Các em thân mến Theo kế hoạch của Bộ kì thi THPT Quốc gia năm 2018 sẽ tiếp tục kế thừa tính ưu việt của năm 2017. Về các môn thi, các em thi bắt buộc ba môn toán, ngữ văn, tiếng anh và một môn tự chọn bài khoa học tự nhiên hoặc bài khoa học xã hội. Về giới hạn kiến thức là cả khối 11 và khối 12. Nhằm chuẩn bị tốt kiến thức nền tảng sinh học khối 11 cho kì thi sắp tối của khối 12. Sau đây thì xin giới thiệu các đề thi trắc nghiệm đã được thầy biên tập theo các chủ đề để gửi tới các em. Các bài tập trắc nghiệm này được thầy sưu tầm và biên soạn mới. Hy vọng qua các bài tập trắc nghiệm này sẽ giúp ích cho các em trong việc cũng cố lại kiến thức và sẽ đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia năm 2018. Trân trọng kính chào
Trang 1CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
1 Các nhân tố bên trong
- Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm có
+ Yếu tố di truyền: hệ gen chi phối tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và phát triển
+ Giới tính: ở từng thời kì phát triển quá trình sinh trưởng của giới đực và giới cái không giống nhau
+ Hoocmôn sinh trưởng phát triển
a Các hooc môn ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật có xương sống
- Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật được điều hòa bởi các hoocmon sinh trưởng và phát triển
- Động vật có xương sống được điều hòa bởi các hoocmon: hoocmon sinh trưởng, tizoxin, testosteron, estrogen
Hình 1: Các hoocmôn điều tiết sinh trưởng và phát triển ở người
Bảng 1: Các loại hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở người
Tên
hoocmon Nơi sản xuất Tác dụng sinh lí
Hoocmon
sinh trưởng
(GH)
Tuyến yên - Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào
qua tăng tổng hợp prôtêin
- Kích thích phát triển xương
Trang 2Tiroxin Tuyến giáp - Kích thích chuyển hoá ở tế bào.
- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể
Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch
Ơstrogen Buồng trứng Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy
thì do:
+ Tăng phát triển xương
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
Testosteron Tinh hoàn Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy
thì nhờ:
+ Tăng phát triển xương
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
+ Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp
- Một số bệnh lên quan đến sinh trưởng ở người:
- Bệnh khổng lồ (thừa GH), bệnh lùn (thiếu GH) ở người; bệnh đần độn do thiếu tizôxin ở trẻ em…
2 Các hooc môn ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật không xương sống
Trang 3Hình 2: Các hoocmôn ở côn trùng
Bảng 2: Các loại hooc môn ảnh hưởng đến quá trình phát triển qua biến thái của bướm
Tên hoocmôn Nơi sản xuất Tác dụng sinh lí
ngực
+ Gây lột xác ở sâu bướm
+ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
Juvenin Thể allata + Gây lột xác ở sâu bướm
+ ức chế quá trình chuyển hoá sâu thành nhộng và bướm
2 Các nhân tố bên ngoài
a Thức ăn
- Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng
- Thiếu protein động vật chậm lớn và gầy yếu , dễ mắc bệnh Thiếu vitamin gây bệnh còi xương chậm lớn ở động vật
- Ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến bệnh béo phì
Trang 4b Nhiệt độ
Nhiệt độ mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, nếu quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm sinh trưởng
Hình 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá rô phi
Căn cứ vào sự phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường chia động vật thành 2 nhóm: động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt
- Động vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên chịu tác động mạnh khi nhiệt độ môi trường biến thiên mạnh, gồm các động vật không xương sống và động vật thuộc lớp cá, lưỡng cư, bò sát, Khi nhiệt độ môi trường là 16-180C thì cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ
- Động vật đẳng nhiệt: có thân nhiệt ổn định hơn, ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường hơn, gồm các động vật thuộc lớp Chim và lớp Thú
c Ánh sáng
+ Tia tử ngoại biến tiền tiền D thành vitamin D…, ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ qua đó tác động đến sinh trưởng, phát triển của động vật
+ Những ngày tròi rét động vật mất nhiều nhiệt, vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt
3 Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Các biện pháp được áp dụng để tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi
Trang 5a Cải tạo giống
- Bằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôi…tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương
b Cải thiện môi trường
- Cải thiện môi trường sống tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển (thức ăn, vệ sinh chuồng trại…)
c Cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình
- Cải thiện đời sống kinh tế và văn hoá (cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, sinh hoạt văn hoá lành mạnh…); áp dụng các biện pháp tư vấn di truyền và kĩ thuật y học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em
sẽ dẫn đến hậu quả:
A Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém
B Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
C Người bé nhỏ hoặc khổng lồ
D Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển
Câu 2: Testostêrôn được sinh sản ra ở:
A Tuyến giáp B Tuyến yên C Tinh hoàn D Buồng trứng
Câu 3: Ơstrôgen được sinh ra ở:
A Tuyến giáp B Buồng trứng C Tuyến yên D Tinh hoàn
Câu 4: Ơstrôgen có vai trò
A kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
B tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
C kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
D kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
Câu 5: Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:
A Tinh hoàn B Tuyến giáp C Tuyến yên D Buồng trứng
Câu 6: Tirôxin được sản sinh ra ở:
A Tuyến giáp B Tuyến yên C Tinh hoàn D Buồng trứng
Câu 7: Tirôxin có tác dụng
A tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
B kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
C kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
D kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
Câu 8: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò:
A Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
Trang 6B Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
D Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
Câu 9: Testostêrôn có vai trò:
A Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
B Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
C Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
D Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
Câu 10: Vì sao sâu không lột xác được?
A Do thiếu hoôcmon tirôxin B Do thiếu hoôcmon ecđixơn
C Do thiếu hoôcmon juvenin D Do thiếu hoôcmon testosteron
Câu 11: Vì sao đối vớ động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển bị ảnh
hưởng?
A Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm
B Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét
C Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng
D Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng
Câu 12: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là:
A Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển
B Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
C Người nhỏ bé hoặc khổng lồ
D Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém
Câu 13: Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn nào trong quá trình phát
sinh cá thể người?
A Giai đoạn phôi thai B Giai đoạn sơ sinh
C Giai đoạn sau sơ sinh D Giai đoạn trưởng thành
Câu 14: Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì:
A Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng
B Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét
C Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng
D Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm
Câu 15: Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
A Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành xương
B Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành xương
C Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương
D Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ô xy hoá để hình thành xương
Câu 16: Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động
vật?
Trang 7A Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường.
B Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan
C Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ
D Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể
Câu 17: Ecđixơn có tác dụng:
A Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
B Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
C Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
D Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
Câu 18: Juvenin có tác dụng
A Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
B Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
C Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
D Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
Câu 19: Ở động vật, sinh trưởng và phát triển không qua biến thái thường gặp nhất ở
A hầu hết động vật không xương sống
B hầu hết động vật có xương sống
C tất cả các loài thuộc giới động vật không xương sống và có xương sống
D chân khớp, ruột khoang và giáp xác
Câu 20: Thiếu loại hoocmôn nào nòng nọc không biến đổi thành ếch được?
A Tirôxin B Testosteron C Ơstrôgen D Juvenin
Câu 21: Hoocmôn nào ảnh hưởng đến sự biến thái trong quá trình phát triển của ngành chân
khớp?
Câu 22: Hiện tượng người khổng lồ là do
A tuyến giáp sản sinh quá nhiều HG sinh trưởng
B tuyến yên sản sinh quá nhiều HG sinh trưởng
C.tuyến giáp sản sinh quá nhiều HG tirôxin
D.tuyến yên sản sinh quá nhiều HG tirôxin
Câu 23: Hoocmôn Juvenin có tác dụng
A ức chế lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
B gây lột xác ở sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
C ức chế lột xác ở sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
D gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
Câu 24: Ở người, hoocmon điều hoà quá trình sinh trưởng mạnh nhất là hoocmôn nào?
A Insulin và glucagon B Tirôxin và testosteron
C HGH và Tirôxin D Testosteron và ơstrogen
Câu 25: Các đặc tính sinh dục thứ cấp ở nam được hình thành là do hoạt động của hoocmôn nào?
A Tirôxin B Testosteron C Ơstrogen D Êđixơn
Câu 26: Cá rô phi sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường nào?
A 160-180C B 250-300C C 300-350C D 350-420C
Câu 27: Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất lên sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người là
Câu 28: Độ ẩm thích hợp cho gia súc vùng nhiệt đới sinh trưởng và phát triển bình thường?
A Độ ẩm từ 70-80% B Độ ẩm từ 80-90%
C.Độ ẩm từ 60-70% D Độ ẩm từ 60-90%
Trang 8Câu 29: Trong các cây trồng bằng cách giâm, loại cây dễ sống nhất là
C cây thân chứa nhiều chất dinh dưỡng D cây lâu năm
Câu 30: Cho các đặc điểm sau:
I Đàn ông có râu, giọng nói trầm II Gà trống có mào, cựa phát triển; màu lông sặc sỡ III Cơ quan sinh dục tạo tinh trùng IV Hươu đực có sừng, sư tử đực có bờm
V Cơ quan sinh dục tạo trứng
Đặc điểm nào được gọi là tính trạng sinh dục thứ sinh?
A II, IV B III, V C I, II, III, IV, V D I, II, IV
Câu 31: Hooc môn sinh trưởng (GH) do:
A buồng trứng tiết ra B tuyến giáp tiết ra
C tinh hoàn tiết ra D tuyến yên tiết ra
Câu 32: Hooc môn tirôxin do:
A tuyến giáp tiết ra B tinh hoàn tiết ra C tuyến yên tiết ra D buồng trứng tiết ra
Câu 33: Hooc môn Testostêron do:
A buồng trứng tiết ra B tuyến giáp tiết ra
C tinh hoàn tiết ra D tuyến yên tiết ra
Câu 34: Hai loại hooc môn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là
A testostêron và ơstrôgen B testostêron và êxđisơn
C êxđisơn và juvennin D ơstrôgen và juvennin
Câu 35: Hoocmon nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương
sống?
A Testostêron,ơtrôgen, Juvernin
B Tiroxin, ecđixơn, hoocmon sinh trưởng (LH)
C Insulin,glucagôn, ecđixơn, juvernin
D Ơtrôgen,testostêron,hoocmon sinh trưởng (LH)
Câu 36: Hoocmon ecđxơn ở động vật không xương sống có tác dụng:
A kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
B gây lột xác ở sâu bướm
C ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
D kích thích sâu biến thành nhộng và bướm, gây lột xác ở sâu bướm
Câu 37: Trong thành phần cấu tạo của tirôxin có chất nào sau đây?
Câu 38: Hoocmon ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bọ là:
A Juvenin và tirôxin B êcđixơn và tirôxin
C Testostêron và tirôxin D êcđixơn và Juvenin
Câu 39: Hoocmon làm cơ thể bé gái thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí ở thời kì dậy thì là:
A Testostêron B Ơstrôgen C Tirôxin D Hoocmon sinh
Câu 40: Hoocmon làm cơ thể bé trai thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí ở thời kì dậy thì là
A hoocmon sinh trưởng (LH) B testostêron C ơstrôgen D tirôxin
Câu 41: Ở gà trống lúc nhỏ, sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn, nó có biểu hiện về giới tính:
A mào nhỏ và béo lên B biết gáy và có cựa
Câu 42: Ở trẻ em, cơ thể thiếu sinh tố D sẽ bị:
A bệnh thiếu máu B bong giác mạc C chậm lớn ,còi xương D phù thủng
Câu 43: Vào mùa đông cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ khi nhiệt độ hạ xuống dưới
Trang 9A 50C B 180 C C 150 C D 100 C
Câu 44: Vitamin có vai trò chuyển hóa canxi để hình thành xương là
A Vitamin D B Vitamin E C Vitamin K D Vitamin A
Câu 45: Chất nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây dị tật ở trẻ
em?
A Rượu và chất kích thích B Chất kích thích, chất gây nghiện
C Ma túy, Thuốc lá và bia D Ma túy, thuốc lá, rượu
Câu 46: Để nâng cao chất lượng dân số ,cần áp dụng biện pháp nào sau đây?
A Luyện tập thể dục thể thao
B Cải thiện chế độ dinh dưỡng
C Tư vấn di truyền
D Cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền
Câu 47: Ở các loài chim, việc ấp trứng có tác dụng:
A bảo vệ trứng không bị kẻ thù tấn công lấy đi
B tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh
C tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển
D che chở cho trứng vào mùa đông không bị hư hại
Câu 48: Hoocmon ảnh hưởng đến sự phát triển của nòng nọc thành ếch là:
A Juvenin và tirôxin B Eđixơn và Juvenin C Ecđixơn và tirôxin D Tirôxin
Câu 49: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em
sẽ dẫn đến hậu quả:
A Người bé nhỏ hoặc khổng lồ B Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển
C Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém D Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
Câu 50: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:
A Nhân tố di truyền B Thức ăn C Nhiệt độ và ánh sáng D Hoocmôn
Câu 51: Juvenin có tác dụng:
A Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
B Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
C Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
D Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
Câu 52: Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:
A Tuyến giáp B Tinh hoàn C Buồng trứng D Tuyến yên
Câu 53: Tirôxin được sản sinh ra ở:
A Tuyến giáp B Buồng trứng C Tinh hoàn D Tuyến yên
Câu 54: Tirôxin có tác dụng:
A Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
B Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
C Kích thích chuyển hoá ở tế bào, quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
D Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
Câu 55: Testostêrôn có vai trò:
A Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
B Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
C Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
D Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
Câu 56: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là
Trang 10A người nhỏ bé hoặc khổng lồ
B chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém (đần độn)
C các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
D các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển
Câu 57: Êcđixơn có tác dụng:
A Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
B Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
C Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
D Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
Câu 58: Cho bình sau về bệnh về rối loạn tiết hoocmôn Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu
phát biểu đúng?
(1) Người bé nhỏ do tiết quá ít hoocmôn tăng trưởng (GH)
(2) Người khổng lồ do tiết quá nhiều hoocmôn tăng trưởng (GH)
(3) Người bình thường tiết ra hoocmôn GH bình thường
(4) Người bệnh rối loạn hoocmôn GH cần thực hiện tiêm vào giai đoạn còn non
Câu 59: Cho bình sau về bệnh về rối loạn tiết hoocmôn Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu
phát biểu đúng?