1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thuyết trình môi trường và con người ô nhiễm không khí

106 657 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 8,51 MB

Nội dung

Nguồn gây ô nhiễm do công nghiệp Gây bởi hai quá trình chính: quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy nhiệt và quá trình bốc hơi, rò rỉ, thất thoát chất độc trên dây chuyền sản xuất

Trang 1

Nhom 4

ca 1

Trang 2

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

KHÔNG KHÍ

Trang 10

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

NHẬN ĐƯỢC SỰ QUAN TÂM ĐÚNG MỨC

CỦA TẤT CẢ CHÚNG TA

Trang 11

Chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm

6 Hiện trạng ô nhiễm không khí

Hậu quả do ô nhiễm không khí gây ra

Trang 12

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ LÀ GÌ?

Ô nhiễm không khí là sự có mặt của chất lạ

hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành

phần không khí làm nó không sạch, bụi, có

mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn

Trang 13

NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG

Nhân tạo

• Do công nghiệp

• Do giao thông vận tải

• Do sinh hoạt

Trang 14

NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO THIÊN NHIÊN

Bão cát ở sa mạc Sahara

Đất cát sa mạc , đất

trồng bị mưa gió bào mòn

thổi tung thành bụi

Nước biển bốc hơi cùng với sóng biển tung bọt mang theo bui muoi biển lan truyền vào

không khí

Trang 15

NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO THIÊN NHIÊN

Núi lửa phun ra bụi, nham thạch cùng các khí từ lòng đất

thoát ra là nguồn gây ô nhiễm đáng kể , hiện tượng cháy rừng cũng gây ô nhiễm bằng khói và bụi rộng

Trang 16

NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO NHÂN TẠO

Đây là nguồn ô nhiễm rất đa dạng

Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá,

dầu mỏ, khí đốt Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối

lượng lớn các chất thải khác nhau

Hằng năm, khí quyển lại có thêm: 20 tỷ tấn Cacbon dioxyt, 1.53

triệu tấn SiO2, hơn 1 triệu tấn niken, 700 triệu tấn bụi, 1.5 triệu

tấn asen, 900 tấn coban và 600.000 tấn kẽm, hơi thủy ngân, hơi

chì và các chất độc hại khác ( Theo nghiên cứu mới nhất năm

2008)

Trang 17

Giao thông vận tải: (70% khí thải ô nhiễm

từ hoạt động giao thông) tăng phương tiện

giao thông là nguyên nhân chính gây ô

nhiễm không khí ở các thành phố lớn

Những yếu tố gây ô nhiễm môi trường

không khí do phương tiện giao thông cơ

giới đường bộ chủ yếu là C02, S02, 03,

NO2, chì, bụi, khói đen, VOC, Hyđro

cácbon, tiếng ồn, vì khí hậu xấu ảnh hưởng

có hại đến sức khỏe con người

Trang 19

Nguồn gây ô nhiễm do công nghiệp

Gây bởi hai quá trình chính: quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch

để lấy nhiệt và quá trình bốc hơi, rò rỉ, thất thoát chất độc trên dây chuyền sản xuất

Tùy theo kích thước của công trình thải khí (độ cao, hình

dạng…) và các đặc tính nguồn thải mà người ta chia thành

nhiều loại như nguồn thải cao hay thấp, nguồn thải điểm,

nguồn thải di động, nguồn thải diện, nguồn thải có tổ chức hay không có tổ chức, nguồn thải ổn định, liên tục hay theo chu kỳ, nguồn thải nóng hay lạnh

Đối với mỗi ngành công nghiệp, lượng nguồn thải và mức độ độc hại đặc trưng cho mỗi ngành Chúng phụ thuộc vào quy mô công nghiệp, công nghệ áp dụng, loại nhiên liệu sử dụng và

phương pháp đốt

Trang 20

Nguồn gây ô nhiễm do công nghiệp

Các nhà máy nhiệt điện thường dung nhiên liệu là than, dầu madut, khí đốt…các

chất độc hại trong khói thải gồm CO2 , NOx, CO, SO2 và bụi tro

Các nhà máy gạch, lò nung vôi thải ra một lượng đáng kể bụi, các khí CO, CO2,

NOx, đặc biệt các lò thủ công có ống khói thấp và công nghệ thô

Trang 21

Nguồn gây ô nhiễm do công

nghiệp

Ngành hóa chất và phân bón thải vào khí quyển nhiều chất độc hại khác

Các chất thải của ngành này mang tính đẳng nhiệt với nhiệt độ thấp hơn

nhiệt độ của môi trường cho nên sau khi ra ngoài thì khó phát tán loãng ra

Ngành luyện kim cơ khí thải nhiều khói bụi kim loại, khói thải Các chất

khí này do nhiệt độ cao nên dễ dàng tán loãng ra ngoài không khí

Nổ nhà máy hóa chất tại Trung Quốc Khí thải từ nhà máy xi măng

Trang 22

Nguồn gây ô nhiễm do giao thông vận tải

Chủ yếu xảy ra trên các tuyến đường giao thông

Giao thông vận tải hàng không nhất là các máy bay siêu âm ở

độ cao lớn thải nhiều khí NO có hại cho tầng ozon

Trang 23

Phương tiện giao thông kém chất lượng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường

không khí

Trang 24

Nguồn gây ô nhiễm do giao thông sinh hoạt

Chủ yếu phát sinh từ đun nấu, lò sưởi

sử dụng nhiên liệu chất lượng kém

Khí độc chính là CO và CO 2

Đặc điểm của nguồn thải là nhỏ

nhưng phân bố dày và cục bộ trong

từng không gian nhà nên độc hại trực

tiếp đến sức khỏe con người

Trang 25

Tác nhân gây ô nhiễm không khí

Các tác nhân gây ô nhiễm không khí bao gồm:

Các loại oxit như NO x , CO, CO 2 , SO 2 , H 2 S, các khí halogen

Các phần tử lơ lửng như hạt bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật,

nitrat,sunfat, phân tử cacbon, muội than, khói sương mù,…

Các loại hạt bụi nặng như bụi đất đá, bụi kim loại…

Các khí quang hóa như ozon, FAN, FB 2 N, NO x , aldehyt, etylen…

Các khí thải có tính phóng xạ

Tiếng ồn

Những chất ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với con người và

khí quyển là CO2, SO2, CO, N2O, CFC

Trang 26

Thói quen sinh hoạt của người dân làm môi trường

không khí bị ô nhiễm

Trang 27

Cacbon dioxit (CO 2 )

Hàm lượng 0.03% trong khí quyển, là nguyên liệu cho quá trình quang

hợp của cây xanh

Hoạt động của con người gồm đốt nhiên liệu hóa thạch và đốt rừng đã dẫn đến mất cân bằng lượng CO 2 trong không khí, gây ảnh hưởng tới khí hậu

toàn cầu.

Lượng cacbon dioxit gia tăng trong khí quyển là nguyên nhân chính dẫn

đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Kể từ khi có cách mạng công nghiệp đến nay, lượng CO 2 trong khí quyển

đã tăng lên 25% và sẽ tăng 2 lần vào giữa thế kỷ XXI

Trang 28

Là chất ô nhiễm có nồng độ thấp trong khí quyển, tập chung chủ yếu ở

tầng đối lưu.

Chất có nguồn gốc từ hoạt động núi lửa và nhân tạo do đốt nhiên liệu

than, dầu mỏ, khí đốt, sinh khối thực vật, quặng sunfua…

Khí SO 2 rất độc hại với sức khỏe con người và sinh vật, gây ra các bệnh

phổi và hô hấp, khi gặp hơi nước và mưa tạo thành mưa axit Hơn nữa xử

lý khí thải CO 2 rất tốn kém

Trang 29

Clorofluorocacbon CFC

Là những hóa chất do con người tổng hợp để sử dụng trong

nhiều ngành công nghiệp và thiết bị làm lạnh

CFC ở dạng khí, có tính ổn định cao, chậm phân hủy Chúng

phát tán lên tầng cao khí quyển, nhận bức xạ cực tím, giải

phóng ra các nguyên tử Clo tự do rất hoạt động và chính các

nguyên tử Clo đó đã tác dụng với oxy của ozon làm lớp ozon

của Trái Đất bị mỏng dần.

Lượng CFC đã tích tụ trong khí quyển rất lớn cho nên mặc dù

hiện nay có rất nhiều quy định hạn chế sử dụng nhưng không

thể loại trừ hết ảnh hưởng của chúng

Trang 30

Ảnh hưởng của CFC tới tầng

ozon

Phải cần tới 60 năm nữa, tầng ô-zôn mới có thể phục hồi hoàn

toàn…

Mặc dù lỗ thủng tầng ô- zôn bảo vệ sự sống trên Trái Đất

đang thu hẹp dần những vẫn cần hơn 60 năm nữa để phục hồi

hoàn toàn Nguyên nhân là do lượng khí CFC phá hủy lớp bảo

vệ Trái Đất này vẫn được thải vào khí quyển với số lượng lớn

hơn dự báo của các nhà khoa học

Trong tổng số lượng khí CFC thải ra, lượng khí CFC của các

nước phát triển vẫn chiếm trên 50%, mặc dù các nước này đã

bị cấm sử dụng khí CFC từ năm 1987

Trang 31

Sự lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển

Ảnh hưởng của gió

gió hình thành các dòng chuyển động “rối” của không khí trên bề mặt đất đóng vai trò chính trong sự phát

tán ô nhiễm

Nhiệt độ của không khí

Thông thường càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm nhưng trong một số trường hợp có hiện tượng

ngược lại khi càng lên cao (trong một tầm cao nào đó) nhiệt độ không khí càng tăng Hiện tượng này gọi là

sự “nghịch đảo nhiệt”

Hậu quả của nó là làm cản trở sự phát tán gây nồng độ đậm đặc nơi gần mặt đất Trong quá khứ đã từng xảy

ra những lần có nghịch đảo nhiệt của một vài vùng để lại tác hại lớn như sự kiện ngộ độc khí của thành phố

Trang 32

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ không khí

bị ô nhiễm

Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ biểu thị ô nhiễm không khí

bằng chỉ số chuẩn ô nhiễm (PSI)

PSI là một chỉ số thu được khi tính tới nhiều chỉ số ô nhiễm, ví

dụ tổng các hạt lơ lửng, SO2,CO2,CO, O3, NO2 được tính theo m g/m3/giờ

Nếu PSI từ 0-49 là không khí có chất lượng tốt

Nếu PSI từ 50-100 là trung bình, không ảnh hưởng tới sức khoẻ

của người

Nếu PSI từ 100-199 là không tốt.

Nếu PSI từ 200-299 là rất không tốt.

Nếu PSI từ 300-399 là nguy hiểm, làm phát sinh một số bệnh.

Nếu PSI trên 400 là rất nguy hiểm, có thể gây chết người

Trang 33

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

mỏ, khí đốt Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại

tăng lên nhanh chóng

Trang 34

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRÊN

THẾ GIỚI

Viện nghiên cứu Blacksmith tại thành phố New York, Mỹ mỗi năm tiến hành bình

chọn 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới Dưới đây là danh sách 10 thành phố

đáng sợ nhất về mặt sinh thái năm 2008 theo đánh giá của cơ quan này.

1 Lâm Phần (Trung Quốc)

2 Tianying (Trung Quốc)

Trang 35

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRÊN

THẾ GIỚI

1 Lâm Phần (Trung Quốc)

Số người bị ảnh hưởng: Khoảng 3 triệu

Tác nhân gây ô nhiễm: Than đá và các hạt bụi siêu nhỏ

Nguồn gây ô nhiễm: Các mỏ than và phương tiện cơ giới

Một góc thành phố Lâm Phần- Đô thị màu nhọ nồi

Trang 36

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRÊN

THẾ GIỚI

2 Tianying (Trung Quốc)

Số người chịu tác động: 140.000

Tác nhân gây ô nhiễm: Chì và các kim loại nặng khác

Nguồn gây ô nhiễm: Hoạt động khai thác và xử lý quặng

Một mỏ chì ở thành phố Tianying.

Trang 37

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRÊN

THẾ GIỚI

3 Sukinda (Ấn Độ)

Số người bị tác động: Khoảng 2,6 triệu

Tác nhân gây ô nhiễm: Crom và các kim loại nặng khác

Nguồn gây ô nhiễm: Hoạt động khai thác và xử lý quặng

Một số người dân tại Sukinda lấy nước ở một giếng, nơi nước ngầm bị nhiễm độc nặng

Trang 38

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRÊN

THẾ GIỚI

4.Vapi (Ấn Độ)

Nguồn gây ô nhiễm: Các nhà máy công nghiệp

Với những người dân sống ở thành phố Vapi, cái giá của phát triển thực sự đắt:

Nồng độ thủy ngân trong nước ngầm của đô thị này cao gấp 96 lần so với tiêu

chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa kể đến các KL nặng có trong TP

khí quyển

Các chuyên gia của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace lấy mẫu nước thải mà khu công nghiệp của Vapi xả ra sông Damanganga.

Trang 39

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRÊN

THẾ GIỚI

5 La Oroya (Peru)

Số người chịu tác động: 35.000

Tác nhân gây ô nhiễm: Chì, đồng, kẽm, sulfua dioxide (SO2)

Nguồn gây ô nhiễm: Các cơ sở khai thác và xử lý kim loại

nặng

Các chuyên gia của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace lấy mẫu nước thải mà khu công nghiệp của Vapi xả ra sông Damanganga.

Trang 40

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRÊN

THẾ GIỚI

Những số liệu nghiên cứu trên đã phần nào phản ánh chân thực hiện trạng

ô nhiễm không khí trên thế giới 10 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới

hầu hết thuộc các nước đông dân và có nền công nghiệp phát triển Ô

nhiễm xảy ra ở mọi châu lục trên Trái Đất, đã và đang gây ra những hậu

quả lớn hơn sức tưởng tượng của con người

Trang 41

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRÊN

THẾ GIỚI

Trên đây là nghiên cứu mới nhất về lượng CO 2 được thải vào không khí của một

số quốc gia trên thế giới Số liệu nghiên cứu từ năm 1990 đến nay và số liệu

dự đoán của các chuyên gia đến năm 2025

Trang 42

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI

TRUNG QUỐC

Tình trạng ô nhiễm không khí và sự thoái hóa môi trường ở Trung Quốc

đang ngày càng trầm trọng hơn Giới chuyên môn cho rằng nếu không giải quyết được các hậu quả nghiêm trọng do môi trường gây ra, không chỉ

Trung Quốc mà cả châu Á cũng bị đe dọa.Thống kê cho thấy Trung Quốc

đang thải ra một lượng chất sulfur ngang bằng với của Tokyo (Nhật Bản)

và Los Angeles (Mỹ) cộng lại.

Trung Quốc cũng là quốc gia có đến 16 trong số 20 thành phố ô nhiễm

nặng nhất thế giới Nạn ô nhiễm không khí ở đất nước đông dân nhất hành tinh là nguyên nhân dẫn đến cái chết của 400.000 người mỗi năm tại đây

Còn tình trạng ô nhiễm nước đã khiến mùa màng thất bát nghiêm trọng

Mỗi năm, phí tổn do tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra chiếm từ 8-12% tổng sản phẩm quốc nội của nước này.

Trang 43

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI

Trang 44

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI

VIỆT NAM

Với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 8%, VN đang

đối mặt với một hiểm hoạ ô nhiễm ngày càng trầm trọng

Về nồng độ bụi, hai TP lớn nhất VN chỉ đứng sau Bắc Kinh,

Thượng Hải, New Delhi và Dhaka

VN đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á về

ô nhiễm môi trường

Các chuyên gia cho biết, nếu tính đến cả các tổn thất môi

trường thì tốc độ tăng GDP thực tế của VN sẽ chỉ là 3-4%

Hà Nội và Thành phố (TP) Hồ Chí Minh nằm trong danh sách

6 TP ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới

Trang 45

Tỷ lệ phát thải chất gây ô nhiễm do các

nguồn thải chính tại Tp HCMnăm 2004

Trang 46

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở

TP HCM

Trang 47

Tình trạng ô nhiễm không khí ở

TP HCM đang ở mức đáng lo

ngại

Tháng tư, TP HCM vào cao điểm mùa nóng Trên nhiều trục đường lớn

giao nhau khắp các quận nội thành thường ùn tắc giao thông Người đi

đường

khốn khổ vì nắng nóng và khói bụi của "rừng" xe máy và ô-tô vây quanh

Mới tắc đường chưa đầy năm phút, nhiều người đã thấy chóng mặt, mắt

cay sè, nghẹt thở

 

Trang 48

Ước tính thải lượng các chất gây ô nhiễm từ các nguồn thải chính của Việt Nam năm 2005 (Đơn vị: tấn/năm)

Trang 49

Diễn biến nồng độ trong không khí ven đường giao thông của Tp HCM từ 2008-2010

Trang 50

Diễn biến nồng độ NO2 trong không khí ven đường giao thông của Tp HCM từ 2000-2007

Trang 51

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố, năm 2006 nồng độ các chất độc hại trong không khí tăng từ 1,4 đến 2,4 lần

Trang 57

cho thấy ở khu vực dân cư chất lượng không khí tương đối tốt Nồng độ ozon (O3) dao động trong khoảng 28-48 micrôgam (mg)/m 3 , đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937-2005)

Trang 58

Nồng độ ôxit nitơ (NO2) dao động trong khoảng 17-29mg/m 3 và ôxit lưu

huỳnh (SO2) dao động trong khoảng 6-51mg/m 3 , đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh Tuy nhiên, nồng độ bụi PM10 (hạt bụi có kích

thước nhỏ hơn 10 micrômet-mm) trung bình năm, tính

Trang 59

từ năm 2002 đến nay dao động trong khoảng 61-81mg/m 3 , không đạt tiêu

chuẩn chất lượng không khí xung quanh, (được giới hạn tối đa ở mức

50mg/m 3 ).

Trang 60

Trong khi đó, chất lượng không khí ven đường thì kém hơn nhiều Cũng

theo kết quả đo đạc từ năm 2000-2005 cho thấy cả nồng độ bụi tổng (TSP)

và bụi PM10 đều không đạt tiêu chuẩn cho phép của VN và Tổ chức Y tế

thế giới (WHO) Mặc dù trong những năm gần đây (2002-2005), nồng độ

bụi có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều

lần

Trang 61

Cụ thể, kết quả đo đạc cho thấy bụi có kích thước nhỏ hơn 2,1mm chiếm

50% tổng lượng bụi (mùa khô) và con số này là 20% vào mùa mưa Chính

các hạt bụi mịn này mang tính axit, trong khi các hạt bụi lớn thường trung

tính Cũng cần nói thêm do bụi mịn có kích thước rất nhỏ nên khó sa lắng,

vì thế chúng tồn tại rất lâu trong không khí và phát tán rất xa

Trang 68

TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG CÀNG LỚN, NGUỒN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ CÀNG TĂNG

Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng tăng và dự báo trong 25 năm tới còn tiếp tục tăng cao (Biểu đồ 3) Nếu các tiêu chuẩn về chất

lượng xăng dầu không được thắt chặt thì chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn

đề ô nhiễm không khí đô thị rất nghiêm trọng.

Trang 69

Tiêu thụ xăng dầu là một trong những nguyên nhân phát thải các chất độc

hại như CO, hơi xăng dầu (H m C n , VOC), SO 2 , chì, BTX Phát thải những

chất này liên quan chặt chẽ đến chất lượng xăng dầu Trong cơ cấu tiêu

thụ xăng dầu của quốc gia thì GTVT chiếm tỷ trọng lớn nhất (Biểu đồ 4),

là nguồn phát thải khí ô nhiễm lớn nhất trong đô thị

Trang 70

Việt Nam cần tìm ra biện pháp phát triển bền

vững, phát triển kinh tế song song với bảo vệ

môi trường

Hãy bảo vệ môi trường vì cuộc sống của chính chúng ta

Trang 71

Tác hại của ô nhiễm không khí

Trang 72

Chuông báo động đã được một số lớn các nhà khoa học gióng lên: Không khí trong các cao ốc thường đạt đến mức độ ô nhiễm mà luật lệ đã cấm Nguy hại hơn vì đa số thời gian của phần lớn cư dân lại sống khép kín giữa bốn bức tường, cách ly với thiên nhiên

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DỒN CHÚNG TA VÀO TẬN CHÂN TƯỜNG

Ngày đăng: 15/09/2017, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w