọt về năng suất và thay đỏi cơ cấu mùa vụ, luân canh câytrồng Từ chỗ phải nhập hoàn toàn các giống lúa lai thì giờ đấy các nhà khoahọc trong nước đã tạo ra được các giống lúa lai mới đã chủ động rất nhiều

Trang 22

trong việc cung cấp giống cho người nông dân Các loại chất kích thích sinhtrưởng, phân vi sinh có tác dụng điều hòa dinh dưỡng cho cây cũng được ápdụng nhiều nơi mang lại kết quả thiết thực

Nhiều công nghệ mới đang từng bước vận dụng trong sản xuất nôngnghiệpở nước ta, những tiết bộ và công nghệ mới đó thực sự mang lại hiệuquả nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện trong việc thay đổi

cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế nhiều vùng ở nước ta [10]

Kỹ thuật trồng trọt cũng không kém phần quan trọng giúp cho năngsuất cây trồng tăng lên , tăng hệ số sử dụng đất

c. Nhóm các nhân tố kinh tế tổ chức

Nhóm nhân tố này bao gồm:

Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất

Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào ĐKTN (khí hậu,

độ cao tuyệt đối của địa hình, tính chất đất với khả năng thích hợp của đất,nguồn nước và thực vật) làm cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật nuôihợp lý, nhằm khai thác đất theo chiều rộng một cách đầy đủ, hợp lý, tạo điềukiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hóa, chuyên mônhoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Hình thức tổ chức sản xuất

Phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ

sở sản xuất là cần thiết Vì vậy cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó

d. Nhóm yếu tố về kinh tế xã hội

Các yếu tố kinh tế - xã hội chi phối lớn tới sản xuất nông nghiệp hànghóa là thị trường và các yếu tố khác như: lao động, tư liện sản xuất, vốn

∗ Thị trường hàng hóa

Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất sản phẩm gì, sản xuất như thếnào để đạt hiệu quả cao đều do nền thị trường quyết định Cầu thị trường làcăn cứ thúc đẩy người sản xuất lựa chọn cho mình khả năng tham gia cụ thểvào thị trường sao có lợi nhất về từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể ở mỗivùng, mỗi địa phương Theo Nguyễn Duy Tính (1995), 3 yếu tố chủ yếu ảnhhưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là:

- Năng suất cây trồng,

- Hệ số quay vòng đất

- Thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra

Trang 23

Trong cơ chế thị trường, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa chọn hànghoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng hợp tác, liên doanh,liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầu thị trường cầnvới chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng Muốn mở rộngthị trường trước hết phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin,

dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn , quy hoạch các vùng trọng điểm sảnxuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì, bán ở đâu, mua tưliệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì Sản phẩm hàng hoá của ViệtNam cũng sẽ rất đa dạng, phong phú về chủng loại chất lượng cao và giá rẻ vàđang được lưu thông trên thị trường, thương mại đang trong quá trình hộinhập là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuấthàng hoá có hiệu quả

Thị trường ngày càng phát triển làm cho sản phẩm hàng hóa nông sảncũng ngày càng đa dạng, phong phú Nó đòi hỏi nhiều về số lượng, cao vềchất lượng nông sản hàng hóa Thị trường chỉ có thể thừa nhận nông sản hànghóa khi mà sản phẩm hàng hóa đó thỏa mãn được yêu cầu của thị trường Vìvậy nhân tố thị trường tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngthôn nói chung và khối lượng, cơ cấu và chất lượng của nông sản hàng hóanói riêng

Là một đất nước nông nghiệp Việt Nam có rất nhiều ngành hàng hoánông sản, từ gạo, cà phê, cho tới thuỷ hải sản…Các ngành hàng này đóng vaitrò như xương sống của ngành nông nghiệp trong nước Tuy đã đạt đượcnhững thành tựu không nhỏ, nhưng về bản chất, các ngành nông sản vẫn cònmang nhiều đặc trưng của một nền sản xuất nông nghiệp tự cấp tự túc Khibước vào nền sản xuất hàng hoá, hầu hết các ngành nông sản trong nước luôngặp rất nhiều khó khăn

Ngoài yếu tố thị trường trong nước trong phát triển nông nghiệp hànghóa hóa thì việc mở rộng thị trường quốc tế theo hướng kinh tế mở là rất cầnthiết

Việc tham gia thị trường khu vực và quốc tế đã ảnh hưởng sâu rộng đếnhoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, và qua đó ảnh mạnh đến kinh tế củatoàn xã hội Các ngành hàng gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su…không phát triểnmạnh như ngày hôm nay nếu không tiếp cận được với thị trường quốc tế [23]

Trong thời đại ngày nay, quá trình quốc tế hóa nền kinh tế đã và đangtạo ra khả năng cho mỗi quốc gia đều có thể tham gia và hòa nhập vào nềnkinh tế thế giới trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so sánh của mình nhằmtăng hiệu quả cho nền kinh tế đất nước

Trang 24

∗ Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng

Muốn mở rộng thị trường trước hết phải phát triển hệ thống cơ sở hạtầng, hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn , quy hoạch cácvùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì,bán ở đâu, mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì Đây là nềntảng cho hoạt động sản xuất lưu thông, nó phản ánh trình độ phát triẻn của lựclượng sản xuất, thể hiện trình độ kỹ thuật và khả năng cải tạo nền sản xuất

e. Nhóm yếu tố quản lý nhà nước

Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế của mình thông qua việc

sử dụng các giải pháp kinh tế Đây là nhân tố ảnh hưởng hưởng rất lớn tới quátrình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp Sản xuất hàng hóa luôn gắn với thịtrường Thị trường với bản chất của nó mang tính tự phát Vì thế không có sựcan thiệp của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường thì quá trình sản xuấthàng hóa tự phát khó tránh những rủi ro dẫn tới lãng phí cho nền kinh tế, gâythiệt hại đối với người sản xuất cũng như người tiêu dùng [6]

Ngày nay, hầu hết các nước đều thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chếhỗn hợp Đó là cơ chế kinh tế kết hợp giữa bàn tay vô hình điều tiết kinh tế thịtrường và bàn tay hữu hình của nhà nước điều tiết bằng các chính sách vĩ mô

Hệ thống chính sách về đất đai, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hỗ trợ có ảnhhưởng lớn đến sản xuất hàng hoá của nông dân

Đó là công cụ để nhà nước can thiệp vào sản xuất nhằm khuyến khíchhoặc hạn chế sản xuất các loại nông sản hàng hoá

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới, tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km2 Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6% Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5% Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên Đất đai thế giới phân bố không đều giữa các châu lục và các nước (châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, Châu Đại Dương chiếm 6%) [8]

Trang 25

Theo tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) cho biết, tình trạng thoái hoá đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe doạ tới tình hình an ninh lương thực đối với khoảng ¼ dân số trên thế giới Năng suấtcây trồng giảm, giá lương thực tăng cao, nguồn dự trữ thấp.Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng tăng và thiên tai đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu đói cho hàng triệu người ở các nước đang phát triển Theo ước tính của FAO, khoảng 1,5 tỷ người tương đương ¼ dân số thế giới sống phụ thuộc trực tiếp vào đất, vốn đang bị thoái hoá mạnh Trong thời gian dài, thoái hóa đất đang

mở rộng trên phạm vi toàn thế giới và tác động tới hơn 20% diện tích đất nông nghiệp, 30% đất lâm nghiệp và 10% đất đồng cỏ Sự xói mòn đất dẫn tớiviệc giảm năng suất đất đây cũng là nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoạicác nguồn tài nguyên và sinh thái làm mất đa dạng sinh học và các nguy cơ khác[11]

Việc con người khai thác và sử dụng bừa bãi không có khoa học làm cho đất nông nghiệp giảm về cả số lượng Nhiều vùng đất trên thế giới đã trở thành sa mạc không thể canh tác được, các hệ sinh thái đất khô cằn rất nhậy cảm với việc khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý Nghèo đói, mất

ổn định chính trị, phá rừng chăn thả quá múc và các hoạt động tưới tiêu nghèonàn đều đóng góp vào sa mạc hóa Tại Châu Phi, phía nam Sahara, với 66% đất đai là sa mạc khô cằn đây là vùng đất đang gặp rất nhiều nguy cơ Khoảng1,2 tỷ người của hơn 110 nước đang bị đe dọa bởi vấn đề này[8]

Hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá, nhiều nhất ở vùng Châu Mỹ Latinh và Châu Á Braxin hang năm mất 1,7 triệu ha rừng, Ấn Độ 1,5 triệu ha rừng, Inđônêxia 900.000 ha và Thái Lan gần 400.000 ha Đối vớicác nước có dân số đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh sự suy thoái hóa đất ở, đất rừng đã tác động đáng kể tới nông nghiệp Đối với cácnước như Campuchia, Lào nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu gỗ, chế biến các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng vốn phong phú

Việc tàn phá rừng kéo theo sự hủy diệt của nhiều loài động vật, thực vật

và làm mất tính đa dạng sinh học tự nhiên Cân bằng sinh thái bị phá vỡ làm hàng triệu ha đất bị hoang mạc hóa[10]

Việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp không bền vững sẽ làm trầm trọng vòng luẩn quẩn: suy thoái dất - mất đa dạng sinh học - biến đổi khí hậu Suy thoái hóa đất làm nghèo dinh dưỡng, phá hủy cân bằng chu trình nước và góp phần làm mất an ninh lương thực, tỷ lệ nghèo đói gia tăng, cùng với mức tăng dân số và hàng loạt các nhu cầu của con người về các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng thì cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững rõ ràng là đã thất bại.

Trang 26

1.2.2. Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2013 ViệtNam có tổng diện tích tự nhiên là 33.096,731 nghìn ha, trong đó đất nôngnghiệp là 26.822,953 nghìn ha, đất sản xuất nông nghiệp cả nước 10.231,717nghìn ha So với 10 nước trong khu vực Đông Nam Á, tổng diện tích tự nhiêncủa Việt Nam đứng thứ 2 nhưng bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầungười của Việt Nam đứng vị trí thứ 9 trong khu vực Đặc biệt là trong tổng sốđất đó có tới hơn hai phần ba diện tích là đất đồi núi dốc, còn lại gần mộtphần ba là đồng bằng

Theo điều 10 Luật đất đai Việt Nam năm 2013 thì tổng diện tích đất tựnhiên được chia thành 3 nhóm lớn là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phinông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (đất trồngcây hàng năm, đất trồng cây lâu năm), đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản,đất làm muối, đất nông nghiệp khác

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp nước ta là 10.231,717 nghìn hachiếm 38,15% tổng diện tích đất nông nghiệp Diện tích đất lâm nghiệp là15.845,333 nghìn ha chiếm 59,07% tổng diện tích đất nông nghiệp Diện tíchđất nuôi trồng thủy sản là 707,827nghìn ha chiếm 2,63% tổng diện tích đấtnông nghiệp, còn lại 30,6 nghìn ha là đất làm muối và đất nông nghiệp khác

Bảng 1.1 Diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam

Đơn vị: Nghìn ha

STT Các vùng cả nước Diện tích đất tự

nhiên

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp

Trang 27

Thực tế mấy năm trở lại đây, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại Dẽ nhậnthấy một điều là diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp do tốc độ “cắtxén” đất nông nghiệp để chuyển sang xây dựng đô thị và các khu côngnghiệp

Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ởnước ta, đặc biệt là ở vùng miền núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất Các dạng thoáihoá đất chủ yếu là: Xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cânbằng dinh dưỡng, đất chua hoá mặn hoá, phèn hoá bạc mầu, khô hạn và samạc hoá, đất ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở, ô nhiễm đất

Trên 50% diện tích đất ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tích đất ởvùng miền núi có những vấn đề liên quan tới quá trình suy thoái hóa đất, ởmiền núi, nguyên nhân suy thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu do phươngthức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tìnhtrạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp

lý, lạm dụng các chất hữu cơ trong sản xuất, việc triển khai các công trìnhgiao thông, nhà ở,…Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái cácquần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trênđầu người đã tới mức báo động

Việt Nam hiện nay có khoảng 9 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hoá,chiếm 28% tổng diện tích đất trên toàn quốc Trong đó trên 5 triệu ha đất chưa

sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hoá nặng

và 1 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao Nước ta đã xuất hiện hiện tượng

sa mạc hoá cục bộ tại các giải đất hẹp dọc bờ biển miền Trung

Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với mộtnước nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp, đặcbiệt là đất trồng lúa thiếu thận trọng vào bất cư việc gì cũng đều gây lãng phí

và con cháu chúng ta sẽ gánh chịu những hậu quả khó lường

Trang 28

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Toàn bộ quỹ đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản của xãVăn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

- Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn xã

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Trên địa bàn xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố HàNội

- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2015 – 2016

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan tới sử dụng đất đai

và sản xuất nông sản hàng hóa

2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn xã năm 2016

- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ một số cây trồng của xã

- Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại xã

2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 2.2.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã

theo hướng sản xuất hàng hóa

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Trang 29

- Điều tra thu thập số liệu sơ cấp:

+ Điều tra, khảo sát ngoài thực địa: Phương pháp này thu thập thông tin mangtính định tính từ việc quan sát trực tiếp các kiểu, loại hình sử dụng đất canhtác

- Điều tra số liệu thứ cấp:

+ Điều tra thu thập về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, thổnhưỡng,… Về kinh tế xã hội: Tình hình dân số, việc làm, lao động, tình phìnhphát triển kinh tế xã hội và định hướng kinh tế, Tài liệu liên quan đến tàinguyên đất

+ Điều tra các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Xác định yêucầu các loại hình và đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất đất( kinh tế,

xã hội, môi trường) từ đó lựa chọn ra các loại hình sử dụng đất hiệu quả vàđịnh hướng phát triển trong tương lai

2.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân

Phương pháp này sử dụng trong điều tra phỏng vấn một số hộ gia đình

cá nhân thông qua phiếu điều tra phỏng vấn với nội dung chuẩn bị sẵn nhằmphục vụ cho yêu cầu của đề tài Em tiến hành điều tra 50 hộ gia đình trực tiếpsản xuất nông nghiệp, phiếu được phát ngẫu nhiên dựa trên các thông tin thuthập được về các hộ

Tài liệu thu thập nhằm đánh giá chi tiết tình hình sản xuất nông nghiệpcủa các nông hộ tại xã Văn Khê Thông qua việc điều tra nông hộ từ bộ câuhỏi có sẵn để lấy các số liệu chi tiết về thu nhập, chi phí, đặc điểm cơ bản của

hộ, các hình thức cũng như những loại hình sử dụng đất mà hộ đang làm, mức

độ thích hợp của cây trồng đối với đất và môi trường, việc áp dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật của hộ dân trong huyện như thế nào?

2.3.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Đây là phương pháp phân tích và xử lý các số liệu thô đã thu thập được đểthiết lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm ra nguyên nhâncủa nó Trên cơ sở đó để đưa ra các biện pháp cần thực hiện

2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

- Phân tích hiệu quả kinh tế

Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:

∗ Giá trị sản xuất thu được (GTSX): Là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ratrong kỳ sử dụng đất

∗ Chi phí trung gian( CPTG): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản xuấtquy ra tiền sử dụng trực tiếp cho quá trình sử dụng đất( giống , phân bón,

thuốc hóa học, dụng cụ, nguyên vật liệu, ).

∗ Giá trị gia tăng( GTGT): Là giá trị sản phẩm vật chất mới tạo ra trong quátrình sản xuất trong 1 năm hoặc 1 chu kỳ sản xuất, được xác định bằng giá trịsản xuất trừ chi phí trung gian

Trang 30

∗ Hiệu quả lao động và tiền vốn: GTGT/ 1đơn vị chi phí(1 đồng); GTGT/1công lao động.

- Phân tích hiệu quả xã hội:

Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội bao gồm:

∗ Mức thu hút lao động: Nhu cầu sử dụng lao động,tạo ra việc làm của các kiểu

sử dụng đất

∗ Giá trị ngày công lao động của kiểu sử đất

∗ Hiệu quả đồng vốn đầu tư vào sản xuất

- Phân tích hiệu quả môi trường:

Hiệu quả môi trường thông qua phân tích các chỉ tiêu sau:

∗ Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng đối với đất (tỷ lệ các loại cây trồng

có khả năng cải tạo đất và bảo vệ đất)

∗ Mức độ sử dụng phân bón hóa học của các kiểu sử dụng đất so với quy trình.( đánh giá mức sử dụng phân bón vô cơ và hữu cơ )

∗ Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường.( đánh giámức sử dụng TBVTV có nguồn gốc hóa học và nguồn gốc sinh học vào đất)

2.3.5. Phương pháp kế thừa

Đây là phương pháp mà trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã kếthừa các phương pháp, số liệu tài liệu sẵn để làm tài liệu số liệu tham khảo,nghiên cứu

Trang 31

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Văn Khê, huyện Mê Linh, tp.

- Phía Bắc giáp xã Đại Thịnh huyện Mê Linh

- Phía Đông giáp xã Tráng Việt huyện Mê Linh

- Phía Nam giáp Sông Hồng

- Phía Tây giáp xã Hoàng Kim huyện Mê Linh

Trang 32

Hình 3.1: Vị trí địa lý xã văn Khê

3.1.1.2. Địa hình

Văn Khê là xã thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, phía Nam của xã có consông Hồng chảy qua và có đoạn đê trung ương bảo vệ Địa hình của xã thấp dầntheo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Cao độ khu vực trong vàngoài đê không chênh nhau lớn

Phía trong đê cao độ từ 7.5m đến 9.5m Phía ngoài đê cao độ từ 8,9 11,4m Nhìn chung địa hình toàn xã khá bằng phẳng thuận lợi cho việc sảnxuất nông nghiệp

-3.1.1.3. Khí hậu

Mang đặc điểm chung của khí hậu huyện Mê Linh cũng như của thànhphố Hà Nội, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa Từ tháng 5 đến tháng 10 làmùa hạ, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều Từ tháng 1 đến tháng 4 năm sau là mùaĐông, thời kỳ đầu khô lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa phùn, ẩm ướt Giữa haimùa là thời kỳ chuyển tiếp tạo cho khu vực huyện nói chung và khu vực quyhoạch nói riêng có 4 mùa phong phú: Xuân, Hạ, Thu, Đông

- Nhiệt độ trung bình năm 23o C

Trang 33

+ Nhiệt độ trung bình cao nhất 32oC - 34oC (tháng 5 - tháng 8), thường kèmtheo mưa to

+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất có năm xuống dưới 10oC (tháng 12 đến tháng 1), có khi kèm theo sương muối

- Độ ẩm không khí trung bình 80%

- Lượng mưa trung bình năm từ 1600mm ÷ 1800mm Mưa theo mùa, tập trungchủ yếu vào tháng 6 ÷ tháng 7 Có đợt mưa kéo dài 2 - 3 ngày, lượng mưa đođược 300mm ÷ 400mm

- Số giờ nắng trung bình 1600 giờ ÷ 1800 giờ/năm

- Hướng gió chủ đạo: Gió Đông Nam về mùa hè, gió Đông Bắc về mùa đông.Vận tốc gió trung bình 2m/s, khi có gió bão vận tốc gió có thể đạt tới 20 ÷

30m/s

3.1.1.4. Thuỷ văn - địa chất thủy văn

Xã Văn Khê có 3,6 km đê sông Hồng đi qua, dọc theo phía Nam là consông Hồng chảy qua Đây là con sông cung cấp nước chính trong việc tướitiêu cho xã, phục vụ toàn bộ diện tích đất nông nghiệp Việc tưới tiêu của xãkhá thuận lợi

Do địa hình thấp xuống phía Đông Nam, địa hình bằng phẳng, hệ thốngtưới tiêu được chủ động, nên những năm gần đây xã Văn Khê không xảy ratình trạng khô hạn, ngập úng, mất mùa Đây là điều kiện rất thuận lợi cho sảnxuất nông nghiệp

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Đất đai trên địa bàn xã Văn Khê gồm 3 loại chính:

- Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua glay trung bình hoặcglay mạnh Đất có địa hình vàn trũng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợpcho sản xuất 2 vụ lúa

- Đất phù sa không được bồi, trung tính, glay mạnh ngập nước vào mùa mưa,phân bố ở vùng trũng trong xã, hàng năm bị ngập nước liên tục, thường cóglay cạn, tỷ lệ mùn khá, độ pH từ 5,5-6,0 thích hợp cho việc trồng lúa, nuôitrồng thủy sản

- Đất feralit màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ Đất chua, cấu tạo viêntươi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung tính, thích hợp cho việc bố trícác loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày

b. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của xã Văn Khê khá phong phú và đa dạng được cungcấp từ 2 nguồn chính là nước mặt và nước ngầm

Trang 34

Nước mặt bao gồm sông Hồng (lưu lượng trung bình 3.860m3/s, lớnnhất 10.700m3/s) và 1 số ao hồ cung cấp lượng nước khá lớn phục vụ nhu cầusản xuất và sinh hoạt của dân trong xã.

Qua điều tra cho thấy xã có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú,chất lượng nước ngầm tương đối tốt, có thể khai thác trong độ sâu từ 8-30m tùytheo mùa, theo vùng và đang được khai thác phục vụ sinh hoạt cho nhân dân quahình thức giếng khơi, giếng khoan của các gia đình, tuy nhiên chất lượng nướckhá tốt có thể sử dụng được phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt

Theo số liệu của UBND xã Văn Khê:

- Dân số toàn xã nam 2016: 15.215 người, 3.675 hộ, trung bình 4,14người/hộ:

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm 1,43 %;

+ Thành phần dân tộc: Kinh;

+ Mật độ dân số: 1146 người/km2 tập trung chính ở 2 thôn

Bảng 3.1: Hiện trạng phân bố dân cư.

so dân số

Số hộ

Trang 35

b. Tình hình lao động và việc làm

Tính đến thời điểm 2016, toàn xã có :

+ Tổng lao động toàn xã 10.553 người trong độ tuổi lao động, chiếm69,36% dân số

+ Số lao động qua đào tạo khoảng 3.924 chiếm tỉ lệ 37,18%

Trang 36

Bảng 3.2: Tổng hợp hiện trạng dân số lao động xã Văn Khê

5 Dân số phân theo nghề

1 Lao động trong độ tuổi Người 10.553 69,36% dân số

2 LĐ đang làm việc trong các

Tình hình phát triển kinh tế năm 2016 trên địa bàn xã Văn Khê như sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Những năm qua, kinh tế xã Văn Khê có

tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 12,0%/năm Thu nhập bình quân đầu ngườiđạt 28,29 triệu đồng/người/năm

Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế có mức chuyển biến tích cực, giảm tỷ

trọng nghành sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng nghành nghề và dịch vụ.Tuy nhiên nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của xã Tỷtrọng các nghành kinh tế trong năm 2016 như sau:

Trang 37

Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế năm 2016

Trong đó:

- Tổng thu về trồng trọt năm 2016 ước đạt: 187.102,67 triệu đồng, so với cùng

kỳ năm 2015 tăng 19%, đạt 119 % kế hoạch

- Tổng thu từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản năm 2016 ước đạt 65.300 triệuđồng, so với cùng kỳ năm 2015 tăng 25,3 %; đạt 100,5 % kế hoạch Trongđó:

+ Tổng số đàn trâu bò: 396 con, ước thu về giá trị đạt: 1.800 triệuđồng

+ Tổng số đàn lợn: 6.100 con, ước thu về giá trị đạt: 27.500 triệuđồng

+ Tổng đàn gia cầm, thuỷ cầm: 221.500 con, ước thu về giá trị đạt:28.000 triệu đồng

- Ngành dịch vụ thương mại năm 2016 ước đạt: 155.000 triệu đồng, sovới cùng kỳ năm 2015 tăng 42,8%; đạt 114,8 % kế hoạch

Thực trạng ngành sản xuất nông nghiệp:

Cơ cấu nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp có chuyển biến tích cực theohướng sản xuất hàng hóa tỷ trọng trồng trọt giảm từ 54,02% năm 2011 xuốngcòn 39,78% năm 2016; tỷ trọng nghành chăn nuôi ngày càng tăng thêm năm

2011 là 12,96% đến năm 2016 là 16,03%

Trong trồng trọt do thay đổi cơ cấu ngành nên diện tích trồng trọt có xu

hướng tăng thêm Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định qua các năm theohướng sản xuất hàng hóa và đạt hiệu quả kinh tế cao Trồng trọt vẫn giữ vị tríchủ đạo trong cơ cấu nông nghiệp cảu xã và là nguồn thu chính của ngườidân Sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của thịtrường

∗ Sản xuất nông nghiệp của xã trong những năm gần đây

Nông nghiệp trong những năm qua của xã phát triển và chuyển đổimạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa.Tổng thu nhập nghành trồng trọt năm

2016 đạt 187,103 tỷ đồng tăng 19%, đạt 119 % kế hoạch, tổng thu nhậpnghành chăn nuôi- nuôi trồng thủy sản ước đạt 65,300 tỷ đồng tăng 25,3 % so

Trang 38

(Nguồn: UBND xã Văn Khê năm 2012-2016)

Hình 3.3: Giá trị cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi-thủy sản, dịch vụ năm 2012-2016

Việc chuyển dịch cơ cấu nghành trong những năm qua nhìn chung khá

ổn định, không có chuyển dịch lớn giữa các ngành với nhau

Trong những năm qua giá trị kinh tế của xã luôn ổn định và phát triển

theo chiều hướng tăng nguyên nhân có sự cố gắng của các nghành và toàn thể

nhân dân trong xã đã nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật, các loại cây giống vật nuôi

có giá trị năng suất cao, phù hợp với đồng ruộng và điều kiện tự nhiên của

vùng

Thương mại dịch vụ trong những năm qua có những phát triển, giá trị

dịch vụ thương mại tăng đều

3.1.2.3 Thực trạng phát triển hạ tầng xã hội, dân cư và nhà ở

Tập trung tại khu vực trung tâm: Hành chính, thông tin, y tế, văn hóa, giáo

dục thuận tiện trong sử dụng nhưng vẫn hạn chế trong việc tạo dựng cảnh quan

khu trung tâm

a. Trụ Sở HĐND - UBND:

Trụ sở UBND xã có diện tích đất rộng 4161 m2, nằm ở vị trí giao thông thuận

lợi

b. Giáo dục:

Năm học 2015 - 2016 đã có nhiều học sinh giỏi, giáo viên giỏi được

cấp trên tuyên dương, khen thưởng Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ

công tác giảng dậy ngày được quan tâm đầu tư Trong năm đã tổ chức hội

nghị biểu dương, khen thưởng cho các gia đình học tập; dòng họ học tập; giáo

Trang 39

viên; học sinh có thành tích xuất sắc năm học 2015 - 2016 và Tân sinh viên đỗđại học hệ chính quy năm 2016 (Trong đó: 10 dòng họ học tập; 05 giađình học tập; 05 giáo viên; 15 học sinh; 51 Tân sinh viên).

Các trường học trên địa bàn xã đã được đầu tư xây dựng tương đốikhang trang, trên địa bàn xã có một trường mầm non đạt tiêu chuẩn quốc giavới diện tích là 5388m2, trường tiểu học Văn Khê A đạt chuẩn quốc gia vớidiện tích 7019m2

c. Trạm y tế:

Xã có 1 trạm y tế đã được xây dựng khang trang sạch sẽ, đầy đủ trangthiết bị y tế, với tổng diện tích đất 1.948 m2 bao gồm 3 dãy nhà cấp 4

+ Số phòng bệnh: 11 phòng+ Số người: 8 người

+ Số giường bệnh: 7 giường+ Tỷ lệ trẻ em được tiêm đủ các loại vắc xin là 100%

d. Điểm bưu điện VH:

Có một điểm bưu điện văn hóa xã được xây dựng kiên cố, trong đó baogồm:

+ Đại lý bưu điện, thùng thư công cộng, máy vi tính đã kết nốimạng internet, và một số sách báo tạp chí

+ Internet: Hiện tại UBND xã và 1 số nhà đã kết nối internet Trongthời gian tới cần phổ biến mạng viễn thông rộng hơn

e. Chợ:

Hiện tại xã chưa có chợ tập trung Trong xã chỉ hình thành một số chợcóc để nhân dân buôn bán và trao đổi hàng hóa với diện tích 5.602 m2

f. Hiện trạng khu dân cư và nhà ở:

Nhà ở: 100% hộ dân có nhà ở, ngói hoá 100%, chất lượng nhà loại khá.Toàn xã có 2 thôn, mật độ dân số ở từng thôn tương đối đồng đều, bán kínhhoạt động sản xuất nói chung thuận lợi

3.1.2.4 Cơ sở hạ tầng- kỹ thuật

a. Giao thông

- Mạng lưới giao thông toàn xã phân bố tương đối đều, đường trục xã và đường

nội thôn, tổng diện tích đất giao thông 38,1ha bình quân 26,1m2/người

- Mạng lưới giao thông toàn xã phân bố tương đối đều.

Trang 40

- Đường trục xã tổng số có 10,87 km đường, đã cứng hoá 9,45 km đạt 86,93%,

mặt cắt trung bình: 3.5 - 4.0m, có rãnh thoát nước một bên

- Đường trục thôn tổng số có 9.47 km, đã cứng hoá 100%, mặt cắt các trục

chính 3.5-4m, có một số trục có mặt cắt lớn để ra hồ xóm 6, trục chính xóm4,5,6; đường giáp ranh Tráng Việt mặt cắt: 6m, các đường khác trung bình 2,5

- 3m

- Đường ngõ xóm: có 2 thôn 17 xóm với tổng số 17.8 km đường đã được bê

tông hoá 11.57km, mặt cắt trung bình 3.5m

- Hệ thống rãnh thoát nước dọc các đường liên thôn khoảng 10.5km, còn thiếu

nắp đậy, thiếu hệ thống hố ga

- Hệ thống đường nội đồng có 18,6 km mặt 3,5 - 4m chưa được cứng hoá.

b. Cấp nước

- Hiện tại các thôn xóm dân cư và các công trình công cộng trên địa bàn xã sử

dụng các nguồn nước như sau:

- Công trình công cộng: Sử dụng nước giếng khoan.

- Khu dân cư: 100% số hộ của toàn xã sử dụng nước giếng khoan có hệ thống

lọc với độ sâu trung bình 15 - 20 m Các hộ gia đình có bể hoặc lu nước mưa,trữ nước trong mùa mưa

Trạm lưới: Các trạm lưới 10/0,4 kV trong xó dựng trạm đặt ngoài trời treo

trên cột Các máy biến áp dùng loại 3 pha cú 04 trạm

- Sử dụng điện tại xó Văn Khê đạt 100%

- Nguồn điện cung cấp cho xã Văn Khê chỉ có 01 nguồn nên không đảm bảo

cấp điện liên tục

d. Thoát nước và vệ sinh môi trường:

Nước thải sinh hoạt:

Xã có hệ thống thoát nước nhưng chưa hoàn chỉnh (chỉ có hệ thốngđường trục chính xã khoảng 10.5km), nước thải sinh hoạt toàn xã được thoátchung nước mưa, nước thải từ các hộ gia đình được thoát ra rãnh hở venđường, một phần chảy thấm tự nhiên trên mặt đất rồi tự chảy ra rãnh, mương,ruộng theo hướng dốc địa hình

Vệ sinh môi trường:

Ngày đăng: 06/07/2017, 22:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Bùi Văn Ten (2000), “Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghệp nông nghiệp Nhà nước”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 4, trang 199-200 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghệp nông nghiệp Nhà nước
Tác giả: Bùi Văn Ten
Năm: 2000
23. htp;www. VOVNEWS.vn Đài tiếng nói Việt Nam, (10/11/2007) “Thận trọng khi sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thậntrọng khi sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp
1. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2014). Quyết định số: 1467/QĐ- BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2013 Khác
2. Bách khoa toàn thư Việt Nam http:dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn 3. Hội Khoa học đất Việt Nam(2000). Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệpHà Nội Khác
4. Đường Hồng Dật (2008). Kỹ thuật bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội Khác
5. Thái Phiên (2000). Sử dụng, quản lý đất bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
6. Kinh tế nông nghiệp(1996), Bộ môn kinh tế nông nghiệp, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, NXB Nông nghiệp Khác
7. Các Mác (1949), Tư bản luận - tập III, NXB Sự thật, Hà Nội Khác
8. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
9. Nguyễn Duy Tính(1995). Nghiên cứu hệ thống cây trổng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
10. Nguyễn Văn Man, Trịnh Văn Thịnh (2002), Nông nghiệp và bền vững cơ sở và ứng dụng, NXB Thanh Hoá Khác
11. Hà Thị Thanh Bình (2000), Bài giảng hệ thống canh tác nhiệt đới. Trường ĐH Nông Nghiệp I, Hà Nội Khác
12. Quyền Đình Hà (2005), Bài giảng kinh tế đất, Trường ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội Khác
13. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinhtế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
15. Vũ Thị Phương Thuỵ và Đỗ Văn Viện (1996), Nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng ở ngoại thành Hà Nội, Kết quả nghiên cứu khoa học Kinh tế nông nghiệp, 1995 – 1996, NXBNN, Hà Nội Khác
16. Kinh tế tài nguyên đất, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, NXB Nông nghiệp Khác
17. Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, NXB Nông nghiệp Khác
18. Khổng Ngọc Thuận(2009)Thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mê Linh, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Khác
19. Đỗ Nguyên Hải (1999), Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp, Tạp chí Khoa học đất, số11, tr 20 Khác
24. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự, (1998), Kinh tế nông nghiệp, NXBNN, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w