Triết lý nhân quả của Phật giáo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ths triet hoc triết lý nhân quả trong phật giáo và ảnh hưởng đối với việc giáo dục đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 34)

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên, sau đó phát triển cực thịnh, trở thành quốc giáo thời nhà Lý, nhà Trần. Ðạo Phật đã tồn tại, phát triển và chan hòa với dân tộc ta cho đến tận hôm nay. Tư tưởng triết lý của đạo Phật đã thấm nhuần tinh thần dân tộc Việt Nam. Một trong những triết lý rất gần gũi với người Việt chính là giáo lý nhân quả. Triết lý ấy đã ăn sâu vào hệ tư tưởng của mọi tầng lớp, mọi người dân.

Nó không chỉ ảnh hưởng trên lý thuyết thông qua những bài giảng, qua kinh sách mà đã được thể hiện rõ nét qua cách sống, qua ý thức thực hành một cách tự nhiên, trở thành một bản năng vốn có của con người.

Sự kết hợp giữa Nho giáo, Đạo giáo, các hệ phái Phật giáo (Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông…) và các tín ngưỡng bản địa với nhau đã tạo nên điểm nổi bật của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam chính là tinh thần nhập thế. Đối với Phật tử Việt Nam, tu Phật không có nghĩa là lánh xa chuyện đời, chuyện quốc gia, dân tộc, chỉ chuyên tâm vào việc tụng kinh, niệm phật trong chùa mà việc tu hành Phật pháp phải gắn với nhân sinh, với xã hội. Thậm chí khi đất nước bị xâm lăng thì nhà sư cũng sẵn sàng lên ngựa ra chiến trường giết giặc để bảo vệ Tổ quốc. Họ không đứng ngoài nhìn giặc ngoại xâm giày xéo và tàn sát đồng bào của mình mà sẵn sàng vi phạm giới luật (không sát sinh) giết một người để cứu muôn người. Chính vì vậy, trong trường hợp này đánh giặc để cứu muôn dân trăm họ chính là việc thiện.

Nhà sư Thiện Chiếu đã viết: “Phật giáo thị nhập thế nhi phi yếm thế. Từ bi nãi sát sinh dĩ độ chúng sinh” (dịch nghĩa: Đạo Phật là nhập thế chứ không phải yếm thế. Từ bi là sát sinh để cứu độ chúng sinh) [16, tr.400]. Có thể coi đây chính là sự bản địa hóa của Phật giáo Việt Nam. Như GS Nguyễn Hùng Hậu đã nhận xét:

Phải chăng đóng góp của Phật giáo Việt Nam là đã tìm ra một con đường mới vừa tương đối cụ thể, thiết thực, rõ ràng, vừa tương đối ngắn, để đi đến giác ngộ? Lịch sử Phật giáo từ trước tới nay theo một khía cạnh nào đó có thể nói là lịch sử ngày càng rút ngắn con đường đến Niết bàn. Hơn nữa, trong Phật giáo, đặc biệt là Thiền tông (Việt Nam), khi đã giác ngộ thì con người hoàn toàn không bị trói buộc bởi bất cứ cái gì, mọi chấp thủ bị vỡ tung ra, họ tự do, tự

tại, vô tâm, vô ngại, vô bổ úy, không chú tâm, không thiên chấp, do đó không còn tạo nghiệp [16, tr.397].

Phật giáo Việt Nam kế thừa những nét tinh hoa trong triết lý nhân quả của Phật giáo nguyên thủy, hòa trộn với văn hóa Việt để đưa vào ứng dụng trong cuộc sống đời thường nhằm khuyến thiện răn ác. Ngoại trừ tính nhập thế thì về cơ bản, nội dung của triết lý nhân quả trong Phật giáo nguyên thủy và trong Phật giáo ở Việt Nam hầu như không có sự khác biệt.

Do Phật giáo có ảnh hưởng và có vai trò rất lớn trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt; mà văn thơ, ca dao, tục ngữ dân gian… lại phản ánh trực tiếp đời sống vật chất tinh thần đó. Chính vì vậy, có thể nói rằng tư tưởng Phật giáo Việt Nam nói chung, triết lý nhân quả nói riêng được thể hiện và phản ánh một cách gián tiếp thông qua ca dao, tục ngữ, văn, thơ...

1.4.1. Triết lý nhân quả trong ca dao tục ngữ Việt Nam

Ca dao, tục ngữ chính là sự đúc kết, sự sáng tạo một cách độc đáo, giàu hình tượng và sâu sắc những kinh nghiệm, những triết lý trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Tục ngữ, ca dao đã đi vào cuộc sồng của dân ta một cách tự nhiên, được dân ta sử dụng và truyền miệng qua nhiều thế hệ, trong đó có nội dung sâu sắc về triết lý nhân quả: “Nhân nào quả ấy”, “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”, “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, hay: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Những câu ca dao tục ngữ ấy tuy ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa giáo dục cao, nhắc nhở mọi người có cách hành xử đúng đắn cho mình, cho người và cho vạn vật khác trong tương quan đời sống; răn dạy mọi người tránh làm viêc xấu mà hại người, hại mình.

Câu “nhân nào quả ấy” khuyên dạy con người sống ở đời phải biết hướng thiện, suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. Nếu ta gieo nhân lành ắt được quả lành, bằng ngược lại ta gieo nhân xấu, bất thiện tất phải nhận lấy kết quả bất hạnh khổ đau. Hơn nữa, nhân quả báo ứng, thưởng phạt một cách công minh:

“Cấy gió, chịu bão. Sát nhân, giả tử, Thiện đạo chí công Ác giả, ác báo. Hại nhân, nhân hại. Ác giả, ác báo, Thiện giả, thiện lai”. Hay:

“Ở hiền thì lại gặp lành

Những người nhân đức trời dành phúc cho. Ở hiền thì lại gặp lành,

Hễ ai ở ác tội dành vào thân”.

Nhân quả luân hồi là một quy luật tất yếu trong nhân sinh và vũ trụ. Thông qua ca dao tục ngữ, quy luật nhân quả luân hồi trở thành những bài học có giá trị sâu sắc. cắm rễ sâu bền trong tâm thức người Việt, với mục đích khuyên răn con người hãy nghĩ đến kiếp sau mà ngay cuộc sống hiện thời phải tạo nghiệp thiện, tránh làm việc ác theo tinh thần “ẩn ác dương thiện” của nhà Phật.

“Ai ơi ăn ở cho lành,

Kiếp này chưa gặp, để dành kiếp sau”.

Người Việt Nam đã tiếp nhận triết lý nhân quả của Phật Giáo như một lẽ tất yếu. Họ đã ý thức được rằng kiếp này gieo trồng nhân lành thì kiếp sau ắt sẽ được an vui hạnh phúc. Bằng ngược lại, nếu kiếp này gây tạo những nghiệp nhân ác thì chắc chắn trong thể tránh khỏi quả báo xấu. Đôi khi chưa kịp trả quả đã gây thêm nhiều nghiệp và cứ phải tái sinh để trả món nợ ân oán.

Người trồng cây hạnh, người chơi, Ta trồng cây đức, để đời về sau

Hay:

Bởi chưng kiếp trước vụng tu Kiếp này tu để đền bù kiếp sau. Cây khô tưới nước cũng khô

Kiếp nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo. Kiếp này trả nợ cho xong

Làm chi để nợ một chồng kiếp sau.

Ông cha ta vốn không cảm thấu triết lý nhân quả bằng con mắt tầm thường đơn giản từ nhân đến quả, mà xuyên suốt từ hiện tại, quá khứ đến vị lai để thấy được nghiệp quả mau chậm đến với từng người khác nhau, nhưng sớm muộn gì người gieo nhân ắt phải gánh quả. Nhân quả vốn rất công bằng, từ đó không còn mơ hồ mà thấu triệt một cách sâu sắc câu tục ngữ:

Ăn trộm ăn cướp thành phật thành tiên Đi chùa đi chiền bán thân bất toại

Ca dao tục ngữ Việt Nam đã thấm đượm tinh thần từ bi của nhà Phật. Những câu ca dao tục ngữ về triết lý nhân quả không chỉ làm phong phú thêm kho tàng văn học dân gian, mà còn là một trong những cách truyền bá giáo lý đạo Phật hiệu quả, hòa quyện với văn hóa dân tộc để điều chỉnh hành vi con người trong việc xử thế, tu thân, tề gia, hành thiện, hướng con người đến những giá trị chân - thiện - mỹ cao đẹp.

1.4.2. Triết lý nhân quả trong thơ văn Hán Nôm

Văn thơ Hán Nôm chịu ảnh hưởng sâu sắc và thấm đẫm những tư tưởng nhân sinh của Phật giáo. Triết lý nhân quả trong đạo Phật đã được phản ánh thông qua một vài tác phẩm tiêu biểu như: Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính, Cung Oán Ngâm khúc, Truyện Kiều...

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã phản ánh được triết lý nhân quả của Phật giáo. Thông qua các quan niệm về nghiệp báo, nhân quả và luân hồi, Nguyễn Du đã nói đến số phận của nàng Kiều.

Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa. Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài [9, tr.238]. Hay

Rỉ rằng nhân quả dở dang

Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao Số nàng nặng nghiệp má đào

Người dù muốn quyết trời nào đã cho …

Người này nặng nghiệp oan gia

Còn nhiều nợ lắm sao đà thác cho [9, tr.395]

Nguyễn Du đã khẳng định, đề cao trách nhiệm con người trong việc tạo tác nghiệp của bản thân. Hành động của bản thân là do tự mình gây nên, sau đó phải tự mình gánh chịu hậu quả, chứ tuyệt đối không phải do một đấng quyền năng nào đưa đến. Theo Nguyễn Du, mọi sự đau khổ và bất hạnh của Thúy Kiều đều bắt nguồn từ nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật. Vì vậy, Kiều phải tự chịu trách nhiệm cho những hành động tạo nghiệp của mình trong quá khứ.

Ngoài “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thì “Quan Âm Thị Kính” cũng một tác phẩm thơ Nôm đã phản ánh khá rõ thuyết nhân quả nghiệp báo của đạo Phật. Nhân vật Kính Tâm là biểu trưng cho những đức tính cao quý tốt đẹp nhất của con người. Dù cho phải chịu bao oan ức, khổ đau, điều tiếng

nhưng Kỉnh Tâm vẫn một mình kiên nhẫn chịu đựng. Chính đức tính nhẫn nhục, kiên trì, hy sinh và nhất là tấm lòng từ bi đó đã trở thành nhân cách gương mẫu trong xã hội đương thời. Qua lời đối đáp giữa nhân vật KínhTâm và nhà sư trụ trì ngôi chùa mà bà nương nhờ, có thể thấy nhân vật này đã phần nào hiểu được về luật nhân quả ở đời “làm lành gặp lành”. Do vậy, Kính Tâm đã không ngần ngại điều tiếng thị phi, dèm pha, lên án mà đã cứu lấy con của Thị Màu, yêu thương chăm sóc đứa trẻ bằng cả tình thương và tấm lòng của mình cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng.

“Quan Âm Thị Kính” đã thể hiện triết lý “gieo nhân nào gặt quả ấy”, từ đó mà khuyến thiện, răn ác. Nhắc nhở mọi người cho có trải qua những ngày trầm luân khổ ải nhưng làm lành sẽ gặp lành, nên tránh dữ làm lành. Nhờ đức tính từ bi, nhẫn nhục và công đức đó nên nhân dân đã coi Thị Kính là hiện thân của đức Quan Thế Âm Bồ tát.

“Quan Âm Diệu Thiện” là một tác phẩm văn thơ Hán Nôm khác nói đến quả báo, luân hồi, đề cao tấm lòng hiếu thảo, từ bi, tính hướng thiện, biết sám hối của con người. Nhân vật Diệu Trang Vương là vua nước Hưng Lâm xứ Tây Trúc với bản tính tàn bạo, tham, sân, si nên đã gây ra nhiều tội ác khi trị vị đất nước. Diệu Thiện là con gái thứ ba của vua Diệu Trang, vì mộ Phật pháp mà không chịu lấy chồng, đi tu ở núi Hương Tích bên Việt Nam nên bị vua cha giận mà đày đọa cho đến chết. Sau khi hồn bà dạo qua một vòng ngục Diêm La, tận mắt chứng kiến sự đau đớn vô hạn của sinh linh trong ngục tối, bà đã động lòng từ bi phát nguyện cứu rỗi khiến sinh linh được thoát khỏi ngục A tỳ. Theo quan niệm của nhà Phật, những ai trong lúc sinh tiền luôn làm những điều ác, bất nghĩa, gian tà, độc ác … thì sau khi chết họ sẽ bị giam cầm và trừng phạt dưới địa ngục A tỳ - một nơi hết sức khổ đau, đầy những hình phạt kinh khủng nhất dành cho những kẻ

gieo nhiều nghiệp chướng. Tác phẩm “Quan Âm Diệu Thiện” đã đưa ra hình ảnh cảnh giới địa ngục A tỳ như một quả báo tất yếu đang chờ đợi những kẻ kẻ có tội ác tày trời. Đó là một lời cảnh tỉnh nghiêm khắc, khiến con người chùn bước khi có ý định gây ra nghiệp chướng hại người, hại muôn dân thiên hạ. Nhờ việc cứu rỗi chúng sinh khỏi đau khổ trầm luân ở ngục A tỳ mà Diệu Thiện được hoàn trở lại dương thế. Tuy nhiên, một lần nữa Diệu Trang vương lại gây nên tội ác tày đình khi sai người đốt chùa, giết sư, giết hại những con người vô tội. Do những hành động bạo ngược ấy nên trong kiếp hiện tại vua gặp quả báo mắc phải bệnh hiểm nghèo. Đây chính là “ác giả ác báo” mà Trang Vương phải nhận lấy. Tuy nhiên Diệu Thiện lại một lần nữa thể hiện tấm lòng từ bi, hỉ xả, hiếu thảo của mình. Khi đã tu hành đắc đạo, được Phật tổ sắc phong Bồ tát, bà đã dùng thần thông giả chước cứu cha. Vua Trang Vương sau đó đã nhận ra lỗi lầm, thành tâm sám hối, cả vua và hoàng hậu đều ở lại tu tại Hương Tích. Trang Vương đã thấy được điều sai điều quấy mà ăn năn hối cải. Ở đời “nhân vô thập toàn”, nhưng biết nhận ra để khắc phục và sửa chữa vẫn là nhân tố quan trọng nhất trong cuộc sống. Phật giáo đề cao tinh thần hướng thiện, trừ ác nhưng cũng rất hoan nghênh tinh thần tự giác ngộ, biết tự nhận ra cái sai và biết phục thiện, không phải là rầy la hay trừng phạt mà luôn mở ra cho con người một hướng đi, một cơ hội để tự khắc phục và hoàn thiện nhân cách cho chính mình, hướng con người đến cái thiện cái tốt. Tinh thần này của Phật giáo phù hợp với tính nhân bản của người Việt Nam “quay đầu là bờ”, “đánh người chạy đi chứ không ai đánh người quay lại”.

Nói đến tư tưởng về nhân quả trong thơ chữ Nôm không thể không kể đến thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng

nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam thế kỷ 16. Tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng sâu sắc các học thuyết của Tống Nho, đạo Phật và Lão Trang.

Triết lý nhân quả của Phật giáo được thể hiện trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm rõ nhất qua tập thơ “Bạch Vân gia huấn”. Qua 23 bài thơ, ông đã bàn về nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, tinh thần từ bi hỉ xả... Ông nói nhiều đến thiện và ác và cho rằng “hai dòng thiện ác là hai điều thật khác xa nhau”. Nếu như suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta là thiện thì sẽ tạo ra nghiệp thiện, là ác thì sẽ tạo ra nghiệp ác. Và theo đó, thiện hay ác sẽ nhận được báo ứng tương đương. Hành vi thiện thì sẽ đưa đến sự an lạc, hạnh phúc, hành vi ác sẽ đưa đến sự đau khổ, bất an. Việc hưởng phúc họa của mỗi người là do chính mình tự tạo và tự gánh. Nếu người có đức mà nghèo hèn cơ cực thì đó là do nghiệp chướng từ lâu. Còn nếu kẻ bất lương mà được giầu sang, thì đấy là do kiếp trước "bắc cầu thiên duyên”.

Theo Nguyễn Binh Khiêm, luật nhân quả rất chặt chẽ, rạch ròi, khách quan, công bằng, không thiên vị người nào, cũng không bỏ sót một ai. Nếu suy ngẫm một cách thấu đáo thì sẽ nhận thấy đó là quy luật đất trời. Lưới trời tuy thưa mà khó lọt, không bao giờ bỏ sót bất cứ hành vi chính tà nào. Nếu

báo ứng không gặp ngay trước mắt, thì về lâu dài cũng thể hiện ra. Nghiệp quả do nghiệp nhân gây ra, chắc chắn phải nhận lấy, chỉ là nhanh chậm, sớm muộn mà thôi. Ngay cả khi đã qua vòng sinh tử luân hồi thì quả báo vẫn đi theo, không tách rời như hình với bóng.

Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng tham, sân, hận, si mê, tà dâm... là những việc làm gây ra tai họa không lường, cần phải loại trừ vì đó là những nghiệp nhân xấu tạo ra quả báo xấu. Mọi cảm xúc chỉ nên dừng ở mức độ vừa phải, yêu không yêu quá đắm say, ghét không ghét đắng ghét cay để sinh thù. Không được đam mê cờ bạc, rượu chè, dâm dục vì nó khiến cho không những

của tải tiêu tán mà sức kiệt lực suy. Mọi tham ái, sân hận, dục vọng chính là nguyên nhân tạo ra quả không tốt cho mỗi người.

Ông nhận định mọi hoạ hay phúc xảy đến đều do con người định đoạt. Do đó mỗi người cần biết tránh xa những điều xấu và biết tự sửa chữa những

Một phần của tài liệu Ths triet hoc triết lý nhân quả trong phật giáo và ảnh hưởng đối với việc giáo dục đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w