Theo GS Nguyễn Ngọc Quang, nghiên cứu dạy học theo quan điểm quá trình: “Học là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện. Vai trò tự điều khiển của quá trình học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dưới sự điều khiển của thầy, nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học. Học có 2 chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển”. Theo từ điển Tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam Viện ngôn ngữ học: “Học tập là học và luyện tập để hiểu biết và có kỹ năng”. Như vậy: Học tập là một loại hình hoạt động được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy, giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những phương thức hành vi nhằm phát triển nhân cách toàn diện.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC HÌNH 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỌC TẬP THEO NHÓM 8
1.1 Khái niệm về học tập, nhóm, hoạt động nhóm 8
1.1.1 Học tập 8
1.1.2 Nhóm 8
1.1.3 Các đặc tính cơ bản của nhóm 9
1.1.3.1 Chia sẻ mục tiêu 9
1.1.3.2 Sự tương tác giữa các thành viên 9
1.1.3.3 Có các quy tắc chung 9
1.1.3.4 Vai trò của từng thành viên 10
1.1.4 Hoạt động nhóm 11
1.2 Hoạt động học tập theo nhóm 12
1.2.1 Định nghĩa 12
1.2.2 Vai trò của hoạt động nhóm trong học tập 12
1.2.3 Các hình thức học tập theo nhóm 14
1.2.4 Các kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập 16
1.2.4.1 Kỹ năng lắng nghe 16
1.2.4.2 Kỹ năng thuyết trình 17
1.2.4.3 Kỹ năng thảo luận 18
1.2.4.4 Kỹ năng giải quyết vấn đề 19
1.2.4.5 Kỹ năng hợp tác, chia sẻ 20
1.2.5 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của học tập theo nhóm 21
1.2.6 Các yếu tố tác động đến hiệu quả học tập theo nhóm 23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỌC TẬP NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN THÔNG 24
2.1 Các phương pháp học tập được sử dụng trong sinh viên Khoa Thương mại điện tử và Truyền thông 24
Trang 22.2 Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Thương Mại Điện Tử và
Truyền thông 25
2.2.1 Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên khoa Khoa Thương Mại Điện Tử và Truyền thông 25
2.2.2 Đánh giá thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên khoa Thương mại điện tử và Truyền thông 29
2.2.2.1 Ưu điểm 29
2.2.2.2 Hạn chế 30
2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 30
2.3.1 Nguyên nhân khách quan 36
2.3.2 Nguyên nhân chủ quan 36
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN THÔNG 38
3.1 Số lượng thành viên trong nhóm 38
3.2 Lịch học nhóm hợp lý 38
3.3 Cách thống nhất thời gian, địa điểm 39
3.4 Phân chia công việc 39
3.5 Những đức tính mà sinh viên thích ở thành viên chung nhóm 40
3.6 Các giải pháp đề xuất cụ thể 40
3.6.1 Tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về học tập theo nhóm cho sinh viên Khoa Thương mại điện tử và Truyền thông 42
3.6.2 Tăng cường rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm 43
3.6.3 Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp và nhóm trưởng 47
3.6.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học tập theo nhóm 49
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
4.1 Kết luận 51
4.2 Một số kiến nghị 51
4.2.1 Đối với nhà trường 51
4.2.2 Đối với các giảng viên 52
PHỤ LỤC 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 4DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Học nhóm, suy nghĩ của sinh viên 26
Hình 2.2 Lựa chọn thành viên trong nhóm 27
Hình 2.3 Địa điểm học nhóm 27
Hình 2.4 Tần suất học nhóm 28
Hình 2.5 Ưu điểm của học nhóm 28
Hình 2.6 Hạn chế của học nhóm 29
Hình 2.7 Hướng dẫn của giảng viên 31
Hình 2.8 Nhóm trưởng 32
Hình 2.9 Việc thảo luận 33
Hình 2.10 Nhân tố ảnh hưởng đến học nhóm 35
Hình 2.11 Nguyên nhân học nhóm kém hiệu quả 35
Hình 3.1 Số lượng thành viên trong nhóm 38
Hình 3.2 Lịch học nhóm 38
Hình 3.3 Cách thống nhất thời gian, địa điểm 39
Hình 3.4 Phân chia công việc 39
Hình 3.5 Đức tính sinh viên thích của thành viên nhóm 40
Hình 3.6 Các giải pháp đề xuất 40
Hình 3.7 Kết quả các giải pháp 42
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Nhân tố ảnh hưởng đến học nhóm 34Bảng 2 Các giải pháp cụ thể 41
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tên đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm của sinh viên khoa
Thương Mại Điện Tử và Truyền thông, trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt –Hàn
2 Mã số đề tài: CHV-SV-14-03
3 Đơn vị chủ trì: Khoa Thương mại điện tử và truyền thông - Trường Cao đẳng
Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn
4 Danh sách sinh viên tham gia:
Thực hiện số chương, điều, mục của
báo cáo
Triều
CCMA06C - Xây dựng thang đo 1
- Nghiên cứu sơ bộ
- Điều chỉnh và xây dựng thang đo 2
- Tiến hành phát và thu hồi các bảngcâu hỏi
- Xử lý dữ liệu
- Viết báo cáo
Hạc
CCQC07A - Tìm hiểu các nghiên cứu đã có ở
trong và ngoài nước liên quan đến việchoạt động theo nhóm
- Xây dựng thang đo 1
- Tiến hành phát và thu hồi các bảngcâu hỏi
Trang 75 Thời gian thực hiện phê duyệt: 9 tháng
6 Thời gian kết thúc thực tế: Tháng 12 năm 2015
7 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
+ Nêu lên được thực trạng của việc học tập theo nhóm của sinh viên KhoaThương mại điện tử và Truyền thông
+ Xác định được các nguyên nhân dẫn đến học tập theo nhóm kém hiệu quả củasinh viên trong Khoa
+ Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm của sinhviên khoa Thương Mại Điện Tử và Truyền thông, trường Cao đẳng CNTT Hữu nghịViệt – Hàn
- Nội dung nghiên cứu
+ Tìm hiểu các nghiên cứu đã có ở trong và ngoài nước liên quan đến việc hoạtđộng theo nhóm
+ Xây dựng thang đo 1
+ Nghiên cứu sơ bộ
+ Điều chỉnh và xây dựng thang đo 2
+ Tiến hành phát và thu hồi các bảng câu hỏi
+ Xử lý dữ liệu
+ Viết báo cáo
8 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình học tập theo nhóm của sinh viên khoa Thương
mại điện tử và Truyền thông
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện và triển khai áp dụng tại khoaThương Mại Điện Tử và Truyền thông, trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt –Hàn
Trang 8+ Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 19 tháng từ tháng 05năm 2014 đến tháng 12 năm 2015
9 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồnkhác nhau như các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu liên quan khác
- Phương pháp điều tra: điều tra thực tế thông qua bảng câu hỏi đối với thựctrang học tập theo nhóm của sinh viên khoa Thương Mại Điện Tử và Truyền thông,trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn
- Phương pháp nghiên cứu quan sát: qua quá trình học tập tại trường, Nhóm sẽquan sát thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên
- Phương pháp tổng hợp phân tích, đánh giá: Sau khi điều tra phỏng vấn trựctiếp, nhóm sẽ tập hợp, phân tích và đánh giá những kết quả đạt được
- Công cụ nghiên cứu: Phiếu điều tra và phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 16.0
Trang 9CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỌC TẬP THEO NHÓM
1.1 Khái niệm về học tập, nhóm, hoạt động nhóm
1.1.1 Học tập
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang, nghiên cứu dạy học theo quan điểm quá trình: “Học
là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó hìnhthành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện Vai trò tự điều khiển của quátrình học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dưới sự điều khiển của thầy,nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học Học có 2 chức năng kép là lĩnh hội và tự điềukhiển”
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện ngôn ngữ học:
“Học tập là học và luyện tập để hiểu biết và có kỹ năng”
Như vậy: Học tập là một loại hình hoạt động được thực hiện trong mối quan hệ chặtchẽ với hoạt động dạy, giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những phươngthức hành vi nhằm phát triển nhân cách toàn diện
1.1.2 Nhóm
Khi nghiên cứu về nhóm, các tác giả đưa ra quan điểm như sau:
+ Theo từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng “nhóm là cộng đồng có từ hai ngườitrở lên, giữa các thành viên có chung lợi ích và mục đích, có sự tương tác và ảnhhưởng lẫn nhau trong quá trình hoạt động chung” [3, Tr.102]
+ Theo A.V.Petrovxki thì “nhóm là một cộng đồng người thống nhất với nhautrên cơ sở một hay một số dấu hiệu chung có quan hệ với việc thực hiện hoạt độngchung và giao tiếp của họ” [12]
+ Theo Marvin Shaw, nhà tâm lý học phương Tây “nhóm là cộng đồng người
có từ ba người trở lên, giữa họ có sự tác động tương hỗ và ảnh hưởng lẫn nhau, tồn tạitrong một thời gian nhất định, cùng nhau thực hiện hoạt động chung [12]
+ Theo tác giả Trần Hiệp “nhóm là một cộng đồng có từ hai người trở lên, giữa
họ có một sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt độngchung” [5]
Trang 10Như vậy, chúng tôi quan niệm nhóm là tập hợp từ hai người trở lên, giữa họ có sựtương tác lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung, nhằm đạt được mục tiêuchung của nhóm.
và xác định cách làm việc của nhóm Khi tham gia xây dựng mục tiêu chung, cácthành viên trong nhóm sẽ cảm thấy hứng thú và họ đều cố gắng để đạt được
1.1.3.2 Sự tương tác giữa các thành viên
Đây là yếu tố cơ bản của hoạt động nhóm Để trở thành một nhóm, các thànhviên cần có mối quan hệ “mặt đối mặt” trong một thời gian nhất định Họ giao tiếp vàảnh hưởng lẫn nhau Họ giao tiếp với nhau bằng lời nói hay ngôn ngữ cơ thể Sự thamgia tích cực của thành viên sẽ đem lại sự thỏa mãn và gắn bó với nhóm Tương tác haichiều là yếu tố chủ yếu làm thay đổi hành vi con người Trong tiếp xúc, họ càng gắnkết với nhau thì nhóm càng dễ đạt được mục đích chung Chất lượng của tương tácmang ý nghĩa rất lớn vì nó làm tăng cường hiệu quả hoạt động nhóm
1.1.3.3 Có các quy tắc chung
“Những quy định chung của nhóm là đặc tính quan trọng nhất trong việc giúpcho nhóm ổn định và vận hành một cách có hiệu quả” [10] Tập thể nào khi làm việcchung cũng cần phải xây dựng nội quy để mọi người tuân theo
Quy tắc là các luật lệ hướng dẫn hành vi mà nhóm đặt ra Những quy tắc này cóthể được thông báo, xác định một cách chính thức hoặc có khi được thành viên nhómmặc nhiên chấp nhận không cần chính thức Đối với các quy tắc này thì không thể ápđặt mà qua quá trình gắn bó với nhau các thành viên sẽ phát hiện và tuân thủ
Trang 111.1.3.4 Vai trò của từng thành viên
Mỗi cá nhân của nhóm có những vai trò riêng góp phần giúp nhóm hoạt độnghiệu quả Thường thì các vai trò là kết quả của quá trình phân chia trách nhiệm dựavào khả năng chuyên môn cũng như những điều kiện khác Vai trò là khuôn mẫu cáchành vi quen thuộc mà cá nhân phát triển để phục vụ nhóm Các vai trò này từ từ cóthể thành nếp tùy đặc tính nhân cách của nhóm viên và nhu cầu chung của nhóm Vìthế vai trò không lôn ở thế tĩnh mà ở thế động tùy vào các tình huống khác nhau Mộtthành viên cùng một lúc có thể giữ nhiều vai trò
Rõ ràng nếu chỉ tập hợp một số lượng người nào đó mà giữa họ không có mụctiêu chung, không có sự tường tác, không có sự chia sẻ…nghĩa là “giữa họ không cóhoạt động chung thì đó không phải là nhóm, mà là đám đông [12] Hoạt động nhómtạo nên sự liên kết, thúc đẩy tinh thần hợp tác, phụ thuộc giữa các thành viên, mỗingười đều cố gắng thể hiện tốt vai trò của mình: cũng chia sẻ trách nhiệm, cùng nhau
hỗ trợ và cam kết giải quyết vấn đề chung của nhóm Điều này không có nghĩa vai tròcủa mỗi cá nhân không còn quan trọng nữa mà tính hiệu quả của nhóm dựa vào thànhquả của từng thành viên trong nhóm Khi cả nhóm hoạt động hiệu quả nhất là khi các
cá nhân cùng đồng lòng phối hợp ăn ý hướng về một mục đích
Vì vậy, làm việc nhóm không hẳn chỉ là làm việc với nhiều người, làm việc nhómkhác với làm việc đám đông
Các thành viên làm việc tương tác lẫn nhau
Họ hiểu rõ mục tiêu của nhóm chỉ đạt kết
quả tốt nhất bằng cách hỗ trợ cho nhau
Các thành viên làm việc độc lập vàthường không có mục tiêu chung
Các thành viên cam kết chịu trách nhiệm
phần việc của mình trong nhóm
Các thành viên chỉ tập trung vào côngviệc của bản thân, họ không liên quanđến mục tiêu của đám đông đó
Họ đóng góp kinh nghiệm, tài năng của
mình vào sự thành công của cả nhóm
Họ chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình,không biết hoặc không để ý đến ngườikhác
Các thành viên trung thực, mạnh dạn bộc lộ Các thành viên không tin tưởng nhau
Trang 12ý kiến, tôn trọng lắng nghe người khác, đặt
câu hỏi và sẵn sàng thay đổi quan điểm
Nếu có ý tưởng, họ thường giữ choriêng mình, không chia sẻ, không đónnhận sự gợi ý của người khác
Các thành viên bình đẳng trong việc bàn
bạc đưa ra cách giải quyết vấn đề Mọi
thành viên đều mong muốn cùng nhau giải
quyết vấn đề đó
Họ cảm thấy phiền lòng khi bất đồngquan điểm, họ không tham gia vàoviệc giải quyết vấn đề và không hề có
sự ủng hộ nào để giúp họ giải quyếtvấn đề
“Làm việc nhóm không phải là sự cộng lại hay sự kết hợp một cách đơn giảnbằng số đông, bằng sức mạnh trong quá trình làm việc Làm việc nhóm đòi hỏi có sựđầu tư, phải có sự phối hợp một cách rất ăn ý hoặc phải có sự tương tác đúng nghĩadựa trên phương diện tâm lý giữa các cá nhân với nhau để thực hiện một mục tiêuchung” [11]
1.1.4 Hoạt động nhóm
Theo từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng, hoạt động của một nhóm người cónhững đặc điểm sau [3]
+ Cùng tham gia về phương diện không gian và thời gian của các thành viên tạo
ra khả năng tiếp xúc cá nhân trực tiếp giữa họ với nhau, trong đó có sự trao đổi hànhđộng, thông tin, cũng như khả năng nhận thức lẫn nhau
+ Có mục tiêu chung, trong đó kết quả hoạt động được sự đoán trước phù hợpvới lợi ích chung góp phần thỏa mãn nhu cầu của mỗi thành viên
Như vậy, chúng tôi quan niệm rằng hoạt động nhóm là hoạt động ở đó có sự
tương tác qua lại giữa các thành viên Qua đó, các thành viên có cơ hội hợp tác, chia
sẻ và hỗ trợ nhau nhằm đạt được mục tiêu chung của nhóm.
Nhóm chỉ hoạt động hiệu quả khi:
+ Mục tiêu rõ ràng đối với mọi người và được mọi người chấp nhận
+ Truyền thông hai chiều, ý tưởng cũng như cảm xúc được bộc lộ
+ Tiến trình lãnh đạo được chia sẻ, phân phối cho nhiều người, từ đó có sựtham gia cao
Trang 13+ Trọng tâm đặt ở con người các các mối quan hệ đoàn kết giữa họ, sự đoàn kết
có được nhờ sự chấp nhận
+ Khả năng giải quyết vấn đề cao
+ Hiệu quả được cả nhóm đánh giá
+ Có sự tương tác giữa các thành viên [8]
1.2 Hoạt động học tập theo nhóm
1.2.1 Định nghĩa
Khi nghiên cứu về hoạt động học tập theo nhóm, có các định nghĩa sau:
+ A.T.Francisco (1993): hoạt động học tập nhóm là một phương pháp học tập
mà theo phương pháp đó người học trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhautrong học tập Người học trao đổi ý tưởng và kiến thức với các thành viên khác củanhóm…các thành viên tham gia tích cực và hợp tác với nhau để lĩnh hội kiến thức và
kỹ năng mới [6]
+ Theo Slavin “nhóm học tập là một nhóm nhỏ bao gồm năm bảy học sinh…Sau khi giáo viên hướng dẫn, nêu ra mục đích của đề tài và phân phát các tài liệu…saukhi đọc tài liệu và thay nhau đặt câu hỏi để bạn trả lời, cả nhóm đưa ra ý kiến và nhậnđịnh về nội dung và mục đích của đề tài” [9]
Như vậy qua quan điểm của các tác giả về hoạt động học tập theo nhóm, có thểthấy học tập theo nhóm là một phương pháp học tập trong đó các thành viên cùng phốihợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hướng đến mộtmục tiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể
1.2.2 Vai trò của hoạt động nhóm trong học tập
+ Đào tạo theo tín chỉ đã được áp dụng ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng ởViệt Nam và đã chứng tỏ được ưu thế so với phương thức đào tạo theo niên chế Trongphương thức đào tạo theo tín chỉ, việc tự học – tự nghiên cứu của sinh viên được coitrọng, được tính vào nội dung và thời lượng của chương trình Đây là phương tức đưagiáo dục đại học về đúng nghĩa của nó: người học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồinhét kiến thức của người dạy, do đó phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo
Trang 14của người học Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải tiếp cận vớiphương pháp tự học và phương pháp học nhóm làm chính.
+ Đáp ứng xu thế “Dạy và học thông qua các tổ chức hoạt động của người học”,người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo,qua đó họ tự khám phá những điều mình chưa biết, chưa rõ chứ không phải thụ độngtiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt Người học được đặt vào những tìnhhuống cụ thể, quan sát trực tiếp, thảo luận, giải quyết vấn đề…từ đó tự mình lĩnh hộitri thức mới, hình thành những kỹ năng cần thiết mà không bị rập khuôn theo mẫu cósẵn, do đó người học có hội bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo
+ Tất cả các thành viên trong nhóm hợp tác, trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau Chínhđiều này tạo nên môi trường học tập thoải mái, cởi mở và sôi nổi, người học cảm thấykhông bị căng thẳng như lúc làm việc một mình Các thành viên của nhóm cảm thấy tự
do trình bày những suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân, hỏi nhau những vấn đề mìnhcòn chưa hiểu, chưa biết…Do đó, bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứkhông phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giảng viên, nhiệm vụ học tập được giảiquyết dễ dàng hơn
+ Hoạt động nhóm giúp thỏa mãn nhu cầu học tập của mỗi cá nhân: người học
tự do lựa chọn cách học riêng cho mình, khuyến khích họ đưa ra cách giải quyết đầysáng tạo, hình thành tinh thần trách nhiệm đối với tập thể, tránh được tính ỷ lại, lườibiếng sao nhãng nhiệm vụ được giao, khơi dậy tinh thần tập thể, vì lợi ích chung củanhóm, của cộng đồng và xã hội, phát triển tư duy linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo, khảnăng phân tích tổng hợp và giải quyết vấn đề Khi tham gia học nhóm, sinh viên phải
tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên…
vì thế sẽ hình thành ở họ thói quen làm việc độc lập, tự giác, tích cực và tự tin, cónghĩa là việc học sẽ đạt kết quả cao hơn
+ Phát triển năng lực giao tiếp: học tập theo nhóm sẽ tạo tình huống giao tiếpđòi hỏi người học phải thể hiện quan điểm của mình thông qua thuyết trình, thảoluận…biết cách trình bày và bảo vệ quan điểm của mình, biết cách thuyết phục vàthương lượng trong việc giải quyết vấn đề, biết lắng nghe và chấp nhận những quanđiểm của người khác để gaiir quyết những bất đồng ý kiến theo hướng xây dựng để điđến quyết định thống nhất
Trang 15+ Phát triển năng lực cộng tác làm việc, tăng cường khả năng học hợp tác: cộngtác trong học tập tạo cơ hội cho mỗi thành viên chia sẻ những gì mình đã học với bạn
bè, tự hào về những gì mình làm được cũng như học hỏi những điều mình chưa biết,nhờ đó mà sinh viên thấm nhuần tinh thần đồng đội, biết khoan dung và quan tâm đếnngười khác Học tập theo nhóm tạo cơ hội cho sinh viên chủ động tham gia, chia sẻkiến thức và cùng nhau đưa ra quyết định, điều đó khiến họ cảm thấy mình là chủ, làngười điều khiển quá trình học, đây là động lực tích cực giúp sinh viên hoàn thành tốtnhiệm vụ học tập của mình Đối với nhiều sinh viên, nhất là sinh viên năm nhất, hoạtđộng nhóm sẽ tạo cơ hội cho họ tiếp xúc, gặp gỡ quen biết lẫn nhau, giao lưu với bạn
bè, trao đổi các vấn đề liên quan gián tiếp đến bài học như khó khăn hay thuận lợitrong học tập
Như vậy, có thể thấy học tập theo nhóm đóng vai trò hết sức quan trọng trongviệc phát triển kiến thức, kỹ năng cho sinh viên Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháphọc tập theo nhóm không đúng cách, không phù hợp với nội dung và thiếu kỹ năngthực hiện thì có thể chỉ mang tính hình thức, gây mất nhiều thời gian, sản phẩm khôngmang tính tập thể, các cá nhân thiếu tích cực sẽ đùn đẩy cho những người năng nổ,nhiệt tình
Chính vì vậy để học tập nhóm thực sự đem lại kết quả cao mỗi thành viên trongnhóm cần nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình, cùng rèn luyện kỹ năng làmviệc nhóm thật hiệu quả
+ Nhóm ngang: Là nhóm sau khi nhận yêu cầu làm bài người nhóm trưởng sẽ
lập đề cương rồi phân chia từng phần công việc cho các thành viên, sau đó tổng hợp vàhoàn thiện bài tập của nhóm
- Ưu điểm:
Thành viên thích vì làm ít, không mất nhiều công sức
Trang 16 Phát huy nhiều khả năng của các thành viên, mỗi người đều được rènluyện kỹ năng tìm tài liệu, xử lý tài liệu, viết bài
+ Nhóm dọc: Nhóm trưởng hiểu rõ năng lực các thành viên trong nhóm Nhóm
trưởng nhận đề tài sau đó phân chia cụ thể: ai viết đề cương, ai tìm tài liệu, ai xử lý tàiliệu, ai viết bài, ai phản biện lại bài viết của nhóm, ai chuẩn bị câu hỏi phản biện lạinhóm khác, ai là thư ký
- Ưu điểm:
Mỗi thành viên đều nắm rõ chủ đề thảo luận
Phát huy được thế mạnh mỗi thành viên
Rèn luyện thêm một số kỹ năng mềm như: lập kế hoạch nhóm, phâncông công việc hợp lý
- Nhược điểm:
Đòi hỏi nhóm trưởng phải thực sự có năng lực
Đòi hỏi năng lực và sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viêntrong nhóm
+ Nhóm kết hợp: Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm tất cả các công
việc
Thành viên nắm hết kiến thức
Sử dụng tối đa thời gian
- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, công sức, dễ gây tình trạng chép bàicủa nhau
Trang 17Như vậy mỗi hình thức nhóm làm việc đều có ưu và nhược điểm riêng Vì vậy,khi áp dụng các hình thức trên, các nhóm cần phải lựa chọn linh hoạt để đem lại hiệuquả cao nhất.
1.2.4 Các kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập
1.2.4.1 Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe chính là chìa khóa của truyền thông khi tham gia hoạt động nhóm.Biết lắng nghe, nghĩa là chú tâm vào ý kiến của các thành viên trong nhóm, chúng tamới hiểu rõ tại sao và do đâu có những quan điểm khác biệt cũng như những hạn chế,qua đó chúng ta mới có thể đóng góp ý kiến xây dựng để các ý kiến trong nhóm đượchoàn thiện hơn Lắng nghe cũng giúp ta thu thập được nhiều thông tin hơn, là cơ sở để
ra quyết định và giải quyết vấn đề của nhóm một cách khoa học, khách quan Thực tếcho thấy, có nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn của nhóm không giải quyết được chỉ vì cácthành viên trong nhóm không chịu lắng nghe nhau Bằng sự cởi mở của mình và biếtcách khuyến khích người khác nói, chúng ta sẽ phát hiện ra những nguyên nhân gâymâu thuẫn và cùng nhau đưa ra cách giải quyết Lắng nghe còn giúp các thành viêntrong nhóm hiểu nhau hơn, giúp việc đưa ra quyết định trở nên dễ dàng, nhanh chóng,nhờ vậy mà nhiệm vụ học tập của nhóm sẽ hiệu quả hơn
Lắng nghe là biết tập trung chú ý, hướng hoạt động của các giác quan của bảnthân để nghe, hiểu được thông tin trong quá trình tương tác nhóm Đó không đơn thuần
là tiếp thu âm thanh bằng tai mà phải hiểu được ý nghĩa của điều được nói, nhất là tiếpnhận được cảm xúc của họ Lắng nghe không chỉ là tiếp nhận thông tin từ người nói,
mà người nghe còn phân tích theo hướng tích cực, phản hồi bằng thái độ tôn trọng ýkiến của người nói dù đó là ý kiến trái ngược với quan điểm của bản thân, không phêphán mà trái lại phải biết khuyến khích, khơi dậy sự tự tin phát biểu ý kiến của ngườikhác
Như vậy, biểu hiện của người có kỹ năng lắng nghe như sau:
+ Ngừng nói
+ Biết chờ đến lượt
+ Thể hiện cho người nói thấy rằng bạn muốn nghe
+ Tránh những việc làm gây mất tập trung
Trang 18+ Đồng cảm với người nói.
và có cùng suy nghĩ với mình
Vợi sự phân công của nhóm, các thành viên sẽ chuẩn bị đề tài, chủ động tìmkiếm tài liệu liên quan để trình bày trước nhóm hoặc lớp Thuyết trình thành công khingười nói có khả năng diễn đạt ý tưởng của mình, biết cách trình bày ý kiến của mình
về một vấn đề, phân tích vấn đề cho mọi người hiểu đúng, biết cách chứng minh vàbảo vệ ý kiến của mình Ngoài ra, bài thuyết trình thành côg sẽ tác động mạnh mẽ làmthay đổi nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động của người nghe
Để thuyết trình thành công, người trình bày phải:
+ Xác định mục tiêu đề tài cần trình bày Điều này giúp người thuyết trình xácđịnh nội dung thông điệp mà ta cần truyền đạt đến người nghe Vì thuyết trình khôngphải là trình bày những điều ta muốn nói mà trình bày những điều người khác muốnnghe
+ Nội dung thuyết trình được chuẩn bị kỹ lưỡng chu đáo, các thông tin khoahọc chính xác, có ví dụ liên hệ thực tiễn…giúp người nói tự tin hơn khi trình bày
+ Lập dàn ý tóm tắt, sắp xếp ý tưởng một cách logic cũng là một phần khôngthể thiếu để thuyết trình đạt hiệu quả cau Việc lập dàn ý giúp người thuyết trình kiểmsoát được mội dung trình bày, tránh nói dài dòng hay thiếu sót những ý cơ bản và biếtnói những gì cần thiết, quan trọng trong khoảng thời gian cho phép
+ Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, đơn giản, ngắn gọn nhưng thuyết phục ngườinghe, kích thích họ tư duy, tránh hiện tượng tiếp thu một cách thụ động, tạo cơ hội cho
Trang 19người khác trình bày ý kiến của mình đồng thời lấy thêm thông tin từ các thành viêntrong nhóm giúp họ điều chỉnh cách trình bày của mình phù hợp hơn.
+ Có sự giao tiếp với người nghe thông qua ánh mắt, nét mặt, điệu bộ cử chỉ…phù hợp với nội dung thuyết trình Thuyết trình không chỉ là truyền đạt thông tin đếnngười nghe mà còn là sự giao tiếp, tương tác giữa người nói và người nghe
Như vậy, biểu hiện của người có kỹ năng thuyết trình:
+ Xác định mục tiêu trình bày
+ Chuẩn bị nội dung đày đủ
+ Lập dàn ý tóm tắt
+ Chuẩn bị các câu hỏi có liên quan
+ Luôn giao tiếp với người nghe thông qua hệ thống phi ngôn ngữ
1.2.4.3 Kỹ năng thảo luận
Thảo luận là phần tất yếu tạo nên hoạt động học tập theo nhóm, là hình thức cácthành viên trong nhóm cộng tác với nhau để trao dôir ý tưởng, quan điểm, chia sẻnguồn thông tin để cùng nhau hình thành cách giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và
đi đến kết luận
Thảo luận nhóm khắc phục tình trạng thụ động, lười suy nghĩ và thiếu hẳn sựphản hồi từ phía người học Khi những vấn đề được nhóm đưa ra thảo luận, bàn bạcđòi hỏi các thành viên phải tự sưu tầm tài liệu, phải động não cố gắng tìm hiểu và đưa
ra ý kiến của mình, cùng nhau giải quyết nhiệm vụ học tập
Nhờ không khí thảo luận cởi mở, sôi nổi sẽ tạo cơ hội cho các thành viên nhútnhát mạnh dạn hơn khi trình bày ý kiến của mình, học được cách tôn trọng và lắngnghe người khác, tạo cho sinh viên sự tự tin hứng thú trong học tập Hơn nữa, thảoluận nhóm sẽ làm cho kiến thức của sinh viên bớt phần chủ quan, phiến diện, ngược lại
sẽ tăng tính khách quan và khoa học, kiến thức trở nên sâu sắc bền vững, dễ nhớ vànhớ lâu hơn
Tuy nhiên, thảo luận chỉ phát huy vai trò của nó khi các thành viên trong nhóm
có những biểu hiện sau:
+ Xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể
Trang 20+ Chuẩn bị nội dung, thu thập dữ kiện liên quan đến nội dung thảo luận.
+ Thái độ lắng nghe, tôn trọng các ý kiến
+ Có sự bình đẳng và chấp nhận lẫn nhau của nhóm viên
+ Biết khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi phù hợp kích thích sự suy nghĩcủa mọi người
+ Biết điều động sự tham gia tích cực của các thành viên trong nhóm
+ Biết chia sẻ thông tin, kinh nghiệm mình có cho các thành viên khác
+ Phát hiện những khác biệt, mâu thuẫn trong các ý kiến, quan điểm và cùngnhau giải quyết
+ Nối kết các ý kiến rời rạc thành hệ thống
+ Mục tiêu phải được giải quyết sau buổi thảo luận
1.2.4.4 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khâu cuối cùng sau khi hoàn tất hoạt động chungcủa nhóm, “giải pháp cho một vấn đề do nhóm đề ra luôn tốt hơn giải pháp chỉ do một
cá nhân nghĩ ra”
Nhiều người trong nhóm với những kiến thức, kinh nghiệm khác nhau sẽ đưa raquan điểm, giải pháp khác nhau thậm chí trái ngược nhau Nhưng khi vấn đề của nhómđược đem ra thảo luận sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích, thông tin đa dạng, giúp cácthành viên học cách suy nghĩ, xem xét lại kiến thức của mình, giải quyết những khúcmắc chưa rõ và chấp nhận, phát triển thêm kiến thức mới Do đó, các thành viên củanhóm đồng lòng đi đến quyết định cuối cùng, sẵn sàng thực hiện giải pháp chung donhóm đưa ra
Để đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề được nhanh chóng, hiệu quả, cácthành viên trong nhóm cần phải:
+ Nhận diện vấn đề một cách rõ ràng
+ Biết cách phát hiện vấn đề
+ Phân tích vần đề dưới nhiều góc độ khác nhau trên cơ sở khoa học, kháchquan
Trang 21+ Lắng nghe ý kiến của tất cả thành viên.
+ Bám sát mục tiêu cần giải quyết
+ Đưa ra nhiều giải pháp và chọn giải pháp phù hợp với mục tiêu làm việc củanhóm
+ Nhận thức những mặt hạn chế của vấn đề chưa được giải quyết
+ Các thành viên đều tham gia và thỏa mãn với cách giải quyết vấn đề củanhóm
1.2.4.5 Kỹ năng hợp tác, chia sẻ
Khi sinh viên có ý thức hợp tác, chia sẻ cùng người khác, họ dường như có khảnăng biểu lộ những hành vi mang tính xã hội, chấp nhận nhiệm vụ, bày tỏ sự nhiệt tìnhvới các hoạt động của nhóm, lớp và ngày càng tiến bộ hơn Biết chia sẻ và hợp tác là
kỹ năng không thể thiếu nếu chúng ta muốn nhóm tồn tại và hoạt động hiệu quả Mộtnhóm được đánh giá là thành công khi kết quả hợp tác của nhóm hoàn toàn vượt xa vềtính hiệu quả và khối lượng công việc hoàn thành, khi so sánh với kết quả được thựchiện chỉ bởi một cá nhân Nhưng nếu kết quả ngược lại có nghĩa là việc hợp tác, chia
sẻ của nhóm đã thất bại
Nếu không có sự chuẩn bị, sinh viên sẽ không quaen với cách học theo nhóm,
họ cho rằng rất khó làm việc với người khác vì sự khác biệt trong cách suy nghĩ, trình
độ nhận thức hoặc có thành viên trong nhóm ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm cho ngườikhác, không tôn trọng ý kiến của nhau, chỉ thích làm theo ý mình, thờ ơ với nhứng vấn
đề khó khăn của nhóm…Với cách làm việc như vậy, hiệu quả học nhóm không cao,thậm chí dẫn đến tan rã nhóm “Khi đã là một thành viên của nhóm, không nên cóquan điểm rằng tôi chỉ làm theo sự phân công hay tôi chỉ làm theo những giá trị mà tôiđược thừa nhận” [11] Ngoài ra hợp tác chia sẻ với nhau không thể tồn tại những thóiquen xấu như: không biết chấp nhận người khác, không ý thức được trách nhiệm vàquyền hạn của mình, không thoải mái khi nghe lời phê bình hay góp ý…Những thóiquen này phải được đẩy lùi để tinh thần đồng đội thật sự thống trị [4] Sự phối hợp vàtương tác giữa các thành viên trong nhóm chỉ diễn ra một cách hiệu quả khi các thànhviên trong nhóm hiểu mình và hiểu người, cùng chia sẻ mục tiêu và trách nhiệm, mong
Trang 22muốn được lắng nghe người khác và tôn trọng sự nỗ lực của mọi thành viên, nhất làluôn tin rằng mỗi thành viên đều có một đóng góp quan trọng trong hoạt động nhóm
Như vậy, biểu hiện của người biết hợp tác, chia sẻ khi làm việc nhóm là:
+ Ý thức được vai trò của mình trong nhóm
+ Tôn trọng các thành viên
+ Biết chấp nhận và lắng nghe người khác
+ Hòa đồng, thân thiện và cởi mở
+ Quan tâm giúp đỡ các thành viên
+ Tuân theo các nội quy của nhóm
+ Hoàn thành công việc được giao
1.2.5 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của học tập theo nhóm
+ Tự cam kết làm việc hiệu quả
Mỗi thành viên là một chủ thể trong nhóm, mỗi người đều phải chủ động đưa ra
ý kiến, chủ động hoàn thành nhiệm vụ cụ thể của mình trong nhóm
+ Thỏa thuận thông qua nhất trí trong làm việc
Nhóm là một tập thể làm việc để đạt được mục tiêu Rất nhiều việc cần phảiđược cùng bàn bạc, thảo luận và cuối cùng là ra quyết định Cho nên đi tới quyết địnhcuối cùng là nhiệm vụ rất quan trọng của nhóm Kiểu ra quyết định lý tưởng nhất vớitiến trình ra quyết định là theo nguyên tắc đồng thuận, cách này chỉ ra quyết định khi
đã thảo luận kỹ mọi ý tưởng, không bỏ qua ý tưởng nào kể cả các ý kiến trái ngược.Quyết định được đưa ra khi có đa số tán thành nhưng thiểu số khác cũng được nghe,được phân tích và có ý kiến của mình [2]
+ Xung đột và sáng tạo lành mạnh trong làm việc nhóm
Xung đột có thể là yếu tố phá hoại nhưng cũng có thể là yếu tố xây dựng đốivới hiệu quả làm việc của nhóm Xung đột nếu lôi kéo mọi người tham gia vào giảiquyết vấn đề và đưa tới giải pháp cho vấn đề thì mang tính tích cực Nếu xung đột làmchệch hướng mục tiêu, phá hỏng hoạt động nhóm, chia rẽ thành viên thì mang tính tiêu
Trang 23cực, cần phát hiện và loại bỏ sớm Xung đột là lành mạnh nếu nó tạo tiền đề cho sựsáng tạo và thành quả cao Để quản lý tốt xung đột người ta thường đi theo 4 bước:
- Nhìn nhận ra xung đột, coi nó là vấn đề cần được giải quyết, xác định
rõ nội dung chi tiết của xung đột
- Các thành viên trong nhóm lắng nghe nhau, sẵn sàng thay đổi quanđiểm của mình, phát hiện những khác biệt giữa các bên, sẵn sàng hợp tác, xây dựng vìmục đích chung
- Tìm hiểu hoàn cảnh và điều kiện của người có xung đột với mình đểhiểu quan điểm của họ
- Cố gắng tiến dần tới sự thỏa thuận giữa các bên
Nhóm trưởng cần khách quan, công bằng, vì mục đích chung Cách giải quyếtphải linh hoạt, nhẹ nhàng với các bên, dựa vào các thành viên tích cực để quản lý vàgiải quyết mâu thuẫn [2]
+ Giao tiếp trong nhóm
- Cần hướng sự tập trung vào sự kiện, vào vấn đề chứ không phải tậptrung vào con người, không chỉ trích ý kiến hoặc phê phán cá nhân Tuy nhiên, phảinắm bắt được những gì cá nhân họ nghĩ và cảm nhận
- Giao tiếp phải có giá trị Khi giao tiếp phải tôn trọng, lịch thiệp, tôntrọng cá tính, công bằng và cởi mở Nên càng cụ thể càng tốt, đừng tuyệt đối hóa sựviệc hoặc ý kiến của mình cũng như của người khác
- Xác định rõ trách nhiệm Chủ động nhận trách nhiệm đối với nội dung
và ý kiến mình đưa ra, không lẩn tránh trách nhiệm
- Biết lắng nghe Biết lắng nghe thực ra không dễ dàng, đòi hỏi phải pháttriển kỹ năng nghe và hiểu nội dung của người khác đưa ra, đồng thời phát triển tốtmối quan hệ với mọi người [13]
+ Chia sẻ quyền lực trong nhóm làm việc: Nhóm hiệu quả không luôn có cùngmột trưởng nhóm, trách nhiệm của nhóm trưởng thường được quay vòng và được chia
sẻ rộng rãi khi nhóm phát triển theo thời gian Các thành viên trong nhóm chia sẻ vaitrò lãnh đạo, đồng thời có thể hoán đổi vị trí của nhau khi cần
Trang 241.2.6 Các yếu tố tác động đến hiệu quả học tập theo nhóm
+ Bối cảnh (môi trường học nhóm): là môi trường học tập của nhóm như điềukiện học, cách quản lý điều hành, các hình thức, quy định về thưởng phạt,…
+ Mục tiêu của nhóm: là cái đích mà mà nhóm học tập muốn đạt tới
+ Quy mô nhóm:
3-6 người: Mọi người đều được nói 7-10 người: Hầu hết mọi người đều nói nhưng không đồng đều 11-18 người: Có 5-6 người nói rất nhiều, 3-4 người thỉnh thoảng nói vàicâu
19-30 người : Có 3-4 người lấn áp Trên 30 người: Có rất ít sự tham gia + Vai trò và sự đa dạng của thành viên nhóm: Những sự tương đồng và nhữngđiểm khác biệt giữa các thành viên và vai trò của họ tác động nhiều đến hành
vi của nhóm
+ Các chuẩn mực: là các quy tắc và hình mẫu hành vi mà nhóm đã thống nhất+ Sự gắn kết: là sức mạnh từ sự mong muốn của các thành viên để duy trì mộtnhóm và sự gắn bó của họ đối với nhóm
+ Sự lãnh đạo: Có ảnh hưởng gần như đến tất cả các khía cạnh của cơ cấu vàhành vi nhóm, như là quy mô, thành viên và vai trò của họ, chuẩn mực, mục tiêu vàbối cảnh
Trang 25CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỌC TẬP NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN THÔNG
2.1 Các phương pháp học tập được sử dụng trong sinh viên Khoa Thương mại điện tử và Truyền thông
Qua quá trình quan sát, nghiên cứu và phân tích, nhóm nghiên cứu nhận thấy cónhiều phương pháp được sinh viên trong khoa vận dụng vào việc học tập, các phươngpháp đó đã mang lại những kết quả nhất định Tuy nhiên, không có phương pháp họctập nào là vạn năng khi để lĩnh hội được tri thức còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốkhác nhau Có thể tổng quát lại thành hai phương pháp học tập cơ bản mà sinh viêntrong khoa đã và đang sử dụng chủ yếu là phương pháp tự học và phương pháp học tậptheo nhóm
Cốt lõi của phương pháp tự học là việc độc lập tư duy đối với mỗi sinh viên Sinhviên trong khoa thường tiếp thu nguồn kiến thức qua lời nói, bài giảng, giáo trình, tạpchí, báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu, luận văn, mạng internet đó là quá trìnhsưu tầm, tìm hiểu và đào sâu tri thức để thu nhận kiến thức bài học Trước một bài học,những sinh viên tích cực thường đọc trước giáo trình, tìm tài liệu liên quan, nắm vữngcác nội dung cơ bản và khi gặp vấn đề khó khăn sẽ trao đổi trực tiếp với giảng viên Sốsinh viên còn lại thường tỏ ra bị động đón nhận kiến thức mới, lúng túng trong các vấn
đề giảng viên đưa ra, thiếu tâm thế sẵn sàng
Như vậy, phương pháp tự học đã mang lại những hiệu quả nhất định đối với sinhviên trong khoa Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này mang lại hiệu quả chưađồng đều và chỉ phù hợp với một số môn học Để khẳng định được hiệu quả củaphương pháp học tập, sinh viên phải có được các kỹ năng cơ bản như tự tổ chức hoạtđộng học, thu thập và xử lý thông tin, vận dụng bài tập và tự kiểm tra điều chỉnh kếtquả học tập của từng bài Mặt khác, với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạyhọc, các phương pháp học tập cũ đang dần bộc lộ những hạn chế và gây nhiều khókhăn trong quá trình lĩnh hội của sinh viên, bản thân phương pháp tự học cần phải có
sự kết hợp với các phương pháp học tập khác để mang lại hiệu quả cao hơn Một trong
số các phương pháp mới được sử dụng khá phổ biến trong sinh viên khoa là phươngpháp học tập theo nhóm Phương pháp này tạo nên sự tương tác mạnh mẽ giữa các
Trang 26thành viên, phát huy trí tuệ tập thể và tạo nên những sản phẩm có kết quả cao Các lớp
đã thành lập các nhóm theo sự tự giác và theo sự chỉ đạo của giảng viên Tuy nhiên,theo đánh giá của sinh viên trong khoa, việc học tập theo nhóm chưa mang lại kết quảcao và ít nhiều còn mang tính hình thức Chúng ta nhận thấy việc học tập nhóm diễn ranhiều hơn, sinh viên cũng tích cực và chủ động hơn trong việc hợp tác và làm việccùng nhau Nhưng về cơ bản, sinh viên khoa Thương mại điện tử và Truyền thông vẫnchưa phát huy hết những ưu thế của phương pháp học tập này
2.2 Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Thương Mại Điện Tử và Truyền thông
Hiện nay, đa số các sinh viên trong khoa đều phải học tập và làm việc nhóm theoyêu cầu của môn học Nhất là những sinh viên học năm 2, 3 đa số những môn học thựchiện đồ án đều yêu cầu làm bài tập nhóm Chính vì vậy việc học nhóm rất quan trọng
và quyết định kết quả cuối kỳ của sinh viên, do đó, nếu sinh viên có phương pháp họcnhóm hiệu quả sẽ đạt được kết quả cao trong học tập
Tuy nhiên hiện nay, thực trạng học nhóm của sinh viên trong khoa vẫn còn nhiềuhạn chế Đa số sinh viên khi học nhóm thường dựa dẫm vào nhau và có tư tưởng ỷ lạidẫn đến kết quả môn học không tốt và đổ lỗi cho nhau Vậy, việc học nhóm cần đượckhắc phục nhanh chóng nhằm nâng cao hiệu quả từng môn học cho sinh viên và quantrọng hơn hết là mỗi sinh viên phải có một phương pháp học nhóm đúng đắn
2.2.1 Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên khoa Khoa Thương Mại Điện
Tử và Truyền thông
Mẫu nghiên cứu có kích thước n = 180, nghiên cứu được thực hiện thông quaphiếu khảo sát (phụ lục kèm theo), kết quả cụ thể được thể hiện như sau:
+ Số lượng sinh viên tham gia học nhóm
Đa số sinh viên trong khoa đều phải làm việc và học tập theo nhóm qua các kỳ,chính vì thế khi khảo sát 180 bạn sinh viên trong Khoa thì có đến 171 bạn đã từng họctập theo nhóm (chiếm tỷ lệ 95%), và 9 bạn chưa từng học nhóm
+ Nguyên nhân và dự định trong tương lai của những sinh viên chưa từng tham gia học nhóm
Kết quả điều tra cho thấy có 9 sinh viên (tỷ lệ 5%) chưa từng học tập theo
Trang 27nhóm, tất cả những sinh viên này đều có một lý do duy nhất không học nhóm đó là
“thích hoạt động cá nhân” Trong số 9 sinh viên này thì có đến 5 sinh viên đánh giárằng học nhóm là không cần thiết (chiếm trên 50%), những sinh viên này có xu hướngkhông thích học nhóm và cho rằng phương pháp học này không hiệu quả
Khi điều tra về dự định học nhóm trong tương lai thì có đến 3/9 sinh viên trả lờikhông (chiếm tỷ lệ 33.3%)
+ Học nhóm trong suy nghĩ của sinh viên
Khi được hỏi về khái niệm của việc học nhóm, có đến 41% sinh viên cho rằngkhi học nhóm là cả nhóm phải cùng nhau đóng góp ý kiến và giải quyết công việc, có34% sinh viên cho rằng trưởng nhóm nên chia nhỏ công việc dựa trên năng lực củamỗi thành viên rồi cả nhóm cùng nhau hoàn thành Điều này cho thấy đa số sinh viênnắm được việc học nhóm là như thế nào và mỗi sinh viên có một phương pháp họcnhóm khác nhau Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ bên dưới có thể thấy vẫn còn khoảng25% sinh viên chưa thực sự hiểu bản chất của việc học nhóm
Hình 2.1 Học nhóm, suy nghĩ của sinh viên
+ Lựa chọn thành viên trong nhóm
Trong vấn đề lựa chọn thành viên nhóm, đến 50% số sinh viên chọn bạn trongnhóm nên là bạn cùng lớp, 33% số sinh viên cho rằng giảng viên nên chỉ định ngẫu
Trang 28nhiên Thật sự, việc để sinh viên tự chọn nhóm sẽ rất dễ dẫn đến sự phân hóa sâu sắcgiữa các nhóm vì thông thường những sinh viên học giỏi sẽ vào cùng một nhóm,những bạn yếu sẽ thành một nhóm, chính vì vậy, việc giảng viên chỉ định thườngkhách quan và công bằng hơn
Hình 2.2 Lựa chọn thành viên trong nhóm
+ Địa điểm học nhóm
Kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên đều học nhóm ở phòng tự học hoặcphòng của một thành viên trong nhóm Có đến 49% số sinh viên trong Khoa sử dụngphòng tự học để học nhóm, đây là một tín hiệu tốt vì phòng tự học của trường cókhông gian rộng và thoáng mát, rất phù hợp cho sinh viên học nhóm và tập trungnghiên cứu Việc sử dụng phòng của một thành viên để học nhóm (chiếm 33%) cũng
là một sự lựa chọn tương đối tốt tuy nhiên cần chú ý đến vấn đề thiếu bàn ghế đểnghiên cứu cũng như tồn tại một số nguyên nhân dẫn đến sự mất tập trung của cácthành viên
Hình 2.3 Địa điểm học nhóm
Trang 29+ Tần suất học nhóm của sinh viên trong kỳ
Đối với chương trình học của khoa, nhiều môn học được triển khai học tập theonhóm, chính vì thế, có 32% sinh viên trong tổng số khảo sát cho biết họ học nhómnhiều, 52% sinh viên học nhóm ít với tần suất 2-3 lần/1tuần Việc học nhóm nhiều hay
ít phần lớn là do ý thức của sinh viên Nhiều môn học đòi hỏi học theo nhóm tuynhiên, nhiều bạn sinh viên vẫn làm việc độc lập, không theo nhóm, trông chờ ỷ lại vàocác thành viên còn lại hoặc rất ít khi tham gia các buổi họp nhóm
Hình 2.4 Tần suất học nhóm
+ Ưu điểm của việc học nhóm
Việc học nhóm mang lại rất nhiều lợi ích, mà trong đó ưu điểm lớn nhất của việchọc nhóm mà sinh viên chọn đó là đưa ra nhiều ý tưởng mới, đa dạng hơn (chiếm đến63.7%), tiếp theo sau đó là học nhóm giúp hoàn thành công việc nhanh hơn, hiệu quảhơn (chiếm 63.2%), bên cạnh đó nó phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo và giúp côngviệc từng người dễ dàng hơn
Hình 2.5 Ưu điểm của học nhóm
Trang 30+ Hạn chế của việc học nhóm
Bên cạnh những lợi ích mà học nhóm mang lại, học nhóm cũng có nhiều hạn chế.Trong đó hạn chế lớn nhất đó là dễ xảy ra bất đồng quan điểm và mất đoàn kết (chiếm59.6%), hạn chế thứ 2 đó là học nhóm gây ra việc khó thống nhất được những ý kiếncủa từng thành viên đưa ra (chiếm 48%) Ngoài ra, học nhóm gây ra việc phụ thuộc,dựa dẫm vào những thành viên khác (chiếm 43.9%), và khiến cho cả nhóm thụ động
về thời gian và không gian
có trách nhiệm hơn
+ So với các phương pháp học tập khác thì học tập theo nhóm đang đem lạinhiều lợi ích, nó đã tăng cường sự gắn kết các thành viên trong lớp hơn, giúp mỗithành viên thu nhận và nắm vững nhiều kiến thức hơn