1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh

96 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Vì vậy, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn TP.HCM” được thực hiện để tìm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

Trang 2

TP Hồ Chí Minh - Năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Sử Đình Thành

Các số liệu nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu trước đây

Tp HCM, tháng 10 năm 2015

Tác giả luận văn

PHAN TRƯỜNG VŨ

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU : 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3

1.5 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG VAY VỐN NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5

2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5

2.1.1 Khái niệm về DNNVV 5

2.1.2 Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế 9

2.2 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 12

2.2.1 Cơ sở lý luận chung về tín dụng ngân hàng 12

2.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm tín dụng ngân hàng 12

2.2.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 14

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG VAY VỐN NGÂN HÀNG CỦA DNNVV 16

2.3.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 16

2.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 18

Trang 5

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV 20

2.4.1Các nhân tố xuất phát từ năng lực nội tại của doanh nghiệp 20

2.4.1.1 Tổng tài sản của doanh nghiệp 20

2.4.1.2 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 21

2.4.1.3 Số năm hoạt động của doanh nghiệp 21

2.4.1.4 Doanh thu của doanh nghiệp 22

2.4.1.5 Tài sản đảm bảo 23

2.4.1.6 Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp 24

2.4.1.7 Quan hệ với ngân hàng 25

2.4.1.8 Khả năng đáp ứng các điều kiện của ngân hàng : 25

2.4.1.9 Phương án kinh doanh của doanh nghiệp : 26

2.4.1.10 Lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp : 27

2.4.2 Các nhân tố xuất phát từ tình hình kinh tế vĩ mô 27

2.4.2.1 Sự phát triển của nền kinh tế 27

2.4.2.2 Chính sách tiền tệ của Chính phủ 28

2.4.2.3 Lạm phát của nền kinh tế 28

2.4.2.4 Hệ thống pháp luật 29

2.4.3 Các nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng thương mại 29

2.4.3.1 Nguồn vốn của Ngân hàng 29

2.4.3.2 Chính sách tín dụng 30

2.4.3.3 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng 30

2.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI : 30

Kết luận chương 2 31

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM 32

Trang 6

KHẨU VIỆT NAM 32

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 32

3.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 34

3.2 THỰC TRẠNG CHO VAY DNNVV TẠI EXIMBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 36

3.3 THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DNNVV41 Kết luận chương 3 44

CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

4.1 MÔ HÌNH SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 45

4.1.1 Mô hình cơ sở 45

4.1.2 Mô hình tổng quát 46

4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG VAY VỐN NGÂN HÀNG CỦA DNNVV TẠI EXIMBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 47

4.2.1 Nghiên cứu định tính 47

4.2.2 Đặc điểm các DNNVV được khảo sát 49

4.2.2.1 Thời gian hoạt động 49

4.2.2.2 Lĩnh vực hoạt động 50

4.2.2.3 Thông tin về người quản lý doanh nghiệp 50

4.2.2.4 Một số thông tin về tài chính doanh nghiệp 51

4.2.2.5 Tình hình tiếp cận vốn Eximbank địa bàn TP.HCM của các DNNVV được khảo sát giai đoạn 2012 - 2014 52

4.2.3 Nghiên cứu định lượng 52

4.2.3.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm 52

4.2.3.2 Kết quả nghiên cứu định lượng 59

Kết luận chương 4 64

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ 65

Trang 7

5.1 CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA LUẬN VĂN : 65

5.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG VAY VỐN CỦA CÁC DNNVV TẠI EXIMBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 65

5.2.1 Đối với các DNNVV 66

5.2.1.1 Về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp : 66

5.2.1.2 Về trình độ học vấn của người quản lý doanh nghiệp 66

5.2.1.3 Về mối quan hệ với Eximbank 67

5.2.1.4 Về phương án kinh doanh của doanh nghiệp 68

5.2.1.5Về tài sản đảm bảo của doanh nghiệp 69

5.2.1.6Về lịch sử trả nợ của doanh nghiệp 69

5.2.2 Đối với Eximbank 70

5.2.2.1 Về tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng 70

5.2.2.2 Về trình độ của đội ngũ CBNV trực tiếp thực hiện thẩm định DNNVV 72

5.2.3 Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền 73

5.2.3.1 Thành lập tổ chức tài chính chuyên doanh cho DNNVV 73

5.2.3.2 Nhanh chóng đưa quỹ hỗ trợ DNNVV sớm đi vào hoạt động 74

5.2.3.3 Hỗ trợ về thông tin, công tác đào tạo cho các DNNNV 75

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 75

5.4 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 75

Kết luận chương 5 76

KẾT LUẬN 77

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Phân loại DNNVV theo Liên minh Châu Âu

Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia và khu vực

Bảng 2.3: Phân loại DNNVV theo lĩnh vực kinh tế

Bảng 4.1 : Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của Eximbank đối với các DNNVV

Bảng 4.2 Thời gian hoạt động của các DNNVV được khảo sát từ 2012 đến 2014

Bảng 4.3 Lĩnh vực hoạt động của các DNNVV được khảo sát từ 2012 đến 2014

Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu tài chính của DNNVV được khảo sát từ năm 2012 đến 2014 Bảng 4.5 Tỷ lệ DNNVV đã từng có quan hệ tín dụng tại Eximbank trên địa bàn TP.HCM

từ năm 2012 đến 2014

Bảng 4.6 Diễn giải các biến trong mô hình thực nghiệm

Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình tiếp cận vốn Eximbank trên địa bàn TP.HCM của DNNVV

Bảng 4.8 Kiểm định mô hình

Bảng 4.9 Mức độ dự báo của mô hình tổng thể

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 3.1 Tình hình cho vay của EximBank khu vực TP.HCM giai đoạn 2010 – 2014 Hình 3.2 Tình hình cho vay tại Eximbank khu vực TP.HCM theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010 – 2014

Hình 3.3 Tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại EximBank phân theo kỳ hạn vay vốn giai đoạn 2010-2014

Hình 3.4 Tình hình cho vay DNNVV tại Eximbank khu vực TP.HCM giai đoạn 2010 –

2014

Hình 3.5 Tỷ trọng dư nợ tín dụng của Eximbank đối với DNNNV trên địa bàn Tp.HCM phân theo loại hình doanh nghiệp năm 2014

Trang 10

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tồn tại và phát triển ở tất cả các quốc gia trên thế giới như một thành phần tất yếu của nền kinh tế Ở nước ta, phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trên thực tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trở thành một nhân

tố năng động ở Việt Nam, góp phần đáng kể tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần xoá đói giảm nghèo Trong những năm vừa qua, nhờ các chủ trương đúng đắn của Đảng, chính sách thông thoáng và kịp thời của Nhà nước nên số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa hình thành và phát triển rất nhanh Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Với số lượng đông đảo, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang có những đóng góp

to lớn vào sự phát triển chung của đất nước Theo số liệu công bố của các cơ quan chức năng, hiện tại doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp trên 40% GDP, thu hút trên 50% tổng

số lao động, chiếm 17,26% tổng nguồn thu ngân sách nhà nước Như vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia ở nhiều phương diện khác nhau từ đóng góp vào ngân sách nhà nước, cung cấp hàng tiêu dùng, đến tạo công ăn việc làm, giảm các tệ nạn xã hội, góp phần to lớn vào sự phát triển Sự ổn định, phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ ảnh hưởng và quyết định đến sự ổn định và phát triển chung của đất nước (Lưu Đình Chinh, 2015)

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất cả nước nên tập trung rất nhiều tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trung gian Mặc dù tiềm năng của các DNNVV tại TP.HCM là rất lớn nhưng việc tiếp cận vốn ngân hàng của các DNNVV rất hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và các DNNNV rất cần vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Tuy nhiên, trong năm 2014, chỉ có 30% các doanh

Trang 11

nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác với chi phí rất cao (K.Balasingam, 2015)

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam với khách hàng mục tiêu trong vài năm trở lại đây là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong vòng hai năm trở lại đây, mặc dù dư nợ cho vay DNNVV của Eximbank có chiều hướng tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với số lượng hàng trăm ngàn DNNVV đang hoạt động tại Tp.HCM Vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp muốn vay vốn tại Eximbank để phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa được ngân hàng chấp thuận cho vay vốn, trong khi tình trạng thừa vốn vẫn đang diễn ra Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu? Phải chăng không có sự “gặp gỡ” nhau giữa DNNVV và Eximbank Đó là vấn đề mà các DN cũng như ngân hàng luôn muốn tìm ra lời giải Vì vậy, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn TP.HCM” được thực hiện để tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của các DNNVV tại Eximbank trên địa bàn TP.HCM từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp cho các DNNVV có thể tiếp cận vốn vay một cách hiệu quả nhất

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

 Hệ thống lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV

 Phân tích thực trạng vay vốn của DNNVV tại Eximbank trên địa bàn TP.HCM

 Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV tại Eximbank trên địa bàn TP.HCM

 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của các DNNVV tại Eximbank trên địa bàn TP.HCM

Trang 12

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV tại Eximbank trên địa bàn TP.HCM

 Phạm vi nghiên cứu: Eximbank khu vực TP.HCM

 Thời gian nghiên cứu: Sử dụng số liệu thứ cấp từ hồ sơ vay vốn của các DNNVV tại Eximbank khu vực TP.HCM từ năm 2012 đến 2014

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để thực hiện các nội dung nghiên cứu nêu trên, dựa trên cơ sở phân tích quan điểm, mô hình và kết quả các bài nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng

 Phương pháp nghiên cứu định tính: Dùng phương pháp sử dụng dữ liệu lịch sử, phương pháp phỏng vấn tay đôi nhằm thiết lập nhân tố được cho là ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV tại Eximbank trên địa bàn TP.HCM Đối tượng tham gia là các chuyên gia thẩm định trực thuộc văn phòng khu vực TP.HCM và các cán bộ tín dụng doanh nghiệp tại một số chi nhánh của Eximbank

 Phương pháp nghiên cứu định lượng: dùng hồi quy Logit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV tại Eximbank trên địa bàn TP.HCM

1.5 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu này sẽ hữu ích cho các nhà quản trị của Eximbank, các doanh nghiệp vừa

Trang 13

 Dựa vào kết quả nghiên cứu các DNNVV sẽ có những biện pháp thích hợp để nâng cao khả năng vay vốn tại Eximbank trên địa bàn TP HCM

1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN: Luận văn chia làm 05 chương

 Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

 Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV

 Chương 3: Thực trạng cho vay DNNNV tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM

 Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu

 Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG VAY VỐN NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

2.1.1 Khái niệm về DNNVV

Thực tế trên thế giới, các nước có quan niệm rất khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau này chính là tiêu thức dùng để phân loại quy mô doanh nghiệp khác nhau Tuy nhiên trong hàng loạt các tiêu thức phân loại đó có hai tiêu thức được sử dụng ở phần lớn các nước là quy mô vốn và số lượng lao động Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và nhiều tổ chức quốc tế khác cũng đều sử dụng tiêu chí số lao động để đánh giá Theo WorldBank, doanh nghiệp được chia thành 4 loại tương ứng với số lượng lao động như sau : doanh nghiệp siêu nhỏ (số lao động < 10 người), doanh nghiệp nhỏ (số lao động từ 10 người đến dưới 50 người), doanh nghiệp vừa (số lao động từ 50 người đến 300 người), doanh nghiệp lớn (số lao động > 300 người).1

Theo EU thì doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có dưới 250 công nhân, doanh thu dưới 50 triệu euro/năm và tổng tài sản trên bảng cân đối dưới 43 triệu euro Cụ thể như sau :

Bảng 2.1: Phân loại DNNVV theo Liên minh Châu Âu

Phân loại doanh

nghiệp

Số lượng nhân viên

Tổng doanh thu

Trang 15

Số lao động bình quân Vốn đầu tư Doanh thu

A, NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

- Đối với ngành thương mại

- Đối với ngành dịch

vụ

1-300 1-100 1-100

Trang 16

7 Taiwan Nhỏ và vừa < 200 < NT$ 80

triệu

< NT$ 100 triệu

B NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

định

< Baht 200 triệu

định

định

Trang 17

4 Hungary Siêu nhỏ

Nhỏ Vừa

1-10 11-50 51-250

Bảng 2.2 cho thấy, hầu hết các quốc gia đều lấy tiêu chí số lao động bình quân làm cơ

sở quan trọng để phân loại doanh nghiệp theo quy mô Điều này là hợp lý hơn so với việc lựa chọn các tiêu chí khác như doanh thu, vốn là các chỉ tiêu có thể lượng hóa được bằng giá trị tiền tệ Các tiêu chí như doanh thu, vốn tuy rất quan trọng nhưng thường xuyên chịu sự tác động bởi những biến đổi của thị trường, sự phát triển của nền kinh tế, tình trạng lạm phát nên thiếu sự ổn định trong việc phân loại doanh nghiệp Điều này giải thích tại sao tiêu chí số lao động bình quân được nhiều quốc gia lựa chọn, tiêu chí này thường có tính ổn định lâu dài về mặt thời gian, lại thể hiện được phần nào tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia

Số liệu ở bảng 2.2 cũng cho thấy, đa số các quốc gia chỉ sử dụng 1 trong 3 tiêu thức đánh giá trên, đặc biệt là nhóm các nước kinh tế đang chuyển đổi Một số quốc gia khác

sử dụng kết hợp 2 trong 3 tiêu thức nói trên Một số ít quốc gia sử dụng kết hợp cả 3 tiêu thức số lao động, vốn và doanh thu

* Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về

hỗ trợ giúp phát triển DNNVV định nghĩa: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp lệnh hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”

Sau đó, ngày 30/06/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/08/2009 và thay thế cho Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 Theo đó, DNNVV là cơ sở kinh doanh đã

Trang 18

đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Phân loại DNNVV theo lĩnh vực kinh tế

Ngành/Nghề

DN siêu

Số lao động

(người)

Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)

Số lao động

(người)

Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)

Số lao động (người)

2.1.2 Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển, DNNVV luôn là nền tảng của nền kinh tế, chiếm tới 90% số lượng doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho khoảng 50-70% lực lượng lao động, đóng góp từ 25-33% GDP hàng năm Trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, các doanh nghiệp này chiếm tới 98% tổng số các

Trang 19

doanh nghiệp, tạo ra 60% việc làm của khu vực kinh tế tư nhân, đóng góp 30% giá trị xuất khẩu Một số vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế: Thứ nhất, Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí rất quan trọng, chúng chiếm đa số về mặt số lượng trong tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh và ngày càng gia tăng mạnh Ở hầu hết các quốc gia, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng trên dưới 90% tổng số các doanh nghiệp Tốc độ gia tăng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh hơn các doanh nghiệp lớn Hiện nay, chưa có số liệu thống kê về doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách chính thức, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cũng chiếm khoảng 80-90% tổng số các doanh nghiệp

Thứ hai, Đóng góp phần lớn vào tổng sản phẩm quốc nội và tăng trưởng kinh tế Doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy có doanh thu, quy mô vốn thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn nhưng đây là thành phần chiếm số đông trong các doanh nghiệp của nền kinh

tế vì vậy đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội rất đáng kể Đồng thời các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các nền kinh tế kém phát triển Các số liệu thực tế cho thấy rằng nhiều nền kinh tế trên thế giới trong giai đoạn tăng trưởng thì thành phần doanh nghiệp nhỏ và vừa thường

có sự gia tăng đáng kể Đài Loan tăng trưởng nhanh cũng dựa trên nền tảng của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, giai đoạn tăng trưởng vàng của Colombia từ cuối thập niên

1960 đến hết thập niên 1970 đi cùng với sự tăng trưởng nhanh ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa Tổng số lao động trực tiếp trong các DNNVV là trên 12 triệu lao động, chiếm trên 40% lực lượng lao động của cả nước và tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm (Hồ

Sỹ Hùng, 2007)

Thứ ba, Tác động lớn nhất của doanh nghiệp vừa và nhỏ là giải quyết một số lượng lớn việc làm cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo Xét theo luận điểm tạo công ăn việc làm cho người lao động, thì khu vực này vượt trội hẳn so với khu vực khác, góp phần giải quyết nhiều vấn đề an sinh xã hội Ở hầu hết các nước doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm cho khoảng từ 50- 80% lao

Trang 20

động trong các nghành công nghiệp và dịch vụ Đặc biệt trong nhiều thời kỳ các doanh nghiệp lớn sa thải công nhân thì khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ lại thu hút thêm nhiều lao động hoặc có tốc độ thu hút lao động mới cao hơn khu vực doanh nghiệp lớn Theo báo cáo của Tổ chức Lao Động Quốc Tế năm 2013, doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp hai phần ba số việc làm tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ

La Tinh và 80% số việc làm tại các quốc gia có thu nhập thấp Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp khoảng 85% nhu cầu việc làm cho lực lượng lao động (Lê Xuân Bá, 2007)

Thứ tư, Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hút được khá nhiều vốn ở trong dân

Do tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán đi sâu vào dân cư và yêu cầu về số lượng vốn ban đầu không nhiều, cho nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tác dụng rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh, chúng tạo lập dần tập quán đầu tư vào sản xuất kinh doanh và hình thành các khu vực để thực hiện có kết quả vấn đề huy động vốn trong dân cư

Thứ năm, Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đối với khu vực nông thôn, các DNNVV đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho công nghiệp phát triển mạnh, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại - dịch vụ phát triển Sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng góp phần làm tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và làm thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Có thể nói rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã góp phần đa dạng hoá cơ cấu công nghiệp

Thứ sáu, Sự phát triển của các DNNVV ở nông thôn sẽ thu hút những người lao động chưa có việc làm và có thể thu hút lượng lớn lao động thời vụ trong các kỳ nông nhàn vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, chuyển dịch lao động làm nông nghiệp sang làm công nghiệp hoặc dịch vụ, qua đó góp phần hình thành những khu vực tập trung các cơ sở công nghiêp và dịch vụ ngay tại nông thôn, tiến dần lên hình thành những thị tứ, thị trấn

Trang 21

Thứ bảy, Đóng góp vào quá trình đổi mới công nghệ Do áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên các DNNVV phải thường xuyên đổi mới, cải tiến công nghệ để tạo ra sự khác biệt để có thể thành công trên thương trường Đồng thời với sự linh hoạt của mình, các DNNVV luôn đi tiên phong trong việc áp dụng những phát minh, cải tiến, sáng kiến

kỹ thuật

Tóm lại, có thể thấy sự đóng góp của DNNVV cho nền kinh tế quốc dân là khá lớn, đồng thời các DNNVV ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các DNNVV với những hạn chế về quy mô, trình độ công nghệ, vốn… phải đối mặt với rất nhiều thách thức, khó khăn

2.2 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

2.2.1 Cơ sở lý luận chung về tín dụng ngân hàng

2.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó các ngân hàng, các tổ chức tín dụng vừa là bên đi vay vừa là bên cho vay Bên cho vay chuyển giao tạm thời quyền sử dụng tài sản cho bên đi vay trong thời gian thỏa thuận, bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả lại vô điều kiện đầy đủ vốn và lãi cho bên cho vay khi đến thời hạn thanh toán

Theo khoản 14 và 16 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12:

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao

Trang 22

cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả c ả gốc và lãi

Tín dụng ngân hàng chứa đựng một số đặc điểm như sau:

 Đặc điểm nổi bật của nghiệp vụ tín dụng đó là tính hoàn trả Để có thể cung ứng vốn tín dụng kịp thời, ngân hàng phải huy động vốn từ các khách hàng trong nền kinh tế; vì vậy việc thu hồi vốn tín dụng từ việc hoàn trả nợ vay là yêu cầu tất yếu của hoạt động tín dụng của NHTM

 Khi chuyển giao vốn tín dụng, ngân hàng chỉ chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng chứ không chuyển giao quyền sở hữu vốn Khách hàng sử dụng vốn tín dụng phải hoàn trả nợ gốc kèm theo lãi Tiền lãi phải trả chính là chi phí cho việc sử dụng vốn tín dụng

 Tín dụng là nghiệp vụ quan trọng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng Tuy nhiên đồng hành với thu nhập càng lớn thì rủi ro càng cao, nên hoạt động cấp tín dụng của NHTM hầu hết các nước trên thế giới đều phải có khung pháp lý và được ngân hàng trung ương kiểm soát chặt chẽ

 Tín dụng của NHTM đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, hoạt động tín dụng của ngân hàng thâm nhập vào mọi lĩnh vực, ngành nghề, nên đòi hỏi các sản phẩm tín dụng ngày càng phong phú và đa dạng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng

 Khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng, các ngân hàng phải tuân thủ quy trình tín dụng, đồng thời mọi tác nghiệp của hoạt động tín dụng cần phải được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nhằm đảm bảo khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nợ xấu

Trang 23

2.2.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

Mặc dù việc cho vay các DNNNV của các Ngân hàng gặp phải những rủi ro nhất định nhưng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò rất quan trọng, nó chẳng những thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế này mà thông qua đó tác động trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng, đổi mới chính sách tiền tệ hoàn thiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối… Đó chính là lý do tại sao trong một vài năm trở lại đây, các Ngân hàng đều tung ra các gói tín dụng ưu đãi dành riêng cho các DNNNV Để thấy được vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, ta xét một số vai trò sau:

Thứ nhất, Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được liên tục Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cần phải cải tiến kỹ thuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để tồn tại đứng vững và phát triển trong cạnh tranh Trên thực tế có rất ít doanh nghiệp có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh được liên tục

Thứ hai, Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọng các điều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phương án sản xuất kinh doanh khả thi Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các doanh nghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi Trong quá trình cho

Trang 24

vay ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả

Thứ ba, Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong nền kinh tế thị trường hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có để sản xuất kinh doanh Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do hạn chế về vốn nên việc

sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn hạn hẹp và nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm khó được thị trường chấp nhận Để hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất

Thứ tư, Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh

tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn trong nước

và nước ngoài là một vấn đề khó khăn Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho

sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa Như vậy có thể đáp ứng kịp thời, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có thể tìm đến tín dụng ngân hàng Chỉ có tín dụng ngân hàng mới có thể giúp doanh nghiệp thưc hiện được mục đích của mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh

Tóm lại, Tín dụng ngân hàng là một nguồn tài trợ rất cần thiết và không thể thiếu cho DNNVV phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay Vì vậy việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với

Trang 25

DNNVV là thực sự cần thiết để thúc đẩy phát triển nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG VAY VỐN NGÂN HÀNG CỦA DNNVV

2.3.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Harif and Zali (2004) Bằng cách phỏng vấn và tìm hiểu 10 NHTM lớn nhất và đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cấp tín dụng tại Malaysia (như Ngân hàng Malayan Bank Bhd, Public Bank Bhd, RHD Bank Bhd, ), tác giả dùng hàm phân tích nhân tố để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tài trợ vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV, áp dụng thang đo Likert để phỏng vấn và chấm điểm đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV tại Malaysia Kết quả cho thấy có 12 nhân tố tác động đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV tại Malaysia đó là: năng lực tài chính của doanh nghiệp, nguồn trả nợ vay, mục đích sử dụng vốn, khả năng kinh doanh của DN, trình độ của chủ doanh nghiệp, ý kiến của cán bộ thẩm định cho vay, tư cách khách hàng, điều kiện nền kinh tế, tài sản thế chấp

và vốn của DN Trong 12 nhân tố tác động đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp thì tư cách khách hàng, tài sản thế chấp, năng lực tài chính và nguồn trả nợ của DN giữ vai trò quan trọng nhất chiếm phần lớn trong thang điểm và đánh giá của ngân hàng

Bài nghiên cứu của Zhao et al (2006) Bằng cách sử dụng mô hình hồi quy OLS và

mô hình logit dựa trên mẫu số liệu gồm 342 DNNVV, các tác giả đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và lượng vốn vay được từ ngân hàng của các DNNVV ở Thành phố Thành Đô, Trung Quốc Kết quả ước lượng và phân tích cho thấy rằng quy mô của công ty, tính sẵn lòng chấp nhận các điều kiện của ngân hàng, mối quan

hệ thân thiết với ngân hàng đóng một vai trò quan trọng, trong đó quy mô của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và số vốn vay ngân hàng của các DNNVV Một số nhân tố như doanh thu, lợi nhuận ròng, điểm tín dụng của doanh nghiệp không có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp

Trang 26

Bài nghiên cứu của Sebhatu (2014) Với mẫu gồm 87 doanh nghiệp nhỏ và vừa tọa lạc tại thành phố Asmara, Kenya và bằng cách sử dụng mô hình hồi quy logit, tác giả đã xác định được tuổi của chủ sở hữu/người quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi đó trình độ học vấn của chủ sở hữu/người quản lý doanh nghiệp không có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp

Bài nghiên cứu của Kira (2013) Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012 bằng cách khảo sát mẫu gồm 164 doanh nghiệp tại Tanzanian Nghiên cứu này tìm hiểu các nhân tố liên quan đến nội tại của doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả đã xác định được các nhân tố tác động đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp gồm trình độ học vấn của người quản lý doanh nghiệp, kinh nghiệm hoạt động kinh doanh, nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, số năm thành lập doanh nghiệp, tài sản đảm bảo và tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp

Bài nghiên cứu của Kimutai and Ambrose (2013) Nghiên cứu này sử dụng cả dữ liệu

sơ cấp và dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phát bảng câu hỏi đến các nhà phê duyệt tín dụng của các ngân hàng Ngoài ra, dữ liệu thứ cấp thì được thu thập

từ các thống kê sẵn có tại Ngân hàng trung ương của Kenya Bằng phương pháp thống kê

mô tả, tác giả đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và lượng vốn vay được của các doanh nghiệp tại Kenya bao gồm 03 nhân tố chính, đó là tư cách doanh nghiệp ( đại diện bởi các yếu tố là lịch sử rủi ro của doanh nghiệp và thu nhập của doanh nghiệp), đặc điểm khoản vay ( đại diện bởi các yếu tố như : lãi suất, tài sản đảm bảo, thời hạn khoản vay) và tư cách của người quản lý doanh nghiệp (đại diện bởi các yếu tố như lịch sử tín dụng, tuổi và giới tính)

Bài nghiên cứu của Said et al ( 2013) Nghiên cứu này đã được các tác giả thực hiện bằng cách khảo sát thông qua bảng trả lời câu hỏi của 36.492 doanh nghiệp tại Ai Cập

Trang 27

nhằm tìm hiểu các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Kết quả các tác giả đã xác định được các nhân tố như loại hình doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh hiện tại, số lượng lao động, vốn tự có và doanh thu thuần có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng vay vốn ngân hàng Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng đã tìm

ra được nếu quy mô doanh nghiệp càng nhỏ thì xác xuất gặp những khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng sẽ càng lớn

Bài nghiên cứu của Khalid and Kalsom (2012) Với mẫu khảo sát gồm 76 doanh nghiệp SMEs tại Tripoli và Sabha, Libya và bằng cách sử dụng mô hình hồi quy logit, các tác giả đã xác định được phương án kinh doanh và kinh nghiệm của người quản lý/người chủ sở hữu doanh nghiệp thật sự có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lybia

Bài nghiên cứu của Cresanta et al (2002) Các tác giả đã sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp quốc gia năm 1993 Từ cuộc khảo sát này, các tác giả đã có được các dữ liệu như hạn mức tín dụng, nguồn tín dụng, các điều khoản hợp đồng của doanh nghiệp từ các ngân hàng khác nhau để làm dữ liệu cho bài nghiên cứu của mình Kết quả, các tác giả đã xác định được mối quan hệ với ngân hàng của các doanh nghiệp thật sự cần thiết để các doanh nghiệp có hạn mức tín dụng cao hơn từ các ngân hàng

2.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Tống Văn Thắng (2008) Trong luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, tác giả đã sử dụng mô hình logit để phân tích biến phụ thuộc Y là khả năng vay được vốn của doanh nghiệp Kết quả kiểm định chỉ ra rằng tỷ suất lợi nhuận, giá trị tài sản có tác động mạnh đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV Trong khi đó, các yếu tố như số năm hoạt động, thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp Kiên Giang, chủ doanh nghiệp có người thân, bạn

bè làm chủ một (hay nhiều) doanh nghiệp khác không ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp

Trang 28

Nguyễn Quốc Nghi (2010) Thông qua số liệu thu thập được từ 389 doanh nghiệp nhỏ

và vừa ở Thành phố Cần Thơ và sử dụng phương pháp phân tích hồi quy logit, kết quả nghiên cứu cho thấy, những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của chính phủ là tuổi của doanh nghiệp, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng doanh thu và các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp Trong

đó, nhân tố các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2014) Nguồn số liệu chính của bài nghiên cứu lấy từ cuộc điều tra DNNVV lần thứ 7 năm 2011 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương chủ trì thực hiện Cuộc điều tra thực hiện phỏng vấn sâu 2.552 DNNVV tại 10 thành phố; trong đó tập trung nhiều ở 4 tỉnh là TP.HCM (603 DN), Nghệ An (354 DN), Hà Tây (350 DN) và Hà Nội (393 DN) Bộ dữ liệu đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của DN Tuy nhiên, trong giới hạn bài viết này, nhóm tác giả chỉ tập trung xoay quanh các đặc điểm của DN liên quan đến vấn đề tín dụng Cụ thể trong 2.552 DN được khảo sát có 757

DN đề nghị vay, tập trung chủ yếu vào các loại hình ngân hàng chiếm 86,92%; trong đó

có 210 DN (chiếm 27,74%) gặp khó khăn khi vay vốn Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định lượng thông qua phân tích mô hình logit đo lường khả năng tiếp cận tín dụng của 757 DNNVV và phương pháp định tính thông qua bảng câu hỏi bán cấu trúc nguyên nhân thiếu kết nối giữa DN và ngân hàng tại Bến Tre Những phát hiện chính trong nghiên cứu này cho thấy trình độ chủ DN, tài sản thế chấp, giá trị tài sản của doanh nghiệp, nguồn vay của doanh nghiệp từ NHCSXH, khoảng cách đến nơi vay vốn và nơi doanh nghiệp đặt trụ sở có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV

Nguyễn Minh Phục (2011) Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng hai mô hình: mô hình probit để xác định khả năng vay vốn của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ và

mô hình ước lượng bình phương bé nhất (OLS) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay được của các DNNVV Tác giả đã đưa ra 8 yếu tố để nghiên cứu là: tuổi

Trang 29

của doanh nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý, ngành nghề kinh doanh, tổng tài sản và mối quan hệ nghiệp vụ, tỷ suất lợi nhuận và tỷ số nợ Kết quả mô hình Probit cho thấy có 5 trong 8 yếu tố được đưa vào mô hình có ý nghĩa về mặt thống kê là trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý, ngành nghề kinh doanh, tổng tài sản và mối quan hệ nghiệp vụ có tác động đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ Kết quả ước lượng mô hình OLS có 2 yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ là trình độ học vấn của người quản lý và tổng tài sản của doanh nghiệp

Trương Quang Thông (2009) Bài nghiên cứu đã khảo sát bằng hai hình thức là gửi thư và phỏng vấn trực tiếp các chủ hoặc giám đốc điều hành từ 200 doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có quan hệ trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn với Viện nghiên cứu kinh tế phát triển – Đại học kinh tế Tp.HCM và các doanh nghiệp nhỏ và vừa là hội viên của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam Kết quả bài nghiên cứu đã xác định được một số lý do chính ngân hàng từ chối cho doanh nghiệp vay vốn là do doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo, ngân hàng khó khăn về nguồn vốn nên hạn chế cho vay và cuối cùng là các

ngân hàng cho rằng báo cáo tài chính của doanh nghiệp không minh bạch, đầy đủ

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV

Có thể nói rằng, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Điều đó có thể xuất phát từ nhiều phía, từ bản thân nội tại của các doanh nghiệp, từ chính sách tín dụng của các ngân hàng tại mỗi thời kỳ hoặc cũng

có thể xuất phát từ các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và Ngân hảng nhà nước Chi tiết cụ thể như sau :

2.4.1 Các nhân tố xuất phát từ năng lực nội tại của doanh nghiệp :

2.4.1.1 Tổng tài sản của doanh nghiệp

Tổng tài sản của doanh nghiệp thông thường bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định Khi thẩm định doanh nghiệp, các ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn đến tài sản lưu

Trang 30

động của doanh nghiệp vì tài sản lưu động càng lớn thì càng thể hiện năng lực của doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ vay sẽ được đảm bảo hơn Do đó, tổng tài sản của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và số vốn vay được của doanh nghiệp

Trên cơ sở 3.404 công ty nhỏ tại Mỹ, Petersen and Rajan (1995) đã chia các công ty trên thành 6 nhóm dựa trên tổng tài sản và thấy rằng chỉ một phần của nhóm công ty trên được vay vốn ngân hàng nhưng tỷ lệ các công ty trong nhóm có tổng tài sản lớn vay được vốn ngân hàng là 91% trong khi đó các công ty trong nhóm có tổng tài sản nhỏ là 34% Điều này cho ta thấy rằng, tổng tài sản của doanh nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV

2.4.1.2 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Hiện nay các DNNVV hoạt động trong tất cả các ngành nghề của nền kinh tế Các ngành nghề khác nhau thì cũng sẽ có những rủi ro khác nhau Theo đó, Nhà nước cũng sẽ

có những chính sách ưu tiên hoặc hạn chế việc phát triển các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua các chính sách về vốn tín dụng và lãi suất trong từng thời kỳ Do

đó, việc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nào tất nhiên sẽ ành hưởng đến khả năng vay vốn và lượng vốn vay được của doanh nghiệp Hiện nay, theo chính sách của Ngân hàng nhà nước thì một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, công nghiệp phụ trợ và xuất khẩu thì sẽ được các tổ chức tín dụng ưu tiên cung ứng vốn tín dụng với lãi suất thấp

Kira (2013) với bài nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012 bằng cách khảo sát mẫu gồm 164 doanh nghiệp tại Tanzanian đã xác định rằng ngành nghề kinh doanh thực sự có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp

2.4.1.3 Số năm hoạt động của doanh nghiệp

Số năm hoạt động của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí cần thiết để ngân hàng xét cấp tín dụng đối với doanh nghiệp Theo đó, số năm hoạt động của doanh nghiệp

Trang 31

càng cao thì khả năng vay được vốn từ ngân hàng của doanh nghiệp đó càng lớn Một doanh nghiệp nếu đã thành lập lâu năm trên thương trường thì ít nhiều các doanh nghiệp

đó đều tạo dựng được thương hiệu, uy tín riêng, do đó tính cạnh tranh sẽ cao hơn các doanh nghiệp mới thành lập Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp sẽ được đào tạo và trưởng thành hơn theo thời gian, nâng cao năng lực quản lý, qua đó giúp doanh nghiệp có thêm nhiều đối tác trong hoạt động đầu vào và đầu ra, giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và vững chắc, nâng cao khả năng trả được nợ vay cho ngân hàng

Tarek Zarook et al (2013) bằng cách khảo sát 557 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lybia

đã xác định được số năm thành lập của doanh nghiệp là một nhân tố có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngoài ra, Nguyễn Quốc Nghi (2010) đã chứng minh được rằng số năm hoạt động của doanh nghiệp

là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của chính phủ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Do đó, số năm hoạt động của doanh nghiệp là một trong những nhân tố được đưa vào mô hình trong bài nghiên cứu để xem xét liệu nhân tố này có tác động đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa hay không

2.4.1.4 Doanh thu của doanh nghiệp

Bên cạnh tài sản, doanh thu của doanh nghiệp cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp Khi thẩm định doanh nghiệp, các ngân hàng thường dựa vào nhiều yếu tố để xem xét liệu mình có nên mở hầu bao đối với doanh nghiệp này không Khi cho vay, điều mà các ngân hàng chú trọng nhất là khả năng trả nợ của doanh nghiệp chứ không phải là các chỉ số tài chính được thể hiện trên báo cáo tài chính và cũng không phải là tài sản đảm bảo của doanh nghiệp Bởi lẽ, hơn ai hết các ngân hàng hiểu rằng, khi một khoản nợ có vấn đề thì việc xử lý tài sản đảm bảo của doanh nghiệp để thu hồi nợ là một điều không hề đơn giản, mất nhiều thời gian và công đoạn

Trang 32

Khả năng trả nợ của doanh nghiệp thông thường sẽ được thể hiện qua doanh thu của doanh nghiệp Bởi vì, đây là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Điều này có nghĩa là doanh thu của doanh nghiệp càng cao thì có thể kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng cao, qua đó cải thiện được mối quan ngại của ngân hàng đối với doanh nghiệp

El-said et al ( 2013) trong một bài nghiên cứu của mình bằng cách khảo sát 36.492 doanh nghiệp tại Ai Cập đã xác định được doanh thu thuần có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Bên cạnh đó, Mohd Harif and Md.Zali (2004) cũng đã tìm thấy rằng năng lực tài chính và nguồn trả nợ của DN có tác động mạnh nhất đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV tại Malaysia Do đó,

có thể nói rằng, doanh thu của doanh nghiệp là một nhân tố không thể bỏ qua trong việc xem xét tính ảnh hưởng của nó đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.4.1.5 Tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là tài sản mà bên bảo đảm dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân

sự đối với bên nhận bảo đảm Tài sản đảm bảo do các bên thỏa thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản

đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch Tài sản đảm bảo tồn tại dưới ba hình thức chủ yếu là vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác

Trang 33

Tất nhiên, khi quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp, các ngân hàng không phải chỉ nhìn vào tài sản đảm bảo của doanh nghiệp để cho vay mà phải xem xét nhiều yếu tố Tuy nhiên, có thể nói rằng, tài sản đảm bảo là “ chốt chặn” cuối cùng của ngân hàng nếu rủi ro doanh nghiệp không trả được nợ xảy ra Vì thế, tài sản đảm bảo cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc vay vốn của doanh nghiệp Thực tế, hiện nay có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa mặc dù có phương án kinh doanh và kế hoạch trả

nợ rất tốt, tình hình tài chính lành mạnh nhưng vẫn không vay được vốn ngân hàng với một lý do rất đơn giản là không có tài sản đảm bảo

Kira (2013) với nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012 bằng cách khảo sát mẫu gồm 164 doanh nghiệp tại Tanzanian Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả

đã xác định được nhân tố tài sản đảm bảo thật sự có tác động đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngoài ra, Berger and Udell (1995) cũng chỉ ra rằng hơn 70% trong các khoản vay có giá trị nhỏ hơn 50 ngàn Đô la Mỹ có tài sản đảm bảo

Do đó, chúng ta có thể thấy rằng tài sản đảm bảo là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng

2.4.1.6 Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp

Trình độ học vấn của chủ doanh nghiêp hoặc người quản lý doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng để một doanh nghiệp thành công Nếu chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn cao sẽ biết cách sắp xếp, cơ cấu tổ chức cho doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hơn, mang đến cho doanh nghiệp một kết quả hoạt động kinh doanh tốt và ngược lại Kira (2013) trong một bài nghiên cứu của mình đã chứng minh được rằng trình độ học vấn của nhà quản lý doanh nghiệp thật sự có tác động cùng chiều với khả năng vay vốn của doanh nghiệp Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2012) cũng đã cho thấy trình độ chủ DN

có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV

Trang 34

2.4.1.7 Quan hệ với ngân hàng

Quan hệ với ngân hàng ở đây được hiểu là doanh nghiệp đã có sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như : tiền gửi, tiền vay, thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền trong nước

và các dịch vụ liên quan khác trước khi gửi giấy đề nghị vay vốn đến ngân hàng Việc các doanh nghiệp đã có quan hệ với ngân hàng từ trước đó sẽ tạo điều kiện để ngân hàng hiểu doanh nghiệp hơn, do đó công tác thẩm định doanh nghiệp sẽ được tiến hành dễ dàng hơn, cởi mở hơn Thực tế, các ngân hàng hiện nay đều có các chính sách tích điểm để trở thành các khách hàng VIP của ngân hàng khi doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Lợi ích các doanh nghiệp có thể được hưởng trong tương lai là được giảm lãi suất, giảm phí dịch vụ, áp dụng các chương trình cho vay ưu đãi dành cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp

Cresanta et al (2002) đã xác định được mối quan hệ với ngân hàng của các doanh nghiệp thật sự cần thiết để các doanh nghiệp có được hạn mức tín dụng cao hơn từ các ngân hàng Diamond ( 1984) đã tìm thấy rằng một doanh nghiệp có mối quan hệ thân thiết với các tổ chức tín dụng sẽ được vay với lãi suất thấp hơn và nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tín dụng dành cho họ cũng sẽ nhiều hơn so với các doanh nghiệp khác có mối quan

hệ ít thân thiết hơn Ngoài ra, Petersen and Rajan (1995) đã chứng minh được rằng việc xây dựng được mối quan hệ thân thiết với các ngân hàng lớn sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng trong việc huy động thêm nguồn vốn vay để mở rộng dự án

2.4.1.8 Khả năng đáp ứng các điều kiện của ngân hàng :

Hiện tại, phần lớn các ngân hàng đều tung ra các gói cho vay ưu đãi lãi suất dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Tuy nhiên, để được hưởng lãi suất thấp, các doanh nghiệp phải chấp nhận các điều kiện kèm theo gói cho vay này như : sử dụng dịch vụ chi hộ lương, thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại qua ngân hàng, sử dụng thẻ ATM và thẻ tín dụng, sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng, dịch vụ nộp thuế điện tử qua ngân hàng, mua bảo hiểm cho tài sản tại công ty bảo hiểm do ngân hàng chỉ định, chuyển

Trang 35

doanh thu hoạt động về tài khoản mở tại ngân hàng đó…Nếu doanh nghiệp không đồng ý các điều kiện kèm theo như kể trên thì rất có thể ngân hàng sẽ không đồng ý cấp tín dụng hoặc doanh nghiệp đó sẽ không được hưởng lãi suất ưu đãi như cam kết ban đầu của ngân hàng Do đó, khả năng đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngân hàng cũng là một trong những nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng vay được vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Zhao et al (2006) bằng cách sử dụng mô hình hồi quy OLS và mô hình logit dựa trên mẫu số liệu gồm 342 DNNVV đã xác định được tính sẵn lòng chấp nhận các điều kiện của ngân hàng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và số vốn vay ngân hàng của các DNNVV

2.4.1.9 Phương án kinh doanh của doanh nghiệp :

Khi nộp đơn vay vốn tại ngân hàng, thông thường các doanh nghiệp sẽ gửi kèm theo phương án kinh doanh Nhìn vào phương án kinh doanh của doanh nghiệp các ngân hàng

sẽ đánh giá được phần nào phương án kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp liệu có khả thi hay không, bởi lẽ với các dữ liệu về mặt hàng kinh doanh, các đối tác đầu vào đầu ra của doanh nghiệp, ngành nghề doanh nghiệp đang kinh doanh và thế mạnh kinh doanh của doanh nghiệp, các ngân hàng không khó để dự đoán được liệu phương án kinh doanh này có tạo ra dòng tiền trong tương lai để trả nợ cho ngân hàng không Nếu doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng là thế mạnh của doanh nghiệp từ khi thành lập đến nay và sản phẩm

mà doanh nghiệp dự kiến tạo ra đang thu hút sự quan tâm của thị trường thì việc ngân hàng mở hầu bao đối với doanh nghiệp là điều hoàn toàn có thể xảy ra Abdesamed and Wahab (2012) với mẫu khảo sát gồm 76 doanh nghiệp SMEs tại Tripoli và Sabha, Libya

và bằng cách sử dụng mô hình hồi quy logit, các tác giả đã xác định được phương án kinh doanh thật sự có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ

và vừa tại Lybia

Trang 36

2.4.1.10 Lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp :

Khi tiến hành thẩm định doanh nghiệp nộp đơn vay vốn tại ngân hàng, thông thường các ngân hàng sẽ thẩm định doanh nghiệp dựa trên nguồn thông tin hiện hữu và nguồn thông tin trong quá khứ Thông tin hiện hữu của doanh nghiệp sẽ được thể hiện trên báo cáo tài chính, phương án kinh doanh kết hợp với công tác thẩm định thực tế tại trụ sở doanh nghiệp Thông tin trong quá khứ về lịch sử quan hệ tín dụng tại các ngân hàng của doanh nghiệp sẽ được thể hiện trên báo cáo chi tiết về khách hàng vay thể nhân do trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước cung cấp Thông qua báo cáo này, các ngân hàng sẽ biết được trong quá khứ doanh nghiệp đã từng vay tại tổ chức tín dụng nào

và đã từng bị nợ quá hạn tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào chưa Nếu doanh nghiệp đã từng phát sinh nợ quá hạn nhóm 2 trở lên tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào trong vòng 12 tháng hoặc 24 tháng gần nhất kể từ thời điểm doanh nghiệp nộp đơn xin vay vốn thì có khả năng rất cao ngân hàng sẽ từ chối đơn xin vay vốn của doanh nghiệp Kira (2013) với bài nghiên cứu The Evaluation of the factors Influence the access to debt financing by Tanzanian SMEs đã xác định các nhân tố tư cách doanh nghiệp (đại diện bởi các yếu tố là lịch sử rủi ro của doanh nghiệp và thu nhập của doanh nghiệp) ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và lượng vốn vay được của các doanh nghiệp Lịch sử rủi ro của doanh nghiệp theo như nội dung bài nghiên cứu của tác giả chính là lịch sử trả nợ của doanh nghiệp trong quá khứ

2.4.2 Các nhân tố xuất phát từ tình hình kinh tế vĩ mô :

2.4.2.1 Sự phát triển của nền kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng Nó tạo môi trường rất thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay

Bất cứ một Ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kỳ kinh tế Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăn tốt thì doanh nghiệp có nhiều

Trang 37

nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng Mặt khác, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hưng thịnh thì khả năng trả nợ của các doanh nghiệp cũng

sẽ được đảm bảo hơn, do đó trong thời điểm này nếu doanh nghiệp nộp đơn xin vay vốn thì khả năng được Ngân hàng chấp thuận sẽ cao hơn

2.4.2.2 Chính sách tiền tệ của Chính phủ :

Việc điều hành chính sách tiền tệ của chính phủ sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của nền kinh tế hiện hành Tuy nhiên việc chính sách tiền tệ như thế nào sẽ có tác động khá lớn đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp

Khi nền kinh tế tăng trưởng khá nóng, lạm phát tăng trưởng ở mức hai con số Khi đó, với mục tiêu kiềm chế lạm phạt thì Chính phủ sẽ thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, thông qua nghiệp vụ thị trường mở để giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế Cung tiền bị giảm đột ngột, trong khi đó nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vẫn đang cao Khi

đó, với nguồn vốn bị hạn chế, các Ngân hàng không thể tài trợ vốn cho tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mà sẽ chọn lựa các doanh nghiệp, các dự án tốt để cho vay Điều này vô hình trung làm cho rất nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận vốn vay từ Ngân hàng

2.4.2.3 Lạm phát của nền kinh tế

Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, nếu cung tiền tăng nhanh hơn so với sản lượng thực tế sẽ gây ra lạm phát Lạm phát vừa phải sẽ là động lực cho nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, nếu lạm phát quá cao, khoản hai con số trở lên sẽ có những tác động tiêu cực cho nền kinh tế cũng như góp phần ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp

Như ta đã biết lãi suất danh nghĩa của các ngân hàng sẽ bằng lãi suất thực cộng với tỷ

lệ lạm phát Như vậy nếu tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế tăng cao thì bắt buộc lãi suất danh nghĩa phải tăng để ngân hàng có thể tiếp tục thu hút vốn từ dân cư Ngân hàng là một

Trang 38

doanh nghiệp đi vay để cho vay Như trên đã phân tích, lãi suất danh nghĩa tăng nên lãi suất cho vay ra đối với các khách hàng phải tăng theo để bù đắp chi phí hoạt động Khi

đó, người chịu thiệt cuối cùng vẫn sẽ là các doanh nghiệp Lãi suất cho vay tăng cao, cũng

sẽ có doanh nghiệp chịu đựng được để vay được vốn, tuy nhiên cũng sẽ có doanh nghiệp không chịu được mức lãi suất cho vay sẽ không thể tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.4.2.4 Hệ thống pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật

Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì

sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong các hoạt động nói chung và hoạt động cho vay nói riêng Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp Đây là cơ sở pháp lý để Ngân hàng khởi kiện, xử lý tài sản đảm bảo khi doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng

2.4.3 Các nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng thương mại :

2.4.3.1 Nguồn vốn của Ngân hàng:

Ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn Hai nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là vốn tự có và vốn huy động

Trong thực tế, Ngân hàng chủ yếu cho vay khách hàng bằng nguồn vốn huy động của mình Điều đó có nghĩa là hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng được tăng trưởng

và mở rộng nếu Ngân hàng duy trì và tăng trưởng được nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế Còn nếu lượng vốn ít thì Ngân hàng sẽ không đủ tiền cho khách hàng

Trang 39

vay, do đó Ngân hàng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư, lợi nhuận của Ngân hàng sẽ không cao và việc tăng trưởng hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế

2.4.3.2 Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng của Ngân hàng được hiểu ở đây bao gồm một số yếu tố về giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng kể trên đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng trưởng hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng Ngược lại, nếu những chính sách trong cho vay khách hàng bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng trưởng hoạt động cho vay của mình

2.4.3.3 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng

Ngân hàng muốn tồn tại, phát triển thì phải có phương hướng, chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh càng phù hợp thì hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng Trên thực tế thì trước đây một số ngân hàng lớn với mục tiêu trở thành ngân hàng bán buôn, do đó bỏ rơi phân khúc dành cho các khách hàng là các DNNVV Điều đó đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ không mặn mà trong việc tăng cường cho vay các DNNVV, khiến việc tiếp cận vốn vay của các DNNVV trở nên khó khan hơn

2.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI :

Một số bài nghiên cứu trước đây tại Việt Nam về các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa đã xác định được khá nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa Tuy nhiên, dường như chừng đó nhân tố

là chưa đủ vì theo các nghiên cứu thực nghiệm từ các nhà nghiên cứu khác trên thế giới thì thực tế vẫn còn khá nhiều nhân tố được tìm thấy ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa Do đó, bài nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu thêm

Trang 40

một số nhân tố mới bên cạnh các nhân tố đã được một số bài nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam phát hiện Một số nhân tố mới được đưa vào mô hình nghiên cứu là các nhân tố khả năng đáp ứng các điều kiện của ngân hàng, phương án kinh doanh của doanh nghiệp và lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp Bài nghiên cứu muốn tìm hiểu xem các nhân tố mới nêu trên cùng với các nhân tố đã được phát hiện từ một số bài nghiên cứu trước có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam hay không và nhân tố nào sẽ tác động mạnh nhất đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã tập trung nghiên cứu và khái quát các vấn đề cơ bản về DNNVV, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV Đồng thời tác giả cũng trình bày tổng quan những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV Qua đó làm cơ sở để tác giả xem xét và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV tại Eximbank địa bàn TP.HCM ở các chương sau

Ngày đăng: 15/06/2017, 21:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Hồ Sỹ Hùng, 2007. Mô hình một cửa - Giải pháp cải cách hành chính hiệu quả cho việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Tạp chí Thông tin và Dự báo, số 22, trang 38-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Thông tin và Dự báo
3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Tp.HCM : NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: NXB Hồng Đức
4. K.Balasingam, 2015. Nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN 2015&lt; http://ndh.vn/70-doanh-nghiep-vua-va-nho-kho-tiep-can-von-ngan-hang-20141118031217191p4c149.news&gt; .[ Ngày truy cập : 12 tháng 07 năm 2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN 2015
5. Lê Xuân Bá, 2007. DNVVN Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: DNVVN Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia
7. Lưu Đình Chinh, 2015. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập&lt; http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=32429&amp;print=true&gt;. [ Ngày truy cập : 12 tháng 07 năm 2015 ] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý ở các doanh "nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập
9. Nguyễn Đăng Dờn, 2005. Tín dụng ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê 10. Nguyễn Minh Phục, 2011. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốnngân hàng của các DNNVV trên địa bàn TP Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng ngân hàng". Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê 10. Nguyễn Minh Phục, 2011. "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn "ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn TP Cần Thơ
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê 10. Nguyễn Minh Phục
11. Nguyễn Quốc Nghi, 2010. Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng hỗ trợ của DNNVV ở TP Cần Thơ. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 57, trang 15-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Công nghệ Ngân hàng
12. Nguyễn Thế Bính, 2013. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 12, trang 21-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Phát triển và Hội nhập
13. Nguyễn Trọng Hoài, 2007. Các biến phụ thuộc bị giới hạn. Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biến phụ thuộc bị giới hạn
16. Tống Văn Thắng, 2008. Phân tích khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
21. Trương Quang Thông, 2010. Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.TP.HCM : Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
22. Võ Đức Toàn. 2012. Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.HCM. Luận án tiến sỹ kinh tế. Đại học Ngân hàng TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.HCM
1. Alex Reuben Kira, 2013. The Evaluation of the factors Influence the access to debt financing by Tanzanian SMEs. European Journal of Business and Management, Vol 5, No.7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Alex Reuben Kira, 2013. The Evaluation of the factors Influence the access to debt financing by Tanzanian SMEs". European Journal of Business and Management
2. Berger, A.N. &amp; Udell, G.F, 1995. Relationship lending and lines of credit in small firm finance. Journal of Business, Vol 68: 351-381 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Berger, A.N. & Udell, G.F, 1995. Relationship lending and lines of credit in small firm finance
3. Carolyne Jebiwott Kimutai and Jagongo Ambrose. Factor Influencing Credit Rationing by Commercial Banks in Kenya. International Journal of Humanities and Social Science, Vol.3, No.20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Humanities and Social Science
5. Douglas Diamond, 1984. Financial Intermediation and delegated monitoring. The review of economics studies, Vol 51: 393-414 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Douglas Diamond, 1984
6. Hala El – Said, Mahmoud Al – Said and Chahir Zaki, 2013. What determines the access to finance of SMEs? Evidence from the Egyptian case. Working Paper No.752 Sách, tạp chí
Tiêu đề: What determines the access to finance of SMEs? Evidence from the Egyptian case
7. Ha Thi Thieu Dao, Nguyen Thi Mai and Nguyen Thien Kim, 2014. Accessibilty to Credit of Small Medium Enterprises in Viet Nam. The Vietnam Economist Annual Meeting 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Accessibilty to Credit of Small Medium Enterprises in Viet Nam
8. Hongjiang Zhao, Wenxu Wu and Xuehua Chan, 2006. What Factors affect Small and Medium-Sized Enterprise’s Ability to Borrow from Bank: Evidence from Chengdu City, Capital of South-Western China’s Sichuan Province Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hongjiang Zhao, Wenxu Wu and Xuehua Chan, 2006
10. Khalid Hassan Abdesamed and Kalsom Abd Wahab, 2012. Do experience, Education and Business plan influence SMEs start-up Bank loan ? The case of Libya. Australian Journal of Basis and Applied Science, 6(12) : 234-239 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Australian Journal of Basis and Applied Science

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w