1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Khảo sát khả năng sinh trưởng phát triển của các loại ngọn ớt kiểng trên gốc ớt hiểm

83 205 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 30,53 MB

Nội dung

Trang 1

_ TRUONG DAI HOC CAN THO

KHOA NONG NGHIEP VA SINH HOC UNG DUNG

-oOo-

LÝ HƯƠNG THANH

KHAO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIÊN

CUA CAC LOAI NGON OT KIENG (Capsicum spp.)

TREN GOC OT HIEM

Trang 2

TRUONG DAI HOC CAN THO

KHOA NONG NGHIEP VA SINH HOC UNG DUNG

-oOo-

LÝ HƯƠNG THANH

Tên đề tài:

KHAO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIÊN

CUA CAC LOAI NGON OT KIENG (Capsicum spp.) TREN GOC OT HIEM

Cán bộ hướng dan: Sinh viên thực hiện:

PGS.TS, TRAN THI BA LY HUONG THANH

ThS VO THI BICH THUY MSSV: 3077333

Trang 3

TRUONG DAI HOC CAN THO

KHOA NONG NGHIEP VA SINH HOC UNG DUNG BO MON KHOA HQC CAY TRONG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học, với dé tai:

KHAO SAT KHA NANG SINH TRUONG, PHAT TRIEN CUA CAC LOAI NGON OT KIENG (Capsicum spp.)

TREN GOC OT HIEM

Do sinh viên Lý Hương Thanh thực hiện

Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010

Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS Trần Thị Ba

Trang 4

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây

Tác giả luận văn

Lý Hương Thanh

Trang 5

TRUONG DAI HOC CAN THO

KHOA NONG NGHIEP VA SINH HOC UNG DUNG BO MON KHOA HQC CAY TRONG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành

Nông học với đê tài:

KHAO SAT KHA NANG SINH TRUONG, PHAT TRIEN

CUA CAC LOAI NGON OT KIENG (Capsicum spp.) TREN GOC OT HIEM

Do sinh viên Lý Hương Thanh thực hiện và bảo vệ trước hội đồng

Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiỆp: - + c svcvrzvrxrrxrsree

Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá Ở TrỨC: - 5c cv

DUYET KHOA Cần Thơ, ngày tháng năm 2010

Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD Chủ tịch Hội đồng

Trang 6

QUA TRINH HQC TAP

I Ly lich so luge

Hg va tén: Ly Huong Thanh Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 09/08/1989 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: Xã Trung Hưng, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ

Con ông: Lý Trường Tôn Và bà: Trần Thị Giêng Chỗ ở hiện nay: Ấp Thạnh Qưới 1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ H Quá trình học tập 1 Tiêu học Thời gian: 1995-2000

Trường: Tiểu học Trung An 6

Địa chỉ: Xã Trung An, huyện Thốt Nót, tỉnh Cần Thơ

2 Trung học Cơ sở

Thời gian: 2000-2004

Trường: Trung học Cơ sở Trung Hưng

Địa chỉ: Xã Trung Hưng, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ 3 Trung học Phỏ thông

Thời gian: 2004-2007

Trường: Trung học Phổ thông Trung An

Địa chỉ: Xã Trung An, huyện Thốt Nót, tỉnh Cần Thơ 4 Đại học

Thời gian: 2007-2010 Trường: Đại học Cần Thơ

Địa chỉ: Đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Chuyên ngành: Nông học (Khóa 33)

Trang 7

Kinh dang!

Cha mẹ đã hết lòng nuôi nang, dạy dỗ con khôn lớn nên người

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

- PGS.TS Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, góp ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này

- ThS Võ Thị Bích Thủy đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn

chỉnh luận văn

- Cô vấn học tập Nguyễn Lộc Hiền đã quan tâm và dìu dắt lớp tơi hồn thành tốt khóa học

- Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học

Xin chân thành cảm ơn!

- Chị Lê Thị Thúy Kiều lớp Cao học Trồng trọt khóa 15 đã giúp tơi hồn

thành số liệu và chỉnh sửa luận văn

- Anh Nam, chị Thoảng cùng các bạn Vân, Khuyên, Thang, Thu, Nhinh, Loc,

Trang 8

LÝ HƯƠNG THANH 2010 “Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển của các loai ngon 6t Kiéng (Capsicum spp.) trên gốc ớt Hiểm” Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông học, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Ba và ThS Võ Thị Bích Thủy

TÓM LƯỢC

Đề tài được thực hiện tại nhà lưới khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng

từ tháng 03-08/2010 nhằm xác định tỉ lệ sống của các tổ hợp ghép trong vườn ươm;

đặc tính sinh trưởng, phát triển về chiều cao cây, số lá, số trái của 6 giống ớt Kiểng phép và đánh giá tính thấm mỹ của cây ớt Kiếng ghép (1 cây mà có 2 giống với

hình đạng và màu sắc trái khác nhau) Thí nghiệm được bố trí theo thê thức hoàn

toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức là 6 giống ớt Kiểng ghép trên cùng I1 loại gốc

ớt Hiểm: 1/ Ớt Cà, 2/ Tròn Trắng, 3/ Tròn Tím Lớn, 4/ Tròn Tím Nhỏ, 5/ Dài Trắng,

6/ Dài Xanh Mỗi nghiệm thức có 10 lần lặp lại

Kết quả thí nghiệm cho thấy tất cả các tổ hợp ghép trong vườn ươm đều có tỉ

lệ sống khá cao (70-93,33% thời điểm 12 NSKG); 6 giống ớt Kiếng ghép có chiều

cao cây từ 37,55 (Tròn Tím Lớn) đến 75,50 cm (ớt Cà); số lá từ 121,84 (Tròn Tím

Nhỏ) đến 246,40 lá/cây (Dài Xanh) và có số trái từ 18,50 (Tròn Trắng) đến 69,67 trái/cây (Dài Xanh) vào thời điểm 90NSKG; tô hợp ghép 2 giống khác nhau trên cùng 1 gốc đã tạo ra cây ớt Kiếng có hình dáng lạ (1 cây nhưng có 2 đạng trái) và

đẹp (màu sắc trái đa dạng)

Trang 9

MUC LUC Chuong Nội Dung Trang Tóm lược vũ Mục lục Vill Danh sach bang X Danh sách hình xI Mở đầu 1

1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Nguồn gốc, phân bố, phân loại và công dụng của cây ớt 1.1.1 Nguồn ốc 1.1.2 Phân bố 1.1.3 Phân loại 1.1.4 Công dụng của cây ớt 1.2 Đặc tính thực vật của cây ớt 1.2.1 Rễ 1.2.2 Thần 1.2.3 La 1.2.4 Hoa 1.2.5 Trai 1.2.6 Hat 1.3 Diéu kién ngoai canh 1.3.1 Anh sang 1.3.2 Nhiệt độ 1.3.3 Âm độ 1.3.4 Dat 1.3.5 Nước 1.3.6 Dinh dưỡng 1.4 Sâu bệnh hại quan trọng trên cây ớt 1.4.1 Sâu hại 1.4.2 Bệnh hại 1.5 Lịch sử nghiên cứu và ứng dụng phương pháp ghép \© WMO mOnHADTANDAARA A nA aA wv fs > Đ> PW WW DN NY ND LO

1.5.1 Lịch sử nghiên cứu và ứng dụng phương pháp ghép

1.5.2 Cơ sở khoa học của việc ghép cây 10

1.5.3 Mỗi quan hệ giữa gốc và ngọn ghép 10

1.5.4 Phương pháp ghép rau 11

Trang 10

1.6 Tình hình sản xuất và giá trị của hoa, cây kiếng

1.6.1 Tình hình sản xuất hoa, cây kiếng trên Thế giới và ở Việt Nam

1.6.2 Giá trị của hoa và cây kiếng 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện 2.1.1 Địa điểm và thời gian 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 2.2 Phương pháp 2.2.1 Bồ trí thí nghiệm 2.2.2 Kỹ thuật canh tác 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 2.2.4 Phân tích số liệu 3 KẾT QUÁ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ghi nhận tổng quát

3.2 Điều kiện ngoại cảnh

3.2.1 Nhiệt độ và âm độ không khí trong phòng phục hồi sau ghép

3.2.2 Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới

3.2.3 Nhiệt độ và âm độ không khí trong và ngoài nhà lưới

3.3 Sinh trưởng và phát triển của cây ớt Kiêng ghép 3.3.1 Tỉ lệ sống sau ghép

3.3.2 Thời gian từ ngày ghép đến ngày Ộ cây tro hoa, dau trai va co trai chin 50% dau tién 3.3.3 Chiều cao 3.3.3.1 Chiều cao cây 3.3.3.2 Chiều cao ngọn 3.3.4 Số lá trên cây 3.3.5 Đường kính 3.3.5.1 Đường kính gốc chỗi ghép 3.3.5.2 Đường kính gốc thân ngọn ghép

3.3.5.3 Tỉ lệ đường kính gốc chồi ghép/gốc thân ngọn ghép 3.3.6 Số lượng và kích thước trái trên cây

Trang 11

DANH SACH BANG

Bang Twa bang Trang

2.1 Đặc điểm về hình đạng, màu sắc trái cha 6 giống ot Kiéng thí nghiệm, nhà lưới khoa NN&SHUD, trường ĐHCT (03-08/2010) 15

2.2 _ Loại, lượng (kg/ha) và thời gian bón phân cho thí nghiệm; nhà lưới

khoa NN&SHUD, trường ĐHCT (03-08/2010) 23 3.1 Tỉ lệ sống sau ghép của 6 tô hợp ghép trong vườn ươm, nhà lưới

khoa NN&SHUD), trường ĐHCT (03-08/2010) 31 3.2 Thời gian từ ngày ghép đến ngày trổ hoa, đậu trái và có trái chín

50% đầu tiên của 6 giống ớt Kiếng ghép, nhà lưới khoa

NN&SHUD, trường DHCT (03-08/2010) 31

3.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 6 giống ớt Kiếng ghép khảo

sát tại nhà lưới khoa NN&SHUD, trường ĐHCT (03-08/2010) 33 3.4 _ Tốc độ tăng trưởng chiều cao ngọn của 6 giống ớt Kiếng ghép khảo

sát tại nhà lưới khoa NN&SHUD, trường DHCT (03-08/2010) 35 3.5 Tốc độ tăng trưởng số lá trên cây của 6 giống ớt Kiếng ghép khảo

sát tại nhà lưới khoa NN&SHUD, trường ĐHCT (03-08/2010) 37

3.6 _ Tỉ lệ đường kính gốc chồi ghép/gốc thân ngọn ghép của 6 giống ớt

Kiêng ghép khảo sát tại nhà lưới khoa NN&SHUD, trường ĐHCT

(03-08/2010) 40

3.7 Đánh giá cảm quan về đặc điểm trái trên cây, hình đạng và màu sắc

trái non của 6 giỗng ớt Kiếng ghép, nhà lưới khoa NN&SHUD,

trường ĐHCT (03-08/2010) 43

3.8 Đánh giá cảm quan tô hợp ghép 2 giống ớt khác nhau trên cùng l

gốc ớt Hiểm, nhà lưới khoa NN&SHƯD, trường ĐHCT (03-

Trang 12

DANH SACH HINH Hinh Twa hinh Trang 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5

Sáu giống ớt Kiếng thí nghiệm: (a) Ớt Cà, (b) Tròn Trắng, (c) Tròn Tím Lớn, (d) Tròn Tím Nhỏ, (e) Dài Trăng và (Ð Dài Xanh;

nhà lưới khoa NN&SHUD, trường ĐHCT (03-08/2010)

Cây con trong vườn ươm: Ớt Hiểm (a) thời điểm 9 ngày tuôi và (b) thời điêm 33 ngày tuôi (chuân bị trông sang ly), nhà lưới khoa NN&SHUD, trường ĐHCT (03-08/2010)

Cay con chuan bị ghép: (a) ớt Hiểm 58 ngày tuôi và (b) ớt Kiếng

43 ngày tuổi nhà lưới khoa NN&SHƯD, trường ĐHCT (03-08/2010)

Các bước thực hiện trong kỹ thuật ghép nỗi Ống cao su: (a)

chuẩn bị cắt gốc ghép, (b) cat bỏ ngọn của gốc ghép, (c) ngọn chuẩn bị được ghớp (trái) và gốc chuẩn bị phép, (d) cắt rời ngọn

ghép, (©) gắn ơng cao vào ngọn ghép và (Ð ân ngọn ghép có ông

cao su ân vào gôc ghép; nhà lưới khoa NN&SHƯD, trường ĐHCT (03-08/2010)

Các bước thực hiện trong kỹ thuật ghép nêm: (a) cắt ngang bỏ

ngọn và chẻ đôi gốc ghép, (b) ngọn chuẩn bị được ghép (trái) và gốc ghép đã được ghép 1 ngọn, (c) cắt rời ngọn ghép, (d) vát xéo hai bên ngọn ghép, (e) đặt ngọn ghép vào vị trí bố dọc của gốc ghép và (f0 dùng kẹp nhựa cố định vết ghép; nhà lưới khoa

NN&SHUD, trường ĐHCT (03-08/2010)

Nhiệt độ và âm độ không khí trong phòng phục hồi sau ghép

ngày 30/04/2010, nhà lưới khoa NN&SHUD, trường ĐHCT (03-08/2010)

Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới trong ngày nắng

15/06/2010, khoa NN&SHUD, trường DHCT (03-08/2010)

Nhiệt độ và âm độ khơng khí trong và ngồi nhà lưới trong ngày

năng 15/06/2010, khoa NN&SHUD, trường ĐHCT (03-08/2010)

Chiều cao cây của 6 giống ớt Kiếng ghép khảo sát tại nhà lưới khoa NN&SHUD, trường ĐHCT (03-08/2010)

Trang 13

3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11

Số lá trên cây của 6 giống ớt Kiếng ghép khảo sát tại nhà lưới khoa NN&SHƯD), trường DHCT (03-08/2010)

Đường kính gốc chỗồi ghép của 6 giống ớt Kiểng ghép khảo sát tại nhà lưới khoa NN&SHUD, trường ĐHCT (03-08/2010)

Đường kính gốc thân ngọn ghép của 6 giỗng ớt Kiêng ghép khảo sát tại nhà lưới khoa NN&SHUD, trường ĐHCT (03-08/2010)

Số trái trên cây của 6 giống ớt Kiếng ghép thời điểm 90 NSKG, nhà lưới khoa NN&SHUD, trường ĐHCT (03-08/2010)

Kích thước trái của 6 giống ớt Kiếng ghép thời điểm 90 NSKG tại nhà lưới khoa NNÑ&SHUD, trường DHCT (03-08/2010)

Hình dáng cây của tổ hợp ghép 2 giống ớt khác nhau trên cùng Í

Trang 14

MO DAU

Ot (Capsicum spp.) là cây thực phẩm, cây gia vị có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, và là nguồn được liệu quý trong y học; bên cạnh đó, một số loài ớt còn được dùng làm cây kiểng chưng Tết vì có hình dạng trái độc đáo và màu sắc trái tươi sáng, đa dạng Tuy nhiên, cây ớt Kiểng truyền thống đơn thuần chỉ có một dạng trái trên cây nên chưa

có giá trị cao Nếu trên cùng một cây ớt mà có nhiều dạng trái với nhiều màu sắc

khác nhau (như dạng trái tròn, màu tím hướng lên trời đan xen với trái dạng đài màu

đỏ hướng xuống đất) thì giá trị làm kiểng sẽ được tăng lên, đồng thời đáp ứng được

nhu cầu thẫm mỹ của người tiêu dùng Trên thực tế, nhờ vào phương pháp ghép tháp và nghệ thuật uốn tỉa, các nhà vườn đã tạo ra nhiều loại cây kiểng có hình dáng

lạ mắt gây sự chú ý cho người xem như một cây mai thấp nhỏ nhưng có nhiều màu

sắc hoa như mai vàng, trăng, đỏ và xanh; họ còn có sáng tạo trồng và điều chỉnh cây ăn trái thành cây kiếng lưỡng dụng, vừa có thê trang trí, vừa làm thực phẩm

Để nâng cao giá trị làm kiêng của cây ớt, giữ vững vị trí trong lĩnh vực kinh

tế và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, đề tài “Khảo sát khả năng sinh

trưởng, phát triển của các loại ngọn ớt Kiểng (Capsicum spp.) trên gốc ớt Hiểm” được thực hiện tại nhà lưới khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 03-08/2010 nhằm xác định tỉ lệ sống của các tổ hợp ớt ghép

trong vườn ươm; đặc tính sinh trưởng, phát triển của các giống ớt Kiêng ghép; đồng

thời, tạo tiền đề cho việc xây dựng quy trình ghép nhiều giống ớt trên cùng 1 cây

Trang 15

CHUONG 1

LUQC KHAO TAI LIEU

1.1 NGUON GOC, PHAN BO, PHAN LOAI

VA CONG DUNG CUA CAY OT

1.1.1 Nguồn gốc

Ot (Capsicum spp.) là cây trồng thuộc họ cà Solanaceae, có nguồn gốc từ Mexico, Trung va Nam My (Mai Thi Phuong Anh, 1999) Theo Bosland (1996), cây ớt được thuần hóa cách đây 7.000 năm nhưng theo tài liệu nghiên cứu của Nguyễn Việt Thăng và Trần Khắc Thi (1997), cây ớt được thuần hóa và trồng ở châu Âu, Ấn Độ cách đây hơn 500 năm từ 1 loài ớt cay hoang đại ở Nam Mỹ

1.1.2 Phân bố

Ớt được trồng nhiều ở các nước châu Phi, khu vực Đông và Nam châu A (Võ

Văn Chi, 2005) Ớt ngọt thường được trồng nhiều ở Trung và Nam Mỹ, Pêm,

Boolivia, Costa Rica, Mêhicô và ở hầu hết các nước châu Âu, ở châu Á ớt ngọt thường được trồng nhiều ở Hồng Kông và An D6 (Mai Thị Phương Anh, 1999) Ot

cay được trồng phố biến ở Ân Độ, châu Phi và các nước nhiệt đới khác (Đường Hồng Dật, 2003)

1.1.3 Phân loại

Theo Mai Thị Phương Anh (1999), ớt có 5 loài được trồng trọt chính và có

đến 50 thứ khác nhau cùng 1 loài (Võ Văn Chi, 2005) Ớt được phân loại theo đặc

điểm trái, màu sắc, hình dáng, kích thước và mục đích sử dụng (Bosland, 1996) Ở

Việt Nam, ớt có 4 nhóm phô biến: ớt C cbinense hay ớt kiếng thường dùng trang

trí, không cay, có rất nhiều màu, trái to, nhỏ, hay tròn như cà hay hình giọt nước; ớt hiểm - ớt Thái Lan - ớt Chili - ớt C #wfeseens là loại ớt cay có 3 màu trắng, đỏ và vàng trên cùng 1 cây; ớt Đà Lạt (ớt tây) chỉ lẫy vỏ, không ăn hạt, trái màu xanh hoặc đỏ; ớt sừng trâu là loại phố biến nhất hiện nay được sử dụng trong hầu hết

Trang 16

1.1.4 Công dụng của cây ớt

Ớt là cây rau ăn trái có giá trị cao, cả thị trường trong nước và xuất khẩu

(Mai Thị Phương Anh, 1999) Theo Trần Tú Ngà (1994), ớt được sử dụng như cây thực phẩm và cây gia vị có giá trị, vì chứa nhiều vitamin nhất trong các loại rau, nhất là vitamin C và provitamin A (caroten), ngoài ra còn có vitamin B,, Bp, P

Trong 100g ớt, trung bình có 94g nước; l,3g protid; 5,7g glucid; 1,4g chất xơ;

250mg vitamin C; 100mg caroten và 29-30 calo (Võ Văn Chị, 2005) Trong ớt cay có chứa một lượng capsaicine (C¡zH;;NO;), là một loại alcaloid có vị cay, gây cảm giác ngon miệng khi ăn, kích thích quá trình tiêu hóa (Mai Thị Phương Anh, 1999)

Theo y học cổ truyền, Ớt có vị cay, nóng có tác dụng tán hàn, tiêu thực, giảm

đau Dân gian dùng nó để chữa đau bụng đo lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn Trong y học hiện đại, chất capsaicine trong ớt kích thích não sản xuất ra endorphin có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa bệnh tim nhờ một số hoạt chất giúp máu lưu thông, ớt còn giúp ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng (Đỗ Mỹ Linh, 2008)

Một số loài ớt vì có hình đạng trái độc đáo và màu sắc trái tươi sáng đã được

sử dụng rộng rãi như là cây kiểng (Eshbaugh, 1993) Theo Bosland £ ai (1994), một nhóm nhỏ của ớt được dùng làm kiếng và có thể ăn được vì có hình dạng trái khác thường nhiều màu sắc, có tất cả các màu của cầu vòng, thường hiển thị 4 hoặc

5 màu sắc trái cùng lúc trên cùng 1 cây (trích dẫn bởi Bosland, 1996) 1.2 DAC TINH THUC VAT CUA CAY OT 1.2.1 Ré

Ớt có rễ trụ nhưng khi cấy rễ phân nhánh mạnh và cây phát triển thành rễ

chùm, phân bố trong vùng đất cày là chính (Phạm Hồng Cúc va ctv., 2001) Theo

Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), rỄ có nhiệm vụ chống đỡ, hút và vận chuyên nước, chất dinh dưỡng Hình dạng rễ do đặc tính di truyền quyết định và bị

Trang 17

1.2.2 Than

Ớt là cây bụi thân gỗ 2 lá mầm, thân thường mọc thắng, đôi khi có thể gặp các dạng (giống) có thân bò, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,5-1,5 m (Mai Thị Phương Anh, 1999) Khi cây già phần gốc thân chính hóa gỗ, dọc theo chiều đài

thân có 4-5 cạnh, có nhiều lông hoặc không lông Ớt phân tán mạnh, kích thước tắn

thay đổi tùy theo điều kiện canh tác và giống (Phạm Hồng Cúc và cứr., 2001) Theo

nhận định của Mai Văn Quyén va ctv (2000) cũng cho răng cây ớt phân cành, phân nhánh nhiều và chiều cao cây khác nhau thường phụ thuộc vào đặc tính giống 1.2.3 Lá

Ớt có lá đơn mọc xoắn trên thân chính (Mai Thị Phương Anh, 1999), đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình trứng đến bầu dục, phiến lá nhọn ở

đầu, lá màu xanh nhạt hoặc đậm, có lông hoặc không lông (Phạm Hồng Cúc và cứ., 2001) Số lá trên cây quyết định diện tích lá tổng cộng trên cây Chức năng chủ yếu của lá là quang hợp và thoát hơi nước (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004)

1.2.4 Hoa

Ớt ra hoa, trái hầu như quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hạ (Lê Quang Long, 2006) Các hoa hoàn thiện và trái thường được sinh đơn độc trên từng nách

lá, có thể mọc thắng đứng hoặc buông thõng Hoa thường có màu trắng, một số

giỗng có màu sữa, xanh lam và tím (Mai Thị Phương Anh, 1999), 1.2.5 Trái

Trái ớt thuộc loại trái mọng, có rất nhiều hạt với thịt trái nhăn và chia làm 2

Trang 18

1.2.6 Hat

Theo Mai Thị Phương Anh (1999), hạt ớt có dạng thận và màu vàng rơm, chỉ

co hat cua loai C pubescens co mau den Hat co chiéu dai khoang 3-5 mm Mot gam hạt ớt ngọt có khoảng 160 hạt, còn ớt cay khoảng 220 hạt, dé trồng 1 ha ớt cần

khoảng 400 gam hạt

1.3 DIEU KIEN NGOAI CANH

Theo nhận định của Phạm Hồng Cúc và cứz (2001), sản lượng, phẩm chat va thời gian thu hoạch của rau (ớt là loại rau ăn trái) là kết quả của mối tương quan phức tạp giữa cây trồng và điều kiện môi trường; còn tính chất, tốc độ tăng trưởng

và phát triển của cây rau tùy thuộc vào tính đi truyền thực vật và điều kiện môi trường Trong đó ánh sáng và nhiệt độ là 2 yếu tố môi trường quan trọng nhất

1.3.1 Ánh sáng

Ánh sáng cần thiết cho cây vì là nguồn năng lượng cho quang tổng hợp (Phạm Hồng Cúc và cứr., 2001) Trong từng loại rau khác nhau thì yêu cầu về cường độ ánh sáng cũng khác nhau Ở phân lớn các loại rau, cường độ ánh sáng tối hảo khoảng 20.000-30.000 lux (Mai Thị Phương Anh và cứ, 1996) Thời gian chiếu sáng hay độ dài ngày cũng ảnh hưởng lên sự ra hoa kết trái của cây (Phạm Hồng Cúc va ctv., 2001) Theo Mai Thi Phương Anh (1999), ớt là cây ưa ánh sáng ngày ngăn, nếu chiếu sáng 9-10 giờ sẽ kích thích sinh trưởng, tăng sản phẩm khoảng 21-24% và tăng chất lượng trái Thiếu ánh sáng, nhất là vào thời điểm ra

hoa sẽ làm giảm tỉ lệ đậu trái của cây (Nguyễn Việt Thắng và Trần Khắc Thi, 1997)

Ớt chịu điều kiện che rop dén 45%, nhung che rop nhiều hơn ớt chậm tré hoa và

rụng nụ (Phạm Hồng Cúc va ctv., 2001)

1.3.2 Nhiệt độ

Trang 19

làm giảm tỉ lệ đậu trái, giảm kích thước và dang trai (Mai Thi Phuong Anh, 1999);

nhiệt độ trên 32°C cây sinh trưởng kém, hoa bị rụng nhiều, tỉ lệ đậu trái thấp (Đường Hồng Dật, 2003)

1.3.3 Âm độ

Am độ ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây; ẩm độ thích

hợp thì cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh và ngược lại Ớt rất thích hợp với thời tiết 4m, 4m nhưng trong điều kiện khô hạn sẽ kích thích quá trình chín của trái

Ớt là cây chịu hạn, âm độ đất thấp không ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu trái nhưng tăng tỉ lệ rụng trái Tốt nhất duy trì âm độ đồng ruộng khoảng 70-80% (Mai Thị Phương

Anh, 1999) Theo Đường Hồng Dật (2003) vào thời kỳ ra hoa và đậu trái, ẩm độ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khối lượng và chất lượng trái Độ âm thấp (dưới 70%) trái hay bị cong và vỏ trái không mịn, độ ẩm quá cao (trên 80%) làm cho bộ rễ phát triển kém, cây còi cọc

1.3.4 Đất

Theo Trần Thế Tục (2000), ớt không kén đất; đất bãi, đất đôi, đất giồng đều trồng được ớt Đất phù hợp nhất để trồng ớt là đất thịt nhẹ, giàu vôi, có độ màu mỡ,

thoát nước, giãi nắng, có pH khoảng Š5,5-7; nên chọn đất nhiều mùn, thoát nước, vụ trước không trồng các cây cùng họ như cà các loại, ớt các loại (Mai Thị Phương

Anh, 1999),

1.3.5 Nước

Theo Mai Thị Phương Anh (1999), ớt cay là cây chịu hạn và sợ úng Tùy

điều kiện đất đai cần đảm bảo tưới nước đây đủ mỗi ngày trong mùa năng dé ớt phát triển tốt, mùa mưa phải đảm bảo thoát nước tốt (Phạm Hồng Cúc và cứr., 200 1) 1.3.6 Chất dinh dưỡng

Lượng phân bón cho cây ớt nên tùy thuộc vào điều kiện, độ màu mỡ của đất Theo khuyến cáo của Trung tâm rau châu Á, lượng phân bón như sau: 200 kg N:150

Trang 20

KạO, 10-15 kg phân hữu cơ cho 1 ha, cần chú ý bón cân đối các loại phân hóa học

(Mai Thị Phương Anh, 1999) Theo Trần Thị Ba (1998), cây ớt rất nhạy cảm với

triệu chứng thiếu canxi, biểu hiện là thối đít trái hay còn gọi là mày ốc Vì vậy cần

phải bón lót vôi bột và bố sung thêm Cloruacanxi (CaCl;) nồng độ 2-4 %„ phun trên

lá định kỳ từ 7-10 ngày/lần từ lúc trái non phát triển (trích dẫn bởi Võ Thị Bích

Thủy, 2000)

1.4 SAU BENH HAI QUAN TRONG TREN CAY OT 1.4.1 Sâu hại

* Sau an tap (Spodoptera litura Fab)

Ở vườn ươm, cay con hay ruộng ớt mới trồng, sáng thăm đồng thấy cây con

bị căn ngang thân hay ăn trụi lá; ở ruộng ớt đã tốt, thấy lá bị ăn còn trơ cành, đó là

do sâu ăn tạp phá hoại Sâu ăn thủng lá có hình dạng bất định, hoặc căn đứt cây con

sau đó sâu chui vào sống trong đất ân dưới các kẻ nứt hay rơm rạ phủ trên mặt đất (Mai Văn Quyên va ctv., 2000)

* Sâu xanh đục trái (Heliothis almigera Hubner)

Sâu ở phía ngoài thò đầu vào bên trong phá hại búp non, nụ hoa, căn điểm sinh trưởng, đụt thủng trái từ khi còn xanh cho đến lúc gần chín làm thối trái (Phạm

Hồng Cúc và c/v., 2001)

* Ray mém (Aphis gossypii Glover) va Bu lach (Thrips palmi Karny)

Ray chich hut lam 14 dot xoan, cay chun lai, còn gây hiện tượng lá bị nhỏ,

dày cứng (Mai Thị Phương Anh, 1997) Rầy còn là tác nhân truyền bệnh virus cho

cây Bù lạch chích cho nhựa cây chảy ra để hút ăn, lá bị bù lạch gây hại sẽ quăn queo, lá non bị biến đạng và bị cong xuống phía dưới Đọt non bị tấn công không

phát triển dài ra được mà chùn lại, bù lạch còn truyền bệnh khảm do virus làm vàng

Trang 21

1.4.2 Bénh hai

* Bénh than thư hay d6m qua (Colletotrichum spp.)

Bệnh thường gặp trong giai đoạn trái già cho đến chín hoặc trái non của

những giống mẫn cảm (Nguyễn Thị Hường, 2004), làm trái mất thương phẩm

(Phạm Hồng Cúc và c#., 2001) Đây là bệnh nguy hiểm gây thối trái hàng loạt và

thường xuất hiện vào các tháng nóng, âm (5,6,7) trong năm (Mai Thị Phương Anh,

1999) Theo Phạm Hồng Cúc và cứ (2001), vết bệnh lúc đầu hình tròn, ứng nước,

hơi lõm xuống, sau đó lan dần ra, tâm vết bệnh có màu nâu đen viền màu nâu xám,

bên trong có nhiều vòng đồng tâm và có những chấm nhỏ li tỉ màu đen nhô lên cao * Bệnh khám (Do virus, côn trùng chích hút như rầy mềm, bù lạch gây ra) Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoăn lại, lá không phát triển, long ngan, cây trở nên giòn dễ gãy; bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo; cuối cùng cây có thể bị chết (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thi Sen, 2003)

* Bénh héo cay con (Rhizoctonia solani, Phythophthora sp., Pythium sp.) Vết bệnh thường xuất hiện ở phần thân ngay trên mặt đất, nắm tấn công vào gốc làm gốc cây bị thối nhữn và cây bị gãy gục, phần cây bên trên vết bệnh vẫn còn

tươi xanh, sau đó cây mới bắt đầu héo (Phạm Hồng Cúc và cív., 2001)

* Bệnh héo chết cây (Pseudomonas solanacearum, Fusarium oxysporum) Đầu tiên các lá ngọn bị héo vào buổi trưa, và tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hắn, không còn khả năng hồi phục, bộ rễ không phát triển

(Phạm Hồng Cúc và cứr., 2001)

1.5 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP

Trang 22

khác (gọi là gốc ghép), thông qua việc áp sát các mô phân sinh ngang (tượng tầng) để tạo nên một cây mới mà vẫn giữ được đặc tính của giống ban đầu (Phạm Văn Côn, 2007) Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2003), ghép cành trên cây ăn trái là một phương pháp đem cành hay mầm nhánh cây mẹ có nhiều ưu điểm như phẩm chất tốt, năng suất cao gắn sang một gốc cây khác để tạo thành một cá thể mới thống nhất

1.5.1 Lịch sử nghiên cứu và

ứng dụng phương pháp ghép

Ghép là một kỹ thuật có từ rất lâu đời đối với cây ăn trái (Oda, 1995) nhằm

mục đích giữ phẩm chất tốt của giống, sớm cho trái, đồng thời cây con đảm bảo được đặc tính di truyền của cây mẹ (Lê Thị Thủy, 2000) Phương pháp ghép rau

được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1900 nhằm hạn chế bệnh héo do

Fusarium trên dưa hấu (Cary và Frank, 2006; trích dẫn bởi Nguyễn Khánh Lâm, 2008) Viện nghiên cứu rau quả Châu Á cũng đã nghiên cứu biện pháp ghép cà chua

từ năm 1992 Các nhà đi truyền chọn giống trên thế giới cũng ứng dụng phương

pháp ghép vào công tác nghiên cứu; năm 1961, Yagishita đã sử dụng phương pháp

ghép để nghiên cứu cơ chế di truyền các dạng trái trên ớt Ngày nay, phương pháp ghép đã trở thành phổ biến, các loại rau, hoa, cây cảnh đều ứng dụng phương pháp này để nâng cao sản lượng, giữ được phẩm chất và sức đề kháng với môi trường bắt

lợi (Hoàng Kiến Nam, 2003)

Ở Việt Nam, ghép dưa hấu đã được áp dụng từ năm 1968, chủ yếu là ở Sóc Trăng nhằm mục đích kháng bệnh héo rũ và tăng kích thước trái (Tran Thi Ba,

2006; trích dẫn bởi Nguyễn Cao Trưởng, 2008) Năm 1999, tại viện Nghiên cứu rau

quả Hà Nội, việc ghép cà chua cũng đã bắt đầu (Lê Thị Thủy, 2000; trích dẫn bởi

Trần Thị Ba, 2010); đến năm 2004, viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam cũng có

nghiên cứu về cà chua ghép áp dụng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tuy nhiên cho đến nay, ở nước ta, ớt ghép vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu cũng

Trang 23

10

Nhờ phương pháp ghép cành cộng với sự khéo léo uốn tỉa, các nhà vườn

trồng hoa kiểng đã tạo ra những cây kiểng vừa nhỏ, gọn vừa có hình dáng lạ lẫm gây sự chú ý cho người xem Một cây mai thấp nhỏ có thể mang được nhiều màu

sắc hoa như mai vàng, mai trắng, mai đỏ, mai xanh; có thứ mỗi đóa chỉ 5 cánh, có

thứ đến 12 cánh rồi 24 cánh (Việt Chương và Phúc Quyên, 2010) Trên một cây sứ thái có được nhiều màu sắc hoa khác nhau (trắng, đỏ, hồng, vàng, ) từ nhiều giống khác nhau (Huỳnh Văn Thới, 2004), tương tự đối với hoa hồng cũng vậy có nhiều giống hoa hồng khác nhau hiện diện trên cùng một cây (Huỳnh Văn Thới, 2005)

1.5.2 Cơ sở khoa học của việc ghép cây

Theo Trần Thế Tục (1998), trong quá trình ghép tượng tầng của gốc ghép và

ngọn ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và tái sinh của tượng tầng mà gốc

ghép và ngọn ghép gắn liền nhau Sau khi được gắn liền các mô mềm chỗ tiếp xúc giữa gốc ghép và ngọn ghép do tượng tầng sinh ra phân hóa thành các hệ thống mạch dẫn do đó nhựa nguyên và nhựa luyện giữa gốc ghép và ngọn ghép lưu thông

nhau được

1.5.3 Mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép

Theo Phạm Văn Côn (2007), gốc và ngọn có kết hợp chặt chẽ hay không là

do sức tiếp hợp và mối liên hệ dẫn truyền của chúng quyết định, gốc và ngọn hình

thành lớp tiếp hợp càng chặt chẽ, chất dinh dưỡng càng đây đủ thì sự kết hợp càng

được củng có, sự trao đối chất dinh dưỡng của gốc và ngọn càng dễ dàng Gốc càng

khỏe, càng thích nghỉ với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương thì cây ghép

sinh trưởng càng tốt, tuổi thọ càng dài

Mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép được thê hiện ở sức tiếp hợp của chúng

Thông thường sức tiếp hợp giữa gốc và ngọn ghép được đánh giá bằng tỉ số tiếp

hợp T:

Đường kính gôc ghép

Trang 24

11

T = 1, cây ghép sinh trưởng phát triển bình thường là do thế sinh trưởng của

ngọn ghép tương đương thế sinh trưởng của gốc ghép

T>1, cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn thân), cây ghép vẫn sinh trưởng bình thường, tuy nhiên, T càng gần 1 thì càng tốt hơn là T càng xa 1 T càng xa 1, thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, biểu hiện cây ghép hơi cằn

cỗi, chậm lớn, lá hơi vàng, phân gôc ghép vỏ nứt nhiêu

T<l, cây ghép có hiện tượng chân hương (gốc nhỏ hơn thân) Thế sinh

trưởng của ngọn mạnh hơn gốc Phần ngọn bị nứt vỏ nhiều hơn phần gốc, cây ghép sinh trưởng kém dân, tuổi thọ ngắn (Phạm Văn Côn, 2007)

1.5.4 Phương pháp ghép trên rau

Trước khi ghép 1-2 tuần cần tiến hành vệ sinh vườn cây gốc ghép và tăng cường chăm sóc để cây có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động tốt; chọn cành, mắt ghép tốt: cành ghép được lẫy từ vườn chuyên lấy cành ghép hoặc trên vườn sản xuất với những cây mang day đủ các đặc tính của giống muốn nhân (Phạm Văn Côn, 2007)

* Kỹ thuật ghép nối ống cao su: Dùng dao lam cắt ngọn gốc ghép xiên 1 góc

30°C so với phương thắng đứng của thân cây ở vị trí lá thật đầu tiên Tương tự cắt

ngọn ghép ở vị trí lá mầm cũng thành lát xiên I góc 30°C Dùng ống cao su hoặc ống nhựa lồng vào ngọn ghép rồi lồng ống cao hoặc ống nhựa có mang theo ngọn phép vào gốc ghép đã cắt vát sao cho vết cắt của ngọn và gốc ghép tiếp giáp với

nhau chặt chẽ Thao tác cần nhanh, chính xác, được tiến hành ở nơi râm mát, khuất

gió, gần phòng bảo quản

* Phục hồi sau ghép: Cây ghép cần chuyên ngay vào phòng bảo quản và điều

chỉnh điều kiện phòng ở nhiệt độ 27-29°C, độ âm không khí 90% (sao cho không có

nước đọng trên lá, cường độ ánh sáng yếu) Thời gian bảo quản là 7-10 ngày Trong

điều kiện phòng bảo quản đơn giản: gồm vòm che bằng nilon trăng, lưới đen phía

trên (3-5 lớp) giảm cường độ ánh sáng, nền phòng được trải ni lông để đựng nước

Trang 25

12

điều kiện ngoài trời khoảng 2-3 ngày để cây thích nghỉ và đem đi trồng ra ruộng sản

xuất Khi trồng cần chú ý không vun đất quá cao giáp với vết ghép

* Chăm sóc cây ghép: Sau khi ghép, tất cả các khâu kỹ thuật từ mở dây sau khi ghép, xử lý ngọn ghép, tỉa mầm dại, tưới nước làm cỏ, bón phân, tạo hình cây phép cho tới công tác phòng trừ sâu bệnh hại cần được tuân thủ một cách nghiêm

ngặt, đúng kỹ thuật

1.6 TÌNH HÌNH SÁN XUẤT VÀ GIÁ TRỊ CUA HOA, CAY KIENG

1.6.1 Tình hình sản xuất hoa, cây kiếng trên Thế giới và ở Việt Nam * Trên Thế giới

Hoa, cây kiếng là một ngành kinh tế non trẻ nhưng phát triển với tốc độ khá

mạnh mẽ (Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005) và đã trở thành một ngành thương mại cao; diện tích hoa, cây kiếng của Thế giới ngày càng mở rộng: giá trị sản lượng hoa, cây kiếng toàn Thế giới năm 1995 đạt 45 tỷ USD, đến năm 2004 tăng lên 66 tỷ USD Những nước có nền sản xuất công nghiệp hoa phát triển là Hà Lan, Pháp, Mỹ, Colombia, Kemia, Một số nước đang có kế hoạch đầu tư phát triển mạnh mẽ, đưa cây hoa lên thành một ngành kinh tế quan trọng là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo, Ixraen, Italia, (Đặng Văn Đông, 2008)

Châu Á Thái Bình Dương có diện tích hoa, cây kiếng khoảng 134.000 ha; chiếm 60% diện tích hoa của Thế giới (Nguyễn Xuân Linh và c#., 1998)

* Ở Việt Nam

Nghề trồng hoa ở nước ta đã có từ lâu đời Diện tích trồng hoa, cây kiếng

tăng lên khá nhanh; cụ thể năm 1994 cả nước chỉ có 3.500 ha đến năm 2006 đã đạt

13.400 ha (Đặng Văn Đông, 2008) Theo Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim

Lý (2005), điện tích trồng hoa, cây kiểng ở nước ta còn nhỏ, tập trung ở các vùng

Trang 26

13

tổng diện tích trồng hoa, cây kiếng khoảng 3.500 ha Năm 2003, giá trị xuất khâu hoa kiểng đạt khoảng 30 triệu USD, thu nhập từ hoa kiểng trong cả nước ước tính

đến 1.000 tỷ đồng (Đặng Phương Trâm, 2004)

Những năm gân đây; sản xuất hoa, cây kiếng đã được mở rộng khắp các tỉnh

trên cả nước, các vùng sản xuất mới còn được đầu tư các loại hoa mới và quy trình kỹ thuật tiên tiến nên năng suất và thu nhập trên đơn vị điện tích cao hơn vùng

truyền thống từ 2-3 lần (Đăng Văn Đông, 2008) Tại Tp.HCM; diện tích trồng hoa,

cây kiếng năm 2007 khoảng 1.192 ha; cây kiếng chủ yếu được xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu Theo số liệu khảo sát của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM trong năm 2005 doanh số kinh doanh hoa, cây kiếng đạt 600-700 tỉ đồng (Dương Hoa Xô, 2008)

Với phong trào chơi cây kiếng cổ thụ, bonsai thì các cây có trái đẹp, chín bền

trên cây lại được các nhà trồng cây ưa chuộng (Trần Hợp, 1998) Hiện nay, một số nhà vườn ở nước ta có sáng tạo trồng và điều chỉnh cây ăn trái thành cây kiểng

lưỡng dụng, vừa có thê trang trí, vừa làm thực phẩm (Phạm Văn Dué, 2005)

1.6.2 Giá trị của hoa và cây kiếng

Hoa kiểng là loại cây nông nghiệp đặc biệt cung cấp cho cơn người các sản phẩm mang tính nghệ thuật (Đặng Phương Trâm, 2004)

* Giá trị tỉnh thần xã hội

Hoa là tượng trưng của cái đep, là nguồn cảm giác ngọt ngào của cuộc sống

(Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007) Hoa kiếng làm cho con người hướng

thiện, nhân hậu, dịu dàng Sự thưởng thức cái đẹp của hoa kiểng làm cho người ta

cảm thấy cuộc đời như đẹp tươi, phân chân hơn (Đặng Phương Trâm, 2004) * Giá trị thâm mỹ

Vẻ đẹp của ngôi nhà, của đường phố khơng thê hồn thiện nếu thiếu màu sắc

điểm xuyến của hoa và cây xanh Nhiều quốc gia hay thành phố nổi tiếng vì có công viên đẹp hay những cây hoa kiểng đặc trưng: Bungari là xứ sở của hoa hồng, Hà

Trang 27

14

còn Hà Nội gắn liền với nỗi nhớ về mùi thơm của cây hoa sữa, hoặc Hải Phòng là

thành phố của hoa phượng đỏ (Đặng Phương Trâm, 2004)

* Giá trị kinh tế

Việc trồng hoa kiểng từ lâu đã trở thành thú vui tao nhã của người dân thành phố Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế; hoa, cây kiếng không chỉ là nhu cầu tỉnh thần của người dân mà còn là một ngành sản xuất nông nghiệp đặc thù mang lại lợi nhuận cao và có giá trị trong hàng hóa xuất khẩu (Đinh Quang Diệp, 2008) Lợi nhuận từ nghề trồng hoa cao hơn gấp nhiều lần so với các loại cây hoa màu khác, thông thường gấp 2-3 lần (Đặng Phương Trâm, 2004)

Nhiều nước trên Thế giới như Hà Lan, Pháp, Bungari đã có nền sản xuất hoa rất phát triển và là nguồn thu nhập quan trọng của đất nước Theo viện Nghiên cứu rau quả thì hiện nay lợi nhuận thu được từ 1 ha trồng hoa cao hơn 10-15 lần so VỚI trồng lúa và 7-8 lần so với trồng rau Ở Việt Nam, cây hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5-20 lần so với trồng các cây trồng khác (Đào Thanh Vân và Đặng Thị

Tố Nga, 2007)

* Hoa, cầy kiêng và sự cải thiện môi trường

Hoa kiếng không chỉ mang cái đẹp đến cho cuộc sống mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong sự cải thiện môi trường Ngày nay ở các thành phố lớn mật độ đân số thường rất cao, sự có mặt của hoa, cây kiếng trong khn viên, ngồi đường phố góp phần làm dịu bầu không khí, điều hòa sự khắc nghiệt của thiên nhiên trong những ngày năng nóng oi bức Trong các cao ốc, hoa kiểng ngoài mục đích trang tri

còn giữ vai trò tạo bầu không khí trong sạch, giúp người ta cảm thấy gần gũi với

Trang 28

CHUONG 2

PHUONG TIEN VA PHUONG PHAP 2.1 PHUONG TIEN

2.1.1 Địa điểm và thời gian

* Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới, khoa Nông nghiệp và

Sinh học Ứng dụng (NN&SHUD), trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT)

* Thời gian thực hiện: Tháng 03-08/2010 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

* Giống: Sử dụng giống ớt Hiểm, ớt Kiểng có nguồn gốc từ địa phương - Gôc ghép: Ốt Hiêm, cây cao, nhiêu cành nhánh cho tán xòe rộng, trái nhỏ, đài trung bình 3-4 cm, chỉ thiên, trái non có màu xanh, chín màu đỏ, cây có khả năng kháng bệnh tốt

- Ngon ghép: Ot Kiéng

Bang 2.1 Dac diém vé hinh dang, mau sac trái của 6 giống ot Kiéng thí nghiệm, nhà

lưới khoa NN&SHUD, trường ĐHCT (03-08/2010) Giống Dạng trái Hướng trái Màu sắc trái từ non đến chín Ớt Cà Tròn Chỉ địa Trắng ngả vàng - tím - cam - đỏ Tron Trang Tron Chi thién Trắng ngả vàng - cam - đỏ Tròn Tím Lớn Tròn Chỉ thiên Tím - cam - đỏ Tròn Tím Nhỏ Tròn Chỉ thiên Tím - cam - đỏ

Dài Trắng Dài Chỉ thiên Trắng ngả vàng - cam - đỏ Dài Xanh Dài Chỉ thiên Xanh - đỏ

(Tên các giống ớt được gọi theo hình dạng, kích thước trải)

* Nhà lưới, phòng phục hồi sau ghép

* Dụng cụ cần thiết cho quy trình ghép: Khay nhựa gieo hạt, lưỡi lam, cồn

Trang 29

16

Hình 2.1 Sau giéng ot Kiéng thí nghiệm: (a) Ot Cà, (b) Tròn Trắng, (c) Tròn Tím

Lớn, (d) Tròn Tím Nhỏ, (e) Dài Trăng và (Ð Dài Xanh; nhà lưới khoa

Trang 30

17

* Giá thể: Gieo hạt, ươm cây con: mụn xơ đừa tron voi phan doi, ti 1é 10 lit

xơ dừa:50g phân đơi; cây trưởng thành: đất với xơ dừa theo tỉ lệ 2:

* Dinh dưỡng: Cây con: MŨ (2g/lít nước); cây trưởng thành: bón lót và bón thuc phan doi, NPK (20-20-15); phun qua lá: phan ca, tomato (18-19-30), super

canxi

* Nông dược: Trừ sâu ray Thianmectin 0.50ME, Vertimec 1.8 EC/ND, Actara

25 WG, Lugentop 300 WP, Anvado 100 WP, Abatin 1.8 EC, Stasieu 19EC va tri

bénh Starner 20 WP, Validan 3DD, Physan 20 L, Zincopper 50 WP

* Các vật liệu khác: Ly nhựa trồng cây con, chậu nhựa trồng cây sau ghép,

bình phun nước 2 lít, bình phun thuốc, thước dây, thước kẹp, nhiệt kế, máy đo ánh

sang Lux meter model DM-28,

2.2 PHUONG PHAP 2.2.1 Bồ trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngầu nhiên gồm 6 nghiệm thức (6 giỗng ớt Kiếng ghép trên cùng 1 loại gốc ớt Hiểm) với 10 lần lặp lại Nghiệm thức : 1/ Ot Ca 2/ Tròn Trắng 3/ Tròn Tím Lớn 4/ Tròn Tím Nhỏ 5/ Dai Trang 6/ Dai Xanh (2 giống ớt khác nhau được ghép trên cùng 1 gốc) 2.2.2 Kỹ thuật canh tác * Chuẩn bị gốc và ngọn ghép

- Gieo hạt trên khay nhựa (khây 66 lỗ), giá thê mụn xơ đừa kết hợp phân dơi

trộn đều (tỉ lệ 10 lít xơ dừa:50g phân đơi), vô đầy khay và nén nhẹ, gieo 2 hạt/lỗ,

Trang 31

18

Basudin dé ngừa sâu, bệnh từ hạt va gia thé, phun nước vừa đủ ầm, sau đó xếp khay thành 1 khối Hàng ngày kiểm tra, bố sung nước cho đủ âm, khi thấy có mầm trắng đội lên thì đem khay ươm đặt lên kệ trong vườn ươm Cây làm gốc ghép (ớt Hiểm) gieo trước cây làm ngọn ghép (ớt Kiếng) 16 ngày

- Cay con được 2 lá mâm (9 ngày tuổi) thì tỉa chọn cây tốt, còn lại 1 cây/lỗ, sau 5 ngày tính từ giai đoạn này tiến hành cung cấp đinh dưỡng - MU cho cây con, nồng độ 2g/lít nước, định kỳ 5 ngày/lần đến khi cây con được trồng ra đất Giữ âm cho cây con bằng cách nhúng khay trồng cây con vào khay nước, nước sẽ thấm từ từ lên trên, lưu ý tránh dùng thùng tưới trực tiếp lên cây, cây con dễ ngã và nhiễm mâm bệnh, nhúng dinh dưỡng cho cây cũng tiến hành tương tự như vậy

- Vào những buổi trưa năng to dùng lưới đen che cho cây để làm giảm bốc

thoát hơi nước và cường độ ánh sáng cao làm chảy héo cây

- Cây con được 15 ngày tuôi, cây sang khay lớn (28 lỗ) cũng với giá thể mụn xơ dừa kết hợp với phân dơi như gieo ươm cây con

- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh định kỳ 7 ngày/lần, luân phiên các loại

thuốc khác nhau và kết hợp với dầu khoáng

- Gốc ghép (ớt Hiểm) được 35 ngày tuổi trồng sang ly nhựa với hỗn hợp giá

thé đất, xơ dừa theo tỉ lệ 10 lít đất:5 lít xơ dừa và 200g phân đơi, 3 ngày sau (tương

ứng gốc ghép được 38 ngày tuổi) cắt bỏ ngọn của cây tạo điều kiện để chồi bên phát triển, vị trí cắt phía trên hai lá mầm khoảng 1 cm, những ngày sau đó theo dõi và

Trang 32

Hình 2.2 Cây con trong vườn ươm: Ớt Hiểm (a) thoi điểm 9 ngày tuổi và (b) thời

điêm 33 ngày tuôi (chuân bị trông sang ly), nhà lưới khoa NN&SHƯD,

trường ĐHCT (03-08/2010)

- Ngọn ghép (ớt Kiéng) được 44 ngày tuổi, gốc ghép được 59 ngày tuổi (tương ứng 21 ngày sau khi cắt ngọn) tiến hành ghép, mỗi chồi ghép 1 giống ớt Kiéng

Trang 33

20 * Phuong phap ghép:

- Hai đến 3 ngày trước ghép, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh

- Trước khi ghép 2-3 giờ, cây con được tưới đủ ẩm, tránh tưới ướt lá Thời gian ghép tốt nhất từ 17-20 giờ tối, thời gian đó thời tiết mát mẻ, nhiệt độ thấp cây

phép ít bị mất sức, vết ghép phục hồi nhanh

- Sử dụng phương pháp ghép nối ống cao su, ghép nêm

+ Kỹ thuật ghép nỗi ống cao su (gốc và ngợn ghép tương thích): Tay trái cầm ngọn ớt Hiểm, tay phải cẦm lưỡi lam (đã nhúng qua cồn 90°) cắt ngay vị trí thân còn non 1 góc khoảng 30°, vết cắt phẳng Tay phải nhúng lưỡi lam vào côn, tay trái bỏ ngọn vừa cắt vào khay đựng rác Tiếp tục cắt lấy ngọn của cây ớt Kiếng, vết cắt cũng phải phẳng và cũng khoảng 30° Tay phải cầm ống nhựa ấn nhẹ vào ngọn ớt Kiếng, sau đó cầm giữ gốc ớt Hiểm, tay trái cầm ngọn ớt Kiếng có ống cao su ẫn vào gốc ớt Hiểm sao cho 2 mặt cắt tiếp xúc với nhau (Hình 2.4)

+ Kỹ thuật ghép nêm (gốc và ngọn ghép không tương thích): Tay trái cầm ngọn gốc ớt Hiểm, tay phải cầm lưỡi lam (đã nhúng qua cồn 90°) cat ngay vi tri thân còn non 1 góc 1809, tay trái bỏ ngọn vừa cắt vào khay đựng rác Tay trái cầm cố

định gốc ớt Hiểm, tay phải dùng lưỡi lam bổ đôi phía trên gốc sâu khoảng 3 cm

Ngọn ớt Kiểng cắt vuông gốc với thân, sau đó vạt xéo 2 mặt Tay trái cầm ngọn ớt Kiếng đặt vào gốc ớt Hiểm sao cho 2 mặt cắt tiếp xúc với nhau, tay phải cầm kẹp

nhựa kẹp vét cắt lại (Hình 2.5)

Trang 34

21

Hình 2.4 Các bước thực hiện trong kỹ thuật ghép nối ống cao su: (a) chuẩn bị cắt gốc ghép, (b) cắt bỏ ngọn của gốc ghép, (c) ngọn | chuẩn bị được ghép (trái) và gôc chuẩn bị ghép, (d) cắt rời ngọn ghớp, (e) gan ống cao vào ngọn ghép và (f ấn ngọn ghép có ống cao su ấn vào gốc ghép; nhà lưới khoa

Trang 35

22

()

Hình 2.5 Các bước thực hiện trong kĩ thuật ghép nêm: (a) cắt ngang bỏ ngọn và chẻ

đôi gốc ghép, (b) ngọn chuẩn bị được ghép (trái) và gốc ghép đã được ghép

Trang 36

23

* Chăm sóc cây ghép trong thời gian phục hồi

- Cây ghép được đặt trong phòng phục hồi sau khi ghép trong 3 ngày đầu,

điều kiện ánh sáng nhẹ, nhiệt độ 28-30°C, phun mù định kỳ 10-20 phút/lần để cây

luôn tươi tỉnh, tránh phun nhiều đọng giọt làm vết ghép lâu hồi phục

- Ngày thứ 4-6 cho cây ghép tiếp xúc ánh sáng vài giờ trong ngày (sáng sớm

đến 9 giờ và 15 giờ đến tối), sau đó tăng dần để cây thích nghi từ từ với điều kiện

mơi trường bên ngồi

- Từ ngày thứ 7 cây ghép được bố trong môi trường có nhiệt độ, ánh sáng

tương đối thấp hơn bình thường (có trang bị lưới đen phía trên để che mát cho cây,

làm giảm cường độ ánh nắng gay gắt vào buôi trưa) Cây ghép được 14 ngày tuổi

vết ghép đã ôn định và được chăm sóc trong điều kiện môi trường bình thường - Cây ghép được 25 ngày tuổi chuyên sang chậu nhựa lớn hơn

* Chăm sóc cây ghép trong chậu

- Cố định nhánh ghép: Mỗi chỗồi ghép phải được cô định bằng một nhánh tre

hoặc trúc để bảo vệ vết ghép, tránh đồ gãy

- Tưới nước: 2 lần/ngày

- Bón phân: Bón lót phân dơi và NPK 20-20-15; bón thúc NPK 20-20-15, định kỳ 15 ngày/lần Bảng 2.2 Loại, lượng (kg/ha) và thời gian bón phân cho thí nghiệm; nhà lưới khoa NN&SHUD, ĐHCT (03-08/2010)

Ả A Bón thúc (ngày sau khi trồng chậu

Loại phân Tông lượng phần Bón lót (ngày g chau)

(kg/ha) 15 30 45 60

Phan doi 90 90 0 0 0 0 20-20-15 450 90 90 90 90 90 Quy đổi ra lượng phân nguyên chất 90N-90P;O›-67,5K;O kg/ha

Trang 37

24

- Tang ra hoa đậu trái: Phun tomato (10g/8 lít nước) ở giai đoạn từ 15 ngay

sau khi ghép và super canxI (20-25 ml/§ lít nước) ở giai đoạn 40 ngày sau khi ghép

nhằm hạn chế thối trái do thiếu canxi Định kỳ 10 ngày/lần

* Phòng trừ sầu bệnh

Trong nhà lưới treo các bẫy côn trùng màu vàng có trét keo để thu hút côn

trùng Thường xuyên theo dõi tình trạng sâu bệnh và phun luân phiên các loại thuốc

ngừa sâu bệnh định kỳ 7 ngày/lần, mỗi lần phun đều kết hợp với dầu khoáng DS 98,8 EC 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi * Ghi nhận: - Ngày gieo, ngày trồng ra ly, ngày cắt ngọn, sinh trưởng của cây trước khi ghép, ngày ghep

- Tỉ lệ sống sau ghép (%): Đếm số ngọn ghép không bị héo và tiếp tục phát triển ở giai đoạn 3, 6, 9, 12 và 15 ngày sau khi ghép (NSKG), ghi nhận theo giống

- Thời gian từ ngày ghép đến ngày cây trổ hoa, đậu trái và có trái chín 50%

(NSKG), ghi nhận theo giống

- Tình hình sâu bệnh chung (trước và sau ghép) * Chỉ tiêu về điều kiện ngoại cảnh

Cường độ ánh sáng (lux), nhiệt độ (°C), âm độ (%), trong phòng ghép và môi

trường cây sinh trưởng, phát triển sau ghép

* Chỉ tiêu về tăng trưởng (sau ghép): Đo cố định 10 chéi ghép/giỗng (số

lá: 5 chồi ghép/giống) thời điểm 10, 30, 50, 70 và 90 NSKG; sau đó tính tốc độ tăng

trưởng (chiều cao, số lá)

Trang 38

25

- Số lá (lá/cây): Đếm tất cả những lá trên cây có chiều dài phiến > 2 cm - Đường kính (mm): Dùng thước kẹp đo dưới vị trí ghép 1 cm (gốc chi

phép), trên vị trí ghép 1 cm (gốc thân ngọn ghép)

* Chỉ tiêu về phát triển (thời điểm 90 NSKG):

- Số trái (trái/cây): Đếm tất cả các trái trên cây theo từng giống

- Kích thước trái (cm): Dùng thước kẹp đo chiều dài, đường kính ngẫu nhiên của 10 trái/giông rồi tính trung bình

* Tinh thấm mỹ của cây ớt ghép: Đánh giá cảm quan của 10 người với

nhiều thành phần khác nhau; lập phiếu có thang đánh giá về đặc điểm trái trên cây,

hình đạng, màu sắc trái non, tổ hợp ghép 2 giống ớt khác nhau

2.2.4 Phân tích số liệu

Trang 39

CHUONG 3

KET QUA VA THAO LUAN 3.1 GHI NHAN TONG QUAT

Nhìn chung cây ớt Kiéng ghép sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh và

không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết vì đã được phun thuốc phòng trừ sâu

bệnh định kỳ; mặc khác thí nghiệm được thực hiện trong nhà vách lưới lợp nóc

bằng ni lông, có thêm lớp lưới đen có tác dụng làm giảm cường độ ánh năng và bảo

vệ cây trong mùa mưa, khu thí nghiệm lại có thêm một hàng lưới rào để phân cách với các thí nghiệm khác

Ở giai đoạn vườn ươm: Hạt nảy mầm tốt, tỉ lệ nảy mầm cao trên 90%, tuy nhiên thời gian nảy mầm chậm và không đồng đều giữa các giống, gốc ghép ớt

Hiểm có thời gian nảy mầm nhanh hơn các giống ớt Kiểng Cây con sinh trưởng rất

tốt Một số ít cây con (giai đoạn 8-10 ngày tuổi) bị sâu ăn tạp tấn công, do được

phát hiện và loại bỏ kịp thời nên không ảnh hưởng nhiều đến thí nghiệm Gốc ghép

ớt Hiểm lớn rất nhanh, lá xanh tốt, cây được 30-33 ngày tuôi (cao 8-10 cm) các chồi

bên đã nhú lên dần, giai đoạn sau cắt ngọn, chéi bên phát triển tốt, to khỏe Các

giống ớt Kiếng phát triển tương đối đồng đều, tuy nhiên cây có chiều cao khiêm tốn

so với ớt Hiểm, giai đoạn 40 ngày sau khi gieo hạt nụ hoa đã tượng hình

Giai đoạn từ khi ghép trở về sau: Tỉ lệ sống sau ghép của các tổ hợp ghép trong vườn ươm khá cao (trung bình trên 80%), sau 2 tuần cây ghép đã hồi phục, thích nghi với điều kiện môi trường bình thường Từ tuần thứ 3, sinh trưởng của cây

bắt đầu có sự khác biệt, các ngọn ghép phát triển không đồng đều ở tất cả 6 giống ớt

và ngay cả trong cùng 1 giống cũng có sự khác biệt do 2 giống ớt khác nhau được ghép chung trên cùng 1 gốc nên có ảnh hưởng qua lại Giống ớt Cà phát triển nhanh

nhất, kế đến là Dài Trắng và Dài Xanh, 3 giống còn lại phát triển tương đương nhau Mặc dù vậy tất cả 6 giỗng đều có thời gian cho trái và có trái chín cùng lúc

Trang 40

27

khac nhau); co nhiéu mau sac (trang, tim, xanh, cam, do ), hinh dang trai (trai tròn, trái thon dài, trái to, trái nhỏ, trái chỉ thiên, trái chỉ địa) hiện diện trên cùng l1

cây trông lạ mắt và khác hắn với những cây ớt kiểng trồng bình thường không ghép Có thê nói đó là giai đoạn cây ớt ghép có giá trị cao nhất về mặt thâm mỹ, thu hút

sự chú ý của người xem, rất phù hợp cho việc chưng bày làm kiểng 3.2 DIEU KIEN NGOAI CANH

3.2.1 Nhiét d6 va 4m độ không khí trong phòng phục hồi sau ghép

Vào cuối tháng 4/2010, thời tiết ngoài trời tương đối nóng, tuy nhiên nhiệt độ

và âm độ không khí trong phòng phục hồi sau ghép tương đối ổn định Nhiệt độ từ

8:00-16:00 giờ biến thiên trong khoảng 26,5-29,5 °C; ẩm độ 86-92%, thuận lợi cho

sự phục hồi sau khi ghép của cây ớt (Hình 3.1 và Phụ bảng I 1) 30 P 100 E—1Nhệt độ —e©— Am độ wn 25+ ® + 90 © PL | gets ~ o on] o "3 cs ® E = < 2 20+ + 80 15 70 8:00 10:00 12:00 14:00 16:00

Thời gian trongngay (gờ)

Hình 3.1 Nhiệt độ và âm độ không khí trong phòng phục hồi sau ghép ngày

Ngày đăng: 10/06/2017, 08:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w