DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ARIMA Mô hình trung bình trượt kết hợp tự hồi quy Vietcombank Tên viết tắt của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 2.1
Trang 1**************************************
HUỲNH THÚY VY
QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – Năm 2014
Trang 2**************************************
HUỲNH THÚY VY
QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ LÊ TẤN PHƯỚC
TP Hồ Chí Minh – Năm 2014
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu hoàn toàn do cá nhân tôi thực hiện
Các trích dẫn, số liệu trong luận văn đều được dẫn nguồn và trung thực, các kết luận nghiên cứu trong bài luận văn chưa từng được công bố cưới bất kỳ hình thức nào
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Tác giả
Huỳnh Thúy Vy
Trang 4MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Nội dung luận văn 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 2
7 Ý nghĩa nghiên cứu 3
8 Điểm mới của luận văn 3
9 Kết cấu của luận văn: 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 4
1.1 Tỷ giá hối đoái và rủi ro tỷ giá hối đoái 4
1.1.1 Tỷ giá hối đoái 4
Trang 51.1.1.1 Khái niệm 4
1.1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái 4
1.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái 5
1.1.2 Rủi ro trong hoạt động ngân hàng và rủi ro tỷ giá hối đoái 5
1.1.2.1 Rủi ro trong hoạt động ngân hàng 5
1.1.2.2 Rủi ro tỷ giá hối đoái 6
1.2 Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái trong ngân hàng 8
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái 8
1.2.2 Quy trình quản trị rủi ro tỷ giá 8
1.2.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá trong ngân hàng 9
1.2.4 Vai trò của quản trị rủi ro tỷ giá 9
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tỷ giá 10
1.2.6 Các phương pháp quản trị rủi ro tỷ giá 11
1.3 Mô hình hồi quy bội và mô hình ARIMA 12
1.3.1 Mô hình hồi quy đa biến 12
1.3.2 Mô hình ARIMA 13
1.4 Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái 15
1.4.1 Bài học tài chính kinh điển của ngân hàng Barings và Nicolas Leeson 15 1.4.2 Bài học quản trị rủi ro từ vụ lừa đảo lớn nhất năm 2001 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 19
Trang 62.1 Thực trạng biến động của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 2008-quý
III/2014 19
2.2 Giới thiệu Viecombank 20
2.3 Thực trạng rủi ro tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh tại Vietcombank 22
2.3.1 Rủi ro tỷ giá hối đoái và thực trạng huy động và cho vay ngoại tệ của Vietcombank trong giai đoạn 2010-quý II/2014 22
2.3.2 Rủi ro tỷ giá và thực trạng kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank trong giai đoạn 2009-2013 25
2.3.2.1 Rủi ro tỷ giá và thực trạng kinh doanh ngoại hối trong năm 2013 25 2.3.2.2 Rủi ro tỷ giá và thực trạng phát triển công cụ phái sinh tại Vietcombank trong giai đoạn 2009-2013 27
2.3.3 Rủi ro tỷ giá và trạng thái ngoại tệ tại Vietcombank 30
2.3.4 Một số hoạt động kinh doanh khác có sử dụng ngoại tệ của Vietcombank 31
2.4 Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank 32
2.4.1 Các chủ trương quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank 32
2.4.2 Ủy ban quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank 33
2.4.3 Thực trạng quy trình quản trị tỷ giá hối đoái tại Vietcombank 34
2.4.3.1 Thực trạng nhận dạng rủi ro tỷ giá 34
2.4.3.2 Thực trạng phân tích rủi ro tỷ giá 34
2.4.3.3 Thực trạng đo lường rủi ro tỷ giá 34
2.4.3.4 Thực trạng kiểm soát rủi ro 36
2.4.3.5 Thực trạng tài trợ rủi ro 37
2.4.4 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank 37
Trang 72.5 Những nguyên nhân tồn tại gây ra sự hạn chế trong quy trình quản trị rủi ro ngoại hối tại Vietcombank 38
2.5.1 Những nguyên nhân từ các quy định, chính sách Nhà nước có liên quan đến tỷ giá hối đoái 38 2.5.2 Những nguyên nhân từ tình hình biến động kinh tế và biến động tỷ giá trên thị trường trong nước và quốc tế 39 2.5.3 Các nguyên nhân xuất phát từ nội bộ ngân hàng và chiến lược quản trị rủi ro tỷ giá của Vietcombank 40
2.6 Một số mô hình định lượng có thể áp dụng cho quản trị rủi ro tỷ giá của Vietcombank 42
2.6.1 Mô hình phân tích nhân tố tác động đến biến động tỷ giá hối đoái 42 2.6.2 Sử dụng mô hình ARIMA dự báo biến động tỷ giá USD/VND theo quý48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 54 3.1 Định hướng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank 54 3.2 Các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank 54
3.2.1 Xây dựng mô hình dự báo xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai 54 3.2.2 Xây dựng mô hình định lượng đo lường sự ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đối với thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank 55 3.2.3 Giải pháp về hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái 56 3.2.4 Có kế hoạch phù hợp để bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra 58
Trang 83.2.5 Hoàn thiện công tác dự báo doanh thu kinh doanh ngoại hối cho
Vietcombank 59
3.2.6 Các giải pháp cho các công cụ tài chính phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá hối đoái 59
3.2.7 Xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ, quản trị thông tin có hiệu quả61 3.2.8 Đa dạng hóa trong kinh doanh ngoại tệ 62
3.2.9 Nâng cao năng lực quản trị điều hành của nhân viên quản trị, cần thiết lập một chính sách quản trị rủi ro có hiệu quả 63
3.2.10 Đào tạo và nâng cao năng lực, kiến thức và đạo đức của nhân viên kinh doanh ngoại hối và các nhân viên có công việc liên quan đến ngoại tệ 64
3.2.11 Nâng cao sử dụng các ứng dụng công nghệ, khoa học hiện đại trong quản trị rủi ro tỷ giá 65
3.2.12 Các giải pháp về quảng cáo, tuyên truyền, giao lưu 65
3.3 Các kiến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái 66
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 66
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ 69
3.3.3 Kiến nghị với Bộ Tài Chính 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 71
KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ARIMA Mô hình trung bình trượt kết hợp tự hồi quy
Vietcombank Tên viết tắt của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
2.1 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại một số NHTM ở
2.2 Giá trị hợp đồng và khoản lãi/lỗ từ hoán đổi tiền tệ và kỳ hạn tiền
2.3 Tỷ trọng giao dịch phái sinh tiền tệ trong tổng giao dịch ngoại tệ
2.4 Tổng trạng thái ngoại hối của tất cả các loại ngoại tệ của
Vietcombank qua các quý trong giai đoạn quý II/2010-quý II/2014 30
2.5 Bảng ma trận hệ số tương quan giữa biến lạm phát, lãi suất thực
2.6 Tỷ giá hối đoái trung bình quý của cặp tỷ giá USD/VND trong
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
2.1 Tỷ giá hối đoái USD/VND trung bình quý trong giai đoạn
2.2 Giá trị huy động và cho vay tất cả các loại ngoại tệ của
Vietcombank qua các quý trong giai đoạn 2010-quý II/2014 23
2.3
Tổng trạng thái ngoại hối của tất cả các loại ngoại tệ của
Vietcombank qua các quý trong giai đoạn quý II/2010-quý II/2014 31
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
2.1
Kết quả ước lượng sự phụ thuộc của biến tỷ giá năm vào biến
lạm phát, lãi suất thực và giá dầu thế giới trong giai đoạn từ
năm 1991-2013
45
2.2 Kết quả kiểm định Jarque-Bera của mô hình (1) 47
2.4 Kết quả kiểm định tính dừng cho chuỗi tỷ giá USD/VND 50
2.5 Kiểm quả kiểm định tính dừng của chuỗi tỷ giá khi lấy sai phân
2.6 Lược đồ tương quan của chuỗi tỷ giá quý trong giai đoạn quý
2.7 Kết quả EVIEW của mô hình ARIMA dự báo tỷ giá quý 51
2.8 Kết quả kiểm định ADF cho phần dư của mô hình ARIMA 52
2.9 Kết quả dự báo tỷ giá trung bình quý của mô hình ARIMA 52
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Khi những hoạt động kinh doanh như cho vay và huy động bằng ngoại tệ, kinh doanh ngoại hối, các dịch vụ về công cụ phái sinh tiền tệ do ngân hàng cung cấp, trung gian thanh toán giao dịch xuất nhập khẩu, dịch vụ có sử dụng ngoại tệ… ngày càng phát triển trong hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, thì vai trò của quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng thương mại cổ phần rất mạnh trong các hoạt động kinh doanh có sử dụng đồng ngoại tệ Tại Vietcombank, ngoại hối là một trong hai lĩnh vực quan trọng nhất của ngân hàng, do đó, quản trị rủi ro tỷ giá sao cho có hiệu quả là một mục tiêu rất quan trọng trong hoạt động quản trị ngân hàng tại Vietcombank
Do vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” nhằm mục tiêu phân tích thực trạng rủi ro tỷ giá và quản trị rủi ro tỷ giá của Vietcombank, và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của Vietcombank, giảm thiểu
sự ảnh hưởng bất ổn của tỷ giá hối đoái đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Vietcombank Trong luận văn, tác giả sẽ nghiên cứu thực trạng rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động huy động, cho vay ngoại tệ, kinh doanh ngoại hối, các công cụ phái sinh của ngân hàng, quyết định trạng thái ngoại hối tại Vietcombank Vietcombank hiện nay đang quản trị rủi ro tỷ giá như thế nào, phân tích những thành tựu đạt được
và một số mặt hạn chếm, cũng như phân tích những nguyên nhân còn tồn tại gây hạn chế trong quản trị rủi ro tỷ giá Ngoài ra, tác giả còn đề xuất một số mô hình định lượng nhằm dự báo biến động tỷ giá hối đoái trong tương lai, góp phần vào hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank
Trang 122 Nội dung luận văn
Đề tài nghiên cứu sự ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề sau:
- Nghiên cứu về lý thuyết của rủi ro tỷ giá hối đoái và quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại các ngân hàng thương mại, nêu một số bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại các ngân hàng thương mại trên thế giới
- Phân tích thực trạng của rủi ro tỷ giá hối đoái và thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của Vietcombank, những nguyên nhân tồn tại gây ra sự hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của Vietcombank Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với Vietcombank nhằm hoàn thiện quản trị rủi
ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank
4 Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái, thực trạng kiểm tra, giám sát rủi ro tại Vietcombank
- Những nguyên nhân tồn tại của môi trường kinh doanh, hành lang pháp lý… gây ra hạn chế cho quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank
5 Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank trong giai đoạn từ 2008-quý III/2014
6 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng hai phương pháp định lượng:
- Phương pháp phân tích hồi quy: Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá hối đoái
- Phương pháp dự báo chuỗi thời gian: Sử dụng mô hình ARIMA để dự báo tỷ giá hối đoái trung bình quý trong tương lai
Trang 13Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, phân tích so sánh để làm rõ được thực trạng thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái Từ đó rút ra được giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank
7 Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank
Từ đó, ta có thể vận dụng kết quả nghiên cứu và rút ra được những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank
8 Điểm mới của luận văn
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái và những nguyên nhân gây
ra sự hạn chế trong quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank
- Xây dựng mô hình định lượng phân tích các nhân tố ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái và mô hình dự báo biến động tỷ giá hối đoái nhằm góp phần hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá tại Vietcombank
9 Kết cấu của luận văn:
Luận văn được chia thành ba chương với nội dung cụ thể như sau:
- Chương 1: Tổng quan lý thuyết về rủi ro tỷ giá hối đoái và quản trị rủi ro
tỷ giá hối đoái
- Chương 2: Thực trạng rủi ro tỷ giá hối đoái và quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái ở Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1 Tỷ giá hối đoái và rủi ro tỷ giá hối đoái
1.1.1 Tỷ giá hối đoái
1.1.1.1 Khái niệm
- Trong tài chính, tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ,
tỷ giá Forex, hoặc Agio) là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho
một đồng tiền khác Nó cũng được coi là giá trị đồng tiền của một quốc gia đối với một tiền tệ khác
- Theo Thomas P Fitch: “Tỷ giá là giá chuyển đổi để đổi một đồng tiền này
lấy đồng tiền khác”
- Theo Frederic S Mishkin : “Giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông
qua đồng tiền khác gọi là tỷ giá”
Có nhiều khái niệm được đặt cho tỷ giá, thì về bản chất, xét theo cơ chế kinh
tế thị trường, tỷ giá được khái niệm như sau: “Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền
được biểu thị thông qua đồng tiền khác”
Ví dụ, một tỷ giá hối đoái liên ngân hàng của yên Nhật (JPY, ¥) với đô la Hoa Kỳ (US$) là 91 có nghĩa là 91 Yên sẽ được trao đổi cho mỗi 1 USD hoặc 1 USD sẽ được trao đổi cho mỗi 91 Yên
1.1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái
- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố Tỷ giá này thường
được dùng làm tỷ giá tham khảo cho các ngân hàng thương mại và làm tỷ giá tính
toán trong công tác kế toán và kế hoạch, không áp dụng trong mua bán ngoại tệ
Trang 15- Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc di chuyển
ngoại hối không phải bằng tiền mặt, mà bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng
- Tỷ giá tiền mặt: tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối bằng
tiền mặt
- Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá được công bố vào đầu giờ giao dịch
- Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá được công bố vào cuối giờ giao dịch
- Tỷ giá mua: là tỷ giá ngân hàng mua ngoại tệ từ khách hàng
- Tỷ giá bán: là tỷ giá ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng
- Tỷ giá liên ngân hàng: là tỷ giá áp dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ giữa
các ngân hàng với nhau trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
1.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái
- Cung cầu nội tệ
- Cung cầu ngoại tệ
- Cán cân thanh toán quốc tế
- Lạm phát
- Lãi suất
- Thu nhập tại một quốc gia
- Chính sách can thiệp của Chính phủ
- Thông tin và kỳ vọng
- Yếu tố tâm lýTăng trưởng hay suy thoái kinh tế
- Sự thay đổi những sự kiện kinh tế, chính trị trên thế giới
1.1.2 Rủi ro trong hoạt động ngân hàng và rủi ro tỷ giá hối đoái
1.1.2.1 Rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Trang 16tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động, cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất đi những cơ hội thị trường
Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, làm giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định
Phân loại rủi ro của ngân hàng thương mại
Trong hoạt động của NHTM có 5 loại rủi ro bao gồm:
- Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng
- Rủi ro thanh khoản: là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn
có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh
- Rủi ro lãi suất: Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng
- Rủi ro tác nghiệp: Rủi ro tác nghiệp là rủi ro phát sinh do yếu tố con người (cẩu thả, gian lận), sự yếu kém trong hệ thống công nghệ, thông tin, sự sơ hở, yếu kém trong các quy định nghiệp vụ, hoặc từ các yếu tố bên ngoài
- Rủi ro tỷ giá: ta sẽ tìm hiểu nội dung này ở phần tiếp theo
1.1.2.2 Rủi ro tỷ giá hối đoái
Khái niệm
- Theo Henni van Greunung - Sonja Brajo vic Bratanovic (1996) cho rằng:
"Rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất phát từ thay đổi tỷ giá hối đoái giữa tiền bản địa và ngoại tệ"
Trang 17- Theo Peter S.Rose (1999) định nghĩa: "Rủi ro tỷ giá là khả năng thiệt hại
mà ngân hàng phải gánh chịu do biến động giá cả tiền tệ trên thị trường thế giới"
Có nhiều khái niệm về rủi ro tỷ giá, tóm lại: “Rủi ro tỷ giá hối đoái là khả
năng thiệt hại (tổn thất) mà ngân hàng phải gánh chịu do sự biến động giá cả tiền tệ thế giới”
Rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động ngân hàng phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng
Rủi ro xuất hiện do ngân hàng thực hiện các hoạt động:
- Ngân hàng cho vay, đi vay bằng ngoại tệ
- Ngân hàng kinh doanh ngoại tệ
Nguyên nhân của rủi ro tỷ giá: Có 2 nguyên nhân chính làm phát sinh rủi
ro tỷ giá:
Một là, nhu cầu kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng, gồm hai hoạt động:
- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc cho chính mình nhằm cân bằng trạng thái ngoại hối để phòng ngừa rủi ro tỷ giá
- Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá biến động
Hai là, sự không cân xứng giữa tài sản Có và tài sản Nợ đối với từng loại
ngoại tệ
Cả hai nguyên nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại tệ ròng
Trạng thái ngoại hối = Số dư của ngoại tệ i – Số dư của ngoại tệ i
thuộc tài sản Có thuộc tài sản Nợ (Mua vào trong kỳ) (Bán ra trong kỳ)
Tổng trạng thái ngoại hối = Số dư của – Số dư của
tất cả ngoại tệ tất cả ngoại tệ thuộc tài sản Có thuộc tài sản Nợ
Trang 18Khi đó, xảy ra 3 trạng thái ngoại hối:
- Trạng thái ngoại hối ngoại tệ i>0: Số dư ngoại tệ thuộc tài sản Có (mua vào trong kỳ) lớn hơn số dư ngoại tệ thuộc tài sản Nợ (bán ra trong kỳ), đây là trạng thái
độ lệch dương (trạng thái dư thừa) và phần chênh lệch đó được gọi là trường thế (long currency position) Tỷ giá ngoại tệ giảm thì thu nhập giảm nhanh hơn chi phí, rủi ro xuất hiện khi tỷ giá giảm Ngân hàng sẽ gặp rủi ro tỷ giá nếu trong tương lai
tỷ giá hối đoái của ngoại tệ i giảm xuống
- Trạng thái ngoại hối ngoại tệ i<0: Số dư ngoại tệ thuộc tài sản Có (mua vào trong kỳ) nhỏ hơn số dư ngoại tệ thuộc tài sản nợ (bán ra trong kỳ), đây là trạng thái
độ lệch âm (trạng thái dư thiếu) và phần chênh lệch đó được gọi là đoản thế (short currency position) Rủi ro xuất hiện khi tỷ giá ngoại tệ tăng
- Trạng thái ngoại hối của ngoại tệ i=0: Số dư ngoại tệ thuộc tài sản Có (mua vào trong kỳ) bằng số dư ngoại tệ thuộc tài sản nợ (bán ra trong kỳ) Lúc này, tỷ giá ngoại tệ tăng hay giảm thì rủi ro tỷ giá không xuất hiện vì thu nhập và chi phí sẽ tăng giảm với tốc độ bằng nhau nên lợi nhuận không đổi Rủi ro tỷ giá xem như bằng không Trạng thái cân bằng – “square position”
1.2 Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái trong ngân hàng
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái
Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái là quá trình tiếp cận một cách khoa học, toàn diện nhằm nhận biết, định lượng những tổn thất đang và sẽ xảy ra do biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái gây ra, để từ đó có thể kiểm soát, phòng ngừa rủi ro tỷ giá và giảm thiểu tổn thất, thông qua việc lập nên các chính sách, chiến lược hoạt động và
sử dụng các công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro tỷ giá
1.2.2 Quy trình quản trị rủi ro tỷ giá
Quy trình quản trị rủi ro tỷ giá gồm 5 bước sau:
- Nhận dạng rủi ro tỷ giá
Trang 19- Phân tích rủi ro tỷ giá
- Đo lường rủi ro tỷ giá
- Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro tỷ giá
- Tài trợ rủi ro tỷ giá
1.2.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá trong ngân hàng
Hiện nay, các ngân hàng thương mại hầu hết đều thực hiện quản trị rủi ro tỷ giá, nhưng quản trị rủi ro tỷ giá ở các ngân hàng này chưa thực sự hoàn thiện, hiệu quả quản trị rủi ro tỷ giá chưa cao, đôi khi vẫn còn chịu tổn thất do biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái gây ra
Do đó, các ngân hàng cần phải nghiên cứu để hoàn thiện lại quản trị rủi ro tỷ giá ở ngân hàng mình, vì khi hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá sẽ giúp nâng cao khả năng nhận biết được rủi ro tỷ giá, dự đoán tốt hơn, chính xác hơn những tổn thất đang và sẽ xảy ra, quy trình quản trị rủi ro chặt chẽ hơn và giảm thiểu được tổn thất
Từ đó, ngân hàng có thể hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế
1.2.4 Vai trò của quản trị rủi ro tỷ giá
Vai trò của quản trị rủi ro tỷ giá với ngân hàng thương mại
Trong nỗ lực nhằm thu lợi nhuận, các ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, bao gồm cả rủi ro tỷ giá Ngân hàng có kế hoạch, chiến lược phòng ngừa rủi ro tỷ giá và quản trị rủi ro tỷ giá có hiệu quả thì mới làm giảm khả năng xảy ra tổn thất
do biến động tỷ giá hối đoái bất lợi gây ra, làm tổn hại đến lợi nhuận của ngân hàng, nhất là khi tỷ giá biến động do những nguyên nhân khách quan mà bản thân mỗi ngân hàng không kiểm soát được
Nếu khả năng dự báo rủi ro tỷ giá của ngân hàng tốt, ngoài phòng tránh tổn thất, ngân hàng còn có thể thu được những khoản lợi nhuận đáng kể từ việc kinh
Trang 20doanh ngoại hối Ngược lại, ngân hàng cũng có thể phải trả giá đắt nếu tham gia sâu vào hoạt động đầu cơ để kiếm lãi mà chưa nắm chắc được các kỹ thuật quản lý rủi
ro liên quan đến hoạt động ngoại hối
Ngoài ra, ngân hàng quản trị rủi ro tỷ giá tốt và có hiệu quả cũng góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng với khách hàng của mình
Vai trò của quản trị rủi ro tỷ giá với khách hàng của ngân hàng
Quản trị rủi ro tỷ giá tốt, thì ngân hàng mới có thể phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tỷ giá, tránh được những tổn thất gây giảm thiểu lợi nhuận ngân hàng Lợi nhuận ngân hàng ổn định thì khách hàng của ngân hàng sẽ yên tâm hơn khi giao dịch với ngân hàng vì khả năng quản trị rủi ro tốt của ngân hàng Ngoài ra, khi ngân hàng ổn định lợi nhuận, giảm thiểu sự bất ổn thì tài sản của khách hàng gửi vào ngân hàng được đảm bảo hơn
Vai trò của quản trị rủi ro tỷ giá với nền kinh tế
Khi tỷ giá biến động bất lợi, ngân hàng sẽ bị sụt giảm lợi nhuận hoặc bị lỗ Quản trị rủi ro tỷ giá không hiệu quả sẽ gây ra sự bất ổn trong hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng, gây ra sụt giảm lợi nhuận hoặc kinh doanh thua lỗ, nếu bị lỗ nặng có thể gây ra phá sản Khi hoạt động của một ngân hàng bất ổn hoặc phá sản thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại khác và gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế
Ngược lại, nếu các ngân hàng thương mại quản trị rủi ro tỷ giá có hiệu quả,
sẽ góp phần tạo sự ổn định trong hoạt động của các ngân hàng, góp phần kích thích nền kinh tế phát triển
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tỷ giá
Các nhân tố môi trường
Các quy định, chính sách vĩ mô của Chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung, đến biến động của tỷ giá hối đoái nói riêng Những chính sách đó có thể có lợi cho ngân hàng, nhưng cũng có thể có hại
Trang 21Khi NHNN thay đổi các quy định, chính sách gây ảnh hưởng đến ngoại hối, tỷ giá hối đoái hay nền kinh tế, thì cũng sẽ gây ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tỷ giá
Các yếu tố về mặt pháp lý quy định về quy trình trong quản trị rủi ro không được chặt chẽ và hợp lý của Chính phủ cũng góp phần khiến các ngân hàng lơ là, gia tăng rủi ro
Các yếu tố tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lũ… cũng có ảnh hưởng đến sự bất thường của biến động tỷ giá, do đó cũng ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tỷ giá Ngoài ra, các yếu tố như sự biến động của tình hình chính trị, kinh tế trong nước và thế giới, sự biến động của tỷ giá hối đoái trong nước và trên thế giới đều gây đều ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tỷ giá
Các nhân tố từ ngân hàng
Chiến lược quản trị phù hợp và sự chặt chẽ và hợp lý trong quy trình quản trị
và kiểm tra, giám sát rủi ro tỷ giá là những nhân tố quan trọng trong sự quyết định
sự thành công trong quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của ngân hàng
Khả năng phân tích rủi ro tỷ giá và dự báo sự biến động tỷ giá hối đoái hợp
lý cũng góp phần xây dựng quy trình quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái có hiệu quả
Ngoài ra, trình độ và năng lực quản trị, đạo đức của của nhân viên quản trị rủi ro và nhân viên giám sát rủi ro cũng là những nhân tố quan trọng trong quản trị rủi ro tỷ giá
1.2.6 Các phương pháp quản trị rủi ro tỷ giá
- Áp dụng giải pháp cho vay bằng loại ngoại tệ này nhưng thu nợ bằng loại ngoại tệ khác ổn định hơn với tỷ giá kỳ hạn đã được ấn định trước trong hợp đồng tín dụng
- Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong dự trữ và thanh toán, hạn chế tập trung vào một loại ngoại tệ
- Sử dụng các kỹ thuật để dự đoán tỷ giá
- Áp dụng các kỹ thuật bảo hiểm rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi ngoại tệ, hợp đồng tương lai
Trang 22- Chuyển giao rủi ro tỷ giá cho cơ quan bảo hiểm: NH chịu phí bảo hiểm và khi rủi ro xuất hiện thì cơ quan bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại cho NH
- Duy trì trạng thái ngoại hối hợp lý:
Quản trị bị động: Áp dụng trong trường hợp tỷ giá biến động thất thường, không theo quy luật, không dự đoán trước được thì NH nên chủ động duy trì trạng thái ngoại hối bằng 0 và đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh
Quản trị chủ động: Áp dụng trong trường hợp tỷ giá biến động có thể dự báo trước được
- Nếu có dự báo tỷ giá tăng: duy trì trạng thái ngoại hối có độ lệch dương Nếu có dự báo tỷ giá giảm: duy trì trạng thái ngoại hối có độ lệch âm
1.3 Mô hình hồi quy bội và mô hình ARIMA
Để hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank, trong luận văn này sẽ đề xuất hai mô hình định lượng có thể sử dụng cho quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank:
Mô hình hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động
tỷ giá hối đoái
Mô hình ARIMA để dự báo biến động tỷ giá trong tương lai
1.3.1 Mô hình hồi quy đa biến
Hàm hồi quy tổng thể ngẫu nhiên với k biến có thể được biểu diễn như sau:
Yt = = β1 + β2*X2t + … + βk* Xkt + Ut
Trong đó, 2, …, k là các hệ số hồi quy riêng, Ut là hạng nhiễu ngẫu nhiên, và
t là quan sát thứ t, n được xem là quy mô toàn bộ của tổng thể
Phương trình trên cũng được chia thành hai thành phần (1) Thành phần xác định E(Yt/X2t,…, Xkt), nghĩa là giá trị trung bình có điều kiện của Y theo các giá trị cho trước của các X, và (2) Thành phần ngẫu nhiên ut đại diện cho tất cả các yếu tố khác ngoài các biến X2t, …, Xkt có ảnh hưởng lên Yt
Để ước lượng các hệ số hồi quy riêng ta sử dụng phương pháp tổng bình phương bé nhất thông thường (OLS) Các giả định của mô hình:
Trang 231 Các biến độc lập là các biến phi ngẫu nhiên và giá trị được xác định trước
2 Giá trị kỳ vọng của sai số ngẫu nhiên bằng không
3 Phương sai của các yếu tố ngẫu nhiên và phương sai của các yếu tố khác là đồng đều
4 Không có hiện tượng tự tương quan giữa sai số ngẫu nhiên
5 Không có hiện tượng tự tương quan giữa biến độc lập và sai số ngẫu nhiên
6 Sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn
Các ước lượng của OLS khi tuân thủ các giả định sẽ đạt được tiêu chuẩn BLUE2, có nghĩa là ước lượng không chệch, tuyến tính, và tốt nhất
Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy OLS
Xác định giả thiết không (H0) và giả thiết khác (H1), với
H0: β 2 = 0; H1: β1 ≠ 0
Bác bỏ H0, nghĩa là kết quả nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê Ngược lại,
khi ‘không bác bỏ’ H0, nghĩa là kết quả nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê
Trong luận văn sẽ sử dụng mô hình quy quy đa biến để phân tích sự ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất thực và giá dầu thế giới đến tỷ giá hối đoái trong giai
đoạn từ năm 1991-2013
1.3.2 Mô hình ARIMA
Một phương pháp rất phổ biến trong việc lập mô hình chuỗi thời gian là phương pháp trung bình trượt kết hợp tự hồi quy (Auto Regressive Integrated Moving Average), còn gọi là mô hình ARIMA, được xây dựng dựa trên phương pháp luận Box-Jenkins
ARIMA la viết tắt của 3 thành phần AR, I và MA Điều đó có nghĩa là ARIMA là mô hình tổng quát của 3 mô hình sau: mô hình tự hồi quy (AR), mô hình hồi quy với sai phân (I), và mô hình bình quân di động (MA)
- Mô hình sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, xem giá trị trong quá khứ của một biến số cụ thể là một chỉ tiêu tốt phản ánh giá trị trong tương lai của nó, cụ thể, cho
Yt là giá trị của biến số tại thời điểm t với Yt = f(Yt-1, Yt-2, , Y0, t)
Trang 24- AR là viết tắt của Auto Regressive, cho biết sự tự hồi quy của biến Mô hình
tự hồi quy p - AR(p): trong mô hình tự hồi qui quá trình phụ thuộc vào tổng trọng
số của các giá trị quá khứ và số hạng nhiễu ngẫu nhiên
Y t = φ1Y t-1 + φ2Y t-2 + +φpY t-p +δ +εt
- MA là viết tắt của Moving Averange, mang ý nghĩa trung bình trượt của dữ liệu Mô hình trung bình trượt q – MA(q): trong mô hình trung bình trượt, quá trình được mô tả hoàn toàn bằng tổng trọng số của các ngẫu nhiên hiện hành có độ trễ:
Mô hình tổng quát với sai phân bậc d được ký hiệu là I(d)
Xây dựng mô hình ARIMA(p,d,q) trong đó, p là bậc hồi quy, d là số lần lấy sai phân chuỗi Yt để được một chuỗi dừng, q là bật trung bình trượt, p và q là bậc tương ứng của chuỗi dừng Phương trình tổng quát của mô hình ARIMA là:
Trang 25Chọn giá trị của p nếu đồ thị SPACF có giá trị cao tại độ trễ 1, 2, , p
và giảm nhiều sau p và dạng hàm SAC giảm dần
Chọn giá trị của q nếu đồ thị SACF có giá trị cao tại độ trễ 1, 2, , q
và giảm nhiều sau q và dạng hàm SPAC giảm dần
Ước lượng các tham số của mô hình
Các hệ số của mô hình ARIMA được xác định bằng phương pháp ước lượng thích hợp cực đại Sau đó chúng ta kiểm định và bằng thống kê t Ước lượng sai số bình phương trung bình của phần dư: S2
Kiểm định mô hình
Kiểm tra phần dư có phải là nhiễu trắng không Nếu phần dư là nhiễu trằng thì chấp nhận mô hình, trong trường hợp ngược lại, chúng ta phải tiến hành lại từ đầu
Dự báo bằng mô hình ARIMA: tiến hành xác định giá trị dự báo và khoảng
tin cậy cho dự báo với độ tin cậy 95% và k=1.96
Trong luận văn, tác giả sẽ sử dụng mô hình ARIMA để dự báo biến động tỷ giá hối đoái trong tương lai, dựa theo chuỗi dữ liệu tỷ giá USD/VND trung bình quý của giai đoạn quý IV/2007-quý III/2014
1.4 Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái
Trược khi đi vào phân tích thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số sự kiện thất bại trong quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của một số ngân hàng trên Thế giới và phân tích nguyên nhân thất bại
và bài học kinh nghiệm từ các sự kiện đó
1.4.1 Bài học tài chính kinh điển của ngân hàng Barings và Nicolas Leeson
Vào năm 1995, chỉ trong vòng có một tuần lễ, Nicolas Leeson, một nhân viên ngân hàng Barings đã làm tiêu tan trong mây khói gần 1 tỷ euros, bằng số tiền
mà ngân hàng này tích luỹ hàng năm trong suốt gần 250 năm Sự kiện này đã gây chấn động hệ thống ngân hàng nước Anh vì Barings là một ngân hàng danh tiếng và rất có uy tín tại Anh Nhiều cuộc phân tích sự việc đã được tiến hành để tìm ra các bài học kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ở châu Âu
Trang 26Leeson mặc dù tốt nghiệp ở Cambridge nhưng đã từng trượt phổ thông tại một trường trung học ngoại ô London và “dốt đặc” về môn toán như mọi người thường nói Thế nhưng, vào giữa thập kỷ 90, chính một mình Nicolas Leeson lại thu
về 30% tổng số lợi nhuận của ngân hàng Barings Điều này lúc đó được đánh giá là một nỗ lực phi thường!
Khi Leeson được bổ nhiệm phụ trách Chi nhánh của Barings tại Singapore, Leeson thực hiện đầu cơ vào tỷ giá hối đoái và mọi chỉ số chứng khoán có liên quan đến tỷ giá hối đoái, nhân viên ngân hàng Nicolas Leeson hoạt động trên thị trường phái sinh có thể bán lại với giá cao hơn 200 lần, còn Barings ở London nhắm mắt làm ngơ, để mặc cho Nicolas Leeson muốn làm gì thì làm Nicolas Leeson nắm cả khâu kinh doanh lẫn khâu kiểm soát, thật là một điều hiếm thấy trong kinh doanh ngân hàng Tại Singapore, Nicolas Leeson thực sự là một ngôi sao, mọi nhà kinh doanh ngân hàng đều thán phục Nicolas Leeson và giành giật nhau vinh hạnh được thân quen với anh ở quán rượu Harry, nơi mọi người thường được mời đến uống một ly nhỏ sau giờ đóng cửa thị trường chứng khoán
Sự việc bắt đầu tồi tệ sau vụ động đất ở Nhật Bản Chỉ số chứng khoán Nikkei tại Nhật Bản (tương tự chỉ số Dow Jones) bất ngờ sụt thấp trong khi Nicolas Leeson lại đặt cược là lên Lẽ ra phải dừng ngay lại, Nicolas Leeson vẫn tiếp tục mua vào các hợp đồng, mỗi hợp đồng lên đến 180 nghìn bảng Anh khiến tổng số tiền tung ra lên tới 21 triệu euros Cách làm này của Nicolas Leeson chẳng khác gì hành động của một con bạc đang khát nước Nicolas Leeson đặt hết tiền vào con bài
đỏ thì nó lại về con bài đen
Một ngày sau đó, Peter Barings bị chuông điện thoại réo vang đánh thức Từ đầu dây bên kia người ta báo là Nicolas Leeson đã biến mất Cùng ngày hôm đó, ban giám đốc Barings đã họp khẩn cấp Bước đầu, các chuyên gia của Barings ước tính ngân hàng bị thua lỗ khoản 800 triệu euros Đến cuối ngày thì con số này tăng lên gấp đôi Sau đó vài ngày, các báo công bố kết quả kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Barings cho thấy tình trạng nguy hiểm do hậu quả các hoạt đông ngân hàng
Trang 27mà Leeson gây ra ở Singapore Tờ Financial Times công bố tình trạng tài chính của Chi nhánh Ngân hàng Barings ở Singapore, theo đó có ngày chi nhánh này đã lỗ gần 100 triệu euros Sau đó một tháng, Deustche Bank đã đề nghị mua lại Barings với giá 1 tỷ bảng Anh
Bài học kinh nghiệm:
Sai sót lớn nhất dẫn đến hậu quả trầm trọng của ngân hàng trên là hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng thiếu sự tách bạch giữa khâu kinh doanh và khâu kiểm soát, để cho Leeson một mình quản lý cả hai khâu Do đó, Leeson đã lợi dụng việc quản lý cả hai khâu này mà che dấu được hội sở ở London các giao dịch đầy rủi ro của việc đầu cơ vào tỷ giá hối đoái của Leeson
Ban lãnh đạo của Baring không có sự hiểu biết đầy đủ về các sản phẩm phái sinh, không quan tâm đến các giao dịch phái sinh mà Leeson thực hiện ở Singapore,
vì lợi nhuận trước mắt mà để mặc cho Leeson muốn làm gì thì làm cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vụ bê bối tài chính trên
1.4.2 Bài học quản trị rủi ro từ vụ lừa đảo lớn nhất năm 2001
John Rusnak sinh năm 1971, là nhân viên của ngân hàng Allfirst Financial Inc., một ngân hàng thuộc tập đoàn Allied Irish Bank (Ireland), có 250 chi nhánh ở nước Mỹ Rusnak nổi danh trong thế giới đầu cơ không phải nhờ thành công, mà là bởi những thất bại và làm thua lỗ của Allfirst Financial Inc lên đến 691 triệu USD
Với phương châm lấy đầu cơ nuôi đầu cơ, Rusnak đầu cơ không phải vì làm giàu cho bản thân mà chỉ để thể hiện mình, gây dựng hình ảnh của mình trong công
ty mà thôi Rusnak lựa chọn cách kinh doanh đầu cơ vào biến động của tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng Yên của Nhật Bản Sau một thời gian “xuôi chèo mát mái”, đến đầu năm 2001, đồng Yên mất giá so với USD
Đầu năm 2002, hàng loạt các khoản nợ đến hạn trả và Rusnak biết không còn cách nào khác là phải ra đầu thú Ngày 6/2/2002, ông này ra đầu thú tại Cục điều tra
Trang 28liên bang (FBI) với tổng số tiền thiệt hại gây ra cho công ty ông đang làm là 691
triệu USD
Bài học kinh nghiệm:
Rusnak thực hiện thành công hoạt động đầu cơ dựa vào biến động tỷ giá là
do sự thất bại trong cơ chế kiểm tra, của kiểm toán và quản trị rủi ro của ngân hàng
Cấp trên của Rusnak không nhận ra được hoạt động của anh ta và sự ỷ lại của ban
lãnh đạo đối với người phụ trách phòng kinh doanh ngoại hối và tiền tệ
Qua các bài học kinh nghiệm, ta có thể thấy tầm quan trọng của nhà lãnh đạo
và ban quản trị, kiểm soát rủi ro đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị rủi ro tỷ
giá, ngoài ra, các khâu kinh doanh và kiểm soát cần phải được phân chia rạch ròi,
nhằm tránh che đậy các tình trạng đầu cơ vào biến động tỷ giá trong ngân hàng
thương mại
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản về tỷ giá, rủi ro tỷ
giá và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tỷ giá Tác giả cũng đã trình bày khái niệm
và quy trình của quản trị rủi ro tỷ giá trong ngân hàng, vai trò, các nhân tố ảnh
hưởng đến quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái, từ đó, chúng ta có thể nắm được những
vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái làm nền tảng cho phần phân tích sau
tại Vietcombank
Hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái đóng vai trò rất quan trọng đối với
NHTM, nó không chỉ giúp NHTM phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tỷ giá mà còn biến
rủi ro thành những cơ hội tăng lợi nhuận cho ngân hàng Nó cũng có những vai trò
nhất định đối với khách hàng của NHTM và nền kinh tế
Phần cuối chương 1, tác giả đề cập những bài học kinh nghiệm về quản trị
rủi ro tỷ giá hối đoái của một số ngân hàng thương mại trên thế giới
Trang 29CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 Thực trạng biến động của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 2008-quý
III/2014
Hiện nay, số lượng các cặp tỷ giá hối đoái được các ngân hàng thương mại niêm yết tỷ giá vào khoảng hơn 20 cặp tỷ giá Trong đó, cặp tỷ giá USD/VND đóng vai trò quan trọng nhất đối với nền kinh tế Việt Nam vì đồng đô la Mỹ (USD) đóng vai trò phổ biến và chính yếu trong giao dịch đối ngoại và các doanh nghiệp ở Việt Nam, hầu hết các ngân hàng chỉ kinh doanh đồng đô la Mỹ, tỷ trọng các loại ngoại
tệ khác rất ít, chỉ chiếm 5% Ở Việt Nam, đồng USD gần như được mặc định là đồng tiền neo tỷ giá Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá USD/VND Căn cứ vào tỷ giá quốc tế giữa USD và các đồng tiền ngoại tệ khác, các NHTM sẽ xác lập tỷ giá giữa các ngoại tệ đó với VND Do đó, để khảo sát tình hình biến động của tỷ giá ở Việt Nam, chúng ta chủ yếu phân tích biến động của cặp tỷ giá USD/VND
Biến động tỷ giá hối đoái trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ đầu năm 2008 đến ngày nửa đầu năm 2011, đây là khoảng thời gian tỷ giá biến động mạnh mà điển hình là 6 thời điểm ngân hàng nhà nước quyết định tăng mạnh tỷ giá, trong đó nổi bật nhất là ngày 11/02/2011 tỷ giá USD/VND tăng 9,3%
- Giai đoạn 2: Từ nửa sau 2011 đến nay, đây là giai đoạn tỷ giá ổn định,
nhờ vào các chính sách bình ổn tỷ giá, NHNN đã thành công trong ổn định lại tỷ giá và thị trường ngoại hối, không còn tình trạng quá căng thẳng cung cầu trên thị
trường như giai đoạn trước đó, rủi ro tỷ giá các NHTM phải đối mặt giảm
Trang 30Biểu đồ 2.1 Tỷ giá hối đoái USD/VND trung bình quý trong giai đoạn quý III/2014 (đơn vị: đồng)
2008-(Nguồn số liệu Biểu đồ 2.1 Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Nhỉn vào biểu đồ 2.1, ta có thể thấy trước quý I/2011, tỷ giá biến động mạnh
và tăng nhanh, nhưng sau quý I/2011 đến nay, tỷ giá hối đoái ổn định hơn, ít biến động, và xu hướng chung là tăng nhẹ Do vậy, giai đoạn sau quý I/2011 đến nay, rủi
ro tỷ giá mà Vietcombank phải đối mặt giảm hơn nhiều so với giai đoạn trước đó khi tỷ giá biến động mạnh
2.2 Giới thiệu Viecombank
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng thương mại
cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM
Tỷ giá USD/VND trung bình quý
Tỷ giá USD/VND trung bình quý
Trang 31Vietcombank là một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Hai lĩnh vực quan trọng nhất trong hoạt động của Vietcombank là Tài trợ thương mại và Ngoại hối Hoạt động với tư cách là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế với lĩnh vực Ngoại hối là lĩnh vực chính của ngân hàng, ta
có thể thấy quản trị rủi ro ngoại hối đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của Vietcombank
Vietcombank là ngân hàng thương mại trong nước phục vụ dịch vụ đối ngoại
đầu tiên tại Việt Nam Được bình chọn là ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam trong nhiều năm liền Nguồn dự trữ ngoại tệ lớn, đáp ứng các yêu cầu về ngoại tệ của doanh nghiệp Sản phẩm đa dạng phục vụ mọi nhu cầu của doanh nghiệp Các chuyên gia giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro
Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”
Những hoạt động giao dịch ngoại hối của Vietcombank hiện nay
Hiện nay, Vietcombank đang thực hiện cung ứng các giao dịch ngoại hối bao gồm:
Trên thị trường trong nước:
Cung cấp các giao dịch hối đoái dưới hình thức giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi quyền lựa chọn và các giao dịch hối đoái khác theo thông lệ quốc tế
Huy động vốn, cho vay và bảo lãnh bằng ngoại tệ dưới các hình thức theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Trang 32 Phát hành, đại lý phát hành thẻ quốc tế
Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán (trong nước và quốc tế) nhận
và chi, trả ngoại tệ
Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ
Uỷ nhiệm cho tổ chức tín dụng khác và tổ chức kinh tế làm đại lý cung ứng một số dịch vụ ngoại hối, bao gồm dịch vụ đổi ngoại tệ, dịch vụ chi, trả ngoại tệ và các dịch vụ khác
Cung cấp các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản bằng ngoại hối
Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối
Thực hiện các hoạt động ngoại hối khác theo thông lệ quốc tế và phù hợp với pháp luật Việt Nam
Trên thị trường quốc tế:
Cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế
Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại hối và vàng trên thị trường nước ngoài
Tham gia trên thị trường tiền tệ, thị trường phái sinh ở nước ngoài
Cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản tài chính của khách hàng ở nước ngoài
Cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư (tư vấn tài chính, mua, bán, sáp nhập, bảo lãnh, đồng tài trợ ) trên thị trường quốc tế
2.3 Thực trạng rủi ro tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá hối đoái
đến hoạt động kinh doanh tại Vietcombank
2.3.1 Rủi ro tỷ giá hối đoái và thực trạng huy động và cho vay ngoại tệ của
Vietcombank trong giai đoạn 2010-quý II/2014
Để hiểu rõ về diễn biến thực trạng cho vay và huy động ngoại tệ của Vietcombank, ta có thể quan sát biểu đồ sau:
Trang 33Biểu đồ 2.2 Giá trị huy động và cho vay tất cả các loại ngoại tệ của Vietcombank qua các quý trong giai đoạn 2010-quý II/2014 (Đơn vị cột trái:
triệu đồng, đơn vị cột phải: đồng)
(Nguồn số liệu của Biểu đồ 2.2: BCTC của Vietcombank, xem bảng số liệu của
biểu đồ ở phần Phụ lục 4)
Chú thích: Biểu đồ trên có trục tung trái là trục dùng cho số liệu của cho vay và
huy động ngoại tệ; trục tung phải là trục dùng cho số liệu của tỷ giá
- Ta có thể thấy riêng năm 2010, cho vay và huy động ngoại tệ của Vietcombank có khác biệt với diễn biến chung của thị trường, trong khi trong giá trị cho vay ngoại tệ của tất cả các NHTM vượt giá trị huy động ngoại tệ thì Vietcombank lại có giá trị huy động ngoại tệ cao hơn nhiều so với cho vay
- Năm 2011: Cuối quý I năm 2011, Vietcombank có một lượng huy động ngoại tệ rất cao, nhưng sau đó giảm dần đến cuối năm Nguyên nhân là do chính sách ổn định tỷ giá tháng IV/2011, NHNN hạ trần lãi suất huy động ngoại tệ, khiến lãi suất huy động ngoại tệ giảm, huy động ngoại tệ trong năm của Vietcombank
17500 18000 18500 19000 19500 20000 20500 21000 21500
Trang 34giảm 8,2% (từ 76.780.813 triệu đồng cuối quý I/2011 còn 70.510.847 triệu đồng vào cuối năm)
Do NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ thêm 2%, buộc các NHTM phải tính tăng lãi suất cho vay để bù đắp chi phí do lượng vốn ngoại tệ khả dụng giảm, nhằm giảm nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp nên tín dụng ngoại tệ vào thời điểm cuối năm có giảm so với đầu năm Tuy nhiên, do lượng tín dụng ngoại tệ trong quý I quá cao nên tổng lượng tín dụng ngoại tệ của Vietcombank năm 2011 so với năm 2010 vẫn tăng 18% (quý IV/2011 là 72.222.579 triệu đồng so với quý IV/2010 là 61.120.135 triệu đồng)
- Năm 2012: do số dư tiền gửi ngoại tệ của người dân và tổ chức kinh tế có
xu hướng giảm, trong khi tại Vietcombank có tỷ lệ cho vay ngoại tệ trên tổng huy động ngoại tệ vẫn ở mức cao, nên Vietcombank đã thông báo sẽ phát hành trái phiếu quốc tế Nhưng thực tế đến nay chưa được thực hiện được
Năm 2012 có lãi suất huy động ngoại tệ thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động tiền VND nên huy động ngoại tệ tại Vietcombank giảm mạnh Tuy nhiên tín dụng ngoại tệ của Vietcombank lại tăng, năm 2012 là năm duy nhất trong giai đoạn 2010-quý II/2014 mà Vietcombank có giá trị cho vay cao hơn giá trị huy động
- Năm 2013: do mục tiêu chống đô la hóa của chính phủ, tình trạng đô la hóa được khắc phục căn bản Dư nợ tín dụng ngoại tệ của Vietcombank giảm mạnh (giá trị tổng các khoản cho vay ngoại tệ quý III/2013 chỉ có 58.108.941 triệu đồng so với 78.240.398 triệu đồng cùng kỳ năm 2012), trong khi huy động ngoại tệ đã tăng trở lại (73.393.455 triệu đồng cuối năm 2012 tăng đến 83.978.252 triệu đồng cuối năm
2013, tăng 14,4%) Huy động ngoại tệ tăng trong khi tín dụng ngoại tệ giảm đã khiến cho Vietcombank không còn muốn đẩy mạnh kế hoạch vay ngoại tệ thông qua trái phiếu quốc tế của năm 2012
- 06 tháng đầu năm 2014: Đầu năm 2014, tín dụng ngoại tệ của Vietcombank trong mấy tháng đầu năm đã tăng mạnh trở lại Nguyên nhân là do sản xuất phục
Trang 35hồi kéo theo nhu cầu nhập khẩu tăng cao, hơn nữa các doanh nghiệp cũng muốn vay ngoại tệ vì hiện lãi suất vay VND vẫn đang cao hơn lãi suất vay USD trong khi tỷ giá vẫn tiếp tục xu thế ổn định Huy động ngoại tệ tại Vietcombank cũng đang tăng nhưng tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của cho vay ngoại tệ
Đối với huy động ngoại tệ, rủi ro tỷ giá xảy ra trong trường hợp sau: lúc huy động tỷ giá thấp, đến ngày đáo hạn, tỷ giá tăng Đối với cho vay ngoại tệ, rủi ro tỷ giá xảy ra trong trường hợp sau: lúc cho vay tỷ giá cao, đến ngày đáo hạn thu lại khoản vay tỷ giá lại giảm Thực tế, trong giai đoạn sau 2011 đến nay, biến động tỷ giá hối đoái có xu hướng ổn định nên rủi ro tỷ giá xảy ra trong giai đoạn này của hoạt động huy động ngoại tệ và hoạt động cho vay ngoại tệ của Vietcombank không cao
2.3.2 Rủi ro tỷ giá và thực trạng kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank trong
giai đoạn 2009-2013
Vietcombank là định chế tài chính hàng đầu và có uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, được đánh giá là Ngân hàng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng tốt nhất, kịp thời, an toàn và hiệu quả tới khách hàng Phương châm hoạt động kinh doanh ngoại hối của Vietcombank:
- “Hạn chế tối đa rủi ro ngoại hối với các giải pháp đa dạng.”
- “Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp, Vietcombank còn giúp doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù, phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh và nguồn ngoại tệ của doanh nghiệp.”
2.3.2.1 Rủi ro tỷ giá và thực trạng kinh doanh ngoại hối trong năm 2013
Trang 36Kinh doanh ngoại tệ ngày càng có vị thế quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt với Vietcombank là định chế tài chính hàng đầu Việt Nam về mảng kinh doanh ngoại hối Tuy nhiên, hoạt động kinh
doanh ngoại tệ chứa đựng nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro tỷ giá, lợi nhuận kinh doanh
ngoại hối phụ thuộc rất lớn vào biến động của tỷ giá
Trong năm 2013, một số NHTM tại Việt Nam đã bị lỗ mạnh ở mảng hoạt
động kinh doanh ngoại hối (ví dụ Eximbank bị lỗ hoạt động kinh doanh ngoại hối,
quý IV/2014 lỗ gần 229,6 tỷ đồng) Nguyên nhân là do duy trì trạng thái ngoại hối không phù hợp và kinh doanh ngoại hối không có kinh nghiệm Ngay cả với Vietcombank, ngân hàng có thế mạnh về hoạt động kinh doanh ngoại hối, dù có kết quả từ mảng hoạt động kinh doanh ngoại hối không bị thua lỗ như những ngân hàng khác, song cũng có mức lợi nhuận của quý IV/2013 bị sụt giảm, đạt khoảng 151 tỷ đồng, so với mức 369 tỷ đồng cùng kỳ năm 2012, chỉ đạt khoảng 40,9% so với năm ngoái Lũy kế cả năm, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của Vietcombank đạt gần 1.426 tỷ đồng, giảm 62 tỷ đồng so với năm 2012
Nguyên nhân có sự sụt giảm mạnh lợi nhuận như vậy là do khi tỷ giá đang thấp, Vietcombank đã đổi từ ngoại tệ ra VND để cho vay hoặc cung cấp các công cụ phái sinh tiền tệ hoán đổi kỳ hạn với khách hàng, khi tới hạn, ngoại tệ lại rơi vào thời điểm tỷ giá cao, nên ngân hàng thương mại bị lỗ do sự lên giá của ngoại tệ, hoặc diễn biến hoàn toàn ngược lại cũng gây lỗ cho ngân hàng
Một ví dụ cụ thể về nguyên nhân gây sụt giảm lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của Vietcombank: Tỷ giá hối đoái tăng vào hai quý đầu 2013, sau đó lại giảm nhẹ ở hai quý cuối 2013 (từ khoảng 20825 VND đổi một đô la Mỹ vào đầu năm
2013, đến cuối tháng 6/2013, tỷ giá đô la Mỹ tăng lên 21180 đồng, sau đó lại giảm xuống còn 21070 vào cuối năm 2013), còn Vietcombank trong đầu quý III/2013 đã tăng cho vay ngoại tệ mà chủ yếu là đô la Mỹ trong lúc tỷ giá đang lên Nhưng qua cuối quý IV/2013, tỷ giá lại giảm, do đó Vietcombank đã bị giảm một phần lợi nhuận trong khoản mục kinh doanh ngoại hối trong báo cáo thường niên của ngân hàng
Trang 37Tuy giao dịch công cụ phái sinh thuộc giao dịch kinh doanh ngoại hối của ngân hàng cùng với giao dịch giao ngay, nhưng vì công cụ phái sinh ngoài đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, nó còn lại một giải pháp giúp ngân hàng phòng ngừa rủi
ro tỷ giá hối đoái nên chúng ta sẽ xét riêng thực trạng phát triển công cụ phái sinh ở phần tiếp theo
2.3.2.2 Rủi ro tỷ giá và thực trạng phát triển công cụ phái sinh tại
Vietcombank trong giai đoạn 2009-2013
Rủi ro tỷ giá và thực trạng phát triển công cụ phái sinh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong năm 2013
Ở Việt Nam, các giao dịch mua bán ngoại tệ tại NHTM Việt Nam chủ yếu là giao dịch giao ngay Nhưng thực tế phát triển cho thấy thị trường chứng khoán phái sinh đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc phòng chống rủi ro của các nhà đầu tư cũng như các trung gian tài chính
Các công cụ phái sinh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo hiểm, ngăn ngừa rủi ro cho các hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là
hệ thống các ngân hàng thương mại
Kinh doanh nghiệp vụ phái sinh sẽ làm sản phẩm kinh doanh của ngân hàng thêm đa dạng, phong phú, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, thị trường chứng khoán phái sinh cũng tiềm ẩn những rủi ro rất lớn tới thị trường tài chính
Thông qua các sử dụng các công cụ phái sinh, các ngân hàng không những
đã giảm thiểu được rủi ro tỷ giá, thậm chí một số ngân hàng còn có một khoản lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ: Sacombank đã có một khoản lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối là 7% (năm 2010) trong tổng lợi nhuận, của Vietcombank là 10, 25% (năm 2010)
Công cụ phái sinh là một dịch vụ của ngân hàng hiện đại, dựa vào bảng 2.1,
ta có thể thấy hiện nay nhiều NHTM tại Việt Nam đã sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ trong mảng dịch vụ của ngân hàng
Trang 38Bảng 2.1 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại một số NHTM tại Việt Nam vào thời điểm tháng 07/2013
Rủi ro tỷ giá và thực trạng phát triển công cụ phái sinh của
Vietcombank trong giai đoạn 2009-2013
Hiện nay, Vietcombank đã sử dụng đầy đủ các công cụ phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Bao gồm: kỳ hạn ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ, hoán đổi ngoại tệ và giao dịch ngoại hối tương lai
Do Vietcombank ngày càng chú trọng phát triển công cụ phái sinh tiền tệ nên
tỷ trọng giao dịch phái sinh tiền tệ của ngân hàng có xu hướng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng lượng giao dịch ngoại tệ của ngân hàng
Để hiểu hơn về thực trạng công cụ phái sinh tại Vietcombank, ta xét bảng sau về giá trị hợp đồng và lãi/lỗ của hai công cụ phái sinh hoán đổi tiền tệ và kỳ hạn tiền tệ:
Trang 39Bảng 2.2 Giá trị hợp đồng và khoản lãi/lỗ từ hoán đổi tiền tệ và kỳ hạn tiền tệ của Vietcombank trong giai đoạn 2009-2013 (Đơn vị tính: triệu VND)
Giá trị hợp đồng Lãi/lỗ Giá trị hợp đồng Lãi/lỗ
Để thấy rõ sự tăng trưởng của công cụ phái sinh tiền tệ, ta xét tỷ trọng giao dịch phái sinh tiền tệ trong tổng giao dịch ngoại tệ của Vietcombank trong giai đoạn nảy
Bảng 2.3 Tỷ trọng giao dịch phái sinh tiền tệ trong tổng giao dịch ngoại tệ của Vietcombank (Đơn vị tính: %)
Năm Tỷ trọng giao dịch ngoại tệ giao ngay Tỷ trọng giao dịch phái sinh ngoại tệ
Trang 40(Nguồn Bảng 2.3: BCTC của Vietcombank trong giai đoạn 2009-2013 và
tính toán của tác giả)
- Năm 2009, tỷ trọng giao dịch phái sinh ngoại tệ so với tổng khối lượng giao dịch ngoại tệ là rất thấp, chỉ có 0,108% Sang năm 2010, tỷ trọng tăng mạnh lên 35 lần so với năm trước, điều này chứng tỏ phái sinh tiền tệ đã trở thành một hoạt động thường xuyên của ngân hàng
- Tỷ trọng giao dịch công cụ phái sinh tiếp tục tăng nhanh qua hai năm tiếp theo, tăng lên đến 8,745% năm 2011 và đến 14,91% năm 2012 Tuy đến năm 2013,
tỷ trọng giao dịch phái sinh tiền tệ có giảm so với năm 2012, nhưng vẫn đạt trên 8,5% trong tổng lượng giao dịch ngoại tệ
2.3.3 Rủi ro tỷ giá và trạng thái ngoại tệ tại Vietcombank
Theo lý thuyết, rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank xảy
ra khi ngân hàng duy trì trạng thái mở hối đoái với loại ngoại tệ nào đó Khi tỷ giá của ngoại tệ đó thay đổi bất lợi sẽ dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng Do đó, trạng thái ngoại hối có mối liên hệ mật thiết với rủi ro tỷ giá tại Vietcombank
Thực tế, trong thời gian qua, Vietcombank đã duy trì trạng thái ngoại hối dương, nghĩa là Vietcombank chấp nhận đối diện với những rủi ro tỷ giá nhất định
Ta xét biến động tổng trạng thái ngoại hối của Vietcombank qua bảng sau:
Bảng 2.4 Tổng trạng thái ngoại hối của tất cả các loại ngoại tệ của Vietcombank qua các quý trong giai đoạn quý II/2010-quý II/2014
(Đơn vị: triệu đồng)
Quý Q2/2010 Q3/2010 Q4/2010 Q1/2011 Q2/2011 Q3/2011 Trạng thái NH 1421475 874841 -301113 2411681 4051754 647884
Quý Q4/2011 Q1/2012 Q2/2012 Q3/2012 Q4/2012 Q1/2013 Trạng thái NH 900433 2375488 2203308 3144068 5402584 4961074 Quý Q2/2013 Q3/2013 Q4/2013 Q1/2013 Q2/2014 - Trạng thái NH 3562549 3283805 2562772 2227479 3213831 -
(Nguồn Bảng 2.4: BCTC Vietcombank các quý trong giai đoạn 2010-quý II/2014)