Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở trong cộng đồng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng” để tiế
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ THỊ NGỌC TÚ
HÀ NỘI - 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến TS Vũ Ngọc Tú người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp này
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong Khoa Tâm
lý – Giáo dục học, trường ĐHSP Hà Nội, các đồng chỉ cùng công tác tại đơn vị…., gia đình, bè bạn đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu
Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều, nhưng
do khả năng của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy, cô góp ý và chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng thành hơn về chuyên môn cũng như về công tác nghiên cứu khoa học
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Đức Trung
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người Người có sức khoẻ thì có hàng trăm, hàng ngàn ước mơ, còn người không có sức khoẻ chỉ có một ước mơ duy nhất đó là: Có sức khoẻ Một tâm hồn lành mạnh, một tư duy sáng suốt chỉ
có thể có ở trong một cơ thể cường tráng, đầy sinh lực Muốn có một sức khoẻ tốt để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngoài yếu tố tư chất bẩm sinh, vấn để rèn luyện để nâng cao sức khoẻ là yếu tố vô cùng quan trọng
Lí tưởng về phát triển con người toàn diện được Các Mác và Ăng-ghen xác định rõ nội dung cụ thể và gắn liền nó với thực tiễn đấu tranh cách mạng, nhằm xây dựng một xã hội mới theo nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản Học thuyết về giáo dục toàn diện của Các Mác và Ăng-ghen được Lênin đi sâu
và phát triển sáng tạo Đặc biệt, V.I.Lênin quan tâm sâu sắc đến tương lai
của thế hệ trẻ, đến cuộc sống của họ Người nhấn mạnh: “Thanh niên đặc
biệt cần sự yêu đời và sảng khoái, cần có thể thao lành mạnh, thể dục, bơi lội, tinh thần học tập phân tích, nghiên cứu và cố gắng phối hợp tất cả các hoạt động ấy với nhau” [13]
Ngay sau khi cách mạng Tháng tám thành công năm 1945, Đảng và Hồ Chủ Tịch đã rất quan tâm đến thể dục thể thao, coi đó là một mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thanh thiếu niên Ngày 30/01/1946, Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh thành lập Nhà Thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanh niên; Nhà Thể dục có nhiệm vụ liên kết chặt chẽ với Bộ Y tế
và Bộ Giáo dục để nghiên cứu phương pháp thể dục Việt Nam và thực hiện một chương trình thể dục riêng trong toàn quốc, hợp với hoàn cảnh và nền kinh tế xã hội lúc bấy giờ Đó là một văn kiện lịch sử về thể dục thể thao rất
quý giá Ngay sau đó, ngày 27/3/1946 Hồ Chủ Tịch lại ra lời kêu gọi “Toàn
dân tập thể dục” Trong thư, lần đầu tiên Người chỉ cho nhân dân ta thấy
Trang 6cần có sức khoẻ mới thành công” Và Người cũng chỉ rõ muốn có sức khoẻ
thì: “nên tập luyện thể dục” và coi đó là “bổn phận của mỗi người dân yêu
nước” Tư tưởng của Bác đã, đang và vẫn luôn được cụ thể hoá trong các chỉ
thị và nghị quyết của Đảng, chính phủ về nâng cao chất lượng giáo dục thể chất (GDTC) cho người dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước
Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại
điều 41 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển thể dục
thể thao, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức thể dục thể thao tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động thể dục thể thao quần chúng, chú trọng hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao” Chỉ thị 17-CT/TW ngày 23/10/2002 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng (khoá IX) nêu rõ: “Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao ở
trường học Tiến tới bảo đảm mỗi trường học đều có giáo viên thể dục chuyên trách và lớp học thể dục đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục thể chất; xem đây là một tiêu chí xét công nhận trường chuẩn quốc gia” Luật Thể dục, Thể thao số 77/2006/QH11 được Quốc Hội Nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29/11/2006 quy định:
“GDTC là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp
kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”
Học sinh Trung học cơ sở (THCS) là những học sinh có độ tuổi từ
11-12 đến 14-15 tuổi Ở giai đoạn này, chiều cao của các em tăng lên một cách đột ngột, hàng năm có thể tăng từ 5 – 6 cm; trọng lượng cơ thể hàng năm có thể tăng từ 2,4 – 6 kg; tăng vòng ngực…Đây là những yếu tố đặc biệt trong sự phát triển thể chất của các em ở lứa tuổi này Nói cách khác, đây là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển thể chất của mỗi cá nhân
Trang 7Giáo dục thể chất cho học sinh THCS là quá trình tác động hướng vào việc hoàn thiện tâm lí và thể lực cho học sinh, nhằm phát triển kĩ năng vận động cơ thể, tạo nên cuộc sống tâm lí và thể lực lành mạnh và hình thành lối sống cá nhân có văn hóa Để có thể nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh THCS cần có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường với cộng đồng
An Dương là một huyện còn gặp nhiều khó khăn của thành phố Hải Phòng, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn… Trong những năm gần đây, dưới sự quan tâm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hải Phòng nói chung, huyện An Dương nói riêng, hoạt động GDTC cho học sinh THCS trên địa bàn huyện ngày càng được đầu tư, phát triển, điều
đó mang lại những tác động tích cực trong quá trình phát triển thể chất của học sinh Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động GDTC cho học sinh THCS trên địa bàn huyện còn tồn tại những hạn chế nhất định Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó nguyên nhân cơ bản có liên quan đến những hạn chế trong việc tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS Chính vì vậy, việc nghiên cứu bổ sung lí luận, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết Đặc biệt cho đến nay ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về vấn đề này
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở trong cộng đồng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng” để tiến hành nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi đi vào nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài, khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, trên cơ sở đó đánh giá những ưu điểm, nhược điểm và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu của hoạt động này tại địa bàn nghiên cứu
Trang 83.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
4 Giả thuyết khoa học
Công táctổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng chưa thực sự đạt hiệu quả Nếu nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp mang tính khoa học và hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng
5.2 Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
5.3 Đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Về nội dung nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu lí luận, thực trạng và biện pháp tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
6.2 Về địa bàn nghiên cứu
Huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
6.3 Về khách thể khảo sát
- Tổng số khách thể khảo sát: 240 người
- Cán bộ quản lý: 20 người
Trang 9- Giáo viên: 20 người
- Học sinh: 100 người
- Phụ huyng học sinh: 100 người
6.4.Về thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017
7 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổng hợp thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu có trong các văn kiện, văn bản, tài liệu
- Hệ thống hóa các khái niệm để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
- Mô hình hóa lí thuyết
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1.Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin bằng việc quan sát hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
7.2.2 Phương pháp điều tra: Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến
để thu thập ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lí, giáo viên (GV), phụ huynh,
HS về thực trạng tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn: Trò chuyện, phỏng vấn sâu để thu thập những ý kiến đánh giá của các chuyên gia, cán bộ quản lí, GV, phụ huynh, HS về các vấn đề có liên quan đến tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
7.2.4 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ của các trường THCS trên địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
7.2.5 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp tổ chức hoạt
Trang 10Hải Phòng
7.2.6 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
7.2.7 Phương pháp khảo nghiệm
7.3 Nhóm các phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng thống kê toán học để xử lý các số liệu nghiên cứu
8 Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận vềtổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS
trong cộng đồng
Chương 2 Thực trạng tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong
cộng đồng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
Chương 3 Biện pháp tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong
cộng đồng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG CÔNG ĐỒNG
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau Trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng các môn thể thao trong chương trình nội khóa, ngoại khóa nhằm phát triển thể chất cho học sinh, có sự đóng góp đáng trân trọng của các tác giả: Nguyễn Duy Quyết (2012) [31], Mai Thị Thu Hà (2014) [10] Các công trình nghiên cứu nêu trên của tác giả đã ứng dụng thử nghiệm thành công chương trình “điền kinh cho trẻ em” của Hiệp hội các Liên đoàn Điền kinh thế giới và chương trình ngoại khóa môn thể dục Aerobic trong việc phát triển năng lực thể chất cho học sinh tiểu học một số tỉnh khu vực phíaBắc
Ngoài ra khi xem xét đến lĩnh vực nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh, các tác giả:
Hoàng Công Dân (2005) [6] đã tiến hành đánh giá được các chỉ số hình thái, chức năng, tố chất thể lực của học sinh phổ thông dân tộc nội trú phát triển theo quy luật, đồng thời xây dựng được các biện pháp phù hợp với đặc điểm nhà trường phổ thông dân tộc nội trú về: môi trường, thời gian, không gian, đặc điểm tâm lý, nhận thức, tư duy, nhu cầu TDTT và điều kiện đảm bảo; đáp ứng mục đích, yêu cầu, nội dung đào tạo của nhà trường; hình thành ở học sinh các năng lực cần thiết trong học tập môn thể dục và đem lại kết quả dương tính cho
sự phát triển thể chất của học sinh
Tác giả Bùi Quang Hải (2007) [15] đã tiến hành theo dõi sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học (6 - 10 tuổi) bằng phương pháp theo dõi dọc, từ
đó đưa ra các phương thức dự báo sự phát triển thể chất của học sinh trong
Trang 12Tác giả Trần Đức Dũng (2010) [7] đã đánh giá được diễn biến quá trình phát triển thể chất cho học sinh bằng phương pháp theo dõi dọc trong suốt 12 năm (từ 6 đến 17 tuổi - học sinh lớp 1 đến học sinh lớp 12)
Tác giả Nguyễn Ngọc Việt (2011) [40], bằng phương pháp theo dõi ngang, kết quả nghiên cứu của tác giả cũng đã đánh giá được đặc điểm diễn biến các chỉ số hình thái, tố chất thể lực của học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp
5, đồng thời xây dựng được nội dung tập luyện TD,TT nội khóa, ngoại khóa nhằm phát triển tầm vóc, thể lực cho học sinh
Các tác giả Tạ Hồng Hải (2000) [14], Lương Thị Ánh Ngọc (2011) [27] nghiên cứu phát triển thể chất, các năng lực thành phần cơ thể cho học sinh phổ thông lứa tuổi 11 - 14, đã xây dựng được chương trình tập luyện thực nghiệm ngoại khóa phù hợp với học sinh trung học cơ sở lứa tuổi 11 - 14 và đánh giá là có tác dụng tích cực đến sự biến đổi về hình thái, chức năng, và thể lực của nam, nữ học sinhTHCS
Qua tổng quan nghiên cứu đề tài có thể rút ra một số nhận xét sau: GDTC cho học sinh THCS nói riêng và học sinh nói chung luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà trường và cộng đồng dân
cư Đó cũng là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu
Cho đến nay, số lượng các công trình nghiên cứu về GDTC cho học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng khá phong phú, song chủ yếu đề cập đến phương diện GDTC cho học sinh trong nhà trường, số lượng các công trình nghiên cứu về tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng còn ít được quan tâm nghiên cứu
Theo hiểu biết của nhà nghiên cứu, cho đến nay, chưa có công trình nào
nghiên về “Tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng
huyện An Dương, thành phố Hải Phòng”
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Tổ chức, hoạt động và tổ chức hoạt động
* Quan niệm về hoạt động [31;37]
Trang 13Có nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động
- Về phương diện triết học, hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới
- Về phương diện sinh học, hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình
- Về phương diện tâm lí, hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới cả về phía con người (chủ thể)
* Đặc điểm của hoạt động [31;38]
- Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng: Đối tượng của hoạt động là cái mà con người tác động vào để thay đổi nó, biến nó thành sản phẩm hoặc tiếp nhận nó vào não tạo nên một cấu trúc tâm lí mới, năng lực mới
- Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể: Hoạt động do chủ thể thực hiện, chủ thể của hoạt động có thể là một hay nhiều người Chủ thể luôn thể hiện tính tích cực hoạt động
- Hoạt động bao giờ cũng có mục đích: Mục đích hoạt động là làm biến đổi thế giới và biến đổi bản thân chủ thể Để đạt được mục đích, con người phải sử dụng các điều kiện và phương tiện cần thiết
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: Khi hoạt động con người tác động đến khách thể gián tiếp qua h ình ảnh tâm lí trong đầu, gián tiếp qua việc sử dụng công cụ lao động, gián tiếp qua việc sử dụng ngôn ngữ Chính hình ảnh tâm lí trong đầu, việc sử dụng công cụ lao động, việc sử dụng ngôn ngữ tạo nên tính gián tiếp của hoạt động
* Các dạng hoạt động [31;40]
Có nhiều cách phân loại hoạt động
- Về phương diện cá thể: hoạt động vui chơi, học tập, lao động, giao tiếp
Trang 14- Về phương diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần), có hai loại hoạt động, hoạt động thực tiễn -> tạo ra sản phẩm vật chất và hoạt động lí luận -> tạo ra sản phẩm tinh thần
Ngoài ra hoạt động còn có thể được phân thành bốn loại, bao gồm: hoạt động biến đổi: hoạt động nhận thức; hoạt động định hướng giá trị; hoạt động giao lưu
* Vai trò của hoạt động đối với sự phát triển tâm lí người [31;40]
Hoạt động là nhân tố trực tiếp giải quyết sự hình thành và phát triển nhân cách thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa Thông qua hoạt động con người lĩnh hội được kinh nghiệm lịch sử - xã hội để hình thành nhân cách Mặt khác, cũng thông qua hoạt động con người xuất tâm “lực lượng bản chất” vào xã hội “tạo nên sự đại diện nhân cách của mình” ở người khác, trong xã hội
Tuy nhiên, không phải bất cứ hoạt động nào cũng có vai trò tích cực trong việc hình thành nhân cách cá nhân, mà hoạt động phải được tổ chức khoa học, phải dựa trên những kinh nghiệm, những tiền đề nhất định và phải được thúc đẩy bởi những hoạt động cao đẹp Trong công tác giáo dục, cần chú
ý thay đổi theo hướng làm phong phú nội dung, hình thức, cách thức tổ chức hoạt động sao cho thực sự lôi cuốn cá nhân tham gia tích cực, tự giác vào hoạt động đó Hoạt động của con người luôn mang tính xã hội, tính cộng đồng, nghĩa là hoạt động luôn đi với giao tiếp; do đó, đương nhiên giao tiếp cũng là một nhân tố cơ bản trong sự hình thành và phát triển nhân cách
1.2.2 Cộng đồng
* Khái niệm
Cộng đồng (community) được hiểu theo nghĩa chung nhất là: “một cơ thể sống/ cơ quan/ tổ chức nơi sinh sống và tương tác giữa cái này với các khác” Trong khái niệm này, điều đáng chú ý, được nhấn mạnh: cộng đồng là
“cơ thể sống”, có sự “tương tác” của các thành viên Dấu hiệu/ đặc điểm để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác có thể là bất cứ cái gì thuộc về
Trang 15con người và xã hội loài người, màu da, đức tin, tôn giáo, lứa tuổi, ngôn ngữ, nhu cầu, sở thích nghề nghiệp… nhưng cũng có thể là vị trí địa lý của khu vực (địa vực), nơi sinh sống của nhóm người đó như làng xã, quận huyện, quốc gia, châu lục… Những dấu hiệu này chính là những ranh giới để phân chia cộng đồng Tuy nhiên, các nhà khoa học, trong khái niệm này không chỉ cụ thể “cái này” với “cái khác” là cái gì, con gì Đó có thể là các loại thực vật, cũng có thể là các loại động vật, cũng có thể là con người – cộng đồng người
Cộng đồng là hình thức chung sống trên cơ sở sự gần gũi của các thành viên về mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết (gia đình, tình bạn cộng đồng yêu thương) được chính họ tìm kiếm và vì thế được con người cảm thấy có tính cội nguồn Và cộng đồng được xem là một trong những khái niệm nền tảng nhất của xã hội học, bởi vì nó mô tả những hình thức quan hệ
và quan niệm về trật tự, không xuất phát từ các tính toán lợi ích có tính riêng
lẻ và được thỏa thuận theo kiểu hợp đồng mà hướng tới một sự thống nhất về tinh thần - tâm linh bao quát hơn và vì thế thường cũng có ưu thế về giá trị
Cộng đồng người có tính đa dạng, tính phức tạp hơn nhiều so với các cộng đồng sinh vật khác Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng có nhiều tuyến nghĩa khác nhau đồng thời cộng đồng cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau: xã hội học, dân tộc học, y học…
Khi nói tới cộng đồng người, người ta thường quy vào những “nhóm xã hội” có cùng một hay nhiều đặc điểm chung nào đó, nhấn mạnh đến đặc điểm chung của những thành viên trong cộng đồng
Nhà xã hội học người Mỹ J Fichter trong tác phẩm “Những khái niệm cơ bản của Tâm lí học xã hội” [11] cho rằng cộng đồng bao gồm
bốn yếu tố sau đây:
- Sự tương quan mật thiết giữa các cá nhân (mặt đối mặt)
- Sự liên hệ về mặt xúc cảm, tình cảm giữa các cá nhân trong quá trình thực hiện vai trò xã hội và các nhiệm vụ được giao
Trang 16- Sự dâng hiến về mặt tinh thần đối với những giá trị mà tập thể cho
là cao cả
- Sự đoàn kết, hợp tác giữa cá nhân với người khác và với tập thể
Theo quan điểm Mác – Xít, cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các
cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng hóa lợi ích giống nhau của các thành viên về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi các cá nhân về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động
Quan niệm về cộng đồng theo quan điểm Mác – Xít là quan niệm rất rộng, có tính khái quát cao, mang đặc thù của kinh tế - chính trị Dấu hiệu đặc trưng chung của nhóm người trong cộng đồng này chính là “điều kiện tồn tại
và hoạt động”, là “lợi ích chung”, là “tư tưởng”, “tín ngưỡng” “giá trị”chung…Thực chất đó là cộng đồng mang tính giai cấp, ý thức hệ
Theo từ điển xã hội học của Harper Collins, cộng đồng được hiểu là mọi phức hợp các quan hệ xã hội được tiến hành trong lĩnh vực kinh cụ thể, được xác định về mặt địa lý, hàng xóm hay những mối quan hệ mà không hoàn toàn về mặt cư trú, mà tồn tại ở một cấp độ trừu tượng hơn
Theo UNESCO: Cộng đồng là một tập hợp người có cùng chung một lợi ích, cùng làm việc vì một mục đích chung nào đó và cùng sinh sống trong một khu vực xác định Những người chỉ sống gần nhau, không có sự tổ chức lại thì đơn thuần chỉ là sự tập trung của một nhóm các cá nhân và không thực hiện các chức năng như một thể thống nhất
Tóm lại, trong đời sống xã hội, cộng đồng là một danh từ chung chỉ tập hợp người nhất định nào đó với hai dấu hiệu quan trọng: 1/ họ cùng tương tác với nhau; 2/ họ cùng chia sẻ với nhau (có chung với nhau) một hoặc một vài đặc điểm vật chất hay tinh thần nào đó
* Phân loại cộng đồng
Trang 17Tùy theo mục đích nghiên cứu mà người ta phân loại cộng đồng theo những dấu hiệu khác nhau Trong một số tài liệu, người ta lại chia cộng đồng theo 2 nhóm như sau [22]:
- Nhóm cộng đồng theo địa vực: thôn xóm, làng bản, khu dân cư, phường xã, quận huyện, thị xã, thành phố, khu vực, châu thổ cho đến cả quả địa cầu của chúng ta Ở nước ta, ở quy mô tỉnh, thành phố thì chúng ta có 63 tỉnh, thành phố, theo quy mô xã phường thì chúng ta có trên chục ngàn xã, phường, ở quy mô thôn xóm, khu dân cư (nhỏ hơn xã phường) thì chúng ta có hàng trăm ngàn cộng đồng
- Nhóm cộng đồng theo nền văn hóa: nhóm này bao gồm: cộng đồng theo hệ tư tưởng, văn hóa, tiểu văn hóa, đa sắc tộc, dân tộc thiểu số… Nhóm này cũng có thể bao gồm cả cộng đồng theo nhu cầu và bản sắc như cộng đồng người khuyết tật, cộng đồng người cao tuổi
- Nhóm cộng đồng theo tổ chức: được phân loại từ các tổ chức không chính thức như tổ chức gia đình, dòng tộc, hội hè cho đến những tổ chức chính thức chặt chẽ hơn như các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị, tổ chức hành chính nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, xã hội… từ phạm vi nhỏ ở một đơn vị hoặc trong phạm vi quốc gia cho đến phạm vi quốc tế
Cũng có thể phân loại cộng đồng theo đặc điểm khác biệt về kinh tế -
Trang 18những người dân đó là thành viên dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước
Như vậy, cộng đồng là một đơn vị hành chính, kinh tế - xã hội có tính độc lập tương đối so với các cộng đồng khác trong một quốc gia Trong mỗi cộng đồng có các thành viên cộng đồng là các cá nhân hoặc gia đình đang sinh sống trên địa bàn, có những tổ chức hành chính nhà nước, tổ chức xã hội
mà các thành viên cộng đồng tham gia sinh hoạt trên địa bàn dân cư, các tổ chức kinh tế, dịch vụ mà thành viên cộng đồng tham gia làm việc (cũng có thể thành viên không làm việc ở đó)
Ở Việt Nam ngày nay, các tổ chức chính trị - xã hội đó có thể là các tổ chức trong khối Mặt trận tổ quốc xã phường: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phường/ xã; Hội/ Chi hội Phụ nữ; Hội/ chi hội người cao tuổi; Hội/ chi hội Cựu chiến binh; Hội nông dân (đối với địa bàn nông thôn); tổ chức tôn giáo (nếu có)… Tổ chức chính quyền: Ủy ban nhân dân; Hội đồng nhân dân; một số tổ chức kinh tế địa phương: Hợp tác xã nông nghiệp; Hợp tác xã thủ công, Doanh nghiệp… Các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn có Trạm Y tế xã/ phường; bệnh viện, trường học; tổ chức Đảng, chi bộ Đảng
1.2.2 Giáo dục và giáo dục thể chất
1.2.1 Giáo dục
Giáo dục theo từ tiếng Hán thì giáo nghĩa là dạy, là rèn luyện về đường tinh thần nhằm phát triển tri thức và huấn luyện tình cảm đạo đức, dục là nuôi, là săn sóc về mặt thể chất Vậy giáo dục là một sự rèn luyện con người
về cả ba phương diện trị tuệ, tình cảm và thể chất Theo phương Tây thì education vốn xuất phát từ chữ educare của tiếng La tinh Động từ educare là dắt dẫn, hướng dẫn để làm phát khởi ra những khả năng tiền tàng Sự dắt dẫn này nhằm đưa con người từ không biết đến biết, từ xấu đến tốt, từ thấp kém đến cao thượng, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh “Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa
Trang 19học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục nhằm hình thành nhân cách cho họ” [30]
Theo tác giả Nguyễn Lân “Giáo dục là một quá trình có ý thức có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền cho lớp mới những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất, những tri thức về tự nhiên, về xã hội, về tư duy, để họ có thể có đầy
đủ khả năng tham gia vào đời sống và đời sống xã hội” [18]
Theo tác giả Nguyễn Sinh Huy “Giáo dục là sự hình thành có mục đích
và có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thị hiếu thẩm mĩ cho con người; với nghĩa rộng nhất, khái niệm này bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả những yếu
tố khác tạo nên những nét tính cách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng yêu cầu của kinh tế xã hội” [17]
Dù xét trên các góc độ, phạm vi khác nhau, chúng ta có thể nhận thấy: Giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội loài người
Như vậy: Giáo dục luôn là một quá trình có mục đích, có kế hoạch, là quá trình tác động qua lại giữa nhà giáo dục và người được giáo dục
Thông qua quá trình tương tác giữa người giáo dục và người được giáo dục để hình thành nhân cách toàn vẹn (hình thành và phát triển các mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất, lao động) cho người được giáo dục
Giáo dục không bó hẹp ở phạm vi là người được giáo dục đang trong tuổi học (dưới 25 tuổi) và giáo dục không chỉ diễn ra trong nhà trường Ngày nay, chúng ta hiểu giáo dục là cho tất cả mọi người, được thực hiện ở bất cứ không gian và thời gian nào thích hợp với từng loại đối tượng bằng các phương tiện khác nhau, kể cả các phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, truyền thanh, video, trực tuyến qua inernet,…) với các hình thức đa dạng, phong phú
Trang 20người được giáo dục
1.2.2 Giáo dục thể chất
2.2.2.1 Khái niệm
Thể dục được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng Thể dục theo nghĩa rộng bao gồm giáo dục rèn luyện thân thể và giáo dục vệ sinh giữ gìn sức khỏe Rèn luyện thân thể nghiêng về bồi dưỡng cơ thể, còn giáo dục vệ sinh giữ gìn sức khỏe lại nghiêng về bảo vệ sức khỏe Thể dục theo nghĩa hẹp, chủ yếu chỉ rèn luyện thân thể hoặc giáo dục vận động thể dục thể thao
Giáo dục thể chất là sự tác động có mục đích, có nội dung, có phương
pháp, có tổ chức của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm nâng cao sức khỏe, hình thành và phát triển các yếu tố thể chất cho họ
Việc giáo dục thể chất có thể tiến hành theo nội dung chương trình môn Thể dục ở nhà trường, cũng có thể tiến hành rèn luyện liên tục trong cuộc sống cá nhân Vì vậy giáo dục thể chất không chỉ chú ý đến việc rèn luyện hay giáo dục giữ gìn sức khỏe mà phải chú ý đến giáo dục ý thức, thái độ rèn luyện để tạo nên một thói quen, một nếp sống văn minh của con người hiện tại Việc rèn luyện thể chất, giữ gìn sức khỏe của mỗi người vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ, nó không chỉ vì lợi ích của cá nhân mà còn vì lợi ích cộng đồng và xã hội
2.2.2.2 Ý nghĩa của giáo dục thể chất
Sức khỏe là vốn quý giá nhất của mỗi con người Người có sức khỏe có hàng trăm, hàng ngàn ước mơ, còn người không có sức khỏe thì chỉ có một ước mơ duy nhất là mình có sức khỏe Một tâm hồn lành mạnh chỉ ở trong một cơ thể cường tráng Muốn có một sức khỏe tốt để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngoài yếu tố tư chất bẩm sinh, vấn đề rèn luyện và giữ gìn sức khỏe là hết sức quan trọng
Giáo dục thể chất (thể dục) là bộ phận cấu thành quan trọng của nền giáo dục phát triển toàn diện Thể dục là biện pháp quan trọng để nâng cao sức khỏe người dân, tăng cường thể chất nhân dân, làm phong phú đời sống
Trang 21văn hóa xã hội, nâng cao sức sản xuất xã hội Như trên đã nói, thể dục bao gồm rèn luyện sức khỏe và giữ gìn vệ sinh, rèn luyện sức khỏe Hiện nay ggthể chất trong nhà trường phải chú ú làm tốt cả rèn luyện thể dục và vệ sinh giữ gìn sức khỏe Giáo dục thể chất trong nhà trường còn có ý nghĩa quan trọng:
- Giáo dục thể chất có thể thúc đẩy học sinh phát triển thân thể khỏe mạnh, tăng cường thể chất cho học sinh Thanh thiếu niên đang ở thời kì thân thể phát triển, do đó thể dục là hoạt động giáo dục không thể thiếu bảo đảm cho sự phát triển tâm sinh lí lành mạnh của các em Nhà trường căn cứ vào đặc điểm và quy luật phát triển tâm sinh lí học sinh để tiến hành rèn luyện một cách có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch theo phương pháp khoa học nhằm giúp các bộ phận, cơ quan trên cơ thể phát triển khỏe mạnh, hài hòa và tăng cường thể chất Thường xuyên vận động thể dục sẽ phát triển thể chất tốt như tăng cường năng lực làm việc của hệ thần kinh, não, tim, có thể làm tăng hoạt lượng khí của phổi, tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng chiều cao, cân nặng v.v… Thông qua giáo dục thể chất để giáo dục các mặt khác của nhân cách đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ…
- Giáo dục thể chất là bộ phận không thể thiếu nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh, là bộ phận hợp thành quan trọng của nền giáo dục phát triển toàn diện Thân thể khỏe mạnh là điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục khác Giáo dục thể chất liên hệ mật thiết với đức dục, trí dục, mĩ dục và lao động kĩ thuật Thông qua vận động thể dục có thể bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất tốt đẹp như: dũng cảm, chăm chỉ lao động, tôn trọng kỉ luật, đoàn kết, nhân ái… Thể dục là đảm bảo quan trọng để học sinh học tập tri thức văn hóa, khoa học Rèn luyện thân thể có thể duy trì đầu óc tỉnh táo, nâng cao năng lực làm việc của não, khi học tập có thể tập trung sức chú ý cao và kéo dài, quan sát nhanh nhạy, tư duy sắc bén, nâng cao chất lượng học tập Luyện tập thể dục có thể nâng cao vẻ đẹp cho cơ
Trang 22thẩm mĩ của con người trong sáng hơn Thể dục thể thao cung cấp điều kiện
tố chất sức khỏe cho giáo dục lao động kĩ thuật và tạo cơ sở hình thành thao tác, kĩ năng cho nhiều hd khác
- Giáo dục thể chất không những có thể bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh như tính trung thực, cao thượng… mà còn làm cho tinh thần con người minh mẫn, có cuộc sống lạc quan, vui vẻ, tạo nên hành vi và thói quen văn minh như tôn trọng kỉ luật, trách nhiệm với tập thể, yêu thích tuân theo trật tự công cộng, giữ gìn môi trường sạch đẹp, giữ gìn vệ sinh…
2.2.2.3 Nhiệm vụ và nội dung của giáo dục thể chất
* Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục thể chất trong nhà trường
Giáo dục thể chất trong nhà trường có một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tăng cường thể chất, tăng cường sức khỏe cho học sinh Tổ chức cho học sinh rèn luyện thân thể, thúc đẩy cơ thể học sinh phát triển bình thường, tăng cường thể chất và sức khỏe cho học sinh, phát triển toàn diện năng lực hoạt động cơ bản của cơ thể cũng như nâng cao thể chất: tố chất tốc độ, độ nhạy cảm, sức mạnh, độ dẻo dai,… (các phẩm chất của vận động như nhanh, mạnh, bền, khéo) hay các năng lực vận động cơ bản như chạy, nhảy, leo trèo, mang vác… nâng cao năng lực thích ứng với môi trường tự nhiên cho học sinh Nói tóm lại, thể dục trước hết là hình thành các loại hình vận động và các phẩm chất vận động cho học sinh
- Giúp học sinh dần dần nắm vững tri thức cơ bản và kĩ năng kĩ xảo của vận động thể dục thể thao, tạo nên thói quen tự giác rèn luyện thân thể một cách thường xuyên, khoa học, có hệ thống, trên cơ sở đó hình thành thói quen,
ý thức rèn luyện thân thể, tạo ra một lối sống khoa học, hợp lí và lành mạnh
- Truyền thụ tri thức vệ sinh cần thiết cho học sinh, bồi dưỡng thói quen
vệ sinh tốt, hướng dẫn học sinh phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, phát triển tâm sinh lí tương ứng với các giai đoạn phát triển cơ thể
- Thông qua thể dục tiến hành giáo dục phẩm chất đạo đức xã hội chủ nghĩa, giúp học sinh tạo nên phong cách đạo đức tốt đẹp, cao thượng
Trang 23* Nội dung của giáo dục thể chất
Nội dung giáo dục thể chất trong nhà trường được xác định theo nhiệm
vụ cụ thể của nhà trường và đặc điểm lứa tuổi học sinh, nội dung này bao gồm vận động thể dụcthể thao và vệ sinh nhà trường
- Vận động thể dụcthể thao: Đây là nội dung chủ yếu của thể dục nhà trường, là phương pháp chủ yếu bảo đảm sự phát triển khỏe mạnh của tâm sinh lí học sinh bao gồm vận động điền kinh, thể thao, các loại vận động với bong, bơi lội, trò chơi, võ thuât… và hoạt động thể dục trong giáo dục quốc phòng, tận dụng điều kiện tự nhiên để rèn luyện thân thể…
Vận động điền kinh: Đây là loại hình hoạt động do các hoạt động trong đời sống sinh hoạt thường xuyên của con người tạo thành như đi, chạy, nhảy, leo trèo, … Các môn điền kinh có quan hệ mật thiết đối với đời sống con người, với quá trình lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Điền kinh lại là nền tảng cho các môn thể dục khác, vì thế vận động thể dục nhà trường có nội dung chủ yếu là vận động điền kinh
Thể thao có rất nhiều loại: thể thao cơ bản và thể thao thi đấu Đặc điểm của nó là: nội dung phong phú, khả năng tiếp thu thực hiện tốt bài giảng
về vệ sinh sinh lí, vệ sinh học đường, nâng cao tính tự giác giữ vệ sinh cho học sinh
- Nhà trường cần xây dựng chế độ học tập, sinh hoạt hợp lí, kiểm soát, khống chế chặt chẽ khối lượng hoạt động của học sinh trong nhà trường, bảo đảm thời gian sinh hoạt, nghỉ ngơi và ngủ hợp lí, tạo nên thói quen sinh hoạt tốt, có kỉ luật Thiết bị sinh hoạt trong nhà trường như bàn ghế, cửa sổ, cửa ra vào, hướng ánh sáng, độ phản quang của bảng, đèn chiếu sáng… đều đòi hỏi phải phù hợp với mức độ học tập và tình trạng phát triển cơ thể của học sinh
Cần làm cho học sinh hiểu rõ tri thức vệ sinh học tập, tạo nên thói quen học tập tốt, tạo tư thế ngồi, đi, đứng, viết… đúng tư thế, đảm bảo cho cơ thể học sinh phát triển bình thường, cân đối, đẹp Bảo vệ thị lực cho học sinh
Trang 24học sinh hiểu về vệ sinh mắt Khi sắp xếp chỗ ngồi phải chú ý điều tiết thị lực học sinh Cũng cần làm cho học sinh hiểu về vệ sinh vận động, luyện tập theo khoa học
Thiết bị thể dục và sân bãi cần phù hợp với yêu cầu luyện tập và bảo đảm an toàn, vệ sinh sạch sẽ Cần tiến hành kiểm tra sức khỏe định kì cho học sinh, làm tốt công tác phòng và trị bệnh để đảm bảo cho học sinh phát triển mạnh khỏe
Tóm lại, thể dục trong nhà trường bao gồm vận động thể dục và vệ sinh giữ gìn sức khỏe với tôn chỉ là tăng cường thể chất, giữ gìn sức khỏe cho học sinh Thông qua giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe cho học sinh để giáo dục các phẩm chất đạo đức, phát triển trí tuệ, tăng cường khả năng thẩm mĩ, giáo dục lao động…
* Các con đường giáo dục thể chất
Cũng như các nội dung khoa học khác, giáo dục thể chất cũng có thể thông qua nhiều con đường khác nhau Trước hết và quan trọng nhất là thông qua dạy học môn giáo dục thể chất trong nhà trường Sở dĩ xem môn giáo dục thể chất là con đường quan trọng nhất vì đó là hoạt động có nội dung, có phương pháp khoa học, có hệ thống và do những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đảm nhiệm Môn giáo dục thể chất không chỉ tiến hành rèn luyện thể chất cho học sinh mà còn cung cấp những hiểu biết cần thiết để các
em rèn luyện có hiệu quả, nâng cao sức khỏe bản thân
Có thể giáo dục thể chất cho học sinh thông qua con đường lao động sản xuất Lao động có thể rèn luyện cho học sinh các kĩ năng vận động cũng như các phẩm chất vận động Thông qua lao động để tăng cường sức khỏe cho các em như rèn luyện tính dẻo dai, tính chính xác, tính linh hoạt…
Vui chơi giải trí cũng là một con đường quan trọng để giáo dục thể chất cho học sinh Vui chơi giải trí vừa tạo ra sự thoải mái, hưng phấn cho học sinh vừa rèn luyện được nhiều kĩ năng vận động cũng như phẩm chất vận động
Trang 25Ngày nay khi có rất nhiều phương tiện hỗ trợ tập luyện thì việc khuyến khích học sinh tự giác rèn luyện ở mọi nơi, mọi lúc có thể, đặc biệt là ở gia đình cũng là một con đường quan trọng để rèn luyện thể chất cho các em
2.2.2.4 Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ
sở trong cộng đồng
Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở trong cộng đồng là quá trình huy động mọi nguồn lực cộng đồng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh THCS, góp phần củng cố và phát triển những kết quả giáo dục thể chất đã đạt được trong các nhà trường
1.3 Một số đặc điểm của học sinh Trung học cơ sở
Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em bao gồm những em từ 11,12 tuổi đến 14,15 tuổi, đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 trường THCS Trên thực
tế đa số các em học sinh THCS đã bước vào lứa tuổi thiếu niện nên người ta gọi lứa tuổi này là lứa tuổi thiếu niên
Thời kì này có một vị trí hết sức quan trọng và đặc biệt, vì đặc biệt là thời
kì chuyển từ cuối nhi đồng sang lứa tuổi thiếu niên Sự chuyển tiếp này tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt đặc thù về mọi mặt ở thời kỳ này, được biểu hiện như sau:
* Sự biến đổi về mặt giải phẫu sinh lí ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở
Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đều về mặt cơ thể Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy Sự phát triển của hệ xương mà chủ yếu là
sự phát triển của các xương tay, xương chân rất nhanh nhưng ương ngón tay, ngón chân phát triển chậm Vì thế ở lứa tuổi này các em không mập béo, mà cao, gầy và thiếu cân đối, các em có vẻ lóng ngóng, vụng về của mình mà cố gắng che giấu nó bằng điệu bộ không tự nhiên, cầu kì, tỏ ra mạnh bạo, can đảm để người khác không chú ý tới vẻ bề ngoài của mình
Sự phát triển của hệ tim mạch cũng không cân đối; tuyến nội tiết bắt đầu
Trang 26Do đó, các em dễ xúc động, dễ bực tức Hệ thần kinh của lứa tuổi này còn chưa
có khả năng chịu kích thích mạnh, đơn điệu, kéo dài dễ gây cho các em tình trạng bị ức chế hay ngược lại, xảy ra tình trạng bị kích động mạnh
Tóm lại, sự thay đổi về thể chất của lứa tuổi này đã làm cho các em có những đặc điểm nhân cách khác nhau với các em ở lứa tuổi trước Lứa tuổi này là lứa tuổi có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao có, có nhiều dự định lớn lao
* Sự phát triển trí tuệ của học sinh Trung học cơ sở
Lứa tuổi này có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác các
sự vật, hiện tượng Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch,
có trình tự hoàn thiện hơn
Hoạt động tư duy của lứa tuổi này có những biến đổi cơ bản Do nội dung các môn học phong phú, đa dạng, phức tạp đòi hỏi tính chất mới mẻ của việc lĩnh hội tri thức, đòi hỏi phải dựa vào tư duy độc lập, khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, so sánh, phán đoán mới rút ra được kết luận, mới hiểu được tài liệu học Vì thế tư duy của học sinh THCS đã phát triển ở mức cao
* Hoạt động giao tiếp của lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở
Lứa tuổi này có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn quan hệ với nó một cách bình đẳng như người lớn, không muốn người lớn coi nó như trẻ con trước đây nữa
Sự nảy sinh ở lứa tuổi này là cảm giác về sự trưởng thành và nhu cầu được người lớn thừa nhận nó là người lớn đã đứa đến vấn đề quyền hạn của người lớn và các em trong quan hệ với nhau
Như vậy việc chuyển tiếp từ kiểu quan hệ giữa người lớn và trẻ em, sang kiểu quan hệ mới về chất (đặc thù cho sự giao tiếp học sinh THCS với người lớn), tạo điều kiện phát triển mức độ trưởng thành ở lứa tuổi này
Sự giao tiếp giữa các em đã vượt qua ngoài phạm vi nhà trường, mà còn
mở rộng trong những hứng thú mới, những việc làm mới, những quan hệ mới trong đời sống của các em, các em có nhu cầu lớn trong giao tiếp với bạn bè,
Trang 27Vì vậy, ở lứa tuổi này hoạt động giao tiếp với bạn bè đã trở thành hoạt động chủ đạo đứng sau hoạt động học tập Do đó, giáo dục đạo đức cho học sinh ở lứa tuổi này cần lưu ý đến những nhóm bạn bè mà học sinh tham gia
Tóm lại, sự giao tiếp ở lứa tuổi học sinh THCS là một hoạt động đặc biệt Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản thân mifnhh; đồng thời qua đó làm phát triển một số kĩ năng như năng so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân
* Sự phát triển nhân cách của học sinh Trung học cơ sở
Sự hình thành tự ý thức
Ở lứa tuổi này, đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kĩ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách
Ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức ở lứa tuôi này là cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan
hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình, nhưng
là những yêu cầu ngày càng cao đối với hành vi, hoạt động của các em, nguyện vọng tìm kiếm một vị trí trong hệ thống những mối quan hệ xã hội đứng đắn đối với các em, cũng đồng thời giúp cho sự phát triển về mặt tự ý thức của các em
Sự hình thành tình cảm
Tình cảm của lứa tuổi này có một đặc điểm nổi bật là dễ xúc động, dễ bị kích động, tình cảm còn mang tính chất bồng bột Nhiều khi do hoạt động thần kinh không cân bằng, thường quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế mà khiến các em không thể kiềm chế nổi
Ở lứa tuổi này, đã bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những phẩm chất nhân cách của mình Ở các em đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác Các em đã bắt đầu xem xét mình,
Trang 28yếu trong nhân cách của mình
Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây ra nhiều ấn tượng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, đến sự hình thành mối quan hệ qua lại mọi người Sự tự ts thức của lứa tuổi này bắt đầu từ sự nhận thức hành vi của mình Lúc đầu các em tự nhận thức được những hành vi riêng lẻ, sau đó là toàn bộ hành vi của mình Cuối cùng là các
em nhận thức về những phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình Tóm lại, học sinh THCS là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, lứa tuổi rất thích hoạt động nhưng nhận thức và khả năng còn hạn chế Đây là yếu tố chi phối việc giáo dục Đạo đức cho học sinh THCS Xét cho cùng, kết quả giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp nhận của đối tượng giáo dục Dù chủ thể giáo dục có tích cực đến đâu mà đối tượng giáo dục không tiếp nhận thì quá trình giáo dục không có hiệu quả
1.4 Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở trong cộng đồng
1.4.1 Mục tiêu tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở trong cộng đồng
Tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau:
- Làm cho toàn thể nhân dân tại địa phương trong đó có học sinh THCS nhận thức được đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng của việc rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe
- Phát triển phong trào toàn dân tích cực luyện tập thể dục thể thao
- Củng cố và phát triển những kết quả giáo dục thể chất cho học sinh THCS
đã đạt được trong các nhà trường
- Tận dụng mọi nguồn lực cộng đồng trong tổ chức các hoạt động GDTC cho học sinh THCS
- Xây dựng đời sống văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng dân cư
Trang 29- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội đối với công tác giáo dục cho thế hệ trẻ
- Giữ gìn và phát triển các trò chơi dân gian có giá trị của địa phương
1.4.2 Nội dung tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở trong cộng đồng
Tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng cần được
triển khai với những nội dung sau:
- Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng
- Huy động mọi nguồn lực hiện có ở địa phương trong việc thực hiện kế hoạch GDTC cho học sinh THCS đã xây dựng
- Đánh giá kết quả GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng
1.4.3 Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở trong cộng đồng
Tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng cần được
triển khai thông qua nhiều biện pháp khác nhau, trong đó,chúng ta có thể kể đến một số biện pháp cơ bản sau:
- Thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng xã hội
về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng
- Phối hợp các lực lượng trong cộng đồng xây dựng và hoàn thiện kế hoạch GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng
- Tổ chức huy động các lực lượng cộng đồng tham gia tổ chức các hoạt động GDTC cho học sinh THCS theo kế hoạch đã được xây dựng
- Kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ của cộng đồng dân cư về cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết cho việc tổ chức các hoạt đông GDTC cho học sinh THCS
- Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong công tác đánh giá kết quả tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng
Trang 301.4.4 Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở trong cộng đồng
Hình thức tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng khá đa dạng, phong phú, chúng ta có thể kể một số hình thức tổ chức sau:
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng với những nội dung về giáo dục sức khỏe
- Tổ chức các loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao
- Tổ chức các hoạt động luyện tập thể dục thể thao hàng ngày theo cụm dân cư
- Tổ chức các trò chơi dân gian trong các lễ hội
- Tổ chức các Hội thi về thể dục thể thao trong cộng đồng
1.4.5 Lực lượng tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở trong cộng đồng
- Giáo viên GDTC trong các trường phổ thông
- Cán bộ các Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao
- Người có thành tích về luyện tập và thi đấu thể thao trong cộng đồng
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở trong cộng đồng
Trang 31Hiệu quả tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó chúng ta có thể kể đến những yếu tố
- Tính tích cực hoạt động của học sinh THCS
- Sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và của các hộ gia đình
- Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại địa phương
Trang 32Tiểu kết chương 1
GDTC cho học sinh THCS nói riêng và học sinh nói chung là một trong những nội dung giáo dục có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục toàn diện cho học sinh Vấn đề này luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà trường và cộng đồng dân cư Đó cũng là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu
Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng các công trình nghiên cứu về GDTC cho học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng khá phong phú, song chủ yếu đề cập đến phương diện GDTC cho học sinh trong nhà trường, số lượng các công trình nghiên cứu về tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng còn ít được quan tâm nghiên cứu Đặc biệt, cho đến nay,
chưa có công trình nào nghiên về “Tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh
THCS trong cộng đồng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng”
Luận văn đã đề cập đến những khái niệm cơ bản của đề tài, hệ thống hóa các vấn đề lí luận có liên quan đến hoạt động GDTC và tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng
Tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng nhằm huy động mọi nguồn lực cộng đồng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh THCS, góp phần củng cố và phát triển những kết quả giáo dục thể chất đã đạt được trong các nhà trường
Để thực hiện có hiệu quả mục đích của công tác tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh THCS trong cộng đồng cần đảm bảo xác định được một cách đúng đăn các mục tiêu; nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức, cách thức kiểm tra, đánh giá; đồng thời nghiên cứu kĩ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này
Kết quả nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở lí luận quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu thực trạng và biện pháp tổ chức hoạt động GDTC cho học
Trang 33sinh THCS trong cộng đồng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng ở những chương tiếp theo
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG CÔNG ĐỒNG HUYỆN AN
DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Sơ lược đặc điểm vềhuyện An Dương, thành phố Hải Phòng
2.1.1 Vị trí địa lí, đơn vị hành chính
Huyện An Dương là một huyện nằm ở phía Tây thành phố Hải Phòng, được tách ra từ huyện An Hải cũ vào năm 2002 Huyện An Dương giáp với tỉnh Hải Dương ở phía Tây và Tây Bắc, giáp với huyện An Lão ở phía Tây Nam, giáp với quận Kiến An ở phía Nam, huyện Thủy Nguyên ở phía Bắc, quận Hồng Bàng và quận Lê Chân ở phía Đông Nam Phía Bắc có sông Kinh Môn, phía Tây có sông Lạch Tray, phía Đông có sông Cấm chảy qua Sông Hàn làm ranh giới giữa An Dương và Kiến An
Huyện An Dương có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn An Dương và 15 xã: An Đồng, An Hòa, An Hồng, An Hưng, Bắc Sơn, Đại Bản, Đặng Cương, Đồng Thái, Hồng Phong, Hồng Thái, Lê Lợi, Lê Thiện, Nam Sơn, Quốc Tuấn, Tân Tiến.Quốc lộ 5A và quốc lộ 10 là hai tuyến giao thông quan trọng nhất của huyện Ngoài ra còn có tỉnh lộ 208và 351
2.1.2 Tình hình kinh tế
Sản xuất nông nghiệp:
Tổng diện tích gieo trồng cả năm 8.336,26 ha, đạt 101,66% kế hoạch, bằng 99,55% so với cùng kỳ; trong đó, tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm 6.233,57 ha, đạt 102,19% kế hoạch, bằng 98,17% so với cùng kỳ Năng suất lúa bình quân đạt 62,78 tạ/ha, đạt 101% kế hoạch; sản lượng 39.135,7 tấn, đạt 103% kế hoạch Diện tích rau đậu các loại đạt 1.694,55ha, đạt 99,68% kế hoạch, đạt 102,16% so với cùng kỳ; sản lượng 42.459,2 tấn, đạt 107,13% kế
Trang 34hoạch, bằng 103,46% so với cùng kỳ Diện tích trồng hoa, cây cảnh 323,99
ha, đạt 115,71% kế hoạch, đạt 121,33% so với cùng kỳ
Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, chăn nuôi ổn định và phát triển Tổng đàn lợn 37.070 con, tăng 5,91%
kế hoạch; tổng đàn trâu bò 1.030 con, tăng 19,77% kế hoạch, bằng 91,2% so với cùng kỳ; tổng đàn gia cầm 603.090 con, đạt 105,81% kế hoạch, đạt 108,06% so với cùng kỳ Diện tích nuôi trồng thủy sản 284,34 ha, đạt 101,55% kế hoạch, bằng 99,17% so với cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 1.356,8 tấn, đạt 107,34% kế hoạch, đạt 104,16% so với cùng kỳ
Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản 922,61 tỷ đồng, đạt 96,45% kế hoạch, đạt 102,1% so với cùng kỳ
Công tác phòng, chống thiên tai được quan tâm, chú trọng Tổ chức diễn tập Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện năm 2016 đạt kết quả; triển khai phương án phòng chống bão và áp thấp nhiệt đới Xây dựng kế hoạch nạo vét kênh mương, thủy lợi nội đồng, điều tiết vận hành các công trình thủy lợi đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thoát nước trong mùa mưa bão Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm
về đê điều, đánh giá hiện trạng chất lượng đê điều
Phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, điện:
Quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận cơ chế, chính sách của nhà nước, từng bước tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản huyện quản lý đạt 259,1 tỷ đồng, đạt 100,04% kế hoạch (259 tỷ), đạt 108,5% so với cùng kỳ Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 2.718 tỷ đồng, đạt 100,07% kế hoạch, đạt 112,08% so với cùng kỳ Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống 689 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, đạt 111,85% so với cùng kỳ
Xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2017; kế hoạch xét danh hiệu nghệ nhân Hải Phòng trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ năm 2016 Phối hợp,
Trang 35tổ chức 2 lớp đào tạo nâng cao kỹ thuật nghề móc chỉ thủ công cho lao động tại HTX thủ công mỹ nghệ với 60 lao động
Triển khai phong trào thi đua "Xây dựng thành phố Hải Phòng sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn - văn minh" năm 2016; kế hoạch cấp nước an toàn trên địa bàn huyện năm 2016
Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn Công bố 02 dự án quy hoạch tại xã An Đồng và xã Bắc Sơn Kiểm tra các hạng mục công trình chuẩn bị cho công tác bàn giao về huyện dự án tái định cư chất thải rắn tại xã Đồng Thái
Cấp 215 giấy phép xây dựng nhà ở trên địa bàn; tham gia định giá tài sản 14 vụ; thẩm định 15 công trình Kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường theo phân cấp quản lý Đẩy nhanh thực hiện các công trình xây dựng đường giao thông các xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới
Công tác kiểm tra trật tự an toàn giao thông được tăng cường Đã kiểm tra lập biên bản xử lý 1.153 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, xử lý nộp kho bạc 753.965.000 đồng Tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra 17 vụ, chết 12 người, bị thương 11 người So với cùng kỳ năm 2015 giảm 4 vụ, giảm 6 người chết, giảm 9 người bị thương
Tiếp tục duy trì và tăng cường công tác kiểm tra bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp Thực hiện tốt phòng cháy chữa cháy trong hoạt động cung ứng và sử dụng điện
2.1.3.Tình hình giáo dục nói chung và giáo dục Trung học cơ sở nói riêng
2.1.3.1 Quy mô giáo dục
* Giáo dục Mầm non
- Quy mô trường lớp
+ Tổng số trường: 20, Trong đó: có 1 trường công lập, 16 trường công lập tự chủ một phần kinh phí HĐ (CLTC), 3 trường tư thục (so với cùng kỳ năm học trước vẫn ổn định) Cã 29 c¬ sở nhãm, líp mÇm non T- thôc ®-îc
Trang 36+ Tổng số lớp Mẫu giáo: 272 lớp (trong đó: Trường công lập: 10;
CLTC: 216; TT: 13; NTGĐ: 33), so với cùng kỳ năm học trước tăng hơn 24
lớp (tăng CLTC: 8;NTGĐ: 14; TT: 2) Riêng lớp MG 5 tuổi có 93 lớp (giảm
so với cùng kỳ năm học trước 2 lớp)
+ Tổng số lớp nhà trẻ có: 65 lớp (trong đó trường công lập: 2 lớp,
CLTC: 34, TT: 4; NTGĐ: 27), so với cùng kỳ năm học trước tăng hơn 8 lớp
So với cùng kỳ năm trước (%)
So với đầu năm học (%)
So với KH (%)
Nhà trẻ 1.965 26.9% Tăng 2.1 % Tăng 7.8 % Vượt 0.9%
Mẫu giáo 9.406 83.1% Tăng 6.7% Tăng 8.1% Thiếu 5.9 %
Tỷ lệ trẻ đến lớp tăng so với cùng kỳ năm trước và tăng so với đầu năm
học vì: Đã xây mới 1 số phòng học; cơ sở nhóm, lớp MNTT được cấp phép
hoạt động tăng
Tỷ lệ trẻ MG đến lớp chưa hoàn thành so với KH vì: dân số cơ học
tăng, định biên đủ số trẻ/lớp theo quy định Điều lệ trường MN, Phòng học
chưa được xây dựng bổ sung
* Cấp Tiểu học
Trang 37- Tổng số 17 trường ( tương ứng với 31 điểm trường); 392 lớp + 1 lớp KT chuyên biệt; 14 538 học sinh + 10 HSKT chuyên biệt của TH Bắc Sơn
- Số học sinh học 1 buổi/ngày : 1576
- Số học sinh học 2 buổi/ngày : 12 949
- Số học sinh khuyết tật học hòa nhập : 21
* Cấp Trung học cơ sở
Tổng số có 16 trường với 7842 học sinh, biên chế 225 lớp So với cùng
kỳ năm trước tăng 224 học sinh; bỏ học 09 học sinh tỷ lệ 0,11%
Tỷ lệ huy động học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%
2.1.3.2 Chất lượng giáo dục
* Giáo dục Mầm non
- Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc bảo vệ sức khoẻ
+ 100% trẻ ở tại các cơ sở GDMN được đảm bảo an toàn; Các trường
có đầy đủ KH phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh, công tác y tế học đường;
+ Thực hiện tốt công tác cân đo định kỳ và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng
+ Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân: 2,4% so với cùng kỳ năm trước giảm 0,5% )
+ Tỷ lệ trẻ ở kênh thấp còi: 0,4% ( so với cùng kỳ năm trước giảm 2.85%)
+ Duy trì tổ chức tốt cho 100% trẻ ăn, ngủ tại trường mầm non, đảm bảo đủ chất, đủ lượng theo sự phát triển độ tuổi của trẻ
Trang 38100% các lớp ở 100% các trườngthực hiện có hiệu quả việc xây dựng
kế hoạch, tổ chức thực hiện chương trình phï hợp với tình hình thực tế của địa phương, sát với mục tiêu, yêu cầu của chương trình và yêu cầu chỉ đạo của các cấp
Đầu tư cho thực hiện chương trình GDMN và thực hiện các chuyên đề trọng tâm và nhiều hiện vật khác, ngày công lao động cải tạo sân vườn, cải
tạo công trình vệ sinh, mua sắm đồ dùng đồ chơi , trang thiết bị …
Xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm", đảm bảo khai thác có hiệu quả và quan tâm đồng bộ đến: môi trường vật chất và tinh thần; môi trường tự nhiên và xã hội; môi trường bên
trong và bên ngoài lớp học
* Cấp Tiểu học
- Đổi mới PPDH
Chỉ đạo các trường tích cực đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới soạn giáo án bằng cách thực hiện giáo án bổ sung với giáo viên dạy từ 3 năm/1 khối lớp và thực hiện điều chỉnh tài liệu, đổi mới cách thức tổ chức lớp học, tăng cường sử dụng
Áp dụng các phương pháp dạy học mới và kĩ thuật dạy học hiện đại, vận dụng mô hình VNEN,
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo Thông tư BGDĐT ngày 28/8/2014 Quy định đánh giá học sinh Tiểu học
30/2014/TT-Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đánh giá học sinh theo TT 30 Hầu hết giáo viên đã nắm được kĩ thuật đánh giá học sinh Thực hiện đánh giá bằng lời và ghi nhận xét thường xuyên vào vở, sổ liên lạc Ghi sổ theo dõi chất lượng sát với từng đối tượng HS
Phòng GD&ĐT thường xuyên tư vấn, giúp đỡ kĩ thuật đánh giá học sinh tới giáo viên các trường thông qua các cuộc thanh, kiểm tra chuyên môn
- Kết quả đánh giá về Năng lực và Phẩm chất
Trang 39- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn
Thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn Toàn huyện đã tổ chức được
238 buổi hội thảo chuyên môn cấp trường về sinh hoạt chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học và 1 buổi SHCM cấp thành phố tổ chức tại huyện
về Nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp một
Tổ chức 2 buổi Hội thảo cấp huyện về nội dung ”sinh hoạt chuyên môn
theo hướng nghiên cứu bài học”
- Dạy học 2 buổi/ngày
Chỉ đạo các trường tận dụng tối đa các phòng hiện có để dạy học 2
buổi/ngày cho HS
Chỉ đạo các trường xây dựng TKB đảm bảo các môn chính khóa theo
quyết định 16/BGD và các môn buổi 2 theo công văn 940/SGD ĐT –TH
Kết quả:
Năm học Số lớp 2 buổi/ngày
Số học sinh học 2 buổi/ngày
Trang 40* Cấp Trung học cơ sở
- Thực hiện quy chế chuyên môn
Phòng GD&ĐT ngay từ đầu năm đã xây dựng KH số 12/KH-PGD&ĐT ngày 14/9/2015 về kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 với các nhiệm vụ cụ thể:
- Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục
Chỉ đạo thực hiện hoàn thành chương trình học năm học Không có hiện tượng dạy dồn ép hay cắt xén chương trình
Chỉ đạo và triển khai dạy - học môn tự chọn, chủ đề tự chọn:
+ Lớp 9 : 2 tiết/tuần : Văn 1 tiết, Toán 1 tiết
+ Lớp 6, 7 : 2 tiết/tuần : lựa chọn các môn: Văn, Toán, Anh, Tin + Lớp 8 : 2 tiết nghề/tuần
Có đủ kế hoạch cho năm học, thực hiện nghiêm túc theo quy chế chuyên môn
- Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục
Học sinh học xong lớp 9 thi vào lớp 10 THPT các loại hình đạt tỉ lệ 98%
100% học sinh lớp 9 được học nghề và thi nghề đỗ 100%, trong đó 97% khá, giỏi
Học sinh lên lớp: 100% (kể cả rèn luyện trong hè)
Học sinh xét công nhận tốt nghiệp THCS và bổ túc THCS đạt 100% Xếp loại học lực: Giỏi: 41 % (Tăng 4% so năm học trước), Khá: 39 %, TB: 18
%; Yếu: không quá 2%
Xếp loại hạnh kiểm: Tốt: 95%( tăng 2% so năm học trước), Khá: 5% , không có học sinh xếp loại TB, yếu
Các trường thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy định nền nếp của các cấp, thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, có nhiều đổi mới trong kiểm tra, đánh giá, thực hiện nghiêm túc các công văn, hướng dẫn
về việc cho điểm, đánh giá, xếp loại học sinh