Điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm về nhân quả của

Một phần của tài liệu Ths triet hoc triết lý nhân quả trong phật giáo và ảnh hưởng đối với việc giáo dục đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 30 - 34)

của Phật giáo và triết học Mác - Lênin

Nguyên nhân và kết quả là một trong sáu cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong đó, nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một biến đổi nhất định nào đó. Kết quả là phạm trù dùng để sự biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.

Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu.

Tính khách quan của mối liên hệ nhân - quả thể hiện ở chỗ, mối liên hệ nhân - quả là cái vốn có của bản thân sự vật, nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Chúng ta biết rằng, mọi sự vật trong thế giới là luôn luôn vận động, tác động lẫn nhau, và sự tác động đó tất yếu sẽ dẫn đến một sự biến đổi nhất định. Do đó có thể nói mối liên hệ nhân - quả luôn mang tính khách quan. Mối liên hệ nhân quả cũng có tính phổ biến. Chúng ta có thể nhận thấy mối liên hệ nhân quả tồn tại ở khắp mọi nơi, trong cả tự nhiên, xã hội và trong cả tư duy của con người. Không có một hiện tượng nào không có nguyên nhân, nhưng vấn đề là ở chỗ nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi.

Tính tất yếu thể hiện ở một điểm là cùng một nguyên nhân như nhau, trong những điều kiện giống nhau sẽ nhất định nảy sinh những kết quả như nhau. cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác

động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu.

Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả có thể được khái quát thành những vấn đề sau đây.

Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Trong quan hệ nhân quả, thì bao giờ sự tác động của nguyên nhân là cái sinh ra kết quả. Sự kế tiếp nhau của nguyên nhân và kết quả trong mối quan hệ nhân quả không phải là sự đứt đoạn mà là trong sự vận động biến đổi liên tục của thế giới vật chất, của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng.

Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả không hoàn toàn thụ động, nó vẫn có khả năng tác động trở lại nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng: hướng tích cực thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân, hướng tiêu cực cản trở sự hoạt động của nguyên nhân.

Mọi hiện tượng xảy ra đều có nguyên nhân của nó. Không một hiện tượng nào diễn ra là không có nguyên nhân. Do đó mỗi hiện tượng đều phải nằm trong chuỗi dài vô tận các mối quan hệ nhân quả mà trong đó nó vừa là kết quả lại vừa là nguyên nhân. Nguyên nhân - kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau. Nguyên nhân và kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau theo hai ý nghĩa dưới đây:

Thứ nhất, nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng bản thân nguyên nhân khi sinh ra kết quả lại đã là kết quả ở một mối quan hệ nhân - quả trước đó. Ngược lại, kết quả với tư cách là kết quả được sinh ra từ một nguyên nhân nhưng bản thân nó không dừng lại. Nó lại tiếp tục tác động, và sự tác động của nó lại gây ra những kết quả khác.

Thứ hai, đó chính là ý nghĩa đã được xét ở khía cạnh trên, tức là nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả lại có khả năng tác động trở lại đối với nguyên nhân. Trong mối quan hệ này, khi kết quả tác động trở lại với nguyên nhân thì kết quả lại có tư cách là nguyên nhân chứ không phải là kết quả nữa. Do đó có thể nói có sự hoán đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả ngay trong cùng một mối quan hệ nhân - quả. Vì vậy, Ph.Ăng-ghen nhận xét rằng: “Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu và không có kết thúc. Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể”

Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả, và ngược lại, một kết quả có thể được ra đời từ rất nhiều nguyên nhân

Việc nguyên nhân sinh ra kết quả còn có một yếu tố nữa, đó là điều kiện. Không phải cứ có sự tác động là có ngay kết quả, phải ở trong những điều kiện nhất định thì có thể mới có kết quả. Điều kiện có vai trò rất quan trọng, làm cho nguyên nhân nào sinh ra kết quả nào. Có thể cùng một nguyên nhân, cùng một khả năng tác động như nhau, nhưng ở trong những điều kiện khác nhau thì nó đưa lại những hậu quả khác nhau. Vấn đề còn trở nên phức tạp hơn khi có nhiều nguyên nhân cùng tác động một lúc, khi đó thì kết quả ra sao còn tùy thuộc ở việc mối quan hệ giữa các nguyên nhân với nhau là như thế nào. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Mặt khác, một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác nhau. và nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều

trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu những nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả.

Khi bàn về nhân quả, tuy cách diễn đạt giữa Phật giáo và Chủ nghĩa Mác-Lênin có khác nhau, nhưng về cơ bản lại có nhiều điểm tương đồng khi sử dụng phương pháp biện chứng, nói về tính chất của luật nhân quả là khách quan, phổ biến và tất yếu. Còn trong mối quan hệ giữa nhân và quả thì đều khẳng định nhân sinh ra quả, nhân quả tác động qua lại với nhau, chuyển hóa liên tục lẫn nhau, là điều kiện, tiền đề của nhau. Ngoài ra, giữa nhân và quả còn có sự xuất hiện của yếu tố duyên (Phật giáo), điều kiện, hoàn cảnh (chủ nghĩa Mác - Lênin). Chúng được coi là yếu tố cần thiết và có ảnh hưởng lớn trong việc nhân tạo thành quả. Tuy nhiên, trong khi Phật giáo bàn về “duyên” rất sâu và có hẳn một học thuyết về “nhân duyên” thì triết học Mác nói đến yếu tố hoàn cảnh, điều kiện lại hết sức ngắn gọn và súc tích. Về ý nghĩa thì chúng đều nhắc nhở con người suy nghĩ kỹ đến hậu quả trước khi làm bất cứ việc gì.

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, nhưng trong quan điểm về nhân quả của Phật giáo và chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn có một số điểm khác biệt. Trước hết là về thế giới quan, nếu như quan niệm nhân quả của triết học Mác là duy vật triệt để thì của Phật giáo lại là nhị nguyên khi một mặt khẳng định nhân quả là do con người tự tạo ra, tự gánh chịu, không có sự can thiệp của lực lượng siêu nhiên thần bí nào, nhưng mặt khác lại nói đến nhân quả luân hồi, sự gánh nghiệp của tiền kiếp và sự trả quả của kiếp sau.

Tiếp theo, nếu như nhân quả của Phật giáo chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa con người với con người thì triết học Mác còn nói đến nhân

quả trong tự nhiên và mối quan hệ nhân quả giữa con người với tự nhiên. Mác đã nói về tầm quan trọng của thiên nhiên đối với con người: “Con người sống dựa vào tự nhiên. Như thế nghĩa là tự nhiên là thân thể con người. Để khỏi chết, con người phải ở trong quá trình giao dịch thường xuyên với thân thể đó. Sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người liên hệ khăng khít với tự nhiên. Vì con người là một bộ phận của tự nhiên” [29, tr.92]. Mác còn nói về sự trả thù của tự nhiên nếu con người tiếp tục bất chấp quy luật của tự nhiên mà tàn phá tự nhiên: “Một tự nhiên hào phóng thì nó dắt tay người ta đi như dắt tay trẻ con tập đi. Nó ngăn cản con người tàn phá tự nhiên phát triển, bằng cách không cho sự phát triển của con người trở thành một tất yếu” [28, tr.267] Ăng-ghen trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” (1875-1876) đã cảnh báo rằng:

Loài vật sống phần nhiều dựa vào tự nhiên […] con người nhận thức được quy luật của tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó phục vụ những mục đích của mình, nhằm thống trị tự nhiên […] nhưng con người cũng không nên quá tự hào thắng lợi về khoa học mà con người chinh phục được tự nhiên. Vì sau đó, tự nhiên sẽ trả thù, lần thứ hai mạnh hơn lần trước, lần thứ ba dữ dội hơn lần hai [2, tr.268 - 269].

Một phần của tài liệu Ths triet hoc triết lý nhân quả trong phật giáo và ảnh hưởng đối với việc giáo dục đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w