Tổng quan về phương pháp xử lý nước thải nghành dệt nhuộm.

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống xử lý chất thải dệt nhuộm (Trang 33 - 36)

Chương 4 :TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

4.2.Tổng quan về phương pháp xử lý nước thải nghành dệt nhuộm.

Nước thải dệt nhuộm cần phải quan tâm và xử lý, vì nước thải này gây ô nhiễm nhiều tới môi trường sống. Để giảm mức độ ô nhiễm người ta xử dụng hai phương pháp:

• Biện pháp giảm thiểu các chất ô nhiễm trong quá trình công nghệ, kể cả việc thu hồi hồ trong khi giũ, hồ vải, cũng như sử dụng tiết kiệm hóa chất và thay thế hóa chất bằng các ezim…

• Biện pháp xử lý nước thải thích hợp.

Tùy theo yêu cầu và mức độ ô nhiễm của nước thải, người ta có thể xử dùng phương pháp xử lý hóa lý hay sinh học hoặc kết hợp cả hai. Dây chuyền xử lý kết hợp thường cho hiệu quả cao hơn và quy trình xử lý được chia làm 3 giai đoạn:

Xử lý sơ bộ.

Song chắn rác và lưới lọc rác: Trong nước thải có mặt nhiều sơ, xợi. Vì vậy, yêu cầu đặt một lưới chắn mịn ở sau song chắn rác thông thường. Trong trường hợp có ván trắng thì phải loại bỏ dầu.

Đồng nhất hóa (hay là bể điều hòa và trộn lẫn):Bắt buộc phải có một bể

đệm với thể tích tương đương 6- 12h lưu nước trong bể với lưu lượng xử lý trung bình. Ơû các loại bể này thường dùng thổi không khí để khuấy trộn.

Trung hòa:Sau khi trộn điều đồng nhất,pH của nước thải có trị số từ 9-10.

Do vậy, cần phải tiến hànhtrung hòa bằng axit sulfuric.

Xử lý cơ bản.

Xử lý hóa lý:

Phương pháp này có lợi nếu trong nước thải thô có chứa một lượng lớn các chất rắn lơ lững (SS), các chất độc hại (sulfat, cromat) và yêu cầu khử màu cao. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý bao gồm các công đoạn sau:

 Oxi hóa sulfua trong bể làm thoáng cộng thêm với sự kiểm tra muối sắt và mangan.

 Tạo kết bông và keo tụ bằng muối sắt hoặc muối nhôm trong bể phản ứng có khuấy chậm, cau đó thêm một polyme để nâng cao hiệu xuất lắng.

 Lắng trong nước bằng thiết bị tuyển nổi.  Xử lý sinh học.

Phần lớn những chất có trong nước thải dệt nhuộm là những chất có khả năng phân hủy sinh học. Trong một số trường hợp nước thải dệt nhuộm có chứa một số các hợp chất độc hại đối với một số vi sinh vật như các chất vô cơ, formandehit, kim loại nặng, Clo,…Và các chất khó phân hủy sinh học như các chất tẩy giặt, hồ PVA (polyvynylalcol), các loại dầu khoáng. Do đó trước khi đưa vào xử lý sinh học, nước thải cần được khử các chất độc và giảm tỷ lệ các chất khó phân hủy sinh học bằng phương pháp xử lý cục bộ.

Nước thải nói chung và dệt nhuộm nói riêng được xử lý bằng phương pháp sinh học được đặc trưng bởi hai chỉ tiêu BOD và COD. Tỷ số giữa BOD và COD ≥

0.5. Tỷ lệ giữa BOD:N:P = 100:5:1 hoặc trộn nước thải sinh hoạt với nước thải dệt nhuộm dể các chất dinh dưỡng cân đối hơn.

Tùy theo chất ô nhiễm và hiệu quả xử lý mong muốn có thể lựa chọn nhiều sơ đồ công nghệ xử lý sinh học khác nhau: lọc sinh học, bùn hoạt tính, hồ sinh học hay kết hợp xử lý sinh học nhiều bật. Có các cách sau:

 Lọc sinh học với một bể lắng tiếp theo.

Kĩ thuật này tương đối đơn giản, có hiệu quả xử lý BOD5từ 50-70%. Song yêu cầu nước thải đi vào lọc phải là nước thải đã loại bỏgần như hoàn toàn các tơ sợi để tránh bít tắt lớp vật liệu lọc.do vậy, phần xử lý sơ bộ hoặc xử lý cơ bản trước đó là xử lý hóa lý kết hợp với kết bông – lắng.

Tùy theo hiệu quả xử lý của lọc, nước thải sau xử lý có thể đi qua hoặc không qua bể lắng hai.

 Bùn hoạt tính.

Xử lý sinh học nước thải bằng bùn hoạt tính có thể thực hiện ở areten, ở kênh ôxi hóa hoặc ở ao sục khí. Phổ biến nhất vẫn là aeroten.

Sau aeroten là lắng 2. Bể lắng cần chú ý đến khả năng mở rộng để có thể thêm một lượng lớn chất có hoạt tính bề mặt vào nước thải cần xử lý, quan tâm đến khả năng lắng bình thường của bùn hoạt tính. Hiệu quả loại bỏ BOD5 bằng kỉ thuật bùn hoạt tính tới 90 – 95%.

 Ao hồ ổn dịnh sinh học.

Nếu có diện tích mặt bằng để xây dựng các ao hồ ổn định sinh học và thời gian xử lý có thể dài ngày (5 – 10 ngày) thì dùng các ao hồ ổn định (một hoặc nhiều cái kế tiếp) để xử lý sinh học nước thải dệt nhuộm.

Kỉ thuật ao hồ ổn định là kỉ thuật xử lý sinh học đơn giản nhất. Hiệu quả có thể đạt được 50 – 70% lượng BOD5 phân hủy.

Xử lý bậc 3.

Sau khi xử lý cơ bản nước thải chưa đạt nước sạch loại C thì không được thải vào nguồn. Trong trường hợp này cần tiến hành xử lý bậc 3, bao gồm kết tủa hóa học,oxi hóa bằng ozon, hấp phụ trên than hoạt tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống xử lý chất thải dệt nhuộm (Trang 33 - 36)