1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

157 742 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 3,92 MB

Nội dung

Những công trình nghiên cứu về HVHT của HS THCS ở ngoài nước HVHT là một trong những chủ đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Tâm lý học nói riêng và

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

ThS NGUYỄN THỊ DIỄM MY

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, trước hết tôi xin gửi lời cảm

ơn và biết ơn sâu sắc đến ThS Nguyễn Thị Diễm My – một giảng viên, một người hướng dẫn luôn hết lòng quan tâm, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và trong quá trình thực hiện nghiên cứu này; là một nhà nghiên cứu khoa học trẻ đầy năng động và nhiệt huyết cô đã cho tôi thấy được những mới lạ, sáng tạo, độc đáo trong nghiên cứu và đặc biệt là truyền cho tôi được niềm tin và sự yêu thích nghiên cứu

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, quý thầy cô và các em học sinh của một số trường THCS ở quận 4, quận 6, quận Gò Vấp, quận Tân Bình đã tạo điều kiện cho tôi khi thực hiện nghiên cứu này

Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Tâm lý học trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh

Sinh viên

Lương Thị Như Quỳnh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề về hành vi hung tính của HS THCS 6

1.1.1 Những công trình nghiên cứu về hành vi hung tính của HS THCS ở nước ngoài 6

1.1.2 Những công trình nghiên cứu về hành vi hung tính của HS THCS ở trong nước 10

1.2 Lý luận về hành vi hung tính của học sinh THCS 11

1.2.1 Lý luận về hành vi hung tính 11

1.2.1.1 Lý luận về hành vi 11

1.2.1.2 Lý luận về rối loạn hành vi 22

1.2.1.3 Lý luận về hành vi hung tính 26

1.2.2 Đặc điểm của HS THCS 46

1.2.3 Hành vi hung tính của HS THCS 53

1.2.3.1 Khái niệm hành vi hung tính của HS THCS 53

1.2.3.2 Các biểu hiện hành vi hung tính của HS THCS 53

1.2.3.3 Mức độ biểu hiện hành vi hung tính của HS THCS 58

Tiểu kết chương 1 60

Chương 2 HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THCS TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Tổ chức nghiên cứu hành vi hung tính của HS ở một số trường THCS tại Tp.HCM 61

2.1.1 Mục đích nghiên cứu hành vi hung tính của HS ở một số trường THCS tại Tp.HCM 61

Trang 5

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu hành vi hung tính của HS ở một số trường THCS tại

Tp.HCM 61

2.1.3 Vài nét về khách thể nghiên cứu HVHT của HS ở một số trường THCS tại Tp.HCM 68

2.2 Kết quả nghiên cứu hành vi hung tính của HS ở một số trường THCS tại Tp.HCM 69

2.2.1 Thực trạng hành vi hung tính của HS ở một số trường THCS tại Tp.HCM 69

2.2.1.1 Nhận thức của HS ở một số trường THCS về hành vi hung tính 69

2.2.1.2 Thực trạng hành vi hung tính của HS ở một số trường THCS tại Tp.HCM 73

2.2.2 Thực trạng biểu hiện hành vi hung tính của HS ở một số trường THCS tại Tp.HCM 92

2.2.2.1 Thực trạng biểu hiện hành vi hung tính của HS THCS thông qua các mối quan hệ bên ngoài 92

2.2.2.2 Thực trạng biểu hiện hành vi hung tính của HS THCS thông qua mối quan hệ bên trong HS 108

2.2.2.3 Mức độ biểu hiện hành vi hung tính của HS THCS thông qua các mối quan hệ bên ngoài và mối quan hệ bên trong HS 116

Tiểu kết chương 2 124

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Cách thức sàng lọc hành vi mang tính hung tính của HS THCS theo tuần 37

Bảng 1.2 Cách thức sàng lọc hành vi mang tính hung tính của HS THCS theo tháng 38

Bảng 1.3 Cách thức sàng lọc hành vi mang tính hung tính của HS THCS trong 3 tháng 38

Bảng 2.1 Cách thức quy đổi điểm theo mức độ 65

Bảng 2.2 Cách quy đổi mức độ biểu hiện HVHT 66

Bảng 2.3 Vài nét về khách thể nghiên cứu 68

Bảng 2.4 Nhận thức của HS THCS về khái niệm HVHT 70

Bảng 2.5 Nhận thức của HS ở một số trường THCS về mức độ lợi/hại của HVHT 71

Bảng 2.6 Nhận thức của HS ở một số trường THCS về mức độ nên có/không nên có HVHT 72

Bảng 2.7 Thực trạng hành vi mang tính hung tính của HS ở một số trường THCS trong tháng 12/2016 74

Bảng 2.8 Thực trạng hành vi mang tính hung tính của HS ở một số trường THCS trong tháng 01/2017 75

Bảng 2.9 Thực trạng hành vi mang tính hung tính của HS ở một số trường THCS trong tháng 02/2017 75

Bảng 2.10 Thực trạng HVHT của HS ở một số trường THCS trong ba tháng liên tục 77

Bảng 2.11 Phân loại HVHT theo nhóm 80

Bảng 2.12 Phân loại theo thứ hạng 81

Bảng 2.13 Động cơ dẫn đến HVHT của HS ở một số trường THCS 84

Bảng 2.14 Đối tượng của HVHT của HS ở một số trường THCS 85

Bảng 2.15 Địa điểm thực hiện HVHT của HS ở một số trường THCS 87

Bảng 2.16 Phương tiện thực hiện HVHT của HS ở một số trường THCS 88

Bảng 2.17 Thực trạng HVHT của HS ở một số trường THCS theo giới tính 90

Bảng 2.18 Thực trạng HVHT của HS ở một số trường THCS theo khối lớp 90

Bảng 2.19 Thực trạng HVHT của HS ở một số trường THCS theo hạnh kiểm 91

Bảng 2.20 Thực trạng biểu hiện HVHT của HS THCS thông qua mối quan hệ với GV 93

Bảng 2.21 Thực trạng biểu hiện HVHT của HS THCS thông qua mối quan hệ với bạn bè 95

Trang 8

Bảng 2.23 Biểu hiện HVHT thông qua tình huống giả định 1 100

Bảng 2.24 Biểu hiện HVHT thông qua tình huống giả định 2 101

Bảng 2.25 Biểu hiện HVHT thông qua tình huống giả định 3 102

Bảng 2.26 Biểu hiện HVHT thông qua tình huống giả định 4 102

Bảng 2.27 Biểu hiện HVHT thông qua tình huống giả định 5 103

Bảng 2.28 Biểu hiện HVHT thông qua tình huống giả định 6 104

Bảng 2.29 Thực trạng biểu hiện HVHT của HS ở một số trường THCS thông qua 6 tình huống giả định 105

Bảng 2.30 Kết quả chung về thực trạng biểu hiện HVHT của HS THCS thông qua mối quan hệ bên ngoài 105

Bảng 2.31 Kết quả so sánh theo cặp các biểu hiện HVHT của HS THCS thông qua mối quan hệ bên ngoài 106

Barng 2.32 Thực trạng biểu hiện HVHT của HS THCS thông qua mối quan hệ bên trong HS xét về mặt tự ý thức 108

Bảng 2.33 Thực trạng biểu hiện HVHT của HS THCS thông qua mối quan hệ bên trong HS xét về mặt thái độ 110

Bảng 2.34 Thực trạng biểu hiện HVHT của HS THCS thông qua mối quan hệ bên trong HS xét về mặt thái độ 113

Bảng 2.35 Kết quả chung về thực trạng biểu hiện HVHT của HS THCS thông qua mối quan hệ bên trong HS 115

Bảng 2.36 So sánh sự tương quan thực trạng biểu hiện HVHT của HS THCS thông qua mối quan bên ngoài và mối quan hệ bên trong HS 116

Bảng 2.37 Mức độ biểu hiện HVHT thực trạng biểu hiện HVHT của HS THCS thông qua mối quan bên ngoài và mối quan hệ bên trong HS 116

Bảng 2.38 Mức độ biểu hiện HVHT của HS ở một số trường THCS theo giới tính 118

Bảng 2.39 Mức độ biểu hiện HVHT của HS ở một số trường THCS theo khối lớp 119

Bảng 2.40 Mức độ biểu hiện HVHT của HS ở một số trường THCS theo hạnh kiểm 121

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 Phân biệt RLHV và HVLCXH 26

Biểu đồ 1.2 Phân biệt hành vi mang tính hung tính, HVHT và hung tính 31

Biểu đồ 1.3 Phân biệt HVHT, RLHV và HVLCXH 31

Biểu đồ 1.4 Cách sàng lọc khách thể có HVHT 38

Biểu đồ 2.1 Cách sàng lọc HS THCS có HVHT 64

Biểu đồ 2.2 Hành vi mang tính hung tính qua ba tháng 76

Biểu đồ 2.3 Thực trạng HVHT của HS THCS 78

Biểu đồ 2.4 Phân loại HVHT theo nhóm của HS THCS 80

Biểu đồ 2.5 Mức độ biểu hiện HVHT của HS THCS 117

Biểu đồ 2.6 Mức độ biểu hiện HVHT của HS THCS theo giới tính 119

Biểu đồ 2.7 Mức đồ biểu hiện HVHT của HS THCS theo khối lớp 120

Biểu đồ 2.8 Mức độ biểu hiện HVHT của HS THCS theo hạnh kiểm 122

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Luật giáo dục của nước Việt Nam vào năm 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh (HS) phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam

xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều

27 – Luật giáo dục) [4] Từ đó, nước ta đã và đang xây dựng những mô hình học tập, giáo dục để đạt được mục tiêu nêu trên Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước và dĩ nhiên trên con đường đạt được điều tốt đẹp ấy sẽ gặp phải không ít những khó khăn và thử thách do thực tế đề ra Ngày nay khi cuộc sống đặt ra cho con người nhiều sức ép về học tập, về công việc, về các mối quan hệ, thì cũng chính là lúc hành vi hung tính (HVHT) của con người được gia tăng theo cấp số nhân nếu không có những kỹ năng cần thiết để giải quyến vấn đề cũng như là giải tỏa những cảm xúc tiêu cực HVHT xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi đối tượng mà không có bất kì sự phân biệt nào Đây là vấn đề rất đáng được quan tâm vì nó để lại hậu quả vô cùng nặng nề về mặt thể chất, về mặt tinh thần cho bản thân, cho người khác và cho xã hội Điều này vẫn thường thấy những điều này thông qua các phương tiện truyền thông khi đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột, làm cho hồ sơ của các vụ án nghiêm trọng ngày càng nhiều và nhất là những vụ án liên quan đến bạo lực học đường Theo số liệu thống kê đầu năm

2015 của Bộ GD&ĐT, trong một năm học toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ HS đánh nhau ở cả trong và ngoài phạm vi nhà trường, tương đương khoảng 5 vụ đánh nhau trong một ngày [53] Đây là một tín hiệu báo động và điều này cản trở các em góp phần hoàn thành mục tiêu mà luật giáo dục Việt Nam đã đề ra Vì thế cần có sự can thiệp để xác định được thực trạng, nhận diện được biểu hiện của HVHT nhằm giảm các trường hợp và hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra mà tâm điểm ở đây chính là đối tượng HS Trung học cơ sở (THCS)

Trang 11

Theo các nhà Tâm lý học, lứa tuổi HS THCS được xem là thời kì quá độ – một giai đoạn bùng nổ có phần nổi loạn khi có sự chuyển tiếp từ thế giới trẻ con sang thế giới người lớn Theo tác giả Trương Thị Khánh Hà: “Đây được xem là giai đoạn có nhiều thay đổi về sinh lý, về nhận thức, về cấu trúc nhân cách và về vị thế xã hội” [10, tr.180] Chính vì vậy, ở lứa tuổi HS THCS vẫn có thể điều chỉnh cho phù hợp với những chuẩn mực, can thiệp kịp thời không để HVHT gây trở ngại trong quá trình phát triển nhân cách và xã hội mà nhân cách ở đây là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý cá nhân thể hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người [38]

Xuất phát từ những nguyên nhân trên nên đề tài: “Hành vi hung tính của học sinh

ở một số trường Trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định thực trạng HVHT và thực trạng biểu hiện HVHT của HS ở một số trường THCS tại Tp.HCM

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài như: hành vi, HVHT, HVHT của HS THCS

Khảo sát thực trạng HVHT và thực trạng biểu hiện HVHT của HS ở một số trường THCS tại Tp.HCM

4 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

HVHT của HS ở một số trường THCS tại Tp.HCM

4.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu chính bao gồm: 466 HS tại 4 trường THCS tại quận 4, quận 6, quận Gò Vấp, quận Tân Bình

5 Giả thuyết nghiên cứu

Tỉ lệ HS ở một số trường THCS tại Tp.HCM có HVHT khá cao, trong đó HVHT lời nói là chủ yếu Mức độ biểu hiện HVHT của HS ở một số trường THCS đa phần nằm ở mức độ “nhẹ”

Trang 12

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu HVHT của HS một số trường THCS tại Tp.HCM dựa trên thực trạng HVHT và thực trạng biểu hiện của HVHT mà không nghiên cứu các phạm trù khác của HVHT

Thực trạng HVHT được xác định dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM – V

mà không dựa và tiêu chuẩn chẩn đoán khác Thực trạng biểu hiện HVHT được xác định dựa trên biểu hiện HVHT của HS THCS thông qua các mối quan hệ bên ngoài và thông qua các mối quan hệ bên trong HS mà không dựa vào những tiêu chí khác

6.2 Phạm vi địa bàn nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu ở một số trường THCS tại Tp.HCM, bao gồm trường

THCS A (quận 4), trường THCS B (quận 6), trường THCS C (quận Gò Vấp), trường THCS D (quận Tân Bình) mà không nghiên cứu các trường THCS ở các địa bàn khác tại Tp.HCM

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp luận khác nhau, trong đó quan điểm hệ thống cấu trúc và quan điểm thực tiễn đóng vai trò chủ yếu

7.1.1 Quan điểm hệ thống cấu trúc

Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như hành vi, HVHT, HVHT của HS THCS Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập

7.1.2 Quan điểm thực tiễn

HVHT là một trong những hành vi gây nguy hiểm cho bản thân, người khác và

xã hội Trên thực tế nguyên nhân làm gia tăng các vụ án hình sự và nhất là các vụ bạo lực học đường hiện nay một phần là do HVHT gây ra Xuất phát từ thực tiễn nêu trên kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ giúp xác minh thực trạng HVHT, thực trạng biểu hiện của HVHT ở HS THCS – một giai đoạn lứa tuổi đầy biến động Để từ đó gia đình, nhà trường và xã hội có thể dựa vào tình hình thực tế này đưa ra những biện pháp phù

Trang 13

hợp nhằm giảm thiểu số lượng HS có HVHT cũng như góp phần làm giảm đi hậu quả

do HVHT gây ra

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA HỌC SINH

TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề về HVHT của HS THCS

1.1.1 Những công trình nghiên cứu về HVHT của HS THCS ở ngoài nước

HVHT là một trong những chủ đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Tâm lý học nói riêng và những nhà nghiên cứu khác nói chung, vấn đề này đã được nghiên cứu từ những năm đầu thế kỉ thứ XIX Nhiều nhà khoa học cho rằng hung tính có ở mọi loài động vật kể cả con người, là sự đấu tranh để chiếm hữu và bảo vệ lãnh thổ, rất ít xã hội không tồn tại sự thù hằn và hung hãn tính [5]

Darwin là người đầu tiên đưa ra quan điểm tự nhiên về HVHT, trong nghiên cứu

về thuyết tiến hóa của loài người được căn cứ trên nguyên lý chọn lọc tự nhiên Theo ông khi có nạn đói, chiến tranh, hoặc khi thức ăn trở nên hiếm hoi sự cạnh tranh xuất hiện và trong cuộc đấu tranh sinh tồn sự chọn lọc sẽ tác động làm lợi cho kẻ mạnh Trong suốt quá trình phát triển của loài người, hung tính đóng vai trò quan trọng trong

sự sống còn của các thành viên Những người săn bắn đôi lúc phải hung hãn để giết các con vật, tiêu diệt các bộ tộc khác, giành bạn tình hoặc giành lãnh thổ Tất cả điều này cho thấy HVHT như một loại hành vi tự nhiên vốn có ở con người trong quá trình tồn tại và trưởng thành Tuy nhiên trong xã hội văn minh loại HVHT theo kiểu chọn lọc tự nhiên này không được xã hội chấp nhận [9] Lorenz cũng cho rằng hung tính là một trong những yếu tố chính của sự phát triển của con người [49]

Các nhà Phân tâm học cho rằng hung tính là một lực bẩm sinh đi song song với tính dục Về sau, Freud đã đồng nhất hung tính với năng lực chết của loài người, sự xuất hiện ngôn ngữ và trí tuệ tạo ra nhiều hình thái tấn công tượng trưng [12] Freud cho rằng con người bị thúc đẩy bởi hai bản năng chính yếu nhất: bản năng sống (Eros)

và bản năng chết (Thatanos) Với bản năng sống, cá nhân có những nhu cầu cần thiết cho hoạt động sống của mình như ăn uống, tình dục, được bảo vệ, được yêu thương

Trang 16

dưới dạng hung tính Đầu tiên là chống lại những tác nhân kích thích không mong muốn của thế giới bên ngoài, thứ hai là chế ngự đối tượng tình dục, thứ ba là chống lại những cá nhân hoặc hoàn cảnh ngược với những ham muốn của bản ngã Tuy nhiên, nền văn minh đảm bảo rằng một phần của sự hủy hoại này một lần nữa được hướng vào trong, tích hợp vào siêu ngã và được biểu lộ như cảm giác có lỗi dẫn tới sự quở trách, căm ghét và trừng phạt bản thân [1, tr.114 – 115]

Lorenz (1950) cũng mô tả sự hung tính như một đặc điểm sinh học – trong trường hợp này, một năng lượng bên trong hình thành trong cá nhân và phải được phóng thích Nhân tính trong mô hình của Lorenz gồm bồn chứa sự hung tính liên tục được lắp đầy vì thế phải được kiểm soát và phóng thích an toàn [26]

Trong quyển sách nổi tiếng được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1915 W.B Cannon đã chỉ ra rằng trong cơn tức giận có sự suy giảm về nhận thức cảm giác – điển hình là những người chiến đấu mặc dù họ bị thương rất nặng nhưng vẫn không cảm nhận được nó [41]

Jacobs, Brunton và Melville trong nghiên cứu của mình (1965) đã nhận thấy tỉ lệ phần trăm cá nhân có nhiễm sắc thể XYY ở tù cao hơn dân số nói chung và đi đến lập luận cho rằng sự hung tính có thể do di truyền quyết định “sinh ra đã là tội phạm” [26] Năm 1966 Richord Speck – một người đàn ông bị kết án tù khổ sai vì giết liên tiếp 7 người y tá ở Chicagô, khi xét nghiệm người ta thấy người đàn ông này thừa một nhiễm sắc thể “Y” [12]

Lomroso coi những dị dạng về sinh lý, giải phẫu bẩm sinh là nguồn gốc của HVHT chẳng hạn những người mũi bẹt, trán thấp, quai hàm và xương gò má lớn, đặc biệt là những người có dị tật về mắt, chân to bè,…[12]

James Dabbs và đồng nghiệp đã tìm thấy một lượng testosterone lớn trong máu của một tên sát nhân hàng loạt Tiêm chất testosterone (hóc môn giới tính nam) sẽ làm tăng tính hung hãn của động vật và ở con người cũng có kết quả tương tự Các nghiên cứu chỉ ra rằng: Những người tử tù có vi lượng testosterone cao hơn bình thường, họ thường vi phạm luật lệ nhà tù nhiều hơn đặc biệt là những cuộc đối đầu công khai Còn trong trường đại học, những sinh viên khó bảo vô trách nhiệm với xã hội cũng có lượng testosterone trung bình cao nhất Người ta cũng chứng minh được rằng,

Trang 17

serotonin (chất dẫn đường thần kinh) dường như có thể ngăn chặn được HVHT và những tên tội phạm bạo lực có lượng chất serotonin được sản sinh ra thấp hơn [9] Công trình nghiên cứu: “Soft Drinks and Aggression in Children” của Suglia cùng với các nhà nghiên cứu của Đại học Vermont và Đại học Y tế Cộng đồng của Đại học Harvard Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 43% bé trai và bé gái uống ít nhất một chai sô đa mỗi ngày, 4% trẻ em uống 4 chai sô đa trở lên mỗi ngày Bà cho hay đã phát hiện ra rằng trẻ em uống nhiều sô đa có biểu hiện HVHT nhiều gấp hai lần những trẻ em không uống Những HVHT ấy bao gồm: phá hoại tài sản của người khác, tham gia đánh nhau và tấn công người khác về thể xác Bà nhấn mạnh rằng thành phần caffeine trong đó có thể làm cho trẻ em trở nên hung hãn hơn [58]

Những nhà khoa học theo thuyết nội tâm cho rằng nguồn gốc của HVHT không phải do bẩm sinh mà là sự đáp ứng lại với những hẫng hụt và đau đớn Hai tác giả Doller và Miller (1939) cho rằng, nếu một người bị ngăn cản hoạt động để đạt được mục đích nào đó sẽ có nguy cơ bị hẫng hụt nhiều hơn và anh ta sẽ phản ứng đối với những hẫng hụt đó bằng sự thể hiện hung tính với vật thể hoặc người cản trở hoạt động của anh ta [12]

Tuy nhiên, tác giả Bendura (1973) cho rằng phần lớn các ứng xử của con người

là do bắt chước Theo ông nếu những nhà giáo dục, bố mẹ, thầy cô giáo tỏ ra hung hãn thì trẻ sẽ bắt chước và tỏ ra hung hãn Ngược lại nếu trẻ bị phạt vì ứng xử hung hãn thì tần số hung hãn cũng sẽ giảm [12] Ông đã ghi nhận được từ những báo cáo trước đó cha mẹ của những đứa trẻ có HVHT thường khen thưởng HVHT của con khi chúng thể hiện những hành vi ấy ngoài đường [48, tr 298]

Eron đã tiến hành điều tra tại Chicagô (Mỹ) để làm rõ mối quan hệ giữa những trẻ hung bạo và những đặc điểm của bố mẹ và môi trường chúng sống Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em hung bạo là trẻ ít được người khác yêu mến và ít quan tâm đến các hoạt động ở trường học 96% cha mẹ của đứa trẻ hung tính đã dùng những hình thức trừng phạt thân thể đối với chúng Ngoài ra, trẻ dễ bị rơi vào những tưởng tượng hung tính, nhất là khi xem những bộ phim bạo lực và nhân vật mà chúng tự đồng nhất Eron khẳng định: xem phim bạo lực là nguyên nhân cơ bản tạo ra hung tính của trẻ [12]

Trang 18

Bên cạnh đó còn một số công trình ở nước ngoài nghiên cứu về HVHT mà đối tượng là HS THCS Điển hình như công trình của Pamela Orpinas trường Đại học Georgin và Ralph Frankowski Đại học Texas – Houstan Công trình này nghiên cứu về phương pháp tự báo cáo HVHT dành cho HS thiếu niên (khối 6, khối 7 và khối 8) Thang đo này bao gồm 11 mục được thiết kế để đo lường tự báo cáo HVHT của thiếu niên và được sử dụng để đánh giá trong hai mẫu độc lập của thiếu niên (n = 253 và n = 8.695) Điểm tin cậy cao trong cả hai mẫu và không có sự khác biệt đáng kể theo giới tính, dân tộc hoặc khối lớp và điểm số HVHT cũng ổn định hai năm sau đó Điểm trung bình trong thang đo HVHT của thiếu niên có liên quan tích cực trong đánh giá độc lập của GV đối với HVHT của HS và đưa ra các biện pháp khắc phục cũng như là những dự báo của HVHT Điều này hỗ trợ nghiên cứu một cách sâu hơn về tình trạng bạo lực ở trường học [50]

Ngoài ra công trình nghiên cứu về: “HVHT của một số HS trong khu đô thị ở Bắc Karnataka” của Fawwad Shaikh, R G Viveki, A B Halappanavar cũng có đối tượng tương tự, bao gồm tất cả là 347 HS (199 HS nam và 148 HS nữ) Kết quả khảo sát những em HS có HVHT cho thấy: có 26,2 HS có HVHT xuất phát từ việc bắt trước các thành viên trong gia đình, 43,3% HS có cha mẹ là những người có HVHT, từ nhân vật của phim ảnh là 39,0% và HVHT xuất hiện ở cả nam và nữ với xu hướng tăng mạnh về HVHT thể chất/vật chất [45]

Bên cạnh đó hai tác giả Shiveen Fatima và M Phil Scholar trường Đại học NUML, Pakistan cũng nghiên cứu về HVHT của HS THCS với đề tài: “Nguyên nhân dẫn đến hành vi hung tính của HS THCS” Nghiên cứu này chỉ ra nguyên nhân dẫn đến HVHT của HS THCS và dữ liệu này được thu thập từ GV của các trường THCS thông qua các cuộc phỏng vấn đồng thời cho thấy HS nam sử dụng HVHT vật chất/thể chất và HVHT lời nói vào các hoạt động gây phá hoại nhiều hơn so với nữ [51]

Nhìn chung, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về HVHT và một

số đề công trình nghiên cứu về HVHT của HS THCS để từ đó cho ra đời những học thuyết, những quan điểm và những bằng chứng xác thực,… Điều này cho thấy HVHT

là một vấn đề được quan tâm khi đã thu hút nhiều sự chú ý của các nhà khoa học trên

Trang 19

nhiều lĩnh vực khác nhau Trong đó, Tâm lý học và Y học là hai lĩnh vực có những công trình nghiên cứu, đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn nhiều hơn cả

1.1.2 Những công trình nghiên cứu về HVHT của HS THCS ở trong nước

Ở Việt Nam, HVHT cũng được quan tâm và nghiên cứu nhất là khi cuộc sống bắt đầu đặt lên cho con người nhiều áp lực, nhiều khó khăn; khi muốn giải mã được những nguyên nhân dẫn tới các số liệu thống kê về thực trạng bạo lực học đường, các

vụ án nghiêm trọng đang ngày một gia tăng và để đưa những biện pháp ngăn chặn kịp thời

Tạp chí số 11 năm 2002 của tác giả Phạm Mạnh Hà và Hoàng Gia Trang đã có một bài viết về “hung tính ở trẻ” trong bài viết này tác giả đã đưa ra cách nhận diện hung tính, các lý thuyết nguyên nhân của hung tính, phòng ngừa hung tính và điều trị hung tính [12]

Công trình về: “Nghiên cứu thực trạng biểu hiện hành vi hung tính của học sinh tiểu học tại trường Tiểu học Phan Phu Tiên thành phố Đà Nẵng” năm 2012 của một nhóm sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng thực hiện dưới sự hướng dẫn của tác giả Nguyễn Thị Trâm Anh Khách thể khảo sát gồm có

400 HS và 23 GV Kết quả nghiên cứu cho thấy biểu hiện HVHT của trẻ thường thông qua ngôn ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp và biểu hiện hung tính phần lớn phụ thuộc vào khí chất, tính chất hiếu động của các em ở lứa tuổi này [3]

Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn việc nghiên cứu những biểu hiện HVHT của HS tiểu học ngày nay là nội dung cần thiết để có sự can thiệp sớm và phòng ngừa phù hợp nhằm giảm thiểu các hành vi bạo lực ở lứa tuổi lớn hơn Từ đó, tác giả Huỳnh Văn Sơn đã đưa ra một chủ đề bàn luận: “Nghiên cứu phương pháp sàng lọc sơ bộ HS tiểu học có biểu hiện hành vi hung tính” vào năm 2014 Theo ông, HVHT của trẻ tiểu học

là một dạng hành vi khi trẻ chuyển từ trạng thái bình thường sang trạng thái cáu giận, bực tức với tần suất vài lần trong ngày hay trong tuần được biểu hiện ra bên ngoài bằng ngôn ngữ hoặc bằng hành động Khách thể nghiên cứu là 1280 HS, tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Phiếu quan sát và phiếu điều tra được phát cho 30 lớp và khoảng 40 GV Kết quả thu được cho thấy có 23 HS trong toàn trường có biểu hiện

Trang 20

Trong tạp chí số 12 vào năm 2014 tác giả Đặng Hoàng Ngân đã nghiên cứu về đề tài: “Gắn bó mẹ con ở trẻ hung tính – tiếp cận Phân tâm học” Phương pháp nghiên cứu trường hợp được sử dụng để phân tích ý nghĩa của hung tính, các yếu tố trong quan hệ gắn bó mẹ con đối với một trường hợp bé trai 10 tuổi có HVHT [28]

Công trình nghiên cứu về: “Biểu hiện hành vi hung tính của người nghiện rượu, bia đối với các thành viên trong gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thụy Diễm Chi năm 2015 – Nghiên cứu được thực hiện trên 87 khách thể đã được lọc ngẫu nhiên từ 320 người đàn ông sử dụng rượu bia từ ba năm trở lên Kết quả nghiên cứu cho thấy 53/87 khách thể nghiên cứu có biểu hiện HVHT: Ở mức độ nhẹ là 42,5%, mức độ vừa là 12,6% và mức độ nặng là 5,7% Mặc dù mức độ nặng chỉ chiếm 5,7% nhưng khi quan sát trên thực tế khách thể này đã gây ra nhiều thương tích lẫn cố tật cho những người bị thực hiện hành vi [5] Điều này để lại những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình – những người phải hứng chịu HVHT của người nghiện rượu bia gây ra

Nhìn chung, HVHT đã được quan tâm và nghiên cứu ở Việt Nam song những công trình và bài viết ở nước ta chưa nhiều Có thể thấy, HVHT là một vấn đề khá nhạy cảm khi thực hiện nghiên cứu sẽ gặp nhiều những khó khăn và thử thách Bên cạnh đó, HVHT là vấn đề đáng được quan tâm và nhìn nhận một cách nghiêm túc Chính vì vậy có thể thấy những nhà nghiên cứu khoa học còn nhiều lo ngại và chưa thật sự mạnh dạn để nghiên cứu vấn đề này

Những công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào đối tượng HS tiểu học, chưa có công trình nào nghiên cứu về HVHT mà đối tượng là HS THCS Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Hành vi hung tính của học sinh ở một số trường Trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh” với mục đích bổ sung thêm cở sở lý luận

về hành vi, HVHT và làm rõ HVHT của HS ở một số trường THCS tại Tp.HCM

1.2 Lý luận về HVHT của HS THCS

1.2.1 Lý luận về HVHT

1.2.1.1 Lý luận về hành vi

a Các quan điểm về hành vi trong Tâm lý học

a.1 Các quan điểm về hành vi trong Tâm lý học hành vi

Trang 21

a.1.1 Thuyết hành vi cổ điển

Nhân vật hàng đầu của Tâm lý học hành vi là J Watson Các luận điểm của ông

là nền tảng lý luận của hệ thống Tâm lý học này, thể hiện cụ thể qua Cương lĩnh Tâm

lý học của Thuyết hành vi

Trong thuyết hành vi cổ điển, hành vi được hiểu một cách hết sức đơn giản là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường tác động vào J Watson đã đưa ra một công thức nổi tiếng để diễn tả mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường là S – R Trong đó S (Stimulation) là kích thích – xuất phát từ môi trường bên ngoài cơ thể và R (Reaction) là phản ứng của cơ thể để đáp trả kích thích đó Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuân theo nguyên tắc: khi có một kích thích nào

đó tác động vào cơ thể thì cơ thể trả lời bằng một phản ứng nào đó Từ đây phát biểu lên công thức nổi tiếng của hành vi chủ nghĩa S – R, công thức này biểu đạt mọi hành

vi do cơ thể nào đó tạo ra Hành vi được khẳng định là đối tượng của Tâm lý học mới Công thức trên cho thấy tính trực tiếp trong mối liên hệ giữa cơ thể và môi trường không có thông qua một trung gian nào cả, khi có kích thích thì tức khắc cơ thể

“sản xuất” hành vi đáp trả như một phản xạ không điều kiện Có thể thấy rằng với cách hiểu này thì hành vi của cơ thể chỉ đơn thuần là những thao tác mang tính sinh học, máy móc; cho thấy ý thức không đóng vai trò gì trong việc điều khiển hoạt động của con người Con người hoàn toàn thụ động trước hoàn cảnh môi trường Hơn nữa, quan điểm này chủ trương nguồn gốc của hành vi là do nhân tố bên ngoài tác động mà không đề cập đến “môi trường bên trong” của chủ thể Các nhà hành vi chủ nghĩa coi nhẹ tính tích cực của chủ thể, đề cao vai trò của kích thích bên ngoài trong việc tạo ra các phản ứng

Sự sai lầm này xuất phát từ định nghĩa của Watson về con người: con người là tổng các phản ứng cơ thể Ông coi con người như là “một cơ thể phản ứng” hay như là

“một cái máy sinh học nghiêm túc” Con người trong Tâm lý học hành vi không phải

là một chủ thể chủ động hoạt động trong môi trường xã hội, tác động và làm biến đổi môi trường đó mà là các cơ thể, cá thể thụ động đối với áp lực của môi trường

Trang 22

a.1.2 Thuyết hành vi mới

E Tolman (1886 – 1959) gọi hành vi đó là “cử động hành vi” (behaviour acts) [16, tr 85 – 87] Cử động hành vi không phải là phản ứng sinh lý học, vì vậy phải nghiên cứu hành vi tổng thể bằng con đường riêng với các yếu tố trung gian của chủ thể trong sơ đồ S – R Yếu tố đó chính là quá trình nhận thức với hy vọng sẽ xóa bỏ được tính trực tiếp trong sơ đồ S – R Tolman hiểu hành vi một cách tổng thể trong đó

có các biến số trung gian làm khâu gián tiếp giữa kích thích và phản ứng: S – O – R Biến số trung gian là những nhân tố không quan sát được, mang tính chất giả định của

cơ thể, trên thực tế là yếu tố quy định hành vi Biến số trung gian gồm: hệ thống nhu cầu, hệ thống động cơ giá trị và trường hành vi Ông cho rằng mọi hành vi đều là có nhận thức do đó ít nhiều nó là có ý thức, tuy nhiên lại giải thích khái niệm ý định, tính

có mục đích của hành vi theo tinh thần sinh vật hóa, phù hợp với sự giải thích hành vi động vật Đây chính là công lao của Tolman đối với toàn bộ trào lưu hành vi chủ nghĩa [16, tr 49 – 62]

Trong khi đó, K Hull (1884-1953) lại cho rằng: “Tiến hóa của các quá trình cơ thể làm xuất hiện thêm một hình thái hệ thần kinh ở các cơ thể cao cấp mà dưới sự tác động của nhu cầu loại hai (nhu cầu tích cực cơ bắp) loại hệ thần kinh này sẽ tạo ra vận động không có huấn luyện trước, các vận động này có xác suất lớn là thực hiện hết các nhu cầu đó Chúng tôi gọi tính tích cực đó là “hành vi” [16, tr 64] Hành vi theo K Hull là cử động có thể làm thỏa mãn nhu cầu cơ thể, là hàm do các biến số nhu cầu cơ thể và môi trường ngoài cơ thể tạo nên: S – O – R (O là cơ thể, đặc biệt là trạng thái hệ thần kinh) Tuy nhiên hành vi này vẫn nằm trong mối liên hệ trực tiếp giữa S – R Tâm

lý con người đâu phải là các phản ứng đơn thuần và dù trong phản ứng có phản ánh trạng thái bên trong cơ thể, trạng thái của hệ thần kinh thì cũng chưa nói lên đầy đủ nội dung tâm lý Như vậy, hành vi đã bị sinh lý hóa và sinh vật hóa Hành vi con người là hành vi phi xã hội vì mục đích cuối cùng là sự tồn tại của cơ thể

a.1.3 Thuyết hành vi tạo tác của B.F Skinner

B F Skinner (1904 - 1990) trên cơ sở thừa nhận và phân tích hai thành phần trong sơ đồ S – R của Watson, đối tượng nghiên cứu của hành vi con người được ông cho là khía cạnh hành động của nó Nghiên cứu thực nghiệm cũng như phân tích lý

Trang 23

thuyết hành vi động vật, Skinner đã đưa ra ba dạng của hành vi: hành vi phản xạ có điều kiện, hành vi phản xạ không điều kiện và hành vi tạo tác Các dạng hành vi có điều kiện và không điều kiện do kích thích (S) gây ra gọi là phản ứng kiểu S Chúng chỉ là một phần xác định trong cấu thành của hành vi và chỉ dựa vào phản ứng S thôi thì không có sự thích nghi với cuộc sống thực tế Thực chất, quá trình thích nghi được cấu trúc trên cơ sở các thử nghiệm tích cực - do các tác động của con vật lên môi trường xung quanh mà một cách ngẫu nhiên có thể dẫn đến kết quả dương tính Những phản ứng sinh ra không phải do kích thích mà do cơ thể tự tạo ra gọi là tạo tác, đây là phản ứng dạng R [17]

Về cơ chế sinh học, cả hành vi có điều kiện cổ điển lẫn hành vi tạo tác đều có cơ

sở là phản xạ có điều kiện, nhưng chúng khác nhau về tính chủ động của hành vi cơ thể đối với kích thích môi trường Về nguyên tắc, cả hai đều là sơ đồ trực tiếp S – R Điều khác cơ bản là trong sơ đồ cổ điển S – R các kích thích (S) đóng vai trò tín hiệu, còn trong sơ đồ tạo tác vai trò tín hiệu này được chuyển vào trong hành vi củng cố Nói cách khác, trong sơ đồ hành vi tạo tác, hành vi củng cố (do con vật tự tạo ra) có vai trò kích thích (S) trong sơ đồ S – R Vì vậy, có thể diễn đạt mối quan hệ này trong công thức S – r – s – R Mặc dù bản chất trực tiếp kích thích - phản ứng là hiển nhiên trong cả hai sơ đồ nhưng trong sơ đồ hành vi tạo tác tính chất chủ động và tự do tác động của cá thể đối với môi trường là lớn hơn rất nhiều so với sơ đồ cổ điển [17] Tóm lại, sai lầm của thuyết hành vi trong quan niệm về hành vi là:

- Phủ nhận ý thức như dạng đặc biệt điều chỉnh hành vi

- Quy hành vi về các hành động thích ứng bên ngoài

- Phủ nhận các cơ chế thần kinh (cơ sở sinh lý của hành vi con người)

- Tuyệt đối hóa vai trò của môi trường

Hậu quả của sai lầm này đã dẫn đến “con người trong Tâm lý học hành vi không phải là một chủ thể chủ động hoạt động trong môi trường xã hội, tác động và làm biến đổi môi trường đó mà là các cơ thể, cá thể thụ động đối với các áp lực của môi trường”

Trang 24

a.2 Các quan điểm về hành vi trong Tâm lý học hoạt động

Theo L.X Vưgôtxki, khuyết điểm của thuyết hành vi cổ điển là nghiên cứu hành

vi của “loài có vú thượng đẳng” chứ không nghiên cứu hành vi của “con người xã hội” [16, tr 124] Vì vậy những nghiên cứu ấy vừa thoát ra khỏi cảnh “thực vật hóa” tâm lý coi sự trưởng thành của cơ thể là nguyên nhân quyết định sự phát triển tâm lý, thì lập tức lại rơi vào cảnh “động vật hóa” tâm lý, coi sự phát triển tâm lý chỉ là một dạng phức tạp hơn, phát triển hơn trong quá trình nảy sinh và tiến hóa các dạng tâm lý của hành vi trong thế giới động vật

L.X Vưgôtxki khẳng định hành vi người và hành vi động vật có cấu trúc hoàn toàn khác nhau Theo ông, cấu trúc hành vi của con người bao gồm kinh nghiệm lịch

sử, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm kép Các kinh nghiệm này có điểm chung là nội dung của chúng đều xuất phát từ lao động, từ quá trình truyền đạt kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ người này sang người khác và từ việc lĩnh hội kinh nghiệm của cá nhân mỗi người

X.L Rubinstein quan niệm hành vi là hoạt động đặc biệt và hoạt động chuyển thành hành vi chỉ khi mà động lực hoạt động từ bình diện đối tượng chuyển sang quan

hệ cá nhân – xã hội Như vậy hành vi không còn là một hay một vài cử động riêng rẽ nào đó của con người mà là tổ hợp các cử động, thao tác, hành động bề ngoài của con người Đây là vấn đề phương pháp luận của việc nghiên cứu hành vi người

Thuyết định luận duy vật biện chứng đã chỉ ra rằng: “Tồn tại quyết định ý thức, ý thức độc lập tương đối với “tồn tại” và tác động trở lại “tồn tại” Với tinh thần này, các nhà Tâm lý học hoạt động đã quán triệt và chứng minh trong các công trình nghiên cứu của mình rằng ý thức là một chất lượng mới của toàn bộ tâm lý người Ý thức là chức năng tâm lý cấp cao chỉ có ở người và đây là đặc trưng của con người Theo đó, hành vi ở con người do ý thức định hướng, điều khiển, điều chỉnh, khác xa hoàn toàn

so với hành vi của con vật

Sau khi tìm hiểu bản chất của hành vi, các nhà Tâm lý học đi sâu vào việc tìm hiểu nguyên nhân hay yếu tố quyết định hành vi con người Trong lịch sử phát triển, Tâm lý học đã chứng kiến hai cách lý giải hoàn toàn khác nhau Thứ nhất là cách giải thích của trường phái xem hoàn cảnh xã hội là cái quyết định hành vi con người, đây là

Trang 25

xu hướng nghiên cứu Tâm lý học xã hội Trường phái thứ hai cho rằng hành vi con người do chủ thể hành vi, tức yếu tố con người với những đặc điểm nhân cách nhất định quyết định Nhưng cả hai trường phái trên chỉ lý giải hành vi con người phiến diện Từ đó nảy sinh một cách nhìn khác về vấn đề tìm hiểu nguyên nhân hay yếu tố quyết định hành vi con người, đó là những quan điểm của các thuyết tương tác cổ điển Luận điểm cơ bản của các lý thuyết này cho rằng hành vi chịu sự ảnh hưởng của sự tương tác giữa yếu tố con người và hoàn cảnh xã hội [21]

Quan điểm Triết học Mác – Lênin cho rằng mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh là mối quan hệ biện chứng, trong đó như Mác đã nhận định rằng trong chừng mực con người tác động bao nhiêu lên hoàn cảnh thì nó cũng chịu tác động của hoàn cảnh bấy nhiêu Như vậy mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh là mối quan hệ tương tác tương hỗ, mà ở đó con người vừa là chủ thể tác động, vừa chịu tác động của hoàn cảnh, môi trường sống Nhưng con người không phải thích nghi một cách thụ động mà là một chủ thể tích cực của hành động, tác động có ý thức nhằm cải tạo hoàn cảnh xung quanh và điều chỉnh chính bản thân mình trong cuộc sống Hoàn cảnh là yếu tố tạo nên hành vi con người [19]

Từ năm 1926, L.X Vưgôtxki đã xác định ý đồ chung trong việc cải tổ Tâm lý học trên cơ sở chủ nghĩa Mác là xây dựng “một khoa học về hành vi của con người xã hội” chứ không phải “hành vi của cơ thể con người” Theo L.X Vưgôtxki, Tâm lý học phải nghiên cứu cả hành vi người với tư cách là “cái con người làm ra” lẫn ý thức người, ý thức người cũng là một cái thực tại như hành vi L.X Vưgôtxki đã dành vị trí trung tâm trong bài báo cương lĩnh của mình cho tư tưởng coi rằng Tâm lý học với tư cách là một khoa học cụ thể phải hướng các cố gắng của mình vào nghiên cứu ý thức

và hành vi của người là một tồn tại lịch sử, xã hội, lao động, có ý thức, chứ không phải

là “cái túi đựng đầy đủ phản xạ” [14] Lập trường xuất phát đó chỉ ra rằng, chỉ có thể giải quyết vấn đề ý thức là hiện tượng chỉ có con người mới có trong sự phân tích các dạng hành vi phân biệt hành vi người và hành vi động vật Trong đó, hoạt động lao

động là dạng chủ đạo trong các dạng hành vi người

Trang 26

b Khái niệm hành vi

Hiện nay trong lý luận cũng như thực tiễn, thuật ngữ hành vi chưa được xác định một cách rõ ràng và dứt khoát Nói chung, con người vẫn dùng thuật ngữ hành vi cho cả người và động vật Các nhà khoa học khi nghiên cứu về hành vi cũng có những

quan điểm khác nhau

Theo Waston, hành vi được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp ứng lại kích thích nào đó Toàn bộ hành vi, phản ứng của con người và động vật thể hiện bằng công thức S – R Trong đó S là kích thích và R là phản ứng [15]

C Hulơ (1884 – 1953) lại cho rằng: “Tiến hóa của các quá trình cơ thể làm xuất hiện thêm một hình thái hệ thần kinh ở các cơ thể cao cấp mà dưới sự tác động của nhu cầu loại hai (nhu cầu tích cực cơ bắp) loại hệ thần kinh này sẽ tạo ra vận động không

có huấn luyện trước, các vận động này có xác suất lớn là thực hiện hết các nhu cầu đó Chúng tôi gọi tính tích cực đó là hành vi” [34]

Theo Coócnhilốp: “Hành vi là tổng hòa toàn bộ các phản ứng của con người đối với các kích thích của môi trường xung quanh Tổng hòa các phản ứng ấy là cái thống nhất hoàn chỉnh, trọn vẹn, bao hàm tất cả biểu hiện cuộc sống cơ thể” [34]

Theo X.L Rubinstein: “Hành vi là kết quả của hành động tích cực của chủ thể đối với các đối tượng chủ thể gặp trong một khoảnh khắc nào đó” [2]

Theo A.N Leonchiev, hành vi không phải là những phản ứng máy móc của một

cơ thể sinh vật, mà hành vi phải được hiểu là hoạt động [2]

Theo Hersey và Hard, đơn vị cơ sở của hành vi là một hành động Toàn bộ hành

vi là một chuỗi hành động [23]

Trong Tâm lý học xã hội hành vi được quan niệm như “hành động hay ý định mà

cá nhân sẽ ứng xử với đối tượng” Khi nói đến hành vi người chúng ta hiểu đó “là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động, được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể” [21, tr.325]

Các nhà sinh học xem xét hành vi với tư cách là cách sống, ứng xử trong một môi trường nhất định dựa trên sự thích nghi của cơ thể với môi trường [19, tr.306]

Trang 27

Trong Đại từ điển Tiếng Việt hành vi được định nghĩa là cách ứng xử trong một hoàn cảnh nhất định được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhất định [40] Tác giả Dương Thiệu Tống thì cho rằng: “Hành vi là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động, được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể” [34]

Theo tác giả Vũ Dũng: “hành vi là sự tương tác với môi trường có ở động vật trên cơ sở tính tích cực bên ngoài (vận động) và bên trong (tâm lý) của chúng Tính tích cực có định hướng của cơ thể sống đảm bảo thực hiện các tiếp xúc thế giới bên ngoài” [6]

Theo từ điển của Nguyễn Khắc Viện thì hành vi là nhấn mạnh vào mặt định hướng mục tiêu chỉ mọi phản ứng của một động vật khi bị một yếu tố nào trong môi trường kích thích; các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống và tiến trình ứng xử để thích ứng có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh [39]

Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên thì hành vi là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách ứng xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh

cụ thể nhất định [33]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc – người có rất nhiều bài báo, giáo trình nghiên cứu

về hành vi và hoạt động cho rằng: “hành vi là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động và bao giờ cũng gắn liền với động cơ, mục đích” [5]

Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn và cộng sự cho rằng: “hành vi là những biểu hiện ra bên ngoài nhưng lại thống nhất trong cấu trúc tâm lý bên trong của nhân cách, là sự thống nhất giữa hình thức bên ngoài và nội dung tâm lý bên trong Hành vi bên ngoài chỉ là biểu hiện của một đời sống tâm lý bên trong và được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm

lý bên trong của nhân cách” [36, tr.16]

Thông qua các quan điểm khác nhau, có thể thấy chưa thật sự có một quan điểm thống nhất về hành vi Một số tác giả cho rằng hành vi là tổng hòa toàn bộ các phản ứng của con người, một số tác giả khác lại xem hành vi là sự tương tác với môi trường Có những tác giả khác lại khẳng định hành vi là hoạt động,… Tuy mỗi tác giả

có những cách lý giải khác nhau về hành vi cũng như là mối quan hệ của nó với một số

Trang 28

quan điểm khác nhau về hành vi trong nghiên cứu này chúng tôi quyết định chọn cách tiếp cận khái niệm hành vi của tác giả Huỳnh Văn Sơn và cộng sự vì đây là khái niệm

mà chúng tôi cho rằng phù hợp và đầy đủ nhất khi nó mang những nội dung cần thiết

để trở thành cơ sở quan trọng giúp chúng tôi xác lập khái niệm HVHT trong đề tài nghiên cứu của mình Bởi vì khi tiếp cận như thế chúng tôi sẽ thấy được những lời nói, hành động của chủ thể trong những tình huống nhất định, đồng thời những hành vi đó thống nhất với cấu trúc tâm lý bên trong và có ảnh hưởng đến nhân cách

c Phân loại hành vi

Trong Tâm lý học có nhiều cách phân loại và tiếp cận hành vi khác nhau: Theo Watson có bốn loại hành vi, mọi việc người ta làm kể cả suy nghĩ đều thuộc về một trong bốn loại hành vi này [6]

- Hành vi tập thành minh (bên ngoài) như nói, viết, chơi bóng,…

- Hành vi tập thành mặc nhiên (bên trong) như sự tăng nhịp đập tim gây nên khi nhìn thấy máy khoan của nha sĩ

- Hành vi tự động minh nhiên: như bắt, chộp, nháy mắt, hắt hơi,…

- Hành vi tự động mặc nhiên: như sự tiết dịch và các biến đổi về tuần hoàn

Xét theo khía cạnh giá trị, bao gồm hành vi tiêu cực và hành vi tích cực [34]

- Hành vi tiêu cực của chủ thể xuất hiện trong các hành động đối lập với những nhu cầu của cá nhân hoặc nhóm xã hội khác Hành vi tiêu cực có thể là phản ứng theo tình huống hoặc là đặc điểm cá nhân xuất hiện theo nhu cầu của chủ thể nhằm tự khẳng định bản thân, nhằm bảo vệ “cái tôi” của mình Hành vi tiêu cực còn là kết quả của tính ích kỷ, thờ ơ với lợi ích nhu cầu của người khác Cơ sở tâm lý của hành vi tiêu cực là tâm thế xuất hiện do chủ thể không đồng tình, phủ nhận những đòi hỏi, những mong đợi của các thành viên trong các nhóm xã hội Hành vi tiêu cực xuất hiện cũng

do sự chối bỏ hoặc chống lại các quan hệ vốn đã hình thành trong tập thể

- Hành vi tích cực là hành vi chủ thể có thể làm được và mong muốn làm điều đó, tuy nhiên nó phải đáp ứng được sự mong đợi của người khác Để tiến hành hành vi tích cực thì chủ thể phải có nhận thức đúng đắn, có tâm thế sẵn sàng và có ý chí để thực hiện

Trang 29

Xét theo khía cạnh tính chất của hành vi, có thể chia ra thành hành vi công khai

- Hành vi bản năng là những hành vi mang tính bẩm sinh

- Hành vi kỹ thuật là hành động mang tính kỹ thuật được con người học hỏi trong cuộc sống, trong nhà trường

- Hành vi cảm xúc là hành vi giữa người với người, thông qua đó mà họ biểu hiện thái độ, tình cảm với nhau, cũng như bày tỏ những nhận xét và đánh giá đối với người khác

Xét theo khía cạnh chuẩn mực hành vi thì có hành vi hợp chuẩn và hành vi lệch chuẩn [5]

- Hành vi hợp chuẩn là hành vi phù hợp với chuẩn mực của một nhóm, một cộng đồng xã hội; những hành vi mà mọi người mong đợi từ một thành viên nào đó

- Hành vi lệch chuẩn là những hành vi không đáp ứng được sự mong đợi của một nhóm người nào đó; nó lệch với chuẩn mực của một nhóm, một cộng đồng

Xét theo khía cạnh mục đích của hành vi thì có thể chia hành vi thành bốn dạng [34]:

- Hành vi biến đổi: là hành vi tác động và làm biến đổi thiên nhiên, con người và xã hội

- Hành vi nhận thức: là hành vi dạng tinh thần, chỉ phản ánh các mối quan hệ của sự vật hiện tượng trên cơ sở đó để cải tạo xã hội

- Hành vi định hướng giá trị: là dạng hành vi tinh thần, xác định ý nghĩa của thực tại đối với bản thân chủ thể nhằm tạo ra phương hướng của hành vi

- Hành vi giao lưu là những hành vi để thiết lập và vận hành mối quan hệ giữa

Trang 30

Pôn Phraixơ trong diễn văn tại Hội nghị Tâm lý học lần thứ 21 cho rằng hành vi con người bao gồm hệ thống hành vi cử động và hệ thống hành vi ngôn ngữ [34]

- Hệ thống hành vi cử động là những hành vi được thực hiện bằng các thao tác, cử động của các bộ phận cơ thể

- Hệ thống hành vi ngôn ngữ là những hành vi được thực hiện bằng ngôn từ, lời nói,…

Hành vi là sự hiện thực hóa những suy nghĩ, tư tưởng, thái độ bên trong của con người Có nhiều cách phân loại hành vi khác nhau Khi dựa vào mức độ biểu lộ của hành vi, toàn bộ hành vi con người được cắt ra theo một trục dọc cho ra hai phạm trù lớn, khái quát: hành vi bộc lộ (hành vi bên ngoài) và hành vi ngầm ẩn (hành vi nội tâm) Theo ý nghĩa tượng trưng hành vi con người được chia thành từng mảng: một số mảng thuộc hành vi biểu tượng, những mảng còn lại thuộc hành vi phi biểu tượng [2]

- Hành vi bộc lộ và hành vi ngầm ẩn: Tất cả những hành vi của con người mà người khác có thể trực tiếp quan sát được là hành vi bộc lộ Những hành vi này dễ xác minh, tức là khi nó được một nhà nghiên cứu quan sát, ghi lại, đánh giá thì một nhà nghiên cứu khác có thể kiểm tra được Những hành vi như đi, đứng, nói, cười, mua, bán… đều thuộc hành vi bộc lộ Hành vi bộc lộ là cơ sở vật chất của các mối quan hệ người – người, nhờ có hành vi bộc lộ mà của cải được làm ra, các công việc trên thế giới được thực hiện Trước đây, hành vi ngầm ẩn được xem là không quan trọng với những người khác ngoài chủ thể của nó, nhưng gần đây các nhà khoa học đã nhận thức lại ý nghĩa của loại hành vi này Nhiều nhà khoa học đã khẳng định rằng tuy nó không có tác động trực tiếp nhưng rất quan trọng và có ý nghĩa lâu dài

- Hành vi biểu tượng và hành vi phi biểu tượng: Nhìn chung hành vi biểu tượng và hành vi phi biểu tượng đều rất quan trọng đối với cuộc sống xã hội Có thể nói hành vi biểu tượng là cách thức làm việc của xã hội, là mọi việc do con người làm và mọi công

cụ mà họ sử dụng trên thực tế có cơ sở đối chiếu với biểu tượng của nó hoặc có ý nghĩa bằng lời Nếu hành vi biểu tượng là cách thức làm việc của xã hội thì hành vi phi biểu tượng là nội dung của cuộc sống xã hội Nếu sự điều khiển bằng biểu tượng không thực hiện đến cùng để có những hành vi phi biểu tượng thì có lẽ không có cuộc sống của con người, vì thế không có xã hội

Trang 31

Nếu căn cứ vào phạm vi tác động của hành vi có thể chia thành hành vi hướng vào chính mình, hành vi hướng đến người khác, hành vi hướng đến sự vật, hiện tượng [25]

- Hành vi hướng vào chính mình là những hành vi ảnh hưởng trực tiếp lên chính chủ thể

- Hành vi hướng đến người khác là những hành vi ảnh hưởng trực tiếp đến những mối quan hệ xung quanh, thông qua đó tác động trở lại lên chính chủ thể

- Hành vi hướng đến sự vật, hiện tượng là những hành vi tác động và ảnh hưởng trực tiếp lên các sự vật và hiện tượng và những hành vi tác động này sẽ ảnh hưởng đến chính chủ thể gây ra hành vi

Nói tóm lại có nhiều cách để phân loại hành vi và sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối Trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi sẽ chọn cách phân loại hành vi theo phạm vi tác động Cụ thể là hành vi của các khách thể nghiên cứu của đề tài này hướng vào chính mình, đến người khác và các sự vật hiện tượng xung quanh Bởi từ cách phân loại hành vi này sẽ dễ dàng nhìn thấy được các biểu hiện cũng như là những hậu quả mà HVHT mang lại Khách thể thực hiện những HVHT với chính bản thân mình vì mọi thứ diễn ra vượt khỏi tầm kiểm soát làm cho họ cảm thấy khó chịu, hụt hẫng, thất vọng,… Từ đó, họ quay vào chính mình tự làm đau, tự xỉ vả bản thân vì họ muốn bắt thế giới vận hành theo ý muốn chủ quan của mình Họ cũng có thể biểu hiện HVHT với người khác vì cho rằng người khác là nguyên nhân gây ra mọi thứ, làm cho học tức giận và tâm trạng của họ trở nên tồi tệ Thể hiện những HVHT nhằm cố gắng thay đổi những điều ấy hoặc trả thù người khác Bên cạnh đó, HVHT cũng thường được chủ thể thể hiện với các sự vật hiện tượng xung quanh nhằm giải tỏa những năng lượng tiêu cực hoặc đây là một cách gián tiếp để bộc lộ cảm xúc khi không thể làm gì đối với người trực tiếp gây ra nguyên nhân [11, tr 177 – 178]

1.2.1.2 Lý luận về rối loạn hành vi

a Khái niệm rối loạn hành vi

Thuật ngữ rối loạn hành vi (RLHV – conduct disoder) đã bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên trong phân loại bệnh tâm thần của hội Tâm thần học Mỹ lần thứ 2 (DSM II)

Trang 32

IV): “RLHV là kiểu hành vi lặp đi lặp lại và kéo dài trong đó các quyền cơ bản của người khác hay các chuẩn mực xã hội hoặc luật lệ lớn phù hợp với lứa tuổi bị vi phạm” [37]

Như vậy có thể thấy RLHV có một số đặc điểm như:

- Những hành vi rối loạn là những hành vi vi phạm các chuẩn mực, quy tắc của xã hội

- Những hành vi đó lặp đi lặp lại trong một thời gian dài

- Hậu quả của những hành vi này có ý nghĩa nhất định đối với gia đình, xã hội, cộng đồng

- Những hành vi rối loạn mang tính chất lứa tuổi

Trong tập phân loại bệnh quốc tế 10, RLHV được định nghĩa như sau: “RLHV

có đặc trưng là toàn bộ các hành vi chống đối xã hội, xâm phạm hay khiêu khích được lặp lại và kéo dài Một hành vi như vậy trong hình thái cực độ nó sẽ đưa đối tượng đến chỗ vi phạm các quy tắc xã hội chủ yếu tương ứng với lứa tuổi của đứa trẻ, điều này vượt quá hành vi ranh mãnh thông thường và các thái độ nổi loạn của thanh thiếu niên” [37]

Theo từ điển Tâm lý học - W.D.Frodlich - Munchen – 1993 RLHV được hiểu là hội chứng hành vi hay trải nghiệm đi kèm theo những khó chịu, đau đớn, những trở ngại, những hạn chế ở một hay nhiều phạm vi chức năng (ví dụ như tri giác, tư duy, tình cảm, ghi nhớ, nói, vận động, ) gắn liền với nguy cơ phải cam chịu nhiều hậu quả khác nhau Sự rối loạn này là những rối loạn tâm lý trong hành vi diễn ra khi cá nhân không thể đáp ứng được các chuẩn mực bình thường; chẳng hạn như đái dầm, mất ngủ, mút tay, rối loạn chú ý, bỏ học, trộm cắp, Thông thường những rối loạn này cần được phát hiện kịp thời để hạn chế những hành vi lệch chuẩn [37]

Theo định nghĩa của ngành tâm thần học: “RLHV là các hành vi rối loạn hoặc phạm pháp của thanh thiếu niên đạt đến một mức độ nhất định, lặp đi lặp lại nhiều lần thành một định hình, tập tính, kéo dài ít nhất là 6 tháng” [37]

Tiếp thu những khái niệm RLHV, chúng tôi quyết định sẽ tiếp cận khái niệm

RLHV của Hội Tâm thần học Hoa Kì (DSM IV): “RLHV là kiểu hành vi lặp đi lặp

lại và kéo dài trong đó các quyền cơ bản của người khác hay các chuẩn mực xã

Trang 33

hội hoặc luật lệ lớn phù hợp với lứa tuổi bị vi phạm” Và theo DSM IV (Sách

chuẩn đoán và thống kê của Hội tâm thần học Hoa Kỳ - APA), từ phiên bản đầu tiên được công bố vào năm 1952, đến nay đã là phiên bản thứ 5 (DSM-IV-TR: APA 2000) các nhà Tâm lý học Mỹ đã đưa ra 15 tiêu chuẩn được chia thành 4 nhóm để chẩn đoán

RLHV thì HVHT được xếp vào nhóm thứ nhất [31]

Hung hãn với người hay súc vật

(1) Thường xuyên đối xử tàn nhẫn hoặc hăm dọa những người khác

(2) Thường gây sự đánh nhau

(3) Đã sử dụng vũ khí có khả năng gây thương tích nặng cho người khác (Ví dụ: gậy gọc, gạch đá, chai bể, dao, súng)

(4) Đã tỏ ra tàn ác về thân thể đối với người khác

(5) Đã tỏ ra tàn ác về thân thể đối với thú vật

(6) Đã ăn cắp có chạm trán với nạn nhân (Ví dụ: tấn công, giật túi xách, trấn lột, ăn cướp có vũ trang)

(7) Đã cưỡng bức ai đó phải quan hệ với mình

Phá hoại tài sản (hành vi xâm hại gây tổn thất tài sản)

(8) Cố ý gây hỏa hoạn với ý định gây ra những thiệt hại nặng nề

(9) Cố ý phá hoại tài sản người khác (ngoài việc gây hỏa hoạn)

Gian lận hoặc ăn cắp

(10) Bẻ khóa để xâm nhập vào nhà hoặc xe hơi của người khác

(11) Thường nói dối để đạt được của cải hay đặc ân hoặc để tránh né những ràng buộc (Ví dụ: “lừa gạt” người khác)

(12) Đã ăn cắp những đồ vật có giá trị nhất định nhưng không chạm trán với nạn nhân (Ví dụ: ăn cắp tại quầy hàng nhưng không phá hoại hoặc làm giả mạo)

Vi phạm nặng nề các quy định

(13) Ban đêm còn ở ngoài đường mặc dù có sự cấm đoán của cha mẹ và việc này đã khởi đầu trước 13 tuổi

(14) Đã trốn khỏi nhà và ngủ đêm ngoài đường ít nhất hai lần khi đang sống với cha

mẹ hoặc gia đình (hoặc đã trốn khỏi nhà một lần duy nhất trong một thời gian dài)

Trang 34

Nói tóm lại, HVHT thuộc một trong bốn nhóm được đưa ra để chẩn đoán RLHV chính vì thế mà đề tài quyết định tiếp cận theo hướng RLHV Tuy nhiên đề tài

sẽ không dựa vào đây để chẩn đoán và sàng lọc những cá nhân có HVHT vì nếu tách rời HVHT trong bốn nhóm chẩn đoán RLHV sẽ không thật sự đầy đủ, không thể hiện được hết các biểu hiện của một cá nhân có HVHT thật sự

b Phân biệt khái niệm rối loạn hành vi với hành vi lệch chuẩn xã hội

Với những định nghĩa trên, chúng ta thấy thuật ngữ RLHV có liên quan đến khái niệm khác trong Tâm lý học, Xã hội học đó là hành vi lệch chuẩn xã hội (HVLCXH – deviance behaviour) Tâm lý học Xô viết cho rằng hành vi vi phạm các chuẩn mực xã hội chính là những HVLCXH Có thể nói, HVLC là hành vi không được xã hội chấp nhận Trong những xã hội có giai cấp đối kháng, chuẩn mực xã hội là chuẩn mực của giai cấp thống trị và phục vụ lợi ích cho giai cấp đó Vì thế, những HVLC của xã hội

đó không được chấp nhận bởi giai cấp thống trị, nhưng lại được cộng đồng xã hội coi trọng (Ví dụ: những cuộc cách mạng) Còn trong xã hội do nhân dân làm chủ thì HVLC lại đáng phê phán vì nó phá vỡ trật tự xã hội của toàn dân và do đó không được cộng đồng chấp nhận Như vậy, có thể hiểu HVLCXH là bất kỳ hành vi nào không phù hợp với sự mong đợi của một nhóm hoặc của xã hội Nói cách khác, HVLCXH là hành vi chệch khỏi các quy tắc, chuẩn mực của nhóm hay của xã hội

Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến HVLCXH

- Một số cá nhân, tập thể thiếu thông tin, thiếu kiến thức về các chuẩn mực xã hội;

do họ không hiểu hoặc hiểu không đúng các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội như pháp luật, đạo đức… Vì vậy, họ đã thực hiện những hành vi sai lệch nhất định

- Có những cá nhân do dị tật bẩm sinh hoặc các tai nạn (tai nạn giao thông, tai nạn lao động…) khiến cho họ phải mang những khuyết tật nhất định về tâm – sinh lí Những khuyết tật đó làm cho những cá nhân này mất đi một phần hoặc toàn bộ khả năng cảm nhận, nhận biết về các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội khiến họ vi phạm mà không biết hoặc không tự kiềm chế được hành vi của bản thân

Trang 35

Biểu đồ 1.1 Phân biệt RLHV và HVLCXH

Quan sát biểu đồ 1.1 cùng với những phân tích trên, có thể khẳng định: HVLCXH và RLHV là hai khái niệm không đồng nhất với nhau, một số HVLCXH có thể được xem như RLHV nếu như những hành vi này lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian xác định (ví dụ: ăn cắp, cờ bạc, hành hung người khác, ) HVLCXH thường được tiếp cận dưới góc độ xã hội là chủ yếu còn RLHV thường tập trung vào

cá nhân và các yếu tố sinh học bệnh lý hơn

1.2.1.3 Lý luận về HVHT

a Khái niệm HVHT

a1 Khái niệm “hung tính”

Về mặt thuật ngữ, từ “hung tính” – aggressive (Tiếng Anh) có nguồn gốc từ tiếng Latinh “aggressio” có nghĩa là “sự tấn công” Hiện tượng này gắn liền với cảm xúc âm tính (cơn tức giận), các động cơ (cố gắng gây nhiều thiệt hại), các mục đích và các hành vi phá hủy [59] Trong từ điển Tiếng Việt chữ “hung” có nghĩa là sẵn sàng có những hành động thô bạo, dữ tợn mà không thể tự kiềm chế nổi [29] Nó là gốc của các từ như hung bạo, hung dữ, hung hăng, hung hãn

Adler (1980) cho rằng hung tính là một xung năng, bộc phát khi những động cơ chính yếu khác, dù là động cơ gì bị mất quyền kiểm soát và phải phục tùng xung năng hung tính này [28]

Theo Roret S.Feldman: “Hung tính là cố ý làm tổn thương hay nguy hại cho người khác Tiếp cận bản năng cho rằng con người có xu hướng bẩm sinh hành xử

Hành vi lệch chuẩn xã hội

Rối loạn hành vi

Trang 36

hung tính, nếu sự phóng thích không được phóng thích theo cách được xã hội yêu thích thì sẽ được giải thoát theo một số hình thức khác”

Freud cho rằng hung tính chính là sự bộc lộ ra ngoài của xung năng chết Những xung năng này thay vì hướng vào trong, sẽ hướng ra các đối tượng bên ngoài Theo ý tưởng này, hung tính được coi là một điều cần thiết, bởi nếu những xung năng chết tồn tại quá lâu bên trong, nó sẽ tự dẫn đến sự tự hủy hoại bản thân [28]

Winnicott (1960) đã đưa ra khái niệm hung tính trở thành một trong những khái niệm trung tâm trong lý thuyết Phân tâm của ông Hung tính là một phần của tình yêu Tình yêu trở thành sự tấn công của tưởng tượng (đối với cơ thể người mẹ, người khác hay chính trẻ) Hung tính có hai ý nghĩa một là sự phản ứng lại với hẫng hụt, hai là nguồn năng lượng chính đối với cá thể [28]

L Bender cho rằng hung tính là khuynh hướng tiến tới đối tượng hoặc rời xa đối tượng [59]

Theo H Delgado hung tính của loài người có phản ứng hành vi được biểu hiện qua sức mạnh của sự nỗ lực mang lại sự đau khổ và gây thiệt hại cho cá nhân và xã hội

A Bace xem xét hung tính như một phản ứng mà kết quả của nó là những tác động đau đớn

Wilson lại cho rằng, hung tính có các hành vi thể chất hoặc sự đe dọa của hành động đó từ hướng một cá thể làm giảm bớt sự tự do hoặc là sự thích ứng bẩm sinh của

cá thể khác

Theo Tâm lý học lâm sàng hung tính được xác định là kiểu hành vi tấn công gây tổn hại hoặc tổn thương cho người khác, vi phạm các chuẩn mực xã hội (pháp luật và đạo đức), hành vi được lặp đi lặp lại và kéo dài Hung tính gây tật chứng có ý nghĩa lâm sàng trong các hoạt động xã hội, học tập hay lao động Kiểu hành vi này thường

có ở nhiều môi trường như gia đình, trường học hay cộng đồng

Dưới góc độ của Tâm sinh học, giống như một số loài động vật ở loài người cũng tồn tại cơ chế sinh lý làm nảy sinh các cảm giác nóng giận chủ quan và một số biến đổi thể chất mà cơ thể phải đối kháng lại [5]

Trang 37

Quan điểm của tiếp cận nhận thức hành vi lại cho rằng, hung tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhu cầu tấn công hoặc xúc phạm người khác nhằm làm giảm giá trị, chế giễu hoặc gây thiệt hại cho họ [5]

Trong Đại từ điển Tiếng Việt hung tính là những hành vi hung bạo nhằm tiến công gây đau thương chết chóc cho đối thủ [40]

Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn: “Hung tính là một phần phẩm chất tâm lý của con người dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn tới nhận thức và xúc cảm âm tính, được biểu hiện ra ngoài bằng các hành vi tấn công hoặc gây tổn thương cho người khác, cho bản thân” [59]

Tiếp cận những khái niệm khác nhau về hung tính trong đề tài này chúng tôi

quyết định tiếp cận theo quan điểm của tác giả Huỳnh Văn Sơn: “Hung tính là một

phần phẩm chất tâm lý của con người dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn tới nhận thức và xúc cảm âm tính, được biểu hiện ra ngoài bằng các hành vi tấn công hoặc gây tổn thương cho người khác, cho bản thân”

Phân tích khái niệm trên có thể nhận thấy hung tính có những đặc điểm như sau:

- “Hung tính là một phần phẩm chất tâm lý của con người dưới sự tác động

của nhiều nguyên nhân dẫn tới nhận thức và xúc cảm âm tính” điều này cho thấy

hung tính là một đặc điểm trong cấu trúc nhân cách của con người mà nhân cách ở đây chính là tổ hợp những thuộc tính tâm lý tương đối ổn định khó hình thành và cũng khó mất đi Chính vì thế, một người được chẩn đoán là hung tính khi hung tính đã trở thành một thuộc tính của nhân cách mang tính ổn định

- Hung tính và hành vi mang tính hung tính không giống nhau – khi hành vi

mang tính hung tính chỉ là hành vi nhất thời xuất phát từ sự tác động của một hay một

số sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Đồng thời nguyên nhân của hung tính cũng không xuất phát từ một hay một số sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan

mà dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn tới nhận thức và xúc cảm âm tính

- Bên cạnh đó, hung tính sẽ được “biểu hiện ra ngoài bằng các hành vi tấn công

hoặc gây tổn thương cho người khác, cho bản thân” “Tấn công” ở đây có nghĩa là

dùng sức mạnh để lấn át đối phương, dồn đối phương vào thế bị động có chiều hướng

Trang 38

sống tinh thần, nghĩa là làm cho đời sống tinh thần mất mát một phần và không còn được nguyên vẹn như trước Dù là tấn công hay gây tổn thương thì đều mang lại những hậu quả nhất định cho bản thân và cho người khác Nhất là khi đã trở thành một đặc điểm của nhân cách thì những hành vi này rất khó từ bỏ

a2 Khái niệm “HVHT”

a2.1 Khái niệm “hành vi mang tính hung tính”

Trong đề tài nghiên cứu này, hành vi mang tính hung tính được người nghiên cứu

hiểu: “Là những hành vi nhất thời xuất phát từ sự tác động của một hay một số

sự vật, hiện tƣợng trong thế giới khách quan mang các đặc điểm riêng của HVHT

và dùng để phân biệt HVHT với những hành vi khác” Trong đó gồm 20 hành vi:

1 La hét, quát tháo trong lúc chơi đùa

2 Cãi hỗn với người lớn

3 Mắng người làm em khó chịu

4 Chửi thề

5 Gọi ai đó bằng biệt danh không đẹp

6 Trêu người khác và làm cho họ giận

7 Làu bàu một mình khi có ai đó làm em tức giận

14 Lao vào một cuộc đánh nhau vì tức giận

15 Sử dụng vũ khí và gây thương tích cho người khác

16 Vứt (xé) tập sách

17 Đánh vào đồ vật (bàn ghế, mền gối,…)

18 Tự làm đau bản thân

19 Trút giận vào vật nuôi

20 Biến vật nuôi thành trò tiêu khiển và gây thương tích

Trang 39

Đây điều là những hành vi những hành vi mang tính hung tính và dựa vào những hành vi mang tính hung tính này xuất hiện 2 lần/tuần và kéo dài suốt ba tháng thì người đó được chẩn đoán là có HVHT

a2.2 Khái niệm “HVHT”

Từ những cách tiếp cận khác nhau, khái niệm HVHT trong đề tài này được người

nghiên cứu xác định: “HVHT là hành vi chuyển từ trạng thái bình thường sang

trạng thái cáu giận với tần suất ít nhất hai lần trên tuần và kéo dài suốt ba tháng, được cá nhân biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động hay lời nói gây tổn hại đến bản thân, sự vật hiện tượng và những người xung quanh”

Có thể thấy hành vi mang tính hung tính và HVHT có những điểm chung giống nhau nhưng hai khái niệm này không phải là một Hai khái niệm này giống nhau ở những biểu hiện hành vi được thể hiện ra bên ngoài Tuy nhiên, nếu những hành vi này chỉ là những hành vi rời rạc, nhất thời đáp trả sự tác động của một hay một số sự vật, hiện tượng trong thế giới khách thì đây chỉ là hành vi mang tính hung tính và không được gọi là HVHT HVHT của một cá nhân chỉ được xem xét khi hành vi mang tính hung tính lặp đi lặp lại liên tục ba tháng

Mặt khác, một cá nhân được xem là có HVHT cũng chưa thể kết luận cá nhân đó

là người hung tính Vì như đã phân tích hung tính là một đặc điểm trong cấu trúc nhân cách của con người mà nhân cách ở đây chính là tổ hợp những thuộc tính tâm lý tương đối ổn định khó hình thành và cũng khó mất đi Khoảng thời gian ba tháng chưa đủ để HVHT trở thành một đặc điểm trong cấu trúc nhân cách Chính vì vậy, một cá nhân được xem là hung tính khi cá nhân đó có HVHT được lặp đi lặp lại ít nhất từ sáu tháng trở lên

Biểu đồ 1.2 dưới đây sẽ giúp phân biệt hành vi mang tính hung tính, HVHT và hung tính

Trang 40

Biểu đồ 1.2 Phân biệt hành vi mang tính hung tính, HVHT và hung tính

- Thông qua biểu đồ 1.2 có thể nhận thấy, một cá nhân được chẩn đoán có HVHT khi cá nhân ấy xuất hiện hành vi mang tính hung tính ít nhất 2 lần/tuần và lặp đi lặp lại trong suốt ba tháng

- Bên cạnh đó, một cá nhân được chẩn đoán là người hung tính khi cá nhân đó phải

có HVHT lặp đi lặp lại từ sáu tháng trở lên

Biểu đồ 1.3 Phân biệt HVHT, RLHV và HVLCXH

Hành vi mang tính hung tính

2 lần/tuần

lặp đi lặp lại trong

ba tháng

Lặp đi lặp lại sáu tháng

Hành vi hung tính

Hung tính

Hành vi lệch chuẩn xã hội

HV

HT

RL

HV

Ngày đăng: 18/06/2017, 14:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Võ Huệ Anh (2010), Một số biểu hiện ở hành vi mua sắm của nữ doanh nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Đại học Sư phạm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biểu hiện ở hành vi mua sắm của nữ doanh nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Võ Huệ Anh
Năm: 2010
3. Nguyến Thị Trâm Anh (2012), Bàn về nguyên nhân tác động và các mặt biểu hiện hành vi hung tính của học sinh tiểu học, Báo cáo Khoa học Hội thảo khoa học quốc tế Tâm lý học đường lần thứ 3 “Phát triển mô hình và kỹ năng hoạt động tâm lý học đường”, tr. 450 – 457 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về nguyên nhân tác động và các mặt biểu hiện hành vi hung tính của học sinh tiểu học", Báo cáo Khoa học Hội thảo khoa học quốc tế Tâm lý học đường lần thứ 3 “Phát triển mô hình và kỹ năng hoạt động tâm lý học đường
Tác giả: Nguyến Thị Trâm Anh
Năm: 2012
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Luật giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
5. Nguyễn Thụy Diễm Chi (2015), Biểu hiện hành vi hung tính của người nghiện rượu, bia đối với các thành viên trong gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Đại học Sư phạm Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu hiện hành vi hung tính của người nghiện rượu, bia đối với các thành viên trong gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thụy Diễm Chi
Năm: 2015
6. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, Nxb từ điển Bách Khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tâm lý học
Tác giả: Vũ Dũng
Nhà XB: Nxb từ điển Bách Khoa
Năm: 2008
7. Nguyễn Văn Đồng (2007), Tâm lý học phát triển giai đoạn thanh niên đến tuổi già, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học phát triển giai đoạn thanh niên đến tuổi già
Tác giả: Nguyễn Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc Gia
Năm: 2007
8. Nguyễn Văn Đồng (2012), Tâm lý học phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia – sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học phát triển
Tác giả: Nguyễn Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia – sự thật
Năm: 2012
9. Trần Thị Minh Đức (2016), Các thực nghiệm trong Tâm lý học xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thực nghiệm trong Tâm lý học xã hội
Tác giả: Trần Thị Minh Đức
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2016
10. Trương Thị Khánh Hà (2015), Giáo trình Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lý học phát triển
Tác giả: Trương Thị Khánh Hà
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2015
11. Trương Thị Khánh Hà, Ngô Công Hoàn (2015), Tâm lý học khác biệt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học khác biệt
Tác giả: Trương Thị Khánh Hà, Ngô Công Hoàn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2015
12. Phạm Mạnh Hà, Hoàng Gia Trang (2002), “Hung tính ở trẻ”, Tạp chí Tâm lý học, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hung tính ở trẻ”
Tác giả: Phạm Mạnh Hà, Hoàng Gia Trang
Năm: 2002
13. Phạm Minh Hạc (1982), Hành vi và hoạt động, Viện khoa học Giáo Dục, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi và hoạt động
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1982
14. Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lý học Vư – Gốt – Xki, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học Vư – Gốt – Xki
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
15. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lý học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Tâm lý học
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
16. Phạm Minh Hạc (chủ biên và giới thiệu) (2003), Một số công trình Tâm lý học A.N. Lêônchiép, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số công trình Tâm lý học A.N. Lêônchiép
Tác giả: Phạm Minh Hạc (chủ biên và giới thiệu)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
17. Mai Mỹ Hạnh (2011), Hành vi nghiện game online của học sinh một số trường Trung học cơ sở tại Tp.HCM, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi nghiện game online của học sinh một số trường Trung học cơ sở tại Tp.HCM
Tác giả: Mai Mỹ Hạnh
Năm: 2011
18. Lê Thị Hân (chủ biên) và cộng sự (2013), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lý học đại cương
Tác giả: Lê Thị Hân (chủ biên) và cộng sự
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2013
19. Vũ Gia Hiền (2005), Tâm lý học và chuẩn hành vi, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học và chuẩn hành vi
Tác giả: Vũ Gia Hiền
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2005
20. Nguyễn Thu Hiền (biên dịch) (2003), 100 nhu cầu tâm lý con người, Nxb Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 nhu cầu tâm lý con người
Tác giả: Nguyễn Thu Hiền (biên dịch)
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 2003
21. Trần Hiệp (1996), Tâm lý học xã hội – Những vấn đề lí luận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học xã hội – Những vấn đề lí luận
Tác giả: Trần Hiệp
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1996

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w