Trẻ biết xúc ăn gọn gàng không rơi vãi, ăn uống văn minh lịch sự , biết tự phục vụ, cầm thìa tay phải, ngồi ngay ngắn. Ăn xong trẻ biết biết để tô đúng nơi quy định Đối với cô: Chỗ ăn sạch sẽ, thoáng mát Bàn, ghế đủ cho cháu, sạch sẽ, an toàn, bài trí ăn thẫm mỹ. Cho 8 trẻ ngồi một bàn. Trang trí bàn ăn: lọ hoa nhỏ. Đối với trẻ: Đủ tô, muỗng, khăn mặt ướt sạch sẽ, ca uống nước, thức ăn và thố đựng cơm canh ( cho 3 tổ), tô đựng cơm đỗ
Trang 1CHỦ ĐỀ THÁNG 6: NGHỊ LỰC
TUẦN 1 THÁNG 6
( Từ ngày )
Học và
thực hành
Phát triển kỹ năng
- Tự phục vụ trong bữa ăn
Phát triển nhận thức
- KPKH: Bé biết gì về không khí
Phát triển ngôn ngữ
- Thơ: Rau lang, rau muống
Phát triển nghệ thuật
- Làm mặt nạ các nhân vật
Phát triển vận động
- Chuyền bắt bóng qua chân
Hoạt động
ngoài trời
Trò chuyện về những tấm gương vượt khó Trò chơi vận động: Bắt chước tạo dáng – Nhặt ốc
Dạo chơi ngoài trời
Hoạt động
vui chơi
- Trò chơi phân vai: Cô giáo - Trò chơi xây dựng: Xây khuôn viên trường
- Nghe hát, đọc thơ các bài hát, bài thơ về tình yêu thương Các bài hát: Em đi trong tươi xanh, Chị Ong Nâu và em bé, Em đi trồng cây, Đường và chân
Hoạt động
Hoạt động
ngoại khóa Sáng tạo – Kỹ năng sống – Bơi lội
Thứ 2 , ngày tháng năm 2
TỰ PHỤC VỤ TRONG BỮA ĂN
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biếtxúc ăn gọn gàng không rơi vãi, ăn uống văn minh lịch sự , biết tự phục
vụ, cầm thìa tay phải, ngồi ngay ngắn Ăn xong trẻ biết biết để tô đúng nơi quy định
II. CHUẨN BỊ:
*Đối với cô:
- Chỗ ăn sạch sẽ, thoáng mát
- Bàn, ghế đủ cho cháu, sạch sẽ, an toàn, bài trí ăn thẫm mỹ Cho 8 trẻ ngồi một bàn
- Trang trí bàn ăn: lọ hoa nhỏ
*Đối với trẻ:
Trang 2- Đủ tô, muỗng, khăn mặt ướt sạch sẽ, ca uống nước, thức ăn và thố đựng
cơm canh ( cho 3 tổ), tô đựng cơm đỗ
III. TIẾN HÀNH:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bữa ăn
- Cho trẻ ngồi vào bàn và đọc bài thơ : Gì ăn.
- Các con vừa đọc bài thơ gì ?
- Nội dung bài thơ nói gì ?
- Hôm nay các con ăn com thịt lợn, nấm viên, canh bí, vừng lạc
- Cơm cung cấp chất gì ?
- Thịt cung cấp chất gì ?
- Canh bí cung cấp chất gì ?
- Vừng lạc cung cấp chất gì ?
- Trong khi ăn các con ăn như thế nào ?
*Hoạt động 2: Cho trẻ ăn
- Cho trẻ Suy dinh dưỡng ngồi riêng 1 bàn
- Giới thiệu món ăn và chia thức ăn cho trẻ theo từng tổ
- Bây gì cô mời mỗi tổ cử 1 bạn trưởng nhóm lên chia cơm cùng cô nào
- Cô chia con các bàn trưởng lên lấy cơm cho các bạn
- Cô dặn dò trẻ ăn uống văn minh lịch sự
- Trẻ mời cô và các bạn ăn, trong khi ăn cô mở nhạc nhẹ để động viên khuyến khích trẻ ăn
-Cô tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ trong khi ăn, nói năng dịu dàng, động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất
-Cô quan sát trẻ ăn, động viên trẻ ăn hết suất
-Cô nhắc trẻ ăn gọn gàng, tránh làm rơi đỗ Có cơm rơi cô nhặt bỏ vào tô cô chuẩn bị sẵn
-Khi trẻ ăn hếtcô có lời khen trẻ
*Hoạt động 3: Vệ sinh sau khi ăn
-Hướng dẫn trẻ xếp tô, muỗng vào đúng nơi qui định
- Khi trẻ ăn xong cho trẻ ra đánh răng, lau miệng, uống nước
-Cho trẻ cùng cô thu dọn bàn ăn./
Thứ 3 , ngày tháng năm
KPKH
BÉ BIẾT GÌ VỀ KHÔNG KHÍ I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Trang 3-Trẻ biết được không khí là chất không màu, không mùi, không vị Trẻ biết đượckhông khí có ở xung quanh chúng ta, ích lợi của không khí với đời sống.Biết cách bảo vệ và giữ không khí trong sạch
II.CHUẨN BỊ:
*Đối với cô:
-Bao nylon, thun, tăm
-Nến
- Ly thủy tinh, dĩa
-Hình ảnh một số vật, động vật cần không khí
*Đối với trẻ:
-Chong chóng lá dừa( chong chóng giấy)
III.TIẾN HÀNH:
*Hoạt động 1: không khí ở đâu?
- Cả lớp cùng cô dạo quanh vườn hoa hít thở không khí trong lành.Sau bài hát cô và trẻ cùng làm theo yêu cầu cô :
-Dùng một túi nylon to, cho 2 trẻ mở rộng miệng túi, đặt trước quạt máy (quạt tay) Khi thấy túi nylon căng phồng thì buộc kín miệng túi lại
-Các trẻ khác ngồi quan sát Cô đặt câu hỏi:
+ Cái gì làm cho túi nylon căng phồng?
+ Điều đó chứng tỏ xung quanh chúng ta có gì? (không khí)
*Hoạt động 2: Không khí bay ra
-Cho mỗi bé (nhóm) 1túi nylon, trẻ làm cho túi nylon căng phồng
-Trẻ dùng tăm đâm thủng
-Cô đặt câu hỏi:
+ Con thấy túi sau khi bị đâm thủng thì như thế nào?
+ Khi để tay lên chỗ thủng con có cảm giác gì?(Không khí thoát ra ngoài qua lỗ thủng)
*Ảo thuật với đèn cầy:
-Cô thắp sáng một cây đèn cầy
-Cô hỏi trẻ:
+ Đố trẻ làm cách nào cho đèn cầy tắt?
-Cô thực hiện thí nghiệm cho trẻ quan sát:
-Cô úp một ly thủy tinh lên đèn cầy đang sáng thì chuyện gì sẽ xảy ra?
-Tại sao lại có hiện tượng đèn cầy tắt?
-Cho trẻ để tay trước mũi, cô hỏi trẻ có nhận xét gì không?
-Cô cho trẻ dùng tay bịt mũi và ngậm miệng lại -> hỏi trẻ có nhận xét gì không?
Kết luận: Không khí cần cho sự sống.
-Những cái gì? Con gì cần không khí để sống? Và hoạt động nào?
-Trẻ kể theo sự hiểu biết.(Cây, Động vật…)
Trang 4- Một số vật dụng cũng cần không khí (khinh khí cầu, phao, vỏ ruột xe, bong bóng…) -Cô cho trẻ biết thêm: thuyền buồm cũng cần không khí chạy được trên sông
-Động vật dùng không khí để thay đổi hình dạng (ếch , rắn, …)
*Hoạt động 3:
-Bây giờ chúng ta cùng khám phá khi không khí chuyển động sẽ tạo ra gì nhé!
-Cô cho trẻ lấy chong chóng và cùng chạy chơi
-Các con nhận xét gì khi cầm chong chóng và chạy?
-Khi chạy làm không khí chuyển động và đã tạo ra được sức gió,nhờ thế mà chong chóng quay.Ai chạy nhanh thì chong chóng quay nhanh, ai chạy chậm thì chong chóng quay chậm
KẾT THÚC: Cô nhận xét tiết học và khen ngợi trẻ.
Thứ 4 , ngày tháng năm THƠ: RAU LANG RAU MUỐNG
Cô lang, cô muống
Rủ nhau cùng bò Xem ai tới trước
Ôm được gốc ngô
Có cái phất cờ
Có khuyên hót giục
Cả muống, cả lang Cùng về một lượt
Phạm Hổ`
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung của bài thơ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ
II.CHUẨN BỊ:
*Đối với cô:
-Mô hình vườn rau
- Tranh minh họaHình ảnh PP về nội dung bài thơ
*Đối với trẻ:
-Tranh minh họa về nội dung bài thơ
III.TIẾN HÀNH:
*Hoạt động 1:ổn định
Cô gọi trẻ lại gần:
- Dẫn dắt trẻ đi thăm vườn rau của trường
- Cô kết hợp cho trẻ hát bài ( Đi chơi đi chơi)
Cô cho trẻ quan sát vườn rau
Cô cho trẻ gọi tên: Rau muống,rau lang, cây rau cải
Trang 5Ngoài những loại rau mà cô cho lớp mình quan sát thì các con còn biết các loại rau nào nữa?
*Hoạt động 2:
Hôm nay nhà thơ Phạm Hổ cũng gửi tặng lớp chúng ta một bài thơ nói về một loại rau
có ở trong vườn trường chúng mình, các con nghe xem đó là loại rau gì nhé
- Cô đọc thơ lần 1: Thể hiện cử chỉ diệu bộ
+ Các con có biết đó là rau gì?
- Cô dẫn dắt đọc lần 2
- Nhà thơ Phạm Hổ không chỉ viết những vần thơ về rau lang , rau muống mà còn tặng lớp chúng ta một bức tranh về rau nữa đấy, cô mời lớp mình ngồi xuống đây nào
- Cô đọc thơ lần 2, kết hợp tranh minh họa
- Tóm tắt nội dung: các con ạ nhà thơ Phạm hổ viết nên những vần thơ về cuộc đua tài
của rau lang , rau muống, đó là toàn bộ bài thơ mà cô đã đọc cho lớp mình nghe đấy
- Trong bài thơ nói về rau gì?
- Tên bài thơ này là gì?
- Cô cho 2- 3 trẻ đặt tên bài thơ
- Cô giới thiệu tên bài thơ : “Rau lang, rau muống”
- Cô cho trẻ đọc từ “Rau lang, rau muống”
- Cô động viên khen trẻ
- Các con có biết ai là người đã trồng Rau lang, rau muống không?
- Các con ạ đó là các cô bác nông dân đã vất vả trồng ra rau bắp cải đấy
- Giáo dục: Qua bài thơ này thì các con phải biết ơn các cô bác nông dân trồng ra các loại rau để cho chúng mình ăn đấy và chúng mình ăn thật nhiều rau cho cơ thể khỏe mạnh, chóng lớn nhé!
*Hoạt động 3:Trẻ đọc thơ:
- Lượt 1: Trẻ cùng đọc với cô
- Lượt 2: Đọc theo nhóm
- Lượt 3: Bạn gái đọc
- Lượt 4: Bạn trai đọc
- Lượt 5: Cá nhân
Trang 6Thứ 5 , ngày tháng năm LÀM MẶT NẠ CÁC NHÂN VẬT
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
-Trẻ biết cách vẽ : nét cong, nét móc, nét thẳng, nét xiên và phối hợp các nét vẽ để vẽ nên được những biểu hiện vui ,buồn của các nhân vật.Biết tạo ra những mặt nạ của các nhân vật khác nhau
II.CHUẨN BỊ:
*Đối với cô:
-Mặt nạ bằng giấy chưa vẽ
*Đối với trẻ:
-Giấy , bút , màu, màu nước
-Giấy màu, kéo hồ
-Bàn ghế, giá treo tranh
III.TIẾN HÀNH:
*Hoạt động 1:
- Chơi trò chơi “ Có bao nhiêu cách cười”.
Cô nói: Cười to! Trẻ há to miệng ra cười thành tiếng thoải mái
Cô nói: Cười mỉm! Trẻ nhoẻn miệng cười nhưng không cười thành tiếng
Cô nói: Cười khà khà! Trẻ há miệng cười thành tiếng khà khà
Có còn cách cười nào nữa không? Bạn nào có kiểu cười mới hãy thể hiện cho cả lớp nghe nào?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ thực hiện
-Cô cho trẻ quan sát mặt nạ vẽ khuôn mặt và hỏi trẻ :
- Khi chúng mình cười lúc đó chúng mình vui hay buồn?Lúc tức giận khuôn mặt như thế nào?
- Cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại Hỏi trẻ về thể loại tranh, cảm xúc của các khuôn mặt…
- Cô đưa mặt nạ có khuôn mặt vui, buồn, khóc , già trẻ, em bé…ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ bức tranh nói về khuôn mặt như thế nào?(mặt vui ,buồn ,già hay trẻ )
-Khuôn mặt vui thể hiện ở chỗ nào ?(miệng cười tươi) khóc miệng miếu…
-Khuôn mặt người già như thế nào trẻ như thế nào?
Khi cô cho các con làm nhưng mặt nạ thì con sẽ làm như thế nào ?
Trang 7- Trẻ thực hiện:
Cô đi đến từng trẻ quan sát và giúp đỡ trẻ biết vẽ thêm bộ phận còn thiếu sao cho bố cục hợp lý trên mặt nạ để thể hiện được nhân vật mà trẻ muốn làm
*Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm:
- Trẻ làm xong cho trẻ trưng bày sản phẩm
- Trẻ nhận xét sản phẩm của bạn, chọn sản phẩm đẹp nhận xét tuyên dương
- Cô giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh thân thể, rửa mặt sạch sẽ hàng ngày
Kết thúc: Cho trẻ hát bài: “ Khuôn mặt cười”
Thứ 6 , ngày tháng năm CHUYỀN BẮT BÓNG QUA CHÂN
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết chuyền bóng qua hai chân khi chuyền biết cuối xuống đưa bóng qua hai chân ra phía sau Trẻ thứ hai cuối đón bóng từ tay bạn và lại chuyền tiếp qua chân cho trẻ đứng sau, tiếp tục đến cuối hàng
II.CHUẨN BỊ:
*Đối với cô:
- 2 quả bóng
- 2 đường thẳng
*Đối với trẻ:
- 4 quả bóng
III.TIẾN HÀNH:
• *Hoạt động 1: Khởi động
- Di chuyển thành vòng tròn
- Cô cho cả lớp đi theo hiệu lệnh của cô:
• Đi thường
• Đi bằng mũi chân
• Đi thường
• Đi bằng gót chân
• Đi thường
• Chạy chậm – chạy nhanh – chạy chậm – về vị trí
*Hoạt động 2: Trọng động
- Di chuyển về hàng ngang
a Bài tập phát triển chung:
Tư thế chuẩn bị: đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân
- Động tác tay: Hai tay giơ ra trước, đầu ngón tay chạm vai(3 lần x 8 nhịp)
- Động tác chân: Ngồi khuỵu nhún chân (3 lần x 8 nhịp)
- Động tác bụng: Nghiêng người sang hai bên (2 lần x 8 nhịp)
- Động tác bật: Bật tách, khép chân (2 lần x 4 nhịp)
Trang 8b.Vận động cơ bản “chuyền bóng qua chân”.
- Làm mẫu:
- Lần 1: Cô cho vài bé lên đứng thành 1 hàng và làm mẫu
- Lần 2: Sau đó cô phân tích động tác Khi nghe hiệu lệnh “Chuẩn bị” thì
các con đứng hai chân rộng bằng vai, cô cầm bóng cúi xuống đưa bóng qua hai chân ra phía sau Bạn kế tiếp đón bóng và chuyền qua cho bạn phía sau, tiếp tục cho đến cuối hàng
Trẻ thực hiện:
- Lượt 1: Cô cho lần lượt cả lớp thực hiện
- Lượt 2: Cô cho 2 đội thi với nhau
c.Trò chơi vận động “Kéo co”
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Trẻ đi vòng tròn nhẹ nhàng và hít thở thật sâu
Trang 10GIÁO ÁN MẦM NON
Có giáo án mầm non soạn sẳn nếu cô nào cần liên hệ số điện thoại: 0127 70 9 70 70 gặp Cô Mai.
trong năm, theo chương trình khung, và áp dụng chỉ số vào mục tiêu yêu cầu bài dạy, ngoài ra có kèm theo cho các cô Kế hoạch năm, và Hồ sơ đánh giá trẻ theo chỉ
địa phương thì cũng dễ dàng chỉnh sửa vì đã có đầy đủ các nội dung của lứa tuổi và bài dạy đúng chương trình khung của từng lứa tuổi, đây là giáo án thuận lợi cho các cô không có thời gian soạn giáo án, hoặc mới ra trường giảng dạy còn lúng túng
-Giá :500.000đ 1bộ/ cả năm 35 tuần( cho từng lứa
tuổi) có đầy đủ các lứa tuổi từ 18 tháng đến 5 tuổi.Có
nhiều mẫu khác nhau để các cô dễ dàng lựa chọn mẫu giảng dạy thích hợp với trường mình.
Ngoài ra có nhận soạn theo mẫu và kế hoạch riêng của từng trường,(giá soan theo yêu cầu
50.000đ/Tuần),Có giáo án dạy hè, có nhận soạn giáo
Trang 11án trình chiếu pp phục vụ cho thao giảng, hội giảng, thi của các cô tại trường.
Nếu các cô liên hệ để xem và chọn mẫu giáo án của trường mình áp dụng, xin liên hệ ĐT:
Có bài soạn mẫu soạn sẳn để tham khảo phương pháp soạn