Bài tập lập dự toán tính chi phí xây dựng từ BXDBài tập thực hành bóc tách số liệu tính khối lượng từ bản vẽ.Tùy chỉnh cách tính chi phí vật liệu, nhân công, máy thi côngSử dụng và cài phần mềm dự toán
Trang 12.1 Bóc số liệu tính khối lượng từ bản vẽ
Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ, bản vẽ thiết kế
Hệ cọc bê tông ly tâm dưới móng:
- Cọc dùng là cọc tròn bê tông ly tâm (BTLT) đường kính 300mm, số lượng tim cọc là 32
tim (2 cọc thử tĩnh), chiều dài mỗi tim là 25m gồm 3 đoạn cọc, chiều dài đoạn cọc là 8m + 8m+ 9m Nối cọc bằng phương pháp hàn, đường hàn cao 2mm
Đài móng (móng đơn):
- Loại móng: có 5 móng M1, M2, M2-a, M3, M4.
- Số lượng: M1: 10 móng; M2: 4 móng; M2-a: 2 móng; M3: 2 móng; M4: 2 móng.
Bước 2: Liệt kê các công việc
Qua nghiên cứu bản vẽ nhận thấy có các công tác cần phải thực hiện cho phần móng cọcnhư sau:
Trang 2số tim cọc * chiều sâu mỗi tim
- Ép âm cọc BTLT PRA-D300, đất cấp I (đơn giá NC, MTC nhân thêm 1,05): Tính toán
bằng cách lấy số tim cọc * chiều sâu ép âm mỗi tim Trong đó, chiều sâu ép âm được xác định
từ cao độ mặt đất tự nhiên đến cao độ đỉnh cọc theo thiết kế, trường hợp này chia thành 2 loại:+ Loại 1: Cao độ mặt đất -0,500 đến cao độ đỉnh cọc -1,150, số lượng 22 tim cọc
+ Loại 2: Cao độ mặt đất -0,500 đến cao độ đỉnh cọc -0,700, số lượng 10 tim cọc
- Nối cọc ống BTLT PRA-D300 (mối nối): Tính toán bằng cách lấy số mối nối cho 1 tim
cọc (mỗi tim thực hiện 2 mối nối) * số tim cọc
- Cắt đầu cọc BTLT PRA-D300 (10m): Tính toán bằng cách lấy số tim cọc * chu vi cọc
(vì cắt theo chu vi quanh cọc)/10
- Đào móng công trình bằng thủ công đất cấp I (m3): Các móng là móng đơn (dạng móng
trụ cột) được tính toán dựa trên kích thước khối móng có cộng thêm phần mở rộng hố móngtheo quy định Trường hợp này móng nông nên đào thẳng không cần đào vát (taluy)
- Bê tông lót móng, rộng ≤ 250cm, đá 4x6, M100 (m3): bằng diện tích cần lót móng *
chiều dày lót móng
- Công tác cốt thép (tấn): Khối lượng lấy từ bảng thống kê cốt thép của thiết kế Chia khối
lượng cốt thép theo đường kính:
+ SXLD cốt thép móng, d≤ 10mm
+ SXLD cốt thép móng, d≤ 18mm
- SXLD tháo dỡ ván khuôn móng (100m2): bằng chu vi móng * chiều cao móng/100
Chú ý: nếu móng có thực hiện phần vát móng (dạng hình chóp cụt) thì chiều cao móng không tính phần vát móng, phần vát này làm bằng tay.
- Bê tông móng rộng ≤ 250cm đá 1x2 M250 (m3): Tính theo kích thước hình học của
móng bằng cách lấy chiều dài*chiều rộng*chiều cao
Chú ý: nếu móng có thực hiện phần vát móng thì chia ra thành 2 phần đế móng (hình vuông hoặc chữ nhật) và phần vát (hình chót cụt) để thuận tiện tính toán.
Bước 5: Tính toán và trình bày kết quả tính toán
Xác định kích thước của từng bộ phận cần đo bóc xong ta sẽ trình bày kết quả tính toán vào
bảng Dutoan XD trong phần mềm GXD10, việc tính toán phần mềm sẽ tự động thực hiện.
2.2 Chi tiết phần đo bóc
- Ép trước cọc BTLT PRA-D300, cọc dài > 4m, đất cấp I: 32*25/100
- Ép âm cọc BTCT, đường kính D300, đất cấp I.
+ Cao độ mặt đất -0,500 đến cao độ đỉnh cọc -1,150: 22*0,65/100
+ Cao độ mặt đất -0,500 đến cao độ đỉnh cọc -0,700: 10*0,2/100
- Nối cọc ống BTLT PRA-D300: 32*2
Trang 3- Cắt đầu cọc BTLT PRA-D300: Cắt theo chu vi cọc: 32*3,14*0,3/10
- Đào móng công trình bằng thủ công, đất cấp I
+ M3: 2*2,9*1,4*0,9
+ M4: 2*3,2*1,4*0,45
=> Ghi chú: Khi tính khối lượng đào đất móng đơn thường dùng 2 phương pháp để tính
* Phương pháp thứ nhất: Dùng hệ số ta luy, hệ số này lấy theo kinh nghiệm thường từ
1,2-1,3 (Chú ý cộng thêm phần mở rộng đáy hố móng theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam4447- 2012)
* Phương pháp thứ hai: Tính theo đúng quy định tại mục số 4.2.3 Tiêu chuẩn Việt
Nam 4447- 2012
Trích mục 4.2.3 Tiêu chuẩn Việt Nam 4447- 2012:
“4.2.3 Chiều rộng đáy móng băng và móng độc lập tối thiểu phải bằng chiều rộng kết cấu cộng với lớp chống ẩm, khoảng cách để đặt ván khuôn, neo chằng và tăng thêm 0,2 m.
Trong trường hợp cần thiết có công nhân làm việc dưới đáy móng thì khoảng cách tối thiểu giữa kết cấu móng và vách hố móng phải lớn hơn 0,7 m.
Nếu hố móng có mái dốc thì khoảng cách giữa chân mái dốc và chân kết cấu móng ít nhất phải là 0,3 m.”
Trang 4Hố đào sẽ có dạng hình đống cát ngược như trên.
2.3 Sử dụng phần mềm Dự toán GXD để tra mã, nhập khối lượng tính toán
Bước 1: Chọn cơ sở dữ liệu, nhập các thông số ban đầu
- Sử dụng dữ liệu HoChiMinh2014
Trang 5- Các thông số ban đầu về công trình được nhập tại sheet Ts gồm
+ Thông tin về công trình:
+ Khai báo: loại công trình, Chi phí xây dựng trước thuế (lấy từ tổng mức đầu tư)
Trang 6Bước 2: Tùy chỉnh cách tính chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công
Thao tác: Hồ sơ/ Các tùy chọn/ Tính
theo đơn giá kết hợp
Trên thanh công cụ vào menu Hồ sơ
sau đó chọn mục tùy chọn
- Trong Tab tùy chọn tiến hành lựa
chọn các thông số phù hợp với công
trình bạn đang lập dự toán
+ Đầu tiên trong Tab “chung” chọn
các khai báo ban đầu như trong
hình
Trang 7Bước 3: Tra mã hiệu đơn giá, đo bóc tiên lượng các công tác
- Trước tiên bạn chuyển về Sheet Du toan XD để tiến hành việc tra mã hiệu đơn giá và
nhập phần tính toán khối lượng
- Tiếp theo bạn tiến hành tra mã hiệu đơn giá cho công tác, việc tra mã hiệu bằng cách nhập tên công tác vào cột mã hiệu, chú ý dùng từ đơn và dấu cách (chọn từ nào tiêu biểu, đại diện cho công tác)
Trang 8- Tiếp theo bạn tiến hành sửa tên công việc cho phù hợp với công tác bạn đang đo bóckhối lượng và tiến hành đo bóc tiên lượng, trình bày kết quả đo bóc vào bảng.
- Thực hiện tương tự cho các công tác còn lại Lưu ý khi nhập dữ liệu phải đảm bảodòng Tổng cộng luôn nằm ở dòng cuối cùng, không can thiệp vào dòng này Nếu thiếu dòngthì thao tác chèn dòng như hướng dẫn bên dưới
Trang 9Trường hợp thiếu dòng chúng ta tiến hành chèn dòng theo thao tác sau: Kích chuột vào
vị trí cần chèn thêm dòng trong bảng “Du toan XD” sau đó nhấp chuột phải và chọn “chèndòng”
Trang 10Sau đó hộp thoại chèn dòng xuất hiện
chúng ta chỉ cần nhập số dòng cần chèn vào là
hoàn thành
Bước 4: Hoàn thiện tên công tác, thêm hệ số cho công việc, chuyển đổi phụ lục vữa, chuyển dùng bê tông thương phẩm (nếu có).
+ Sửa tên công tác cho phù hợp với hồ sơ và thực tế
+ Thêm hệ số cho công việc: Công tác số 2 thêm hệ số cho NC, M là 1,05 Thao tác: Vào sheet Du toan XD, đưa con trỏ vào công tác số 2 (cột bất kỳ)/Menu Tiện ích/Thêm hệ số cho công việc
Trang 11Xuất hiện hộp thoại như hình bên, điền hệ số
1,05 vào ô Nhân công và Máy thi công/ Nhấn
Đồng ý
+ Chuyển đổi phụ lục vữa từ Xi măng PC30 về Xi măng PC40 Vào menu tiện ích sau đóchọn đổi cấp phối vữa
Sau đó xuất hiện Tab thay đổi phụ lục
vữa, chọn vào mục xi măng PC40 để chuyển
về phụ lục vữa xi măng PC40, tích vào “lựa
chọn phân tích toàn bộ” để thay đổi phụ lục
vữa cho tất cả các công tác Tiếp theo chọn
đồng ý để tiến hành chuyển đổi phụ lục vữa
Trang 12Đổi tên xi măng: Trước tiên
chúng ta chuyển sang bảng
“Don giá XD” và bấm tổ hợp
phím Ctrl+H để hiển thị hộp
thoại Find and Replace Kích
vào Option sau đó tích bỏ chọn
2 ô như hình bên:
+ Match case
+ Match entire cell contents
Sau đó trong ô “Find what”
nhập “PC30”, ô “Replace
with” nhập PC40, nhấn
Replace All
Đổi mã vật tư: Cũng trong hộp thoại Find and Replace, ô “Find what” nhập “V10896”, ô
“Replace with” nhập “V10898”, nhấn Replace All
Bước 5: Rà soát và hiệu chỉnh các thành phần hao phí tại bảng sheet Don gia XD đối với các mã mượn hoặc mã tạm tính (nếu có).
Hiển thị bảng Phân tích vật tư: Sheet Don gia XD/Tiện tích/Bảng phân tích hao phí vật tư
Bước 6: Vào menu Chi phí xây dựng chạy lệnh số 1 (lệnh tổng hợp vật tư).
Trang 13Bước 7: Sang Sheet TH vat tu XD nhập giá vật tư thực tế vào cột “giá vật tư tại thời điểm lập dự toán”
Giá vật tư nhập vào là giá không VAT và là giá đến hiện trường Giá này lấy theo thôngbáo giá của Liên Sở XD – Tài chính, nếu trong thông báo giá không có hoặc có giá vật tưnhưng không phù hợp thì có thể tham khảo 3 báo giá bên ngoài và lấy theo giá thấp nhất
Bước 8: Nhập hệ số điều chỉnh chi phí nhân công và máy thi công tại bảng Ts
Chuyển sang Sheet Ts và tiến hành nhập hệ số điều chỉnh chi phí nhân công và chi phí máy thi công vào bảng sau
Trang 14 Như vậy bạn đã thực hiện xong việc đo bóc tiên lượng và lập dự toán bằng phần mềm dự toán GXD một cách dễ dàng thuận tiện và chính xác.
II Bài 2 – Lập dự toán Chi phí XD phần hệ giằng móng đà kiềng và đắp nền trệt.
Trang 152 Thực hiện
2.1 Bóc số liệu tính khối lượng từ bản vẽ
Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ, bản vẽ thiết kế Nghiên cứu bản vẽ đính kèm ở phần mặt bằng
móng đà kiềng và bản vẽ mặt cắt chi tiết cổ cột, đà kiềng, đà giằng ta có được loại đà kiềng,
đà giằng với số lượng như bảng thống kê trong Bản vẽ số 2.
Bước 2: Phân tích khối lượng
Phân tích khối lượng ta nhận thấy có các công tác cần phải thực hiện cho phần đà kiềng,
đà giằng và đắp nền trệt như sau:
- Đào đất giằng móng, đà kiềng bằng thủ công, sâu ≤ 1m, đất cấp I
- Bê tông lót móng, đà kiềng, rộng ≤ 250cm, đá 4x6, M100
- SXLD cốt thép giằng móng, đà kiềng, d≤ 10mm, h≤ 16m
- SXLD cốt thép giằng móng, đà kiềng, d≤ 18mm, h≤ 16m
- SXLD tháo dỡ ván khuôn gỗ giằng móng, đà kiềng
- Bê tông đà kiềng đá 1x2, M200
- Đắp đất hố móng
- Đắp cát nâng nền công trình bằng máy đầm cóc, độ chặt K=0,85
- Vận chuyển đất thừa đi đổ cự ly 17km.
Bước 3: Lập Bảng tính toán: Lấy heo bảng của phần mềm GXD10
Bước 4: Tìm kích thước tính toán
- Đào đất giằng móng, đà kiềng, sâu ≤ 1m, đất cấp I: Các hố đào là dạng móng băng: có
chiều sâu đào và chiều rộng đào nằm trong cùng 1 quy cách đào sâu ≤1m, rộng ≤1m Tínhtoán bằng cách lấy kích thước hố đào Trong đó kích thước hố đào bằng chiều dài*chiềurộng*chiều sâu Chú ý riêng chiều rộng có cộng thêm phần mở rộng hố móng sang 2 bên mỗibên 30cm
- Bê tông lót móng, đà kiềng, rộng ≤ 250cm, đá 4x6, M100 (m3): Tính toán bằng cách lấy
diện tích cần lót móng * chiều dày lót móng
- SXLD cốt thép giằng móng, đà kiềng, d≤ 10mm, h≤ 16m (tấn): Khối lượng lấy từ thống
Trang 16cần đắp * chiều dày lớp đắp.
- Vận chuyển đất thừa đi đổ cự ly 17km (Đọc kỹ phần hướng dẫn sử dụng định mức cho
công tác này để tách thành các mã con phù hợp)
Khối lượng vận chuyển đi = khối lượng đào – Khối lượng đắp.
Bước 5: Tính toán và trình bày kết quả tính toán
Xác định kích thước của từng bộ phận cần đo bóc xong ta sẽ trình bày kết quả tính toán
vào bảng Dutoan XD, việc tính toán phần mềm sẽ tự động thực hiện.
2.2 Chi tiết phần đo bóc
- Đào đất giằng móng, đà kiềng, sâu ≤ 1m, đất cấp I:
+ Khối lượng đào móng: 11,34/100
+ Khối lượng đào giằng móng, đà kiềng: 13,47/100
Trang 17+ Trừ cọc chiếm chỗ: -0,07065/100
+ Trừ bê tông lót giằng móng, đà kiềng cao độ -0,500 (m): -1,732/100
+ Trừ bê tông móng: -4,32/100
+ Trừ bê tông cổ móng: -0,332/100
+ Trừ bê tông giằng móng, đà kiềng cao độ -0,500 (m): -2,678/100
- Đắp cát nâng nền công trình bằng máy đầm cóc, độ chặt K=0,85:
- Vận chuyển đất thừa đi đổ cự ly 17km
+Vận chuyển đất bằng ôtô tự đổ 12 tấn trong phạm vi ≤1000m, đất cấp I:
(0,1134+0,1347)-0,15
+ Vận chuyển đất 1000m tiếp theo, cự ly vận chuyển ≤7km bằng ôtô tự đổ 12 tấn, đất
cấp I: 0,0981
+ Vận chuyển 1km ngoài phạm vi 7km bằng ôtô tự đổ 12 tấn, đất cấp I: 0,0981
2.3 Sử dụng phần mềm Dự toán GXD để tra mã, nhập khối lượng tính toán
Bước 1: Chọn cơ sở dữ liệu, nhập các thông số ban đầu (như bài 1)
- Sử dụng dữ liệu HoChiMinh2014
- Các thông số ban đầu về công trình được nhập tại sheet Ts
Bước 2: Tùy chỉnh cách tính chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công
Thao tác: Hồ sơ/ Các tùy chọn/ Tính theo đơn giá địa phương
Trang 18Bước 3: Tra mã hiệu đơn giá, đo bóc tiên lượng các công tác
- Trước tiên bạn chuyển về Sheet Du toan XD để tiến hành việc tra mã hiệu đơn giá vànhập phần tính toán khối lượng
- Tiếp theo bạn tiến hành tra mã hiệu đơn giá cho công tác
Trang 19- Sau đó tiến hành chọn mã đơn giá phù hợp với công tác đang cần đo bóc khối lượng,lập dự toán.
Trang 21Bước 4: Hoàn thiện tên công tác, thêm hệ số cho công việc, chuyển đổi phụ lục vữa, chuyển dùng bê tông thương phẩm (nếu có).
Hoàn thiện tên công tác cho tất cả các công tác để phù hợp với hồ sơ và thực tế Thực
Trang 22Tiếp theo, tại Tab hệ số cho đơn giá ta tiến
hành thêm hệ số và bấm vào ô đồng ý để chấp
nhận hệ số
Trường hợp nếu bạn muốn sửa hệ số đã
thêm, sau khi bạn nhập hệ số mới vào hãy tích vào
ô thay đổi thành hệ số duy nhất
Bước 5: Rà soát và hiệu chỉnh các thành phần hao phí tại bảng sheet Don gia XD đối với các mã mượn hoặc mã tạm tính (nếu có) Hiển thị bảng Phân tích vật tư (như bài 1)
Bước 6: Vào menu Chi phí xây dựng chạy lệnh số 1 (lệnh tổng hợp vật tư).
Bước 7: Sang Sheet TH vat tu XD nhập giá vật tư thực tế vào cột “giá vật tư tại thời điểm lập dự toán”.
Trang 23Bước 8: Nhập hệ số điều chỉnh chi phí nhân công và máy thi công tại bảng Ts
Chuyển sang Sheet Ts và tiến hành nhập hệ số điều chỉnh chi phí nhân công và chi phí máy thi công vào bảng sau
Như vậy bạn đã thực hiện xong việc đo bóc tiên lượng và lập dự toán bằng phần mềm dự toán GXD một cách dễ dàng thuận tiện và chính xác
Trang 24III Bài 3 – Lập Dự toán cho phần cột, dầm sàn (dầm sàn tính điển hình cho tầng 2).
1 Yêu cầu
Anh/chị sử dụng phần mềm Dự toán GXD để lập dự toán chi phí XD cho phần cột, dầmmái, sàn, sê nô của công trình
Biết công trình được xây dựng tại Quận 9 - Tp Hồ Chí Minh, bản vẽ xem tại phụ lục bản
vẽ đính kèm Thực hành tính chi phí xây dựng theo các phương pháp đơn giá công trình: Vậtliệu – tính thực tế, nhân công, máy – theo đơn giá công trình (Theo thông tư 05/2016/TT-BXD)
2 Thực hiện
2.1 Bóc số liệu tính khối lượng từ bản vẽ
Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ, bản vẽ thiết kế
Nghiên cứu bản vẽ đính kèm ở phần mặt bằng cột, mặt bằng dầm sàn tầng 2 và bản vẽ mặtcắt chi tiết cột, dầm tầng 2, sàn tầng 2, các loại cột, dầm, sàn, với số lượng như sau:
- Cột có 4 loại: C-1, C-2, C-2a, C-3 Số lượng: C-1: 16 cấu kiện, C-2: 4 cấu kiện, C-2a: 2 cấu
kiện, C-3: 2 cấu kiện
- Dầm tầng 2 có các loại và số lượng như thống kê trong Bản vẽ số 3
Bước 2: Phân tích khối lượng
Phân tích khối lượng ta nhận thấy có các công tác cần phải thực hiện cho phần cột, dầmmái, sàn, sê nô như sau:
- SXLD cốt thép cột, d≤ 10mm, h≤ 16m
- SXLD cốt thép cột, d≤ 18mm, h≤ 16m
- SXLD tháo dỡ ván khuôn gỗ cột vuông, chữ nhật
- Bê tông cột tiết diện ≤ 0,1m2, h≤ 16m, đá 1x2, M200
- SXLD tháo dỡ ván khuôn gỗ dầm giằng
- SXLD tháo dỡ ván khuôn gỗ sàn mái
Trang 25Bước 3: Lập Bảng tính toán
- Bảng tính toán đã được trình bày mẫu trong phần mềm GXD10; liệt kê các công tác cần
thực hiện đã thực hiện ở bước 2
Bước 4: Tìm kích thước tính toán
- SXLD cốt thép cột, d≤ 10mm, h≤ 16m (tấn): Theo bảng thống kê trong Bản vẽ số 5.
- SXLD cốt thép cột, d≤ 18mm, h≤ 16m (tấn): Theo bảng thống kê trong Bản vẽ số 5.
- SXLD tháo dỡ ván khuôn gỗ cột vuông, chữ nhật (100m2): Tính toán bằng cách lấy số
lượng cột * chu vi mặt cắt của cột * chiều cao cột/100
- Bê tông cột tiết diện ≤ 0,1m2, h≤ 16m, đá 1x2, M200 (m3): Tính toán bằng cách lấy số
lượng cột * diện tích mặt cắt cột * chiều cao cột
- SXLD tháo dỡ ván khuôn gỗ dầm giằng (100m2): Tính toán bằng cách lấy số lượng dầm
* 2 lần chiều cao dầm cộng với bề rộng đáy dầm * chiều dài dầm (do cột và dầm mái có kíchthước bằng nhau nên ta cho cột hay dầm chạy thẳng đều được, trong trường hợp này ta chocột chạy thẳng, dầm trừ giao)/100
- SXLD tháo dỡ ván khuôn gỗ sàn mái (100m2): Khối lượng được xác định bằng diện tích
ô sàn/100
- SXLD cốt thép dầm, d≤ 10mm, h≤ 16m (tấn): Theo bảng thống kê trong Bản vẽ số 5.
- SXLD cốt thép dầm, d≤ 18mm, h≤ 16m (tấn): Theo bảng thống kê trong Bản vẽ số 5.
- SXLD cốt thép sàn, d≤ 10mm, h≤ 16m (tấn): Theo bảng thống kê trong Bản vẽ số 5.
- SXLD cốt thép sàn, d≤ 18mm, h≤ 16m (tấn): Theo bảng thống kê trong Bản vẽ số 5.
- Bê tông dầm đá 1x2, M200 (m3): Tính toán bằng cách lấy số lượng dầm * tiết diện dầm *
chiều dài dầm, sau đó trừ đi những vị trí giao với cột và các dầm khác
- Bê tông sàn đá 1x2, M200 (m3): Tính toán bằng cách lấy diện tích sàn * chiều dày sàn.
Bước 5: Tính toán và trình bày kết quả tính toán
Xác định kích thước của từng bộ phận cần đo bóc xong trình bày kết quả tính toán vào
bảng Dutoan XD trong phần mềm GXD10, việc tính toán phần mềm sẽ tự động thực hiện.
2.2 Chi tiết phần đo bóc
Theo bảng đính kèm
2.3 Sử dụng phần mềm Dự toán GXD để tra mã, nhập khối lượng tính toán
Bước 1: Chọn cơ sở dữ liệu, nhập các thông số ban đầu (như bài 1)
- Sử dụng dữ liệu HoChiMinh2014
- Các thông số ban đầu về công trình được nhập tại sheet Ts
Trang 26Bước 2: Tùy chỉnh cách tính chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công
Thao tác: Hồ sơ/ Các tùy
chọn/ Tính theo đơn giá
công trình
-Trên thanh công cụ vào
menu Hồ sơ sau đó chọn
mục tùy chọn
- Trong Tab tùy chọn tiến hành lựa chọn các thông số phù hợp với công trình bạn đang lập
dự toán
- Đầu tiên trong Tab “chung” chọn các khai báo ban đầu như trong hình.
- Cuối cùng trog Tab “Vật tư” khai báo các thông tin cho phù hợp với yêu cầu lập dự toán ở
đây ta chọn theo hình dưới
Trang 27+ Nhân công: Tính theo Thông
tư 05/2016 của BXD
+ Ca máy: tính theo qui định
mới là TT06/2016 của Bộ XD,
trong đó nguyên giá của máy
tham khảo Thông tư 06/2010,
định mức hao phí theo qui định
của Quyết định số 1134/2015
của Bộ XD
Bước 3: Tra mã hiệu đơn giá,
đo bóc tiên lượng các công
tác: Như bài 1
- Chuyển về Sheet Du toan XD
để tiến hành việc tra mã hiệu
đơn giá và nhập phần tính toán
khối lượng
- Tiếp theo bạn tiến hành sửa
tên công việc cho phù hợp với
công tác bạn đang đo bóc khối
lượng và tiến hành đo bóc tiên
lượng, trình bày kết quả đo bóc
vào bảng
Trang 31Bước 5: Rà soát và hiệu chỉnh các thành phần hao phí tại bảng sheet Don gia XD đối với các mã mượn hoặc mã tạm tính (nếu có).
Bước 6: Vào menu Chi phí xây dựng chạy lệnh số 1 (lệnh tổng hợp vật tư).
Bước 7: Sang Sheet TH vat tu XD nhập giá vật tư thực tế vào cột “giá vật tư tại thời điểm lập dự toán”.
Trang 32tư 05/2016/TT-BXD) sau đó bạn sẽ nhập mức lương đầu vào theo hướng dẫn của địa phương(trong trường hợp này giả định mức lương đầu vào tại vùng I trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh là2.350.000 đồng).
Sau đó vào menu Chi phí xây dựng chạy lệnh số 3 (Tính giá nhân công)
Tiếp theo bạn sẽ thấy kết quả bảng lương nhân công sẽ xuất hiện
+ Với bảng giá ca máy: Trước tiên vào Sheet Ts khai báo giá nhiên liệu đầu vào phù hợp với thời điểm lập dự toán Cụ thể lấy theo thông cáo báo chí của tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thời điểm ngày tháng 6/2016
Giá xăng dầu theo thông cáo báo chí số 13/2016/PTL-TCBC ngày 4/6/2016
Trang 33Nhập giá nhiên liệu, năng lượng vào bảng Ts chú ý là giá trước thuế VAT.
Sau đó vào menu Chi phí xây dựng chạy lệnh số 4 (Tính giá ca máy)
Trang 34Khi chạy xong Bảng giá nhân công, ca máy sẽ tự động kết nối vào Bảng Tổng hợp vật tư.
Như vậy bạn đã thực hiện xong việc đo bóc tiên lượng và lập dự toán bằng phần mềm dự toán GXD một cách dễ dàng thuận tiện và chính xác
Trang 35IV Bài 4 – Lập dự toán phần hoàn thiện – xây tường.
1 Yêu cầu
Anh/ chị sử dụng phần mềm Dự toán GXD để lập dự toán Chi phí Xây dựng cho côngtác Xây tường gạch ống 8x8x19 vữa M75 (tường trát 2 mặt) Biết công trình được xây dựngtại Quận 9 - Tp Hồ Chí Minh, bản vẽ xem tại phụ lục bản vẽ đính kèm Thực hành tính chi phíxây dựng theo phương pháp hỗn hợp: Vật liệu – tính thực tế, nhân công, máy – theo đơn giáđịa phương nhân hệ số điều chỉnh
2 Thực hiện
2.1.Bóc số liệu tính khối lượng từ bản vẽ
Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ, bản vẽ thiết kế và liệt kê danh mục công việc
Nghiên cứu bản vẽ đính kèm ở phần mặt bằng kiến trúc và bản vẽ mặt cắt chi tiết kếthợp với bản vẽ kết cấu phần dầm sàn ta liệt kê công việc như sau:
Xây tường theo chiều dày khối xây được phân thành 2 loại:
- Xây tường gạch ống 8x8x19 chiều dày ≤10cm, h≤16m, vữa M75 (tường trát hai mặt).
- Xây tường gạch ống 8x8x19 chiều dày ≤30cm, h≤16m, vữa M75 (tường trát hai mặt).
Bước 2: Lập Bảng tính toán - Bảng tính toán đã được trình bày trong phần mềm GXD10; Bước 3: Tìm kích thước, cách tính toán
- Xây tường gạch ống 8x8x19 chiều dày ≤10cm, h≤16m, vữa M75 (m3): tính toán bằng
cách xác định thể tích khối xây: Dài * Rộng * Cao (m3) Chiều dài đo được trên mặt bằng củabản vẽ kiến trúc trừ đi các cột bê tông (nếu có), chiều cao đo được trên mặt cắt, (mặt đứng)bản vẽ kiến trúc trừ đi chiều cao các dầm bê tông (nếu có) Kích thước cột, dầm bê tông xembản vẽ kết cấu
- Xây tường gạch ống 8x8x19 chiều dày ≤30cm, h≤16m, vữa M75 (m3) Cách xác định
chiều dài, chiều cao khối xây tương tự như trên
* Lưu ý:
+ Khi tính khối xây theo quy cách chiều dày ≤10cm thì bề rộng tính toán được lấy bằng bề
rộng kích thước của viên gạch Ví dụ xây tường gạch ống 8x8x19 chiều dày ≤10cm thì bề rộng của khối xây là 8cm.
+ Tính khối xây phải trừ các khoảng trống có diện tích >0,5m2, chỗ giao nhau và phần bê tông chìm trong khối xây (Quyết định 788/QĐ – BXD)
Bước 4: Tính toán và trình bày kết quả tính toán
Trang 36Bước 2: Tùy chỉnh cách tính chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công (như bài 1)
Bước 3: Tra mã hiệu đơn giá, đo bóc tiên lượng các công tác (như bài 1)
- Trước tiên bạn chuyển về Sheet Du toan XD để tiến hành việc tra mã hiệu đơn giá và
nhập phần tính toán khối lượng
- Tiếp theo bạn tiến hành sửa tên công việc cho phù hợp với công tác bạn đang đo bóc
khối lượng và tiến hành đo bóc tiên lượng, trình bày kết quả đo bóc vào bảng
Trang 372 AE.63224 Xây tường gạch ống 8x8x19 chiều dày <=30cm, h<=16m, vữa
Trang 39Bước 4: Hoàn thiện tên công tác, thêm hệ số cho công việc (nếu có).
Bước 5: Rà soát và hiệu chỉnh tên vật tư, các thành phần hao phí tại bảng sheet Don gia
XD đối với các mã mượn hoặc mã tạm tính (nếu có) Hiển thị bảng Phân tích Vật tư
+ Chuyển đổi phụ lục vữa từ Xi măng PC30 về Xi măng PC40: Sheet Don gia XD/Menu Tiệních/Đổi cấp phối vữa
Sau đó xuất hiện Tab thay đổi phụ lục vữa, chọn vào mục xi măng PC40 và chọn phân tíchtoàn bộ để chuyển đổi tất cả về phụ lục vữa xi măng PC40 Tiếp theo chọn đồng ý để tiếnhành chuyển đổi phụ lục vữa
Trang 40Bước 6: Vào menu Chi phí xây dựng chạy lệnh số 1 (lệnh tổng hợp vật tư).
Bước 7: Sang Sheet TH vat tu XD nhập giá vật tư thực tế vào cột “giá vật tư tại thời điểm lập dự toán”.
Bước 8: Nhập hệ số điều chỉnh chi phí nhân công và máy thi công tại bảng Ts
Chuyển sang Sheet Ts và tiến hành nhập hệ số điều chỉnh chi phí nhân công và chi phí máy thi công