1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Logic học đại cương vương tất đạt

181 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 8,11 MB

Nội dung

Chương ỉĐỐI TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA CÙA LOGIC HỌC T huật ngữ "lôgic" bắt nguồn tù tiếng Hy Lạp logqs” có nghĩa là "tư tưởng", "từ", "trí tuệ", Thuật ngữ đó được sử dụng để biểu thị tập hợp các

Trang 1

'ƯƠNG TẤT ĐẠTM

Trang 2

VƯƠNG TẤT ĐẠT

LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

(In lẩn thứXI)

KJ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 3

NHÀ XUẤT BẢN ĐỌI HỌC ọ u ố c om HÀ NỘI

16 Hàng Chuối - Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại: (04) 9715011; (04) 9721544 Fax: (04) 9714899

Email: nxb@vnu.edu.vn

★ ★ ★

C hịu tr á c h n h iệ m x u ấ t bản:

TS PHẠM VẤN CHÍN

B iê n tập:

S ử a b ầ n ỉn:

ĐINH VÃN VANG PHAN MAI LƯƠNG

LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Mã số: 2K - 08017 - 11204

In 2000 cuốn, khổ 14,5 X 20,5 tại Nhà in Đai hoc Quốc gia Hà Nội

Số xuất bản: 272/113/XB - QLXB ngày 10/2/2004 Số trích ngang: KH/XB

In xong và nộp luli chiểu quý II năm 2004

Trang 4

LÒI NÓI ĐẦU

Hiện nay L o g ic h ọ c đã được đưa vào chương trình triết học của các trường Đại học và Cao đẳng Cuốn Logic học đ ạ i

c ư ơ n g của TS triết học Vương Tất Đạt là sự đóng góp kịp thời, phục vụ yêu cầu học tập, nghiên cứu của các cán bộ khoa học và sinh viên trong các trường Đại học và Cao đảng

Trong cuốn sách, tác giả đã trìn h bày đầy đủ, sâu sác những vấn đề cơ bản nhất của Logic học đại cương, những cơ sở lí luận chung, những phương pháp nhận thức khoa học, phương pháp chứng minh, phương pháp xác nhận giả thuyết Nội dung của cuốn sách phong phú, súc tích Cuốn sách co' kết cấu hợp lí, chặt chẽ, hệ thống, khoa học, vừa làm sáng rõ các hình thức của tư duy, vừa làm rõ các quy lu ậ t cơ bản của lôgic hình thức, tiếp cận với những tri thức khoa học hiện đại Cuốn sách giúp người đọc nám được toàn bộ những kiến thức và phương pháp cần thiết để nhận thức các tri thứ c khoa học, cách thức ứng dụng và khuynh hướng p h át triể n của lôgic học hiện nay Công trình được biên soạn công phu, hoàn thiện, văn phong giản dị, mạch lạc, giúp cho người đọc dễ hiểu, dễ nám chác vấn để

Đối tượng phục vụ chù yêu của cuốn sách là sinh viên đang học trong các trường Đại học và Cao đẳng Nhưng giáo trình Lôgíc

h ọ c đ ạ i c ư ơ n g của TS Vương Tất Đạt còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các học viên , nghiên cứu sinh và các cán bộ trẻ đang học tập, nghiên cứu , giảng dạy ồ các lĩnh vực khoa học khác nhau

Trang 5

Chắc chắn cuốn sách không th ể trá n h được m ột ‘số th iếu sót Mong bạn đọc xa g ẩn góp ý kiến n h ậ n xét để giáo trìn h ngày càng hoàn th iện hơn.

NHÀ XUẤT BẨN ĐẠI HỌC Quốc GIA HÀ NỘI

Trang 6

Chương ỉ

ĐỐI TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA CÙA LOGIC HỌC

T huật ngữ "lôgic" bắt nguồn tù tiếng Hy Lạp logqs” có nghĩa

là "tư tưởng", "từ", "trí tuệ", Thuật ngữ đó được sử dụng để biểu thị tập hợp các quy luật bắt buộc quá trình tư duy phải

tu ân theo nhằm phản ánh đúng đắn hiện thực, cũng như để biểu thị các quy tắc lập luận khoa học và những hình thức trong đo' lập luận ;tổn tại Ngoài ra, thuật ngữ "lôgic" còn được

sử dụng để biểu thị tính quy luật của th ế giới khách quan như

"Logic của các sự vật", "lôgic của các sự kiện" "lôgic của sự phát triể n xã hội" Trong cuốn sách này chúng ta sẽ không xem xét những nghĩa đó của th u ật ngữ "lôgic"

Logic học nghiên cứu vể tư duy với tư cách là một khoa học Các khoa học khác cũng nghiên cứu về tư duy như tâm lí học, sư phạm học, điểu khiển học v.v Mỗi khoa học nghiên cứu tư duy ở một khía cạnh xác định Logic học là khoa học nghiên cứu về các quy luật và hình thức của tư duy hướng vào việc nhận thức đúng đán hiện thực- Nhiệm vụ cơ bản của lôgic học là làm sáng tỏ những điều kiện nhằm đạt tới tri

Trang 7

thức chân thực, phân tích kết cấu của quá trìn h tư tưởng, vạch

ra thao tác lôgic và phương pháp luận chuẩn xác

Nhưng để nám vững khoa học về tư duy phải hiểu được đối tượng của nó, nắm chắc quá trình tư duy, các hình thức và quy luật của ÍV duy cũng như ý nghĩa của lôgic học

I QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ HÌNH THỨC CỦA

TƯ DUY

Chủ nghĩa duy vật biện chứng xem xét n h ận thứ c là quá trìn h ý thức của con người phản á n h hiện thự c khách q u an tồn tại bên ngoài và không phụ thuộc vào ý thức T h ừ a n h ậ n th ế giới bên ngoài và ph ản ánh th ế giới đó vào đ ầu o'c con người

là cơ sở của lí luận n h ận th ứ c của tr iế t học duy v ật biện chứng Quá trìn h đd x u ấ t hiện và p h át tr iể n trê n cơ sở thự c tiễn lịch

sử xã hội

N hận thức b ắ t đầu từ sự phản ánh th ế giới x u n g q u a n h bằng các cơ quan th ụ cảm Chính sự th ụ cảm đem lại tri th ứ c trự c tiếp vể hiện thự c và là nguồn gốc của mọi tri thức N h ậ n thứ c được thực hiện qua hai giai đoạn : n h ậ n th ứ c cảm tín h và

nh ận thức lí tín h hay tư duy trừ u tượng

N hận thức cảm tín h diễn ra dưới ba h ìn h th ứ c cơ bản : cảm giác, tri giác và biểu tượng

Cảm giác là sự phản ánh các thuộc tín h riên g lẻ của các sự vật và hiện tượng của th ế giới khách quan tác động trự c tiếp với các cơ quan th ụ cảm C hẳng hạn, sự nh ản án h các thuộc tính cay, đáng, ngọt, bùi, m ận, n h ạ t, nóng, lạnh, trá n g

Tri giác là sự phản ánh hoàn chỉnh sự v ật và hiện tượngcủa th ế giới bên ngoài Thí dụ, h ìn h ảnh của cán h đổng lúachín vàng, hình ảnh trọ n vẹn về Hổ H oàn Kiếm

H ình thức cao n h ấ t của nhận th ứ c cảm tín h là b iểu tượng.Biểu tượng là hình ản h cảm tín h vé sự vật và hiện tư ợ n g được

Trang 8

giữ lại trong y thức đã cảm thụ dược từ trước và có thể tai hiện chúng trong não Nếu tri giác chỉ xuất hiện do tác động trực tiếp cha

sự vật tới cơ quan thụ cảm thì biểu tượng chỉ diễn ra sau khi tác động đó không còn nữa Chẳng hạn, hình ảnh quê hương, hình ảnh của những người thân và những người quen biết trước đây Những hình ảnh đó hiện thời chúng ta không còn nhìn thấy nữa Biểu tượng không chỉ là hình ảnh tái hiện mà còn là hình ảnh hoang tưởng Biểu tượng được con người sáng tạo ra có thể mô tả bằng ngôn ngữ

Nhờ nhận thức cảm tính con người thu được tri thức vể các

sự vật riêng ỉẻ và các thuộc tính của chúng Nhưng con người không giới hạn tri thức của mình ở đó Con người luôn luôn muốn khám phá, đi sâu vào bản chất của sự vật và hiện tượng, nhận thức các quy luật của tự nhiên và xã hội Để co' thể thực hiện được điều này con người phải dựa vào tư duy trừ u tượng Chỉ có tư duy trừ u tượng mới phản ánh sâu sác, đẩy đủ, chính xác hơn thế giới khách quan luôn vận động và biến đổi

duy là thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao

- bộ não duy phản ánh th ế giới vật chất dưới dạng các hình ản h lí tưởng Tư duy vừa là sản phẩm của sự tiến hóa sinh vật, vừa là sản phẩm của sự phát triển xã hội Nó xuất hiện và phát triể n trong hoạt động lao động và ngôn ngữ gắn

bó chặt chẽ với nhau - những hoạt động chỉ vốn có trong xã hội loài người

Tư d u y trừ u tượng có n hữ ng đặc điểm sau dây :

1 Tư duy phản ánh hiện thực dưói dạng khái quát Khác

với n h ận thức cảm tính, con người tư duy về cái đơn nhất, tách ra cái chung, cái cơ bản được lặp đi lặp lại trong các sự vật và hiện tượng Chẳng hạn, chúng ta quan sát thấy nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau, giới tính khác nhau, nghề nghiệp và dân tộc khác nhau Tách ra cái chung vốn có của mọi người : khả năng lao động, suy nghĩ, trao đổi tư tưởng với

7

Trang 9

nhau nhờ ngôn ngữ, chúng ta khái q u á t các thuộc tín h n ày và tạo ra khái niệm : con người N hu vậy, chúng ta đã ch u y ển từ

sự n h ận thứ c những con người riêng lẻ tới khái niệm khoa học

vể con người, tới sự nh ận thức cái ch ung , Tương tự như vậy, các khái niệm khoa học như vật chất, vận động, xã hội, N hà nước giai cấp, công nhân, nông dân, trí thức, sinh vật, giá trị được tạo ra Nhờ khái q u át tư duy trừ u tư ợ n g đi sâu vào hiện thự c khách quan, vạch ra các quy lu ậ t vốn có của nó

2 Tư duy là quá trin h p h ả n á n h tru ng g ia n hiện thực Nhờ

trự c quan sinh động chúng ta chỉ n h ậ n th ứ c được n h ữ n g cái tác động trực tiếp tới cơ qu an th ụ cảm của ch ú n g ta C húng

ta nhìn thấy lũy tre xanh, nghe th ấ y tiến g chim hót, ngửi th ấ y hương thơm của hoa Tư duy trừ u tư ợ ng giúp chúng t a th u nhận tri thức mới không phải bằng con đư ờng trự c tiếp m à trên cơ sở của nh ữ n g tr i thức đã b iết từ trước, tứ c là bằn g con đường tru n g gian Trong tư duy ch ú n g ta th o á t khỏi kinh nghiệm cảm tính và nhờ suy luận hiểu được cái không th ể trí giác và biểu tượng C hẳng hạn, không cần n h ìn th ấ y h à n h động p hạm tội của tội phạm , nhưng b àn g n h ữ n g chứ ng cớ trự c tiếp và gián tiếp có th ể tìm r a th ủ p hạm gây ra tội ác

3 Tư duy liên hệ m ậ t th iết vói ngôn ngữ Mỗi tư tư ở ng chỉ

có th ể xuất hiện và tổn tạ i trê n cơ sở của các ch ất liệu ngôn ngữ, biểu hiện tro n g các từ và câu Ngôn ngữ, như c M ác dã no'i, là hiện thực trực tiếp cùa tư tường, Nhờ ngôn ngử con người biểu thị, diễn đạt củng cố các kết quả tư duy của mình, trao đổi, chuyển giao tư tưởng vói những ngươi khác, bổ sung sự hiểu biết lẫn ’ nhau, kế thừa tri thức của th ế hệ trước

4 T ư d u y là sự p h ả n á n h vầ th a m gia i ch cực vào quá

trìn h cải biến th ế giói khách quen Trong h o ạt động thự c tiễn

biến đổi th ế giới bên ngoài, con người n h ận th ứ c các quy lu ậ t

và sử dụng chúng vì lợi ích của m ình T ính tích cực củ a tư duy biểu hiện ở chỗ con người thự c hiện khái q u á t về m ặ t lí luận, tao ra các khái niệm và p h án đoán, xây dựng các sưy

Trang 10

iuận và giả thuvết Dựa trôn cơ sở của các tri thức đã biết con người co' khả năng tiên đoán, vạch ra kế hoạch phát triển kinh

tế, xã hội, khoa học, giáo dục V V Tính tích cực của tư duy

còn biểu hiện ở hoạt động sáng tạo của con người, ở khả năng

tưởng tượng Tư duy định hướng, xác định, điều hòa mục đích, phương pháp và đặc trư ng hoạt động thực tiễn của con ngưòi

Tư duy giúp con ngưòi cải biến tri thức đd dưới dạng các phương tiện của n g ín ngữ tự nhiên và bàng các kí hiệu của ngôn ngữ nhân tạo Ngôn ngữ này giữ vài trò rất quan trọng trong khoa học hiện đại

Tư duy trừ u tượng có các hình thức cơ bản là : khái niệm, phán đoán và suy luận

Khải niệm là hình thức của tư duy phản ánh các dấu hiệu

bản chất, khác biệt của sự vật riêng lẻ bay lớp sự vật đồng nhất Trong ngôn ngữ khái niệm được biểu thị bàng từ hay cụm từ Thí dụ, các khái niệm "hình hình học", "năng lượng",

"điện", "sông", "núi", "bác sĩ", "nữ giáo viên", "chiến lược con người", "thành phố Hoa phượng đỏ" khái niệm có thể là chânthực hoặc giả dối

Phán đoán là hình thức của tư duy trong đo' nêu lèn sự

khẳng định hay phủ định vể sự vật, các thuộc tính hoặc các quan hệ của chúng Phán đoán được biểu thị bằng câu Chúng

có thể là phán đoán đơn hay phán đoán phức Thí dụ "Hà Nội

là thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam” - phán đoán đơn ;

"Bổi dưỡng thế hệ cách m ạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và r ấ t cẩn thiết" (Hổ Chí Minh) - phán đoán phức bao gồm hai phán đoán đơn Phán đoán có th ể chân thực, hoặc giả dối

Suy luận là "hình thức cứa tư duy nhờ đó từ một hay nhiều

phán đoán gọi là tiền đề có thể rú t ra kết luận theo các qui tác xác định Co' nhiều loại suy iuận Thí dụ :

Tất cả giáo viên là tri' thức (1.)

Một số tri thức là giáó viên (2)

9

Trang 11

Mọi công dân đễu phải tuân theo pháp luật của N hà nước (3)Anh Ban là công dân (4)

Do đói Anh Ban phải tu â n theo pháp lu ậ t của n h à nước (5)Các phán đoán (1), (3), (4) là các tiển đề, các p h á n đoán (2), (5) là các kết luận

Q uá trìn h nhận thức bao gổm cả n h ận thứ c cảm tin h và tư duy trừ u tượng Nếu x e m xét tư duy trừ u tư ợ ng tách khỏi n h ận thức, cảm tín h th ì sẽ là không đúng đắn Trong quá trìn h n h ận thứ c hiện thự c nh ận thứ c cảm tín h và tư duy trừ u tư ợ n g nằm tro n g sự thống n h ấ t biện chứng không tách rời nh au C húng

II - KHÁI NIỆM VỀ H ÌN H THỨC LOGIC VÀ QUY LUẬT LOGIC TÍNH CHÂN THỰC CỦA TƯ TƯỞNG VÀ TÍNH ĐÚNG ĐẮN VỀ H ÌN H THỨC CỦA LẬP LUẬN

Logic hình thứ c là khoa học n gh iên cứu vể các h ìn h th ứ c kết cấu và các quy lu ậ t của tư duy n hầm đ ạ t tới tr i thứ c chân thực N hưng th ế nào là hình th ứ c lôgic và quy lu ậ t lôgic của

tư duy ? Chúng ta sẽ tr ả lời các câu hỏi đó dưới đầy

1 K hái n iệm v ể f h ìn h th ứ c lô g ic c ủ a t ư d u y

Trong thự c tiễn tư (luy, các tư tư ở ng có nội d u n g k h ác n h au song lại có hình thức lôgic như nh au H ình thứ c ỉôgic củ a m ột

tư tư ở n g cụ th ể là cấu trú c của tư tư ở ng đo', tứ c là phư ơ ng

th ứ c liên kết các th à n h ph ẩn của tư tư ởng với nh au H ìn h thứ c lôgic của m ộ t tư tư ởng xác định là sự phản án h cấu tr ú c của

Trang 12

các mối liên hệ, các quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng hay giữa các thuộc tính của chúng Nhưng không phải ià sự phản ánh toàn bộ nội dung của th ế giới tốn tại bên ngoài chung

ta, m à chỉ là sự phản ánh các mối liên hệ và quan hệ chung của thê' giới Chẳng hạn, hai phán đoán "Logic học là khoa học

vể tư duy" và "Một số tri" thức là giáo viên" có nội dung tư

tưởng khác nhau, nhưng lại cổ cấu trúc như nhau

Cấu trúc của tư tưởng, tức ỉà hình thức lôgic, co' th ể biểu thị bàng các kí hiệu Hai phán đoán trên có thể biểu thị như sau : "Tất cả s là P" Chúng chứa s gọi là chủ ngữ ; p là vị ngữ, "là" là từ nối, "tất cả" và "một số" là lượng từ s (chủ ngữ) - khái niệm về đối tượng của tư tưởng được phản ánh ;

p (vị ngữ) - khái niệm vé dấu hiệu cứa đối tượng "là" (từ nối)

- th ể hiện sự liên kết giữa đối tượng và dấu hiệu của nó ; lượng từ - nêu lên sô' lượng dối tượng mà tư tưởng cán nói tới H ai phán đoán sau cũng có một hình thức lôgic "Nếu một vật rắn bị đốt no'ng thì nó nở ra" và "Nếu ai nghiên cứu lôgic học thì người đó nâng cao được trình độ tư duy lôgic của mình" Hình thức lôgic của chúng là : Nếu s là p thi s lã p 1

Trong quá trìn h tư duy nội dung và hình thức của tư tưởng liên kết chặt chẽ với nhau Không có nội dung thuần túy tách khỏi hình thức và cũng không có hình thức lôgic thiếu nội dung Song với mục đích nghiên cứu riêng chúng ta có quyền tách nội dung cụ th ể của tư tưởng ra khỏi hình thức Nghiên cứu hình thức lôgic của tư tưởng là nhiệm vụ quan trọng của khoa học lôgic hình thức

2 K hái niệm v ề quy luật lô g ic của tư duy

Quy lu ật lôgic của tư duy là mối liên hệ bản chất, tấ t yếu của các tư tưởng trong quá trình lập luận Tuân theo các quy luật lôgic là điều kiện tấ t yếu để đạt tới chân lí trong quá tiùnh lập luận Các quy luật của lôgic hình thức được gọi là

các quy luật cơ bản gổm có :

11

Trang 13

1 Quy lu ậ t đồng n h ẫ t ; 2 Quy lu ậ t không m âu th u ẫ n (còn được gọi là quy lu ậ t m âu th u ẫ n ) ; 3 Quy lu ậ t loai trừ cái th ứ

ba • 4 Quy lu ậ t lí do đầy đủ Các quy lu ậ t này sẽ được ng hiên cứu tro n g m ột chương riêng, chúng biểu th ị tín h xác định, tín h không m âu th u ẫ n , tín h liên tụ c và tín h co' căn cứ của tư duy.Các quy lu ậ t lôgic tác động độc lập với ý chí của con người

C húng không do ý chí và nguyện vọng của con người tạo ra

th àn h nhữ ng th ay đổi về ch ất và ngược lại, quy lu ậ t p h ủ định của phủ định

Các quy lu ậ t và các hình th ứ c củ a tư duy là sự p h ả n án h vào ý thức con người các thuộc tín h , các mối liên hệ và qu an

hệ của các vật, hiện tượng, V I.L ê -n in n h ấ n m ạ n h : " n h ữ n ghình thức lôgic và nhữ ng quy lu ậ t lôgic không phải là cái vỏ trố n g rỗng, m à là phản á n h của th ế giới khách quan"^1-* C húng hình th à n h do kết quả h o ạ t động th ự c tiễn và là k ết q u ả h o ạt động nh ận thức của con người q u a nhiều th ế hệ Các mối liên

hệ và quan hệ của các sự vật được lặp đi lặp lại, phản ánhvào tư duy con người, được củng cố dưới d ạn g các quy lu ậ t vàcác hình thức của tư duy "Thực tiễ n của con Egưòi lặp đi lặp lại hàn g nghìn triệu lần được in vào ý thức của con người bằn g nhữ ng hình tư ợng lôgic N hững h ìn h tư ợng này có tín h vững chắc của m ột th iên kiến, có m ột tín h ch ất công lý, chính vì (và chỉ vì) sự lặp lại hàng n ghìn triệu lần ấy"<2\ 1 2

(1) V.I.Lênin Toàn tập, T.29 NXB Tiến bộ M 1981 Tr 191

( 2 ) Như Trẽn ; tr 234.

Trang 14

3 T ín h c h â n th ự c c ủ a tư tư ở n g v à tín h d ứ n g d ắ n vể

h ìn h th ứ c c ủ a lậ p lu ậ n Tư tưởng của con người biểu thị dưới dạng phán đoán có thể chân thực hoặc giả dối Tính chân thực và tính giả dối của phán đoán co' liên quan trực tiếp với nội dung cụ th ể của phán đoán đo' Nếu nội dung của phán đoán phản ánh chính xác hiện thực thì phán đoán là chân thực Nếu phán đoán phản ánh không đúng hiện thực thi nó là giả dối Thí dụ, "Một số hình bình hành là hình vuông" - phán đoán chân thực, còn phán đoán "Tất cả kim loại đều là chất rán" là giả dối

Tính chân thực của nội dung tư tưởng là điều kiện cấn thiết đạt tới các kết quả chân thực trong quá trình lập luận Nhưng nếu lập luận chỉ tuân theo các điểu kiện đó thì chưa đủ ; lập luận còn phải tu â n theo tính đúng đắn về hình thức hay tính đúng đắn lôgic

Tính đúng đán lôgic của lập luận do các quy luật và các quy tắc của tư duy (quy luật không cơ bản) quy định Trong quá trìn h lập l u ậ r nếu chỉ vi phạm một trong những yêu cầu của chúng sẽ dẫn đến những sai lầm lôgic và kết quả thu được sẽ không phù hợp với hiện thực

Để rú t ra kết luận đúng đán trong quá trình lập luận chúng

ta cần phải tu ân theo hai điểu kiện :

1) Các tiền đề dùng để xây dựng lập luận phải chân thực

và 2) Sử dụng chính xác các quy luật (và các quy tác) của tư duy

Thí dụ : 1) Tất cả kim loại là chất rắn

Thủy ngân không phải là chất rắn

Thủy ngân không phải là kim loại

Rõ ràng kết luận là giả dối, vì tiền đề thứ nhất không chân thực

13

Trang 15

2) T ất cả động vật ăn cỏ là động vật.

Sư tử không phải là động v ậ t ă n cỏ

Sư tử không phải động v ật

K ết luận không chân thực, m ặc dù cả h ai tiề n để đ ểu chân thực Trong lập luận đã vi phạm quy lu ậ t lôgic

3) N hữ ng số tậ n cù n g b ằ n g chữ số chẵn đ ều chia

h ế t cho 2

Số 128 tậ n cùng b àn g chữ số ch ẵn

Số 128 chia h ết cho 2

K ết luận là chân thực, vì hai tiể n đề đều ch ân th ự c và kết

lu ậ n được rú t ra theo đúng quy lu ậ t lôgic

N hư vậy, vể m ậ t nội dun g tư duy cđ th ể p h ản á n h ch ân

th ự c hoặc giả dối th ế giới khách qu an, về m ặ t h ìn h th ứ c nó cố

th ể là đúng đ án hoặc không đú ng đán T ính ch ân th ự c củ a tư duy là sự phù hợp của no' với h iện thực, còn tín h đ ú n g đắn của tư duy là sự tu â n theo các quy lu ậ t v à các quy tấ c của lôgic học C húng ta không được lẫ n lộn các k h ái niệm "tính chân thực" và "tính đúng đắn", cũ n g như các k h ái n iệ m "tính giả dối" "và tín h không đú n g đán"

III LÔGIC HỌC VÀ NG Ô N N G Ữ

Các quy lu ậ t và h ình th ứ c củ a tư duy là đối tư ợ n g n g h iên cứu của lôgic học Tư duy là chức n ă n g củ a bộ não con người Nhờ lao động con người tá ch khỏi giới động v ật, h ình th à n h ý

th ứ c (trong đó có tư duy) và ngôn ngữ

N gôn ngữ là phương tiệ n h ình th à n h , giữ gìn và c h u y ển giao

th ô n g tin từ th ế hệ này sa n g th ế hệ khác, là phương tiệ n giao tiếp giữa mọi người Ngôn ngữ là cẩu nối cho sự h iểu b iế t lẫn

n h a u giữa mọi người và giữa các d ân tộc k h ác n h au tr ê n th ế giới Nó còn là bộ phận q u an trọ n g tạo n ên n ền văn h ó a của mỗi dân tộc D ân tộc càng văn m inh, ngôn ngữ càn g phong

Trang 16

phú, n h ấ t là ngôn ngữ khoa học Ngôn ngữ lôgic học cũng dựa vào ngôn ngữ để hình thành, củng cô' và phát triển Ngôn ngữ là hình thứ c vật chất của các quy luật và hình thức của

tư duy

ớ nghĩa rộng người ta gọi ngôn ngữ là hệ thống thông tin

kí hiệu đảm bảo chức năng hỉnh thành, giữ gìn và chuyển giao thông tin, là phương tiện giao tiếp giữa mọi người Ngôn ngữ được chia thành ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo.Ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống thông tin kí hiệu âm thanh

và sau đó là chữ viết được hình thành trong lịch sử xã hội Nd xuất hiện do nhu cầu xã hội của con người nhằm củng cố, chuyển giao thông tin tích lũy được trong quá trình hoạt động thực tiễn và do nhu cầu giao tiếp giữa mọi người Nó có khả năng biểu thị phong phú và rộng rãi các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội

Ngôn ngữ nhân tạo là hệ thống kí hiệu bổ trợ được tạo ra bằng cách riêng trên cơ sở của ngôn ngữ tự nhiên nhằm chuyển giao chính xác và kinh tế các thông tin khoa học và các thông tin khác Nó được sử dụng rộng rãi trong khoa học và kĩ th u ật hiện đại như toán học, hóa học, vật lí lí thuyết, kĩ thuật tính toán, điều khiển học, máy tính điện tử , Logic học sử dụng ngôn ngữ thông tin nhân tạo để phân tích về m ặt lí thuyết kết cấu của tư tưởng

Trong lôgic hiện đại người ta sử dụng phổ biến ngôn ngữ lôgic vị từ Chúng ta nghiên cứu ngôn ngữ này

Đặc trư n g ngữ nghĩa của biểu thức ngôn ngữ co' ý nghĩa quan trọ n g trong việc làm sáng tỏ hình thức lôgic của tư tưỏng, khi phân tích ngôn ngữ tự nhiên

Tên gọi đối tượng là từ hay tổ hợp từ (cụm từ) biểu thị đối tượng xác định nào đó Đối tượng (hay đối tượng của tư tưởng) được hiểu là sự vật, hiện tượng, các thuộc tính, các mối liên

hệ, các quan hệ, các quá trình của tự nhiên, đời sống xã hội,

15

Trang 17

h o ạt động tâ m lí của con người, sản phẩm củ a tr í tư ở n g tư ợ n g

và k ết quả của tư duy trừ u tư ợ ng.T u y các sự v ật luôn luôn biến đổi, như ng chúng vấn giữ được tín h xác đ ịnh c h ấ t lượng,

b ản ch ất bền vững tư ơng đối

Mỗi tên gọi bao giờ cũng có n gh ĩa th ự c v à ngữ nghĩa Đối

tư ợ n g hay tậ p hợp đối tượng b iểu th ị bằn g tê n gọi nào đó tạo

th à n h n ghĩa th ự c của tê n gọi ấy P h ư ơ n g th ứ c nhờ đó tá c h ra

tậ p hợp các đối tượng tr ê n cơ sở các thuộc tín h vốn có của chúng tạo th à n h ngữ n gh ĩa của tê n gọi H ay ngữ n g h ĩa củ a tê n gọi là phương th ứ c 'tim r a th ô n g tin về đối tư ợ n g chứ a tro n g

tê n gọi Thí dụ, các b iểu th ứ c ngôn ngữ "N hà th ơ lồn

N guyễn Du", "Tác giả Truyện Kiều", "Nhà th ơ lớn V iệt N am cuối th ế kỉ XVIII đẩu th ế kỉ XIX", "Nhà th ơ người là n g Tiên điền, huyện N ghi Xuân, tỉn h H à Tĩnh ", "Tác g iả của tá c phẩm lớn n h ấ t tro n g văn học Việt Nam", có cùn g m ột n g h ĩa th ự c (biểu th ị n h à thơ N guyễn Du), n h ư n g có ngữ n g h ĩa k h ác nh au, nêu lên n h ữ ng thuộc tín h khác n h a u của n h à thơ

Tên gọi được chia th à n h tê n đơn (H à Nội, khoa học, th ự c vật), tên phức (núi eao n h ấ t V iệt N am , vệ tin h của tr á i đ ất).Tên gọi còn có tên riên g ("Sông Hồng", "Nguyễn Trãi", "Huế")

và tê n chung ("cá", "vận động viên", "thư viện") Tên riê n g b iểu

th ị m ột đối tượng, còn tê n ch un g b iểu th ị tậ p hợp đói tượng Tên riêng và tê n chung có th ể là tê n m ô tả ("con sô n g dài

n h ấ t th ế giới" (sồng A -m a -d ô n ), "hồ sâu n h ấ t th ế giới" (Hồ

B ai-can)

Vị từ là biểu thứ c ngôn ngữ nêu lên th u ộ c tín h h ay qu an

hệ vốn cđ của đối tượng Trong câu chúng giữ vai trò vị ngữ Trong phán đoán các thuộc tín h và qu an hệ đuợc k h ẳ n g định hay bị phủ định tương ứ ng với đối tư ợ n g tư tưởng Vị từ th ư ờ n g co' vị từ m ột ngôi và nhiều ngôi Vị từ m ột ngôi b iểu th ị thuộc tín h ("gừng cay", "Muối mặn", "biệt th ự đẹp" ) Vị từ n h iề u ngôi

Trang 18

biểu th ị các quan hệ ("nhỏ hơn", "bàng nhau", "vêu", "tặng",

"nhớ".,.) Thí dụ, "diện tích tam giác ABC bằng diện tích tam giác MNP", "Bà Mai là mẹ của anh Xuân", "Anh Phúc luôn nhớ tới người yêu" đểu biểu thị quan hệ hai ngôi" (Hài Dương nằm giữa H à Nội và Hải Phòng" - quan hệ ba ngôi (vị từ ba ngôi).Mệnh đề là biểu thức ngôn ngữ trong đo' khảng định hay phủ định cái gì đó của hiện thực khách quan Vể ý nghĩa lôgic câu tường th u ậ t biểu thị chân lí hoặc sai lầm

Trong lôgic học người ta sử dụng các thuật ngữ lôgic (các hằng lôgic) Chúng gốm các từ và tổ hợp từ trong tiếng Việt :

"và", "hay", "hoặc", "nếu" "thì", "tương đương", "không", "không phải", "mỗi", "mọi", "một số", "phẩn lớn", "khi và chỉ khi", "nếu

và chỉ nếu"

Trong lôgic kí hiệu (lôgic toán) các hằng lôgic được biểu thị như sau :

1) a, b, c mệnh đề tùy ý (còn gọi là các biến của mệnh

đề) ; A, B, c, - tên đối tượng (khái niệm).

2) Các liên từ lôgic :

A - phép hội, tương ứng vối liên từ "và",

V - phép tuyển, tương ứng với liên từ "hay", "hoặc",

D - phép kéo theo, tương ứng với liên từ "nếu thì", .

= phép tương đương, tương ứng với liên từ "nếu vàchỉ nếu”, "khi và chi khi",

] - phép phủ định, tương ứng với từ "không", "khống phải",

3) Các lượng từ

V - lượng từ phổ dụng, tương ứng với : "tất cả", "mọi"

3 - Lượng từ tổn tại, tương ứng với : "một số", "phần lớn", .4) Các dấu hiệu kĩ th u ật (,) - mở và đóng ngoặc,-™

Trang 19

IV s ự H ÌN H THÀNH VÀ PH Á T T R lỂ N CỦA LOGIC HỌC

Lôgic học đ ã được h ình th à n h vào thê' kỉ IV trư ớ c công nguyên N hà tr iế t học vĩ đại cổ H i-lạ p A - r i- x tố t được coi là người sáng lập ra lôgic học ô n g là người đ ầ u tiê n n g hiên cứu

tỉ mỉ khái niệm và phán đoán, lí th u y ế t suy lu ận và chứng

m inh Ông đã mô tả h àn g loạt th a o tác lôgic, nêu lên các quy

lu ậ t cơ bản của tư duy : quy lu ậ t đổng n h ấ t, quy lu ậ t m âu

th u ẫ n , quy lu ậ t loại trừ cái th ứ b a tro n g tá c phẩm "Siêu hỉnh học"

N hững tác phẩm chủ yếu về lôgic học củ a A - r i- x tố t là "Phârí

tích th ứ nhất" và "Phân tích th ứ hai", tro n g đó ô ng nêu lên lí

th u y ế t về luận ba đoạn, định n g h ỉa và p h ân chia khái niệm , chứng m inh L uận văn lôgic của A - r i- x tố t bao gồm : "Tô-pic",

"Các phạm trù", "Về sự bác bỏ của lu ận chứng ngụy biện", "Về

sự giải thích" Toàn bộ các tác p h ẩm của ông sau này được hợp

n h ấ t th à n h "O -rg a-non" (công cụ n h ận thức)

Học thuy ết của A -ri-x tố t được p h á t tr iể n tiếp tụ c ở thờ i kì tru n g th ế kỉ và thời đại P hục hưng Cống h iến to lớn vào sự

p h á t triể n của lôgic học thuộc về n h à tr iế t học duy v ậ t Anh

B ê-cơn (1561 - 1626), n h à tr iế t học và lôgic học Anh M ill (1806

- 1873), nhà triết học Pháp Đ ề-các (1596 - 1650) nhà triế t học

cổ điển Đức Cant (1724 - 1804), các nhà duy v ật N ga Lôm ô-nô-xốp (1711 - 1765), Rađisep (1749 - 1802) các n h à lôgic học C a-rin -x k i (1840 - 1917), R út-cop-xki (1859 - 1920),

Lôgic học do A - ri-x tố t sán g lập có tê n gọi là lôgic h ìn h thứ c

hay lôgic tru y ề n thống, vì no' x u ấ t hiện v à p h á t tr iể n với

Cách là m ột khoa học về các h ìn h thứ c của duy p h ả n á n h nội dung

Vào n ử a cuối th ế kí XIX các phương p h á p tín h to án củ a toán học được áp dụn g rộng rãi tro n g lôgic học N h à bác học Đức

P h rê -g h ê (1848 - 1925) co' công lao to lớn tro n g việc p h á t tr iể n cac phương phap đo P h ân tích li th u y ết và các lâp lu ậ n ỉôgic bằn g phương pháp tính to án k ết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ

Trang 20

hình thứ c hóa đã tạo ra lôgic kí hiệu hay lôgic toán Nhà triết học Đức L ep-nitx (1646 - 1716) được coi là người sáng lập lôgic kí hiệu Logic toán phát triển mạnh mẽ cùng với tên tuổi của các nhà bác học Bul, S ri-ô-đ e-rơ , Pô-re-xki, Pirxơ Logic toán hay lôgic kí hiệu nghiên cứu các mối liên hệ và các mối quan hệ lôgic trong kết luận của suy luận Đổng thời

để làm sáng tỏ kết cấu của kết luận lôgic toán đã xây dựng các phép toán khác nhau, trước hết là phép toán mệnh đề và phép toán vị từ với rất nhiếu dạng Logic toán có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lôgic hình thức Nhưng nó không bao hàm hết các vấn đề của lôgic hình thức và là một hướng phát triển tương đối độc lập trong sự phát triển của lôgic hình thức.Đặc điểm quan trọng của lôgic hình thức là ở chỗ nó xem xét các hình thức của tư duy bỏ qua sự xuất hiện, biến đổi và phát triể n cửa chúng Mặt này của tư duy do lôgic biện chứng nghiên cứu Lần đầu tiên lôgic biện chứng được nhà triết học duy tâm khách quan H ê-ghen (1770 - 1831) trình bày : Nghiên cứu theo quan điểm duy vật học thuyết của Hê-ghen, khái quát các th àn h tựu của triết học, Mác và Ăngghen đã sáng tạo ra phép biện chứng duy vật và được V.I Lênin phát triển tiếp tục

Là một bộ phận của triế t học Mác-Lênin, lôgic biện chứng nghiên cứu các quy luật của tư duy cũng như những nguyên lí phương pháp luận và các yêu cầu được hình thành trên cơ sở của các quy lu ật đó Đó là tính khách quan và toàn diện của việc xem xét sự vật, nguyên lí lịch sử, sự phân đôi cái thống nhất th àn h các m ặt đối lập, nguyên lí đi từ trừu tượng đến cụ thể, sự thống nhất lịch sử vé lôgic, tính cụ thể của chân lí v.v Logic biện chứng cũng nghiên cứu sự hình thành biến đổi

và p h át triể n của các hình thức tư duy, sự tương quan giữa chúng với nhau Nó nghiên cứu quá trình rút ra các hỉnh thức

tư duy từ các hình thức khác, th iết lập quan hệ phụ thuộc lẫn nhau chứ không phải là sự phối hợp, nó phát triển các hình thức cao từ các hình thức thấp

19

Trang 21

Logic hiện đại bao gổm hai khoa học độc lập tương đối với nhau : lôgic hình thứ c và lôgic biện chứng C húng cùng nghiên cứu m ột đối tư ợng là tư duy con người, n h ư n g mỗi khoa học lại có đối tư ợ ng nghiên cứu riên g của m ình Logic biện ch ứ n g không làm biến đổi và không th ủ tiêu lôgic h ìn h thức, m à tr á i lại nd cho phép xác định vị trí q u an trọ n g củ a lôgic hình th ứ c tro n g việc nghiên cứu các quy lu ậ t và hỉnh th ứ c của tư duy, chính xác hóa đối tượng và vai trò của lôgic hình th ứ c tro n g

n h ận thức Logic biện chứng là cơ sở phương pháp lu ậ n của lôgic hình thức Logic biện chứng và lôgic h inh thứ c p h á t tr iể n tro n g sự tác động qua lại c h ặt chẽ với nhau, bổ su n g lẫ n n h au

Sự tá c động này th ể hiện rô tro n g tư duy lí lu ậ n khoa học.Các phương pháp của lôgic h ìn h thứ c là cẩn , n h ư n g chư a phải là đủ đ ể nh ận thứ c ch ân lí Các hình th ứ c của tư duy do lôgic hình thức nghiên cứu là phổ biến C húng phản á n h đậc trư n g của tư duy như tín h bễn vững, tín h xác định, và quy cho cùng, là sự phản ánh đúng đ án các trạ n g th á i, thuộc tín h xác định của các hiện tượng khách q u an tổn tạ i bên ngoài ch ú n g

ta Cho nên, việc tu â n theo các quy lu ậ t và h ìn h thứ c của tư duy do lôgic h ỉnh thức nghiên cứu là điểu kiện cần đ ể hiểu , nám vững và vận dụng lôgic biện chứng N ếu không n ám vữ ng lôgic hình thứ c không th ể hiểu và n ám vững lôgic biện chứng

V Ý NGHĨA CỦA LÔGIC HỌC

Tư duy của con người phụ th uộ c vào quy Luật lôgic v à diễn

ra dưới các hình thức lôgie không phụ thuộc vào khoa học lôgic Con người suy nghĩ m ột cách lôgic ngay cả khi không b iết rằ n g

tư duy của m ình phụ thuộc vào các quy lu ậ t lôgic Đ iều đó không có nghĩa là nghiên cứu lôgic học kh ôn g có lợi gì Tri thức logic học nân g cao trìn h độ tư duy, tạ o r a thói q u e n suy nghĩ ”th ông minh" hơn góp p h ần vào việc n â n g cao tín h chính xác, tín h liên tục và triệ t để, tín h chứng m in h được củ a lập luận, tă n g cường hiệu quả và niềm tin của lời nói

Trang 22

Tri thức cơ bản của lôgic học đặc biệt quan trọng trong quá trìn h nãm vững tri thức mới, trong nghiên cứu khoa học, trong giảng dạy và học tập, viết luận văn và bài phát biểu Nó giúp cho việc phát hiện sai lầm ỉôgíc của bản thân và của ngườikhác Nơ tìm ra con đường ngắn nhất và đúng đán để nângcao trìn h độ tư duy của mình cũng như để tránh khỏi sai lầm lôgic do vô tình hay hữu ý phạm phải.

Tư duy lôgic là tư duy chính xác theo các quy luật, không phạm phải những sai lầm trong lập luận, biết phát hiện ra những mâu thuẫn Phẩm chất đó của tư duy có giá trị lớn trong bất kì lĩnh vực hoạt động khoa học và thực tiễn nào

N hưng tư duy lôgic của con người không phải là bẩm sinh Nóphải được hình thành, rèn luyện, củng cố và phát triển thường xuyên Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, thông tin khoa học bùng nổ mạnh mẽ, những biến động lớn lao đang diễn ra trên thế giới tư duy lôgic lại càng cần

th iết hơn bao giờ hết nhàm nhận thức đúng đấn hiện thực khách quan và xác định đúng đắn con đường đi lên của đất nước

Khoa học lôgic học có lợi và cần thiết với mọi người Nhưng tùy theo nghề nghiệp của mỗi người lỏgic học có giá trị đậc biệt n h ất định Đối với giáo viên, một trong những nhiệm vụ của m ình là ph át triển tư duy lôgic, sáng tạo cho học sinh, cùng với tri thức chuyên môn, tri thức logic học càng cần thiết, dạy tư duy cho học sinh, nhưng bàn thân giáo viên không hiểu các quy luật và hỉnh thức của tư duy thì không thể đạt hiệu quả cao trong giáo dục và giáo dưỡng Mặt khác, nghề nghiệp của giáo viên đòi hỏi đ ạt tới nghệ thuật, phải sáng tạo, phải

tự hoàn thiện và nâng cao trình độ của bản thân Đồng thời, cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ nhận thức của mọi người đã được nâng lên Nhiệm vụ xây dựng quá trình giảng dạy hợp lí trong nhà trường đang là đòi hỏi cấp thiết Những phương pháp thông dụng cổ truyền nhằm mở rộng thông tin

21

Trang 23

không còn phù hợp Chúng phải nhường lại vị trí cho n h ữ n g phương pháp mới co' hiệu quả cao hơn Sự p h á t triể n trìn h độ

tư duy lôgic của các n h à sư phạm , của giáo viên vã củ a học sinh - nhữ ng người xây dự ng đất nước tro n g tư ơ ng lai - vìệc- nắm vững phương pháp luận và phương pháp tư duy khoa học, nám vững phương pháp và th ủ th u ậ t lập lu ận chứng m in h hợp

lí, hình th à n h tư duy sáng tạo ở họ là điêu kiện rấ t cãn th iế t

để đi sâu vào các phương pháp giảng dạy và học tập, nghiên cứu đ ạ t hiệu quả cao nhất

N ghiên cứu lôgic học và nám vữ ng các tr i th ứ c của nó giúp cho con người có khả n ă n g sử dụn g tự giác chúng vào cuộc sống h àn g ngày, vào hoạt động thự c tiễn r ú t n g án con đường

n h ận thứ c chân lí và là yếu tố quan trọ n g đ ể n ân g cao trìn h

độ tư duy lôgic của mỗi cá nhân

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1 T hế nào là lôgic học ?

2 H ãy nêu đặc trư n g của tư duy trừ u tư ợ n g v à vai tr ò của

nó tro n g nh ận thức

3 T h ế nào là hình thứ c lôgic và quy lu ậ t lôgic ?

4 P h ân biệt tín h chân thực của tư tư ở ng và tín h đ ú n g đán

vê hình thức của tư duy

5 H ãy cho biết ngôn ngữ n h â n tạo và ngôn ngữ lôgic vị từ ?

6 Logic học có ý nghĩa gì đối với n h ậ n th ứ c của sinh viên ?

7 Biểu th ị dưới dạng kí hiệu các tư tư ở n g sau đây :

a) Học tậ p là nghĩa vụ và quyển lợi của mọi công dân.b) N ếu là chim, tôi sẽ là loài bổ câu trán g

Nếu là hoa, tôi sẽ là m ột đóa hướng dương

Trang 24

Nếu là máy, tôi sẽ là một vầng mâv ấm.

c) Vô thức là hiện tượng tâm lí chỉ đạo hành động của con

người nằm ngoài tác động của Ý thức hay con người chưa có

Trang 25

Chương II

KHÁI NIỆM

I ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA KHÁI NIỆM

K hái niệm là m ột hình th ứ c của tư duy trừ u tượng, là hình

ản h của th ế giới khách quan B ất kì hàn h động tư duy nào cũng m ang đặc trư n g tư duy b ằn g khái niệm Tư duy th iếu khái niệm không thể tư duy được

Trong tư duy con người ph ản án h các sự v ật, hiện tư ợ n g các quá trìn h của th ế giới khách qu an T ấ t cả n h ữ n g cái gì được con người suy nghĩ tới gọi là đối tư ợ n g của tư duy Mỗi đối tượng có các dấu hiệu D ấu hiệu củ a đối tư ợ n g là n h ữ n g cái

tồ n tạ i tro n g đối tượng được dùng đ ể so sán h nó với các đối tượng khác T ấ t cả các thuộc tín h , các qu an hệ, các đ ặc điểm , các trạ n g th á i đặc trư n g cho sự v ậ t giúp n h ận th ứ c đ ú n g đán, tách sự vật ra khỏi tập hợp các sự v ậ t tạo th à n h các d ấu hiệu của sự vật Thí dụ, các v ậ t th ể v ậ t lí có các dấu hiệu : khối lượng, th ể tích, hỉnh dạng, m àu sác, độ bển v.v

Các dấu hiệu được chia th à n h d ấu hiệu cơ b ả n và không cơ bản N hững dấu hiệu quy định b ản c h ấ t bên tro n g , đ ặc trư n g

ch ất lượng của sự v ật gọi là dấu hiệu cơ bản N hữ ng d ấu hiệu không biểu th ị bản chất và không quy định đặc trư n g c h ất lượng của sự v ật là dấu hiệu không cơ bản T hí dụ d ấu hiệu

cơ bản của "hình vuông" là hình bình h àn h có các góc vuông,

Trang 26

co' các cạnh bằng nhau ; dấu hiệu cơ bản của "hàng ho'a" là thỏa m ãn nhu cầu nào đó của con người, dùng để trao đổi Các dấu hiệu không cơ bản của "hình vuông" là sự tổn tại các cạnh

và các góc ; của "hàng hóa" là màu sắc, hỉnh dáng, khối lượng Các dấu hiệu cơ bản co' th ể tổn tại trong nhiều đối tượng, tồn tại trong một sự vật hay trong một lớp sự vật xác định.Các dấu hiệu cơ bản phản ánh tập hợp sự vật gọi là dấu hiệu cơ bản chung Thí dụ, dấu hiệu cơ bản chung của "con người" là khả nâng chế tạo và sử dụng công cụ lao động, khả năng tư duy Các dấu hiệu cơ bản chỉ tổn tại trong một sự vật gọi là dấu hiệu cơ bản đơn nhất Thí dụ, A -ri-xtốt là người sáng lập ra lôgic hình thức, tác giả "Các phạm trù" Nguyễn

Ấi Quốc là người tìm ra con đường đúng đắn nhất để giải pho'ng dân tộc và đ ất nước khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc

và bọn phong kiến, tác giả "Bản ánh chế độ thực dân Pháp" Các dấu hiệu chung và đơn nhất còn gọi là dấu hiệu cơ bản khác biệt để phân biệt các dấu hiệu cơ bản không khác biệt Các dấu hiệu cơ bản khác biệt chỉ tổn tại trong một sự vật

%hay tro n g một lớp sự vật Các dấu hiệu cơ bản không khác biệt chỉ tồn tại ở các sự vật của một lớp nào đó Chẳng hạn, các dấu hiệu cơ bản không khác biệt của kim loại là tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt ; của cá là có xương sống, sống dưới nước Các dấu hiệu cơ bản khác biệt của sự vật được nhận thức của con người phản ánh một cách xác định tạo thành các dấu hiệu của khái niệm biểu thị sự vật đó Vì thế có thể nói rằng,' dấu hiệu của khái niệm biểu thị sự vật chính là dấu hiệu của

sự vật

Như vậy, khái niệm là hình thức của tư duy trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sự v ật đổng nhất Trong khái niệm, thứ nhất, bản

25

Trang 27

ch ất của các sự vật được phản ánh ; thứ hai, sự v ật hay lớp

sự v ật nổi bật trê n cơ sở của các dău hiệu cơ bản kh ác biệt.Trong thự c tế, có khái niệm p h ả n án h đ ú n g đán, có khái niệm phản án h không đúng đắn hiện thự c khách quan Các khái niệm phản án h không đú ng đán th ự c tạ i khách q u an là các khái niệm phản ánh các sự vật, hiện tư ợng do tr í tư ở ng tư ợ ng của con người nêu ra hay th ầ n th á n h hóa chúng, chứ ch ú n g không tổn tạ i hiện thực Thí dụ, các khái niệm "nàng tiên cá",

"con rống", "động cơ vĩnh cửu"

II HÌNH THỨC NGÔN NGỮ B IÊ U THỊ KHÁI N IỆM

Là hình thứ c của tư duy, khái niệm liên hệ m ậ t th iế t với

từ, chúng được biểu thị bằng từ và cụm từ Từ là cơ sở v ật

ch ất của khái niệm , không co' từ không th ể h ìn h th à n h và sử dụng khái niệm

Sự thống n h ấ t giữa từ và khái niệm không có n g h ĩa là đổng

n h ấ t chúng với nhau Từ là phạm tr ù của ngôn ngữ, là sự th ố n g

n h ấ t hữu cơ giữa âm và nghĩa K hái niệm là h ìn h th ứ c của tư duy, có hai m ặ t liên hệ c h ặt chẽ vối n h au là nội h àm và ngoại diên Không th ể thay đổi nội hàm và ngoại diên b à n g giá trị

âm và nghĩa của từ Trong các ngôn ngữ khác n h a u từ b iểu thị khái niệm cũng khác nhau N gay tro n g m ột ngôn ngữ từ đổng nghĩa và từ đổng âm cùng tổ n tại C ùng m ột k h ái niệm

có thê’ có nhiều cách biểu th ị bằng tê n gọi k h ác n h a u (từ đổng nghĩa) như "tổ quốc”, "đãt nước", "non sông", "chết", "hi sinh",

"vễ chấu tiên tổ", "về dưới suối vàng", "ngoẻo rồi", "củ rồi", "ngủ với giun" Co' trư ờ n g hợp nhiều khái niệm được biểu th ị b ằn g

m ột tê n gọi (từ đổng âm) như vải, mây, khuyên N gay cả khi các từ như n h au được sắp xếp th eo th ứ tự khác n h a u cũng biểu thị các khái niệm khác nhau'" n h ư "vôi tôi" và "tôi vôi",

"tội phạm" và "phạm tội", "ngôn ngữ" và "ngữ ngôn" Q ua đo' chúng ta th ấy rằng, khả n ăn g b iểu thị khái niệm củ a từ đôi khi dẫn đến lập luận không rõ ràng, nếu không n ắm chác khái

Trang 28

niệm Vì vậy, trong các lĩnh vực khoa học và kĩ thuật khác nhau người ta phải sử dụng các hệ thống thuật ngữ riêng biệt

để biểu thị chính xác các khái niệm

III CÁC PHƯƠNG PHÁP Cơ BẨN THÀNH LẬP

KHÁI NIỆM

Việc thành lập khái niệm co' quan hệ hữu cơ với hoạt động

tư duy sáng tạo khi con người tác động tích cực vào thế giới khách quan Đây là quá trìn h phức tạp bao gổm nhiều thủ th u ật

và phương pháp khác nhau Hoạt động thực tiễn, nám vững đối tượng của th ế giới bên ngoài là những nhân tố cơ bản quyết định quá trìn h th àn h lập khái niệm của con người

Trong quá trìn h này so sánh, phân tích, tổng hợp trừu tượng hóa và khái quát ho'a giữ vai trò rất quan trọng

Phương pháp lôgic nhờ đó thiết lập được sự giống nhau và khác nhau của các đối tượng hiện thực gọi là so sánh So sánh hàng loạt đối tượng chúng ta tìm ra được các dấu hiệu cơ bản chung vốn có tổn tại trong một lớp đối tượng xác định, do đó, phân biệt được các lớp đó

Phân tích là sự phân chia trong tư tường dối tượng nao dó thành các bộ p h ậ n họp thành nó Có thể tách ra các dấu hiệu

để nghiên cứu riêng rẽ từ ng dấu hiệu

Sự kết hợp trong tư tường các bộ phận thành dối tượng hoàn

ch ỉn h do ph à n tích tách ra gọi là tổng họp Tổng hợp và phân

tích là hai thao tác ngược nhau, chúng quy định và bổ sung lẫn nhau

Nhờ phân tích các dấu hiệu của đối tượng con người tách

ra được các dấu hiệu cơ bản và không cơ bản của chúng Con người chỉ tập tru n g để ý tới các dấu hiệu cơ bản khác biệt và

bỏ qua các dấu hiệu không cơ bản Việc tách ra các dấu hiệu

cơ bản khác biệt và bò qua các dấu hiệu khác của dối tượng gọi là trừu tượng hóa.

27

Trang 29

Trên cơ sở các dấu hiệu đã được tách ra, con người có th ể

đư a các đối tư ợng co' các dấu hiệu chung th à n h nhóm Thao

tác nhờ dó kết hợp các đối tượng riêng biệt có các d ấu hiệu

ch u ng vốn có th àn h lớp gọi là kh á i q uá t hóa Nhờ k hái q u á t

hóa các dấu hiệu cơ bản của tấ t cả các đối tư ợ n g được tập hợp lại và được biểu th ị bàng một khái niệm

N hư vậy, p hát hiện sự giống n h a u giữa các đối tượng, ph ân chia chúng th à n h các th à n h phần, tá ch ra các dấu hiệu cơ bản

và bỏ qua các dấu hiệu không cơ bản, k ết hợp các dấu hiệu cơ bản, đưa các đối tượng cd các dấu hiệu cơ b án như n h au đóvào th à n h m ột lớp và biểu thị nố b ằ n g tê n gọi, con người đãtạo ra m ột tro n g các hình thứ c củ a tư duy trừ u tư ợng là khái niệm Nhờ khái q u át hóa con người bỏ q u a các chi tiế t vụn vật, không quan trọng, hiểu sâu cái cơ bản, cái q u an trọ n g

n h ất, đi sâu vào bản ch ất của các sự vật

IV KẾT CẤU LOGIC CỦA KHÁI NIỆM

Mỗi khái niệm bao giờ cũng có nội hàm và ngoại diên.Nội hàm của khái niệm là tậ p hợp các d ấu hiệu cơ b ản của đối tượng hay lớp đối tư ợ ng được p h ản á n h tro n g k h ái niệm đo' Thí dụ, nội hàm của khái niệm "hình chữ nhật" là "hình bình hành", "có m ột go'c vuông" ; nội hàm của khái niệm "con người" là "co' khả năn g chê' tạo và sử dụn g công cụ lao động",

"có khả n ăn g tư duy trừ u tượng" ; nội h àm của khái n iệm "sự tru y ền n h iệ t” là "quá trìn h biến đổi nội n ă n g của m ột vật" và

"không thực hiện công"

Ngoại diên của khái niệm là đối tư ợ n g hay tậ p hợp đối tư ợ ng được khái q u á t tro n g khái niệm T hí dụ, ngoại diên củ a khái niệm "thực vật" là tấ t cả thự c v ậ t đ ã sống, đ an g số n g và sẽ sống tro n g tư ơ n g lai ; ngoại diên củ a khái niệm "màu vàng" là

tấ t cả các sự vật tổn tạ i thuộc tín h m àu vàng

Trang 30

Có những khái niệm có ngoại diện rất rộng (vô hạn) như

"động vật", "thực vật", "nguyên tử", "số tự nhiên" Có những khái niệm có ngoại diên hẹp (hữu hạn) như "Việt Nam", "Tác giả "Bình Ngô đại cáo", "Cán bộ, công nhân viên trường ĐHSP

Hà Nội I "danh từ", "các nguyên tố hóa học", "sách giáo khoa phổ thông" Thậm chí có khái niệm ngoại diên là rỗng (không co' đối tượng nào) như "rổng") "nàng tiên cá"

Một tập hợp đối tượng xác định có dấu hiệu chung nào đđ gọi là lớp Thí dụ, lớp các trường cao đảng, lớp nhà thơ, kĩ sư

cơ khí, nông dân, trí thức Đối tượng riêng biệt nằm trong lớp gọi là phấn tử của lớp Căn cứ vào số lượng phần tử của lớp người ta chia ra thành lớp hữu hạn (hệ Mặt trời) và lớp

vô hạn ("nguyên tử") Những nhóm khác nhau được, tạo thành

từ những phẩn tử của lớp theo các 'dấu hiệu riêng xác định gọi

là lớp con của lớp ấy Thí dụ, các lớp "danh từ", "động từ",

"tính từ" là lớp con của lớp "từ";các lớp "động vật", "thực vật"

là lớp con của lớp "giới hữu cơ"

Nếu biểu thị lớp con là A, lớp là B, phấn tử của lớp là a, chúng ta có th ể diễn đạt như sau : Nếu mỗi phần tử a của A

là một phần tử của B thì A là lớp con của B Quan hệ giữa

A B là quan hệ bao hàm : A c B (A chứa trong B hay B

chứa A), a là phần tử của A, viết a e A Nếu A B đồng

n h ất với nhau, ta viết : A c B v à B c A , A = B hay A *-* B.

Khái niệm cđ ngoại diên phân chia được thành các lớp con gọi là khái niệm giống của các khái niệm co' ngoại diên là các lớp con đó Khái niệm co' ngoại diên là lớp con gọi là khái niệm loài của khái niệm co' ngoại diên là lớp A khái niệm loài, B - khái niệm giống Chẳng hạn, các khái niệm "từ” - Khái niệm giống ; "danh từ", "động từ", "tính từ" - các khái niệm loài Sự phân chia thành các khái niệm giống và loài chỉ là tương đối : một khái niệm có thể là khái niệm loài của khái niệm này, nhưng lại là khái niệm giống đối với các khái niệm khác Thí

dụ, trong động vật học khái niệm "bộ" là khái niệm loài của

29

Trang 31

khái niệm "lớp", như ng lại là khái niệm giống của k h ái niệm

"họ"

Nội hằm và ngoại diên của khái niệm liên hệ c h ặt chẽ với nhau, biểu thị tư tưởng th ố n g n h ấ t p h ản á n h tậ p hợp đối tư ợ n g co' dấu hiệu cơ bản chung Nội h àm của khái niệm giống có ít

d ấu hiệu cơ b ản hơn nội hàm của khái niệm loài phụ thuộc vào

nó Nội hàm của khái niệm giống chỉ là m ột p h ầ n nội h àm của khái niệm loài, như ng ngoại diên của khái niệm giống lại bao hàm ngoại diên của khái niệm loài Thí dụ, nội hàm của khái niệm "hình bình hành" giàu hơn nội hàm k h ái niệm "tứ giác

p h ản g 101% như ng ngoại diên của khái niệm th ứ hai bao hàm

cả ngoại diên của khái niệm th ứ n h ất

Trên cơ sở khái q uát quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của các khái niệm cố qu an hệ giống - loài, người ta đ ã n êu ra quy lu ậ t vể quan hệ ngược giữa nội hàm và ngoại diên của chúng : ngoại diên của khái niệm càng rộng th ì nội h à m của no' càng hẹp và ngược lại Quy lu ậ t này cho thẩy, lượng th ô n g tin vể sự v ật chứa trong khái niệm càng ít th ì lớp sự v ậ t càn g rộng và th à n h phần của no' càn g khó xác định, và ngược lại, lượng thông tin trong khái niệm càn g nhiêu th ì p hạm vi sự vật càng ít và cũng dễ xác định

V CÁC LOẠI KHÁI NIỆM

Căn cứ vào nội hàm và ngoại diên có th ể chia kh ái niệm

th àn h các loại sau :

1 K hái n iệm cụ t h ể v à k h á i n iệ m trừ u tư ợ n g

K hái niệm ph ả n ánh đối tượng hay lớp dối tượng thự c tế gọi là khái niệm cụ thề Thí dụ : "tòa nhà", "m ặt trăn g ", "bút

chì", "cây hoa nhài" K h á i niệm p h ả n ánh các thuộc tín h hay

các quan hệ của các dổi tượng gọi là k h á i n iệm trừ u tượng

Thí dụ : cái khái niệm "tích cực", "dũng cảm", "trán g xóa", "lễ

ph ép ”, "lịch sự", "bằng nhau", "già hơn", "yêu"

Trang 32

2 K hái niệm khẳng định và khái niệm phủ dịnh

K hái niệm khẳng định la khái niêm phản ánh sự tòn tại thục tế của dối tượng, các thuộc tính hay các quan hệ của dối tượng Thí dụ : các khái niệm "có vãn hđa", "quyển vở này",

"văn minh", "giống nhau"

K hái niệm p h ả n ánh sự không tôn tại dấu hiệu khẳng định

ỏ dối tượng là khái niệm phủ định Thí dụ : các khái niệm

phủ định "vô văn hóa", "không lịch thiệp", "thiếu gương mẫu",

"vô kỉ luật"

Giữa khái niềm khẳng định và khái niệm phủ jịn h tồn tại quan hệ tương ứng Mổi khái niệm khảng định co' khái niệm phủ định tương ứng và ngược lại Chẳng hạn, "chính nghĩa -

"phi nghĩa", "gương mẫu" - "không gương mẫu" , "co' văn hóa"

- "vô văn hóa", "màu đỏ" - "không phải màu đỏ"

3 K liái niệm quan h ệ và khái niệm không quan hệ

K hái niệm quan hệ là các khái niệm phản ánh các đối tượng

m à sự tồn tại của chúng quy định sự tòn tại của khái niệm khác như "giáo viên" - "học sinh", - "thực từ" - "hư từ", "tử

số" - "mẫu số", "cực Bác" - "cực N am ” Khái niệm không quan

hệ là các khái niệm phản ánh đối tượng tòn tại dộc lập, không

p hụ thuộc vào khái niệm khác Thí dụ : "bác sĩ", "cái bàn",

"cây", "ligôi sao"

4 K hái niệm ch u n g và khái niệm đơn nhất

K hái niệm đon nhát là khái niệm có ngoại diên chỉ chứa

m ột đối tượng duy nhất Thí dụ : Các khái niệm "Nguyễn Ấi

Quốc", "Hải Phòng", "mặt tròi" Khái niệm có ngoại diên chứa

từ hai đối tượng trở lên gọi là khái niệm chung Thí dụ : "phân

tử", "sông", "số", "thủ đô", "thành phố"

31

Trang 33

Khái niệm m à ngoại diên không chứa đổi tượng nào gọi là khái niệm rỗng Chảng hạn, "người sống 300 tuổi", "động cơ vĩnh cửu"

K hái niệm phản á n h lớp đối tư ợ n g đồng n h ấ t được suy nghĩ như là m ột chỉnh th ể duy n h ấ t gọi là k h ái niệm tậ p hợp Thí

dụ : "rừng", "hạm đội", "sao Bác cực", "tập hợp", Các k h á i niệm này giống như các khái niệm chung, p h ản án h tậ p hợp đối tượng, như ng cũng như khái niệm đơn n h ấ t tậ p hợp đó được suy nghĩ như m ột chỉnh th ể duy n h ấ t Nội h àm của k h ái niệm

tậ p hợp không được quy vể cho mỗi đổi tư ợ n g thuộc ngoại diên của nó Nội hàm đó liên qu an đến to àn bộ tậ p hợp đối tượng Thí dụ, các dấu hiệu cơ b ản của khái niệm "tập th ể ” (m ộ t nhóm người liên kết với n h au vì công việc ch u ng v à quyển lợi chung) không th ể quy về cho mỗi th à n h viên của tậ p th ể K h ái niệm tập hợp là khái niệm chung ("tập thể", "tru n g đoàn", "sao") và

k hái niệm đơn n h ấ t ("tập th ể cán bộ công n h â n viên n h à m áy

d ệt 8 -3 , "sao Bắc cực", "rừng Cúc Phương")

Khái niệm tro n g đo' mỗi đối tư ợ n g riê n g biệt được suy nghĩ tới m ột cách độc lập gọi là khái niệm p h â n biệt N ội h àm của khái niệm {âiân biệt cd th ể quy về cho m ỗi đối tư ợ n g nằm tro n g ngoại diên của khái niệm ấy Thí dụ, "sinh viên trư ờ n g

Đ HSP H à Nội II nghiên cứu tr iế t học" Trong quá tr ìn h lập luận cần lưu ý tới việc xác đ ịn h loại của các khái n iệm này

N ếu m ệnh đê liên quan tới mỗi p h ần tử củ a lớp th ì đó là khái niệm tập hợp Thường người ta căn cứ vào ngữ cản h của m ệnh

đề để phân biệt nghĩa tập hợp hay nghĩa p h ân b iệ t c ủ a khái niệm Chẳng hạn, có các m ệnh để "sinh viên trư ờ n g Đ H S P H à Nội II tổ chức các h o ạt động n h â n ngày N h à giáo V iệt Nam"

và "sinh viên trư ờ ng Đ H SP H à Nội II n g hiên cứu tr iế t học"

C ả hai khái niệm đều là "sinh viên trư ờ n g Đ H SP H à Nội II",

n h ư n g ở trư ờ ng hợp th ứ n h ấ t nó là k hái niệm tậ p hợp, tro n g trư ờ n g hợp th ứ hai nó là khái niệm p h ân biệt

K hái niệm chung còn được ph ân ra th à n h k h ái niệm xác định và khái niệm không xác định K hái n iệm xác đ ịn h là khái

Trang 34

niệm có ngoại diên chứa mốt số phán tử nhẫt đinh Ceac con sông ở Việt Nam", "Người Mường" Khái niệm không xác định

là khái niệm có ngoai dién chứa số lượng nhắn tử không tính được ("điện tử", "hành tĩnh")

Việc xác định chính xác loại khái niệm có tác dụng to lớn trong lập luận Nó giúp chúng ta tránh khỏi các sai lầm lôgic,

co' thói quen sử dụng chính xác các khái niệm trong tư duy

VI QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÁI NIỆM

Các sự vật của thế giới khách quan nằm trong mối liên hệ qua lại, tác động lẫn nhau Các khái niệm phản ánh các sự vật cũng nằm trong các mối quan hệ xác định Chúng ta sẽ xem xét các mối quan hệ đo'

1 Q uan h ệ so sánh dược và không so sánh được

Trang 35

C húng ta không được lẫn lộn các khái niệm không so sán h được với các khái niệm không hợp Nội hàm của các khái niệm không so sánh được hoàn to àn khác nhau, nội h àm của các khái niệm không hợp, ngoài các dấu hiệu loại tr ừ n h au , cònchứa m ột số dấu hiệu như nh au Đ iểu này th ể hiện rõ ở cáckhái niệm không hợp n ằm tro n g qu an hệ giống loài T hí dụ,

"người da đen" và "người da tráng" là các khái niệm khôn g hợp,chứ không phải là khái niệm không so sán h được

Các khái niệm hợp có các q u an hệ : đổng n h ấ t, bao hàm , giao nhau Tương ứng với chú ng là các khái niệm đồng n h ẫ t, bao hàm , giao nhau

tượng Thí dụ, "tác giả" "Truyện Kiểu" và

"Nhà thơ lớn của Việt Nam cuối th ế kỉ

XVIII đẩu th ế kỉ XIX”

ta}’" và “nông dân" K hái niệm có ngoại diên chứ a ngoại diên của khái niệm khác gọi là khái niệm chi phôi của

khái niệm đó K hái niệm có ngoại diên nằm trọ n

trong ngoại diên cũa k h ái niệm khác gọi là k h á i

niệm phụ thuộc của k hái niệm ấy(h.2) Trong

th í dụ trên, các k hái niệm “sô tự nhiêm" và

“nóng dân" là k h ái niệm phụ thuộc, các k h á i

niệm “sò và “người lao động chân tay" là các k h ái niệm chi phôi

Trang 36

c Các khái niệm giao nhau.

Hai khái niêm gọi là giao nhau néu ngoai dicn của chủng

C.Ó một phàn trùng nhau Thí dụ, các khái niệm "học sinh" và

"vận động viên", "người lao động tiên tiến" và "công nhân" I.h3)

Các khái niệm không hợp được chia thành khái niệm tách rời^đối lập và m âu thuẫn

a - C á c k h á i n i ệ m tá c h rời H a i k h á i

n i ệ m g ọ i là t á c h rờ i n ếu n g o ạ i d i ê n c ủ a

c h ú n g k h ô n g có p h ầ n n à o t r ù n g n h a u

Thí dụ, các khái niệm "cái bàn" và

"bút bi1', "cá sấu" và "cây thông" (h4)

và "màu đen”, "người cao" và "người thấp"

Trang 37

ơiống c hung Thí dụ "thực từ" và "hư từ", "chiến tr a n h chính nghĩa" và "chiến tra n h phi nghĩa" lh6)

N goài các qu an hệ đã nêu ở trê n , giữa

tồ n tạ i q u an hệ đổng thuộc Q uan hệ giữa

các khái niệm được gọi là đổng thuộc, nếu

chúng cùng phụ thuộc vào khái niệm giống

chung Các khái niệm này có ch u n g các

dấu hiệu giống, như ng có dấu hiệu loài

riêng Các khái niệm đổng thuộc có th ể

là khái niệm hợp và các khái niệm không

hợp Thí dụ, "người lao động tr í óc (A),

"giáo viên" (B), "nhà văn" (C), kỹ sư (D),

"nhạc sĩ" (E) (h7)

các khái niệm còn

VII MỞ RỘNG VÀ THƯ H Ẹ P KHÁI NIỆM

Q uan hệ giống - loài là cơ sở của th ao tác mở rộ n g và th u hẹp khái niệm

Thao tác nhờ đo' chuyển khái niệm có ngoại diên rộn g với nội hàm hẹp sang khái niệm cđ ngoại diên hẹp hơn với nội hàm rộng hơn gọi là th u hẹp khái niệm Để th u hẹp khái niệm chỉ cần th êm các dấu hiệu vào nội hàm của khái niệm đó, ch ú n g

ta sẽ có khái niệm loài của khái niệm giống ẩy T hí dụ, th u họp khái niệm "nhà vãn Việt N am ", "nhà v ăn Việt N am th ế kỉ

XVI", "Nguyền T rãi” Giới h ạn của th ao tá c lôgic này là khái

Trang 38

niệm đơn nhất, vì nội hàm của khái niêm đơn nhât là phong phú nhất và ngoại dión chí có một đôi tượng duy nhất Trong quá trình thực hiện thao tác nàv cần phải chuyển liên tiếp từ khái niẹtiì giông tới khai niệm loài

Thao tác logíc nhơ đó chuyến khái niẹm có ngoại diên họp với nội hàm phong phú sang khái niẹm cỏ ngoại diên rộng với nội ham nghèo hơn gọi hà mơ rộng khái niệm ỉ)õ

thực hion thao tác này chỉ cán hò bớt

dấu hiọu tạo thành loài chúng t.a sẽ có

khái niệm gióng của khái niộm dó Khi

'hực hiện thao tác cán chuyển tiẽp tù'

khai niệm loài tới khái niệm giống Thí

dụ mo' rộng khái niọm "con ngiíòd" chúng

ĩ ói sẽ có khai niệm “dộng vật", "giới hữu

cơ" Quá trình mở rộng khái niệm kí”

thúc khi chúng ta thu dược pham trù

Phạm trù là khái niệm có ngoại diên

rụng nhất, nhưng nội hàm nghco nhát

Alỗi khoa học có mộr Ỉ1Ộ thông phạm trù riêng, xác định

Thao tác thu hẹp và mở rộng khái niệm là hai thao tao ngược nhau Chúng ta có thê’ mô hình ho'a chúng như ở hỉnh bên (h.8)

V I I I Đ Ị N H N G H Ĩ A K H Á I N IỆ M

1 B ả n c h ấ t c ủ a đ ịn h n g h ĩa k h á i n iệ m

Trong hoạt động thực tiễn của mình con người tát yếu phải giải thích ý nghỉa của các từ (thuật ngữ), phát hiện nội hàm của các khái niệm Nội hàm của các khái niệm khong trực tiếp bộc lộ trong các từ biểu thị khái niệm Phát hiện nội hàm của khái niệm nghía là xác định các dấu hiệu bản chát hoạc ý nghỉa

37

Trang 39

của từ (th u ật ngữ) biểu thị khái niệm Điểu này sẽ thự c hiện được nhờ định nghĩa khái niệm.

Đ ị n h n g h í a k h á i n i ệ m l à t h a o t á c l ô g i c n h ờ đ ó p h á t h i ệ n

n ộ i h à m c ủ a k h á i n i ệ m h o ặ c x á c l ậ p ý n g h ỉ a c ủ a c á c t h u ậ t

không chỉ chỉ ra dấu hiệu bản c h ấ t của danh từ m à còn p h ân biệt nó với các từ khác n ầm tro n g lớp "từ"

Trong mỗi định nghĩa bao giờ cũng cđ hai th à n h p h ần : K hái niệm cẩn p h át hiện nội hàm gọi là khái niệm được đ ịn h n ghĩa (viết tá t Dfd - difíniendum ) ; kh ái niệm nhờ đó p h á t hiện nội hàm của khái niệm được định n g h ĩa gọi là k h ái niệm để định nghĩa (viết tắ t D fn-difinience)

tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn khác tro n g sự p h á t tr iể n của xã hội" Nhờ định nghĩa duy d an h các th u ậ t ngữ m ới được nêu ra, những mô tả phức tạp n h ấ t của các đối tư ợ ng được thay bằng tên gọi ngán gọn, các kí hiệu thay thê' cho các th u ậ t ngữ Thí dụ "Tho'i quen là hàn h động tro n g đó các th a o tá c riêng lẻ trở th à n h các thao tác tự động do tậ p luyện th ư ờ n g xuyên", "C - vận tốc của á n h sá n g ”

Định nghĩa duy danh và định n g hĩa thực tế có cấu tạo như nhau Muốn ph ân biệt chúng cần chú ý định n g h ĩa tr ả lời câu nỏi nào Nếu định nghĩa tr ả lời câu hỏi : th u ậ t ngữ ấy có n g h ĩa

Trang 40

là gì, thì đó là định nghĩa duy danh, còn nếu trả lời câu hỏi : đối tượng được biểu thị bằng thuật ngữ đó là gì, thì đó là định nghĩa thực tế.

từ "giống nhau về hình thức ngữ âm", và "khác nhau vế ý nghĩa"

Nếu kí hiệu giống gẩn gũi qua b và dấu hiệu khác biệt vố loài qua A có thể biểu thị định nghía nàv a - A (b>, trong đd

a = Dfđ ; A(b) - Dfn Trong khi sử dụng định nghỉa này cấn lưu ý "giống gần gũi”, vì một loài có thế' có giống gần gũi và giống xa Thí dụ "hình vuông" co' giống gần gũi là "hỉnh chữ nhật” và giống xa là "hình bình hành"

này, nguồn gốc tạo thành đối tượng là dấu hiệu khác biệt vể loài, cấu tạo của định nghỉa này giống như cấu tạo của định nghĩa qua giống gần gũi và khác biệt về loài Thí dụ, "Hình cầu (a) là hình hình học (b) được tạo thành bàng cách quay

39

Ngày đăng: 18/06/2017, 19:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w