LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, cho đến nay những nước có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới cũng chính là những nước có bề dày phát triển kinh tế thị trường dài nhất. Cả thế giới ngày nay đang bị sức hút bởi trình độ phát triển ngoạn mục của các nước ở đỉnh cao của sự phát triển kinh tế thị trường. Một số nước đi sau chỉ trong một thời gian ngắn (chừng 30 năm) đã phát triến nhanh chóng bởi vì trước hết họ đã chấp nhận và đi theo con đường kinh tế thị trường ngay từ đầu, họ biết khai thác tối đa kinh nghiệm và có sự hỗ trợ từ các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Trái lại, mô hình kinh tế hoá tập trung qua thực tiễn trong 70 năm tồn tại đã đạt được thành công rực rỡ trong thời kỳ chiến tranh nhưng lại thất bại nặng nề trong thời kỳ xây dựng kinh tế và đẩy XHCN lâm vào khủng hoảng. Đối với Việt Nam, trong khoảng mười năm sau khi thống nhất đất nước bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng đã phạm phải không ít sai lầm. Do sự nôn nóng, tách rời hiện thực, vi phạm nhiều quy luật khách quan trong đó quan trọng nhất là một số nghị định của Chính phủ ra đời mà chết yểu thậm chí chưa kịp ra thực hiện đã phải dừng lại, nền kinh tế nước ta tụt hậu nghiêm trọng so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, việc tìm hiểu bản thân phạm trù quy luật, lịch sử nhận thức nó, cũng như những vấn đề hiện đang được đặt ra xung quanh phạm trù ấy là bước đi không thể thiếu được trong quá trình đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Từ lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như từ những kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng, tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta đã rút ra kết luận mang tính định hướng: “Vận dụng nguyên tắc khách quan phân tích hiện tượng một số nghị định của Chính Phủ ra đời mà chết yểu thậm chí chưa kịp ra thực hiện đã phải dừng lại”. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 Phần I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN 3 1.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan 3 1.1.1. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 3 1.1.2. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ vai trò của ý thức đối với vật chất 4 1.2. Nội dung nguyên tắc khách quan 5 1.2.1. Trong hoạt động nhận thức 5 1.2.2. Trong hoạt động thực tiễn 6 Phần II: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN PHÂN TÍCH CÁC NGHỊ ĐỊNH CHÍNH PHỦ RA ĐỜI BỊ CHẾT YỂU 7 2.1. Thực trạng các nghị định của Chính Phủ ra đời mà chết yểu 7 2.2. Phân tích sự chết yểu của các nghị định Chính Phủ dựa vào nguyên tắc khách quan 9 2.2.1. Năng lực tư duy biện chứng còn yếu kém 9 2.2.2. Căn bệnh chủ quan duy ý chí 11 2.2.3. Căn bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa 14 KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 1DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CNCS : Chủ nghĩa cộng sản
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, cho đến nay những nước có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới cũng chính là những nước có bề dày phát triển kinh tế thị trường dài nhất Cả thế giới ngày nay đang bị sức hút bởi trình độ phát triển ngoạn mục của các nước ở đỉnh cao của sự phát triển kinh tế thị trường Một
số nước đi sau chỉ trong một thời gian ngắn (chừng 30 năm) đã phát triến nhanh chóng bởi vì trước hết họ đã chấp nhận và đi theo con đường kinh tế thị trường ngay từ đầu, họ biết khai thác tối đa kinh nghiệm và có sự hỗ trợ từ các nước có nền kinh tế thị trường phát triển Trái lại, mô hình kinh tế hoá tập trung qua thực tiễn trong 70 năm tồn tại đã đạt được thành công rực rỡ trong thời kỳ chiến tranh nhưng lại thất bại nặng nề trong thời kỳ xây dựng kinh tế
và đẩy XHCN lâm vào khủng hoảng
Đối với Việt Nam, trong khoảng mười năm sau khi thống nhất đất nước bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng đã phạm phải không ít sai lầm Do sự nôn nóng, tách rời hiện thực, vi phạm nhiều quy luật khách quan trong đó quan trọng nhất là một số nghị định của Chính phủ ra đời mà chết yểu thậm chí chưa kịp ra thực hiện đã phải dừng lại, nền kinh tế nước ta tụt hậu nghiêm trọng so với các nước trong khu vực và trên thế giới Vì vậy, việc tìm hiểu bản thân phạm trù quy luật, lịch sử nhận thức nó, cũng như những vấn đề hiện đang được đặt ra xung quanh phạm trù ấy là bước đi không thể thiếu được trong quá trình đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống Từ lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như từ những kinh nghiệm thành công và
thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng, tại Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta đã rút ra kết luận mang tính
định hướng: “Vận dụng nguyên tắc khách quan phân tích hiện tượng một
số nghị định của Chính Phủ ra đời mà chết yểu thậm chí chưa kịp ra thực hiện đã phải dừng lại”.
Trang 3Phần I: Lý luận chung về nguyên tắc khách quan
1.1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan
1.1.1 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán”, Lênin đã định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác” Do đó, vật chất tồn tại khách quan.
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con
người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Tuy nhiên không phải
cứ thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người là tự nhiên trở thành ý thức Ngược lại ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo về thế giới do nhu cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động Vì vậy, ý thức là cái vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó Tính sáng tạo của
ý thức được thể hiện rất phong phú, tuy nhiên sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh bởi vì ý thức bao giờ cũng chỉ phản ánh tồn tại Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản chất có tính xã hội
Có thể nói, vật chất và ý thức giống như hai mặt của một vấn đề, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ
Thứ nhất, vật chất có vai trò quyết định đối với ý thức
Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, vật chất là cơ sở, cội nguồn sản sinh ra ý thức Vật chất là cái có trước, nó sinh ra ý thức, quyết định nội dung và xu hướng phát triển của ý thức Không có vật chất thì không thể có ý thức bởi vì nguồn gốc của ý thức chính là vật chất, trong đó bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức, cơ quan phản ánh thế giới xung quanh,
sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não người, tạo thành nguồn gốc tự
Trang 4cải vật chất và ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết), cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành tồn tại và phát triển của ý thức Ngoài ra, ý thức chỉ
có thể trở thành sức mạnh vật chất, sức mạnh cải tạo hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn, bằng việc khai thác, sử dụng hợp lý các điều kiện phương tiện vật chất cần thiết cho hành động
Thứ hai, ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất.
Ý thức do vật chất sinh ra và quy định nhưng nó lại có tính độc lập tương đối nhưng nó lại có tính độc lập tương đối, sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh sáng tạo chủ động, là quá trình con người không ngừng tìm kiếm tích lũy những hiểu biết mới ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về mặt bản chất, quy luật vận động và phát triển sự vật Vì vậy, sau khi đã hình thành, ý thức có vai trò định hướng cho con người trong việc xác định mục tiêu, phương hướng tìm ra biện pháp lựa chọn các phương án, hành động tối ưu nhất và sử dụng các điều kiện vật chất cần thiết để làm biến đổi chúng đạt đến mục tiêu đã đặt ra Mặt khác sự tác động của ý thức đến vật chất có thể theo hai khuynh hướng : Một
là ý thức sẽ thúc đẩy cùng chiều đối với sự phát triển của sự vật nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực, khách quan nếu con người nhận thức đúng quy luật khách quan, có ý chí động cơ hành động đúng và thông qua cơ chế tổ chức hoạt động phù hợp trong thực tiễn Hai là ý thức kìm hảm, cản trở, thậm chí phá hoại sự phát triển bình thường của sự vật nếu ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan, ý thức lạc hậu, phản khoa học, phản động, nếu con người không có ý chí, không nhiệt tình, động cơ sai …Tuy vậy, sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với mức độ nhất định, nó không thể sinh ra hay tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất
1.1.2 Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ vai trò của ý
thức đối với vật chất
Trang 5Từ quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức một nguyên tắc được rút ra, đó là nguyên tắc khách quan Nguyên tắc khách quan trước nhất thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, nó đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, “phải lấy thực thể khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình” Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc khách quan không có nghĩa là quan điểm khách quan xem nhẹ, tính năng động, sáng tạo của ý thức mà nó còn đòi hỏi phát phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố chủ quan Bởi vì quá trình đạt tới tính khách quan đòi hỏi chủ thể phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc tìm ra những biện pháp, những con đường
để từng bước thâm nhập sâu vào bản chất của sự vật, trên cơ sở đó con người thực hiện sự biến đổi từ cái “vật tự nó” (tức thực tại khách quan) thành cái phục vụ cho nhu cầu của con người đồng thời sử dụng hiệu quả các điều kiện, sức mạnh vật chất khách quan, sức mạnh của quy luật … để phục vụ cho các mục tiêu, mục đích khác nhau của con người
1.2 Nội dung nguyên tắc khách quan
Vật chất là nguồn gốc khách quan sản sinh ra ý thức, ý thức chỉ là sản phẩm, là phản ánh thế giới khách quan, vì vậy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, biết tạo điều kiện và phương tiện vật chất tổ chức lực lượng thực hiện biến khả năng thành hiện thực, cụ thể như sau:
- Chống thái độ chủ quan duy ý chí, nóng vội, bất chấp quy luật khách quan, không đếm xỉa đến điều kiện vật chất khách quan, tuỳ tiện, phiến diện, lấy ý muốn, nguyện vọng, cảm tính làm xuất phát điểm cho chủ trương chính sách; hậu quả là đường lối không hiện thực, không tưởng và tất yếu sẽ đi đến thất bại trong hoạt động thực tiễn
Trang 6- Cần khái quát, tổng kết hoạt động thực tiễn để thường xuyên nâng cao năng lực nhận thức, năng lực chỉ đạo thực tiễn, chống tư tưởng thụ động ngồi chờ, ỷ lại vào hoàn cảnh, vào điều kiện vật chất
- Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, của nhân tố con người
để cải tạo thế giới khách quan, phải tạo ra động lực hoạt động cho con người bằng cách quan tâm tới đời sống kinh tế, lợi ích thiết thực của quần chúng, phát huy dân chủ rộng rãi…
1.2.2 Trong hoạt động thực tiễn
- Phải xuất phát từ điều kiện vật chất khách quan đã và đang có làm cơ
sở cho mọi hành động của mình; không được lấy ý kiến chủ quan làm điểm xuất phát;
- Khi đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện, người lãnh đạo phải nắm chắc tình hình thực tế khách quan Có như vậy thì mới nêu ra mục đích, chủ trương đúng và sẽ đi đến thắng lợi trong hoạt động thực tiễn
- Phát huy vai trò năng động, sáng tạo của nhân tố chủ quan
Trang 7Phần II: Vận dụng nguyên tắc khách quan phân tích một số nghị
định của Chính phủ ra đời mà chết yểu
2.1 Thực trạng các nghị định của Chính Phủ ra đời mà chết yểu
Trong năm 2015, dư luận xã hội bắt đầu quan tâm hơn đến chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, khi trong năm đó chứng kiến rất nhiều văn bản luật rơi vào tình trạng “chết yểu”
Đầu tiên phải kể đến Nghị định số 94 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu rơi vào tình trạng “chết lâm sàng” Nghị định này quy định, các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán ra thị trường phải có giấy phép, trên sản phẩm có dán nhãn Nếu bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất
để chế biến lại phải đăng ký với UBND cấp xã nơi sản xuất Khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ, người nấu rượu cần xuất trình hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra khi cần thiết
Thế nhưng, dù đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, đến nay, việc thực hiện qui định này gần như đang bị “bỏ ngỏ” Bởi, hầu hết các gia đình nấu rượu đều là điểm nhỏ lẻ, mà pháp luật lại chưa có quy chuẩn về an toàn thực phẩm, nhãn hiệu hàng hóa, phòng, chống cháy nổ đối với các hộ nấu rượu nhỏ
lẻ, nên muốn quản cũng không được
Cũng trong tháng 8/2015, dư luận lại ồn ào bởi quy định “thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ bình thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ kể
từ khi giết mổ” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư 33/2015/TT-BNNPTNT Quy định này bị phản đối kịch liệt vì tính phi thực tế với điều kiện kinh doanh, sinh hoạt của người dân
Bị dư luận “ném đá” quá nhiều, sau đó ít ngày, ngày 30/8/2015, Bộ này phải ký Quyết định số 2090/QĐ-BNN-TY ngưng hiệu lực thi hành đối với Thông tư 33 nêu trên
Trang 8“Thịt 8 tiếng” cũng được giới truyền thông bình chọn là một trong những quy định gây tranh cãi nhất của năm 2015
Hiện trạng nhiều văn bản luật vừa ra đời đã “chết yểu” hay “chết lâm sàng” không chỉ tồn tại trong năm 2015, mà còn tiếp diễn
Dư luận hiện vẫn còn nhắc đến những quy định kiểu như: viếng đám
ma không quá 7 vòng hoa, không được để ô kính trên nắp quan tài; cấm bán bia vỉa hè, bia phải có nhiệt độ dưới 30oC; xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức đổ rác không đúng nơi quy định; UBND các cấp có nhiệm vụ bắt giữ chó mèo chạy rông, hay bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm
ưu tiên khi đi thi đại học, bán hàng rong phải có đủ sức khỏe
Thống kê của Bộ Tư pháp, trong 10 năm (2005-2015), các bộ, ngành và địa phương đã kiểm tra 2.353.490 văn bản, trong đó, các bộ, ngành kiểm tra 43.262 văn bản Qua công tác kiểm tra văn bản theo thẩm quyền, toàn ngành
đã phát hiện được 63.277 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp pháp của văn bản
Trong năm 2015, Bộ Tư pháp đã tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền 3.887 văn bản (gồm 884 văn bản cấp bộ và 3.003 văn bản của địa phương) Kết quả bước đầu phát hiện 885 văn bản vi phạm các quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP
Trong đó có 81 văn bản của cấp bộ, 774 văn bản của địa phương, chiếm tỷ lệ khoảng gần 20% số các văn bản đã được kiểm tra Đáng chú ý, có đến 132 văn bản sai về nội dung; 32 văn bản sai về thẩm quyền; 72 văn bản sai về hiệu lực, còn lại chủ yếu sai về thể thức và kỹ thuật trình bày
Có thể điểm qua vài văn bản, trong năm 2015 như một số tỉnh đưa ra quy định sử dụng “Bia tỉnh ta”, “xi măng tỉnh ta” Hay quy định hạn chế quyền của phóng viên thường trú của UBND tỉnh Thanh Hóa Hay quy định,
"ngực lép, chân ngắn không được đi xe máy" của Bộ Y tế Mới đây nhất là
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản sửa quy
Trang 9định về “Chi điều tra, thống kê số người mù chữ, tái mù trong độ tuổi 15-55…” tại một thông tư liên tịch, theo đó phải nâng độ tuổi tối đa từ 55 lên 60 cho phù hợp với pháp luật hiện hành
2.2 Phân tích sự chết yểu của các nghị định Chính Phủ dựa vào nguyên
tắc khách quan
2.2.1 Năng lực tư duy biện chứng còn yếu kém
Nguyên tắc khách quan đòi hỏi việc nhận thức phải dựa vào những cơ
sở thực tế khách quan, xuất phát từ chính bản thân đối tượng, từ những thuộc tính và mối liên hệ vốn có của nó, từ những quy luật vận động và phát triển của bản thân nó; không thể dựa vào ý muốn chủ quan hoặc lấy ý chí chủ quan
áp đặt cho thực tế, đồng thời không được cắt xén, không được gán ghép cho
sự vật, hiện tượng những gì mà chúng vốn không có Trong Bút ký triết học, V.I.Lênin chỉ ra rằng, "tính khách quan của sự xem xét không phải thí dụ,
không phải dài dòng, mà bản thân sự vật tự nó"
Nắm vững và vận dụng đúng đắn nguyên tắc khách quan sẽ góp phần thiết thực trong việc xây dựng năng lực tư duy biện chứng cho người học Việc quán triệt nguyên tắc này giúp họ thấy được rằng, phải quan sát các sự vật và hiện tượng trong thực tế hoặc phải tiến hành các thí nghiệm khoa học
để có được những tư liệu cần thiết nhằm rút ra tri thức khoa học đúng đắn Những kết quả nghiên cứu phải được kiểm tra, đối chiếu, so sánh và đánh giá
có phù hợp với hiện thực khách quan hay không Nắm vững nguyên tắc khách quan giúp người học hiểu được sự cần thiết phải quan sát thực tế một cách tỉ
mỉ, chính xác; phải xuất phát từ bản thân đối tượng, phải xem xét đối tượng đúng như nó vốn có trong thực tế
Bản thân các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan không tồn tại
cô lập, tách rời, mà tồn tại trong những mối liên hệ hữu cơ với nhau Hơn nữa, những mối liên hệ ấy lại vô cùng phong phú, đa dạng và hết sức phức tạp, bao gồm cả những mối liên hệ bản chất và không bản chất, tất nhiên và ngẫu
Trang 10nhiên, chủ yếu và thứ yếu Vì thế, khi nhận thức thế giới khách quan, tư duy
biện chứng đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc toàn diện V.I.Lênin viết: "Muốn
thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc" Muốn nhận thức được khách quan thì cần phải xem xét vấn đề đặt ra một cách toàn diện Qua đó mới đánh giá đối tượng một cách chính xác, đầy
đủ, toàn vẹn; xem xét đối tượng như một chỉnh thể, hệ thống; tránh được lối
tư duy phiến diện, chiết trung, ngụy biện Thực tế cho thấy, các hiện tượng trong tự nhiên thường xảy ra rất phức tạp, do nhiều nguyên nhân gây ra và biến đổi qua nhiều giai đoạn, nhưng nhiều khi ta chỉ quan sát được kết quả cuối cùng Vì thế, nếu nghiên cứu đối tượng một cách phiến diện sẽ dẫn tới những tri thức, kết luận sai lầm
Tự nhiên, xã hội và tư duy luôn nằm trong quá trình vận động và phát triển không ngừng theo những quy luật tất yếu, vốn có của chúng Vì vậy, để nhận thức được bản chất của sự vật, ngoài các nguyên tắc trên, tư duy còn
phải tuân thủ nguyên tắc phát triển Nguyên tắc này quy định tính tất yếu phải
nghiên cứu sự vật trong sự vận động và phát triển theo những quy luật phổ biến, khách quan vốn có, chỉ ra chiều hướng biến đổi của nó Mặt khác, nguyên tắc này còn giúp cho tư duy trở nên năng động, linh hoạt, mềm dẻo; khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ và máy móc
Lôgíc biện chứng chỉ cho chúng ta thấy được sự phát triển biện chứng của nhận thức khoa học Các khái niệm, định luật, lý thuyết tất yếu được bổ sung, điều chỉnh, phát triển trong quá trình nhận thức, trong lịch sử phát triển của khoa học Những khái niệm, định luật, lý thuyết mới này không phủ nhận hoàn toàn các khái niệm, định luật, lý thuyết cũ mà có sự kế thừa những giá trị hợp lý, coi chúng như những trường hợp đặc biệt Vì thế, không nên có