1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Skkn một số biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi học tốt môn văn học theo hướng đổi mới tại lớp mầm 3 trường mầm non cư pang

21 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 165,5 KB

Nội dung

Cho trẻ làmquen với tác phẩm văn học, trẻ được hoá thân vào những nhân vật ngộ nghĩnh, ly kỳ trong những câu chuyện cổ tích, những bài ca dao, đồng dao qua nhữngcâu chuyện kể của mẹ và c

Trang 1

I Phần mở đầu:

1 Lý do chọn đề tài.

Văn học là một loại hình nghệ thuật, là người bạn không thể thiếu đối vớitrẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên vềcuộc sống xung quanh Văn học nuôi dưỡng và sáng tạo nghệ thuật, phát triển trítưởng tượng ở trẻ Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến với trẻ rất quan trọng

và cần thiết Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn họcphải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụvăn học của mình Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về cáclĩnh vực: Nhận thức ngôn ngữ - tình cảm xã hội Người giáo viên phải có nhữngsuy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, để đưanhững tác phẩm đó đến với trẻ Đồng thời các tác phẩm văn học đó phải có ýnghĩa giáo dục đối với trẻ Để từ đó có những biện pháp, phương pháp nhằmphát triển tốt ở trẻ khả năng cảm thụ tác phẩm văn học

Các hoạt động trong trường mầm non có ý nghĩa rất lớn đối với sự pháttriển của trẻ Đặc biệt là hoạt động làm quen với tác phẩm văn học Từ khi cònnằm trong nôi, ở độ tuổi nhà trẻ trẻ đã được đắm mình trong những lời hát rucủa cô, được nghe những âm thanh nhịp điệu, những bài hát, những câu chuyện,bài thơ cô đọc, cô kể Thế giới thơ ca đó đã để lại trong tâm trí của trẻ những ấntượng sâu sắc về ông bụt, bà tiên, âm hưởng thơ ca cổ tích Những âm hưởng ấyrất gần gũi, dịu hiền là nguồn nước trong lành, tưới mát tâm hồn trẻ Cho trẻ làmquen với tác phẩm văn học, trẻ được hoá thân vào những nhân vật ngộ nghĩnh,

ly kỳ trong những câu chuyện cổ tích, những bài ca dao, đồng dao qua nhữngcâu chuyện kể của mẹ và cô Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn họcthông qua hành động nghe, nhìn, cử chỉ, điệu bộ khi cô kể, trẻ phân biệt đượccái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác Từ đó giúp hình thành nhân cách của trẻ

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận biết cácmối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái, tình huống và nhân vật; giữalời kể, lời thuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật; Giữa không khí, âm sắc,

Trang 2

giọng điệu chung của tác phẩm văn học và hành động văn học Chưa yêu cầu trẻphải nhớ hết mối quan hệ phức tạp và chưa đòi hỏi trẻ phân biệt quan hệ chínhphụ trong truyện mà chỉ nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt truyện trongcác mối liên quan đến nhân vật trung tâm của tác phẩm Với truyện kể, giúp trẻnhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệulời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ thơgiàu nhạc tính Qua tác phẩm văn học, trẻ quen dần tính chất nhiều ý nghĩa vàtinh luyện của văn hoá, dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từnghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt.

Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học góp phần mở rộng nhận thức, pháttriển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển

ở trẻ hứng thú đọc thơ, kỹ năng đọc và kể tác phẩm

Văn học có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ, vì vậy việc làm thế nào để thu hútđược trẻ tích cực tham gia vào hoạt động này là rất cần thiết Trên thực tế hiệnnay cho thấy, nhiều giáo viên còn hạn chế trong việc tổ chức cho trẻ tham giavào hoạt động Cùng với sự thay đổi của các bậc học trong cả nước là sử dụng,đưa các phương pháp, hình thức đổi mới, phương pháp dạy học tích cực vàohoạt động để gây hứng thú, thu hút trẻ để trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng,hiệu quả, không gò ép Nhận thấy sự cần thiết của việc gây hứng thú thu hút trẻvào hoạt động làm quen tác phẩm văn học Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy,tôi muốn được đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình để giúp cho giáoviên mầm non nâng cao chất lượng giảng dạy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:

"Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn văn học theo hướng đổi mới” tạilớp Mầm 3 trường Mầm non Cư Pang, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

Mục tiêu:

- Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

- Hình thành cho trẻ những kỹ năng nói, đọc, kể diễn cảm

Trang 3

- Phát triển khả năng giao tiếp hàng ngày giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ vàtrẻ với mọi người xung quanh.

Nhiệm vụ:

- Luyện cho trẻ phát âm đúng từ, câu theo chuẩn mực của tiếng Việt, kỹnăng nghe, hiểu, đọc thơ hay kể lại câu truyện, các sự việc, trong cuộc sống vàtrong sinh hoạt hằng ngày của trẻ một cách linh hoạt

3 Đối tượng nghiên cứu.

Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi học tốt môn văn học theo hướng đổimới tại lớp mầm 3 trường Mầm non Cư Pang, xã Ea Bông, huyện Krông Ana,tỉnh Đăk Lăk

4 Giới hạn của đề tài.

- Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi học tốt môn văn học theo hướng đổimới tại lớp mầm 3

- Đối tượng khảo sát học sinh lớp mầm 3 (trẻ 3 – 4 tuổi) trường Mầm non

Cư Pang

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 02 năm 2017

5 Phương pháp nghiên cứu.

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu tổng hợp cáctài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu về giáo dục mầm non

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, thu thập các thông tin

từ thực tiễn lớp mình, tổng hợp và rút ra các kinh nghiệm giáo dục

Phương pháp thống kê toán học: Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểmtra, khảo sát trên 26 trẻ tại lớp mầm 3, trong đó có 14 em là nữ, 26 em là ngườiđồng bào dân tộc thiểu số Thống kê kết quả như sau:

Nội dung

Đạt Chưa đạtSố

lượng

Tỉ lệ

%

Sốlượng

Tỉ lệ

%Trẻ biết đọc thơ, kể chuyện diễn cảm và

thích đọc các bài đồng dao, ca dao 14 53,8 12 46,2Thích tham gia đóng kịch và đóng kịch 13 50 13 50

Trang 4

tốt, hứng thú tham gia hoạt động văn

học, có năng lực cảm thụ văn học

Trẻ hiểu và cảm nhận nội dung bài thơ,

Trẻ có khả năng tự sáng tạo và thể hiện

tính cách nhập vai một cách linh hoạt 11 42,3 15 57,7

II Phần nội dung:

1 Cở sở lý luận.

Văn học là khâu quan trọng nhất của khoa nghiên cứu khoa học, cho trẻlàm quen với tác phẩm văn học là giúp trẻ cảm nhận sự độc đáo của phong cáchnghệ thuật và vẻ đẹp riêng của nội dung hình thức văn chương Qua đó gieo vàotâm hồn mỗi người những tình cảm, những ước mơ và lòng khao khát vươn tớicái đẹp, đồng thời căm ghét những cái ác, xấu xa Mỗi người chúng ta từ khinằm trong bụng mẹ đến khi lọt lòng đã được nghe những làn điệu, những bài cadao, tục ngữ qua những lời ru ngọt ngào của mẹ và khi bước vào trường mầmnon thì văn học bắt đầu trở thành người bạn đồng hành của trẻ Trẻ thích thú vàsay sưa khi được nghe cô kể chuyện, đọc thơ, trẻ cảm nhận được những niềmvui, nỗi buồn của các nhân vật, trẻ học được những điều mới lạ qua những bàithơ, câu đố, câu chuyện…

Thực hiện Nghị quyết số 29/NQTW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ VIIIBan Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục vàĐào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Thực hiện có hiệuquả chương trình giáo dục mầm non mới, chú trọng vào việc phát triển ngôn ngữcho trẻ trong công tác giáo dục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dụctrẻ, tạo chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp giáo dục; củng cố, pháttriển số lượng và chất lượng ở trường mầm non

Trong cuộc sống hiện tại nói chung và trong mỗi tác phẩm văn học nóiriêng, chúng ta đều thấy được những hình ảnh của sự vật, hiện tượng Các hiện

Trang 5

tượng tự nhiên như bầu trời, cỏ cây, hoa lá, ao, hồ sông, núi, con vật Các hiệntượng xã hội như cuộc sống của con người và những mối quan hệ về tình cảmgiữa người với người Những hình ảnh đó đều tái hiện lại trong hầu hết các tácphẩm văn học, nhờ có những tác phẩm văn học đã giúp trẻ dần nhận ra trongthiên nhiên giữa sự vật hiện tượng đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, vàtrong xã hội mối quan hệ giữa con người và con người cũng có sự ràng buộc vớinhau về tình cảm, giao tiếp, cuộc sống Đây cũng chính là một trong những yếu

tố của văn học góp phần làm nên cái đẹp, hình thành tình yêu con người, yêuthiên nhiên, yêu quê hương đất nước cũng như sự đa dạng, phong phú đời sốngtinh thần cho mỗi con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng

Xuất phát từ lòng yêu mến Văn học trong tâm trí của cô giáo mầm non tôicần lựa chọn các tác phẩm Văn học phù hợp với lứa tuổi của trẻ và tình hìnhthực tế của đơn vị nhằm cung cấp những kiến thức mới cho trẻ để nâng cao chấtlượng dạy và học tại trường lớp mầm non Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm củamột người giáo viên trong giai đoạn mới hiện nay

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

Việc cho trẻ làm quen văn học hiện nay chưa mang lại kết quả như mongmuốn, những biện pháp đã sử dụng trước đây như tạo môi trường, dạy trẻ làmquen văn học thông qua các hoạt động, tích hợp lồng ghép, thông qua hoạt độngvui chơi chưa đạt hiệu quả cao Những yếu tố khách quan khác làm cho thựctrạng của đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế

Làm quen với tác phẩm Văn học là công việc mà cô giáo tổ chức để trẻhứng thú bước vào hoạt động Văn học một cách tự nhiên như đọc thơ diễn cảm,

kể lại truyện sáng tạo, hóa thân vào các vai diễn trong trò chơi đóng kịch… Đểtrẻ trở thành một chủ thể hoạt động văn học nghệ thuật một cách tích cực, sángtạo

Bản chất giàu xúc cảm và tình cảm là nét tâm lý nổi bật của trẻ thơ khiếntrẻ nhanh chóng bộc lộ cảm xúc, tình cảm khi đọc thơ, kể truyện Sự tiếp nhận

Trang 6

tác phẩm Văn học của trẻ em ít bị ràng buộc bởi trí tưởng tượng phong phú củatrẻ

Nguyên nhân chủ quan:

Ưu điểm: Là một giáo viên yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, tìm tòi vậndụng các biện pháp, hình thức đổi mới về các hoạt động nhằm thu hút trẻ thamgia tích cực vào các hoạt động Thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡngchuyên môn và các đợt sinh hoạt chuyên đề, hội thi đồ dùng, đồ chơi để học tập

và rút kinh nghiệm

Hạn chế: Kinh nghiệm giảng dạy chưa lâu, sự tích lũy chuyên môn còngặp nhiều hạn chế

Nguyên nhân khách quan:

Ưu điểm: Được sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyềnđịa phương, hội cha mẹ học sinh và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của bộ phậnchuyên môn Phòng giáo dục và đào tạo cũng như Ban giám hiệu nhà trường đầu

tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, các chị em bạn bè đồng nghiệp luôn sẵnsàng hỗ trợ giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công tác của mình

Hạn chế: Trường Mầm non Cư Pang là một trường quốc lập mới đượcthành lập từ tháng 6/2014 với nhiệm vụ là thực hiện công tác giáo dục chấtlượng ở cấp mầm non, được tách ra từ trường Mẫu giáo Hoa Sen tại địa bàn xã

Ea Bông Đây là một điểm xã nghèo của huyện Krông Ana, trình độ dân trí thấp,chưa đảm bảo được mức sống cho người dân Một số bộ phận không nhỏ ngườidân chưa có nhận thức đúng mức về vị trí vai trò, tầm quan trọng của việc cungcấp vốn kiến thức văn học cho trẻ mầm non Coi vấn đề đó không quan trọngbằng việc cho con em mình ăn ngủ đúng giờ, tăng cân và được vui chơi Do đóchưa có sự quan tâm đến con em mình, sự phối hợp với nhà trường còn hạn chế.Hầu hết các cháu chưa đến trường, các cháu còn rất bỡ ngỡ với tất cả các hoạtđộng, đặt biệt là hoạt động làm quen với tác phẩm văn học Nhận thức của trẻchưa có sự tập trung, chú ý

Những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến thực trạng nên định hướng của bảnthân về việc giúp trẻ học tốt môn văn học tại lớp mầm 3 trường Mầm non Cư

Trang 7

Pang là tiếp tục vận dụng các biện pháp cũ để phát huy những mặt mạnh, nhữngthành công, tận dụng những thuận lợi của thực trạng và bổ sung những cái mớilinh hoạt hơn, ứng dụng thực tế, áp dụng mọi lúc mọi nơi

3 Nội dung và hình thức của giải pháp.

a Mục tiêu của giải pháp

Từ những nguyên nhân, các yếu tố thực trạng nêu trên tôi lựa chọn cácgiải pháp biện pháp phù hợp Những giải pháp biện pháp đó nhằm mục đíchgiúp trẻ biết học tốt môn văn học theo hướng đổi mới, kích thích sự hứng thú,sáng tạo trong quá trình trẻ tham gia hoạt động làm quen văn học

Hình thành ở trẻ các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt rõ ràng,mạch lạc, đọc thơ, kể truyện diễn cảm, sáng tạo…

Lựa chọn các biện pháp, giải pháp phù hợp sẽ giải quyết được vấn đề khókhăn khi trẻ làm quen các tác phẩm văn học, từ đó giáo viên biết cách giáo dục

và rèn luyện, bồi dưỡng hoàn thiện các khía cạnh nhân cách cho trẻ

Khi áp dụng những biện pháp này thành công sẽ mang lại kết quả sau:

+ Trẻ cảm nhận được những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trongtác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng vềnhững cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạtđộng mang tính chất văn học góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhâncách trẻ

+ Giáo viên có định hướng rõ ràng trong việc dạy trẻ hàng ngày, tạo đượcmối liên hệ phối hợp giữa giáo viên và cộng đồng

+ Trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực, phát huy tính tích cực của trẻ, giúptrẻ hứng thú hơn trong mọi hoạt động

+ Cha mẹ học sinh thấy được sự thay đổi của con em mình, từ đó có sựphối hợp tốt hơn giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh để công tácchăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Trang 8

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết khi cảm nhận tác phẩm văn học.

Để cảm nhận, tiếp thu được tác phẩm văn học một cách trọn vẹn trẻ phải

sử dụng rất nhiều giác quan và kỹ năng như nghe, nói mạch lạc,…Gợi ý kếhoạch để giáo viên xây dựng giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết khi cảmnhận tác phẩm văn học trong một năm như sau :

- Tháng 9-10 bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác âmvị: Cho trẻ nghe những bài hát, câu chuyện, ca dao Giáo viên tạo điều kiện chotrẻ tập trung chú ý luyện khả năng thính giác thông qua các bài tập trò chơi: “Tai

ai thính”, “ai đoán giỏi”, sửa sai cho trẻ về lỗi phát âm

- Tháng 11-12 tập trung vào tăng vốn từ nói diễn cảm, rõ ràng, giải thíchnghĩa của từ khó, cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp: Bà bảo

bé, bé búp bê, bé hồng, bé bé, búp bê ngoan nào Phát triển vốn từ cho trẻ thôngqua trò chơi: đố con gì kêu, đố ai kể được nhiều nhất, đố ai nhanh, đố ai đoángiỏi, đố ai nói ngược

- Tháng 1-2 đào sâu vấn đề luyện trí nhớ thông qua các bài thơ, đồng dao,đặc biệt về những câu chuyện kể lôi cuốn và hấp dẫn gợi cho trẻ sử dụng câuđơn giản, đủ nghĩa

- Tháng 3+4+5 xây dựng những trò chơi giúp cho trẻ nói đúng ngữ pháp,nói mạch lạc, ví dụ: Nói theo mẫu câu như câu truyện “Cây Táo” Ai là ngườitrồng cây, Ai chăm sóc cho cây, Mọi người mong cây như thế nào? Ví dụ: “Câutruyện Quả Thị” Mèo con gọi Thị như thế nào? Vịt con gọi Thị như thế nảo? Bàgià gọi Thị như thê nào? Và cuối cùng Thị nghe lời bà và rơi vào bị của Bà.Giáo viên lưu ý thay đổi mẫu câu khác nhau từ câu đơn giản đến câu phức tạp,

từ câu phức tạp đến câu đơn giản, đặt câu từ kết nối tuyện để trẻ có khả năng nóiđúng ngữ pháp, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ

Một khi đã có một số vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin kể chuyện, đóng kịchmột cách hứng thú hơn

Biện pháp 2: Làm đồ dùng tự phục vụ để dạy học đạt kết quả cao.

Trang 9

- Đối với hoạt động dạy trẻ làm quen văn học theo hướng đổi mới giáoviên cần nắm chắc nội dung, xác định phương pháp giảng dạy có hiệu quả.Muốn làm được như vậy thì giờ học phải luôn có đồ dùng học tập phong phú,đẹp mắt, khoa học, có hiệu quả giáo dục cao Khi làm đồ dùng học tập phải tínhđến hiệu quả kinh tế, dễ làm, dễ sử dụng, thuận tiện

- Đồ dùng dạy học được sử dụng trong tiết học đóng vai trò quan trọngcủa việc thành công và hiệu quả giáo dục của tiết dạy Có đồ dùng để trẻ vừaquan sát vừa cảm nhận và được thực hành chắc chắn sẽ tạo hứng thú cho trẻtham gia tích cực trong giờ học Bên cạnh đó trẻ còn khắc sâu được kiến thức đãđược học trong tiết dạy Chính vì vậy giáo viên luôn cố gắng tìm tòi, sưu tầmtranh ảnh có nội dung liên quan đến bài dạy Luôn tận dụng những nguyên vậtliệu có sẵn ở địa phương, những phế phẩm như chai dầu gội đầu, tờ lịch cũ, bìacứng, chai nhựa, xốp vụn, vải, len,…

- Dựa vào từng chủ đề giáo viên triển khai kế hoạch làm đồ dùng đồ chơimột cách cụ thể, mỗi chủ đề có một bộ đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy

và vui chơi, giáo viên cho các cháu vào hoạt động chơi ở các góc để trẻ tạo ranhững đồ chơi làm bằng lá cây, giấy vụn, hột hạt, vẽ và tô màu những bức tranh,những hình ảnh trẻ sưu tầm, gợi mở cho trẻ tưởng tượng kể chuyện

Ví dụ: Chủ đề “Giao thông”, đề tài “Chiếc cầu mới” giáo viên sử dụngchiếc cầu bằng xốp, sử dụng đồ chơi bằng nhựa, chai nhựa làm tàu xe để kíchthích sự ham thích tìm hiểu của trẻ

Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật”, đề tài “Đàn gà con” giáo viên sửdụng bao tay, quả bóng bàn để làm đầu gà con, sau đó cắt xốp gắn dính mắt mũi,miệng, tạo thành bộ rối tay có mười chú gà con, ngoài ra giáo viên có thể dùng

vỏ trứng, xốp, lông gà thật làm nên những chú gà rất xinh xắn

- Trong câu chuyện “cây khế” giáo viên cũng sử dụng các phế phẩm nhưchai nhựa, bóng, bìa cứng, rơm, tre, quần áo cũ, vải vụn, ống giấy… giáo viênhướng dẫn trẻ làm ra những con rối thật xinh xắn từ câu truyện cổ tích trẻ họcđược, sáng tạo ra những nhân vật trẻ thích, tạo thành các vật dụng trong câu

Trang 10

chuyện để từ đó đã giúp trẻ luôn hứng thú, không gây cảm giác nhàm chán trongtiết dạy.

- Khi kể chuyện giáo viên dùng những tranh ảnh tự sáng tác màu sắc đẹp

để gây hứng thú cho trẻ nghe, xem để trẻ biết cách sử dụng và giữ gìn đồ chơi

Biện pháp 3: Cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học trong các giờ học

Ví dụ: Trong giờ Làm quen văn học, chủ đề “Những nghề bé biết”, đề tài

“Chú bộ đội hành quân trong mưa”, giọng đọc thơ của cô giáo phải diễn cảm, rõràng, không sai lỗi chính tả, không nói ngọng Cô lựa chọn và sử dụng phươngpháp dạy trẻ phù hợp với đối tượng trẻ Cô chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đẹp, lôicuốn, thu hút và tạo sự hứng thú cho trẻ, dạy trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thứcnhư đọc thơ theo tranh minh họa, đọc theo tranh chữ to… Khi đặt câu hỏi đàmthoại, cô giáo lựa chọn câu hỏi vừa sức trẻ, từ dễ đến khó, từ đơn giảng đếnphức tạp, cô lưu ý sửa sai kịp thời cho trẻ Trò chơi củng cố cho trẻ cần nhẹnhàng, linh hoạt nhưng không kém sự lôi cuốn trẻ, đảm bảo tất cả trong lớp đềuđược tham gia

- Đối với tiết kể truyện cô dẫn dắt vào truyện nhẹ nhàng, linh hoạt giọng

kể của cô cần phải rõ ràng thể hiện tính cách của từng nhân vật Bên cạnh đó cô

sử dụng đồ dùng một cách linh hoạt, sáng tạo, nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú khitham gia hoạt động

Ví dụ: Chủ đề “Những con vật sống trong rừng”, đề tài “Chú Dê đen”, khithể hiện nhân vật chú Dê trắng hiền lành nhút nhát, giọng cô nhẹ nhàng, run sợkhi gặp chó sói; khi thể hiện nhân vật chú Dê đen dũng cảm thì giọng cô thểhiện cần có sự đanh thép, hung dữ; khi thể hiện nhân vật chó Sói thì cần có sựthay đổi như khi bắt nạt Dê trắng giọng chó Sói hung hăng, ra oai; nhưng khi

Ngày đăng: 15/06/2017, 21:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non – Nguyễn Thị Ánh Tuyết, NXB Giáo dục 1994 Khác
2. Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen văn học – PGS.TS.Hà Nguyễn Kim Giang Khác
3. Tuyển chọn các trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện dành cho trẻ mầm non 3 – 4 tuổi, nhà xuất bản giáo dục Khác
4. Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non 3 – 4 tuổi, NXB Giáo dục Khác
5. Tạp chí giáo dục mầm non, tranh ảnh, internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w