- Cộng đồng tộc người: là một tập đoàn người được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, gắn bó với nhau bởi các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực nguồn gốc, ngôn ngữ, lãnh t
Trang 1Chủ đề 4
CÁC HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI
TRONG LỊCH SỬ VÀ Ở VIỆT NAM
A MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nghiên cứu và tìm hiểu về các hình thức cộng đồng tộc người trên thế giới và
ở Việt Nam về nguồn gốc lịch sử, quá trình hình thành, đặc điểm các hình thứccộng đồng và các tiêu chí để phân định tộc người Trên cơ sở đó tìm hiểu về cácđặc trưng, đặc điểm và xu hướng biến đổi các tộc người ở Việt Nam
Cần nắm vững tiêu chí phân định tộc người, các hình thức phân định tộc ngườitrong lịch sử trên thế giới và ở Việt Nam
Thuyết trình, kết hợp quy nạp và diễn giảng, pháp vấn
Sử dụng phương tiện trình chiếu (nếu có)
E TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Dân tộc học, Nxb QĐND, H.2001
2 Lê Sĩ Giáo (chủ biên), Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, H.1997
3 Viện Dân tộc học: “Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ởmiền bắc Việt Nam”
4 Phan Hữu Dật, Một số vấn đề về Dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại học quốcgia Hà Nội, 1998
Trang 2NỘI DUNG
I CÁC HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ
1 Các tiêu chí để xác định cộng đồng tộc người.
a Một số khái niệm.
- Cộng đồng người: là toàn thể những người cùng sống, có những đặc điểm
giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội (từ điển tiếng Việt).
Trong XH có nhiều hình thức cộng đồng người: giai cấp, tôn giáo, huyện, tỉnh
- Cộng đồng tộc người: là một tập đoàn người được hình thành trong những
điều kiện lịch sử nhất định, gắn bó với nhau bởi các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực nguồn gốc, ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế, văn hóa, tâm lý theo những đặc trưng, tiêu chí chung nhất định.
+ Từ khái niệm trên ta thấy cộng đồng tộc người khác với các loại hình cộngđồng người theo tổ chức hành chính, giai cấp, tôn giáo
Giai cấp: cộng đồng người có chung địa vị kinh tế - xã hội
Tôn giáo: cộng đồng người có chung tín ngưỡng, đức tin
Huyện, Tỉnh: cộng đồng người phân chia theo địa giới hành chính
+ Cộng đồng tộc người là một phạm trù lịch sử, ra đời, hình thành trong nhữngđiều kiện lịch sử nhất định nên có sự vận động, biến đổi qua nhiều hình thức khác nhau
b Các tiêu chí.
* Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là dấu hiệu cơ bản, được coi là tiêu chí đặc trưng,
quan trọng nhất mang tính bền vững để xác định tộc người
- Mỗi một tộc người thường có một ngôn ngữ riêng do tộc người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử gọi là ngôn ngữ tộc người hay là tiếng mẹ đẻ.
Như là một quy tắc, tất cả các thành viên gắn bó với nhau trong một tộc ngườithì cùng nói một thứ tiếng, gọi là tiếng mẹ đẻ Tiếng mẹ đẻ được tiếp nhận từ thờithơ ấu trong gia đình qua ông bà, bố mẹ và những người xung quanh đứa trẻ.Nhưng điều đó không có nghĩa trên trái đất có bao nhiêu ngôn ngữ thì có bấy nhiêutộc người
Trang 3- Ngôn ngữ là đặc trưng quan trọng để phân biệt tộc người.
+ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp căn bản nhất của con người Nhờ có ngônngữ mà con người có thể trao đổi tư tưởng, tình cảm, tri thức và kinh nghiệm trongcác hoạt động, sinh hoạt xã hội
+ Đồng thời ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong nghiên cứu lịch sử phát triểncủa tộc người, Dân tộc nhất là về nguồn gốc, đó là các vấn đề như: môi trường sinhthái mà tộc người, dân tộc đó tồn tại, phát triển, quan hệ về mặt nguồn gốc giữa cáctộc người và dân tộc anh em (trong một ngữ hệ), lịch sử phát triển, tính chất,phương hướng chủ yếu, đặc trưng cơ bản của nền văn hóa dân tộc
+ Qua việc sử dụng ngôn ngữ mà các thành viên tộc người phân biệt ra nhau
và người ta xác định được cá nhân thuộc tộc người nào
Bởi vậy nếu chúng ta lắng nghe ai đó nói tiếng Việt và nói đúng, nói hay thì tacho đó là người Việt Nam Khi những người không quen biết, nhưng cùng chungmột tộc người gặp nhau đâu đó thì dễ nhận biết ra nhau, nhất là qua ngôn ngữ
- Tuy nhiên ngôn ngữ là phạm trù lịch sử nên việc sử dụng ngôn ngữ tộc người có mấy trường hợp sau:
+ Ngôn ngữ tộc người là tiếng mẹ đẻ: do chính tộc người sáng tạo ra (Việt, Tày, Thái).+ Sử dụng ngôn ngữ tộc người khác làm ngôn ngữ tộc người: tiếng Slavơ ở Nga.+ Một tộc người nói nhiều ngôn ngữ: Singapo có thể nói tiếng Hán hoặc tiếngAnh, Canada có thể nói tiếng Anh hoặc tiếng Pháp
Như vậy trên thế giới tồn tại nhiều ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ không phải chỉ
cho một tộc dân, mà là cho nhiều nhóm tộc người, vì vậy dù ngôn ngữ là tiêu chírất quan trọng để xác định một tộc người nhưng không thể cho rằng nó là dấu hiệuđặc trưng duy nhất
* Lãnh thổ tộc người: đây là tiêu chí bắt buộc cho sự xuất hiện tộc người.
Mỗi tộc người đều có lãnh thổ ban đầu
- Là khu vực địa lý mà tộc người cư trú ổn định Lãnh thổ là điều kiện để xuất
Trang 4Ở thời kỳ nguyên thủy, lãnh thổ được xem là phương tiện để sinh tồn của thị tộc,
bộ lạc, gắn bó ảnh hưởng đến đời sống của tộc người (trong mối quan hệ huyết thống).Trong quá trình phát triển của LS, quan niệm về lãnh thổ cũng khác nhau vàngày càng phát triển, đặc biệt khi XH phân chia giai cấp thì lãnh thổ bao hàm nghĩarộng hơn và thay thế quan hệ huyết tộc bằng quan hệ cộng đồng là chủ yếu
- Lãnh thổ tộc người, từ chỗ là phương tiện sinh sống đã trở thành cơ sở phát triển của tộc người về mọi mặt.
Cùng với sự phát triển của các cộng đồng tộc người, dần dần lãnh thổ trởthành cơ sở để hình thành và phát triển các quan hệ KT, VH, tâm lý và CT-XH,đồng thời với quá trình này biên giới quốc gia được hình thành để khẳng định sựtồn tại của một cộng đồng người nhất định
- Cùng với sự phát triển tộc người, ý thức về lãnh thổ tộc người ngày càng gia tăng và trở nên sâu sắc, nhất là khi con người bước vào xã hội có giai cấp.
- Lãnh thổ tộc người là một phạm trù lịch sử nên có nhiều biến động.
+ Sự mở rộng lãnh thổ tộc người: xâm lược, đồng hóa
Lãnh thổ tộc người của người Nga, người Ả rập, người Hán
+ Sự thu hẹp: bị hủy diệt, tiêu vong, bị trị
Đã không hiếm các trường hợp lãnh thổ tộc người bị thu hẹp do nguyên nhâncủa các cuộc chiến tranh hủy diệt, các trận dịch bệnh, các điều kiện lao động vàsinh hoạt vất vả
Vào đầu thế kỷ XIX thổ dân Châu Đại dương có khoảng 250.000 đến 300.000người, ngày nay họ chỉ còn 150.000 người Trước khi bắt đầu thời kỳ thực dân,toàn bộ châu Đại dương là lãnh thổ tộc người của thổ dân bao gồm 100% cư dânnày của phần đất này của thế giới, ngày nay chỉ còn 1,1%
+ Sự bảo lưu lãnh thổ tộc người
+ Sự trở lại lãnh thổ tộc người: người Do thái
Vào thời cổ đại, trong thiên niên kỷ thứ II và thứ I tr.CN tộc người Do thái đãsinh sống ở vùng đất Palestin hiện nay, nguyên là cái nôi tộc người của họ Từ thế
Trang 5kỷ thứ VII đến II tr.CN do hậu quả của các cuộc chiến tranh chinh phạt từ Ai cập,Babilon, Ba tư những bộ phận lớn dân Do thái đã rời bỏ tổ quốc của mình.
Ngày 29/11/1947 theo quyết định của Liên hiệp quốc sẽ thành lập trên lãnhthổ Palestin 2 nhà nước độc lập Do thái và Ả rập Ngày 14/7/1948 nhà nước Ixraen
ra đời, còn nhà nước Palestin của người Ả rập đã không được thành lập Sau cáccuộc chiến tranh vào các năm 1948-1949 và 1967 Ixraen đã chiếm toàn bộ phầnlãnh thổ dành cho nhà nước Ả rập Đó là nguyên nhân dẫn đến tình hình hết sứccăng thẳng và hết sức phức tạp cho đến tận ngày nay
+ Sự ra đi không trở lại: người Di gan
Hiện nay có khoảng 1,5 triệu người trên thế giới, trong đó ở Séc và Slovakia là21,5%, Bun-ga-ry là 20%, Rumany 17,7%, SNG 16%, và một số ở Hung-ga-ry,Nam tư cũ
Tuy nhiên hiện nay thực tế có một số DT như Do thái, Hoa, Di gan cư trú trênnhiều vùng lãnh thổ khác nhau, thuộc các quốc gia khác nhau, nhưng họ vẫn là DTriêng
Như vậy, lãnh thổ là môi sinh của cộng đồng tộc người, có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển của tộc người Vì vậy lãnh thổ cũng là một tiêu chí quan trọng đểxác định tộc người và cộng đồng tộc người
* Cơ sở kinh tế tộc người: đây là điều kiện có ý nghĩa đảm bảo cho sự cố kết,
tồn tại và phát triển của một tộc người
- Cơ sở kinh tế tộc người hình thành và phát triển các mối liên hệ, quan hệ kinh tế trong tộc người.
+ Cơ sở kinh tế không chỉ là đặc trưng mà còn là nguyên nhân, điều kiện cho
sự phát sinh và tồn tại cho các loại hình tộc người Do sinh sống chung trong mộtđịa bàn, nên mọi người trong xóm đều có cách ứng xử giống nhau trong sinh hoạtkinh tế và tạo ra một cơ sở kinh tế chung
+ Quan hệ về kinh tế: được dựa trên các quan hệ (quan hệ sở hữu tài sản quan
Trang 6- Mối liên hệ kinh tế là một trong những điều kiện để xuất hiện tộc người (cùng với lãnh thổ) đóng vai trò là chất keo cố kết tộc người.
Cộng đồng kinh tế xuất hiện dựa trên cộng đồng về lãnh thổ
- Các mối liên hệ kinh tế tộc người được mở rộng và phát triển không ngừng trong quá trình tộc người ở các hình thái kinh tế - xã hội.
- Sự thay đổi các mối quan hệ và liên hệ kinh tế làm thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội và ra đời các loại hình cộng đồng tộc người khác nhau.
Thị tộc, bộ lạc gắn liền với hình thái KT-XH CSNT
Bộ tộc gắn với hình thái KT – XH CHNL (xã hội có phân chia giai cấp)
Dân tộc ra đời: gắn liền với phương thức sản xuất TBCN (phá vỡ cát cứ phongkiến phương Tây); gắn với các hình thái KTXH tiền TB ở phương Đông
Như vậy, sự hiện diện của các mối liên hệ kinh tế bên trong mặc dù là một trong
những điều kiện bắt buộc của sự ra đời của mỗi tộc dân, song ngày nay không thể coi
là dấu hiệu đặc trưng của bất kỳ tộc người nào (mà chỉ là nhân tố cố kết tộc người)
* Các đặc trưng sinh hoạt văn hóa tộc người: Đây là dấu hiệu đặc trưng
quan trọng nhất để phân biệt các tộc người
- Văn hóa tộc người là toàn bộ văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần do tộc người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được kế thừa và phát triển.( cụ thể chính là phương thức ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, với quan hệ tâm linh)
Biểu hiện
+ Văn hóa vật chất: nhà cửa, đền đài, trang phục, công cụ sản xuất, điêu khắc,
mỹ thuật, tác phẩm nghệ thuật (còn gọi là thiên nhiên thứ hai của con người)
+ Văn hóa tinh thần: hệ tư tưởng, đạo đức, lối sống, đời sống văn hóa xã hội(văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng), phong tục tập quán
- Mỗi tộc người có một nền văn hóa mang bản sắc tộc người riêng, khác biệt với những tộc người khác được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác gọi là bản sắc văn hóa tộc người.
Trang 7Bản sắc văn hóa tộc người là tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt tộc người.Chẳng hạn ở vùng tây bắc nước Nga, những người Caven và Vépxư nhiềunăm sống cạnh người Nga, có mối quan hệ chặt chẽ với người Nga, nói tiếng Nganhưng lại bảo lưu một số đặc điểm có tính đặc thù về văn hóa vật chất, tinh thần(nhà cửa, ăn uống, quần áo, sáng tác dân gian truyền miệng…) họ có ý thức tộcthuộc về tộc người riêng của mình.
VH là đặc trưng quan trọng nhất của tộc người, nếu mất nó thì tộc ngườikhông còn tồn tại Bởi một tộc người để mất đi đặc thù VH của mình thì họ khôngcòn là họ nữa, tuy không bị chết về mặt sinh học nhưng họ mất đi vị trí của chínhmình trên vũ đài LS, bởi vì trong quan hệ VH họ hoàn toàn đã hợp lưu vào dòngchảy của nền VH khác
VD: Ở châu Á, nhiều tộc người trong khối cư dân Bách việt cổ đã bị ngườiHán đồng hóa và nhập vào thành phần cư dân Hán Ở Việt nam một số người nóingôn ngữ Môn – Khme ở miền Tây bắc cũng đã hòa vào cộng đồng người Thái Do
đó, không có tộc người nào lại có VH giống nhau (có thể giống nhau về NN,KT)
- Tổng hòa các đặc trưng sinh hoạt văn hóa trong mối liên hệ giữa chúng tạo thành các truyền thống tộc người.
Truyền thống tộc người được hình thành trong quá trình lịch sử tộc người do
sự tác động của các điều kiện LS – XH và tự nhiên Trong quá trình sinh sống, cáchứng xử của con người với TN và XH đã tạo ra những đặc trưng VH riêng của từngtộc người và trở thành bản sắc VH riêng của từng tộc người Những đặc trưng VHđược truyền từ đời này sang đời khác tạo ra sự cố kết cộng đồng, cố kết tộc người.Truyền thống VH có tính lịch đại và đồng đại (tính đồng đại tạo ra sự phânbiệt giữa các tộc người, trong xã hội có giai cấp, sinh hoạt VH mang tính giai cấp,
do vậy sự cố kết tộc người ít nhiều bị tác động)
Như vậy, chính đặc thù văn hóa cần được xem xét như là một dấu hiệu cơ bảncủa một người bất kỳ nào, không có ngoại lệ, phân định họ với các tộc người khác
Trang 8Do đó văn hóa là đặc trưng quan trọng nhất của tộc người, nếu mất nó thì tộc ngườikhông còn tồn tại.
* Ý thức tự giác tộc người: Đây là sự xác định hay tự xác định thành phần,
nguồn gốc tộc người mình, là yếu tố tiềm thức, ẩn chứa trong mỗi con người, mỗidân tộc, là sợi dây kết dính tộc người
- Tổng hòa các yếu tố ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc trưng sinh hoạt văn hóa, cơ
sở kinh tế tộc người tạo thành một hiện tượng xã hội quan trọng gọi là ý thức tự giác tộc người.
Tất cả các tiêu chí trên là sự tổng hòa trong sự hình thành và bảo lưu tộc ngườitrở thành cộng đồng có tính lịch sử là hiện tượng xã hội rất quan trọng Đó là sựbiểu thị ý thức tự giác tộc người
- Ý thức tự giác tộc người được hình thành lâu dài trong lịch sử phát triển tộc người, được hình thành ở mỗi cá nhân từ thuở ấu thơ trong môi trường tộc người, gia đình, nhà trường, xã hội.
Ý thức tộc người nảy sinh và phát triển trong mối liên hệ mật thiết với môitrường nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình và trường học, và sau đó là trong côngtác Ý thức đó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong lịch sử tồn tại củatộc người đó
- Ý thức tự giác tộc người đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tộc thuộc của con người Mất ý thức tự giác tộc người thì tộc người không còn tồn tại,
cá nhân không còn bao hàm ở tộc người.
Mất ý thức tự giác tộc người thì tộc người không còn tồn tại, cá nhân khôngcòn bao hàm ở tộc người Ý thức tự giác tộc người cần phải được xem xét trongviệc xác định tộc thuộc của mỗi con người riêng biệt hay là của cả một nhóm ngườitrọn vẹn, nghĩa là trong việc xác định họ thuộc thành phần tộc người này hay tộcngười khác
Thực tế có những trường hợp khi đứa trẻ lớn lên trong gia đình mà bố mẹ nólại thuộc các thành phần DT khác nhau, trong trường hợp này đứa trẻ lựa chọn tộc
Trang 9người nào là phụ thuộc vào tình hình cụ thể mà gia đình đó sinh sống, vào NN trộihơn trong sinh hoạt, vào truyền thống gia đình, truyền thống sinh hoạt văn hóa, tậpquán, môi trường tộc người xung quanh.
VD: gia đình hỗn hợp Việt – Tày sống ở Hà Nội thì đứa trẻ sẽ coi mình làngười Việt, nếu nó nhận là người Tày thì điều đó chủ yếu xuất phát từ tình cảm,còn trên thực tế môi trường tác động đến nhân cách của đứa trẻ vẫn là môi trườngtộc người Việt…
Trên đây là những tiêu chí cơ bản trong xem xét, nghiên cứu tộc người, là cơ
sở nhận thức, phân biệt, so sánh những tộc người cụ thể Tiêu chí này còn là thước
đo trình độ văn minh, sự phát triển cũng như khuynh hướng vận động, biến đổi củacác tộc người trong quá trình lịch sử Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hộiloài người, đặc biệt là xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các tiêu chí trên cũng vậnđộng biến đổi với những nội dung và hình thức mới cho phù hợp Trong các tiêuchí trên thì NN, VH, ÝT là quan trọng nhất, trong 3 cái đó mất đi thì không còn tưcách cộng đồng tộc người
* Các tiêu chí để xác định tộc người ở Việt Nam.
- Có chung ngôn ngữ (tiếng nói).
- Có chung đặc trưng sinh hoạt văn hóa.
- Có cùng ý thức tự giác tộc người.
2 Các hình thức cộng đồng tộc người và đặc điểm của chúng.
Trong quá trình phát triển của LS, loài người đã trải qua 4 loại hình thức cộng đồng tộc người, đó là một quá trình phát triển từ thấp lên cao theo một quy luật nhất định của nó Do điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng nơi mà sự phát triển của các loại hình đó diễn ra không giống nhau (có nơi trải qua cả 4 hình thức cộng đồng tộc người, lại có nơi có thể bỏ qua một hình thức tổ chức nào đó, hoặc có nhưng không điển hình) Bốn loại hình cộng đồng tộc người phổ biến trong lịch sử là: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc
Trang 10a Thị tộc: là hình thức tổ chức đầu tiên của xã hội loài người và là hình thái cộng
đồng tộc người cơ bản phổ biến của xã hội công xã nguyên thủy
- Khái niệm: Thị tộc là một cộng đồng người quan hệ với nhau bằng lao động
chung và được củng cố bằng quan hệ huyết thống.
- Thời gian xuất hiện: Bầy người nguyên thủy chuyển sang công xã thị tộc ở
vào hậu kỳ đồ đá cũ cách đây khoảng 4 – 5 vạn năm, tồn tại kéo dài khoảng 8 nghìn năm.
- Nguyên nhân: do lực lượng sản xuất phát triển và sự ra đời của chế độ
ngoại hôn (exogamie).
Ngoại hôn có nghĩa là hôn nhân ở ngoại tộc, cấm chỉ nam nữ trong cùng mộtnhóm người cùng chung huyết tộc không được lấy nhau, và chỉ cho phép nhữngngười không cùng huyết thống ở các nhóm người khác nhau được kết hôn Moóc-gan đã chứng minh rằng ngoại hôn không tách khỏi tổ chức thị tộc, vừa là biểuhiện, vừa là đặc trưng của thị tộc
Bàn về xã hội thị tộc cũng có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng quan niệmphổ biến được nhiều người thừa nhận đó là thị tộc phát triển qua hai giai đoạn: thịtộc mẫu hệ và thị tộc phụ hệ Công xã thị tộc mẫu hệ ra đời trước và có tính phổbiến trên thế giới
* Thị tộc mẫu hệ.
Xung quanh vấn đề thị tộc mẫu quyền có nhiều ý kiến khác nhau,từ TK V-IVtr.CN các học giả Hi lạp đã nêu lên thuyết phụ quyền nguyên thủy Theo thuyết này,loài người từ khi sinh ra đã bước vào thị tộc phụ quyền, thuyết này nhằm biện hộ cho
sự áp bức của đàn ông với đàn bà và bảo vệ quyền thống trị của giai cấp bóc lột
Có quan điểm cho rằng phụ quyền và mẫu quyền là hai con đường phát triểnsong song, độc lập với nhau, không có quan hệ thứ tự thời gian với nhau Theo đó thì
cư dân trồng trọt lạc hậu thì theo con đường mẫu quyền, còn cư dân chăn nuôi (ngườiA-ri-ăng) văn minh thì theo con đường phụ quyền Quan niệm như vậy là không đúng
Trang 11Theo Ăng-ghen LS nghiên cứu hôn nhân và gia đình bắt đầu từ năm 1861 khiBa-co-phen cho ra đời tác phẩm “Mẫu quyền” Lập luận quan trọng của tác giả là lúcđầu loài người sống trong tình trạng tạp hôn Với tạp hôn con cái chỉ biết mẹ, khôngbiết bố Người mẹ không những đẻ ra con mà còn là người (cùng với chị, em gái, bà)nuôi dưỡng con cái Vì vậy thiết chế xã hội đầu tiên chỉ có thể là mẫu quyền.
- Nguyên nhân:
+ Về kinh tế: do sự phân công lao động tự nhiên theo giới, đàn ông săn bắt,
đàn bà hái lượm, nhưng ở giai đoạn đầu hái lượm lại mang lại nguồn sống chủ yếu,nên người phụ nữ rất có uy quyền
+ Về xã hội: hôn nhân là hình thái ngoại hôn, mà tính chất của nó là quần hôn,
hôn nhân thời kỳ này còn mang tính chất tạm bợ, lỏng lẻo
Con cái chỉ ở theo mẹ và do mẹ nuôi dưỡng, bởi vì lúc đầu cả tập thể nam bênnày là chồng của cả tập thể nữ bên kia, nên con sinh ra chỉ biết mẹ mà không biếtcha Tất cả các con đều ở với mẹ và do mẹ nuôi dạy, cai quản Do đó vai trò người
mẹ lúc đầu là người đứng đầu thị tộc, gọi là thị tộc mẫu quyền
- Đặc điểm:Mỗi một thị tộc mẫu hệ bao gồm nhiều gia đình huyết tộc, con cái
tính theo dòng mẹ, hôn nhân cư trú bên vợ Đứng đầu gia đình là người đàn bà có
uy tín, am hiểu phong tục tập quán, kinh nghiệm sản xuất Nhà dài là biểu hiện văn hóa của thị tộc mẫu hệ Hôn nhân chuyển dần từ quần hôn sang hôn nhân đối ngẫu.
+ Thị tộc mẫu quyền gồm nhiều gia đình mẫu quyền cùng huyết tộc, tồn tại
4-5 thế hệ, ở chung từ 4-50 đến 100 người đứng đầu là một người phụ nữ có uy tín.+ Thời sơ kỳ mẫu hệ tính chất của hôn nhân là quần hôn
+ Thời kỳ phát triển thì hôn nhân chuyển sang hôn nhân đối ngẫu – hình thứchôn nhân tiêu biểu cho thời văn minh, theo cách nói của Ăng-ghen Hệ quả của hônnhân đối ngẫu là sự xuất hiện của gia đình đối ngẫu Với hình thái hôn nhân này,từng đôi nam nữ chỉ kết hợp trong từng thời kỳ nhất định, chưa bền vững, nên giađình chưa trở thành đơn vị kinh tế như về sau này
Trang 12Từ việc nghiên cứu thị tộc, Ăng-ghen đã đưa ra mười đặc điểm của thị tộcmẫu quyền là:
1 Thị tộc bầu tù trưởng và thủ lĩnh quân sự do phổ thông đầu phiếu.
2 Thị tộc có quyền bãi miễn tù trưởng và thủ lĩnh quân sự.
3 Thị tộc ngoại hôn.
4 Tài sản của thành viên thị tộc chết đi phải để lại cho thị tộc.
5 Những thành viên của thị tộc có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau nhất là khi bị người ngoài thị tộc làm nhục, trả nợ máu.
6 Thị tộc có tên gọi riêng.
7 Thị tộc có thể nhận những người ngoài thị tộc, kể cả tù binh làm thành viên của mình.
8 Thị tộc có những nghi lễ tôn giáo riêng.
9 Thị tộc có nghĩa địa chung.
10 Cơ quan có quyền lực cao nhất của thị tộc là đại hội dân chủ của thị tộc.
Do bênh vực quyền tư hữu, nhà thờ, phân biệt chủng tộc và kết quả của sự xâm lược
Do sự chiến thắng của thần mặt trời (nam thần) đối với mặt trăng (nữ thần)
Do muốn truyền lại của cải cho con cháu, dân du mục chuyển sang định cư
Từ ý kiến trên quan điểm Mac-xit giải thích sự ra đời của thị tộc phụ quyền là
do các nguyên nhân sau:
+ Do lực lượng sản xuất phát triển, từ nông nghiệp dùng cuốc chuyển sang nôngnghiệp dùng cày, chăn nuôi… cần có sức khỏe của người đàn ông thay đổi vị trí nam nữ.+ Do sản xuất phát triển cần trao đổi hàng hóa
+ Do có của cải dư thừa muốn truyền lại cho con cái
Ăng-ghen: do sự phát triển của sản xuất nông nghiệp dùng cuốc chuyển sangdùng cày và chăn nuôi trở thành một loại hình kinh tế, một ngành riêng tách ra khỏi