1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ưu nhược điểm của các hình thức phân phối thu nhập trong lịch sử - 3 ppsx

8 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 108,75 KB

Nội dung

Để khắc phục tình trạng phân phối bình quân, từ khi đổi mới đến nay chúng ta chủ trương xác định sự cống hiến bàng sức lao động của mỗi người trong xa hội căn cứ vào “kết quả lao động và

Trang 1

quan hệ với các doanh nghiệp và nhân dân; kiên quyết xoá bỏ những quy định và thủ tục mang nặng tính hành chính, quan liêu, bao cấp, kìm ham sự phát triển của lực lượng sản xuất, gây phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp và nhân dân Phải đặc biệt chú ý tới vai trò cuă nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước và những con người được tuyển dụng đảm trách công việc Nhà nước Cần phải đổi mới tận gốc quan niệm và phương pháp công tác cán bộ từ khâu đánh giá, tuyển chọn, sử dụng, bố trí cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt Đời sống mới đòi hỏi phải tập trung trong bộ máy Nhà nước những con người có taid đức, nhìn xa thấy rộng, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tính toán hiệu quả, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước Đánh giá lựa chọn cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn cơ bản Người có bản lĩnh chính trị, kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống lành mạnh, thực sự cần kiệm liêm chính trí công

vô tư, gần gũi quần chúng, có năng lực và phẩm chất ngang tầm nhiệm vụ đào tạo phải gắn với nguồn chức danh, yêu cầu sử dụng Không đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo theo quy trình thuận nghịch

Nhà nước định hướng sự phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nỗ lực phát triển theo định hướng XHCN; thiết lập khuôn khổ luật pháp,

có hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn phát đạt Phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân; quản

lý tài sản công và kiểm kê, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế xa hội Thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công của Nhà nước

2.2.3 Các giải pháp chống chủ nghĩa bình quân

Trang 2

Sự phân phối bình quân là không công bằng, đó là một nguyên nhân kìm ham

sự phát triển của sản xuất, vì người làm nhiều mà hưởng ít sẽ không cố gắng làm nhiều hơn, người làm ít mà hưởng nhiều sẽ dựa dẫm vào người khác và cũng không cố gắng làm nhiều hơn

Để khắc phục tình trạng phân phối bình quân, từ khi đổi mới đến nay chúng ta chủ trương xác định sự cống hiến bàng sức lao động của mỗi người trong xa hội căn cứ vào “kết quả lao động và hiệu quả kinh tế” Hiệu quả lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ và khả năng của người lao động, cường độ và thời gian lao động mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau trong xa hội Việc lấy hiệu quả lao động làm căn cứ để xác định sự cống hiến bằng sức lao động của từng người sẽ giảm bớt được sai lầm chủ quan có thể có của người tính toán khi thực hiện nguyên tắc theo lao động Muốn phân phối được thực hiện công bằng thì việc xác định hiệu quả lao động là rất quan trọng và cần thiết, chúng ta cần xác định hiệu quả lao động của mỗi lao động dựa vào sự cống hiến của họ cho công việc ấy

Việc hoàn thiện chính sách tiền công, tiền lương cũng góp phần chống chủ nghĩa bình quân

2.2.4 Phát triển lực lượng sản xuất, khuyến khích làm giàu Phương thức phân phối, ngoài tính chất của chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất còn do số lượng sản phẩm có thể phân phối quyết định Do vậy, muốn thực hiện được ngày càng đầy đủ sự công bằng xa hội trong phân phối thì cần phải sản xuất

ra ngày càng nhiều sản phẩm Thực hiện sự phân phối bình đẳng trong điều kiện

Trang 3

của cải vật chất quá nghèo nàn chỉ là chia đều sự nghèo khổ Để tiến lên sự bình đẳng trong phân phối, điều kiện kiên quyết đối với nước ta là phải phát huy mọi tiêmg năng vật chất và tinh thần của đáat nước Ra sức phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Chúng ta cần phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để góp phần thực hiện nguyên tắc phân phối vừa theo hiệu quả lao động, vừa theo vốn và tài sản để đạt mục tiêu công bằng xa hội Mọi hoạt động kinh tế được đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xa hội, môi trường, quốc phòng và an ninh Trước mắt, tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh ngiệp Nhà nước, hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh

và các lợi thế so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng, an ninh Tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu

Mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta là dân giàu, nước mạnh, xa hội công bằng văn minh Dân có giàu thì nước mới có thể mạnh, nứoc mạnh mới có khả năng thực hiện sự công bằng xa hội và có cuộc sống văn minh Nhà nước không những khuyến khích mọi người làm giàu một cách hợp pháp mà còn tạo điều kiện và giúp đỡ người nghèo Để có thu nhập, trước hết mỗi người phải được lao động, phải có việc làm Muốn vậy, cần nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động để họ có thể tiếp thu công nghệ hiện đại làm việc trong điều

Trang 4

kiện thuân lợi để tao thêm việc làm cho người dân; bên cạch đó cần đẩy mạnh xuất khẩu lao động để tăng thêm thu nhập cho người lao động cũng như cho nền kinh tế đất nước Mặt khác, cần thực hiện xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo hiểm xa hội và các hoạt động nhân đạo, từ thiện để từng bước đạt tới sự công bằng xa hội Muốn vây, cần xây dựng và phát triển quỹ xoá đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước, quản lý chặt chẽ việc sử dụng quỹ này đúng đối tượng và có hiệu quả; tổ chức tốt việc thi hành pháp lệnh về người có công với đất nước; thực hiện và hoàn thiện chế độ bảo hiểm xa hội, đảm bảo đời sống của những người nghỉ hưu ổn định và từng bước cải thiện; đẩy mạnh các hoạt động từ thiện

2.2.5 Hoàn thiện các chính sách tiền công, tiền lương và phân phối lại thu nhập Đối với những người làm công ăn lương, thì tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính để nuôi sống họ, từ đó có thể họ hoàn toàn yên tâm và say mê với nghề nghiệp Vì vậy, việc giải quyết tốt vấn đề tiền lương sẽ có tác dụng kích thích sản xuất phát triển, ổn định và cải thiện đời sống không chỉ đối với gia đình cán bộ công nhân viên, mà còn ảnh hưởng đến mức sống chung của xa hội Trên

cơ sở đó, việc giaie quyết hợp lý vấn đề lương trong khu vực nhà nước còn có tác dụng to lớn trong việc hưoứng đạo tiền công ngoài khu vực quốc doanh Chính vì vậy, cần phải tiếp rục xây dựng và hoàn thiện các chính sách tiền lương

Phải làm cho tiền lương thực sự trở thành giá cả của sức lao động, điều đó đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ giá trị sức lao động để làm cơ sở cho việc xác định mức tiền lương Muốn vậy, mức lương cho người lao động phải thể hiện trình độ học vấn, tay nghề, quá trình lao động, lao động giản đơn hay lao động phức tạp

Trang 5

Mức lương phải thoả man nhu cầu tái sản xuất mở rộng sức lao đông, đảm bảo cho người lao động sống đủ mà không cần làm thêm gì Nếu họ muốn làm giàu thì buộc phải làm thêm nhiều việc Chỉ trên cơ sở như vậy tiền lương mới khuyến khích mọi người lao động luôn luôn nâng cao trình ọ tay nghề, khuyến khích thế

hệ trẻ ra sức học tập không ngừng để nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật

để thích ứng với cơ chế thị trường Mặt khác cần xác định mức tiền lương tối thiểu: tức là mức lương đảm bảo cho một mức sống tối thiểu Tuy nhiên, mức sống của người lao động phải phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế -

xa hội Mức lươngtối thiểu đó phải đảm bảo tính toán đầy đủ các yếu tố cần thiết của quá trình tái sản xuất sức lao động và phải đảm bảo tính thống nhất tạo điều kiện để giữ vững vai trò diều tiết của Nhà nước , phát huy quyền tự chủ của các tổ chức kinh tế trong lĩnh vực lao động

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý phân phối tiền lương cho người lao động đối với các lĩnh vực khác nhau thì khác nhau Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể là cac doanh nghiệp quốc doanh, nguồn tiền chi trả không phải từ ngân sách Nhà nước mà phải từ kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này; các doanh ngiệp này, sau khi bù đắp các shi phí, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, tổng thu nhập còn lại của doanh nghiệp do doanh nghiệp toàn quyền sử dụng chia cho nhân viên Trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp, Nhà nước trên cơ sở biên chế nghiêm ngặt và tiếp tục thực hiện khoán quỹ lương theo khối lượng công việc

Bên cạch chính sách tiền lương thì các chính sách về tiền công lao động cần được hoàn thiện chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo công bằng cho người lao động Cần

Trang 6

phải đảm bảo cho người lao động nhận được tiền công đầy đủ cho những cống hiến mà họ đa bỏ ra Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với người lao động mà còn

có ý nghĩa với xa hội để đảm bảo mục tiêu công bằng xa hội

Thu nhập cá nhân được hình thành từ nhiều hình thức phân phối khác nhau, cho nên sự điều tiết đối với từng hình thức thu nhập đòi hỏi phải nắm vững tính chất và mức độ tưngf loại thu nhập để việc điều tiết thể hiện đúng với tính chất, sát với thu nhập nhằm khuyến khích mọi người làm giàu một cách chính đáng và đảm bảo tính định hương XHCN trong phân phối thu nhập Để điều tiêt thu nhập cần thực hiện thông qua hình thức điều tiết giảm và tăng thu nhập cá nhân Điều tiết giảm được thực hiện thông qua hình thức thuế thu nhập cá nhân và hình thức

tự nguyện đóng góp của cá nhân có thu nhập cao vào quỹ phúc lợi xa hội, từ thiện Trong đó, thuế thu nhập cá nhân là hình thức quan trọng nhất chủ yếu với mọi nhà nước trong nền kinh tế thị trường Đối với nước ta , mục đích của sự điều tiết giảm thu nhập cá nhân là để thực hiện từng bước công bằng xa hội, đồng thời không triệt tiêu động lực tăng thu nhập hơn nữa của các bộ phận dân cư có thu nhập cao Để làm tốt việc này cần nắm đúng thu nhập cá nhân trên cơ sở phân biệt được chính xác các nguồn thu nhập cac nhân bằng các biện pháp giáo dục, hành chín, kinh tế Điều tiết tăng thu nhập cá nhân được thưch hiện thông quan ngân sách nhà nước, ngân sách của các tổ chức chính trị – xz hội,các quỹ baoe hiểm, trợ cấp, phụ cấp các loại, qua các hoạt động từ thiện của các tổ chức và cá nhân nhằm trợ giúp thường xuyên cho những người có thu nhập thấp, những người thất nghiệp, những người tham gia bảo hiểm khi gặp rủi ro, nhưng người thuộc diện

Trang 7

chính sách xz hội, bổ sung thu nhập mang tính chất bình quân cho các tổ chức, các doanh nghiệp vào cac dịp lễ, tết

kết luận Với mục đích cuối cùng của phân phối trong chế độ mới là đảm bảo cho các thành viên được làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu Tuy nhiên trong giai đoạn đầu quá độ lên chủ nghĩa xa hội ở nước ta hiện nay đang còn nhiều khó khăn trước mắt bởi trong xa hội vẫn còn nhiều giai cấp tầng lớp với lợi ích còn chưa thống nhất, thêm vào đó là sự khác biệt nhau về mức sống và những mặt trái của cơ chế thị trường, cơ chế quản lý của nhà nước nên vấn đề phân phối làm sao để đạt công bằng xa hội đang gặp nhiều khó khăn Song với vai trò quan trọng của nó trong việc ổn định, tăng trưởng và phát triển của cả quốc gia, vấn đề phân phối nhất định

sẽ được giải quyết để đáp ứng với như cầu phát triển của xa hội và nhu cầu khẳng định mình của mỗi thành viên trong xa hội Không ngừng ‘’Đổi mới chính sách tiền lương và thu nhập, khuyến khích mọi người tăng thu nhập và làm giàu dựa vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, bảo vệ các nguồn thu nhập hợp pháp; điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành và các vùng đấu tranh ngăn chặn thu nhập phi pháp.,, (1) đa và đang là định hướng cho Đảng và nhà nước ta từng bước cải cách quan hệ phân phối cho phù hợp với điều kiện của đất nước và của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá Từng bước khẳng định được tính ưu việt của chế đọ mới

Tài liệu tham khảo:

1 Đảng cộng sản Việt Nam:

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xa hội

Trang 8

Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội, 1991

2 GS.TS Ngô Đình Giao:

Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện dại hoá Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994

3 Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập Nhà xuất bản KH-XH, Hà Nội, 1993

4 Tìm hiểu chế độ tiền lương mới NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993

5 Trung tâm kinh tế châu á Thái Bình Dương (VAPEC):

Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường NXB Thống Kê, Hà Nội, 1994

6 Giáo trình kinh tế chính trị

7 Và một số tài liệu tham khảo khác

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w