1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

vấn đề xung quanh tác phẩm Nam Quốc Sơn Hà

19 768 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 44,78 KB

Nội dung

Bài thơ này được ghi chép trong nhiều tác phẩm như: Việt Điện U linh, Lĩnh Nam chích quoái, Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí,

Trang 1

NAM QUỐC SƠN HÀ

Sông núi nước Nam

Câu 1: Sưu tầm các dị bản (bản sao) Nam quốc sơn hà.

Trước hết phải nói rằng bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời là từ truyền khẩu (truyền miệng) hay nói đúng hơn, nó xuất hiện là theo truyền thuyết dân gian Vì hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ chưa có văn tự hoặc đã có nhưng lâu ngày bị mai một, cho nên sử sách sau này không ghi được tên tác giả của bài thơ Vì thế, nảy sinh ra những dị bản khác nhau, đó là điều không thể tránh khỏi Hiện nay, theo thống kê

sơ bộ có khoảng trên 30 dị bản bài thơ Nam Quốc Sơn Hà nằm trong các văn bản Hán Nôm chép tay hoặc khắc gỗ Bài thơ này được ghi chép trong nhiều tác phẩm như: Việt Điện U linh, Lĩnh Nam chích quoái, Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí, Việt sử quốc âm, Thiên Nam vân lục truyện, Việt sử diễn âm, Việt sử tiệp kính, Việt sử tiêu tán,Thiên Nam ngữ lục,Thần phả đền cửa sông Ngũ Huyện (Quả Cảm, Hoà Long, Yên Phong, Bắc Ninh), Biển khắc bài thơ Nam Quốc Sơn Hà ở Phù Khê Đông (Tiên Sơn, Bắc Ninh)

Theo PGS Nguyễn Đăng Na, “hiện còn ít nhất từ 25 đến 35 văn bản

về Nam quốc sơn hà”, nhưng văn bản “đáng tin cậy nhất” là “văn bản trong Đại Việt sử kí toàn thư”.Và trong chương trình sách giáo khoa trung học sơ sở cũng lấy bài thơ này để giảng dạy.Nguyên tác của bài thơ như sau:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

dịch thơ:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Trang 2

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!”

(Trần Trọng Kim dịch)

Trong “Lĩnh Nam chích quái” của Trần Thế Pháp lại có ghi chép lại một bản khác của bài Nam Quốc Sơn Hà như sau:

“Nam quốc sơn hà nam đế cư

Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư

Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm

Bạch nhận thiên hành phá trúc dư.”

dịch thơ:

“Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự,

Sách trời định phận rõ non sông

Cớ sao giặc Bắc sang xâm phạm

Bay hãy chờ gươm chém tả tơi.”

( Ngô Linh Ngọc dịch)

Cũng vẫn trong “Lĩnh Nam Chích Quái” lại có một bản nguyên tác khác cũng

có nội dung gần giống với bản trên chỉ khác ở câu thơ cuối:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư,

Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm,

Hội kiến thịnh trần tận tảo trừ

dịch thơ:

“Núi sông nước Nam vua Nam ở,

Trời xanh đã định trong sách trời,

Cớ sao giặc Bắc sang xâm phạm,

Sẽ gặp cuồng phong đánh tơi bời”

Trong “Việt sử diễn âm” cũng có ghi chép lại bài thơ này, và có nội dung giống trong Lĩnh Nam Chích Quái chỉ khác nhau ở một số từ:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Trang 3

“Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư

Như hà Bắc lỗ cảm xâm phạm

Hội kiến phong trần tận tảo trừ”

Trong cuốn “Thiên Nam Ngữ Lục” cũng ghi lại bài thơ này nhưng chỉ khác ở một số từ ngữ với hai bản trên:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư

Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm

Hội kiến phong trần tận khử trừ”

Trong “Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập” Gia Cát Thị thực hiện vào năm Cảnh Hưng Giáp Ngọ (1447) cũng ghi chép lại nhưng cho ta một bài thơ gần như khác hẳn:

“Nam bắc phong cương biệt cư

Tinh phân chẩn dực tại thiên thư

Kinh thôn lang phệ chân vô yếm

Hội kiến trần thanh tảo thái hư”

dịch thơ:

“Cõi bờ Nam Bắc mỗi riêng nơi

Chẩn Dực sao chia tại sách trời

Sói cắn kình nhai đâu thấy chán

Bụi dơ quét sạch thấy trời tươi”

Gần đây nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên còn phát hiện tiền thân của bài

thơ Nam quốc sơn hà ở đền Đào Xá (Thanh Thủy – Phú Thọ) như sau:

“Nam thiên dĩ định đế Nam quân

Đại đức giai do đức nhật tân

Thất quận sơn hà đô nhất thống

Tống binh bất miễn tán như vân.”

Dịch:

“Trời Nam đã định vua Nam ta

Đức lớn ngày thêm đức mới ra

Bẩy quận non sông về một mối

Tống binh tan tác tựa mây sa.”

Như vậy, có thể thấy rằng có rất nhiều bản nguyên tác khác nhau của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, đây cũng là hệ quả tất yếu của một bài thơ được ra đời và lưu truyền trong dân gian Dù khác nhsu nhưng tất cả các dị bản đều hướng tới khẳng định chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và ý chí đánh giặc giữ nước của dân tộc

Trang 4

Câu 2: Nêu những kiến giải khác nhau về tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà.

“ Nam quốc sơn hà” là một bài thơ có vị trí đặc biệt, không chỉ của nền văn học trung đại Việt Nam mà cả trong đời sống tinh thần, tâm linh của dân tộc Việt Nam Thế nhưng quanh bài thơ ấy đang còn có không ít ý kiến khác nhau, đã từng diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi mang tính chất học thuật nghiêm túc.Đúng như tên gọi của nó, “Bài thơ Thần”- mang tính chất huyền bí, tất nhiên là

có tác giả sáng tác

- Ý kiến thứ nhất cho rằng bài thơ này ra đời vào khoảng năm 1077 tức

là Cuộc chống Tống lần thứ hai và Lí Thường Kiệt là tác giả của bài thơ này.

Từ trước Cách mạng Tháng Tám cho tới nay, không ít học giả nổi tiếng trong công trình khoa học của mình vẫn khẳng định: bài thơ Nam quốc sơn hà là của Lý Thường Kiệt Có thể kể ra đây một vài công trình tiêu biểu như: Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn, Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Tổng tập văn học Việt Nam của Văn Tân, Lịch sử văn học Việt Nam của Đinh Gia Khánh và một số bộ tổng tập lớn của thời đại như Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Thơ văn Lý - Trần, Tổng tập văn học Việt Nam v.v Từ xa xưa, rất nhiều học giả đã cho rằng Lí thường Kiệt là tác giả của bài thơ này

Các nhà nghiên cứu theo quan điểm này đã căn cứ vào các ghi chép trong các tác phẩm là : Việt Điện U Linh, Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, Chẳng hạn trong Việt

Điện U Linh có ghi lại như sau: “Thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127) quân Tống sang xâm lấn Vua sai Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ Một đêm thần hiển hiện đọc bài thơ Nam quốc sơn hà:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư,

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Sông núi nước Nam đã có vua nước Nam ở,

Tại sổ trời đã ghi địa phận rõ ràng,

Sao bọn giặc kia lại xâm phạm,

Chúng bay sẽ thấy bị thua to)

Quả nhiên quân Tống bị thua, phải rút về nước"

Hay trong sách "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư" nhà Hậu Lê thì ghi: “Nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu Thảo sứ, Triệu Tiết làm phó,

Trang 5

đem quân tướng, hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn nước ta Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, đến sông Như Nguyệt đánh tan được Quân Tống chết hơn 1 nghìn người Người đời sau truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào theo dọc sông để cố thủ Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phân định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!"

Từ đây các nhà nghiên cứu kết luận rằng: Vào năm 1077, hơn 30 vạn quân Tống

do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt (Việt Nam) Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn Nhiều trận quyết chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ trên Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến, đánh thẳng vào trại giặc Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã hơn quá nửa Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hoà, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giành lại giang sơn, giữ vững bờ cõi Đại Việt Dó đó có thể thấy Lý Thường Kiệt là người sáng tác ra bài thơ này để khích lệ lòng yêu nước, chống giặc của binh sĩ

- Ý kiến thứ hai cho rằng, chưa đủ các bằng chắng lịch sử để khẳng định Lý Thường Kiệt là tác giả của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà Có lẽ người

đầu tiên đặt lại vấn đề tác giả của bài thơ này là Hà Văn Tấn Ông cho rằng:

“Không có một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư là của Lý Thường Kiệt Không có một sử liệu nào cho biết điều

đó cả Sử cũ chỉ chép rằng trong trận chống Tống ở vùng sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ đó trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát

Có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt đã cho người ngâm thơ Đi xa hơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ Nhưng đó chỉ là “đoán” thôi, làm sao nói chắc được bài thơ đó là của Lý Thường Kiệt” Bùi Duy Tân trong bài: Truyền thuyết về một bài thơ “Nam quốc sơn hà” là vô danh không phải của Lý Thường Kiệt, cũng đã đưa ra nhiều luận cứ khoa học để khẳng định bài thơ Nam quốc sơn

hà là khuyết danh, không phải của Lý Thường Kiệt như chủ thuyết trước đây

Trang 6

- Ý kiến thứ ba của giáo sư Lê Mạnh Thát trong bài "Pháp Thuận và bài thơ thần nước Nam sông núi”.cho rằng: Nam Quốc Sơn Hà ra đời vào cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất và thiền sư Pháp Thuận là tác giả của bài thơ này Ông đã căn cú vào những dữ liệu được ghi chép trong “Lĩnh Nam

Chích Quoái” để khẳng định điều nàỳ:”Ngày 23 tháng 10, vào lúc canh ba của đêm, khi trời tối mịt, gió lớn mưa dồn nổ ra, quân Tống tan vỡ Thần mập mờ đứng trên không trung, cao tiếng ngâm:

Nước Nam sông núi vua Nam ở

Rành rẽ phân chia tại sách trời

Giặc nghịch sao nay dám đến phạm

Chúng bay chuốc bại ngay chắc thôi

(Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên dĩ định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư)

Quân Tống nghe thế chen nhau tứ tán, mỗi chạy trốn, bị bắt sống không thể kể xiết Quân Tống đại bại rút lui Vua Đại Hành đem quân về mừng thắng trận, phong thưởng cho hai thần nhân, người em là Uy Địch Đại Vương, lập đền tại Tam Kỳ Giang ở Long Nhãn, sai dân Long Nhãn và Bình Giang phụng thờ, lập đền ở sông Như Nguyệt, sai dân ven sông phụng thờ, đến nay vẫn còn”

Ông cho rằng : “đây có thể là nguồn thông tin đầu tiên về bài thơ Thần Nước Nam sông núi và nguồn thông tin này cho ta thấy bài thơ Thần đã được đọc lên trong cuộc chiến tranh 981 và có liên hệ với vua Lê Đại Hành Ta thấy trong số những người tham mưu vào bộ chỉ huy của vua Lê Đại Hành trong cuộc chiến tranh năm

981 không ai có nhiều điều kiện gần gũi hơn Pháp Thuận, đặc biệt khi truyện Pháp Thuận đã xác nhận ông là người tham gia “vận trù kế sách” ngay từ lúc vua Lê Đại hành sáng nghiệp.Hơn nữa, nếu những văn thư ngoại giao dưới triều Lê Đại Hành

là do Pháp Thuận soạn thảo, như trên đã chứng tỏ, thì việc Pháp Thuận sáng tác bài thơ Thần ấy là một kết luận hợp lý Ngoài ra, Pháp Thuận đã có một hệ tư tưởng chính trị hoàn chỉnh phát biểu trong bài thơVận nước dưới đây Đây là hai yếu tố khác cho phép xác nhận khả năng Pháp Thuận đã sáng tác hai bài thơ ấy” Ý kiến này ít được các nhà nghiên cứu khác ủng hộ!

- Ý kiến thứ tư thì cho rằng, đây là một bài thơ khuyết danh không thể xác định được tên tác giả Bùi Duy Tân cho rằng, bài thơ không chỉ đã xuất hiện

Trang 7

lúc Lê Đại Hành chống Tống (vào khoảng năm 981) mà còn có thể sớm hơn:

“Không có một tư liệu nào trong khoảng 30 văn bản Hán Nôm hiện còn, in ấn hoặc ghi chép bài thơ là do Lý Thường Kiệt hoặc tương truyền Lý Thường Kiệt viết ra

Lý Thường Kiệt có lẽ sai người nấp trong đền Thần ngâm to bài thơ đã có sẵn trong thần tích, để khích lệ tướng sĩ Việc làm đó rất phù hợp với tín ngưỡng và tâm lí sĩ dân đương thời Bài thơ đã gọi là của thần thì có thể gọi là thơ thần, thực chất cũng do con người (chắc là trí thức dân tộc: thiền sư, cư sĩ, nho sĩ, đạo sĩ) ở đầu thời tự chủ (thế kỉ X, XII…) sáng tác, lưu truyền rồi đưa vào truyền thuyết, thần tích về Trương Hống, Trương Hát Đã là thơ thần, nằm trong một truyền thuyết, huyền tích, thần phả, thì bài thơ rõ ràng mang tính chất tập thể, truyền miệng, tính chất của một tác phẩm văn học dân gian, và tác giả của bài thơ, giống như các tác phẩm dân gian khác, là:Vô danh thị”

Như vậy, có thể thấy rằng, các nhà nghiên cứu đã dựa vào những nguồn tư liệu khác nhau để tìm ra tác giả của bài thơ.Nhưng đến nay, vấn đề tác giả của bài thơ vẫn đang là một ẩn số Thế nhưng,trong dân gian hiện nay, người ta vẫn cho rằng bài thơ ấy là do Lý Thường Kiệt sáng tác.

Câu 3: Giải thích các cụm từ sau: “nam quốc”, “sơn hà”, “nam đế”, “định phận”, “thiên thư”, “nghịch lỗ”, “hành khan”.

- Nam quốc: ý nói là nước Nam Đất nước ta nằm ở phương Nam Nam quốc được

nêu lên để đối lập với Bắc quốc (đất nước Trung Hoa ở phương Bắc) Nói Nam quốc để khẳng định nước ta có một cương vực lãnh thổ địa lí riêng, tách biết và độc lập với lãnh thổ của người phương Bắc

- Sơn hà: là núi và sông, đồng nghĩa với từ Giang sơn, được dùng để chỉ đất nước,

Tổ quốc Núi và sông, chỉ lĩnh thổ quốc gia Từ Sơn hà chỉ sự bền vững, vì núi không mòn, sông không cạn

- Nam đế: Hoàng đế nước Nam Nam đế là để khẳng định Nam đế đường đường

sánh với Bắc đế (Hoàng đế Trung Quốc) Người Việt dùng chữ vua để chỉ cả đế lẫn vương, nhưng theo cách viết của người Trung Quốc thì đế và vương khác nhau Đế là ngôi cao nhất (thiên tử) và vương là bậc sau đế (chư hầu của thiên tử) Cho nên các bản hiện hành lại dịch thành “Vua Nam”

- Định phận: được hiểu là xác định cương phận, vị trí Có nhiều cách lí giải khác

nhau về từ này:

Trang 8

+ Có bản chép là “Phân định”: với nghĩa là chia rõ thành từng phần riêng biệt, chia tách rạch ròi thành từng bộ phận

+ Định phận được hiểu theo hai nghĩa: Địa phận hay danh phận

Thứ nhất: từ “phận” là địa phận, nó được hiểu là địa phận đã định

Thứ hai:từ “phận” là danh phận,và được hiểu là: xác định danh phận

Thứ ba,có nhiều bản thì lại cho là “phận định” chứ không phải là “định phận”

- Thiên thư: ở đây cũng có nhiều lí giải khác nhau:

+ Đây là nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu tán thành nhất: Thiên thư nghĩa đen là “ sách trời” Vậy sách trời là gì? Có tác tác giả đang đề cập đến khoa chiêm tinh cổ (đây là lĩnh vưacj được người Trung Quốc quan tâm từ rất sớm) Theo khoa chiêm tinh cổ thì các quốc gia đều trên trái đất ứng với các tinh phận trên bầu trời Trong sách sử kí, Tư Mã Thiên viết “ trời thì có các vì sao, đất thì có các châu vực” hay trong sách Chu lễ viết “ phong vực của các nước trong Cửu châu, với các ngôi sao trời cũng phân như vậy” Ý nói cương vực lãnh thổ của nước Nam đac được phân chia rõ ràng, không ai được xâm phạm

+Thiên Thư mà bài thơ này nhắc đến chính là sách Thượng Thư hay Kinh Thư (là bản Thượng Thư mà Khổng Tử đã san định) Trong Thượng Thư Đại Truyện có kể

về Việt Thường Thị giao hảo với nhà Chu, cống chim Trĩ.Tiền nhân Việt Nam từ

đó khẳng định Việt và Hoa là hai xứ khác nhau, hai đất nước khác nhau

+Trong Đạo gia gọi kinh do Nguyên thuỷ Thiên Tôn (vị thần tối cao theo tín ngưỡng Đạo giáo N.K.P) nói ra hoặc sách gửi gắm những lời các thiên thần ban xuống là thiên thư”

+ Có người lại cho rằng: Hai chữ “thiên thư (= sách trời), là tác giả bài thơ đã dựa vào tư tưởng “thiên mệnh” (= mệnh trời), trời quyết định mọi sự theo quan điểm của Nho giáo ", "sống là phải biết nương theo đạo Trời" , thuận lòng Trời là yên, nghịch lòng Trời là loạn lẽ nào lại vua Tống ngày nay lại không rõ tiền nhân họ

Lý tướng quân mắng vua Tống ngu hèn là phải đạo

- Nghịch lỗ: cũng có nhiều các giải nghĩa khác nhau:

+Ý nói kẻ phản loạn, phản nghịch, mang ý nghĩa miệt thị, khinh bỉ Nói cách khác

là nghĩa miệt thị bọn giặc nói chung

Trang 9

+ Có ý kiến cho rằng “Lỗ” ở đây nghĩa là tù binh bị bắt khi thua trận Cho nên, ta

có thể dịch nghịch lỗ là bọn hạ lưu phản chủ, hoặc lũ tù binh phản chủ

- Hành khan: là sẽ thấy, sẽ được thấy, hoặc thấy được, thấy ngay

Câu 4: Vì sao Nam quốc sơn hà được coi là bàn tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc?

Nam quốc sơn hà là bài thơ “Thần” ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang có nguy

cơ bị xâm lăng Bài thơ được coi là “Bản tuyên ngôn độc lập” dầu tiên của dân tộc Bài thơ vừa khích lệ được lòng chiến đấu chống giặc ngoại xâm vừa khẳng định được độc lập chủ quyền của dân tộc

Từ thế kỉ X, quốc gia phong kiến Đại Việt độc lập đã được xây dựng Các nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê rồi Lí kế tiếp nhau trị vì đất nước đến nay đã hơn trăm năm Nhưng bọn phong kiến phương Bắc, với tư tưởng bá quyền nước lớn, muốn thống trị toàn thiên hạ vẫn ngông cuồng xâm lược Đại Việt, những tưởng có thế lại biến nước ta thành quận huyện của chúng như xưa Đã đến lúc dân tộc ta phải đĩnh đạc lên tiếng khẳng định lại chủ quyền của mình! Và bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

đã ra đời

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Hai câu thơ đầu là lời khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc:

“Sông núi nước Nam, Nam đế ở,

Rành rành định phận ở sách trời”

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở”, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì

vua Bắc ở Đất nào vua ấy! Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai Nước Nam cũng có “Hoàng đế” (nguyên tác) sánh ngang với Hoàng đế ở Bắc triều Câu này có ý nghĩa tương đồng với câu thơ:

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

Trang 10

Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại “ Thiên thư” tức

là sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời Như vậy tuyên

bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận

Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc.

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì

sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời.“Cớ sao lũ giặc sang

xâm phạm” là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa “nghịch lỗ”, dám làm trái đạo người, đạo trời “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là” lời cản cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão.Thảm bại là điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu, tàn bạo, đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bạo vệ chủ quyền của đất nước đến cùng Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên diệt thù

Bài thơ triển khai nội dung biểu ý theo bố cục: ở hai câu thơ đầu, tác giả đã khẳng định một cách tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ với một thái độ của một dân tộc luôn trân trọng chính nghĩa Từ khẳng định chân lí, đến câu thơ cuối, tác giả đã dựa ngay trên cái chân lí ấy mà đưa ra một lời tuyên bố chắc chắn về quyết tâm chống lại những kẻ làm trái những điều chính nghĩa

Như vậy, ta có thể thấy Nam quốc sơn hà xứng đáng được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc vì nó đã khẳng định được độc lập chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan, không ai có thể xâm phạm được và thể hiện ý chí chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc

Tư tưởng ấy một lần nữa chúng ta lại gặp trong “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch

Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

Ngày đăng: 21/06/2017, 16:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w