1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

KINH NGHIỆM ôn THI CÔNG CHỨC KHO BẠC NHÀ nước + TRỌN bộ TÀI LIỆU ôn THI CÔNG CHỨC KHO BẠC 2017

15 2,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

Từ vb cơ sở các bạn sẽ dễ tìm hiểu thêm là còn cần phải học cái gì nữa chứ chưa gì đã rối như canh hẹ thế này thì chỉ tẩu hỏa nhập ma thôi.. Khi đọc Luật hay một văn bản nào đó, Luôn đặt

Trang 1

KINH NGHIỆM ÔN THI

CÔNG CHỨC KHO BẠC

NHÀ NƯỚC + TRỌN BỘ TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC KHO BẠC 2017 (Tổng hợp từ

nhiều nguồn)

Trang 2

I CÁCH ÔN THI

1 Kiến thức chung

- Quản lý Nhà nước về Kinh tế - Chuyên đề 16: đọc qua hết

- Quản lý Nhà nước về Tài chính - Chuyên đề 17: Tập trung học quản lý tài chính công, quản lý ngân sách nhà nước, quản lý chi tiêu công theo kết quả đầu ra

- Luật cán bộ, công chức (lưu ý là chỉ học những gì liên quan đến công chức thôi, phần cán bộ không cần học; những gì liên quan đến cả hai dĩ nhiên là phải học thuộc lòng)

- Học thuộc lòng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức của KBNN

TW, tỉnh thành phố và huyện

2 Môn chuyên ngành

- Chuyên ngành có luật ngân sách, ND 60, luật kế toán, TT 161, 08…

Các bạn có vẻ bấn loạn về văn bản quá Có 2 yếu tố chính: vb cơ sở và kiến thức mở Văn bản cơ sở là gì? là những gì gọi là luật hoặc sát Luật nhất Các bạn cứ đọc trước những cái đó và phải nắm kỹ, thuộc lòng như cháo những cái

đó trước khi đọc những cái khác Từ vb cơ sở các bạn sẽ dễ tìm hiểu thêm là còn cần phải học cái gì nữa chứ chưa gì đã rối như canh hẹ thế này thì chỉ tẩu hỏa nhập ma thôi Hơn nữa, KB đang có khá nhiều dự thảo thay đổi, đến những người đang làm cũng mất thời gian tổng hợp, nghiên cứu nên hãy chờ thêm ít lâu nữa để mn có thể hỗ trợ các bạn tốt hơn

Kiến thức mở là thông tin thời sự, liên hệ thực tế Đề năm ngoái cái này rất nhiều

và cũng nhờ nó mà các COCC ko có thực lực phải bó gối Đây có thể là thử thách nhưng cũng là cơ hội cho những ai có khả năng thực sự Nên từ giờ bên cạnh học các vb thì hãy hãy đọc báo kinh tế, nghe thời sự chú ý mấy bài phân tích đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sẽ rất có ích khi làm bài

Mẹo nhỏ của là khi đọc vd gì đặc biệt là kiến thức chung thì nên liên hệ luôn với thực tế, vừa dễ nhớ vừa đc thêm điểm khi thi Và sau khi học xong chủ đề nào nên hệ thống lại bằng sơ đồ cây, mindmap

Khi đọc Luật hay một văn bản nào đó, Luôn đặt cho mình những câu hỏi và cố gắng liên hệ thực tế để giải thích vì sao như thế? làm như vậy các bạn mới nhớ lâu và hiểu nó được

Đầu tiên là phải hỏi Mình đang đọc văn bảo nào? Số mấy? Quy định cái gì? Cho ai? Hiệu lực khi nào?Trong mỗi quy định cụ thể (các điều) hãy tự đặt câu hỏi, tại sao nó như này mà không như kia?

Ví dụ Luật NSNN có quy định: Chi ngân sách nhà nước gồm Chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, viện trợ, cho vay Thì sẽ tự hỏi /Chi thường xuyên gồm những cái gì? Tại sao cái này lại chi thường xuyên mà ko phải đầu

Trang 3

tư?/, Chi đầu tư gồm những gì (sẽ so sánh và biết được nó khác thường xuyên như nào)? Làm như thế các bạn sẽ nhớ lâu hơn Khi người ta hỏi ngược lại (trắc nghiệm) “Chi lương của các cơ quan nhà nước thuộc loại chi nào?” Các bạn sẽ dễ tìm ra

Chứ đọc thuộc lòng mà không hiểu nó đang nói cái gì thì những bạn có trí nhớ siêu phàm mới làm được? chứ học như thế thì mai sẽ quên hết thôi (học hiểu, nắm ý) sau đó trau chuốt cho chính xác từ như quy định Chứ đừng mong thuộc không sót một chữ điều này xong rồi đến điều khác

Hãy cứ học, đọc qua tài liệu đã nhé, chưa học qua nên thấy mọi cái đều khó Nhắc lại với các bạn là xem đề chỉ để biết cấu trúc và cách người ta ra đề như nào (dài như thế có làm được không,…) Chú ý không nên tập hợp đề để học tủ theo đề Mà phải học hết rồi mở đề ra giải dần nhé

3 Anh văn (không khó nhưng phải làm cẩn thận nhé các bạn)

Đề thi thường cho những phần sau đây

- Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (trắc nghiệm)

- Chọn dạng đúng của từ trong câu (noun, verb, adverb, adjective…)

- Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi (viết)

- Cho sẵn một câu, cho từ gợi ý – yêu cầu viết lại dạng khác của câu đó

- Viết câu với những từ gợi ý

- Dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt

- Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh

4 Tin học

- Word 2003, 2007 và Excel 2003, 2007

Chú ý kỹ các nút trên thanh công cụ của Word, Excel; cách sử dụng phím tắt, các hàm thống kê, dò tìm, tính toán, chuỗi… trong Excel

Trang 4

II CÁCH LÀM BÀI THI

1 Phần Tự luận

Cái này khá quan trọng vì có thể kiếm cho bạn thêm 1-2 điểm/10 điểm nhé Trong câu hỏi nêu nội dung bạn nên nêu như sau: VD: Theo Luật NSNN số /QH Ban hành ngày bao nhiêu đó thì Bạn phải nêu đúng thứ tự nhé Vì trích luật thì phải đúng theo khoản nài, điều nào, luật nào nhé, Còn không phải Luật

mà là chuyên đề thì không cần theo thứ tự lắm, chỉ cần gạch ý nội dung rõ là được Cái này tạo cảm giác bài làm mạch lạc, dễ đọc dễ hiểu, dễ chấm, nên tâm

lý người chấm thoải mái Họ không tiếc 0.5-1 điểm cho cách trình bày như thế đâu

2 Phần TRẮC NGHIỆM: Nên đọc lướt qua từng tờ đề chứ k phải cả bộ đề (VD

đề có 5 tờ thì đọc lướt trang 1) thấy câu nào làm ngon, nhớ ngay thì chơi luôn câu đó Rồi làm câu tiếp cần suy nghĩ lâu hơn trong trang đó các trang tiếp làm như vậy Cái này cũng nên áp dụng với môn Anh Văn, Tin học vì đều trắc

nghiệm Cứ tiêu chí : DỄ LÀM TRƯỚC, KHÓ ĐỂ SAU

TÀI LIỆU ÔN.

Tài liệu cơ bản không có gì thay đổi.

-Có 03 Quyết đinh quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạng và cơ cấu tổ chức của Hệ thống KBNN đã bị thay đổi.

- Quyết định 26/2015/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạng và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ tài chính (KB TW) Thay thế QĐ 108/2009/ QĐ-TTg.

- Quyết định 1399/2015/QĐ-BTC Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạng và

cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc TW (KB Tỉnh) Thay thế

QĐ 362/2009/QĐ-BTC.

- Quyết định 695/2015/QĐ-KBNN Quy định nhiệm vụ, quyền hạng và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (KB huyện) Thay thế QĐ 163/QĐ-KBNN.

Cả 3 QĐ đều có hiệu lực từ năm 2015 và đang áp dụng.

-TÀI LIỆU NGOÀI.

Ngoài tài liệu trong kho tệp, phải cập nhật thêm thông tin tài chính, kinh tế chính trị, tình hình kinh tế nổi bật của địa phương, sẽ có câu hỏi mở đấy.

-ĐIỂM THI.

Điểm sàn chung là mỗi môn phải từ 50 điểm trở lên.

Điểm đỗ tùy vào mỗi tỉnh có lượng thí sinh trên sàn nhiều hay ít và chỉ tiêu là bao nhiêu.Lấy điểm từ cao đến thấp cho đến đủ như thi đại học ấy.

Trang 5

KHÔng có chuyện tỉnh này thiếu chỉ tiêu nên lấy từ tỉnh khác về vì điểm cao, đâu nhé.

Bởi thế có việc cùng một mức điểm mà tỉnh đậu tỉnh không.

-ĐỀ THI.

Với các nội dung và môn thi như thông báo tuyển dụng Rất là nhiều đề, không như thi đại học "3 chung" đâu nhé Nên đừng ôn theo đề mà lệch kiến thức, xem cho biết cấu trúc thôi.

-TÁM:

Cứ tích cực ôn thi đi, Đừng có suy nghĩ đến mấy việc kiểu như COCC này nọ

Bộ tài chính (KBNN) đang cải cách mạnh khâu tuyển dụng, từ thông báo tuyển dụng, hướng dẫn, hồ sơ tuyển dụng, thi tuyển đều thay đổi cả đấy, Hồi 2 lứa trước đi thi không hướng dẫn, thông báo rõ ràng như vậy đâu.

Trang 6

-KINH NGHIỆM nộp hồ sơ:

- Tình hình nộp hồ sơ ở các KBNN đều nhanh gọn lẹ, cơ bản là nhiệt tình vui vẻ, nơi có biên lai thu phí nơi không

- Các bạn nên mang theo hồ sơ bản chính để đối chiếu

- Các bạn nên mang theo 1 bộ hồ sơ để sơ cua, 1 phiếu đăng ký trắng để lỡ sai viết lại

Chia sẻ lộ trình năm 2017 tuyển công chức KBNN để các bạn tham khảo nhé.

- Thông báo tuyển dụng: 26/05/2017

- Hạn nộp hồ sơ: 26 - 30/06/2017

Chia sẻ lộ trình năm 2016 tuyển công chức KBNN để các bạn tham khảo nhé.

- Thông báo tuyển dụng: 25/03/2016

- Hạn nộp hồ sơ: 25 - 29/04/2016

- Thông báo tài liệu ôn thi: 28/04/2016

- Thông báo danh sách đủ điều kiện, thời gian, địa điểm tổ chức thi: 27/07/2016

- Bổ sung danh sách đủ điều kiện: 10/08/2016

- Thông báo danh sách đủ điều kiện xét tuyển: 18/08/2016

- Tổ chức thi làm 2 đợt:

+ Đợt 1 các tỉnh miền Nam: 26 - 28/08/2016

+ Đợt 2 các tỉnh miền Bắc & miền Trung: 19 - 21/09/2014 ( 05 KV: Hà Nội, Đà Nẵng 2, HCM, Vĩnh Long)

- Kết quả thi tuyển: 08/11/2016

- Kết quả xét tuyển: 14/10/2016

- Danh sách trúng tuyển: 24/01/2017

Chia sẻ lộ trình năm 2014 tuyển công chức KBNN để các bạn tham khảo nhé.

- Thông báo tuyển dụng: 02/06/2014

- Hạn nộp hồ sơ: 03 - 11/07/2014

- Thông báo danh sách đủ điều kiện, thời gian, địa điểm tổ chức thi: 04/09/2014

- Thi từ 19 - 21/09/2014 ( 05 KV: Hà Nội, Đà Nẵng 2, HCM, Vĩnh Long)

- Thông báo điểm thi: 01/08/2015

Trang 7

- Kết quả thi tuyển: 01/08/2015

- Kết quả xét tuyển: 01/08/2015

Trang 8

VỀ TRAO ĐỔI THI TUYỂN – XÉT TUYỂN

Có bạn hỏi cái nào khó hơn, dễ hơn?

Nói thật là cái nào cũng “khó” như nhau chứ không có cái nào “dễ” hay dễ hơn

-Thi tuyển hay xét tuyển chỉ là hình thức đầu vào Chứ đã vào làm rồi thì như nhau (cùng khung chương trình đào tạo bồi dưỡng, cùng một chế độ nghiệp vụ), thậm chí xét tuyển sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn các bạn thi tuyển Tại sao? -“XÉT TUYỂN TRUYỀN KỲ TRUYỆN”

-Tập 1: Khâu đầu vào

Các bạn để ý ở thông báo tuyển dụng:

- Thi tuyển có quy định học cho những môn thi nào, những luật, quy định nào rất

“hơi cụ thể”

- Xét tuyển chỉ có mỗi một câu “Phỏng vấn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ”, theo bạn những luật và văn bản nào là về “chuyên môn, nghiệp vụ”? Mung lung, rộng lớn lắm Thế là, thi tuyển học gì, xét tuyển học cái đó trừ “NGOẠI NGỮ VÀ TIN HỌC” Đổi lại, phải học kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và phản xạ khi đi phỏng vấn, vì “face to face” một cái đề, một lần mà thôi

- Thang điểm của xét tuyển và thi tuyển đều là 400

+ Thi tuyển không quan tâm điểm học tập (quá khứ) bạn như thế nào, chỉ quan tâm bài thi tuyển của bạn có đạt điểm đậu đưa ra hay không (100% là điểm hiện tại)./

+ Xét tuyển quan tâm đến 75% điểm quá khứ (300 điểm kết quả học tập) và chỉ 25% điểm hiện tại (100 điểm phỏng vấn) cơ mà 25% này lại quyết định rất lớn đến việc bạn rụng hay đậu

> Cái này lợi thế hay không là tùy mỗi người

<?> Tại sao người ta lại Xét tuyển, thi luôn đi cho đỡ mệt?

- Theo quy định, những địa phương nào có hệ số phụ cấp vùng từ 0.5 trở liên thì BẮT BUỘC phải tuyển dụng bằng hình thức phỏng vấn xét tuyển chứ không thi, nhằm thu hút, khuyến khích lao động về những địa phương này (Có câu “Mật ngọt chết ruồi”)

-Tập 2: Khâu đào tạo và thực tế công tác

Như đã nói, thi tuyển và xét tuyển chỉ là hình thức đầu vào

Khi đã vào rồi thì công tác như nhau

Xét tuyển thường dành cho những địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới,… Nên thường xa “cơ quan mẹ” mỗi lần đi tập

Trang 9

huấn hay muốn tư vấn nghiệp vụ rất khó khăn.

- Những vùng này điều kiện khó khăn trình độ nhận thức chưa cao hoặc rất mỏng nên rất vất vả trong hướng dẫn thanh toán, nhiều lúc “nổi khùng” vì phải hướng dẫn nhiều lần, nhiều đối tượng,…

- Một vài địa phương đến tháng lĩnh lương về cũng chẳng biết tiêu vào đâu vì chẳng có chỗ để tiêu, muốn mua cái gì cũng khó vì có nhiều địa phương điều kiện kinh tế rất khó khăn (đa số đều ở nhà công vụ - để tiền về nhà tiêu vậy ^^)

-Tập 3: Kể cho nghe chuyện riêng của mình

- Bản thân mình là Xét tuyển, ngạch chuyên viên (Có vẻ thiên về xét tuyển ^^, mình sẽ trao đổi nhiều về ngạch chuyên viên hơn)

- Hồi đi nộp hồ sơ cũng phân vân không biết nên nộp thi tuyển hay xét tuyển Vì khổ nỗi nhà mình nằm trong vùng có hệ số phụ cấp 0.7 (lớn hơn 0.5 nên bắt buộc phải xét tuyển), cơ quan gần nhà (chưa đến 1km) mà chỉ có 1 chỉ tiêu Mình thì thích thi hơn xét Sau quyết định xét cho nó gần nhà… Vô tình thấy nhóm và tham gia, hồi đó nhóm mới có 1k thanh viên thôi, không ai chia sẽ kinh nghiệm hay tài liệu xét tuyển cả nên mung lung lắm, lên thấy các bạn thi học cái

gì thì mình học cái đó, học không giới hạn, thậm chí học luôn cả phần kế toán và các văn bản chuyên sâu sau này vào ngành mới biết chả cần thiết

- Nay có nhiều thành viên hơn, nhiều bài đăng thảo luận và tài liệu cũng cụ thể hơn nên bạn nào đã có quyết tâm thi thì ôn thi nghiêm túc

-Dạo quanh 1 vòng thấy mọi người hoang mang về học cái gì thi cái gì nhiều quá nên mình chia sẻ như sau:

1 Thi gì thì thi phải tự tin, chuẩn bị thật tốt Khi các bạn đã chuẩn bị tốt thì đề khó hay dễ, chỉ tiêu nhiều hay ít cũng ko còn quan trọng nữa Lúc mình ôn thi, lúc đầu cũng áp lực vì cả tỉnh có 1 chỉ tiêu nhưng sau dẹp hết, chỉ biết cố gắng

cố gắng và cố gắng

2 Các bạn có vẻ bấn loạn về văn bản quá Theo mình thì có 2 yếu tố chính: vb

cơ sở và kiến thức mở Văn bản cơ sở là gì? là những gì gọi là luật hoặc sát Luật nhất vKiến thức chung có luật CBCC, chức năng nv của KB Chuyên

ngành có luật ngân sách, ND 60, luật kế toán, TT 08 Các bạn cứ đọc trước những cái đó và phải nắm kỹ, thuộc lòng như cháo những cái đó trước khi đọc những cái khác Từ vb cơ sở các bạn sẽ dễ tìm hiểu thêm là còn cần fai học cái

gì nữa chứ chưa gì đã rối như canh hẹ thế này thì chỉ tẩu hỏa nhập ma thôi Hơn

Trang 10

nữa, KB đang có khá nhiều dự thảo thay đổi, đến những ng đang làm cũng mất thời gian tổng hợp, nc nên hãy chờ thêm ít lâu nữa để mn có thể hỗ trợ các bạn tốt hơn

Kiến thức mở là thông tin thời sự, liên hệ thực tế Đề năm ngoái cái này rất nhiều

và cũng nhờ nó mà các COCC ko có thực lực phải bó gối Đây có thể là thử thách nhưng cũng là cơ hội cho những ai có khả năng thực sự Nên từ gio đừng chỉ cắm đầu vô đọc vb mà hãy đọc báo kinh tế, nghe thời sự chú ý mấy bài phân tích đánh giá của các chuyên gia kt, sẽ rất có ích khi làm bài

Mẹo nhỏ của mình là khi đọc vd gì đặc biệt là kiến thức chung thì nên liên hệ luôn với thực tế, vừa dễ nhớ vừa đc thêm điểm khi thi Và sau khi học xong chủ

đề nào nên hệ thống lại bằng sơ đồ cây, mindmap

Trang 11

VỀ ĐỀ THI CÁC NĂM TRƯỚC VÀ KINH NGHIỆM THI

03.04.2016 -

-Nhiều bạn hỏi xin đề thi những năm trước

Nhắc lại với các bạn là xem đề chỉ để biết cấu trúc và cách người ta ra đề như nào (dài như thế có làm được không,…) Chú không nên tập hợp đề để học

-Khi thi xong, người ta thu lại đề, thi xong là mất tinh thần luôn Không mấy ai nhớ

đề (và nhiều đề nhé)

Nhiều năm, nhiều đề nếu tập hợp đầy đủ thì nó là các nguyên văn Luật và văn bản hướng dẫn như thông báo tuyển dụng mất rồi, nên không mất thời gian tập hợp đề Học như vậy sẽ lệch kiến thức đấy, tủ đè là chết chùm chết nãi

-Không có một công thức nào áp dụng tốt cho tất cả mọi người Kinh nghiệm mỗi người mỗi khác, học theo cách nào là do lựa chọn của bản thân Kinh nghiệm là gì?

-"Những gì đã trải qua, nghiệm lại thì thấy kinh quá, người ta gọi đó là kinh nghiệm"

Cho nên ít nhất cũng đọc qua các văn bản một, hai lần (đọc hết) rồi lên xem mọi người trao đổi, tự nhận thấy mình nhớ được những gì, học như thế có hiệu quả hơn cách bạn A, bạn B hay không? Từ đó mới tìm ra cách học cho mình

Các bạn đặt chân đến đây đã là một quá trình dài, học cũng nhiều rồi nên chắc mỗi bạn đều có cách học của riêng mình Cứ tự tin học như trước kia các bạn vẫn học, cố gắng lần này nữa như chẳng còn gì để mất

-Lúc trước mình học như sau:

Khi đọc Luật hay một văn bản nào đó, Luôn đặt cho mình những câu hỏi và cố gắng liên hệ thực tế để giải thích vì sao như thế? làm như vậy các bạn mới nhớ lâu và hiểu nó được

- Đầu tiên là phải hỏi Mình đang đọc văn bảo nào? Số mấy? Quy định cái gì? Cho ai? Hiệu lực khi nào?

- Trong mỗi quy định cụ thể (các điều) hãy tự đặt câu hỏi, tại sao nó như này

mà không như kia?

Ví dụ Luật NSNN có quy định: Chi ngân sách nhà nước gồm Chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, viện trợ, cho vay Thì sẽ tự hỏi /Chi thường xuyên gồm những cái gì? Tại sao cái này lại chi thường xuyên mà ko phải đầu

Ngày đăng: 16/06/2017, 11:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w