1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các nhân tố tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

78 545 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Xuất phát từ thực tiễn như vậy, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”.. Lý thuy

Trang 1

- -

TRẦN ANH VĂN

CÁC NHÂN TỐ T NG N TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH

T I NGÂN H NG THƯƠNG M I

CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN TH SĨ INH T

Tp Hồ Chí Minh - Năm 2016

Trang 2

- -TRẦN ANH VĂN

CÁC NHÂN TỐ T NG N TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 3

hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học TS.Phạm Tố Nga Nội dung, kết quả nghiên cứu của luận văn này là hoàn toàn trung thực Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Ký tên

Trần Anh Văn

Trang 4

LỜI AM OAN

M C L C

DANH M C CÁC TỪ VI T TẮT

DANH M C CÁC BẢNG BIỂU

DANH M C HÌNH VẼ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Lý do chọn đề tài 1

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3.1 Mục tiêu chung 2

1.3.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.5 Đối tượng nghiên cứu 3

1.6 Phạm vi nghiên cứu 3

1.7 Phương pháp nghiên cứu 3

1.8 Ý nghĩa nghiên cứu 4

1.8.1 Ý nghĩa lý luận 4

1.8.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

1.9 Kết cấu luận văn 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5

2.1 Giới thiệu 5

2.2 Tổng quan về báo cáo tài chính 5

2.2.1 Khái niệm báo cáo tài chính 5

2.2.2 Vai trò của báo cáo tài chính 5

2.2.3 Mục đích của báo cáo tài chính 6

Trang 5

2.3.3 Lý thuyết thông tin hữu ích 10

2.4 Tính kịp thời của báo cáo tài chính 10

2.4.1 Khái niệm 10

2.4.2 Vai trò của báo cáo tài chính kịp thời 11

2.4.3 Các quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính 12

2.4.3.1 Báo cáo tài chính năm 12

2.4.3.2 Báo cáo tài chính giữa niên độ 12

2.4.3.3 Trường hợp đặc biệt 13

2.4.4 Xử lý vi phạm chậm công bố báo cáo tài chính 13

2.5 Tổng quan các nghiên cứu liên quan 13

2.5.1 Các nghiên cứu liên quan trên Thế giới 13

2.5.1.1 Nghiên cứu của Khalid Alkhatib and Qais Marji (2012) 14

2.5.1.2 Nghiên cứu của Ziyad Mustafa M.Al-Shwiyat (2013) 15

2.5.1.3 Nghiên cứu của Stephen Owusu-Anahsa và Stergios Leventis (2006) 16

2.5.2 Các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam 17

2.5.2.1 Nghiên cứu của Đặng Đình Tân (2013) 17

2.5.2.2 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Nga và cộng sự (2015) 17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 19

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 20

3.1 Giới thiệu 20

3.2 Tình hình hệ thống ngân hàng Việt Nam 20

3.3 Tình hình tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam 22

3.4 Tình hình thu nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam 23

Trang 6

3.6.2 Thực trạng việc công bố BCTC của các NHTM 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 31

CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH 32

4.1 Giới thiệu 32

4.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị 32

4.3 Phương pháp nghiên cứu 33

4.3.1 Thiết kế nghiên cứu 33

4.3.1.1 Đo lường tính kịp thời của BCTC 33

4.3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu 33

4.3.1.3 Đo lường biến nghiên cứu 38

4.3.2 Quy trình nghiên cứu 39

4.3.3 Phương pháp chọn mẫu 40

4.2.3.1 Lý do chọn mẫu 40

4.3.3.2 Quy trình chọn mẫu 41

4.3.3.3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu 41

4.3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 42

4.4 Kết quả nghiên cứu 42

4.4.1 Thống kê mô tả 42

4.4.1.1 Tính kịp thời 43

4.4.1.2 Quy mô 43

4.4.1.3 Thu nhập trên cổ phiếu 43

4.4.1.4 Loại công ty kiểm toán 44

4.4.1.5 Sự thay đổi công ty kiểm toán 45

4.4.1.6 Sự thay đổi lợi nhuận 45

4.4.1.7 Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng 46

Trang 7

4.4.3.2 Kiểm định tác động ngẫu nhiên 47

4.4.3.3 Kiểm định Hausman 48

4.4.3.4 Kiểm định LM-test 49

4.4.4 Kết luận mô hình 50

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 52

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH 53

5.1 Đóng góp của đề tài 53

5.2 Định hướng phát triển các NHTMCP VN đến năm 2020 53

5.2.1 Định hướng chung 53

5.2.2 Định hướng cải thiện tính kịp thời 56

5.2.2.1 Đối với ngân hàng có quy mô lớn 56

5.2.2.2 Đối với ngân hàng có thông tin xấu 58

5.3 Hạn chế của đề tài 59

5.4 Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PH L C

Trang 8

BCTC Báo cáo tài chính

BĐS Bất động sản

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

DNNY Doanh nghiệp niêm yết

FE Fixed Effect (Tác động cố định)

IASB International Accounting Standards Board

(Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế) M&A Mergers and Acquisitions (sáp nhập và mua lại) NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

RE Random Effect (Tác động ngẫu nhiên)

SSC State Securities Commission (Ủy ban chứng khoán) TCTD Tổ chức tín dụng

UBCK Ủy ban chứng khoán

VAMC Vietnam Asset Management Company

(Công ty Quản lý tài sản)

Trang 9

Bảng 3.2: Thống kê các NHTM nộp chậm BCTC 28

Bảng 4.1: Các giả thuyết nghiên cứu 38

Bảng 4.2: Tóm tắt cách đo lường các biến 38

Bảng 4.3: Kết quả bảng thống kê mô tả biến ARL 43

Bảng 4.4: Kết quả bảng thống kê mô tả biến SIZE 43

Bảng 4.5: Kết quả bảng thống kê mô tả biến EPS 44

Bảng 4.6: Kết quả bảng thống kê mô tả biến NPL 46

Bảng 4.7: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 46

Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp FE 47

Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp RE 48

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Hausman 48

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định LM-test 49

Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp Pool OLS 49

Trang 10

Hình 3.1: Tình hình tổng tài sản 22 NHTM tính đến tháng 12/2015 23

Hình 3.2: Chỉ số EPS của 22 NHTM trong năm 2015 24

Hình 3.3: Tỷ lệ nợ xấu trung bình của NHTM qua các năm 27

Hình 3.4: Tính kịp thời trung bình qua các năm 29

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu tổng quát 32

Hình 4.2: Doanh thu các công ty kiểm toán lớn năm 2015 36

Hình 4.3: Tóm tắt quy trình nghiên cứu 40

Hình 4.4: Phân loại công ty kiểm toán ngân hàng 44

Hình 4.5: Tỷ lệ ngân hàng thay đổi công ty kiểm toán 45

Hình 4.6: Sự thay đổi lợi nhuận của ngân hàng 45

Trang 11

cá thể nhận định các yếu tố thuận lợi và khó khăn của thị trường, từ đó đưa ra những định hướng phát triển phù hợp, giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải Đặc biệt trong thị trường tài chính ngân hàng, thông tin đóng vai trò rất quan trọng đối với những người gửi tiền, và với những nhà đầu tư trong việc ra quyết định Vì vậy Nhà nước đã đưa ra những yêu cầu nghiêm ngặt về việc công bố thông tin theo thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 6 tháng 10 năm 2015 và nghị định số 108/2013/NĐ-CP

Tuy nhiên, trong một cuộc khảo sát toàn diện về mức độ tuân thủ về nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán do Vietstock thực hiện, số doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin trong 5 năm qua chỉ chiếm một con số khá nhỏ Cụ thể như vào năm 2012 chỉ có 23 doanh nghiệp trên tổng số 688 doanh nghiệp niêm yết (tương ứng tỷ lệ 3,3%) hoàn thành nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định Tỷ lệ này tăng lên 4,2 vào năm sau đó và là 9,7 vào năm

2015 C ng theo thống kê của Vietstock, trong số các doanh nghiệp đang niêm yết

Trang 12

trên sàn thì vấn đề hay vi phạm nhất trong công bố thông tin chính là trễ nộp báo cáo tài chính

Các lỗi vi phạm về chậm nộp báo cáo tài chính gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người gởi tiền, nhà đầu tư; uy tín và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng đồng thời giảm tính minh bạch và sức hút của thị trường vốn Do đó, việc cải thiện thời hạn công bố thông tin báo cáo tài chính là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra không chỉ đối với các cơ quan quản lý và nhà làm chính sách mà còn là vấn đề mang tính sống còn đối với các ngân hàng Để làm được được điều trên cần phải đánh giá các yếu tố tác động đến việc chậm công bố thông tin của các ngân hàng

Đề tài nghiên cứu này tuy đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng

Xuất phát từ thực tiễn như vậy, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Các nhân

tố tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu tập trung vào 2 mục tiêu chính:

Phân tích và kiểm định các nhân tố tác động đến tính kịp thời của BCTC ở các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015

Đề xuất các giải pháp tăng cường tính kịp thời của BCTC ở các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

Tổng hợp lý thuyết tổng quan về tính kịp thời của BCTC

Tổng quan các nghiên cứu trước đây để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố thông tin BCTC, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu

Thống kê mô tả, phân tích tương quan và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC với dữ liệu của các ngân hàng thương mại cổ phần VN giai đoạn 2010-2015

Trang 13

Thông qua nghiên cứu thực tiễn để khuyến nghị các giải pháp nhằm cải thiện tính kịp thời của BCTC tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết những mục tiêu cụ thể nêu trên, nội dung của luận văn phải trả lời được những câu hỏi nghiên cứu sau:

Những yếu tố nào tác động đến tính kịp thời của BCTC tại các NHTM VN? Mức độ tác động của những yếu tố đó đến tính kịp thời của BCTC tại NHTM

VN như thế nào?

Đề xuất nào để cải thiện tính kịp thời của BCTC tại các NHTM VN?

1.5 ối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là: Các nhân tố tác động đến tính kịp thời của BCTC

1.6 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện trong phạm vi hệ thống ngân hàng thương mại

cổ phần Việt Nam với số liệu thống kê lấy từ năm 2010 đến năm 2015 Để phục vụ

mô hình nghiên cứu định lượng, luận văn đã khảo sát cụ thể 22 ngân hàng thương mại cổ phần Danh sách các NHTMCP xem ở phần phụ lục 1

1.7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp định lượng Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu từ BCTC của các ngân hàng qua các năm, tiến hành làm sạch dữ liệu bằng cách loại bỏ những quan sát không đầy đủ thông tin Tiếp theo nghiên cứu tiến hành phân tích thống kê mô tả; phân tích tương quan; phân tích hồi quy theo Pool-OLS, Fixed Effect và Random Effect đối với dữ liệu bảng cân bằng Sau đó sử dụng kiểm định Hausman và LM-test để lựa chọn phương pháp phù hợp cho nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata và SPSS để phân tích dữ liệu

Bên cạnh đó, nghiên cứu c ng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để khái quát lý thuyết về các vấn đề nghiên cứu có liên quan làm cơ sở đề xuất mô hình tác động của các nhân tố đến tính kịp thời của BCTC

Trang 14

1.8 Ý nghĩa nghiên cứu

1.8 1 Ý nghĩa lý luận

Phân tích và tổng hợp các kết quả của những nghiên cứu trước đây có liên

quan đến mục tiêu nghiên cứu để làm cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp ở

Việt Nam và làm tham khảo cho các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này ở tương

lai

1.8 2 Ý nghĩa thực tiễn

Sử dụng thước đo khác về tính kịp thời so với các nghiên cứu trước đây tại

Việt Nam

Kết quả nghiên cứu phục vụ cho các nhà quản lý thị trường tài chính, các

ngân hàng liên quan đến việc công bố BCTC, từ đó có quyết định điều chỉnh

phù hợp

1.9 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài nghiên cứu này gồm

5 chương như sau:

hương 1: Giới thiệu luận văn thạc sĩ kinh tế

hương 2: Cơ sở lý thuyết liên quan đến tính kịp thời của BCTC

hương 3: Thực trạng các nhân tố tác động đến tính kịp thời của BCTC tại

Trang 15

HƯƠNG 2:

Ơ SỞ LÝ THUY T LIÊN QUAN N TÍNH KỊP THỜI

CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1 Giới thiệu

Ở chương 1 đã trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu Tiếp theo chương 2 này sẽ trình bày về cơ sở lý thuyết và lược thảo một số nghiên cứu trong & ngoài nước liên quan đến tính kịp thời của BCTC

2.2 Tổng quan về báo cáo tài chính

2.2.1 Khái niệm báo cáo tài chính

Theo Ngân hàng Nhà nước VN, báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng: là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán và các quy định của pháp luật liên quan để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của tổ chức tín dụng Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng được các TCTD lập trên cơ sở tổng hợp số liệu trong toàn hệ thống TCTD (bao gồm: Trụ sở chính, Sở giao dịch, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc) để phản ánh thông tin kinh

tế, tài chính của TCTD (Quyết định số 02/VBHN-NHNN, điều 2, trang 4)

2.2.2 Vai trò của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính có một vai trò to lớn trong thực tiễn hoạt động của các ngân hàng, có thể thấy rất rõ điều đó qua những nét cơ bản sau:

 BCTC trình bày tổng quát, phản ánh tổng hợp về tài sản, nguồn vốn c ng như toàn bộ tình hình tài chính của ngân hàng dưới dạng các con số giúp người đọc nắm bắt một cách trực quan nhất về thực tiễn hoạt động của ngân hàng trong kì

 BCTC nhằm cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ nhà quản trị NHTM

và các đối tượng kinh doanh khác, như: cổ đông, các nhà quản lý cấp trên

Trang 16

 BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của NHTM, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của NHTM

 Các chỉ tiêu, các số liệu trên BCTC là những cơ sở quan trọng để tính ra các chỉ tiêu khác, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quá trình kinh doanh của ngân hàng

 Những thông tin của BCTC là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng, là những căn cứ quan trọng

để ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào ngân hàng của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư

 Nhưng BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế - kỹ thuật, tài chính của NHTM, là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị ngân hàng, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận cho NHTM

2.2.3 Mục đích của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một TCTD, đáp ứng yêu cầu quản lý của lãnh đạo TCTD, cơ quan quản lý nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một TCTD về:

 Tài sản;

 Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

 Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác;

 Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;

 Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán;

 Các luồng tiền

Trang 17

Ngoài những thông tin này, TCTD còn phải cung cấp các thông tin có liên quan khác trong bản “Thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính và giải trình thêm về mức độ các loại rủi ro tài chính chủ yếu

2.3 Lý thuyết cơ sở

2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)

Jensen và Meckling (1976) đã đề xuất lý thuyết ủy nhiệm Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên được ủy nhiệm (agent), trong đó bên được ủy nhiệm thay mặt bên ủy nhiệm để quản lý doanh nghiệp, thực hiện các công việc được ủy nhiệm Ví dụ, trong hợp đồng giữa các cổ đông và nhà quản lý, các cổ đông ủy nhiệm cho nhà quản lý thay mình sử dụng vốn

để kinh doanh Lý thuyết ủy nhiệm giả định rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm) đều tối đa hóa lợi ích của mình Khi bên được ủy nhiệm hành động

vì lợi ích riêng của họ mà gây bất lợi cho bên ủy nhiệm, ví dụ nhà quản lý sẽ tăng lợi ích của mình thông qua việc chi tiêu nhiều hơn (xây dựng văn phòng lớn, mua sắm xe sang trọng…) và số tiền này sẽ làm giảm lợi nhuận của các cổ đông Các mâu thuẫn này tồn tại do sự phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản trong công ty Những vấn đề này làm phát sinh chi phí ủy nhiệm (agency costs) Chi phí

ủy nhiệm là chi phí chi trả cho sự xung đột lợi ích giữa hai bên bao gồm chi phí giám sát (monitoring costs), chi phí liên kết (bonding costs) và chi phí khác (residual costs)

Chi phí giám sát bao gồm chi phí kiểm tra, giám sát, kiểm toán, chi phí duy trì các hoạt động kiểm soát và báo cáo để kiểm tra việc thực hiện của bên được ủy nhiệm Chi phí này được tính vào chi phí hoạt động của công ty, làm giảm lợi ích của bên ủy nhiệm Trong trường hợp này, để đảm bảo lợi ích của mình, bên ủy nhiệm sẽ tự bảo vệ bằng cách điều chỉnh số tiền chi trả cho bên được ủy nhiệm bằng một điều khoản ràng buộc trong hợp đồng để bù lại chi phí giám sát mà họ đã bỏ ra

Ví dụ, trong quan hệ cổ đông – nhà quản lý, các cổ đông sẽ trả tiền lương, thưởng ít

Trang 18

hơn cho các nhà quản lý ít kinh nghiệm hoặc chưa có uy ín để bù lại chi phí giám sát mà họ phải bỏ ra Đó được gọi là cách “bảo vệ bằng giá” (price protection) Thông qua sự bảo vệ bằng giá, bên được ủy nhiệm cuối cùng phải chịu chi phí giám sát được ràng buộc trong hợp đồng

Chi phí liên kết là các chi phí liên quan đến thiết lập, duy trì cơ chế hoạt động

ủy nhiệm, chi phí thông tin do bên được ủy nhiệm chi trả phát sinh trong nỗ lực làm giảm chi phí giám sát Ví dụ, người quản lý (bên được ủy nhiệm) có thể tự nguyện cung cấp BCTC hàng quý cho cổ đông (bên ủy nhiệm) Tuy nhiên, bên được ủy nhiệm chỉ chấp nhận chi phí liên kết trong phạm vi mà chi phí này giảm được chi phí giám sát mà họ đang phải gánh chịu Do đó, họ có thể chấm dứt không chấp nhận chi phí liên kết khi mức tăng lên của chi phí liên kết bằng hoặc lớn hơn mức giảm xuống của chi phí giám sát mà họ đang chịu

Chi phí khác phát sinh khi bên được ủy nhiệm không hết sức mình vì lợi ích tối đa của bên ủy nhiệm mà chỉ nỗ lực có giới hạn trong một phạm vi nhất định Lợi ích giảm đi do sự nỗ lực có giới hạn đó tương đương với chi phí khác mà bên ủy nhiệm mất đi

Chi phí ủy nhiệm sẽ được tối thiểu hoá bằng cách cung cấp những ưu đãi phù hợp để gắn kết lợi ích của cả hai bên thông qua hợp đồng hiệu quả là kết quả thương thuyết giữa hai bên để đảm bảo lợi ích của cả hai được cân bằng ngay từ đầu Trong đó,nếu bên được ủy nhiệm bị phát hiện hành xử không vì lợi ích của bên ủy nhiệm

sẽ bị phạt, uy tín bị giảm sút dẫn đến nguy cơ bị sa thải Khi đó, bên được ủy nhiệm

sẽ hành xử theo hướng tối đa hoá lợi ích của bên ủy nhiệm Ngược lại, bên ủy nhiệm c ng sẽ cung cấp những chính sách khen thưởng nhằm ghi nhận nỗ lực làm việc của bên được ủy nhiệm, đảm bảo lợi ích cho bên được ủy nhiệm Trong hợp đồng hiệu quả, chi phí ủy nhiệm được tối thiểu hoá do lợi ích của hai bên được cân bằng

Lý thuyết ủy nhiệm đã giải thích được ảnh hưởng của các đặc trưng như quy

mô ngân hàng, lợi nhuận kinh doanh đến việc công bố thông tin báo cáo tài chính kịp thời

Trang 19

2.3.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information theory)

Lý thuyết thông tin bất cân xứng lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970

và đến năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Jose Stiglitz đã được nhận giải Nobel kinh tế cho những nỗ lực nghiên cứu của lý thuyết về thông tin bất cân xứng

Nghiên cứu của một học giả kinh tế nổi tiếng trên thế giới về lý thuyết thông tin bất cân xứng đã đưa ra khái niệm về thông tin bất cân xứng như sau: “Thông tin bất cân xứng trên TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin công bố hơn về một công ty so với các nhà đầu tư còn lại” (Kyle, 1985) Nói cách khác, “Thông tin bất cân xứng xuất hiện khi người mua và người bán có các thông tin khác nhau”

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, người ta gặp phải hàng loạt các vấn

đề cần lý giải như tại sao ở một số quốc gia, ngân hàng lại áp dụng lãi suất cho vay lại cao gấp 2 đến 3 lần mức bình thường đối với một số doanh nghiệp? Tại sao các công ty lại chấp nhận bỏ ra hàng tỷ đồng vào các chiến dịch quảng cáo? Những câu hỏi thuộc những lĩnh vực khác nhau nhưng đều phản ảnh một hiện tượng phổ biến

mà Akerlof đã chỉ ra trong bài viết có tựa đề “Thị trường trái chanh” (Akerlof, 1970), trong đó ông lập luận rằng: Trong hai bên tham gia giao dịch, một bên thường có nhiều thông tin hơn bên kia Đó chính là hiện tượng thông tin bất cân xứng

Tiếp theo Akerlof, Micheal Spence (1973) chỉ ra giải pháp để khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng bằng cơ chế phát tín hiệu: Bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu một cách trung thực và tin cậy đến những bên ít thông tin Với việc phát tín hiệu này, người bán những sản phẩm có chất lượng cao phải sử dụng những biện pháp được coi là quá tốn kém so với người bán hàng hoá có chất lượng thấp

Ví dụ của việc phát tín hiệu thị trường là việc các công ty, tập đoàn nổi tiếng thường triển khai các chương trình quảng cáo đắt tiền, việc duy trì chế độ bảo hành cho sản phẩm tin cậy cho khách hàng để phát tín hiệu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Trang 20

của mình Các công ty niêm yết duy trì tỷ lệ cổ tức chi trả bằng tiền mặt cao và ổn định để phát tín hiệu về khả năng quản lý dòng tiền và hiệu quả hoạt động của mình

2.3.3 Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness theory)

Xuất phát từ dòng nghiên cứu chuẩn tắc về kế toán từ những năm 1950-1970, các khuôn mẫu lý thuyết kế toán đã được xây dựng và ban hành bởi các tổ chức lập quy về kế toán và trở thành nền tảng của hệ thống kế toán tài chính hiện nay trên thế giới Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định xuất phát từ mục tiêu của kế toán là cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng để đưa ra quyết định kinh tế Trên cơ sở đó, các đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính được xác định Trước hết báo cáo tài chính cần bao gồm các thông tin thích hợp, nghĩa là các thông tin có thể giúp người sử dụng đánh giá được quá khứ và dự đoán tương lai của doanh nghiệp Không những vậy, các thông tin này cần thể hiện trung thực tình hình doanh nghiệp, nghĩa là đúng bản chất của các hiện tượng kinh tế Ngoài ra, những yêu cầu thứ yếu khác như trình bày dễ hiểu, khả năng so sánh, khả năng kiểm tra và tính kịp thời phải được đáp ứng Các đặc điểm chất lượng trên là nền tảng xây dựng hoặc lựa chọn các chính sách kế toán của doanh nghiệp (IASB, 2010)

Áp dụng vào vấn đề công bố BCTC: Lý thuyết này yêu cầu BCTC phải cung cấp các thông tin cần thiết và kịp thời cho việc ra quyết định của người sử dụng, trong đó bao gồm hai đối tượng chính là nhà đầu tư và chủ nợ

2.4 Tính kịp thời của báo cáo tài chính

Tính kịp thời là một trong những đặc điểm chất lượng thiết yếu của BCTC, được trình bày rõ trong các quy định kế toán và các nghiên cứu kinh tế đáng tin cậy

2.4.1 Khái niệm

Khuôn mẫu lý thuyết kế toán do IASB ban hành năm 2010 phân loại đặc điểm chất lượng của thông tin kế toán hữu ích bao gồm đặc điểm chất lượng cơ bản (thích hợp, trình bày trung thực) và đặc điểm chất lượng nâng cao (có thể so sánh, có thể kiểm tra, kịp thời và có thể hiểu được) Trong đó, tính kịp thời được định nghĩa là

sự sẵn có thông tin cho những người ra quyết định vào thời điểm thông tin có khả năng ảnh hưởng tới quyết định của họ Theo đó, các thông tin c thì ít hữu ích hơn

Trang 21

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (BTC, 2002), tính kịp thời BCTC được quy định như sau: “Các thông tin kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ” Theo Younes H.AKLE (2011), tính kịp thời được hiểu là BCTC phải được công bố đến người sử dụng ngay khi họ cần nó để đưa ra quyết định, bởi vì thông tin sẽ mất đi tính hữu ích nếu nó không có sẵn khi cần sử dụng

Hình 2 1: ặc điểm chất lượng BCTC theo khuôn mẫu của IASB (2010) 2.4.2 Vai trò của báo cáo tài chính kịp thời

Mục đích chính của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, thành quả kinh doanh và các dòng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin BCTC Tuy nhiên, BCTC kịp thời quan trọng không chỉ đối với người sử dụng thông tin BCTC mà còn đối với chính các chủ thể báo cáo và sự phát triển của thị trường vốn

Báo cáo tài chính, nhất là BCTC đã kiểm toán là nguồn cung cấp thông tin chính thống và đáng tin cậy cho người sử dụng thông tin BCTC càng kịp thời thì càng gia tăng tính hữu ích của thông tin, giúp các nhà đầu tư ra quyết định một cách kịp thời và chính xác, nắm bắt được thời cơ kinh doanh Theo Owusu Ansah (2000), BCTC kịp thời làm giảm giao dịch nội gián, rò rỉ thông tin và các tin đồn trên thị

ặc điểm chất lượng báo cáo tài chính

Trang 22

trường góp phần giảm hiện tượng bất cân xứng thông tin, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của thị trường vốn

Các công ty có động cơ công bố thông tin tài chính kịp thời vì khi một công ty không phát hành BCTC một cách kịp thời sẽ gặp phải các hậu quả xấu như đình chỉ giao dịch trên thị trường chứng khoán (Dyer and McHugh, 1975), chịu phản ứng tiêu cực của thị trường gây ảnh hưởng xấu đến giá trị doanh nghiệp (Givoly and Palmon, 1982) Ngược lại, các công ty công bố thông tin BCTC kịp thời sẽ nâng cao uy tín và danh tiếng của công ty (Sultana et al., 2014), giảm chi phí sử dụng vốn (Fick, 2010)

2.4 3 ác quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính

Nhằm đảm bảo tính kịp thời của thông tin BCTC, thời hạn về công bố BCTC của các TCTD Việt Nam được NHNN quy định sau:

2.4.3.1 Báo cáo tài chính năm

a) Báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán

 Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm của TCTD chưa kiểm toán chậm nhất là

45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;

 Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm hợp nhất chưa kiểm toán chậm nhất là

60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính

b) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán

TCTD phải gửi Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết quả của tổ chức kiểm toán độc lập (bao gồm: Báo cáo kiểm toán; thư quản lý và các tài liệu liên quan) chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của TCTD

2.4.3.2 Báo cáo tài chính giữa niên độ

a) Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý kế tiếp;

b) Báo cáo tài chính bán niên đã soát xét

Ngoài các Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định tại điểm a trên, TCTD

là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn phải nộp:

Trang 23

 Báo cáo tài chính bán niên của TCTD đã được soát xét kèm theo toàn bộ Báo cáo soát xét Báo cáo tài chính chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính;

 Báo cáo tài chính bán niên hợp nhất hoặc Báo cáo tài chính bán niên tổng hợp đã được soát xét kèm theo toàn bộ Báo cáo soát xét và Báo cáo tài chính bán niên của TCTD là 60 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính trong trường hợp TCTD là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy

mô lớn phải lập Báo cáo tài chính bán niên hợp nhất hoặc Báo cáo tài chính bán niên tổng hợp

2.4.3.3 Trường hợp đặc biệt

Nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp báo cáo tài chính là ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nộp báo cáo tài chính là ngày làm việc tiếp

2.4.4 Xử lý vi phạm chậm công bố báo cáo tài chính

Về chế tài xử lý các vi phạm về thời hạn công bố thông tin, thời hạn báo cáo của các công ty niêm yết được quy định trong Nghị định 108/2013/NĐ-CP “Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán”

Cụ thể, phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn, hành vi báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

2.5 Tổng quan các nghiên cứu liên quan

2.5.1 Các nghiên cứu liên quan trên Thế giới

Vấn đề tính kịp thời của BCTC được nghiên cứu lần đầu tiên ở các nước phát triển có thị trường chứng khoán tập trung được hình thành lâu đời và hoạt động mạnh mẽ như nghiên cứu của Dyer and McHugh (1975) và Davies và Whittred (1980) thực hiện tại Úc; Ashton, Graul và Newton (1989) tại Canada; Clatworthy và Peel (2010) tại Anh Các nghiên cứu ở các nước đang phát triển được tiến hành muộn hơn, cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh quốc tế và thị trường chứng khoán tập trung như nghiên cứu của Owusu-Ansah (2000) kiểm chứng tại Zimbabwe; Khalid Alkhatib và Qais Marji (2012) tại Jordan; Karim và Ahmed

Trang 24

(2005) tại Bangladesh; Ika và Ghazali (2012) tại Indonesia; Yadirichukwu và Ebimobowei (2013) tại Nigeria, Al-Ghanem và Hegazy (2011) tại Kuwait Tất cả các nghiên cứu đều ghi nhận tính kịp thời của báo cáo tài chính là đặc điểm chất lượng quan trọng của BCTC, phản ánh sự minh bạch về công bố thông tin tài chính

2.5.1.1 Nghiên cứu của Khalid Alkhatib and Qais Marji (2012)

Việc hoàn thành báo cáo kiểm toán là một nhân tố quan trọng trong việc xác định tính kịp thời của việc công bố thông tin BCTC năm Vì vậy, các tác giả tập trung nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của các báo cáo kiểm toán của 137 công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Jordan năm 2010

Nghiên cứu đã kết luận rằng tỷ số sinh lời, loại công ty kiểm toán và quy mô công ty ở các công ty dịch vụ không liên quan đến tính kịp thời trong kiểm toán Trong khi đòn bẩy tài chính có mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng với tính kịp thời của kiểm toán

Mô hình hồi quy tuyến tính được các tác giả dùng trong nghiên cứu để đánh giá mối quan hệ giữa tính kịp thời và các biến giải thích như sau:

DELAYDAYS =

Trong đó:

Delaydays Số ngày hoàn tất báo

cáo kiểm toán

Số ngày chênh lệch giữa ngày kết thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán Audit Type Loại công ty kiểm

Size Quy mô công ty Bằng tổng tài sản

Ind Lĩnh vực hoạt động Bằng 1 nếu là công ty sản xuất công

nghiệp và bằng 0 nếu là công ty dịch vụ

Trang 25

2.5.1.2 Nghiên cứu của Ziyad Mustafa M.Al-Shwiyat (2013)

Tác giả tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố (quy mô công ty, thu nhập trên cổ phiếu, thu nhập trên vốn chủ sở hữu, thu nhập trên tổng tài sản, cổ tức trên một cổ phiếu, tuổi thọ của doanh nghiệp, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

và đòn bẩy tài chính) đến tính kịp thời trong việc công bố thông tin báo cáo tài chính Mô hình nghiên cứu được thực hiện trên mẫu gồm 120 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Jordan năm 2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng theo thời hạn công bố báo cáo tài chính là 111 ngày kể từ ngày kết thúc niên

độ tài chính thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp mất nhiều thời gian hơn để công bố BCTC trong khi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng thì công bố thông tin nhanh nhất so với các lĩnh vực khác Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy còn cho thấy quy mô công ty, tuổi thọ doanh nghiệp, tỷ suất nợ và tính kịp thời của việc công bố thông tin BCTC về mặt thống kê có tương quan thuận với nhau Trong khi đó, nhân tố thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và tính kịp thời của thông tin tài chính có mối quan hệ nghịch với nhau

Từ các BCTC năm của các công ty, tác giả đã thu thập dữ liệu liên quan đến quy mô công ty, thu nhập trên cổ phiếu, thu nhập trên vốn chủ sở hữu, thu nhập trên tổng tài sản, cổ tức trên một cổ phiếu, tuổi thọ của doanh nghiệp, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đòn bẩy tài chính Theo đó, mô hình nghiên cứu được thực hiện như sau:

TIME=

Time Thời hạn công bố

BCTC năm

Khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên

độ đến ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông

Size Quy mô công ty Tổng tài sản

EPS Thu nhập trên cổ

Trang 26

Ký hiệu Giải thích o lường

ROA Thu nhập trên tài sản Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

DPS Cổ tức trên cổ phiếu Cổ tức trên số lượng cổ phiếu đang lưu

hành

Age Tuổi thọ công ty Là khoảng thời gian tính từ ngày niêm

yết đầu tiên đến ngày 31/12/2012 Lev Đòn bẩy tài chính Bằng tỷ số nợ nguồn vốn

CFFO Doanh tiền thuần từ

hoạt động kinh doanh

Giá trị chỉ tiêu Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lấy từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ngày 31/12/2012

2.5.1.3 Nghiên cứu của Stephen Owusu-Anahsa và Stergios Leventis (2006)

Bài nghiên cứu đã đưa ra kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố BCTC của 95 công ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hy Lạp Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các doanh nghiệp có quy mô lớn, công ty dịch vụ và các công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán thuộc Big5 thì có thời gian công bố BCTC ngắn hơn Ngoài

ra, bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng với ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và những doanh nghiệp có cổ phần được nắm giữ trực tiếp và gián tiếp bởi những người trong doanh nghiệp thì sẽ không công bố BCTC đúng hạn

Trong đó:

EQOS Cổ phần nắm giữ bên

trong doanh nghiệp

Tỷ lệ cổ phần được nắm giữ trực tiếp và gián tiếp bởi những người trong doanh nghiệp

Trang 27

2.5.2 Các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam

Theo khảo sát của tác giả, đề tài nghiên cứu về tính kịp thời của BCTC ở Việt Nam chưa phát triển đa dạng Các nghiên cứu có đề cấp đến tính kịp thời của BCTC tiêu biểu như nghiên cứu của Đặng Đình Tân (2013), Nguyễn Thị Hằng Nga và cộng sự (2015)

2.5.2.1 Nghiên cứu của ặng ình Tân (2013)

Đặng Đình Tân (2013) khảo sát thời hạn phát hành báo cáo kiểm toán của 120 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán tp.HCM trong 2 năm 2010 và

2011 Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về tính kịp thời giữa loại BCTC cần lập (riêng lẻ hay hợp nhất), điều đó có thể do quy định hiện hành c ng như các nhân tố khác như tính phức tạp của việc lập và kiểm toán BCTC hợp nhất Kết quả nghiên cứu c ng cho thấy, không có sự liên hệ giữa tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yết với loại kiểm toán viên, trái ngược với một số nghiên cứu trước cho rằng các công ty kiểm toán thuộc Big4 có xu hướng cần thực hiện kiểm toán trong thời gian dài hơn và do đó có chất lượng kiểm toán cao hơn Cuối cùng, kết quả của nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yết qua hai năm 2010 và 2011

2.5.2.2 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Nga và cộng sự (2015)

Nguyễn Thị Hằng Nga và cộng sự (2015) nghiên cứu thực nghiệm tính kịp thời của BCTC tại 23 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014 Qua kết quả nghiên cứu, có thể thấy rằng các nhân tố nội tại phản ánh hiệu quả hoạt

Trang 28

động kinh doanh của NHTM c ng như các nhân tố thể hiện vai trò của công ty kiểm toán đều có ảnh hưởng đến thời hạn công bố BCTC Cụ thể, yếu tố quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, sự thay đổi lợi nhuận và tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng đến thời hạn công bố BCTC của các NHTM Các công ty kiểm toán thuộc Big4 c ng như loại ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần sẽ góp phần làm giảm số ngày công bố BCTC

Trang 29

K T LUẬN HƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đến tính kịp thời của việc công bố thông tin BCTC Trong đó, tác giả giới thiệu các lý thuyết liên quan đến đề tài, làm rõ các khái niệm về BCTC, các lý thuyết cơ sở và tính kịp thời của BCTC Dựa vào những lý thuyết này và tham khảo những nghiên cứu liên quan để tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ở chương 4

Trang 30

HƯƠNG 3:

THỰC TR NG CÁC NHÂN TỐ T NG N

TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH

T I NGÂN H NG THƯƠNG M I VIỆT NAM

3.1 Giới thiệu

Mục đích của chương 3 này là trình bày về tình hình hệ thống ngân hàng thương mại VN hiện nay, và thực trạng các nhân tố tác động đến tính kịp thời của BCTC tại các NHTM VN

3.2 Tình hình hệ thống ngân hàng Việt Nam

Thực hiện đề án “Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” với mục tiêu là xây dựng một hệ thống tổ chức tín dụng vững mạnh, Ngân hàng nhà nước đưa ra một loạt các yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng như vốn tối thiểu phải từ 3.000 tỷ đồng, yêu cầu về tính thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu Đứng trước những yêu cầu này, một số các ngân hàng thương mại bắt đầu thực hiện các vụ sáp nhập

Mở màn là vụ hợp nhất của ba ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn vào tháng 12/2011 để hình thành nên Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Nguyên nhân là do ba ngân hàng này gặp khó khăn về thanh khoản, dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, mặt khác mỗi ngân hàng chỉ có số vốn khoảng 1.000 tỷ đồng Trước tình hình đó, Ngân hàng nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản cho ba ngân hàng

và họ đã tự nguyện hợp nhất để phát huy thế mạnh, hỗ trợ cho nhau để xây dựng thành một ngân hàng lớn hơn Tuy nhiên, về khách quan ta thấy đây chỉ là sự hợp nhất mang tính chất cơ học chứ vụ sáp nhập này chưa mang lại tính hiệu quả về kinh tế c ng như xã hội

Vụ tiếp theo là ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội (SHB) vào tháng 8/2012 Ngân hàng Habubank khi đó được cho là ngân hàng có nợ xấu cao với tỷ lệ 32 do cho khách hàng Vinashin vay khoảng 3.700 tỷ đồng không có khả năng trả nợ Khi sáp nhập vào SHB, thương hiệu Habubank đã xây dựng từ năm 1989 vĩnh viễn biến

Trang 31

mất.Giá trị cổ phiếu được đánh giá 1 Habubank = 0,75 SHB, các thành viên trong Hội đồng quản trị của Habubank không có trong SHB mới Sau khi sáp nhập thành SHB mới thì vốn của SHB mới là 8.866 tỷ đồng, trong khi lúc trước đánh giá Habubank chỉ là 195 tỷ đồng (vốn của SHB c là 4.816 tỷ đồng)

Không giống như những vụ sáp nhập khác được tiến hành bắt buộc phải tái cấu trúc của ngân hàng nhà nước, vào tháng 12/2013 Ngân hàng Đại Á (DaiABank)

đã sáp nhập với Ngân hàng phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) trên tinh thần tự nguyện của hai bên nhằm tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành Ngân hàng HDBank sau sáp nhập có vốn điều lệ 8.100 tỷ đồng, tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu của ngân hàng Đại Á sang HDBank là 1:1 Đây là thương vụ sáp nhập đầu tiên trong lịch sử khi hai bên đều là những ngân hàng tương đối tốt, không

có vấn đề gì về năng lực tài chính, tự nguyện sáp nhập để tạo nên một ngân hàng có tiềm lực mạnh, năng lực cạnh tranh lớn hơn trên thương trường

Vụ chuyển đổi mô hình đầu tiên trong lịch sử từ một ngân hàng thương mại cổ phần thành ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu là vụ việc của Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam vào tháng 1/2015 Đây là ngân hàng với tôn chỉ hoạt động là ngân hàng thương mại đa năng tập trung ưu tiên phục vụ lĩnh vực xây dựng Sau một thời gian dài hoạt động không hiệu quả, bị mất vốn do nợ xấu, ngân hàng không thông qua được phương án bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu nên Ngân hàng nhà nước mua lại toàn bộ cổ phần của ngân hàng này với mức giá 0 đồng và giao cho Ngân hàng ngoại thương Việt Nam quản trị điều hành

Vào tháng 4/2015, ngân hàng tiếp theo bị định giá 0 đồng và chuyển giao cho Ngân hàng công thương Việt Nam quản lý là Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, do ngân hàng này bị mất hết vốn và ban lãnh đạo điều hành lâm vào vòng lao lý

Các ngân hàng khác trong hệ thống c ng đang nỗ lực chuẩn bị cho các cuộc sáp nhập để tái cấu trúc ngân hàng mình Nổi trội hiện nay là sự chuẩn bị cho sáp nhập của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (SaigonBank) vào Ngân hàng Ngoại

Trang 32

thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) và Ngân hàng xăng dầu (PG Bank) vào Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) Những ngân hàng được coi là lớn của Việt Nam hiện nay có quy mô tổng tài sản vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với những ngân hàng lớn trong khu vực và quốc tế Do vậy, việc sáp nhập với các ngân hàng khác là giải pháp mà những ngân hàng này phải thực hiện để có thể trở thành những tập đoàn tài chính vững mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế Theo lộ trình đã được phê duyệt thì đến năm 2017, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ chỉ còn khoảng 20 ngân hàng và hình thành nên một số ngân hàng thương mại có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh mạnh mà nổi trội lên là sự chi phối của các ngân hàng thương mại nhà nước trong hệ thống

3.3 Tình hình tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tính đến cuối năm 2015, xét trong mẫu nghiên cứu về tổng tài sản của 22 NHTM VN thì nhóm dẫn đầu bao gồm những ngân hàng mà nhà nước nắm cổ phần chi phối: BIDV, Vietcombank, Vietinbank

BIDV đã vượt qua Vietinbank sau khi sáp nhập với MHB Ngân hàng này hiện có tổng tài sản khoảng 850 nghìn tỷ,với mạng lưới trải rộng khắp cả nước gồm:

182 chi nhánh và trên 799 phòng giao dịch.Với qui mô đồ sộ như thế thì việc lập BCTC hợp nhất sẽ có thể khiến ngân hàng mất khá nhiều thời gian

Ba ngân hàng đứng đầu trong mẫu danh sách bỏ khá xa 19 ngân hàng còn lại khi tổng giá trị tài sản của 3 ngân hàng này lớn hơn tổng giá trị của 19 NHTM cộng lại

Đứng vị trí cuối cùng là ngân hàng Sài Gòn Công Thương với tổng tài sản gần

18 nghìn tỷ đồng Đây c ng là ngân hàng duy nhất trong mẫu danh sách có tổng giá trị tài sản dưới 20 nghìn tỷ đồng

Ngân hàng Eximbank là ngân hàng có sự sụt giảm quy mô tài sản lớn nhất trong giai đoạn những năm qua, hiện còn 125 nghìn tỷ đồng Sự sụt giảm kéo dài liên tục hàng năm từ 2011 qua đến 2012, 2013, 2014 và 2015

VPBank là ngân hàng có sự tăng trưởng gây ấn tượng nhất Tổng tài sản của ngân hàng này tăng từ 60 nghìn tỷ (vào năm 2010) lên hơn 193 nghìn tỷ đồng sau 6

Trang 33

năm mà không cần M&A với tổ chức tín dụng nào, c ng không cần đối tác chiến lược nước ngoài rót vốn

Hình 3.1: Tình hình tổng tài sản 22 NHTM tính đến tháng 12/2015

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của 22 NHTM

3.4 Tình hình thu nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015 được 22 ngân hàng công bố, có thể nhận thấy một số bất ngờ về chỉ tiêu thu nhập trên cổ phiếu Bên cạnh những tên tuổi quen thuộc như Vietinbank, Vietcombank và BIDV thì nhóm dẫn đầu có thêm

sự xuất hiện của ngân hàng VPbank và MB

17.7

24.7 25.3 35.5 41.9 48.2 49.4 64.4 84.3 84.8 104.3 106.5 107.6 124.8 192.0 193.9 201.5 204.7 221.0

674.4

779.5 850.7

Trang 34

Hình 3.2: Chỉ số EPS của 22 NHTM trong năm 2015

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của 22 NHTM Theo báo cáo của VPbank, tính trong năm 2015 thu nhập trên mỗi cổ phiếu là

2974 đồng, cao nhất trong danh sách 22 ngân hàng thương mại được khảo sát

Đối với ngân hàng TMCP Quân đội, kết quả kinh doanh trong năm 2015 c ng rất khả quan khi thu nhập trên mỗi cổ phiếu đạt 1968 đồng

Nếu có ngân hàng nào muốn giấu đichỉ số thu nhập của mình trong năm 2015 thì có lẽ đó là ngân hàng TMCP Quốc dân với chỉ số EPS trong năm 2015 chỉ là 22 đồng

1,530 1,626 1,722 1,968 2,158

2,974

Trang 35

Không đến nỗi tệ như ngân hàng TMCP Quốc dân nhưng tình hình kinh doanh của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu c ng không hề sáng sủa Điều này có thể nhận thấy thông qua chỉ số EPS trong năm 2015 chỉ là 33 đồng

Rõ ràng với chỉ số EPS thấp như vậy là một thông tin không mấy vui vẻ đối với ngân hàng TMCP Quốc dân và ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Và có lẽ sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc công bố sớm thông tin ra công chúng

Theo số liệu thu thập được từ 22 NHTM trong giai đoạn 2011-2015, hệ thống NHTM có sự tăng trưởng không đều qua các năm Cụ thể, có sự gia tăng lợi nhuận của hệ thống ở các năm 2011, 2014 và 2015 Tuy nhiên, xen vào đó là sự sụt giảm ở những năm 2012 và 2013 Lý giải cho sự sụt giảm ở những năm này là do tình hình kinh tế khó khăn chung của cả nước, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và thị trường bất động sản lao dốc, dẫn đến nợ xấu ngân hàng tăng cao, làm cho các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng

ảng 3 1: Tốc độ gia tăng lợi nhuận sau thuế của 22 NHTM

Năm Ngân hàng 2015 2014 2013 2012 2011 2010

Trang 36

Năm Ngân hàng 2015 2014 2013 2012 2011 2010

Nguồn: Tổng hợp và xử lý kết quả từ BCTC của các NH

3.5 Tình hình nợ xấu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam

 Năm 2010, theo khảo sát trên 22 NHTM thì tỷ lệ nợ xấu trung bình ở mức 1,61% Con số vẫn còn khá nhỏ và trong tầm kiểm soát Trong thời gian này, nợ xấu vẫn chưa được đánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng gây ra bất ổn tài chính quốc gia Các NHTM phải tự xử lý nợ xấu thông qua trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định hoặc phát mãi tài sản bảo đảm hoặc tái cơ cấu lại nợ vay

 Năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng Đây là hậu quả tất yếu của: (i) chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và có phần thắt chặt; (ii) nợ xấu tích tụ từ nhiều năm trước được bùng phát; (iii) và tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trở nên phổ biến

Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống ngân hàng thương mại ở 3 phương diện: Một là, gia tăng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng; hai là, giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu; ba là, rủi ro thanh khoản, kỳ hạn, rủi ro đổ vỡ hệ thống ngân hàng Và các giải pháp được sử dụng để xử lý nợ xấu năm 2011 phân tán ở từng ngân hàng thông qua siết chặt thẩm định khách hàng vay vốn; hay đảo nợ, giãn/ hoãn/ giảm nợ; và tuân thủ quy định, điều kiện cho vay với doanh nghiệp nhà nước

 Năm 2012 bùng nổ tỷ lệ nợ xấu Trong năm này nợ xấu được quan tâm không chỉ ở cấp độ NHTM, hay NHNN mà còn lên ở nghị trường Quốc hội lẫn Chính phủ

Trang 37

 Năm 2013, nợ xấu chiếm 3,12% Lúc này, nợ xấu thật sự là mối đe dọa đến

an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia Nợ xấu đã ngày càng xấu vượt tầm kiểm soát của từng ngân hàng Do đó, trong năm 2013, Chính phủ và NHNN phải tất bật thông qua nhiều giải pháp, sáng kiến nhằm xử lý triệt để nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Và nhiệm vụ của NHNN trong đề án 254 được thực thi sang giai đoạn hai, là lành mạnh hóa tài chính hệ thống ngân hàng với việc tăng cường xây dựng các quy định về an toàn vốn, xử lý nợ xấu hệ thống qua việc thành lập VAMC và nâng cao quản trị rủi ro, hướng đến hoàn thiện chuẩn mực Basel II

 Năm 2014 là một năm tích cực và chủ động xử lý nợ xấu, với tỷ lệ giảm xuống dưới mức 3% Các TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, từ đó thúc đẩy xử lý nợ xấu

 Năm 2015 chất lượng tín dụng ở các NHTM có chiều hướng cải thiện, tỷ lệ

nợ xấu đã giảm xuống chỉ còn 1,78% trên tổng dư nợ, chủ yếu thông qua việc chuyển nợ xấu từ các NHTM cho VAMC

Hình 3.3: Tỷ lệ nợ xấu trung bình của NHTM qua các năm

Trang 38

3.6 Tình hình việc công bố báo cáo tài chính của các NHTM VN

3.6.1 Những vấn đề còn tồn tại trong việc công bố BCTC

Hiện nay, nhiều chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam chưa thống nhất với chuẩn mực quốc tế Chất lượng báo cáo tài chính của ngành ngân hàng vẫn còn tồn tại những điểm cần khắc phục, đó là thiếu tính kịp thời và thiếu tính đầy đủ

 Về tính kịp thời, số lượng ngân hàng chậm nộp BCTC vẫn còn, một số trường hợp đã nhiều lần bị Ngân hàng nhà nước nhắc nhở liên quan đến vấn đề chậm công bố BCTC

 Về tính đầy đủ, thực tế một số ngân hàng có tình trạng thuyết minh nhưng vòng vo, không có thông tin gì mới, vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa việc công bố thông tin và minh bạch

3.6.2 Thực trạng việc công bố BCTC của các NHTM

Theo quy định của Ngân hàng nhà nước, Tổ chức tín dụng phải gửi Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết quả của tổ chức kiểm toán độc lập chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của TCTD Tuy nhiên theo khảo sát trên 22 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2010 đến 2015, tỷ lệ vi phạm là 13%

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 2010 111

Ngân hàng TMCP Quốc dân 2012 126

Trang 39

Tên ngân hàng Năm ộ trễ BCTC (ngày)

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex 2011 91

2015 91 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 2011 91

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 2015 105

Rõ ràng việc vi phạm về thời hạn công bố thông tin là một vấn đề phổ biến Mặc dù thời gian qua đã có những trường hợp bị Ngân hàng Nhà nước xử phạt do chậm công bố báo cáo định kỳ, nhưng kết quả khảo sát cho thấy thời gian công bố thông tin vẫn chưa được rút ngắn Việc các ngân hàng vẫn tỏ ra ít quan tâm đến vấn

đề công bố thông tin c ng đồng nghĩa với việc không quan tâm đến cổ đông của mình nói riêng và tất cả các nhà đầu tư trên thị trường nói chung

Hình 3.4: Tính kịp thời trung bình qua các năm

Ngày đăng: 16/06/2017, 23:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w