1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

11 564 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

Các em thân mến Theo kế hoạch của Bộ kì thi THPT Quốc gia năm 2018 sẽ tiếp tục kế thừa tính ưu việt của năm 2017. Về các môn thi, các em thi bắt buộc ba môn toán, ngữ văn, tiếng anh và một môn tự chọn bài khoa học tự nhiên hoặc bài khoa học xã hội. Về giới hạn kiến thức là cả khối 11 và khối 12. Nhằm chuẩn bị tốt kiến thức nền tảng sinh học khối 11 cho kì thi sắp tối của khối 12. Sau đây thì xin giới thiệu các đề thi trắc nghiệm đã được thầy biên tập theo các chủ đề để gửi tới các em. Các bài tập trắc nghiệm này được thầy sưu tầm và biên soạn mới. Hy vọng qua các bài tập trắc nghiệm này sẽ giúp ích cho các em trong việc cũng cố lại kiến thức và sẽ đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia năm 2018. Trân trọng kính chào

Trang 1

CHƯƠNG I: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

A TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

I TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI CÂY.

1 Cấu trúc phân tử nước.

- Nước gồm hai nguyên tử H và một nguyên tử oxi liên kết cộng hóa trị Nguyên tử oxi có lực hút mạnh đối với hidro nên làm cho điện tử từ nguyên tử hidro bị lệch khỏi vị trí bình thường, do đó phân tử nước bị phân cực mạnh (lưỡng cực), đầu nguyên tử O tích điện âm, đầu nguyên tử H tích điện dương

- Do tính phân cực nên nước dễ dàng cho H phản ứng với oxi của các phân tử khác Chúng cũng liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô, đồng thời liên kết mạnh với các phân tử phân cực khác,

2 Tính chất của nước

- Tính phân cực: Do cặp electron dùng chung trong liên kết hóa trị bị lệch về phía nguyên tử O

nên vùng nguyên tử O mang điện tích âm (-), vùng nguyên tử H mang điện tích dương (+)

- Tính liên kết hiđrô của nước: Do các phân tử nước phân cực nên các phân tử nước có thể liên

kết với nhau nhờ các liên kết hiđrô (được hình thành giữa đầu nguyên tử O tích điện âm và đầu nguyên tử H tích điện dương) tạo nên cột nước liên tục hoặc tạo màng phin bề mặt khối nước

- Tính điều hòa nhiệt đột của nước: Nước điều hòa nhiệt độ bằng cách hấp thụ nhiệt từ không

khí khi nóng quá và thải nhiệt dự trữ khi quá lạnh

- Tính cách li của nước nhờ trạng thái đá đông nổi: Khi nhiệt độ thấp hơn 00C nước bị đông thành đá nhưng không chìm xuống dưới mà nổi lên trên bề mặt tạo nên một lớp cách li ở phía dưới sâu, do đó vào mùa đông nước đóng băng các sinh vật vẫn có thể sống trong nước ở các tầng sâu dưới lớp băng

3 Vai trò của nước trong đời sống của thực vật.

a Vai trò hiđrat hóa của nước

- Nước có liên kết hidro đã liên kết với các phân tử có oxi khác hoặc với nhóm khác có điện tích

âm tạo nên một vài tầng nước Lớp nước hydrat mỏng bao quanh các hạt keo là các phân tử hữu

cơ như prôtêin, axit nucleic…đóng vai trò như là lớp áo bảo vệ cấu trúc sống của tế bào chống lại các tác động bất lợi của môi trường

b Nước như là chất hóa học

- Là nguyên liệu trong các phản ứng sinh hóa trong quá trình trao đổi chất của tế bào Ví dụ:

Trong pha sáng của quang hợp, nước có vai trò là nguyên liệu, thực hiện quá trình quang phân li giải phóng oxi và phát sinh điện tử cao năng tạo lực khử, khử CO2 thành cacbôhiđrat

c Nước như là một dung môi

- Hầu như toàn bộ các phản ứng sinh hóa trong tế bào thực vật đều xảy ra trong môi trường nước.

4 Các dạng nước trong cây

- Nước tự do: là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào, trong các khoảng gian bào,

trong các mạch dẫn…không bị hút bởi các phần tử tích điện hay dạng liên kết hóa học Dạng nước này vẫn giữ được tính chất bình thường của nước và có vai trò rất quan trọng: làm dung môi, làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước, tham gia vào một số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể

- Nước liên kết: là dạng nước bị các phần tử tích điện hút bởi một lực nhất định hoặc trong các

liên kết hóa học ở các thành phần của tế bào Dạng này không có đầy đủ các đặc tính của nước nhưng có vai trò đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào Dạng nước này có vai trò quan trọng trong quá trình chống chịu của cơ thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường như khô hạn-nóng lạnh

Trang 2

II CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở THỰC VẬT

1 Chức năng của rễ:

- Hấp thụ nước và chất khoáng

- Dẫn truyền chất dinh dưỡng từ bề mặt hấp thụ (lông hút rễ đến mô dẫn của rễ)

- Neo chặt hay cố định để nâng đỡ cây ở thế đứng vững trong không gian

- Vai trò cực kì quan trọng trong việc giữ hạt keo đất tại chỗ tránh hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất, bảo vệ trạng thái cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên đất-nước- thực vật

2 Cấu tạo và hình thái của rễ có liên quan với chức năng như thế nào?

a Hình thái của rễ.

- Rễ gồm 4 miền:

+ Miền đỉnh sinh trưởng: Có mô phân sinh đỉnh và bao chóp rễ bảo vệ rễ

+ Miền dãn dài: Kéo dài tế bào làm dãn dài tế bào

+ Miền lông hút: Có các tế bào lông hút thực hiện hút nước và muối khoáng

+ Miền trưởng thành: Có các mạch dẫn có chức năng dẫn truyền

b Cấu tạo giải phẫu cắt ngang của rễ.

- Cấu tạo một lát cắt ngang của rễ, từ ngoài vào trong gồm:

+ Biểu bì- lớp tế bào vỏ  lớp tế bào nội bì ở trong cùng của lớp vỏ đai caspari ở vách bên

 hệ mạch gồm mạch rây và mạch gỗ  trong cùng tủy, chứa chất dự trữ

c Đặc điểm tế bào lông hút.

- Đặc điểm tế bào lông hút phù hợp với chức năng hấp thu nước:

+ Thành tế bào mỏng, không phủ lớp cutin

+ Có một không bào trung tâm to chứa nhiều chất dự trữ duy trì áp suất thẩm thấu cao

+ Hô hấp mạnh làm áp suất thẩm thấu của tế bào tăng cao

d Sự phát triển bề mặt hấp thụ

Sự phát triển bề mặt gồm:

+ Hệ rễ phân nhánh nhiều, ăn sâu lan rộng và có nhiều lông hút

+ Rễ hấp thụ nước trực tiếp vào tế bào lông hút rồi vào tầng vỏ, qua tầng nội bì vào mạch gỗ thông qua hệ dẫn truyền symplast (con đường xuyên qua tế bào chất)

+ Nước có thể không xâm nhập vào tế bào lông hút mà vận động dọc theo thành tế bào và các khoảng gian bào (hệ apoplast)

+ Tầng nội bì có mặt dãi đai caspari không thấm nước, lá chắn đối với sự dẫn truyền nước và vật chất vào trụ mạch dẫn Do đó tất cả nước và các chất khoáng phải đi qua phần sống của tế bào nội bì vào trung trụ Nhờ đó cây có cơ hội tiến hành điều chỉnh lượng nước và kiểm tra chất hòa tan hấp thụ từ đất vào cây

Hình 1.1: Cấu tạo của rễ và cấu trúc giải phẫu của rễ

Trang 3

e Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và muối khoáng.

- Thiếu O2 làm tế bào lông hút hô hấp kị khí tạo ra chất độc hại làm rụng lông hút

- pH thấp (đất chua, phèn) là rụng tế bào lông hút

- Cây bị ngặp mặn làm cho áp suất thẩm thấu ngoài dịch đất cao gây khó khăn cho hấp thụ nước

- Bón phân quá nhiều làm tăng áp suất thẩm thấu dịch đất gây khó khăn cho việc hấp thụ nước

- Đất bị nén chặt làm cho rễ cây không thể tăng trưởng và phát triển bề mặt hấp thụ

III SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC Ở RỄ

1 Hấp thụ nước ở rễ

a Giai đoạn hấp thụ nước từ đất vào lông hút

- Cơ chế duy trì áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút:

+ Do sự thoát hơi nước ở lá tạo ra Khi lá thoát hơi nước liên tục sẽ dẫn đến trong tế bào lông hút thường xuyên thiếu nước và đây là động lực đầu trên của quá trình hút nước

+ Hoạt động trao đổi chất ở tế bào lông hút đã tạo ra một số các hợp chất, ví dụ đường, các axit hữu cơ làm tăng áp suất thẩm thấu trong rễ và làm tăng khả năng hút nước của rễ Đây là động cơ dưới của sự hút nước

b Giai đoạn hút nước từ lông hút vào mạch gỗ (xilem) của rễ

- Được gọi là vận chuyển khoảng cách ngắn, gồm cả dẫn truyền apoplast và symplast:

+ Con đường apoplast (gian bào): Thông qua vách tế bào và khoảng gian bào, nước được vận chuyển từ đất →

qua tế bào lông hút →

nhu mô vỏ →

tầng nội bì Nhưng tới lớp nội bì thì con đường này bị chặn lại do gặp đai caspari và nước được chuyển sang vận chuyển theo con đường symplast, để điều chỉnh dòng nước đi vào mạch gỗ

- Con đường symplast (qua tế bào chất hoặc qua chất nguyên sinh): gồm các con đường sau: + Qua tế bào chất: Nước được vận chuyển đi tế bào chất từ tế bào lông hút →

nhu mô vỏ → nội bì →

mạch gỗ Động lực cho con đường này là do tăng áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến nội bì và mạch gỗ

c Cơ chế của sự hút nước ở rễ.

- Hấp thụ thụ động (chủ yếu): Khi môi trường đủ nước và nồng độ chất tan bên trong tế bào

lông hút lớn hơn trong môi trường đất thì nước được hấp thụ theo nguyên tắc khuếch tán thẩm

Hình 1.2: Vận chuyển nước qua rễ

Trang 4

thấu từ nơi có nồng độ chất tan thấp (thế nước cao) đến nơi có nồng độ chất tan cao (thế nước thấp) Như vậy, phương thức này chỉ xảy ra khi:

+ Trong đất có nước phong phú và được tưới tiêu hợp lí

+ Nước được vận động chậm nhưng rất dễ dàng từ lớp mao dẫn của đất vào tế bào biểu bì, cuối cùng vào trong hệ mạch dẫn của rễ

+ Theo hệ mạch gỗ (xylem) nước hướng lên các bộ phận khí sinh, đặc biệt là lá, do đó duy trì gradien nồng độ từ tế bào lông hút đến mạch gỗ và cho phép quá trình hấp thụ nước theo cơ chế thụ động tiếp tục diễn ra

- Hấp thụ chủ động: Khi môi trường thiếu nước, các bơm hoạt động và dùng năng lượng ATP để

bơm các ion đặc hiệu (là những chất dinh dưỡng) ngược gradien nồng độ từ tế bào lông hút ra dịch đất, do đó nước thẩm thấu vào rễ nhanh chóng hơn

2 Hấp thụ muối khoáng ở rễ

Phận biệt cơ chế hấp thụ thụ động và cơ chế hấp thụ chủ động ở rễ cây:

Vai trò Hình thức hấp thụ không phổ biên Hình thức hấp thụ phổ biến

Vận chuyển Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao (dịch

rễ) đến nơi có nồng độ cao (tế bào lông hút)

Vận chuyển các chất từ nơi có nồng

độ thấp (dịch đất) đến nơi có nồng

độ thấp (tế bào lông hút)

Năng lượng Không tiêu tốn ATP Tiêu tốn ATP

Kênh Khuếch tán trực tiếp qua các kênh

prôtêin xuyên màng Nhờ các bơm prôtêin đặc hiệu trênmàng trên màng

Hình 1.3: Cơ chế hấp thụ khoáng ở rễ BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1: Đơn vị hút nước của rễ là

A tế bào lông hút B tế bào biểu bì C không bào D tế bào rễ

Câu 2: Ở thực vật thuỷ sinh cơ quan hấp thụ nước và khoáng là

Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn hán sinh lý?

I Trời nắng gay gắt kéo dài II Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài III Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn IV Cây bị thiếu phân

Trang 5

Câu 4: Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp

thụ H2O và ion khoáng là

A Số lượng tế bào lông hút lớn B Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả

C Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút

D Số lượng rễ bên nhiều

Câu 5:.Nguyên nhân chính dẫn đến cây trên cạn ngập úng lâu bị chết là do:

I Tính chất lí, hoá của đất thay đổi nên rễ cây bị thối

II Thiếu ôxy phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ

III Tính luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới

IV Không có lông hút thì cây không hấp thu được nước cân bằng nước trong cây bị phá huỷ

A I, II, III B II, III, IV C I, II, IV D I, III, IV

Câu 6:.Dạng nước nào sau đây không giữ được tính chất vật lí, hoá học, sinh học của nước trong

cây?

C Nước tự do hoặc liên kết D Nước trọng lực

Câu 7:.Sự vận chuyển nước và muối khoáng theo con đường gian bào là:

A Con đường vận chuyển nước và khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào

B Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào

C Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào

D Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo các các cầu nối nguyên sinh chất giữa các

tế bào

Câu 8:.Một số thực vật ở cạn, hệ rễ không có lông hút (ví dụ thông, sồi, ) Chúng hấp thu nước

và ion khoáng nhờ

A lá B nấm rễ C thân D tất cả các cơ quan của cơ thể

Câu 9:.Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?

I Năng lượng là ATP

II Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất

III Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi

IV Enzim hoạt tải (chất mang)

A I, IV B II, IV C I, II, IV D I, III, IV

Câu 10:.Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây?

A Chủ động B Khuếch tán C Có tiêu dùng năng lượng ATP D Thẩm thấu

Câu 11: Điều nào sau đây là không đúng với dạng nước tự do?

A Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào

B Là dạng nước chứa bị hút bởi các phân tử tích điện

C Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn

D Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào

Câu 12: Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là

C tế bào biểu bì non và lông hút D tế bào vỏ

Câu 13: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của dạng nước tự do?

A Tham gia vào quá trình trao đổi chất

B Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh

C Giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể

D Làm dung môi, làm giảm nhiệt độ khi thoát hơi nước

Trang 6

Câu 14: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là

A thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn

B thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn

C thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ

D thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn

Câu 15: Nước liên kết có vai trò:

A Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể

B Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước

C Làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh

D Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào

Câu 16: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương

thức nào?

A Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ cần ít năng lượng

B Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ

C Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ không cần tiêu hao năng lượng

D Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ cần tiêu hao năng lượng

Câu 17: Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?

A Độ ẩm đất khí càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn

B Độ đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng

C Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn

D Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít

Câu 18: Lông hút có vai trò chủ yếu là

A lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây

B bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc

C lách cào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được ôxy để hô hấp

D tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng

Câu 19: Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có

độ mặn cao là

A các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất

B các ion khoáng là độc hại đối với cây

C thế năng nước của đất là quá thấp

D hàm lượng oxy trong đất là quá thấp

Câu 20: Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất?

A Miền lông hút nước và muối kháng cho cây

B Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra

C Chóp rễ che chở cho rễ

D Miền bần che chở cho các phần bên trong của rễ

Câu 21: Tác dụng chính của kỹ thuật nhổ cây con đem cấy là

A bố trí thời gian thích hợp để cấy

B tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp

C không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống

D làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước va muối khoáng cho cây

Câu 22: Biện pháp nào giúp cho bộ rễ cây phát triển?

A Phơi ải đất, cày sới, bừa kĩ

B Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất

Trang 7

C Vun gốc và xới đất quanh gốc cây.

D Tất cả các biện pháp trên

Câu 23: Biện pháp nào quan trọng giúp cho bộ rễ cây phát triển?

A Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ

B Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất

C Vun gốc và xới xáo cho cây

D Tất cả các biện pháp trên

Câu 24: Tại sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?

A Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm B Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng

C Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng D Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm

Câu 25: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào

A hoạt động trao đổi chất B chênh lệch nồng độ ion

C cung cấp năng lượng D hoạt động thẩm thấu

Câu 26: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào

A građien nồng độ chất tan B hiệu điện thế màng

C trao đổi chất của tế bào D cung cấp năng lượng

Câu 27: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ?

Câu 28: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua bộ phận nào?

C Tế bào lông hút D Tế bào biểu bì

Câu 29: Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế nào?

A Hoạt tải từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

B Thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

C Thẩm thấu và thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

D Thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

Câu 30: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường

nào?

A Gian bào và tế bào chất B Gian bào và tế bào biểu bì

C Ggian bào và màng tế bào D Gian bào và tế bào nội bì

Câu 31: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào yếu tố nào?

A Hoạt động trao đổi chất B Chênh lệch nồng độ ion

C Cung cấp năng lượng D Hoạt động thẩm thấu

Câu 32: Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì

A rễ cây thiếu ôxi, nên cây hô hấp không bình thường B lông hút bị chết

C cân bàng nước trong cây bị phá hủy D tất cả đều đúng

Câu 33: Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường do:

A Phá hủy hệ vi sinh vật đất có lợi B Ảnh hưởng xấu đến tính chất của đất

C Làm giảm ô nhiễm môi trường D Tất cả đều sai

Câu 34: Nhiều loài thực vật không có lông hút rễ cây hấp thụ các chất bằng cách nào?

A Cây thủy sinh hấp thụ các chất bằng toàn bộ bề mặt cơ thể

B Một số thực vật cạn ( Thông, sồi…) hấp thụ các chất nhờ nấm rễ

C Nhờ rễ chính

D Cả A và B ;

Câu 35: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:

A Hoạt động trao đổi chất B Chênh lệch nồng độ ion

Trang 8

C Cung cấp năng lượng D Hoạt động thẩm thấu

Câu 36: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào:

A Građien nồng độ chất tan B Hiệu điện thế màng

C Trao đổi chất của tế bào D Cung cấp năng lượng

Câu 37: Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế:

A Hoạt tải từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

B Thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

C Thẩm thấu và thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

D Thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

Câu 38: Phát biểu đúng về hấp thụ nước từ đất vào tế bào lông hút?

(1) Dịch tế bào lông hút ưu trương hơn trong đất do tế bào lông hút hô hấp mạnh

(2) Quá trình thoát hơi nước ở lá không ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước ở tế bào lông hút (3) Hấp thụ chất khoáng diễn ra chủ yếu theo cơ chế chủ động và cần tiêu tốn năng lượng

(4) Hấp thụ nước diễn ra độc lập với hấp thụ ion khoáng

Câu 39: Phát biểu nào sau đây sai?

I Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm

II Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ yếu

III Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất

IV Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây cân bằng nước trong cây bị phá hủy

Câu 40: Trong các phát biểu sau đây về trao đổi nước ở thực vật có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Trao đổi nước ở thực vật thực hiện chủ yếu nhờ cơ chế hấp thụ chủ động và tiêu tốn năng lượng

(2) Trao đổi nước ở thực vật được thực hiện theo hai con đường: Gian bào và tế bào chất

(3) Đai Caspari có tác dụng kiểm soát dòng nước vào trong mạch gỗ

(4) pH thấp làm rụng lông hút ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước ở rễ thực vật

Câu 41: Trong các phát biểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước ở rễ thực vật có

bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) pH thấp làm vùng lông hút ở rễ cây bị rụng dẫn đến rễ cây không hấp thụ nước và muối khoáng

(2) Trồng cây trong đất nhiễm phèn cây bị chết do pH quá cao làm vùng lông hút của rễ cây bị rụng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước

(3) Đất bị ngập nước làm rễ cây thiếu O2 dẫn đến các tế bào lông hút hô hấp hiếu khí tạo ra chất độc hại làm hư hại tế bào lông hút

(4) Trồng cây vùng đất ngập mặn bị chết vì do đất có áp suất thẩm thấu cao làm tế bào lông hút

rễ cây mất nước

Câu 42: Nhận định nào không đúng khi nói về dòng nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ

của rễ?

A Rễ hấp thụ các ion khoáng theo cơ chế chủ động và cơ chế thụ động

B Nước và muối khoáng được vận chuyển theo hai con đường: Không gian giữa các tế bào

và xuyên qua tế bào chất của các tế bào

C Con đường xuyên qua tế bào chất có tốc độ chậm hơn con đường qua các khoảng gian bào

D Đai caspary cho dòng nước thấm quan dễ dàng và đổ vào mạch gỗ

Trang 9

Câu 43: Phát biểu đúng về rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng?

A Vùng đỉnh sinh trưởng giúp cho rễ tăng trưởng về đường kính

B Vùng dãn dài của rễ giúp cho rễ cây tăng trưởng về chiều dài

C Vùng lông hút chỉ giúp cây hấp thụ duy nhất là nước

D Rễ cây chỉ hấp thụ nước và ion ở rễ chính

Câu 44: Có bao nhiêu đặc điểm của rễ cây thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion

khoáng?

(1) Rễ cây đâm sâu và lan rộng làm gia tăng bề mặt hấp thụ

(2) Tăng nhanh số tế bào lông hút để thực hiện hấp thụ nước và muối khoáng

(3) Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không bào to

(4) Tế bào lông hút hô hấp mạnh tạo nhiều chất trung gian là các axit hữu cơ nên áp suất thẩm thấu là ưu trương so với môi trường đất

Câu 45: Cho hình sau về miền sinh trưởng và vùng lông hút của rễ Phân tích hình và cho biết có

bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Vùng sinh trưởng bao gồm đỉnh sinh trưởng và vùng giản dài

(2) Đỉnh sinh trưởng là nơi chứa các tế bào có đặc tính phân chia mạnh chưa phân hóa

(3) Vùng dãn dài là nơi tế bào kéo dài thành tế bào ra giúp rễ tăng chiều dài

(4) Vùng lông hút giúp rễ hấp thụ nước và ion khoáng

Câu 46: Cho hình sau về hai con đường vận chuyển nước từ đất vào mạch gỗ của rễ Phân tích

hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?

Trang 10

(1) Nước và ion khoáng được vận chuyển theo con đường gian bào và con đường xuyên qua tế bào chất

(2) Cả hai con đường khi đến nội bì đều được vận chuyển theo con đường xuyên qua tế bào chất (3) Đai Caspary có tác dụng ngăn dòng nước đi qua các khoảng gian bào và điều chỉnh dòng nước vào trong mạch gỗ

(4) Con đường vận chuyển qua tế bào chất có tốc độ nhanh hơn con đường qua các khoảng gian bào

Câu 47: Cho hình sau về hình thái của rễ Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu

đúng?

(1) Cấu trúc của rễ gồm: Đỉnh sinh trưởng, miền sinh trưởng và miền lông hút

(2) Miển dãn dài là vùng mà các tế bào kéo dài thành tế bào ra

(3) Miền lông hút là nơi hấp thụ nước và ion khoáng

(4) Đỉnh sinh trưởng là vùng đệm bảo vệ miền sinh trưởng

Câu 48: Các tế bào của một mô thực vật có áp suất thẩm thấu là 1,6 atm đặt vào dung dịch

đường có áp suất thẩm thấu 0,9 atm Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu áp suất trương nước của tế bào trước khi đặt là 0,5 atm?

A Sức hút nước của tế bào là S = 1,1 atm, tế bào trương nước

B Sức hút nươc của tế bào là nhỏ hơn 0,9 atm, tế bào sẽ mất nước dẫn đến co nguyên sinh

C Tế bào là đẳng trương, không thay đổi hình dạng

D Tế bào mất nước dẫn đến các quá trình sinh hóa trong tế bào diễn ra chậm lại

Ngày đăng: 05/07/2017, 13:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w