BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM VĂN THÀNH PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH LUẬ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
PHẠM VĂN THÀNH
PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
PHẠM VĂN THÀNH
PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS Ngô Quang Sơn
HÀ NỘI - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Phát triển các trung tâm học tập
cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Ngô Quang Sơn là công
trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu có trích dẫn nguồn chính xác, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ một nghiên cứu nào khác
Tác giả
Phạm Văn Thành
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Ngô Quang Sơn
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp này
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong Khoa Tâm
lý – Giáo dục học, trường ĐHSP Hà Nội, các đồng chỉ cùng công tác tại đơn vị…, gia đình, bè bạn đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu
Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều, nhưng
do khả năng của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy, cô góp ý và chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng thành hơn về chuyên môn cũng như về công tác nghiên cứu khoa học
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn
PHẠM VĂN THÀNH
Trang 5GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Đóng góp mới của đề tài 5
9 Cấu trúc của luận văn 6
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP CỦA NGƯỜI DÂN 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Trên thế giới 7
1.1.2 Ở Việt Nam 11
1.2 Các khái niệm có liên quan 15
1.2.1 Cộng đồng 15
1.2.2 Giáo dục cộng đồng 19
1.2.3 Trung tâm học tập cộng đồng và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng 19
1.2.4 Xã hội học tập và học tập suốt đời 27
1.3 Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân 28
1.4 Phát triển Trung tâm học tập công đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân 33
1.4.1 Mục tiêu, nguyên lý và tiến trình phát triển Trung tâm học tập cộng đồng 33
1.4.2 Nội dung phát triển trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân 34
1.4.3 Cách thức phát triển trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân 35
Trang 71.4.4 Các lực lượng tham gia phát triển trung tâm học tập cộng đồngđáp ứng
nhu cầu học tập của người dân 36
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân 37
1.5.1 Cơ chế, chính sách có liên quan đến Trung tâm học tập cộng đồng và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng 37
1.5.2 Sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và của các tổ chức xã hội 37
1.5.3 Sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng dân cư 37
1.5.4 Năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lí Trung tâm học tập cộng đồng 38
1.5.5 Cơ sở vật chất nói chung và thiết bị dạy học nói riêng của Trung tâm học tập cộng đồng 38
1.5.6 Kinh phí dành cho các Trung tâm học tập cộng đồng 38
Kết luận chương 1 39
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH 40
2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Hải Hà,
tỉnh Quảng Ninh 40
2.1.1 Kinh tế - xã hội 40
2.1.2 Dân cư 40
2.1.3 Giáo dục và Đào tạo 41
2.2 Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng 41
2.2.1 Mục đích khảo sát 41
2.2.2 Nội dung khảo sát 41
2.2.3 Đối tượng khảo sát 41
2.2.4 Phương pháp khảo sát 42
2.2.5 Công cụ khảo sát 42
2.2.6 Tiến hành khảo sát 42
2.2.7 Phương pháp xử lí số liệu 42
Trang 82.3 Thực trạng xây dựng và phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng
ở các xã của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 42
2.3.1 Nhận thức về Trung tâm học tập cộng đồng và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng 42
2.3.2 Số lượng các Trung tâm học tập cộng đồng và học viên của các Trung tâm học tập cộng đồng 46
2.3.3 Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, hướng dẫn viên tại Trung tâm học tập cộng đồng huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh 47
2.3.4 Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Hải Hà 58
2.3.5 Sự hài lòng của học viên khi tham gia học tập tại Trung tâm học tập cộng đồng 59
2.3.6 Cơ sở vật chất nói chung và thiết bị dạy học nói riêng của các Trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 60
2.3.7 Mức độ đáp ứng của Trung tâm học tập cộng đồng đối với nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 61
2.3.8 Các lực lượng tham gia phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng 62 2.3.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 62
2.4 Đánh giá chung về thực trạng 63
2.4.1 Những kết quả đạt được 63
2.4.2 Những vấn đề còn tồn tại 64
2.4.3 Nguyên nhân 65
Kết luận chương 2 67
Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 68
3.1 Định hướng đề xuất các biện pháp 68
3.2 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 69
3.3 Biện pháp phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân 74
Trang 93.3.1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, học viên về tầm quan trọng của Trung tâm học tập cộng đồng và phát
triển Trung tâm học tập cộng đồng 74
3.3.2 Biện pháp 2: Hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển cácTrung tâm học tập cộng đồng 76
3.3.3 Biện pháp 3: Hoàn thiện chương trình, nội dung, phương thức hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng 81
3.3.4 Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức và quản lí cho đội ngũ cán bộ quản lí Trung tâm học tập cộng đồng 82
3.3.5 Biện pháp 5: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên 89
3.3.6 Biện pháp 6: Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho các Trung tâm học tập cộng đồng 96
3.3.7 Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng 97
3.3.8 Biện pháp 8: Thu hút các lực lượng xã hội tham gia phát triển Trung tâm học tập cộng đồng 100
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 102
3.5 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 104
3.5.1 Khái quát chung về quá trình khảo sát 104
3.5.2 Phân tích kết quả khảo nghiệm 105
Kết luận chương 3 110
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHỤ LỤC 123
Trang 10trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh năm học 2016 - 2017 47 Bảng 2.5 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí Trung tâm học tậpcộng đồng
huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 48 Bảng 2.6: Đánh giá chung về năng lực quản lí của các chủ nhiệm Trung tâm
học tập cộng đồng 49 Bảng 2.7 Đánh giá của các cấp quản lí Trung tâm học tập cộng đồngvề năng
lực quản lí của chủ nhiệm Trung tâm học tập cộng đồng 50 Bảng 2.8 Đánh giá chung của các cơ quan, tổ chức có liên quan 52
về năng lực quản lí của chủ nhiệm Trung tâm học tập cộng đồng 52 Bảng 2.9: Đánh giá của giáo viên về mức độ phù hợp và mức độ thực hiện các
phương pháp giảng dạy tại các Trung tâm học tập cộng đồng 56 Bảng 2.10: Đánh giá thực trạng mức độ thực hiện các kỹ năng của giáo viên,
hướng dẫn viên khi tham gia chương trình giảng dạy ở các Trung tâm học tập cộng đồng 57 Bảng 2.11 Đánh giá thực trạng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Hải Hà 58 Bảng 2.12 Đánh giá về mức độ hài lòngcủa học viên khi tham gia học tập tại
Trung tâm học tập cộng đồng 59 Bảng 2.13 Đánh giá về thực trạng cơ sở vật chất của các Trung tâm học tập
cộng đồng tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 60
Trang 11Bảng 2.14.Đánh giá về thực trạng thiết bịcủa các Trung tâm học tập cộng
đồng tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 60
Bảng 2.15 Đánh giá về mức độ đáp ứng của Trung tâm học tập cộng đồng đối với nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 61
Bảng 2.16 Đánh giá của đồng chí về mức độ ảnh hưởng của các yêu tố 62
đến việc phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Hải Hà, 62
tỉnh Quảng Ninh 62
Bảng 3.1 Mẫu khách thể khảo nghiệm 105
Bảng 3.2 Tính cần thiết của các biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 106
Bảng 3.3 Tính khả thi của các biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 108
Trang 12DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của công tác phát triển
Trung tâm học tập cộng đồngđáp ứng nhu cầu học tập của người dân 45 Biểu đồ 2.2 Đánh giá chung về năng lực quản lí của các chủ nhiệm Trung
tâm học tập cộng đồng 50 Biểu đồ 2.3 Đánh giá của các cấp quản lí Trung tâm học tập cộng đồng về
năng lực quản lí của chủ nhiệm Trung tâm học tập cộng đồng 51 Biểu đồ 2.4 Đánh giá chung của các cơ quan, tổ chức có liên quanvề năng lực
quản lí của chủ nhiệm Trung tâm học tập cộng đồng 53 Biểu đồ 2.5 Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yêu tốđến việc phát triển các
Trung tâm học tập cộng đồng tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 63
Sơ đồ 3.1 : Những nhân tố KT-XH ảnh hưởng đến phát triển hệ thống các
Trung tâm học tập cộng đồng trong hệ thống giáo dục quốc dân 77
Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển Trung tâm học tậpcộng
đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 104 Biểu đồ 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển các Trung tâm học
tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà,tỉnh Quảng Ninh 107 Biểu đồ 3.2 Tính khả thi của các biện pháp phát triển các Trung tâm học tập
cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyệnHải Hà, tỉnh Quảng Ninh 109
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khoảng 10 năm gần đây thuật ngữ xã hội học tập (XHHT) thường được nhắc đến nhiều trong giáo dục (GD) và xã hội ở nước ta Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án “Xây dựng XHHT giai đoạn 2005 - 2010 [7]; giai đoạn 2012 - 2020 [3] Một số tiêu chí cơ bản về XHHT cũng đã được xác định hết sức cụ thể Dựa trên các tiêu chí cơ bản này về mặt lí luận cũng đang đòi hỏi phát triển thành tiêu chí cụ thể để có thể đánh giá sự phát triển Trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) theo định hướng xây dựng XHHT
Vấn đề xây dựng XHHT ở cơ sở thông qua việc mở rộng và phát triển các Trung tâm HTCĐ là một chủ trương mang tính chiến lược của Đảng, Nhà nước Hội nghị TW lần 6 khóa IX, trong phương hướng phát triển giáo dục và
đào tạo (GD&ĐT) đến năm 2010 [9] đã nêu: “Phát triển các hình thức HTCĐ
ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội XH), tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời (HTSĐ) hướng tới XHHT” Nghị quyết Đại hội XI của Đảng CSVN [11] đã chỉ rõ:
(KT-“Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, tạo điều kiện để người dân được HTSĐ” Nghị quyết số
29-NQ/TW của Đảng về Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, nhấn mạnh mục tiêu của GD nước ta là: “Xây dựng nền GD mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu, phương thức GD hợp lý, gắn với xây dựng XHHT”[30] Muốn thực hiện phương hướng trên, một trong những giải pháp hữu hiệu là thông qua các Trung tâm HTCĐ để tạo cơ hội cho người dân học tập để tự nâng cao kiến thức và kĩ năng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của họ
Trang 14Trung tâm HTCĐ ra đời và phát triển bắt đầu ở Nhật Bản, những thập niên gần đây đã phát triển ở Việt Nam, Thái Lan và các nước khác Để các Trung tâm HTCĐ ở nước ta tiếp tục phát triển bền vững, cần quan tâm nghiên cứu làm sâu sắc hơn về mặt lí luận như: Sứ mạng, vị trí, vai trò của Trung tâm HTCĐ trong việc xây dựng xã hội học tập (XHHT)
Hoạt động của Trung tâm HTCĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, suốt đời Ở các Trung tâm HTCĐ, người dân được học tập xóa mù chữ, phổ biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật Trung tâm HTCĐ cũng là nơi thực hiện việc phổ biến, tư vấn chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân
Trong những năm qua, được sự định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể; sự nỗ lực cố gắng của nhân dân, các trung tâm HTCĐ ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ngày càng được phát triển Hệ thống các Trung tâm HTCĐ đã phát triển ở rộng khắp các xã trong huyện; hoạt động của các Trung tâm HTCĐ ngày càng đa dạng, chất lượng hoạt động này càng gia tăng, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH tại địa phương Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được của các trung tâm HTCĐ chưa tương xứng với vị thế và chức năng của mình, chưa đáp ứng tốt được nhu cầu học tập của người dân trong huyện Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó phải
kể đến những hạn chế thuộc về cơ chế chính sách có liên quan đến việc phát triển các Trung tâm HTCĐ; hạn chế của việc khảo sát nhu cầu học tập của người dân và tổ chức hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập của họ; hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tại các Trung tâm HTCĐ; hạn chế trong công tác phối hợp hoạt động giữa các lực lượng cộng đồng; hạn chế về nhận thức đối với hoạt động học tập nâng cao trình độ hiểu biết của người dân Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp
Trang 15ứng nhu cầu học tập của người dân là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đặc biệt, cho đến nay, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu thật sâu sắc, toàn diện về vấn đề này
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Phát triển
các trung tâm học tập Cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh” để tiến hành nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và khảo sát thực trạng phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh và
có thể vận dụng vào các địa phương khác có điều kiện, hoàn cảnh tương tự
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Phát triển các Trung tâm HTCĐ tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
4 Giả thuyết khoa học
Hoạt động của các trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các xã trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định song còn nhiều bất cập
Nếu lựa chọn đề xuất và áp dụng một số biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ thì sẽ từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân, xây dựng XHHT
Trang 165 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân
5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
5.3 Nghiên cứu biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Về nội dung nghiên cứu
Do điều kiện thời gian có hạn, tác giả luận văn chỉ tập trung nghiên cứu
về lí luận, thực trạng và biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
- Khảo sát trên 20 chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục học
6.3 Về thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận
Nhóm phương pháp này dùng để thu thập, xử lí các tài liệu có liên quan, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu
Trang 17Các phương pháp nghiên cứu lí luận được sử dụng bao gồm: phương pháp
phân tích, tổng hợp lí luận; phương pháp giả thuyết, phương pháp chứng minh
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này dùng để nghiên cứu về thực trạng phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải
Hà, tỉnh Quảng Ninh
Các phương pháp được sử dụng bao gồm:
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lí các Ban, ngành, giáo viên và học viên… về thực trạng phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
7 2.3 Phương pháp phỏng vấn
Trò chuyện, phỏng vấn sâu để lấy ý kiến của cán bộ quản lí các Ban, ngành, giáo viên và học viên…về công tác phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán học để xử lí các thông tin thu được từ thực trạng vấn đề nghiên cứu
Các công thức toán học được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu đề tài là: Công thức tính giá trị phần trăm, công thức tính giá trị trung bình
8 Đóng góp mới của đề tài
Xây dựng khung lí luận về phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân
Thực trạng phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
Các biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
Trang 189 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chương 1.Cơ sở lí luận về phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng
nhu cầu học tập của người dân
Chương 2.Thực trạng phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu
học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
Chương 3.Biện pháp phát triển các Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu
học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP CỦA NGƯỜI DÂN 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Trên thế giới
1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu về
Tháng 4 năm 1996, với tên gọi “Học tập, một kho báu tiềm ẩn”
UNESCO công bố công trình của Jacque Delors, nguyên chủ tịch Ủy ban
châu Âu (EU) nhiệm kỳ 1985-1995 [22] và được thế giới thừa nhận như một
triết lí của GD thế kỷ XXI Trong công trình này tác giả đã dành chương V để phân tích việc HTSĐ Người ta có thể tóm tắt triết lý của một nền GD cần
thiết cho thế kỷ XXI vào một mệnh đề cơ bản sau: “GD phải dựa trên 4 trụ
cột: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người”
Bốn trụ cột này phải được đặt trên nền tảng HTSĐ và xây dựng XHHT Từ
đây xuất hiện 2 đặc trưng mới của GD thế kỷ XXI là: HTSĐ và XHHT HTSĐ
được coi như là chìa khóa để bước vào thế kỷ XXI, nó vượt qua cách hiểu thông thường về giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy, nó
hình thành một quan niệm mới về GD là GD ban đầu và GD tiếp tục HTSĐ
gắn với quan niệm mới tiên tiến quan niệm về một XHHT Ở một XHHT có thể tạo ra cơ hội học tập và phát huy mạnh mẽ tiềm năng của mỗi con người Cùng với công trình đã nêu ở trên, còn có nhiều nghiên cứu đề cập và nhấn mạnh tới xu thế HTSĐ trong điều kiện hiện nay Ví dụ, các nhà, giáo
dục học trên thế giới như Toffler Alvin, Bennis, Warren Stephen Covey, Gary
Hamel, Kevin Kelly, Philip Kotler, John Kotter Michael Porter, Perer Senge
[3], Thomas L.Friedman [72],[73], Raja.RoySingh[64], đã phân tích xã hội
hiện đại, được xây dựng trên nền tảng của hệ thống tri thức khoa học phát triển nhanh, biến đổi mạnh và sự thông tin toàn cầu Các nhà tương lai học
Trang 20trên đã đưa ra dự báo nền GD mới hoàn toàn khác với nền GD truyền thống
mà đặc trưng cơ bản của nó là sự lỗi thời nhanh chóng của kiến thức cũng như của các ngành sản xuất trong xã hội Do đó, nền GD mới phải hướng đến sự
GD suốt đời
Đi liền với việc nghiên cứu về xu thế HTSĐ của nền GD mới, nhiều nhà khoa học đã tập trung làm sáng tỏ vấn đề XHHT Các nhà khoa học đã tiếp cận về XHHT theo nhiều cách khác nhau, có thể kể đến cách tiếp cận logic
Điển hình cho cách tiếp cận logic là Faure và cộng sự Năm 1970, Rober M
Hutchins khẳng định sự cấp thiết cần phải hình thành XHHT và GD phải tạo
điều kiện cho việc học tập của con người diễn ra liên tục [92]
Công trình của Donal Shon , với ý tưởng các công ty, các phong trào xã hội và các cơ quan đều phải là “các hệ thống học tập” (Learning System) Trong các công trình của mình, Robert M.Hutchins đã phân tích cơ sở xã hội của của một XHHT Một trong những công trình nghiên cứu về XHHT đáng
quan tâm nhất là của Hutsen [91], nghiên cứu vai trò của sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật với sự ra đời của XHHT, đặc biệt từ những năm 40 của thế kỷ trước Theo Richard Ewards, XHHT là một xã hội đảm bảo tự do dân chủ và bình đẳng cho mọi người, đặc biệt là mọi người dân đều tạo cho mình khả năng tự học và tự học suốt đời, từ đó nẩy sinh ra động cơ học tập, nhu cầu học tập là một động lực quan trọng thúc đẩy sự học ngày càng cao
Về mô hình XHHT, năm 1997 Edwards đã đưa ra 3 mô hình XHHT
[90] Các mô hình XHHT do Edwards đề xuất tuy có nhiều điểm khác nhau
nhưng tổng hợp lại chúng đều đề cập tới các khía cạnh nhu cầu và nghĩa vụ
học tập; cơ hội và điều kiện học tập của người dân
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên, đã giải quyết được các nội dung cơ bản của vấn đề xu thế HTSĐ và xây dựng một XHHT như tính tất yếu của thời đại Đến những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, xu thế HTSĐ và một XHHT đang được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới Đơn cử một số nước như sau:
Trang 21Tại Mỹ, trong báo cáo của Ủy ban GD chất lượng cao đã gửi Quốc hội (tháng 4 năm 1984), trong đó nhấn mạnh: Cần phải dốc sức vào việc giáo dục suốt đời, mở ra phong trào GD với mục tiêu XHHGD Ngày 18 tháng 4 năm 1991, trong chiến lược GD của kế hoạch năm 2000 của Mỹ lại nhấn mạnh thêm: HTSĐ kiến thức, kỹ thuật và hô hào mở cuộc vận động cả nước
Mỹ thành một nước “cả nước đi học”
Tại Pháp, tư tưởng HTSĐ lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1960 bởi Paolo Langơ, nhà quản lý GD Năm 1972 Ủy ban quốc tế do Thủ tướng Pháp chủ trì đã đưa ra báo cáo với tên gọi: “Sự tồn tại của học hội thế giới,
GD hôm nay và ngày mai” đã chính thức xác nhận tính pháp lý của tư tưởng HTSĐ không chỉ ở Pháp mà trên phạm vi quốc tế Từ đó quan niệm HTSĐ ngày càng thâm nhập vào thực tiễn GD của nhiều nước trên thế giới có nền
các phương tiện thông tin hiện đại vào việc học tập của mình
Tại Nhật Bản, có thể nói đây là nước đi đầu trong việc triển khai tư tưởng HTSĐ và xây dựng XHHT Ngay từ những năm 70 Nhật Bản đã công
bố cuốn sách trắng, trong đó khẳng định: Nhật Bản đang đối diện với mục tiêu của việc cải cách GD thế kỷ XXI: “Thực hiện một XHHT suốt đời” Trong lĩnh vực triển khai XHHT, Nhật Bản cũng là nước đi đầu với hệ thống Trung tâm học tập cộng đồng (KO-MIN-KAN), các nhà bảo tàng, các thư viện nhà văn hóa và các cơ sở GD xã hội khác
Trang 221.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển Trung tâm học tập cộng đồng
Việc thực hiện HTSĐ và xây dựng XHHT phải được gắn kết chặt chẽ với các phương thức GD mở: GD chính quy, GD không chính quy, GD phi chính quy hay GD ban đầu và GD tiếp tục hay là GD thường xuyên với đặc trưng là GD cộng đồng và được thực hiện bởi Trung tâm HTCĐ
UNESCO xem mô hình Trung tâm HTCĐ là một công cụ, một cơ chế có hiệu quả nhất trong việc thực hiện GD cho mọi người và mọi người cho GD Trung tâm HTCĐ nổi lên như là mô hình lý tưởng để thực thi HTSĐ và tạo lập một XHHT Như vậy, phát triển Trung tâm HTCĐ là con đường tất yếu để thực hiện mục tiêu HTSĐ và xây dựng XHHT ở bất kỳ một quốc gia nào
Có thể nói, Nhật Bản là nước đi đầu trong nghiên cứu và triển khai phát triển mô hình Trung tâm HTCĐ trên thế giới Ra đời từ thế kỷ XVII, từ phong trào xóa mù chữ cho người dân, các địa phương đã tự tổ chức hình thành các
cơ sở xóa mù chữ với tên gọi là Têrakôya Đến sau đại chiến thế giới lần thứ hai, Bộ GD Nhật Bản hình thành mô hình GD xã hội mới, gọi là Kôminkan Phát triển các Kôminkan không những do nhu cầu của cộng đồng mà còn được người dân tham gia tích cực Bên cạnh sự quản lý chỉ đạo của Nhà nước
về Kôminkan còn có các phong trào của quần chúng với khẩu hiệu: Phát triển
Kôminkan trước hết để xây dựng làng xã Chính nhờ những chủ trương đó mà
Kôminkan phát triển không ngừng: năm 1947 mới chỉ có 3.537 trung tâm, đến năm 2002 là 17.947 và hiện nay trên khắp nước Nhật đã có 18.000 Kôminkan hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước trung ương và địa phương, 76.883 Kôminkan do người dân quản lý Kôminkan đã phủ khắp 90% làng xã/thị trấn trên toàn quốc và trở thành nền móng vững chắc trong việc xây dựng cộng đồng Điều đáng chú ý là việc phát triển các Kôminkan của Nhật Bản có quy
mô thôn (làng), gắn liền với đời sống của cộng đồng dân cư thôn/làng
Tại Thái Lan, năm 1977 Chính phủ Thái Lan đã triển khai Đề án GD không chính quy, trong đó đề cập ngay đến việc phát triển nhanh các Trung
Trang 23tâm HTCĐ Đến năm 2006, Thái Lan đã phát triển được 7000 Trung tâm HTCĐ cấp xã Các trung tâm này chịu sự quản lý của dân làng Trong các trung tâm có thư viện, phòng đọc sách báo, phòng hội họp, sinh hoạt câu lạc
bộ, xem ti vi hoặc các sinh hoạt cộng đồng khác
Tại Ấn Độ, Chính phủ đã xác định muốn đẩy nhanh chiến lược xóa mù chữ, trước hết phải xây dựng được các cơ sở hạ tầng của GD người lớn Năm
1988, Chính phủ đã ra quyết định thành lập hàng loạt các Trung tâm HTCĐ trong cả nước Những trung tâm này chủ yếu do cộng đồng tự cam kết thành lập và quản lí, là nơi chính thức tổ chức các hoạt động xóa mù chữ và GD cộng đồng
Tóm lại, tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà việc quản lí phát triển các Trung tâm HTCĐ có khác nhau, nhưng đều chung một mục đích là làm sao có được những cơ sở GD của cộng đồng để cho mọi người dân được học tập và HTSĐ Một số nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách của một số quốc gia như Myanmar, Thái Lan, Ấn độ, Banglades, Nhật Bản, Trung Quốc… đã nghiên cứu về quản lí phát triển các Trung tâm HTCĐ và phương thức quản lí thích hợp nhất đối với quốc gia của mình
1.1.2 Ở Việt Nam
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu về học tập suốt đời và xã hội học tập
Ở Việt Nam, Các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập tới xu thế HTSĐ và xây dựng một XHHT Có thể nêu một số trong các nhà nghiên cứu về vần đề
này: Phạm Minh Hạc [42]],[43],[44], Vũ Ngọc Hải [45],[46], Nguyễn Vinh
Hiển [51], Nguyễn Minh Đường [39],[40], Phạm Tất Dong
[23];[24];[25],[26],[27],[28],[29], Nguyễn Ngọc Phú [60], Mạc Văn Trang [80], Tô Bá Trượng [81],[82], Nguyễn Hồng Sơn [70], Phạm Đỗ Nhật
Tiến[75], Thái Xuân Đào [33], [34], Bế Hồng Hạnh [49], Bùi Minh Hiền
[50], Trần Khánh Đức [37], [38], Nguyễn Tiến Đạt [35] đã nhấn mạnh quan
điểm, cơ sở lí luận về nền GD hiện đại và XHHT suốt đời, những vấn đề cơ
Trang 24bản để xây dựng XHHT ở nước ta, quan niệm mới về việc học Phạm Tất
Dong [29] đã đề cập đến nội dung phát triển các thiết chế GD trên địa bàn xã,
phường, thị trấn theo hướng xây dựng XHHT và những điều kiện để xây dựng XHHT ở xã, phường, thị trấn
Trong các năm 2004 và 2005, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam
và Viện Khoa học GD Việt Nam đã tổ chức hai cuộc Hội thảo toàn quốc với chủ đề xây dựng XHHT ở Việt Nam Hội thảo đã thu hút rất nhiều nhà khoa học GD và xã hội Nhiều vấn đề cơ bản về tư tưởng HTSĐ và xây dựng XHHT
ở Việt Nam đã được làm sáng tỏ như các khái niệm về HTSĐ về XHHT, cơ sở phương pháp luận của việc xây dựng XHHT, vai trò của XHHT trong thời đại mới, đổi mới căn bản và toàn diện nền GD để xây dựng XHHT Cũng từ đây, vấn đề HTSĐ và xây dựng XHHT đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam đưa vào các nghị quyết của Đảng và chủ trương chính sách của Nhà nước
1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển Trung tâm học tập cộng đồng
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu quản lý phát triển Trung tâm HTCĐ đã được triển khai từ rất sớm Năm 1995-1996, được sự hỗ trợ của UNESCO Băng Cốc, Trung tâm NC GDTX đã tổ chức thử nghiệm 4 Trung tâm HTCĐ tại Cao Sơn (Hòa Bình), Pú Nhung (Lai Châu), Việt Thuận (Thái Bình) và An Lập (Bắc Giang) Sau đó, Bộ GD&ĐT đã cho phép triển khai đến các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Tiền Giang, Long An Tại hai huyện Tủa Chùa và Phong Thổ của tỉnh Lai Châu đã xây dựng 40 Trung tâm HTCĐ Những năm tiếp theo, được sự phối hợp của Hội Khuyến học Việt Nam, mô hình phát triển các Trung tâm HTCĐ đã phát triển mạnh mẽ trong toàn quốc Năm 2006, cả nước đã có 7.384 Trung tâm HTCĐ quy mô xã phường/thị trấn, trong đó có nhiều tỉnh 100% xã phường trong tỉnh có Trung tâm HTCĐ như Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Đồng Tháp Đến nay số Trung tâm HTCĐ đã trên 10 ngàn trung tâm, có thể nói gần như 100% xã phường/thị trấn trong cả nước đều có Trung tâm HTCĐ
Trang 25Ngoài việc xây dựng, phát triển về số lượng, các tổ chức, các nhà khoa học Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu và đóng góp lớn trong việc xây dựng cơ
sở lí luận cho việc phát triển các Trung tâm HTCĐ: Tô Bá Trượng [81],[82], Thái Xuân Đào[34], Bế Hồng Hạnh [49], Ngô Quang Sơn [67];[68];[69], Tạ Ngọc Sỹ [71]
Năm 2004, Vụ giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT phối hợp với Hiệp hội Quốc gia các tổ chức UNESCO Nhật Bản (NFUAJ) đã cho xuất bản cuốn tài liệu: “Phát triển Trung tâm học tập cộng đồng” và “Sổ tay thành lập Trung
tâm HTCĐ Năm 2005, Hội Khuyến học kết hợp với Ngành GD&ĐT tổ chức
Hội nghị sơ kết 5 năm xây dựng và phát triển Trung tâm HTCĐ, ở đó đã cho phát hành nhiều tài liệu lí luận và thực tế về phát triển Trung tâm HTCĐ ở Việt Nam
Được sự giúp đỡ của UNESCO (Băng Cốc, Nhật Bản), Việt Nam đang
là một trong những nước phát triển mạnh cả về phương diện lí luận cũng như
về mạng lưới Trung tâm HTCĐ để thỏa mãn nhu cầu HTSĐ của mọi tầng lớp nhân dân Thực tiễn hoạt động của các Trung tâm HTCĐ trong cả nước nhiều cấp uỷ Đảng, chính quyền ở các tỉnh, thành phố đã khẳng định rằng: Trung tâm HTCĐ là công cụ quan trọng góp phần ổn định tình hình chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội Trung tâm HTCĐ đã và đang trở thành trường học của nhân dân lao động, là cơ sở quan trọng để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở Trung tâm HTCĐ đã góp phần đẩy mạnh việc củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác XMC - phổ cập giáo dục tiểu học, nâng tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và tăng tỷ lệ người biết chữ
Qua thực tế các Trung tâm HTCĐ đã góp phần giúp người lao động biết cách xoá đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, phấn đấu làm giàu chính đáng thông qua việc truyền nghề và dạy nghề ngắn hạn
Trang 26- Về chăn nuôi: Nhiều chuyên đề mới đã được ứng dụng và được thực
tiễn đúc rút thành những bài học quý như nuôi ba ba thịt, ba ba giống ở xã Cảnh Thuỵ (Yên Dũng - Bắc Giang), Quận 12 (Tp Hồ Chí Minh), Đức Thuỵ (Quảng Bình); nuôi heo, bò, ong, cá bằng phương pháp áp dụng công nghệ mới ở tỉnh Đồng Nai Rất nhiều Trung tâm HTCĐ đã giúp bà con nông dân nuôi tôm, lợn hướng nạc, gà siêu trứng, bò sữa …
- Về trồng trọt: Phổ biến những tiến bộ kĩ thuật được cộng đồng chú ý
như, giống mới, phương pháp phòng trừ sâu bệnh cho lúa, ngô, cây ăn quả Những giống lúa mới và phương pháp phun thuốc trừ sâu cho lúa được giới thiệu tại Trung tâm HTCĐ qua các hình thức tập huấn (như ở Nghĩa Thắng -Nam Định, Quảng Xương, Tĩnh Gia - Thanh Hoá) Có những cộng đồng mạnh dạn trồng rau sạch cung cấp cho thành phố (Yên Dũng - Bắc Giang) hoặc trồng mai vàng cung cấp cho cả nước (phường Thạch Lộc - Tp Hồ Chí Minh) Mỗi địa phương khác nhau, có cách làm, cách nghĩ khác nhau để nâng cao hiệu quả cây trồng
- Nghề thủ công: Đã có những Trung tâm HTCĐ cử người đi học nghề
để trở thành chuyên gia về sản xuất mây tre đan; sản xuất muối tinh khiết với công nghệ đơn giản nhưng giá trị gấp 3 lần muối thô (Tĩnh gia - Thanh hoá); hướng dẫn người khiếm thị dệt vải ( quận 12 - Tp Hồ Chí Minh) Trung tâm HTCĐ góp phần thúc đẩy việc thực hiện của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở cộng đồng dân cư
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình xây dựng và phát triển Trung tâm HTCĐ còn có nhiều khó khăn, yếu kém và bất cập, cụ thể là: Trung tâm HTCĐ là hình thức học tập mới được tổ chức tại nước ta, nên chưa có danh mục để đầu tư từ ngân sách nhà nước Đây cũng là trở ngại rất lớn trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp tài liệu và trang thiết bị học tập Hoạt động của các Trung tâm HTCĐ được duy trì chủ yếu dựa vào tinh thần trách nhiệm của ngành GD&ĐT, của Hội Khuyến học
Trang 27và chính quyền địa phương cũng như lòng nhiệt tình của người dạy và người học.Trung tâm HTCĐ phát triển chưa đều, mới phát triển ở các vùng ven đô, đồng bằng và trung du Tại các thành phố, thị xã hoặc vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, các trung tâm này chưa phát triển
Đa số các Trung tâm HTCĐ hoạt động chưa có hiệu quả, nội dung và hình thức tổ chức học tập cho người lao động còn nghèo nàn Mặt khác, do chưa có cơ chế phối hợp, phân rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành từ trung ương đến các đơn vị cơ cở nên nhiều ngành, tổ chức xã hội chưa có trách
nhiệm hỗ trợ cho các Trung tâm HTCĐ hoạt động
Từ tổng quan nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Xây dựng và phát triển Trung tâm HTCĐ là vấn đề được quan tâm của nhiều nước trên thế giới, trong có nước ta xuất phát từ những lợi ích mà các Trung tâm HTCĐ mang lại đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội nói chung và phát triển; đồng thời nó cũng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
- Số lượng các công trình nghiên cứu về Trung tâm HTCĐ và phát triển Trung tâm HTCĐ còn khá khiêm tốn so với tầm quan trọng của nó
- Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về “Phát triển các
Trung tâm HTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh”
1.2 Các khái niệm có liên quan
1.2.1 Cộng đồng
1.2.1.1 Khái niệm
Cộng đồng (Community) được hiểu theo nghĩa chung nhất là: “một cơ thể sống/cơ quan/tổ chức nơi sinh sống và tương tác giữa cái này với các khác” Trong khái niệm này, điều đáng chú ý, được nhấn mạnh: cộng đồng là
“cơ thể sống”, có sự “tương tác” của các thành viên Tuy nhiên, các nhà khoa học, trong khái niệm này không chỉ cụ thể “cái này” với “cái khác” là cái gì,
Trang 28con gì Đó có thể là các loại thực vật, cũng có thể là các loại động vật, cũng
có thể là con người – cộng đồng người
Cộng đồng là hình thức chung sống trên cơ sở sự gần gũi của các thành viên về mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết (gia đình, tình bạn cộng đồng yêu thương) được chính họ tìm kiếm và vì thế được con người cảm thấy có tính cội nguồn Và cộng đồng được xem là một trong những khái niệm nền tảng nhất của xã hội học, bởi vì nó mô tả những hình thức quan hệ
và quan niệm về trật tự, không xuất phát từ các tính toán lợi ích có tính riêng
lẻ và được thỏa thuận theo kiểu hợp đồng mà hướng tới một sự thống nhất về tinh thần - tâm linh bao quát hơn và vì thế thường cũng có ưu thế về giá trị Cộng đồng người có tính đa dạng, tính phức tạp hơn nhiều so với các cộng đồng sinh vật khác Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng có nhiều tuyến nghĩa khác nhau đồng thời cộng đồng cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau: xã hội học, dân tộc học, y học… Khi nói tới cộng đồng người, người ta thường quy vào những “nhóm xã hội” có cùng một hay nhiều đặc điểm chung nào đó, nhấn mạnh đến đặc điểm chung của những thành viên trong cộng đồng
Theo quan điểm Mác – Xít, cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng hóa lợi ích giống nhau của các thành viên về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của
họ, sự gần gũi các cá nhân về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động Quan niệm về cộng đồng theo quan điểm Mác – Xít là quan niệm rất rộng, có tính khái quát cao, mang đặc thù của kinh tế - chính trị Dấu hiệu đặc trưng chung của nhóm người trong cộng đồng này chính là “điều kiện tồn tại
và hoạt động”, là “lợi ích chung”, là “tư tưởng”, “tín ngưỡng”, “giá trị”chung…Thực chất đó là cộng đồng mang tính giai cấp, ý thức hệ
Trang 29Xuất phát từ tiếng La tinh, “cộng đồng” – Communis có nghĩa là
“chung/công cộng/được chia sẻ với mọi người hoặc nhiều người” Đặc điểm/ dấu hiệu chung của cộng đồng này chính là đặc điểm để phân biệt nó với cộng đồng khác
Dấu hiệu/ đặc điểm để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác có thể là bất cứ cái gì thuộc về con người và xã hội loài người, màu da, đức tin, tôn giáo, lứa tuổi, ngôn ngữ, nhu cầu, sở thích nghề nghiệp… nhưng cũng có thể là vị trí địa lý của khu vực (địa vực), nơi sinh sống của nhóm người đó như làng xã, quận huyện, quốc gia, châu lục… Những dấu hiệu này chính là những ranh giới để phân chia cộng đồng
Theo từ điển xã hội học của Harper Collins, cộng đồng được hiểu là
“mọi phức hợp các quan hệ xã hội được tiến hành trong lĩnh vực kinh tếcụ thể, được xác định về mặt địa lý, hàng xóm hay những mối quan hệ mà không hoàn toàn về mặt cư trú, mà tồn tại ở một cấp độ trừu tượng hơn”
Tóm lại, trong đời sống xã hội, cộng đồng là một danh từ chung chỉ tập hợp người nhất định nào đó với hai dấu hiệu quan trọng: 1/ họ cùng tương tác với nhau; 2/ họ cùng chia sẻ với nhau (có chung với nhau) một hoặc một vài đặc điểm vật chất hay tinh thần nào đó
1.2.1.2 Phân loại cộng đồng
Tùy theo mục đích nghiên cứu mà người ta phân loại cộng đồng theo những dấu hiệu khác nhau Trong một số tài liệu, người ta lại chia cộng đồng theo 2 nhóm như sau:
Nhóm cộng đồng theo địa vực: thôn xóm, làng bản, khu dân cư, phường
xã, quận huyện, thị xã, thành phố, khu vực, châu thổ cho đến cả quả địa cầu của chúng ta Ở nước ta, ở quy mô tỉnh, thành phố thì chúng ta có 63 tỉnh, thành phố, theo quy mô xã phường thì chúng ta có trên chục ngàn xã, phường,
ở quy mô thôn xóm, khu dân cư (nhỏ hơn xã phường) thì chúng ta có hàng trăm ngàn cộng đồng
Trang 30Nhóm cộng đồng theo nền văn hóa: nhóm này bao gồm: cộng đồng theo
hệ tư tưởng, văn hóa, tiểu văn hóa, đa sắc tộc, dân tộc thiểu số… Nhóm này cũng có thể bao gồm cả cộng đồng theo nhu cầu và bản sắc như cộng đồng người khuyết tật, cộng đồng người cao tuổi
Nhóm cộng đồng theo tổ chức: được phân loại từ các tổ chức không chính thức như tổ chức gia đình, dòng tộc, hội hè cho đến những tổ chức chính thức chặt chẽ hơn như các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị, tổ chức hành chính nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, xã hội… từ phạm vi nhỏ ở một đơn vị hoặc trong phạm vi quốc gia cho đến phạm vi quốc tế
Cũng có thể phân loại cộng đồng theo đặc điểm khác biệt về kinh tế -
và tổ dân cư/khu dân cư (địa bàn thành thị) cùng với hệ thống các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức nghề nghiệp… mà những người dân đó là thành viên dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước Như vậy, cộng đồng là một đơn vị hành chính, kinh tế - xã hội có tính độc lập tương đối so với các cộng đồng khác trong một quốc gia Trong mỗi cộng đồng có các thành viên cộng đồng là các cá nhân hoặc gia đình đang sinh sống trên địa bàn, có những tổ chức hành chính nhà nước, tổ chức xã hội
mà các thành viên cộng đồng tham gia sinh hoạt trên địa bàn dân cư, các tổ chức kinh tế, dịch vụ mà thành viên cộng đồng tham gia làm việc (cũng có thể thành viên không làm việc ở đó)
Trang 31Ở Việt Nam ngày nay, các tổ chức chính trị - xã hội đó có thể là các tổ chức trong khối Mặt trận tổ quốc xã phường: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phường/xã; Hội/chi hội Phụ nữ; Hội/chi hội người cao tuổi; Hội/ chi hội Cựu chiến binh; Hội nông dân (đối với địa bàn nông thôn); tổ chức tôn giáo (nếu có)… Tổ chức chính quyền: Ủy ban nhân dân; Hội đồng nhân dân; một số tổ chức kinh tế địa phương: Hợp tác xã nông nghiệp; Hợp tác xã thủ công, Doanh nghiệp… Các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn có Trạm Y tế xã/ phường; bệnh viện, trường học; tổ chức Đảng, chi bộ Đảng
1.2.2 Giáo dục cộng đồng
Giáo dục cộng đồngđược hiểu là:“ vấn đề giáo dục phải bắt nguồn từ
nguyện vọng và phải nỗ lực thỏa mãn nguyện vọng của cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng Giáo dục cộng đồng không chỉ thuộc
về và dành cho cộng đồng, mà chính cộng đồng phải có các quyền lực quan trọng quyết định các hoạt động giáo dục và có trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động này”
Giáo dục cộng đồng nhằm mục đích phát triển cộng đồng theo chiều hướng tích cực Giáo dục cộng đồng được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong những hoàn cảnh cụ thể và điều kiện cụ thể Giáo dục cộng đồng diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong cộng đồng Trung tâm HTCĐ là nơi thuận tiện nhất trong việc thực hiện học tập thường xuyên, HTSĐ của người dân trong cộng đồng
1.2.3 Trung tâm học tập cộng đồng và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng
1.2.3.1 Trung tâm học tập cộng đồng
* Khái niệm
Theo quan niệm của UNESCO khu vực, Trung tâm HTCĐ là cơ sở giáo dục không chính quy của làng/xã, thường do cộng đồng thành lập và quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển cộng đồng thông qua việc tạo cơ hội HTSĐ của người dân trong cộng đồng
do cộng đồng và vì lợi ích của cộng đồng [86]
Trang 32Ở Việt Nam, theo các nhà nghiên cứu, Trung tâm HTCĐ là một tổ chức (thiết chế) cơ sở giáo dục không chính quy được tổ chức trên địa bàn xã, phường và thị trấn Trung tâm HTCĐ là tổ chức giáo dục đã đưa đến tận những người dân, đặc biệt là những lao động không có điều kiện tới trường chính quy và những người nghèo, những người trong các nhóm yếu thế các cơ hội học tập [25] Cũng có thể hiểu Trung tâm HTCĐ là một thiết chế giáo dục người lớn quan trọng trong thế kỷ XXI; là một loại thiết chế giáo dục thường xuyên được tổ chức trên địa bàn xã, phường, thị trấn và với quan niệm Trung tâm HTCĐ cũng là một cơ sở giáo dục thì khái niệm Trung tâm HTCĐ trong
luận văn này được hiểu như sau: Trung tâm HTCĐ là cơ sở giáo dục thường
xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, hoạt động dưới sự hỗ trợ, giám sát của Nhà nước; đồng thời có sự tham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư Cơ chế hoạt động của Trung tâm HTCĐ là Nhà nước và nhân dân cùng làm
* Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm học tập cộng đồng
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm HTCĐ được quy định như sau:
Vị trí của trung tâm học tập cộng đồng
1 Trung tâm HTCĐ là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản
lý, hỗ trợ của Nhà nước; đồng thời phải phát huy mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm
2 Trung tâm HTCĐcó tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng
Chức năng của trung tâm học tập cộng đồng
Hoạt động của Trung tâm HTCĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời; được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm; nâng
Trang 33cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng; là nơi thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật đến với mọi người dân
Nhiệm vụ của trung tâm học tập cộng đồng
1 Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong cộng đồng; phối hợp triển khai các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các dự án, chương trình tại địa phương
2 Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, tư vấn khuyến học, giáo dục cho con em nhân dân địa phương, phòng chống tệ nạn xã hội
3 Điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng, xây dựng nội dung và hình thức học tập phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng
4 Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị của trung tâm theo quy định của pháp luật
* Nguồn lực của Trung tâm HTCĐ
Trung tâm HTCĐ thực hiện nhiều nhiệm vụ, chức năng khác nhau, do đó
để hình thành và phát triển bền vững thì việc tạo nguồn lực cho Trung tâm là rất cần thiết Các nguồn lực ở đây gồm: nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực
a.Nhân lực: Gồm bộ phận quản lý (Ban Quản lý hay Ban Chủ nhiệm) và
hướng dẫn viên (Cán bộ chuyên môn, hướng dẫn viên, Cán bộ trợ giảng )
b.Vật lực : Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt
động, thư viện
c.Tài lực: Nguồn kinh phí phục vụ cho việc thành lập, tu bổ Trung tâm,
mua sắm trang thiết bị, tài liệu học tập… để tổ chức các hoạt động
d.Tin lực: Nguồn tài nguyên thông tin Các thông tin này có thể tìm
kiếm, khai thác trên Internet để phục vụ cho cộng đồng hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí, …
Trang 34Nguồn lực cho hoạt động của Trung tâm cũng chủ yếu khai thác từ cộng đồng Nguồn lực tại chỗ có thể kể đến là nhân lực, vật lực, tài lực của các thành viên trong cộng đồng, CSVC kỹ thuật và nguồn tài chính sẵn có của các
cơ quan, đoàn thể địa phương, sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn…
Nguồn lực từ bên ngoài có thể khai thác bao gồm các nguồn tài trợ của nhà nước, của các tổ chức quốc tế thông qua các chương trình, dự án phát triển cộng đồng Các chương trình dự án này thường do các ngành chức năng quản lý và điều phối Trung tâm HTCĐ có thể tham gia, phối hợp với các cơ quan hữu quan từ việc xây dựng dự án đến việc thực hiện dự án
* Những nét đặc trưng về tổ chức hoạt động của các Trung tâm HTCĐ
1) Tính đa dạng, linh hoạt
Trung tâm HTCĐ là nơi cung ứng cơ hội học tập cho tất cả mọi người
có nhu cầu, vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ đó trung tâm phải thực hiện đa dạng các hoạt động giáo dục Tính đa dạng thể hiện ở các mặt:
- Đa dạng các loại chương trình giáo dục: chương trình xóa mù chữ, sau xóa mù chữ và các kỹ năng sống, chương trình tạo thu nhập, chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống
- Đa dạng hình thức tổ chức
- Đa dạng về không gian, thời gian
Tính linh hoạt thể hiện ở việc thực hiện tất cả các nội dung hoạt động, trung tâm không thể hoàn thành được nếu không có sự liên kết, hợp tác với các lực lượng, các tổ chức quần chúng cùng tham gia Vai trò trung tâm ở đây
là đầu mối liên kết tất cả các ban ngành, cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội để
tổ chức các hoạt động học tập thiết thực phục vụ người dân và nhiệm vụ kinh
tế, chính trị, xã hội của địa phương Chẳng hạn, chương trình XMC và sau xoá mù chữ có thể tổ chức hướng dẫn để Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên thực hiện; các chương trình tạo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống có thể
phối hợp với ngành nông - lâm nghiệp, ngành ytế cùng tổ chức thực hiện
Trang 352 Tính mềm dẻo
Tính mềm dẻo trong hoạt động giáo dục là một trong những nét đặc trưng của Trung tâm HTCĐ Mềm dẻo biểu hiện ở tính năng động, nhạy bén, linh hoạt của tổ chức, đặc biệt là của Trung tâm HTCĐ trong cơ chế thị trường Tính mềm dẻo còn cho phép kiểu hoạt động của trung tâm theo
cơ chế mới, không khép kín để thu hút và cung ứng được mọi cơ hội học tập cho mọi người, mọi nhu cầu với mọi điều kiện khác nhau Mềm dẻo phải biểu hiện đầy đủ các mặt: mềm dẻo nội dung, mềm dẻo chương trình, mềm dẻo về tổ chức, quản lý và có khi phải mềm dẻo cả về hiệu quả kinh
tế Đặc biệt phải hết sức mềm dẻo trong việc xử lý các mối quan hệ trong việc xác định nội dung và cách thức thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể của mình cho phù hợp với từng đối tượng phục vụ và đối tác phối hợp
3 Tính thiết thực, khả thi
Tính thiết thực, khả thi nói lên sự đảm bảo tương đối có cơ sở của việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm Mọi hoạt động của trung tâm phải được xây dựng trên cơ sở đã tính hết các điều kiện bên trong, bên ngoài, trên dưới Không được đề ra các nhiệm vụ vượt quá khả năng của trung tâm Điều đó cũng nhắc nhở cho trung tâm phải lựa sức mình, lựa sức các đối tác liên kết, lựa sức Nhà nước, cộng đồng trong việc xây dựng và hoạch định kế hoạch hoạt động và đồng thời cũng là để đảm bảo lòng tin của mọi người đối với trung tâm
Như vậy, nét đặc trưng về tổ chức hoạt động của Trung tâm HTCĐ là điều tra, khảo sát nắm toàn bộ các thông tin cần thiết cho việc tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của trung tâm đồng thời phải biết tìm mọi cách liên kết với tất cả các tổ chức giáo dục, tổ chức quần chúng, các tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhằm hỗ trợ lẫn nhau cùng thực hiện mục đích giáo dục phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng
Trang 361.2.3.2 Phát triển Trung tâm học tập cộng đồng
* Quan niệm về phát triển Trung tâm HTCĐ
Theo triết học duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật
Phát triển liên quan đến 2 khía cạnh: 1) Sự tăng lên về số lượng và chủng loại, chẳng hạn như tăng số lượng Trung tâm HTCĐ và các cơ sở giáo dục khác nhằm mục đích tăng cơ hội học tập cho mọi người ở tất cả các xã, phường, thị trấn; 2) Sự thay đổi về chất lượng, chẳng hạn như việc thực hiện một cách hiệu quả việc đổi mới chương trình giáo dục; nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên; và đầu tư trang bị các bộ đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm, thực tập, nhằm cải thiện về chất lượng giáo dục
Như vậy, phát triển là quá trình biến đổi về số lượng, đó là sự tăng trưởng; còn về mặt phẩm chất thì nhất định phải có sự biến đổi về mặt chất lượng theo hướng tiến bộ
Dựa vào lý luận chung về phát triển, quan niệm phát triển Trung tâm
HTCĐ trong luận văn được thể hiện như sau: Phát triển Trung tâm HTCĐ là
quá trình tăng việc cung cấp các cơ hội và điều kiện học tập của cộng đồng cùng với việc cải thiện chất lượng học tập đáp ứng sự tiến bộ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng theo hướng xây dựng xã hội học tập
Phát triển Trung tâm HTCĐ là những tiến trình, qua đó nỗ lực của người dân kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện học tập đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng và giúp cộng đồng đó hòa nhập và đóng góp vào tiến trình phát triển chung của mỗi huyện, tỉnh và cả quốc gia (dựa trên định nghĩa phát triển cộng đồng của Liên Hợp Quốc (Định nghĩa của liên hợp quốc 1956)
Nội dung của phát triển Trung tâm HTCĐ = Nỗ lực của người dân + Hỗ trợ của chính quyền
Trang 37Sự tham gia của người dân với sự tự lực tối đa Chẳng hạn như việc người dân tham gia vào việc đề xuất nhu cầu học tập, lập kế hoạch phát triển Trung tâm HTCĐ Người dân tham gia vào việc quản lý các địa điểm học tập, quản
lý nguồn tài liệu học tập, quản lý các nguồn lực khác phục vụ cho học tập của cộng đồng
Sự hỗ trợ kỹ thuật và các nguồn lực để khuyến khích sáng kiến, sự tương trợ để các nỗ lực học tập của người dân có hiệu quả cao Chẳng hạn như, chính quyền và các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ việc xây dựng CSVC - KT của Trung tâm HTCĐ, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ quản
lý và các cộng tác viên tham gia giảng dạy, hỗ trợ phát triển các dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ thành lập các nhóm tín dụng quy mô nhỏ, thành lập các nhóm đồng sở thích, v.v
Như vậy: Nội dung của tiến trình phát triển Trung tâm HTCĐ là tiến trình
giải quyết vấn đề của cộng đồng Thông qua đó cộng đồng được gia tăng sức mạnh do nâng cao kiến thức và kỹ năng phát hiện phân tích vấn đề, xác định thứ tự ưu tiên các vấn đề đó, huy động các nguồn lực để giải quyết bằng hành động chung
* Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển Trung tâm HTCĐ
- Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chủ trương
“Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”
- Kết luận Hội nghị BCH TW Đảng lần 6 (khoá IX) đã chỉ rõ: “Phát triển
giáo dục không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã,
phường gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập”
- Đặc biệt, Hội nghị TW Đảng lần thứ 7 (khoá IX) đã chủ trương tiến hành ba cuộc vận động lớn: “Toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi -Toàn dân xây
Trang 38dựng đời sống văn hoá - Toàn dân xây dựng phong trào cả nước trở thành một
xã hội học tập - học tập suốt đời”
- Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 9 (khoá IX) cũng đã khẳng
định: "Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập"
- Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 chỉ rõ “Cùng cố và mở thêm các
cơ sở GDTX như TTGDTX, Trung tâm HTCĐ, trường BTVH nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của mọi người, ở mọi lứa tuổi và trình độ”
- Ngày 09/01/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/2003/QĐ-TTg về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kết luận Hội nghị lần 6 BCH TW Đảng khoá IX về GDĐT đã quy định “Giao cho
Bộ GD & ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Hội Khuyến học Việt Nam, Bộ
LĐ-TB và XH, UBND các tỉnh, thành phố xây dựng đề án mở rộng các Trung
tâm HTCĐ”
- Ngày 18/5/2005 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010" Một trong các mục tiêu của Đề án là đến năm 2010 có trên 80% các xã, phường, thị trấn trong cả nước xây dựng được Trung tâm HTCĐ
- Ngày 19/5/2005, Quốc hội thông qua Luật Giáo dục sửa đổi, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2006, trong đó quy định GDTX nằm trong hệ thống GDQD và Trung tâm HTCĐ là cơ sở của GDTX ở xã, phường, thị trấn
Tất cả các chủ trương trên của Đảng và Nhà nước đều khẳng định sự cần thiết phải xây dựng và phát triển Trung tâm HTCĐ như một công cụ thiết yếu
để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
* Nội dung phát triển các Trung tâm HTCĐ
Đối với trung tâm HTCĐ, khả năng điều hành của Chủ nhiệm trung tâm- người tổ chức, chỉ đạo thực hiện, tiến hành đánh giá các hoạt động chuyên môn và đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên - những người trực tiếp
Trang 39đứng lớp thực hiện các chuyên đề là những yếu tố quyết định đến sự phát triển của trung tâm HTCĐ Do đặc thù của các Trung tâm HTCĐ tại xã, phường, thị trấn: đây là một hình thức giáo dục không chính quy, của dân, do dân, vì dân, do cấp uỷ Đảng chỉ đạo, UBND địa phương đứng ra thành lập và quản lý Chủ nhiệm và đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên hầu hết là kiêm nhiệm.Vì thế, để phát triển Trung tâm Trung tâm HTCĐ cần nâng cao năng lực quản lý của Chủ nhiệm các Trung tâm HTCĐ và bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên
1.2.4 Xã hội học tập và học tập suốt đời
1.2.4.1 Xã hội học tập
Thuật ngữ “Xã hội học tập” được UNESCO nêu lên lần đầu tiên cách đây hơn 30 năm Xã hội học tập bao gồm 2 khía cạnh có quan hệ mật thiết với nhau:
Thứ nhất: Là mọi tổ chức, tập thể, mọi cá nhân theo khả năng của mình
đều có thể cung ứng cơ hội học tập cho cộng đồng
Thứ hai: Là giáo dục hóa xã hội tạo ra một xã hội học tập Mọi người
trong xã hội đều có thể tận dụng cơ hội để học tập và tham gia phát triển giáo dục cộng đồng tùy theo nhu cầu, khả năng và điều kiện nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, của cộng đồng và của toàn xã hội
Theo báo cáo của UNESCO: Xã hội học tập bao hàm ý niệm giáo dục là một chức năng của các bộ phận trong xã hội chứ không riêng gì của các cơ quan giáo dục Về bản chất, xã hội học tập là một xã hội mà trong đó mọi người đều học tập, học thường xuyên, học suốt đời và mọi lực lượng trong xã hội đều có trách nhiệm tạo cơ hội học tập cho mọi người; là một xã hội mà trong đó các tổ chức trong xã hội đều là người cung cấp giáo dục, mọi công dân đều phải học tập và triệt để tận dụng cơ hội do xã hội học tập cung cấp
Ở nước ta, Văn kiện Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy”, thực hiện “Giáo dục cho mọi người”, “Cả nước trở thành xã hội
Trang 40học tập”: Văn kiện Đại hội X của Đảng nhấn mạnh:“Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống giáo dục suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người với những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục”
Tóm lại, có thể nói xã hội học tập, mà nội dung cốt lõi của nó là học tập
suốt đời; đây là một xu thế mới trong quá trình phát triển của nhân loại ở thời
kỳ hậu công nghiệp Đó cũng là đòi hỏi của yêu cầu phát triển kinh tế, của tiến bộ khoa học và công nghệ và cũng là đòi hỏi của sự phát triển con người
ở thời đại mới
1.2.4.2 Học tập suốt đời
Theo Unesco, học tập suốt đời là quá trình học tập diễn ra trong suốt cả cuộc đời và dựa trên bốn trụ cột là: học để biết, học để làm việc, học để cùng nhau chung sống và học để làm người Việc học này được thông qua các phương thức giáo dục chính quy, giáo dụ ặc biệt là tự học
1.3 Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân
Cuộc cách mạng KH - CN đã mang lại những thành tựu vĩ đại, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ điều khiển, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano và hơn cả là sự xuất hiện máy tính hiện đại cùng hệ thống Internet v.v…Những thành tựu ấy đã tạo điều kiện để từng bước hình thành một nền kinh tế mới: kinh tế tri thức (Knowledge Economy) Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) “Kinh tế tri thức là nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất phân phối và sử dụng tri thức thông tin” GD&ĐT thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển, bởi vì GD&ĐT là hoạt động trực tiếp tác động đến việc nâng cao trí tuệ sự hiểu biết và năng lực vận dụng sáng tạo những tri thức, các thành tựu của KH - CN vào sản xuất Chỉ có thông qua GD&ĐT mới tạo dựng, động viên và phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực mà trước hết là nguồn lực con người cho sự phát triển kinh tế - xã hội Với tư