III. Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ tại SGD NHNT.
b, Chi phí cố định (định phí):
Là những chi phí không thay đổi theo sự biến đổi theo sự biến đổi của sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Thuộc về chi phí cố định bao gồm những khoản mục chi phí sau:
- Khấu hao tài sản cố định: được áp dụng theo Chế độ Quản lý, Sử dụng và Trích Khấu hao TSCĐ, ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài Chính.
- Chi phí bảo trì, sửa chữa máy móc định kỳ. - Chi phí thuê mướn đất đai, nhà xưởng - Tiền lãi vay trung dài hạn
- Phí bảo hiểm tài sản cố định và kho nguyên vật liệu, thành phẩm. - Lương công nhân (trường hợp không sản xuất công ty vẫn phải trả lương tối thiểu)
- Lương công nhân học nghề
- Lương gián tiếp, công tác phí (bộ phận lương cố định) - Các khoản phải trả cố định hàng năm
Định phí trên tính chung cho cả năm sản xuất ∑ Chi phí hàng năm = ∑ Định phí + ∑ Biến phí.
Sau khi xác định công suất khả dụng, giá bán, số lượng sản phẩm và chi phí để sản xuất sản phẩm ấy. Cán bộ thẩm định sẽ lập ra một bảng phân tích hiệu quả tổng hợp – khả năng trả nợ của dự án như sau :
Bảng II.1 : bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án.
Năm thứ Đơn vị tính 1 2 3 4 5
I. Công suất thiết bị (%) II. Doanh thu
1. Sản lượng tiêu thụ 2. Đơn giá bình quân III. Chi phí sản xuất 1. Tổng định phí 2. Tổng biến phí
IV. Các khoản nộp Ngân sách - Thuế VAT A%
- Thuế lợi tức B%
V. Nguồn trả nợ Ngân hàng - Từ KHCB
- Từ - lợi nhuận ròng
VI. Nợ trung dài hạn phải trả ngân hàng - Nợ gốc
- - Lãi
VII. Thừa/ Thiếu (VI - VII)
VIII.Nguồn vốn khác bù đắp thiếu hụt và trả nợ vay
Nguồn : phòng ĐTDA- SGD
Từ bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án trên đây, ta biết được trong thời gian vay vốn, dự án có tự trả được nợ đúng hạn hay không, bao lâu thì thu hồi được vốn cho vay, kỳ hạn nào trả được, kỳ hạn nợ nào còn thiếu, biện pháp bù đắp thiếu hụt như thế nào...
Bảng II.2 : Bảng kế hoạch hoàn trả vốn vay
Diễn giải Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm n
Giá trị tiền vay Trả gốc vay Trả lãi vay Dư nợ khoản vay
Nguồn : phòng ĐTDA- SGD
Căn cứ vào lịch trả nợ gốc hàng năm, cán bộ thẩm định cần cân đối xem liệu nguồn trả nợ gốc có bị thiếu hụt năm nào ( thông thường, nếu lịch trả nợ đều thì trong những năm đầu hoạt động. Dự án có thể bị thiếu hụt nguồn trả nợ ). Tổng lợi nhuận sau thuế và Khấu hao lũy kế trong thời gian vay vốn của dự án mà lớn hơn Tổng số nợ vay trung dài hạn ban đầu thì dự án có khả năng trả nợ trong thời gian vay vốn và ngược lại.
Khả năng trả nợ của dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn thu và nợ ( nợ gốc và lãi phải trả hàng năm của dự án. Việc xem xét này còn được thông qua bảng cân đối thu chi và tỷ số khả năng trả nợ của dự án :
Nguồn nợ hàng năm của dự án
Tỉ số khả năng trả nợ của dự án = --- Nợ phải trả hàng năm của dự án ( gốc và lãi )
Nợ phải trả hàng năm của dự án do người vay quyết định có thể theo mức đều đặn hàng năm hoặc có thể là trả nợ gốc đều trong một số năm, lãi phải trả hàng năm tính theo số vốn vay còn lại, có thể trả nợ theo mức lãi thay đổi hàng năm.
Tỷ số khả năng trả nợ của dự án được so sánh với mức quy định chuẩn. Mức này được xác định theo từng ngành nghề. Dự án được đánh giá có khả năng trả nợ khi tỷ số khả năng trả nợ của dự án phải được ở mức quy định chuẩn.
Ngoài ra khả năng trả nợ của dự án còn được đánh giá thông qua việc xem xét sản lượng và doanh thu tại điểm hòa vốn trả nợ. Điểm hòa vốn trả nợ là điểm mà tại đó dự án có đủ tiền để trả nợ vốn vay và đóng thuế thu nhập.
Công thức xác định điểm hòa vốn trả nợ cho một năm của đời dự án như sau - Sản lượng tại điểm hòa vốn trả nợ :
f- D + N+ T xn = --- p- v - Doanh thu tại điểm hòa vốn trả nợ :
Ohn = X n. p
f – D + N +T Ohn = --- 1 – p/v
N : nợ gốc phải trả trong năm ; T : thuế thu nhập doanh nghiệp; f: định phí tính toán cho năm xem xét của đời dự án; D : khấu hao của năm xem xét ; N: nợ gốc; v: biến phí cho năm xem xét ; p: giá bán một sản phẩm.
Tính thời gian thu hồi nợ và thời gian hoàn vốn theo phương pháp tĩnh : Tổng số vốn vay cho vào dự án
Thời gian thu hồi vốn vay = --- KHCB năm + phần lợi nhuận để trả nợ + nguồn khác
Tổng số vốn đầu tư vào dự án
Thời gian thu hồi vốn đầu tư = --- KHCB năm + Phần lợi nhuận để trả nợ + nguồn khác Khả năng trả nợ của dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đồng thời cũng là chỉ tiêu được các nhà cung cấp tín dụng cho dự án đặc biệt quan tâm và coi là một trong các tiêu chuẩn để chấp nhận cung cấp tín dụng cho dự án hay không.
Ngoài việc lập bảng tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ dựa trên công suất khả dụng kể trên cũng cần phải tính toán mức độ dao động của các số liệu tính toán được bằng cách thay đổi các giá trị công suất, giá bán sản phẩm (giảm đi 10 – 15%), ... để xác định tính ổn định, chắc chắn của dự án.
3.2.1.4. Thẩm định tài sản bảo đảm ( hay còn gọi là nguồn thu dự phòng ).
Khi thực hiện công tác thẩm định tín dụng, nhân viên tín dụng trước tiên cần thẩm định khả năng hoàn trả nợ vay từ thu nhập của khách hàng. Thế nhưng việc đánh giá thu nhập kỳ vọng của khách hàng là việc phức tạp và không chắc chắn. Do đó, cần thiết xem xét thêm khả năng sử dụng tài sản đảm bảo nợ như là một nguồn khác nữa đảm bảo cho khả năng nợ. Tuy nhiên, thực tế đối khi xảy ra nhiều rắc rối phức tạp liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Do vậy, ngoài thẩm định thu
nhập của khách hàng để trả nợ, nhân viên còn phải thẩm định cả tài sản đảm bảo nợ vay.
Mục tiêu của việc thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng thanh lý các tài sản đảm bảo nợ vay khi cần thiết. Khả năng thanh lý tài sản nói chung phụ thuộc vào tính chất pháp lý và giá trị thị trường của tài sản. Do vậy, nội dung của thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay chủ yếu là tập trung vào thẩm định các khía cạnh pháp lý của tài sản và khả năng thanh lý tài sản đó theo giá trị thị trường.
Nội dung thẩm định :