1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn ôn thi vào lớp 10 PTTH môn Ngữ văn

7 2K 67
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 93,5 KB

Nội dung

HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN THI TUYỂN SINH MÔN: NGỮ VĂN 9 PHẦN VĂN BẢN A. PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI I. Truyện. 1. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG - NGUYỄN DỮ a. Tác giả: - Nguyễn Dữ sống khoảng đầu thế kĩ XVI. Đây là thời kì mở đầu cho một chặng dài lịch sử tối tăm của xã hội nước ta thời phong kiến. - Ông là học trò giỏi của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm, chịu ảnh hưởng tiết tháo của người thầy, sau khi đỗ hương cống, làm quan được một năm, Nguyễn Dữ lui về ẩn cư ở vùng núi Thanh Hoá. - “ Truyền kì mạn lục” là tác phẩm duy nhất còn lại của ông. Đây được coi là áng “thiên cổ kì bút” với 20 truyện được viết theo thể truyền kì. b. Tác phẩm: b.1: Nguồn gốc và vị trí đoạn trích: - Truyện lấy từ tích “ Vợ chàng Trương” - Đại ý: Từ câu chuyện về nỗi oan nghiệt của Vũ Nương, tác giả nhằm ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ đồng thời phản ánh số phận của họ trong xã hội phong kiến. b.2: Tóm tắt: Xưa có chàng Trương Sinh cảm mến tư dung tốt đẹp của Vũ Nương nên đã đem trăm lạng vàng cưới về. Cuộc sum họp chưa được bao lâu thì Trương Sinh đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh con, chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo. Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi là vơ không chung thuỷ, một mực đổ oan, đánh đập, đuổi đi. Vũ Nương bị oan, gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm Trương Sinh cùng con nhỏ ngồi bên ngọn đèn dầu, đứa con chỉ bóng trên tường và nói đó là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới biết là vợ oan. Cùng làng có Phan Lang chạy loạn đã dạt vào động rùa, tình cờ gặp lại Vũ Nương. Khi Phan Lang trở về, Vũ Nưong gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn với Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn tràng giải oan trên bến Hoàng Giang.Vũ Nương trở về loang loáng trên sông rồi biến mất. b3. Phân tích nhân vật: - Nhân vật Vũ Nương: Cần làm rõ các luận điểm: + Dù ở hoàn cảnh nào, VN đều tỏ rõ là người phụ nữ đẹp người đẹp nết: • Trước khi lấy chồng: Được tiếng là người có “tư dung tốt đẹp” • Từ khi lấy chồng: ** Trong cuộc sống vợ chồng ** Khi tiễn chồng ra trận ** Khi xachồng ** Khi bị chồng nghi oan • Khi sống ở thuỷ cung =>Đó là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, hiếu thảo, thuỷ chung vẹn toàn, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình. + Vũ Nương lại là một người phụ nữ bất hạnh, oan trái. * Bởi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến: Người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào người đàn ông trong gia đình. Thậm chí không có cả quyền làm chủ số phận của chính bản thân mình. * Bởi cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu. * Bởi lấy phải người chồng gia trưởng, độc đoán lại hay ghen tuông vô lối. + Cái chết của Vũ Nương thực chất là một sự bức tử: *Xuất phát từ lời nói ngây thơ của con trẻ => khiến cho lòng ghen tuông vô lối, mù quáng của Trương Sinh bùng phát không gì gỡ được. *Hành động vũ phu, thái độ độc đoán, gia trưởng, bỏ ngoài tai mọi sự thanh minh của Vũ Nương và những người hàng xóm của Trương Sinh. Một mực nghi oan cho vợ, đánh đập, đuổi đi => Vũ Nương rơi vào sự bế tắc hoàn toàn không còn sự lựa chọn nào khác ngoài cái chết. *Cái chết của Vũ Nương không chỉ thể hiện sự bế tắc của nàng mà còn có ý nghĩa vô cùng sâu sắc: Số phận mỏng manh của người phụ nữ, chế độ nam quyền bất công dung túng cho hành động của người chồng, chiến tranh phong kiến li gián lứa đôi, khiến cho hạnh phúc của họ phải đến cảnh “ bình rơi trâm gãy”, lòng thương cảm của tác giả cho số phận người phụ nữ . - Nhân vật Trương Sinh: Điển hình cho quyền lực và tính cách của người chồng trong chế độ phong kiến nam quyền: Gia trưởng, độc đoán, coi thường nhân phẩm thậm chí coi thường cả mạng sống của vợ. Ngoài ra, Trương Sinh còn là kẻ vô học, ghen tuông mù quáng, vô lối. b.4: Nghệ thuật: Viết theo thể truyền kì, có nhiều sáng tạo so với tích truyện “ Vợ chàng Trương”, Chi tiết cái bóng trở thành yếu tố nghệ thuật có giá trị. Truyện có nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thực ảo đan xen. Các yếu tố kì ảo làm cho tác phẩm mang nhiều màu sắc lung linh, kết thúc có hậu. 2: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH – PHẠM ĐÌNH HỔ 1. Tác giả: (1768-1839) tục gọi là Chiêu Hổ, nguờ làng Đan Loan, huyện Đường Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là một nho sĩ sống trong thời chế độ phong kiến đã khủng hoảng trầm trọng nên có tư tưởng muốn ẩn cư. Ông có nhiều tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực. “ Vũ trung tùy bút” là một tác phẩm văn xuôi có giá trị gồm 88 chuyện nhỏ, viết theo thể tùy bút. 2. Tác phẩm: a. Vị trí: Rút từ tập “ Vũ trung tùy bút” b. Đại ý: Phản ánh cuộc sống xa hoa của chúa Trịnh và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại đương thời. c. Phân tích: - Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh: + Chúa cho xây nhiều cung điện, đình đài “ liên miên” ở các nơi để thỏa ý “ thích chơi đèn đuốc”, ngắm cảnh đẹp… + Những cuộc dạo chơi tốn kém ở Tây Hồ diễn ra thường xuyên, huy động rất đông người hầu hạ, bày nhiều trò giải trí lố lăng… + Việc thu vật “phụng thủ” thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm cho nơi ở của chúa. + Dung túng cho hành động tác oai tác quái của bọn hoạn quan, mặc kệ đời sống nhân dân cơ cực, khốn đốn. - Bọn hoạn quan hầu cận: + Đối với bề trên: ra sức nịnh bợ, bày ra những trò ăn chơi sa đọa, bịt mắt chúa bởi những thói xa hoa,phồn thịnh giả tạo, khiến cho chúa bị hoàn toàn bị mê muội. + Đối với nhân dân: ỷ vào nhà chúa mà hoành hành, tác oai tác quái. Thủ đoạn của chúng được tái hiện trong tác phẩm là hành động vừa ăn cướp vừa la làng. Người dân vì thế mà bị cướp của 2 lần, bằng không cũng phải tự tay hủy bỏ của quý của mình. Nhà của tác giả thuộc dòng dõi quý tọc cũng trở thành nạn nhân của chúng. - Thái độ của tác giả: +Kín đáo bộc lộ sự không đồng tình trước sự xa hoa, ăn chơi vô lối của chúa Trinh. Cảm nhận được dấu hiệu chẳng lành “ kẻ thức giả cho đó là triệu bất tường” + Bất bình trước hành động tác oai tác quái của bọn hoạn quan, tỏ sự xót xa kín đáo tới tình cảnh và cuộc sống bất ổn của người dân. d. Nghệ thuật: Truyện được viết theo thể tùy bút, kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức tự sự, biểu cảm, miêu tả và nghị luận. Cách kể, tả có điểm nhấn, bộc lộ kín đáo cảm xúc suy nghĩ của mình. 3: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ – HỒI THỨ MƯỜI BỐN – NGÔ GIA VĂN PHÁI. a. Tác giả: - Là các tác giả thuộc dòng dõi họ Ngô Thì, Họ đều là những trung thần chịu ơn sâu nghĩa nặng với nhà Lê. - “ Hoàng Lê nhất thống chí” được viết nhiều thời điểm nối tiếp nhau, gồm 17 hồi. Là cuốn thiểu thuyết lịch sử viết theo thể chương hồi, bằng chữ Hán. b. Đoạn trích: b.1: Vị trí: Hồi thứ 14 cùa tác phẩm. b.2: Đại ý: Miêu tả chiến công Quang Trung đại phá quân Thanh, qua đó khắc họa vẻ đep hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ- Quang Trung, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của vua tôi phản dân hại nước Lê Chiêu Thống. b.3: Phân tích: - Nguyễn Huệ-Quang Trung, hình ảnh ngời sáng, tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của cả dân tộc. + Ngời sáng bởi phẩm chất của người anh hùng: thể hiện ở các khía cạnh: • Đó là con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán: khi nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, định thân chinh cầm quân ngay. Rồi trong một tháng, NH đã làm bao việc lớn: Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, đốc xuất đại binh ra Bắc, gặp gỡi “ người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính, tuyển binh, hoạch định các phương lược, tốc chiến tốc thắng, đánh tan 20 vạn quân Thanh. • Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén: Thể hiện trong việc phân tích thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch, thể hiện trong việc xét đoán và dùng người…. • Có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trong rộng: Mới khởi binh, QT đã nói chắc như đinh đóng cột “ phương lược tiến đánh đã có sẵn”, dự kiến ngày chiến thắng tại thành Thăng Long, tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng… • Tài dụng binh như thần: Với phương lược thần tốc: hành quân thần tốc, đánh thần tốc khiến giặc không kịp trở tay, tạo nên chiến thắng lừng lẫy trong lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc ta. + Ngời sáng bởi hình ảnh oai phong lẫm liệt trong trận đánh. Ông không chỉ là một tổng chỉ huy hoạch định phương lược, tổ chức quân sĩ mà còn là người trực tiếp chỉ huy một mũi tiến công. Cưỡi voi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kế… Đội quân của vua Quang Trung không phải toàn là lính thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, vậy mà dưới sự chỉ huy của vị tổng chỉ huy tài tình này đã đánh những trận thật đẹp, áp đạo kẻ thù, khiến chúng không kịp trở tay. => Ông chính là linh hồn của trận đánh. - Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh. + Trước khi vào trận đánh: tướng kiêu căng, tự phụ còn lính thì vô tổ chức, vô kỉ luật. + Khi vào trận đánh: tướng bất tài, “ sợ mất mật…chuồn trước qua cầu phao” Quân nhốn nháo, bỏ chạy toán loạn, dẫm đạp lên nhau mà chết. - Số phận thảm hại của bọn vua tôi bán nước Lê Chiêu Thống: + Vì ngai vàng, vì lợi ích của dòng họ mà phản nước hại dân, đặt vận mệnh của cả dân tộc vào tay kẻ thù. + Chịu chung số phận bi thảm với kẻ cướp nước, mãi mãi trở thành kẻ vong quốc . b.4: Nghệ thuật: +cách tái hiện chân thực, tôn trọng tính khách quan sự kiện lịch sử, + giọng kể linh hoạt: hào sảng, ngưỡng mộ khi kể về Quang Trung, mỉa mai khinh bỉ khi miêu tả quân tướng nhà Thanh, xót xa, khi kể về cuộc chạy trốn của vua tôi Lê Chiêu Thống. + Bút pháp tương phản khi khắc họa nhân vật. II. Truyện thơ: 1: TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU: a. Tác giả: - Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên; quê ở làng Tiên Điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh. - Thời đại: xã hội có nhiều biến động dữ dội: sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến, phong trào khởi nghĩa nổi dậy khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn dẹp được thù trong giặc ngoài. - Cuộc đời: +Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. + Có tài văn chương thiên bẩm, cuộc đời gặp nhiều thăng trầm, lao đao. + Là người hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. Ông còn là người có trái tim giàu tình yêu thương. Và là một thiên tài văn học của dân tộc ta. - Sự nghiệp sáng tác: Đồ sộ cả về chữ Hán và chữ Nôm. Đỉnh cao là Truyện Kiều (Đoạn trường tân Thanh) b. Tác phẩm: b.1: Nguồn gốc: lấy cốt truyện từ một tác phẩm văn học Trung Quốc: Kim Vân Kiều truyện cảu Thanh Tâm Tài Nhân. b.2: Thể loại: Truyện thơ (được làm theo thể thơ lục bát) b.3: Giá trị nội dung: - Giá trị hiện thực: Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ. - Giá trị nhân đạo: Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người; sự lên án tố cáo các thế lực tàn bạo; sự trân trọng, đề cao con người từ hình thức phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính. b4: Giá trị nghệ thuật: - là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên cả hai phương diện ngôn ngữ và thể loại. 2: Các đoạn trích : 2.1: CHỊ EM THÚY KIỀU: a. Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu của tác phẩm: Gặp gỡ và đính ước. b. Đại ý: Bức chân dung xinh xắn của Thúy Vân và tài sắc của Thúy Kiều. Qua đó nhằm dự báo số phận của mỗi người. c. Phân tích: - Bốn câu thơ đầu: Giới thiệu chung vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều: => Với bút pháp ước lệ, đối => cốt cách thanh tao, tâm hồn trong trắng của chị em Thúy Kiều. Đó là một vẻ đẹp hòa hảo nhưng riêng biệt không hòa lẫn “ mỗi người một vẻ” - Bốn câu tiếp gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân: Tác giả tập trung miêu tả khuôn mặt một cách cụ thể từng đường nét và được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời: trang, hoa, mây, tuyết, ngọc. Đó là một vẻ đẹp trang trọng, đoan trang, hòa hợp với thiên nhiên nên “ mây thua”, “tuyết nhường’ => dự báo một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ. - Mười hai câu tiếp: Tài, sắc và tâm hồn của Thúy Kiều + Sắc: Với hình ảnh ước lệ, TK hiện lên với vẻ đẹp vượt trội “ sắc đành đòi một” khiến cho “ hoa gen” “liễu hờn” + Tài: Thông minh thiên bẩm, tài năng đạt đến mức lí tưởng cả về cầm, kì, thi, họa “ tài đành họa hai”. Đặc biệt là tài đàn “ nghề riêng ăn đứt”. + Tâm hồn: Cung đàn “ bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. => So với Thúy Vân, tài sắc của Thúy kiều đều vượt trội, hoàn hào khiến cho tạo hóa cũng phải hờn ghen=> Dự cảm về số phận éo le, chìm nổi. “ tài hoa bạc mệnh” Một vừa hai phải ai ơi Tài tình chi lắm cho trời đất ghen d. Nghệ thuật: sử dụng bút pháp tượng trung ước lệ, đối, nghệ thuật đòn bẩy khi khắc họa chân dung nhân vật. 2.2:CẢNH NGÀY XUÂN. a. Vị trí đoạn trích: phần đầu: Gặp gỡ và đính ước. b. Đại ý: Bức tranh thiên nhiên ngày xuân xinh đẹp và cảnh lễ hội trong tiết thanh minh. c. Phân tích: - Bốn câu đầu: Khung cảnh ngày xuân: + Hai câu đầu: Vừa nói về thời gian vừa gợi không gian của ngày xuân. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng “ thiều quang” + Hai câu tiếp: Là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân. Hình ảnh điểm xuyết, màu sắc hài hòa tới mức tuyệt diệu => Gợi lên vẻ đẹp của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống. - Tám câu tiếp: Khung cảnh lễ hội + lễ: tảo mộ: với những hình ảnh thoi vàng vó, tro tiền giấy…: gợi lên không khí tưởng nhớ thành kính. + hội: đạp thanh. cách dùng từ 2 âm tiết (từ láy, từ ghép)là những danh từ, động từ, tính từ: gần xa, nô nức, yến anh, tài tử, giai nhân… cách so sánh” ngựa xe như….nêm”gợi lên không khí lễ hội rộn ràng, đông vui, ta thấy chị em Thúy kiều như hòa vào cuộc chơi. - Sáu câu cuối: Khung cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. + Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang. Tuy nhiên không còn nhộn nhịp của lễ hội mà đang nhạt dẩn, lặng dần của buổi chiều tà. + Cách dùng một loạt từ láy: tà ta, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người Tạo nên cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. Dòng nước uốn quanh “nao nao” như báo trước ngay sau lúc này Kiều sẽ gặp mộ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh “ phong tư tài mạo tót vời” Kim Trọng d. Nghệ thuật: cách sử dụng từ ngữ điêu luyện, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình. 2.3: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH. a. Vị trí: Nằm ở phần 2: Gia biến và lưu lạc. b. Đại ý: Tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của Thúy Kiều. c. Phân tích: - Sáu câu đầu: Khung cảnh trước lầu Ngưng Bích: + Cảnh: từ ngữ gợi cảm giác, lời thơ kéo dài => Khung cảnh đẹp, nên thơ, thoáng đãng nhưng gợi buồn, quạnh vắng. + Tình: “ khóa xuân” “ bẽ bàng…chia tấm lòng” => từ láy, so sánh=> tâm trạng ngổn ngang, ê chề. => Cả đoạn thơ diễn tả sự cô đơn, trơ trọi với nỗi tủi nhục trĩu nặng trong lòng. - Tám câu tiếp theo: Nỗi nhớ thương của Thúy Kiều: + Ở đây, tác giả để Thúy Kiều nhớ về Kim Trọng trước: “ Tưởng người…cho phai” => Lời thơ trĩu nặng , nghẹn ngào => Nỗi nhớ đau đớn, xót xa, buốt nhói. + Nhớ về cha mẹ: “ Xót người… người ôm” => thành ngữ, điển cố, điển tích, cách dùng từ “xót” => sự xót thương lo lắng cho cha mẹ già yếu không có người chăm sóc, phụng dưỡng. Tác giả đã sử dụng ngôn ngử độc thoại, miêu tả nội tâm tinh tế, qua đó cho thấy tấm lòng của Kiều đối với người thân: thủy chung với mối tình đã khắc cốt ghi tâm, hiếu thảo, biết hi sinh vì gia đình. - Tám câu cuối: tác giả tái hiện cảnh vật qua tâm trạng của Thúy Kiều: => Sử dụng một loạt các biện pháp tu từ: điệp ngữ, câu hòi tu từ, từ láy… đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình => ngoại cảnh đã chuyển sang tâm cảnh: Số phận nổi nênh, vô định, tâm trạng buồn thương, hoảng loạn, kinh sợ của Thúy Kiều. dự cảm tai họa sắp giáng xuống cuộc đời nàng. d. Nghệ thuật: Thành công trong nghệ thuật miêu tả nội tâm, bút pháp tả cảnh ngụ tình, sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ… 2.4: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU. a. Vị trí: Phần 2: Gia biến và lưu lạc. b. Đại ý: Qua màn kịch vấn danh, lột tả chân tướng của Mã Giám Sinh và thân phận đáng thương, đức hiếu thảo hi sinh vì gia đình của Thúy Kiều. c. Phân tích. - Đoạn trích đã lột tả được chân tướng của Mã giám sinh: MGS đến với tư cách là một chàng sinh viên trường Quốc tử giám tới hỏi Kiều về làm lẽ. Nhưng đây chỉ là một màn kịch vấn danh, thực chất là một cuộc mua bán. Chân tướng của anh chàng họ Mã dần dần lộ diện: + Diện mạo: “ Quá niên…bảnh bao” chải chuốt, trai lơ, không hợp với tuổi tác + Lời nói: cộc lộc, vô lẽ, mơ hồ khi giới thiệu về bản thân. + Cử chỉ: “ trước thầy sau tớ lao xao”, “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” => Sỗ sàng, thô lỗ => Với bút pháp tả thực, ngôn ngữ miêu tả trực diện, MGS lộ diện là một kẻ vô học, thô lỗ, trơ trẽn. + Bản chất: Hắn ta điển hình với bản chất con buôn lưu manh, chuyên nghiệp. MGS coi TK như một món hàng để có thể xét nét, cân đong đo đếm: Mối càng vén tóc bắt tay Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ Cò kè bớt một thêm hai Giờ lâu ngã giá… MGS điển hình cho loại người buôn thịt bán người trong XH truyện Kiều. Vì đồng tiền, chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm của con người, - Hình ảnh tội nghiệp của Thúy Kiều. + Nỗi mình thên tức nỗi nhà Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng + Ngừng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày + Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai. =>Bút pháp tượng trưng, ước lệ, từ ngữ gợi tả tâm trạng, câu thơ thể hiện nỗi sượng sùng, ê chề, tủi cực của Thúy Kiều. Song nàng vẫn hoàn toàn câm lặng chịu đựng vì gia đình=> Tấm lòng hiếu thảo, đức hi sinh vì gia đình của Thúy Kiều - Tấm lòng nhân đạo của tác giả: + Thái độ kinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm con người. + Niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi đau đớn của Thúy Kiều. c. Nghệ thuật: - Thành công trong nghệ thuật tả người: Sử dụng bút pháp tả thực, ngôn ngữ đặc tả khi miêu tả nhân vật phản diện, tượng trưng ước lệ khi viết về nhân vật chính diện. Đoạn trích như một màn kịch, có tình huống, có kịch tính, qua đó bộc lộ bản chất của nhân vật. 3. LỤC VÂN TIÊN – NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 3.1: Tác giả: (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu. Sinh tại quê mẹ: Tân Thới – Gia Định; quê cha: Phong Điền, Thừa Thiên – Huế. - Thời đại: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn chuyên chế phản động, thực dân Pháp xâm lược nước mất nhà tan, nhân dân vô cùng lầm than, nhiều cuộc khởi nghĩa bị nhấn chìm trong biển máu. - Cuộc đời: + Nghèo khổ bất hạnh, mù lòa, học vấn dở dang, hôn nhân bội ước, mất nước. + là tấm gương sáng, một nhân cách lớn về nghị lực sống và cống hiến cho đời, về lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. - Sự nghiệp sáng tác: Ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị với 2 chủ đề; + truyền dạy đạo lí làm người: Lục Vân Tiên, Dương Từ- Hà Mậu. + Cổ vũ tinh thần yêu nước, ý chí cứu nước: Chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc… 3.2: Tác phẩm: a. Thể loại: Truyện thơ b. Giá trịc của tác phẩm: - Nội dung: + Xem trọng tình nghĩa giũa con người với con người. + Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy. + Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng về lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời. - Nghệ thuật: + Có kết cấu theo từng chương, hồi. + Xây dựng nhân vật theo lối lí tưởng hóa, tính cách của nhân vật được bộc lộ qua cử chỉ, lời nói, hành động. + Ngôn ngữ bình dân, đậm chất Nam Bộ. 3.3: Các trích đoạn: a. LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA. a.1: Vị trí: nằm ở phần đầu tác phẩm. a.2: Đại ý: Phảm chất của hai nhân vật chính, hành động nghĩa hiệp của LVT qua đó thể hiện khát vọng cứu người giúp đời của tác giả. a.3: Phân tích: - Nhân vật Lục Vân Tiên + hành động đánh cướp: * …ghé lại bên đàng Bẻ cây… xông vô => Hành động mau lẹ, kịp thời không tính toán so đo. * …tả đột hữu xông Khác nào… Đương Dang => Hành động đẹp, dũng cảm của một bậc anh hùng, hảo hán. + Cách đối xử với Kiều Nguyệt Nga: • Ân cần chu đáo. • Hiểu lễ giáo. • Khiêm nhường, từ chối mọi sự đền ơn của Nguyệt Nga, coi việc cứu người là lẽ tự nhiên, là bổn phận. => là một nhân vật lí tưởng, chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài mà cũng rất từ tâm nhân hậu. - Nhân vật Nguyệt Nga: + Lời nói: Từ tốn, dịu dàng, có học thức=> Nhận ra ý nghĩa to lớn của hành động cứu người của Lục Vân Tiên và coi trọng ân nghĩa đó. + Cử chỉ: “ lạy rồi sẽ thưa” => Nguyệt Nga là một người con gái đằm thắm, trọng ân nghĩa. a.4: Nghệ thuật: Khắc họa tính cách nhân vật qua hành động, lời nói. Hệ thống ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với tình tiết của sự việc. Ngôn ngự mộc mạc, bình dị mang màu sắc địa phương Nam Bộ. b. LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN: b.1: Vị trí: Phần 2 của tác phảm. b,2: Đại ý: thể hiện sự đối lập giũa cái thiện và cái ác, giũa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp ở đời. b.3: Phân tích: - Hành động tội ác của Trịnh Hâm: + Nguyên nhân: do lòng ghen ghét, đó kị từ trước + Hoàn cảnh: LVT bị mù lòa, hoàn toàn phụ thuộc vào TH. + Hành động: • Thời điểm đêm khuya • Không gian: giũa vời • Động tác: Xô ngay, giả tiếng… => Hành động mau lẹ, dứt khoát, có kế hoạch từ trước => Sự bất nhân, gian xảo, độc ác. TH là hiện thân của cái Ác. - Việc làm nhân đức và tính cách cao cả của ông ngư: + Việc làm nhân đức: …vớt ngay lên bờ Hối con…mặt mày  Lời thơ đậm chất Nma Bộ, thể hiện hành động cứu người khẩn trương, hối hả, không hề so đo, tính toán. Đó là một hành động đẹp, đầy nhân đức. +…lòng lão chẳng mơ Dốc lòng…trả ơn  Lời thơ dứt khoát, khẳng định chắc chắnquan điểm sống trọng nghĩa khinh tài của ông ngư và cũng chính là của người lao động. + Cuộc sống của ông ngư: Rày doi…Hàn Giang  Lời thơ phóng khoáng, cho thấy đó là một cuộc sống hòa nhập với thiên nhiên, trong sạch, ngoài vòng danh lợi. Một cuộc sống tự do, tự chủ, có thể ứng phó với mọi tình thế => Bộc lộ nhân cách cao cả của ông ngư.  Ông ngư là hiện thân của cái Thiện: nhân đức, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài. B. PHẦN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI I. LÀNG – KIM LÂN 1. Tác giả (1920 – ), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. - Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về nông thôn và cuộc sống của người nông dân với một sự am hiểu sâu sắc. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh ra đời: Ra đời đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên báo Văn nghệ năm 1948. b. Đại ý:Truyện đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê, tinh thần kháng chiến ở ông Hai – một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kì kháng chiến chống Pháp. c. Tóm tắt: HS có thể tóm tắt dựa vào các ý sau: - Buổi trưa ở nhà một mình ông Hai rất nhớ về làng với những ngày khởi nghĩa rồn rập. - Giao nhà cho đứa con gái lớn, ông ra phòng thông tin. Ở đó ông biết được bao nhiêu tin hay về cuộc kháng chiến. - Ghé vào quán nước, bất ngờ ông Hai nghe được nguồn tin từ người đàn bà tản cư rằng làng Chợ Dầu đã theo giặc. - Ông Hai choáng váng, lảng đi chỗ khác rồi vầ thẳng. - Những ngày sau đó ông thực sự đau khổ,dằn vặt và lo sợ. - Ông tâm sự với đứa con út như để dãy bày và khẳng định tấm lòng chung thủy của ông với cách mạng, với kháng chiến. - Nhưng tin làng Chợ Dầu theo giặc chỉ là một nguồn tin thất thiệt. - Niềm vui trở lại, ông Hai lại hồ hởi khoe về làng của mình. d. Phân tích: - Nhân vật ông Hai. . HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN THI TUYỂN SINH MÔN: NGỮ VĂN 9 PHẦN VĂN BẢN A. PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI I. Truyện. 1. CHUYỆN NGƯỜI. toàn phụ thuộc vào người đàn ông trong gia đình. Thậm chí không có cả quyền làm chủ số phận của chính bản thân mình. * Bởi cuộc hôn nhân không xuất phát

Ngày đăng: 05/07/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w