L i nói đ u ời nói đầu ầu Bảo vệ môi trường biển và hải đảo luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì nóngày càng diễn biến phức tạp, nhức nhối liên quan đến sự phát triển kinh tế - xãhội
Trang 1BÀI THUYẾT TRÌNH
Chủ đề: Bảo vệ môi trường biển và hải đảo
Môn: Luật môi trường
Giảng viên: Doãn Hồng Nhung
Thành viên nhóm 6:
ST
T
1 Phương Trang Ly (Nhóm trưởng)
14061027 – K59A
Trang 2I Một số khái niệm chung 5
II HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG BIỂN 5
2.1 Tổng quan vấn đề tài nguyên, môi trường biển thế giới và khu vực 5
2.2 Hiện trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay 8
III Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển và hải đảo 11
3.1 Yếu tố tự nhiên 11
3.2 Yếu tố con người 11
3.2.1 Sức ép về dân số 11
3.2.2 Sức ép về kinh tế 12
3.2.3 Thể chế và chính sách còn bất cập 13
IV Hậu quả ô nhiễm môi trường biển 13
4.1 Làm suy giảm chất lượng nước biển 13
4.2 Ảnh hưởng tới sinh vật biển 13
4.3 Ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống con người 14
V Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường biền và hải đảo 15
5.1 Chính sách, pháp luật về quản lý biển của một số nước trên thế giới 15
5.1.1 Chính sách, pháp luật về quản lý biển của Canada 15
5.1.2 Chính sách, pháp luật về quản lý biển của Trung Quốc 19
5.1.3 Chính sách, pháp luật về quản lý biển của Nhật Bản 22
5.2 Chính sách, pháp luật về quản lý biển ở Việt Nam 25
5.3 Một số bất cập trong công tác quản lý NN về biển và hải đảo hiện nay 36
VI MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ BIỂN 38
6.1 Kinh nghiệm từ công tác quản lý biển của các nước 38
6.2 Xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý biển ở Việt Nam 41
6.3.Các giải pháp chung: 43
6.4 Các giải pháp cụ thể 43
VII Kết luận 44
Trang 3L i nói đ u ời nói đầu ầu
Bảo vệ môi trường biển và hải đảo luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì nóngày càng diễn biến phức tạp, nhức nhối liên quan đến sự phát triển kinh tế - xãhội, sự sống của nhân loại và cả về vấn đề an ninh - quốc phòng không chỉ ở riêngViệt Nam mà cả các quốc gia trên thế giới Chính vì thế, việc ban hành các quyđịnh mới về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ biển và hải đảo có vai trò rấtquan trọng, góp phần bảo vệ quyền lợi của con người và sự phát triển bền vững củađất nước Vì vậy, vấn đề quản lí bảo vệ môi trường biển đảo có ý nghĩa rất lớn là
cơ sở để quản lý tài nguyên biển và hải đảo một cách tổng hợp, thống nhất; bảo vệ,khai thác bền vững và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài; bảođảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường biển và hải đảo; giải quyết cơ bản cácvấn đề mâu thuẫn, chồng chéo trong quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên biển vàhải đảo giữa các ngành, các cấp
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km và hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ khác nhau Đã
từ lâu, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc bảo vệ tài nguyên và môi trườngbiển Năm 1994 Việt Nam tham gia Công ước Luật Biển 1982, năm 2002 tham gia
ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc(DOC 2002), Nhiều văn bản quy phạm phù hợp với pháp luật quốc tế, quy định
cụ thể về các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam cũng nhưvấn đề phát triển kinh tế biển, quản lý và bảo vệ biển, đảo nhằm bảo vệ nguồn tàinguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo cũng đã được ban hành
Việt Nam đã ký kết các văn bản pháp lý quốc tế về bảo vệ môi trường biển như:Công ước đa dạng sinh học; Công ước di sản; Công ước Ramsar; các Công ướcMARPOL, SOLAS, COLREG Đặc biệt ngày 23-6-1994, Việt Nam đã tham gia
ký Công ước Luật biển 1982 Quốc hội Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc phê
Trang 4chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này Điểm 1 trong Nghị quyết nêu rõ: “Bằngviệc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982, nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng mộttrật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”.
Ngoài ra còn có Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015; Nghịđịnh 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 và Luật bảo vệ môitrường 20145 Trước đây, Luật Bảo vệ môi trường 2005 chỉ có mục 1 là "Bảo vệmôi trường biển", không có quy định cụ thể rõ ràng thì hiện nay Luật Bảo vệ môitrường 2015 có hiệu lực đã có chương riêng quy đinh về bảo vệ môi trường biển
và hải đảo, cụ thể là Chương V: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO và
có 3 Điều (bao gồm: Điều 49 Quy định chung về bảo vệ môi trường biển và hảiđảo; Điều 50 Kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; Điều 51.Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo)
Luật Bảo vệ môi trường năm 2015 có một Chương quy định về bảo vệ môitrường biển và hải đảo nhằm bảo đảm tính thống nhất và toàn diện, đây là văn bảnquy phạm pháp luật quan trọng góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tácquản lý tổng hợp, thống nhất nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Trang 5I M t s khái ni m chung ột số khái niệm chung ố khái niệm chung ệm chung
- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Luật bảo vệ môi trường
2015)
- Môi trường biển bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
trao đổi chất hay các hành vi của con người và các sinh vật sống trong biển, baogồm ánh sáng, không khítrên biển, nước biển, đất tại đáy biển (trầm tích biển) vàcác cơ thể sống trong biển
- Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này
vẫn ở trên mặt nước
- Tài nguyên biển và hải đảo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh
vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển vàquần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm (sau đây gọi chung là hải đảo)
thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam ( theo
khoản 1 điều 3 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 ).
II HI N TR NG MÔI TR ỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG BIỂN ẠNG MÔI TRƯỜNG BIỂN ƯỜNG BIỂN NG BI N ỂN
2.1 T ng quan v n đ tài nguyên, môi tr ổng quan vấn đề tài nguyên, môi trường biển thế giới và khu ấn đề tài nguyên, môi trường biển thế giới và khu ề tài nguyên, môi trường biển thế giới và khu ường biển thế giới và khu ng bi n th gi i và khu ển thế giới và khu ế giới và khu ới và khu
v c ực
Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu pháttriển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càngcạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từbiển, nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bềnvững; các họat động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triểnkinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môitrường, hoặc không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng
Trang 6với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bốicảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nướcbiển và nhiệt độ của trái đất Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trườngbiển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiềunguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đếnmức báo động.
Kết quả nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, FAO và các tổ chức quốc tế khác đềuchỉ ra rằng, hiện khoảng hơn 80% lượng cá toàn cầu đã bị khai thác, trong đó cóđến 25% lượng cá toàn cầu bị khai thác quá mức (overexploited) hoặc bị khai cạnkiệt (depleted), trong khi nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơtuyệt diệt khi sản lượng đánh bắt giảm đến 90% trong những năm gần đây
Bên cạnh thực trạng nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản biển, tài nguyên dầu khí
và những nguồn tài nguyên biển không tái tạo khác đang bị khai thác quá mức,thiếu tính bền vững, nạn phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cũngngày một tăng ở nhiều nơi trên thế giới Theo ước tính, cỏ biển đã mất 30 – 60% vàrừng ngập mặn – chiếm 1/3 diện tích rừng thế giới – mất đến 70% và khoảng 11%các rạn san hô trên toàn cầu đã bị phá hủy hoàn toàn trước năm 1998 Trong vòng
20 năm qua, các nước Đông Nam Á đã mất đi 12% số rạn san hô, 48% số rạn san
hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng Các rạn san hô thường làmôi trường sống của khoàng 1/4 các loài cá, đồng thời còn là nơi cư trú của cácloài sinh vật biển khác Sự mất dần của các rạn san hô và sẽ khiến lượng cá bị suygiảm nghiêm trọng, thậm chí còn dẫn đến sự tuyệt chủng của một số sinh vật biển
do chúng không còn nơi để cư trú và sinh sản Điều này không chỉ ảnh hưởngnghiêm trọng đến môi trường mà còn gây phát sinh nhiều vấn đề kinh tế-xã hội do
sự thiếu hụt thực phẩm cung cấp cho những cư dân sống ở các đảo và các vùng ven
Trang 7biển, kéo theo những cuộc di dân hàng loạt từ các vùng ven biển vào các vùngtrung tâm…
Cùng với sự suy giảm, cạn kiệt nhiều nguồn lợi biển do khai thác, sử dụng khônghợp lý và thiếu tính bền vững, môi trường biển ở nhiều khu vực trên trái đất đangchịu nhiều thách thức và các mối đe dọa trầm trọng khi dân cư ven biển ngày càngtăng, các họat động kinh tế ven biển ngày càng phát triển, nhiều cửa sông ven biển
bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị thải ra cùng với nạnphá hủy rừng ngập mặn ngày càng tăng, và sự gia tăng về tần suất và mức độ ảnhhưởng của thiên tai bão lũ do biến đổi khí hậu …
Trong một báo cáo của Trung tâm về các giải pháp đại dương (Center for OceanSolutions) xuất bản vào tháng 5 năm 2009 với tựa đề “Hệ sinh thái và Con ngườicủa Thái Bình dương: Các mối đe dọa và Cơ hội hành động”, với sự tham gia củahơn 30 nhà khoa học thuộc các lĩnh vực tự nhiên, vật lý và xã hội, từ nguồn thôngtin, dữ liệu phân tích tổng hợp của 3400 bài báo, báo cáo khoa học của hơn 50quốc gia và vùng lãnh thổ, báo cáo đã nêu chi tiết về các mối đe dọa chính đối vớimôi trường biển và đại dương, các ảnh hưởng của chúng và đưa ra lộ trình cùngvới các biện pháp đối phó với những mối đe dọa này Theo kết quả nghiên cứutổng hợp từ báo cáo, trong các mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đốimặt tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ này gặp phải, tại các nước giàu cũng nhưnước nghèo, tại các quốc gia, quần đảo, khu vực đông hay thưa dân cư đều có mộtđiểm rất chung ớ mức rất phổ biến và đang ở mức độ báo động đó là:
(i) Ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ đất liền và từ biển,
(ii) Phá hủy nơi cư trú tự nhiên,
(iii) Khai thác và đánh bắt cá quá mức,
Trang 8(iv) Tác động của biến đổi khí hậu,
(v) Cuối cùng, các mối đe dọa đối với môi trường đó là: sự xâm nhập của các loài
ngoại lai và các mối đe cộng hưởng của các mối đe dọa kể trên.
mot-so-giai-phap
http://isponre.gov.vn/home/dien-dan/688-tai-nguyen-moi-truong-bien-van-de-va-2.2 Hi n tr ng môi tr ện trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay ạng môi trường biển Việt Nam hiện nay ường biển thế giới và khu ng bi n Vi t Nam hi n nay ển thế giới và khu ện trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay ện trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay
Mặc dù, công tác BVMT ở Việt Nam đã được chú trọng, quan tâm song dưới sức
ép của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cũng như các tai biến thiên nhiên
đã và đang gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường biển và hải đảo Việt Nam Đó làcác vụ tai nạn hàng hải và tràn dầu trên biển ngày càng tăng, xuất hiện ô nhiễmbiển xuyên biên giới; nhiều chất thải không qua xử lý từ các lưu vực sông và vùngven biển đổ ra biển; một số khu biển ven bờ bị ô nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinhhoạt; chất rắn lơ lửng, Si, NO3, NH4 và PO4 cũng ở mức đáng lo ngại; chất lượngtrầm tích đáy biển ven bờ, nơi cư trú của nhiều loài thủy hải sản cũng bị ô nhiễm; Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng andrin và endrin trong sinh vật đáy ởcác vùng cửa sông ven biển đều cao hơn giới hạn cho phép Ngoài ra, hiện tượngthủy triều đỏ cũng xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tạivùng biển Nam trung bộ, đặc biệt là tại khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận Hơn30km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đendày cả tắc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối Hiện tượng thủytriều đỏ xảy ra ở Bình Thuận đã tiêu diệt tôm, cua, cá, san hô, rong cỏ biển
Theo báo cáo hiện trạng môi trường, nước biển của 1 số khu vực có biểu hiệncủa axit hóa do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3->8,2
Trang 9Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm một số chủngthuốc bảo vệ thực vật Ngoài ra, trong các yếu tố làm ô nhiễm môi trường biển thìcác chất phóng xạ cũng đóng góp một vai trò đáng kể Các vùng biển, đặc biển lànước biển tại các vùng lân cận các mỏ sa khoáng titan, trong điều kiện môi trườngthủy địa hóa thuận lợi, các chất phóng xạ bị hòa tan và di chuyển ra biển gây ônhiễm nước biển Khi con người khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên vôhình chung đã tàn phá thiên nhiên, làm mất cân bằng sinh thái, mất lớp phủ thựcvật, che chắn và bảo vệ đất, làm cho vùng mỏ bị sói lở và bóc mòn, quặng bị phonghóa phá hủy và phát tán đi khắp nơi, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe conngười Nước thải từ các khai trường, xưởng tuyển không được xử lý thu gom, đểtràn làn ra môi trường xung quanh.
Môi trường biển bị ô nhiễm dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình
la hệ sinh thái san hô Vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122 km2 rạn san hô, nếu
hệ sinh thái này bị mất biển nước ta có nguy cơ sẽ thành "thủy mạc" không còntôm cá nữa Đó là thông điệp mà các nhà môi trường và bảo tồn thiên nhiên nước
ta đã cảnh báo Theo số liệu của Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam đến nay cókhoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0-25%), 60% thuộc loạithấp (26-50%), 17% còn tốt (51-75%), và chỉ có 3% rất tốt (trên 75%) Các rạn san
hô này có giá trị cực kì quan trọng tuy nhiên có một nghịch lý vẫn xảy ra đối với
hệ sinh thái này Trước đây con người không bao giờ hại đến san hô nhưng naynhu cầu xây đá mỹ nghệ, hòn non bộ, trang trí nội ngoại thất ngày càng nhiều nêntình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán san ở các địa phương ven biển đangdiễn ra rất phức tạp Nhiều khu vực biển miền Trung ngư dân đi lấy san hô đãthành loại nghề sinh sống Vì lợi nhuận, không ít người đã làm ảnh hưởng đến sựhình thành tự nhiên của rải san hô gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái Những
Trang 10Đặc biệt, môi trường vùng biển ven bờ là nơi bị tổn thương rất lớn bởi các nguồnthải từ lục địa Các tỉnh ven biển Việt Nam là nơi tập trung đến 50% dân số cảnước, trên 300 đô thị các loại cùng hàng chục triệu khách du Đặc biệt, môi trườngvùng biển ven bờ là nơi bị tổn thương rất lớn bởi các nguồn thải từ lục địa Cáctỉnh ven biển Việt Nam là nơi tập trung đến 50% dân số cả nước, trên 300 đô thịcác loại cùng hàng chục triệu khách du lịch lịch mỗi năm trong khi rất nhiều bãirác ven sông, ven biển chưa được thiết kế phù hợp, chưa có hệ thống thu gom xử lýnước rỉ rác Cũng tại đây có khoảng 300 địa điểm sản xuất công nghiệp là các khukinh tế biển, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất ven biển cùng nhiều
cơ sở công nghiệp rải rác ven biển Hiện nay, đã xuất hiện những điểm nóng ônhiễm vùng biển ven bờ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, Đà Nẵng - QuảngNam, Bà Rịa - Vũng Tàu - TP Hồ Chí Minh Ở Việt Nam có 2.345 con sông trên
10 km, mỗi năm đổ ra biển khoảng 880 km3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn bùncát, trong đó có một lượng lớn các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng, các hóachất bảo vệ thực vật…được rửa trôi từ các vùng đất tự nhiên, đất gieo trồng, cáckhu đô thị, khu công nghiệp và lượng nước thải từ các nguồn trên lưu vực trực tiếp
đổ vào sông và đổ ra vùng biển ven bờ Đồng thời, vùng biển ven bờ Việt Nam cònchịu các nguồn thải khác từ lục địa như các hoạt động giao thông vận tải, cảngbiển, chất thải y tế… Môi trường biển còn bị tổn thương bởi các hoạt động kinh tế
(1)so-nguyen-nhan-gay-ra-thuc-trang-do-9864/
http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-thuc-trang-o-nhiem-bien-viet-nam-va-mot-(2)http://tapchimoitruong.vn/Lists/Journals/Attachments/1142/Tap%20chi%20Moi
%20truong%20so%207%20(full).pdf (tạp chí môi trường số 7/ 2015)
Trang 11III Nguyên nhân gây ra ô nhi m môi tr ễm môi trường biển và hải đảo ười nói đầu ng bi n và h i đ o ển và hải đảo ải đảo ải đảo.
Theo Công ước Luật Biển 1982 cho biết có 5 nguồn có thể gây ô nhiễm môitrường biển:
- Các hoạt động trên biển
- Khai thác và thăm dò các tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương
- Việc thải các chất độc hại ra biển
- Vận tải hàng hóa trên biển
- Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm biển ở Việt Nam có thể kể tới các nguyên nhân sau:
3.1 Y u t t nhiên ế giới và khu ố tự nhiên ực
Do các loại sinh vật biển, vi tảo biển gây hại ngày một gia tăng về lượng thamgia vào hiện tượng thủy triều đỏ làm suy giảm số lượng các sinh vật biển có lợi Các hoạt động địa chất như núi lửa, bão làm chết hàng loạt sinh vật biển, xáccủa chúng không được xử lý đã gây ô nhiễm vùng biển
Ngoài ra sự đứt gãy của vỏ trái đất làm rò rỉ những mỏ dầu ở đáy đại dươngcũng đã góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm biển
3.2 Y u t con ng ế giới và khu ố tự nhiên ường biển thế giới và khu i
Trang 12với biển cả, con thuyền nên tư duy của họ hết sức đơn giản, khái niệm bảo vệnguồn lợi và môi trường biển dường như vẫn còn xa vời với họ Tập quán vàphong tục sống còn lạc hậu và thấp do không có điều kiện học tập cũng vì thế mànhận thức về môi trường, hành vi và cách ứng xử của họ còn hạn chế chưa thànhthói quen tự giác.
3.2.2 Sức ép về kinh tế
- Du lịch tràn lan, nuôi trồng thủy hải sản bất hợp lí: Theo điều tra của Viện Hảidương học, 1 trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ô nhiễm môitrường ven biển là hiện tượng nuôi thủy sản tràn lan, không có quy hoạch Gần đâyphần lớn cơ sở đã đi vào nuôi trên quy mô công nghiệp dẫn tới các nơi cư trú sinhvật, bãi đẻ, bãi giống hủy diệt, dịch beejnhj tràn lan, Hơn nữa tình trạng ô nhiễm
ôi trường còn do các địa phương khai thác, sử dụng không hợp lí các vùng đất cátven biển dẫn tới việc thiếu nước ngọt, xói lở, sa bồi bờ biển với mức độ ngày càngnghiêm trọng Việc khai thác bằng đánh mìn, sử dụng hóa chất độc hại làm cạn kiệtnhanh chóng nguồn lợi thủy sản và gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh tháibiển Các hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái,cảnh quan tự nhiên của biển Điển hình như Vườn Quốc gia Cát Bà,theo thống kê,mỗi ngày có hàng nghìn tấn rác được đổ trực tiếp ra biển
- Ô nhiễm do dầu gia tăng: Một nguyên nhân gây ô nhiễm nữa là tràn dầu Nhữngnăm gần đây, lượng tiêu thụ xăng dầu gia tăng rất mạnh Lợi ích kinh tế dẫn đếnkhai thác dầu quá mức Hậu quả là 1 lượng dầu rất lớn bị rò rỉ ra môi trường biển
do hoạt động của các tàu và do các sự cố hư hỏng hay đắm tàu chở dầu, sự cố tại lỗkhoan thăm dò và giàn khoan khai thác dầu, Trung bình mỗi năm hoạt động nàycòn phát sinh khoảng 5600 tấn rác thải dầu khí trong đó có khoảng 20-30% chấtthải ra nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý
Trang 13- Ô nhiễm do các hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí chất thải.: Ngàynay với sự phát triển của công nghiệp, nhiều nhà máy xí nghiệp ra đời Vì đặtnguồn lợi kinh tế lên hàng đầu cho nên các nhà máy đã không xử lí chất thải mà xảthẳng ra môi trường biển gây hậu quả nghiêm trọng Điển hình gần đây là vụ nhà
cá chết hàng loạt ở miền Trung do nhà máy FORMOSA Hà Tĩnh xả thải chất độchại ra biển
3.2.3 Thể chế và chính sách còn bất cập
Các cơ quan quản lý biển còn chồng tréo về chức năng và nhiệm vụ Thiếu sựphối hợp giữa các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học và các tổ chức phi chính phủtrong việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển và hải đảo Bên cạnh đó các chínhsách và pháp luật về bảo vệ môi trường biển của Việt Nam còn nhiều bất cập Việchợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng như việc tham gia kí kết vàthực thi các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển của chúng ta còn nhiêùhạn chế chưa được quan tâm chú trọng
IV H u qu ô nhi m môi tr ậu quả ô nhiễm môi trường biển ải đảo ễm môi trường biển và hải đảo ười nói đầu ng bi n ển và hải đảo.
4.1 Làm suy gi m ch t l ảm chất lượng nước biển ấn đề tài nguyên, môi trường biển thế giới và khu ượng nước biển ng n ưới và khu c bi n ển thế giới và khu
Ô nhiễm biển gây ra sự mất cân bằng nước Các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, không được phân hủy, vẫn còn lưu lại trong nước với hàm lượng lớn dẫn đến sựmất dần sự tinh khiết ban đầu làm chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêmtrọng
4.2 nh h Ảnh hưởng tới sinh vật biển ưởng tới sinh vật biển ng t i sinh v t bi n ới và khu ật biển ển thế giới và khu
- Hiện tượng cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ biển sau mỗi đợt sóng xảy ra ở cácbãi biển bị ô nhiễm nặng ra tăng
- Cạn kiệt nguồn tôm giống và các đàn cá ven bờ
Trang 14Trong vòng 10 năm trở lại đây, trữ lượng cá đáy đã giảm trên 30% và có khoảng
85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau
- Làm suy giảm đa dạng sinh học biển và phá hủy môi trường sống của các sinh vậtbiển
- Các hệ sinh thái ven biển bị suy thoái nghiêm trọng như các rạn san hô, rừngngập mặn,
Theo báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới, khoảng 80% rạn san hô và thảm cỏbiển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở trong tình trạng rủi rocao
- Làm mất mỹ quan khu du lịch
4.3 nh h Ảnh hưởng tới sinh vật biển ưởng tới sinh vật biển ng t i s c kh e và đ i s ng con ng ới và khu ức khỏe và đời sống con người ỏe và đời sống con người ờng biển thế giới và khu ố tự nhiên ường biển thế giới và khu i
Năng suất cũng như sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản giảm do đó dẫn tớigiảm thu nhập vủa ngư dân Như vậy tác động trực tiếp lên cuộc sống và các nhucầu sống của họ
Các vi khuẩn trong chất thải làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây ra cácbệnh tả, thương hàn, bại liệt Biển ô nhiễm kéo theo đó là chất lượng không khí ở
đó bị ô nhiễm, có mùi khó chịu và mang theo nhiều chất độc hại làm tổn hại tới sứckhỏe của người dân nhất là các bệnh về hô hấp, về da,
http://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-o-nhiem-bien-viet-nam-45048/
Trang 15V Các quy đ nh c a pháp lu t v b o v môi tr ịnh của pháp luật về bảo vệ môi trường biền và ủa pháp luật về bảo vệ môi trường biền và ậu quả ô nhiễm môi trường biển ề bảo vệ môi trường biền và ải đảo ệm chung ười nói đầu ng bi n và ề bảo vệ môi trường biền và
h i đ o ải đảo ải đảo.
5.1 Chính sách, pháp lu t v qu n lý bi n c a m t s n ật biển ề tài nguyên, môi trường biển thế giới và khu ảm chất lượng nước biển ển thế giới và khu ủa một số nước trên ột số nước trên ố tự nhiên ưới và khu c trên
th gi i ế giới và khu ới và khu
5.1.1 Chính sách, pháp luật về quản lý biển của Canada
Canada là một quốc gia có diện tích tự nhiên lớn với ba mặt giáp biển, là mộttrong những quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới Với tổng diện tích vùngbiển khoảng 3 triệu km2 và khoảng 24% tổng dân số sinh sống dọc bờ biển, biển từlâu đã trở thành một lợi thế to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ởCanada
Canada là một trong những nước đi đầu trong việc xây dựng chính sách biểntổng thể ở tầm quốc gia, áp dụng phương thức quản lý tổng hợp - một phương thứcquản lý hiện đại, thích hợp đối với biển Hệ thống chính sách, pháp luật về biểncủa Canada được xây dựng và phát triển trong một thời gian dài gắn với quá trìnhthay đổi tư duy về quản lý biển
Trước đây, Canada tự xem mình là một quốc gia thủy sản, hàng hải và chú trọngphát triển hai lĩnh vực này trong khai thác và sử dụng biển Với nguồn tài nguyênbiển phong phú và tính đa dạng sinh học cao cùng với quan niệm “tài nguyên biển
là vô tận”, một thời gian dài, biển là địa bàn cho mọi đối tượng khai thác và sửdụng (open access) Về sau này, do sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự giatăng mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động khai thác, tài nguyên biển dầndần cạn kiệt và ở một số vùng biển, Chính phủ phải can thiệp bằng nhiều biện phápkhác nhau, kể cả việc đóng cửa các khu vực khai thác nhằm ngăn ngừa nguy cơsuy thoái về nguồn lợi thủy sản Bên cạnh đó, việc xuất hiện và phát triển nhữngngành, nghề mới đã làm nảy sinh nhiều vấn đề trong quản lý biển ở Canada Chẳnghạn như việc nhiều ngành, nghề cùng sử dụng chung mặt nước biển sẽ dẫn đến tình
Trang 16trạng mâu thuẫn về lợi ích, chồng chéo về trách nhiệm và trùng lặp về thẩm quyềnquản lý Việc quá chú trọng vào khai thác mà không hoặc ít chú ý đến bảo tồn dẫnđến nguồn tài nguyên biển bị cạn kiệt, nhiều loại động, thực vật biển có nguy cơtuyệt chủng, đa dạng sinh học bị đe dọa, hệ sinh thái bị tàn phá ảnh hưởng tới môitrường sống của con người Lúc này, việc quản lý biển đã không còn đơn giản nhưtrước mà trở nên phức tạp Cơ quan quản lý đòi hỏi phải giải quyết một lúc nhiềuvấn đề nếu muốn quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên biển, đảm bảo phát triển KT -
XH bền vững Vì vậy, Canada phải xây dựng một hệ thống pháp luật, chính sáchbiển hoàn chỉnh; trong đó nhấn mạnh vai trò của chính sách biển thống nhất ở tầmquốc gia để thực hiện quản lý tổng hợp biển Việc xây dựng chính sách biển quốc
gia Canada được bắt đầu bằng việc xây dựng Luật biển Canada (Canada’s Ocean Act).
Dựa trên đạo luật này, Chiến lược biển Canada được xây dựng và ban hành năm
2002 Nó được xem là tuyên bố về chính sách của Chính phủ Canada về quản lýcác hệ sinh thái cửa sông, bờ biển và đại dương ở tầm quốc gia Chiến lược biểnquy định về việc áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp đối với các vùng biển,nhấn mạnh sự hợp tác và hỗ trợ về chính sách và chương trình quản lý giữa các cơquan và các chủ thể liên quan Đồng thời, Chiến lược biển quốc gia Canada xácđịnh rõ ba mục tiêu lớn trong quản lý biển; đó là: hiểu biết và bảo vệ môi trường(BVMT) biển; hỗ trợ các cơ hội phát triển kinh tế bền vững; và nâng cao vị thế vềbiển của Canada trên trường quốc tế Để đạt được các mục tiêu này, Chiến lượccũng đã đề ra nguyên tắc chủ đạo cần phải tuân theo trong quá trình xây dựng vàthực hiện các chương trình quản lý biển; bao gồm: nguyên tắc quản lý tổng hợp;nguyên tắc phát triển bền vững; nguyên tắc cẩn trọng
Nguyên tắc quản lý tổng hợp (Integrated Management) nhấn mạnh việc quản lýcác hoạt động của con người có ảnh hưởng đến biển phải được thực hiện một cách
Trang 17tổng thể Đồng thời việc quản lý đó phải xem xét và tính đến tất cả các yếu tố cầnthiết cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững cũng như chia sẻ các nguồn tài nguyênbiển Nguyên tắc quản lý tổng hợp được xem là vấn đề trọng tâm của Chiến lượcbiển Canada Nguyên tắc này đưa ra mục tiêu xây dựng và thực hiện các chươngtrình quản lý tổng hợp ở tất cả các vùng biển của Canada, bắt đầu từ những vùngbiển ưu tiên và trên cơ sở đó xây dựng những bài học kinh nghiệm cho những vùngbiển tiếp theo Thực chất của nguyên tắc quản lý tổng hợp là chia sẻ quyền hạn,trách nhiệm và nhấn mạnh sự hợp tác giữa các ngành và chủ thể liên quan tronghoạch định và thực thi các chương trình quản lý biển nhằm hướng đến những mụctiêu chung, bền vững Chính vì vậy, quản lý tổng hợp không chỉ là sự tổng hợp vềchính sách và quyền lực mà còn bao gồm cả việc thiết lập một cơ quan quản lý liênngành Chiến lược biển Canada cũng nhấn mạnh cơ quan quản lý liên ngành này làđiểm mấu chốt của quản lý biển tổng hợp ở Canada.
Nguyên tắc phát triển bền vững cũng là một nguyên tắc chủ đạo của Chiến lượcbiển Canada Có thể nói, đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu trong quản lý biển:quản lý tổng hợp nhưng phải đạt được sự phát triển bền vững cho các vùng biển.Nguyên tắc này ghi nhận rằng, cần phải có sự tổng hợp và cân đối giữa các yếu tốKT-XH và môi trường trong hoạch định chính sách quản lý Đồng thời, việc quản
lý, sử dụng và phát triển tài nguyên biển của thế hệ hiện tại không được phươnghại tới khả năng khai thác và sử dụng của các thế hệ tương lai Nguyên tắc pháttriển bền vững còn nhấn mạnh đến khả năng quản lý dựa trên việc ứng dụng cácthành tựu phát triển của khoa học - kỹ thuật nhằm thích ứng với các điều kiện mớicủa môi trường Đây được xem là chìa khóa để hướng tới sự phát triển bền vữngcác vùng biển ở Canada
Nguyên tắc cẩn trọng cũng được đặt ra trong Chiến lược biển Canada với tư cách
là một phần trong tiến trình hoạt động chính sách và ra quyết định Cụ thể, việc áp
Trang 18dụng nguyên tắc này là khi có một nguy cơ nào đó đe dọa đến việc quản lý bềnvững biển và trong điều kiện không có các cơ sở khoa học vững chắc về nguy cơ
đó thì việc đưa ra quyết định và các giải pháp quản lý phải được tiến hành mộtcách thận trọng
Cùng với Chiến lược biển, Chính phủ Canada đã tái khẳng định cam kết củamình về việc áp dụng rộng rãi nguyên tắc cẩn trọng trong bảo tồn, quản lý và khaithác các nguồn tài nguyên biển một cách bền vững Ngoài ra, Chiến lược biển quốcgia Canada cũng đề cập đến một số nguyên tắc khác như: nguyên tắc quản lý dựavào hệ sinh thái (ecosystem-based), nguyên tắc quản lý dựa vào khoa học (science-based)
Về quản lý biển, Chiến lược biển Canada khẳng định đây không phải là công việc
và trách nhiệm của riêng chính quyền liên bang Quản lý biển Canada thuộc tráchnhiệm chung của cộng đồng Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đều phải chia sẻtrách nhiệm này Chính vì vậy, quản lý biển xác định trong Chiến lược biển là mộtquá trình làm việc tập thể phối, kết hợp giữa chính quyền liên bang với các cấpchính quyền khác nhằm chia sẻ trách nhiệm để hướng tới những mục tiêu chung.Đồng thời, Chiến lược biển cũng thể hiện cam kết của Chính phủ Canada trongviệc huy động và tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình hoạch địnhchính sách và ra quyết định đối với những công việc có liên quan theo mô hìnhđồng quản lý hoặc quản lý dựa vào cộng đồng
Để thực hiện quản lý biển, Chiến lược biển cũng đề ra các phương hướng hoạtđộng như: thiết lập một cơ chế và bộ máy cho sự liên kết và hợp tác giữa các chủthể liên quan; tăng cường hoạch định quản lý tổng hợp cho tất cả các vùng biển củaCanada kể cả các vùng ven biển; tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức của người
Trang 19dân về quản lý biển, vận động các tầng lớp dân cư cùng với Nhà nước tham gia vàoviệc quản lý biển nhằm hướng đến những mục tiêu chung của đất nước.
5.1.2 Chính sách, pháp luật về quản lý biển của Trung Quốc
Trung Quốc có điều kiện địa lý về biển rất thuận lợi, với đường bờ biển dài18.000 km Nếu mở rộng ra Đài Loan và Hải Nam thì chiều dài bờ biển của TrungQuốc lên đến 30.000 km, với tổng diện tích mặt biển khoảng hơn 3 triệu km² Dựatrên bề dày lịch sử khai thác biển (khoảng 5.000 năm trước đây) với nghề khai thácmuối biển, Trung Quốc đã sớm quan tâm đến việc xây dựng một chính sách quản
lý biển ngay từ khi giải phóng đất nước năm 1949 Trung Quốc đã xây dựng Chiếnlược biển với bốn yếu tố cơ bản là: xác định việc mở rộng quản lý biển là hạt nhâncủa chiến lược chính trị biển; khẳng định việc xây dựng chiến lược cường quốcbiển là hạt nhân của chiến lược phát triển kinh tế biển; xác định an ninh biển và anninh quốc gia là vấn đề trọng tâm trong chiến lược phòng vệ biển; khẳng định vàcoi trọng việc sử dụng kỹ thuật cao kết hợp với kỹ thuật thông thường trong chiếnlược khoa học - kỹ thuật biển
sau:
Thứ nhất, Trung Quốc chú trọng phát triển “toàn diện” kinh tế biển, bao gồm:
- Thực hiện đồng thời hoạt động khai thác tài nguyên ở các khu vực ven biển vớiviệc khai thác tại các vùng biển ngoài xa
Cùng với việc khai thác các vùng biển gần, Trung Quốc đã tiến hành thăm dò, khaithác các vùng đất ngập nước ở những vùng biển xa Năm 1991, được sự cho phépcủa Cơ quan quyền lực đáy đại dương quốc tế, Trung Quốc đã thực hiện khai thácquặng ở khu vực biển rộng 150 ngàn km2 Hiện nay, Trung Quốc đang đề nghị
Trang 20được mở rộng phạm vi khai thác Ngoài ra, Trung Quốc đã tiến hành 23 cuộc khảosát tại vùng biển Nam cực và thiết lập các trạm khảo sát ở vùng biển Bắc cực.
- Trung Quốc xây dựng và phát triển nhiều ngành, nghề kinh tế biển như nghề cábiển, giao thông vận tải biển, nghề khai thác dầu khí biển, nghề làm muối biển vàhóa muối, phát triển nghề đóng tàu biển, nghề du lịch biển gần, phát triển nghề sửdụng nước biển
Thứ hai, Trung Quốc phát triển kinh tế biển “hiệu quả cao” với các nội dung:
- Tích cực xây dựng và phát triển những nghề mới về biển, tăng cường năng lựchoạt động của các nghề khai thác thủy sản truyền thống, nâng cao khả năng cạnhtranh của các nghề và sản phẩm biển trên thị trường trong và ngoài nước
- Không ngừng hoàn thiện các chính sách và pháp luật về quản lý biển, tạo môitrường xã hội công bằng và công khai trong việc phát triển kinh tế biển
Thời gian qua, Trung Quốc đã lần lượt ban hành các chính sách, pháp luật về biểnnhư: “Quy hoạch phát triển biển quốc gia”, “Đề cương quy hoạch phát triển biểntoàn quốc”, “Luật Nghề cá nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, “Quy tắc quản lýtầu thuyền nước ngoài của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, “Điều lệ hợp tác,khai thác dầu mỏ biển với bên ngoài của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.Những chính sách và quy định pháp luật này đã đóng một vai trò quan trọng trongviệc phát triển kinh tế biển của Trung Quốc
- Kiện toàn, củng cố hệ thống cơ quan quản lý biển, tăng cường xây dựng cơ cấuquản lý hành chính biển, tạo điều kiện để phát triển mạnh kinh tế biển
Ngay từ năm 1949, Tiểu ban lãnh đạo nghiên cứu phát triển, bảo vệ tài nguyênbiển thuộc Cục Hải dương quốc gia và Nhóm chuyên gia nghiên cứu phát triển bảo
vệ tài nguyên biển toàn quốc (đều thuộc Quốc vụ viện) đã được thành lập Đồng
Trang 21thời, các cơ quan quản lý biển ở các tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước và cácđơn vị kế hoạch kinh tế độc lập cũng được thành lập Cơ chế quản lý biển kết hợpgiữa nhà nước trung ương và địa phương được xác lập nhằm tạo điều kiện pháttriển lĩnh vực kinh tế biển.
Thứ ba, Trung Quốc chủ trương phát triển kinh tế biển bền vững, gồm các nội
dung sau:
- Phòng ngừa và xử lý ô nhiễm biển
Để BVMT, khai thác sử dụng biển ngày càng có hiệu quả hơn, Trung Quốc hết sứccoi trọng công tác phòng ngừa và xử lý ô nhiễm biển Kể từ thập kỷ 70 của thế kỷ
20 đến nay, căn cứ vào chính sách BVMT quốc gia kết hợp với đặc điểm BVMTbiển, Trung Quốc đã đề ra chiến lược BVMT biển, quy định những quy tắc và căn
cứ cơ bản trong việc BVMT biển, từng bước kiện toàn cơ chế quản lý, phân côngtrách nhiệm cụ thể giữa các ngành, các cấp và các địa phương để bảo vệ tốt môitrường biển
- Bảo vệ tài nguyên sinh vật biển
Kể từ những năm 70 của thế kỷ 20 đến nay, Trung Quốc rất coi trọng và áp dụngcác biện pháp nuôi dưỡng, bảo vệ tài nguyên sinh vật biển nhằm đảm bảo cho việcthực thi chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững Chính phủ trung ương ban bốcác quy định về thời kỳ cấm đánh bắt cá, khu bảo vệ và chế độ cho cá nghỉ ngơi,
đề ra và ban bố một loạt chính sách và pháp luật tương ứng như: Điều lệ bảo vệnuôi trồng thủy sản, Luật nghề cá nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa v.v
- Tăng cường xây dựng sinh thái biển
Chấn chỉnh và xây dựng sinh thái biển là những biện pháp quan trọng giúp cảithiện chất lượng môi trường sinh thái, bảo vệ sinh vật và môi trường biển để có thể
Trang 22sử dụng lâu dài, không ngừng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển KT-XH và đờisống văn hóa, vật chất của nhân dân Kể từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20 đến nay, các
Bộ, ngành của Trung Quốc đã xây dựng các chính sách, pháp luật về vấn đề nàynhư: Đề cương công tác lập khu bảo vệ tự nhiên biển, Tiêu chuẩn chất lượng nướccho nghề cá, Đề cương quy hoạch phát triển kinh tế biển toàn quốc; trong đó cócác quy định cụ thể, rõ ràng về việc xây dựng sinh thái biển Những quy định này
đã tạo sơ sở pháp lý cho việc quản lý sinh thải biển đi vào nền nếp
- Tăng cường quản lý, sử dụng vùng biển
Kể từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, các Bộ, ngành của Trung Quốc đãban hành nhiều chính sách, pháp luật nhằm chuẩn hóa công tác quản lý và sử dụngvùng biển Luật quản lý và sử dụng vùng biển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
đã quy định việc quản lý chủ quyền vùng biển, phân vùng chức năng biển, sử dụng
cơ chế bồi hoàn các vùng biển; quy định những căn cứ pháp lý cho việc quản lý, sửdụng các vùng biển v.v
5.1.3 Chính sách, pháp luật về quản lý biển của Nhật Bản
Nhật Bản có tổng diện tích đất tự nhiên là 378.000 km2, với tổng chiều dài bờbiển là 35.000 km và 6.847 hòn đảo lớn, nhỏ Thủy sản là ngành kinh tế rất đượcchú trọng ở Nhật Bản, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II; thể hiện ởviệc mở rộng vùng biển đánh bắt theo pháp luật quốc tế, đầu tư khoa học - kỹ thuật
và tài chính, phát triển ở các vùng biển quốc tế
Để đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu bằng đường biển, chính sách biển của NhậtBản chú trọng bảo đảm sự an toàn về hàng hải; không để xảy ra bất kỳ sự giánđoạn nào trong vận tải biển và trong các hải cảng Ngoài ra, Nhật Bản còn đảm bảocho các chuyến tàu đi qua các eo biển bằng cách yêu cầu hải quân phải đảm bảo antoàn hàng hải trong phạm vi 1.000 hải lý từ các cảng của Nhật