BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC CAN THO
-o0o-
DANH THẠO
ANH HUONG CUA PHAN U ROM RA DEN SINH TRUONG VA NANG SUAT CUA
LUA JASMINE85 TRONG VU THU DONG 2009
LUAN VAN KY SU NONG HOC
> Cần Thơ- 2010 <<
Trang 2
BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC CAN THO
KHOA NONG NGHIEP & SINH HOC UNG DUNG -o0o-
DANH THẠO
ANH HUONG CUA PHAN U ROM RA DEN SINH TRUONG VA NANG SUAT CUA
LUA JASMINE85 TRONG VU THU DONG 2009
Chuyén nghanh: NONG HOC Mã số: 52620104
LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Ts Nguyễn Thành Hồi
> Cần Thơ- 2010 <<
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình của chính bản thân Các số liệu, kết quả thu thập trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình trước đây
Tác giả luận văn
Trang 4TRUONG DAI HOC CAN THO
KHOA NONG NGHIEP & SINH HOC UNG DUNG BO MON KHOA HOC CAY TRONG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Nông Học với đề tài:
ANH HUONG CUA PHAN U ROM RA DEN SINH TRUONG VA NANG SUAT CUA LUA JASMINE85 TRONG
VU THU DONG 2009
Do sinh viên Danh Thạo thực hiện và bảo vệ trước Hội Đông
Y kiên của Hội Đông chầm luận văn tôt nghiỆp - n1 se
Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh glá Ở ImỨC: cv v2 Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
DUYET KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD
Trang 5QUA TRINH HQC TAP
¬ ~ TM “
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Danh Thạo Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 19/05/1987 Dân tộc: Khmer
Nơi sinh: Châu Thành-Kiên Giang
Chỗ ở hoặc địa chỉ liên lạc: số nhà 289, tổ 6, ấp Thạnh Hưng, xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang
E-mail: dthao35 @ student.ctu.edu.vn II QUA TRINH HQC TAP
1 Tiéu hoe:
Thời gian đào tạo từ năm: 1994 đến năm 1999
Từ năm 1994 — 1998: Học Trường Tiểu Học Số 2 Thạnh Lộc
Từ năm 1998 —- 1999: Học Trường Tiêu Học A An Hòa 2 Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo từ năm: 1999 đến năm 2003
Trường Trung Hoc Cơ Sở Chu Văn An - Thị Xã Rạch Giá Tỉnh Kiên Giang 3 Trung học phố thông:
Thời gian đào tạo từ năm: 2003 đến năm 2006
Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tỉnh Kiên Giang
Ngày thang nam Người khai ký tên
Trang 6LOI CAM TA Kinh dang
Cha mẹ suốt đời tận tụy không quản khó khăn chăm lo cho tương lai của con Xin tổ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS Nguyễn Thành Hối, người đã tận tình hướng dẫn gởi ý, giúp đỡ và cho
những lời khuyên hết sức bổ ích cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Chân thành biết ơn
Thầy Nguyễn Lộc Hiền, có vấn học tập lớp Nông Học K33 đã quan tâm,
giúp đỡ em trong suốt khóa học Chân thành Cảm ơn
Toàn thê quý thầy cô khoa Nông Nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ đã đìu dắt và truyền đạt kiến thức quí báu cho em trong suốt thời gian theo học ở trường Thân thương gởi về
Các bạn sinh viên Nông Học K33; Danh Manh, Nguyễn Thanh Huy, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Thành Tươi, Lê Hịa Bình lớp Nơng Học K33, Trần Thị Kiều
lớp Ngữ Văn K33, và các bạn sinh viên trong Kí Túc Xá P1B22, những người đã
cùng tôi sẽ chia niềm vui, nỗi buồn và động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và làm luận văn này
Danh Thạo
Trang 7MUC LUC
Chuong Noi dung Trang
Danh sach bang Vil
Danh sach hinh Vili
Tom luge ix
MO DAU 1
LUQC KHAO TAI LIEU 3
1.1 TONG QUAN VE CHAT HUU CO 3
1.1.1 Khái niệm về chất hữu cơ 3
1.1.2 Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất 3
1.1.3 Sự chuyển hóa chất hữu cơ trong đất 4
1.1.4 Vai trò chất hữu cơ và mùn trong đất 5
1.2 PHAN HUU CO VA CAC DUGNG CHAT
CAN THIET CHO SU PHAT TRIEN CUA CAY LUA 7
1.2.1 Khái niệm phân hữu cơ 7
1.2.2 Vai trò của phân hữu cơ trong sản suất nông nghiệp 7 1.2.2.1 Phân hữu cơ cải tạo hóa tính và bồi dưỡng đất 7
1.2.2.2 Phân hữu cơ cải tạo lý tính đất 8
1.2.2.3 Phân hữu cơ tác động đến sinh tính đất 9 1.2.3 Hiệu quả của phân hữu cơ đối với việc tăng năng suất lúa 9 1.2.4 Một số nghiên cứu về hiệu quả của
phân hữu cơ trong cải tạo chất lượng đất và năng suất cây trồng 10
1.2.5 Một số loại phân hữu cơ phô biến 11
1.2.5.1 Phân chuồng 11
1.2.5.2 Phan xanh 12
1.2.6 Các đưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây lúa 13
1.2.6.1 Dưỡng chất đạm (N) 13
1.2.6.2 Dưỡng chất lân (P) 13
1.2.6.3 Dưỡng chất kali (K) 14
1.3 SU SINH TRUONG VA PHAT TRIEN CUA CAY LUA 14
Trang 81.3.2 Năng suât lúa và các yêu tô câu thành năng suât lúa 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2 Phương pháp ủ phân rơm 2.2.3 Kỹ thuật canh tác
2.3 CAC CHI TIEU THEO DOI VA THU THẬP
2.3.1 Các chỉ tiêu nông học
2.3.2 Các thành phần năng suất và năng suất 2.3.3 Xử lý số liệu và phân tích thống kê 3 KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN
3.1 NHẬN XÉT TÔNG QUÁT
3.1.1 Đặc điểm tình hình khí tượng thủy văn 3.1.2 Tình hình sâu bệnh gây hại
3.2 CAC CHI TIEU NONG HOC CUA LUA 3.2.1 Chiều cao cây
3.2.2 Số chồi
3.3 CAC THANH PHAN NANG SUAT VA NANG SUAT 3.3.1 Các thành phần năng suất 3.3.1.1 Số bông trên m” 3.3.1.2 Số hạt trên bông 3.3.1.3 Số hạt chắc trên bông 3.3.1.4 Tỷ lệ hạt chắc 3.3.1.5 Trọng lượng 1000 hạt 3.3.2 Năng suất
3.3.2.1 Năng suất lý thuyết 3.3.2.2 Năng suất thực tế
3.3.3 Chỉ số thu hoạch HI (Harvest Index) KÉT LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ
Trang 9DANH SACH BANG
Bang Twa Bang Trang
1 Thành phần dinh dưỡng của phân chuồng 12
2.1 Đặc tính hóa học của đât thí nghiệm trước khi canh tác lúa vụ
Thu Đông 2009 tại nhà lưới khu 2, ĐHCT 19
2.2 Đặc tính hóa học của phân rơm rạ ủ hoai mục với nắm
Trichoderma 19
3.1 _ Số liệu khí tượng thủy văn năm 2009 tai TP Can Tho 24 3.2 Ảnh hưởng của phân rơm ủ đến chiều cao cây lúa Jasmine85
(cm) qua các giai đoạn sinh trưởng trong vụ Thu Đông 2009 tại
nhà lưới khu 2, ĐHCT 26
3.3 Ảnh hưởng của phân rơm ủ đến số chồi/m” của lúa Jasmine85 qua các giai đoạn sinh trưởng trong vụ Thu Đông 2009 tại nhà
lưới khu 2, ĐHCT 28
3.4 Tổng số chồi tối đa (chồim') và tỷ lệ chồi hữu hiệu của lúa Jasmine85 trên nền đất bón phân rơm ủ trong vụ Thu Đông 2009
tại nhà lưới khu 2, ĐHCT 30 3.5 Ảnh hưởng của phân rơm ủ đến các thành phần năng suất của lúa
Jasmine8Š trong vụ Thu Đông 2009 tại nhà lưới khu 2, ĐHCT 33
Trang 10
DANH SACH HINH
Hinh Tua hinh Trang
1 Sơ đồ chuyên hóa chất hữu cơ trong đất 5
2.1 Sơ đồ bố trí thínghiệm 20
2.2 Sơ đồ ủ phân rơm và vị trí chủng nắm TRICÔ-ĐHCT trên đống
rơm ủ 21
3.1 Mối tương quan giữa năng suất lý thuyết và chiều cao cây của lúa
Jasmine85 lúc 40 ngày sau sa 27
3.2 Ảnh hưởng của phân rơm ủ đến số bông/m” của lúa Jasmine85
trong vụ Thu Đông 2009 tại nhà lưới khu 2, ĐHCT 31
3.3 Mối tương quan giữa năng suất lý thuyết và số bông/m” của lúa
Jasmine85 vu Thu Đông 2009 tại nhà lưới khu 2, DHCT 32
3.4 Ảnh hưởng của phân rơm ủ đến năng suất lý thuyết của lúa
Jasmine85 trong vụ Thu Đông 2009 tại nhà lưới khu 2, ĐHCT 36
3.5 Ảnh hưởng của phân rơm ủ đến năng suất thực tế của lúa
Jasmine85 trong vụ Thu Đông 2009 tại nhà lưới khu 2, ĐHCT 37
Trang 11
DANH THẠO, 2010 “Ảnh hưởng của phân ủ rơm rạ đến sinh trưởng và năng suất của lúa Jasmine85 trong vụ Thu Đông 2009”
Lnận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ Cán bộ hướng dẫn Ts Nguyễn Thành Hồi
TÓM LƯỢC
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng canh tác lúa lớn nhất nước ta, việc canh
tác lúa thâm canh liên tục mà chỉ sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật có
thê làm cho đất bị thối hóa, ô nhiễm, đồng thời làm giảm năng suất Phân hữu cơ là
nguồn phân quí, nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của nó trong việc cải tạo độ
phì của đất cũng như nâng cao năng suất cây trồng Ngày nay phân hữu cơ càng được đề cặp nhiều hơn trong sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là sản xuất nông nghiệp bền vững Do đó đề tài: “Ảnh hưởng của phân ủ rơm rạ đến sinh trưởng và năng suất của lúa Jasmine85 trong vụ Thu Đông 2009”, được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của phân rơm ủ đến sự sinh trưởng và năng suất của lúa Đề tài được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2009, tại nhà lưới khoa Nông Nghiệp, khu 2 Đại Học Cần Thơ, với giống lúa thơm Jasmine85 để làm vật liệu thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức, ứng với lượng phân rơm ủ bón là 0 tắn/ha, 5 tan/ha, 10 tan/ha va 3 14n lap lại
Phân hóa học được bón theo công thức NPK (100N-60P;Oa-30K;O)
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy:
- Bón phân rơm ủ 5, 10 tắn/ha không làm thay đổi chiều cao cây lúa so với nghiệm thức đối chứng qua các giai đoạn sinh trưởng
- Bón phân rơm ủ 10 tắn/ha giúp gia tăng số chỗồi trên m” ở giai đoạn 60 ngày sau khi sa so với nghiệm khơng bón phân rơm ủ
- Bón phân rơm ủ ở vụ đầu không ảnh hưởng đến các thành phân năng suất và năng suất của lúa Jasmine85 trong vụ Thu Đông 2009
Trang 12MO DAU
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta và đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) Sản lượng lúa không ngừng gia tăng qua các năm do việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cùng với các biện pháp thâm canh tăng vụ liên tục 2-3 vụ/năm
Những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia vào thị trường lúa gạo quốc tế với sản lượng gạo xuất khâu đứng hàng thứ 2-4 trong số các nước xuất khẩu gạo
nhiều nhất trên thế giới Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vựa lúa
lớn nhất của cả nước, có diện tích canh tác lúa khoảng 4 triệu ha, đóng góp 50% tong sản lượng và hơn 80% lượng lúa xuất khẩn mỗi năm của cả nước Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long gặp khơng ít khó khăn trong những năm gan day
Do việc thâm canh tăng vụ thời gian nghỉ của đất giữa 2 vụ quá ngắn, hàm
lượng dinh dưỡng trong đất cây lúa lấy đi sau mỗi vụ khơng hồn lại kịp thời cho đất dẫn đến làm mất cân đối đinh dưỡng, giảm lượng chất hữu cơ, giảm dưỡng chất, giảm mật số sinh vật sống trong đất cũng như giảm đa dạng lồi có tác động tích cực đến các tiến trình hóa lý đất, làm cho đất ngày càng bạc màu va mat dan khả nang san xuat
Trong canh tác lúa đa số nông dân bón phân cho lúa ở dạng vô cơ Do nhu
cầu muốn tăng năng suất nên thường tăng hàm lượng đạm quá cao so với ngưỡng
kinh tế hoặc nhu cầu của cây trồng Hơn nữa, nơng dân lại ít chú ý bổ sung cho đất dạng phân hữu cơ và các chất trung lượng, vi lượng cần thiết
Rơm rạ sau khi thu hoạch mỗi vụ lúa cũng là rất lớn Trong rơm rạ có chứa
khoảng 0,6% N, 0,1% P và 1,5% K, 0,1% § và 40% C Rơm rạ là nguồn cung cấp
hữu cơ quan trọng nhất cho ruộng lúa sau mỗi vụ Tuy nhiên, để kịp mùa vụ nông dân thường loại bỏ rơm rạ khỏi ruộng hoặc đốt rơm sau mỗi vụ thu hoạch đây cũng là nguyên nhân làm suy kiệt Kali (K) của đất, làm mất đạm (N) và mắt ít nhất 25% P, 20% K, đồng thời làm ô nhiễm môi trường
Trong thời gian gần đây, thế giới có xu hướng nhấn mạnh đến một nên nông nghiệp hữu cơ (hay là nền nông nghiệp bền vững), nhằm tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp để duy trì độ phì nhiêu đất, ôn định và tăng năng suất cây trồng Hiện nay phân hữu cơ là một trong những nhân tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bên vững do những đặc tính có lợi của nó trong việc cải tạo đất Vì vậy, sử dụng phân hữu cơ nói chung và phân rơm ủ nói riêng để bón trả lại cho đồng ruộng là
một giải pháp thiết thực, hữu ích thay vì đốt hoặc loại bỏ khỏi ruộng sau mỗi vụ thu
Trang 14CHUONG 1
LƯỢC KHAO TAI LIEU
1.1 TONG QUAN VE CHAT HUU CO 1.1.1 Khái niệm về chất hữu cơ
Chất hữu cơ là một thành phần cơ bản kết hợp với các sản phẩm phong hóa từ đá mẹ để tạo thành đất Chất hữu cơ là một đặc trưng để phân biệt đất với đá mẹ và là nguồn nguyên liệu để tạo nên độ phì của đất Số lượng và tính chất của chất hữu cơ quyết định nhiều tính chất lý, hóa, sinh học đất (Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999) Theo Stevenson (1994), chất hữu cơ đất là một phức hệ hỗn hợp của hợp chất lấy được từ cây trông thông qua hoạt động của vi sinh vật tạo nên
Chất hữu cơ là một bộ phận của đất, có thành phần phức tạp và có thê được chia làm 2 phần chính: Chất hữu cơ chưa bị phân giải và những tàn tích hữu cơ như thân lá, xác thực vật, xác động vật, vi sinh vật Phần thứ 2 là những chất hữu cơ đã được phân giải Chất hữu cơ đã được phân giải được chia làm 2 nhóm:
Ø Nhóm những hợp chất hữu cơ ngoài mùn
Nhóm những hợp chất hữu cơ ngoài mùn chiếm tỉ lệ rất thấp trong toàn bộ
chất hữu cơ của đất, không vượt quá 10-15% (trừ than bùn hoặc đất dưới rừng có tầng thảm mục dày) Nhóm chất hữu cơ này gồm các chất hữu cơ thơng thường có trong động vật, thực vật và vi sinh vật như: Hydrat cacbon, protein, linhin, lipit,
tamin, an dehyt,
Ø Nhóm các hợp chất mùn
Nhóm các hợp chất mùn là những hợp chất cao phân tử, có cầu tạo phức tạp, chiếm tỉ lệ lớn trong chất hữu cơ (85- 90%)
Theo Lê Văn Khoa (2000), thành phần chất hữu cơ bán phân hủy có vai trị
quan trọng về mặt lý học đất như làm giảm dung trọng đất, tăng độ xốp, tăng cường cấu trúc đất Còn thành phần chất hữu cơ phân huỷ có nguồn gốc chủ yếu từ xác bã thực vật, có vai trị quan trọng về mặt hóa học đất và được gọi là chất mùn của đất,
trong phân tích đất gọi là chất hữu cơ trong đất
1.1.2 Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất
Trong điều kiện tự nhiên nguồn gốc chính của chất hữu cơ là thải thực vật
như rễ cây, lá cây, cỏ, thải thực vật sau khi thu hoạch Một cách tong quát là phần
Trang 15phần của đất (Võ Thi Gương, 2006) Chất hữu cơ bố sung vào đất do các nguồn chính sau:
Xác sinh vật (còn gọi là tàn tích sinh vật), đây là nguồn chủ yếu Sinh vật đất đã hút thức ăn từ đất để tạo nên cơ thể chúng và khi chết đi để lại tàn tích hữu cơ
cho đất, trong xác sinh vật có tới 4/5 là từ thực vật Tính trung bình hằng năm đất
được bổ sung từ thực vật 5-15 tắn/ha thân, lá, rễ Ngoài thực vật thì xác vi sinh vat
và động vật đất cũng cung cấp một phần đáng kê Mặc dù khối lượng không lớn, nhưng lại có chất lượng tốt (Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999)
Phân hữu cơ: Đối với đất đang canh tác thì lượng phân hữu cơ đo con người bón vào đất là một nguồn hữu cơ đáng kế Những nơi thâm canh cao người ta có thể bón đến 80 tấn phân hữu cơ/ha Nguồn phân hữu cơ bao gồm: Phân chuông, phân xanh, phân rác, phân bắc, bùn ao Tùy loại phân hữu cơ khác nhau mà chất lượng của chúng cũng khác nhau (Đỗ Thị Thanh Ren và ctv, 2004)
1.1.3 Sự chuyển hóa chất hữu cơ trong đất
Theo Nguyễn Thế Đặng (1999), sự biến đổi và chuyển hóa các xác hữu cơ trong đất là một q trình sinh hóa học phức tạp, được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của vi sinh vật đất và của động vật, oxy khơng khí và nước Xác thực vật ton tại trên mặt đất hoặc trong các tầng đất, trong quá trình phân giải chúng mất cầu tạo, hình dạng ban đầu và biến thành những hợp chất hoạt tính hơn, dễ hòa tan hơn Một phần những hợp chất này được khống hóa hồn tồn tạo ra sản phẩm cuối cùng là nước, một số khí và những hợp chất khoáng đơn giản, chứa nhiều chất dinh dưỡng cho thực vật thế hệ tiếp theo (Trần Văn Chính, 2006)
Chất hữu cơ trong đất chịu sự tác động của hai quá trình song song tồn tại đó
là q trình khống hóa và q trình mùn hóa, tùy theo điều kiện đất, khí hậu, thành
phân xác sinh vật mà một trong hai quá trình ấy chiếm ưu thế
Q trình khống hóa: Khống hóa là q trình phân hủy các hợp chất hữu
cơ liên tục để tạo thành các hợp chất khoáng đơn giản, sản phẩm cuối cùng là những
hợp chất tan và chất khí có sự tham gia của vi sinh vật Nó sẽ trả lại cho đất các chất dinh dưỡng có ích cho cây trồng dưới dạng các chất vô cơ (Nguyễn Thế Đặng,
1999)
Theo Nguyễn Thế Đặng (1999), thì sự khống hóa phụ thuộc vào: thành phần chất hữu cơ, âm độ của đất (75-80%), nhiệt độ (thích hợp là 25-35°C), pH đất (thích hợp 6,5-7,5), và càng thống khí khống hóa càng nhanh Q trình khống
hóa xảy ra nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi và tạo ra nhiều chất dinh dưỡng cho
Trang 16Quá trình mùn hóa: Theo Trần Văn Chính (2006), mùn hóa là quá trình tổng hợp những sản phẩm phân giải xác hữu cơ dẫn đến sự hình thành những hợp chất mùn Mùn là những hợp chất hữu cơ cao phân tử phức tạp mà phân tử bao gồm nhiều đơn vị cấu tạo khác nhau, chúng được nối với nhau bằng các cầu nỗi Mỗi
đơn vị câu tạo bao gồm nhân vòng, mạch nhánh, chúng chứa nhiều nhóm định chức
khác nhau và mang tính axIt
Q trình mùn hóa xảy ra song song với q trình khống hóa, nhưng các điều kiện ảnh hưởng tới chúng khác nhau Những nhân tố chính ảnh hưởng tới quá trình mùn hóa là: Chế độ nhiệt, khơng khí và nước của đất, thành phần cơ giới và
các tính chất lý, hóa học của đất, thành phần và cường độ hoạt động của vi sinh vật,
thành phân xác hữu cơ đất (Trần Văn Chính, 2006)
Sự chuyền hóa xác hữu cơ trong đất có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
Xác hữu cơ
Mùn hóa Khống hóa nhanh
Khống hóa
Các hợp chất mùn Vv
Các hợp chất khoáng
từ từ
Hình 1 Sơ đồ chuyển hóa chất hữu cơ trong đất
(Nguồn: Nguyễn Thế Đặng, 1999) 1.1.4 Vai trò chất hữu cơ và mùn trong đất
Trang 17nhiều mùn thì có chế độ nước, khơng khí và nhiệt độ tốt phù hop cho cây sinh trưởng phát triển và cho năng suất cao
Đối với hóa tính đất: Chất hữu cơ có vai trò quan trọng về mặt hóa học đất như: Gia tăng CEC, tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng trong đất, tăng cường sự phóng thích chất dinh dưỡng từ các thành phần khoáng trong đất bị hòa tan bởi các acid hữu cơ Chất mùn của đất bảo vệ các chất N, P, S chống lại sự phân hủy của vi sinh vật, cung cấp từ từ cho cây Chất mùn còn tạo thành các hợp chất chelate với các nguyên tô vi lượng, giữ cho các chất này hiện diện ở dạng dễ hữu dụng cho cây (Lê Văn Khoa 2000) Theo Trần Văn Chính (2006), chất hữu cơ và mùn tham gia vào các phản ứng hóa học của đất, cải thiện điều kiện oxy hóa, gắn liền với sự di động và kết tủa của các nguyên tố vô cơ trong đất Nhờ có nhóm định chức các hợp chất mùn nói riêng, chất hữu cơ nói chung làm tăng khả năng hấp thụ của đất, giữ được các chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng tính đệm của đất Tuy nhiên, hàm lượng chất hữu cơ trong đất cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: khí hậu, sa cau và khả năng thoát nước trong đất, thảm thực vật, sự luân canh, sự hoàn trả lại rơm rạ, việc bón phân cho cây trồng (Lê Văn Khoa, 2000)
Đối với tăng trướng cây trồng: Chất hữu cơ quan trọng và giữ vai trị chính bởi vì nó ảnh hưởng đến đặc tính lý, hóa và sinh học đất (Son and Ramaswami,
1997) Theo Akio Ikono (1984) chất hữu cơ là nguồn cung cấp dinh đưỡng cho cây
trồng qua quá trình khống hóa Chất hữu cơ không chỉ là nguồn cung cấp đinh dưỡng cho cây trồng mà còn giúp duy trì chất lượng đất theo hướng bền vững nhằm đạt năng suất cao qua sự cải tạo tính chất lý, hóa và sinh học đất (Wolang Flaig,
1984)
Chất hữu cơ và mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật Chất hữu cơ
và mùn đều chứa một lượng khá lớn các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng và vi
sinh vật như: N, P, K, Ca, Mg và các nguyên tố vi lượng Trong đó đặc biệt là N
Các nguyên tố dinh dưỡng có ở trong chất hữu cơ và mùn được giải phóng từ từ cho cây trồng, vi sinh vật sử dụng Ngoài ra mùn còn chứa một số chất kích thích sinh
trưởng làm tăng hoạt động của bộ rễ, hạt nảy mầm Mùn còn làm tăn ø năng lực của
Trang 181.2 PHAN HUU CO VA CAC DUONG CHAT CAN THIET
CHO SU PHAT TRIEN CUA CAY LUA
1.2.1 Khái niệm phân hữu cơ
Phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân được sản xuất từ các vật liệu
hữu cơ như các dư thừa thực vật, rơm rạ, phân súc vật, phân chuông, phân rác và phân xanh được vùi trực tiếp vào đất hay ủ thành phân Phân hữu cơ được đánh giá
chủ yếu dựa vào hàm lượng chất hữu cơ (%), hoặc chất mùn có trong phân Phân
hữu cơ là nguồn phân quí, không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có
khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và nâng cao độ phì của đất
(Đỗ Thị Thanh Ren, 2004)
Theo Michel villain (1989), đề nghị phân loại theo mức độ khoáng hóa chất
hữu cơ hay khả năng tạo mùn của chất hữu cơ Chất hữu cơ có tỷ lệ C/N cao được
vùi trực tiếp vào đất không qua chế biến, chức năng chủ yếu là cải tạo đất thì được
gọi là chất hữu cơ cải tạo đất Chất hữu cơ thông qua chế biến hay không thông qua
chế biến có tỷ lệ C/N thấp thì gọi là phân hữu cơ (Vũ Hữu Yêm, 1995)
1.2.2 Vai trò của phân hữu cơ trong sản suất nơng nghiệp
Phân hữu cơ có vai trò cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, cải thiện tính chất vật lý và hóa học của đất (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004) Theo Lê Hồng Tịch (1997), phân hữu cơ cịn đóng vai trị quan trọng trong phục hồi và nâng cao độ phì nhiêu đất thối hóa, khối lượng phân hữu cơ vùi vào trong đất càng lớn thì độ phì nhiêu hồi phục càng nhanh Ngoài ra lượng hữu cơ trong đất còn gián tiếp làm chức năng vệ sinh môi trường đất
và bảo vệ cây trồng (Dương Minh Viễn, 2004)
1.2.2.1 Phân hữu cơ cải tạo hóa tính và bôi dưỡng đất
Trang 19nguyên tô kim loại nặng cho cây, từ đó hạn chế sự nhiễm ban cho san phẩm nông nghiệp
Theo Nguyễn Thị Thúy và ctv (1996), một đặc tính quan trọng của phân hữu cơ là giúp ơn định độ phì của đất Vì chúng có khả năng chuyển hóa lân từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu hữu dụng cho cây trồng Qua nhiều thí nghiệm trong phịng và ngồi đồng cho thấy nhóm phosphate hoạt động trong đất tăng lên đáng kế và làm giảm rõ rỆt sự cỗ định lân trong đất Bởi vì chất hữu cơ đã tạo với sắt, nhôm
thành các chelate hay phức hệ hữu cơ khoáng, các ion Fe, Al mất khả năng liên kết
với PO Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv (2004), phân hữu cơ còn cung cấp CO, cho sự quang tổng hợp chất hữu cơ, làm giảm khả năng trực di các cation Vì vậy làm tăng hiệu quả của phân hóa học bón vào đất Bón phân hữu cơ làm tăng lượng lân
dễ tiêu, tăng dung tích hấp thu (CEC) và khả năng hấp thu NH," Lê Thị Thanh Chi
(2008), qua kết quả nghiên cứu cũng cho rằng bón phân hữu cơ từ dung dịch và chất
cặn hầm ủ biogas đều làm gia tăng PH đất, hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy, gia tăng hàm lượng lân dễ tiêu, các nguyên tố vi lượng như:
Cu, Zn, đặc biệt cải thiện độ hoạt động của enzyme qua lượng catalase trong đất
1.2.2.2 Phân hữu cơ cải tạo lý tính đất
Các kết quả nghiên cứu của Momnier cho thấy việc trộn chất hữu cơ vào đất
làm tăng độ ôn định kết cầu của đất Tác dụng ôn định cấu trúc đất phụ thuộc vào
bản chất chất hữu cơ và mức độ mùn hóa Chất hữu cơ sau khi vùi vào đất, thông qua hoạt động vi sinh vật, chất hữu cơ phân hủy biến thành mùn Mùn làm tăng sự dính kết giữa các hạt đất dé tạo thành đoàn lạp làm cho đất có cấu trúc tốt, thống
khí, đễ cày bừa, làm cho nước ngắm vào đất thuận lợi hơn, khả năng giử nước của
đất cao hơn, việc bốc hơi mặt đất ít đi nhờ vậy mà tiết kiêm được nước tưới Đất
làm quá tơi nếu không được phủ bằng một lớp bởi hữu cơ sau khi tưới hoặc sau khi
mưa đất sẽ tạo thành một lớp váng ngăn cản việc thơng khí, việc thắm nước, han
chế nảy mầm của hạt và dễ bị xói mịn (Vũ Hữu Yêm, 1995) Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv (2007), cho thấy bón 50% phân vô cơ theo khuyến cáo kết hợp với 10 tấn phân hữu cơ/ha thì làm tăng chỉ số độ bền đoàn lạp, chỉ số hô hấp đất tăng từ 920 mgCOz/kg (bón hồn tồn phân vơ cơ) lên 1165 mgCOz/kg (bón phân vơ cơ có bổ sung 10 tân phân hữu cơ/ha) Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv (2004), phân hữu cơ có khả năng giữ nước của đất bởi sự liên kết nước với chất hữu cơ thông qua sự cải thiện cấu trúc đất Cải thiện độ thống khí của đất cung cấp oxy cho rễ cây và tạo ra con đường thốt CO; từ khơng gian rễ, đồng thời làm gia tăng
Trang 20Phân hữu cơ bón vào đất có tác động rất rõ đối với việc cải thiện tính chất vật lý đất Do phân hữu cơ bón vào đất sau khi phân giải sẽ tạo ra các axit mùn có tác dụng gan kết các hạt keo nhỏ lại tạo nên cấu trúc bền vững, làm cho độ xốp đất tăng lên, khả năng giữ nước và thắm nước cao hơn và hạn chế sự xói mịn đất Theo kết quả nghiên cứu của trạm nghiên cứu đất tây nguyên ở đất bazan bị thối hóa sau khi được vùi 83 tấn hữu cơ (ở tầng 0-30 cm) thì độ xốp tăng 4,4% so với đối chứng không vùi, độ ẩm tăng 3,1%, cấp hạt bền (3-10 mm) tăng 39,2%, cấp hạt nhỏ hơn 0,25 mm giảm 41,2% so với đối chứng (Phạm Tiến Hoàng, 2003)
1.2.2.3 Phân hữu cơ tác động đến sinh tính đất
Trong quá trình phân giải, phân hữu cơ cung cấp thêm thức ăn cho vi sinh vật, cả thức ăn khoáng và thức ăn hữu cơ, nên sau khi vùi phân hữu cơ vào đất tập
đoàn vi sinh vật trong đất phát triển rất nhanh, và nó cịn giúp làm phong phú thêm tập đoàn vi sinh vật có ích cũng như có hại (Vũ Hữu Yêm, 1995) Theo Wolgang
Flaig (1984) hầu hết các vật liệu hữu cơ được phân hủy trong đất do hoạt động của vi sinh vật, vì thế những yếu tổ nhiệt độ, âm độ, điều kiện thống khí, dinh dưỡng
trong đất rất quan trọng đối với hoạt động của vi sinh vật trong việc chuyển hóa vật
liệu hữu cơ
Phân hữu cơ là mơi trường thích hợp cho vi sinh vật sống và phát triển Phân chuồng có ảnh hưởng tốt đến đời sống của vi sinh vật cô định đạm, chất mùn trích từ phân chuồng làm gia tăng hiệu quả cô định đạm của Rhizobium và Azotobacter Đất được bón nhiều phân chuông, số lượng vi sinh vật này tăng lên rõ rệt, khả năng khoáng hóa nitrat của đất cũng tăng lên (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999) Theo Võ Thị Gương và ctv (2004), bón bổ sung phân hữu cơ vào đất làm tăng mật số vi sinh vật đất, giúp đất có câu trúc tốt hơn Nguyễn Ngọc Hà (2000), cũng cho rằng bón phân hữu cơ đơn thuần hoặc kết hợp với phân hóa học thì vi sinh vật đất ơn định hơn Ngồi ra bón phân hữu cơ cịn tạo điều kiện cho giun đất phát triển mạnh, cung cấp cho đất một số chất có hoạt tính sinh học làm tăng cường trao đôi chất của cây (Hà
Thị Thanh Bình, 2002)
1.2.3 Hiệu quả của phân hữu cơ đối với việc tăng năng suất lúa
Trang 2110
Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của cây vụ trước cho vụ sau lam tang 0,3 tan lạc xuân, 0,6 tấn thóc, 0,4 tân ngô hạt/ha (Đường Hồng Dật, 2002)
Kết quả nghiên cứu của Lưu Hồng Mẫn, Vũ Tiến Khang va Takeshi Watanabe (2007) bón hồn tồn phân hữu cơ rơm rạ (6 tắn/ha) gia tăng năng suất lúa so với đối chứng không bón phân 13,52% trong vụ hè thu (HT) và 5,50% trong vụ đông xuân (ĐX) Trong khi đó, bón hồn tồn phân hóa học (NPK) cho năng suất cao hơn đối chứng 44,19% trong vụ HT và 26,07% trong vụ ĐX Bón phân hữu cơ rơm rạ kết hợp với các mức phân hóa học (NPK) cho năng suất cao hơn đối chứng từ 37,18% đến 49,30% trong vụ HT và 27,20% đến 29,36% trong vụ ĐX Kết quả còn chỉ ra rằng khi áp dụng phân hữu cơ dài hạn chúng ta có thể giảm phân hóa học theo mức khuyến cáo từ 20% đến 60% mà không làm giảm năng suất so với lượng phân hóa học theo mức khuyến cáo Trong khi đó, bón lót phân hữu cơ và kết hợp với 40% đến 60% phân hóa học cho năng suất cao hơn bón hồn tồn phân hóa học (100% NPK) trong vụ ĐX Nguyễn Ngọc Hà (2000), qua kết quả nghiên
cứu cũng có kết luận bón hồn tồn rơm rạ sẽ tăng năng suất lúa 16% so với hoàn
toàn khơng bón phân Bên cạnh đó, bón kết hợp phân hữu cơ với phân hóa học sẽ tăng năng suất lúa 22%
Theo Takaokon, Hikoyuhi Hiraoka và ctv (2001), qua kết quả của hai năm
nghiên cứu trên giống lúa IR64 cho thấy nếu bón liên tục 100% phân hữu cơ cho năng suất tăng hơn đối chứng 13,6% và nếu bón kết hợp 50% phân hữu cơ với 50% phân vô cơ cho năng suất tăng hơn so với đối chứng là 18,6% Kết quả nghiên cứu của Trần Hải Long (2009), bón phân chuồng trên nền đất đậu phộng làm tăng năng suất lúa từ 0,33- 0,51 tắn/ha so với đối chứng Phạm Trần Lam Nguyên (2006), qua
thí nghiệm cũng đã đưa ra kết luận việc bón phân hữu cơ làm gia tăng năng suất lúa
vụ Hè Thu và Thu Đông Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tân Ngọc (2009), cho thấy chưa có sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả của phân hữu cơ trong việc cai tao nang suất lúa sau một vụ Ở vụ đầu hiệu quả phân hữu cơ chưa khác biệt so với phân hóa học do hàm lượng dinh dưỡng trong phân hữu cơ không cao, quá trình khống hóa chậm nên chất dinh dưỡng khống hóa ra trong một vụ để cung cấp cho cây ít
1.2.4 Một số nghiên cứu về hiệu quá của
phân hữu cơ trong cải tao chat lugng dat va nang suat cay trong
Các thí nghiệm của viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) trong những năm gần đây về sử dụng rơm ủ làm phân bón hữu cơ cho đất lúa có nhiều triên vọng để áp dụng Tran Quang Tuyen and Pham Sy Tan (2001), qua thí nghiệm
Trang 2211
hoai muc sau khi thu hoạch nắm rơm làm năng suất lúa IR64 gia tăng cao hơn so với khơng bón rơm hoai mục Đồng thời góp phần gia tăng hàm lượng N và P trong
đất Thí nghiệm dài hạn bón phân cho lúa hồn toàn bằng phân hữu cơ rơm rạ ủ với
nắm Trichoderma sp năng suất lúa vẫn gia tăng đáng kể so với khơng bón phân, tăng 8% trong vụ HT và 7% trong vụ DX Két qua nghiên cứu của Phạm Thị Phan va ctv (2001), cũng xác định việc sử dụng phân rơm phân hủy vi sinh giúp lúa MTL250 sinh trưởng tốt và tiết kiệm được phân bón vơ cơ Phạm Thị Phấn và Nguyễn Kim Chung (2005), qua kết quả nghiên cứu còn cho thấy ở những nghiệm thức bón phân hóa học kết hợp với phân rơm ủ hoai mục một số thành phần năng suất và năng suất có sự khác biệt ở liều lượng cao hơn là ở liều lượng thấp hơn
Kết quả nghiên cứu của Dương Minh Viễn và Võ Thị Gương (2006), bón phân hữu cơ từ bã bùn mía trở lại cho đất phèn trồng mía cho thấy hàm lượng Al
hoạt động, AI trao đổi, AI hòa tan cũng như các thành phân AI khác như AI liên kết
với hữu cơ đều giảm đáng kể cùng với tăng lượng bón phân bã bùn mía, hàm lượng
Pi (ân vô cơ) dễ tiêu trong đất tăng lên đáng kế so với khơng bón phân, giúp cải
thiện Pi dễ tiêu trên đất phèn Kết quả nghiên cứu của Tống Thu Thủy (1986), đất phù sa bón phân xanh có hiệu quả làm gia tăng năng suất lúa ở nghiệm thức bón 30
tân/ha so với nghiệm thức bón phân đạm 25-100kg/ha Đối với đất phèn, bón phân
xanh ở liều lượng 20-30 tấn/ha có tác dụng tương tự như bón phân đạm ở mức 75-100kg N/ha Bon phan chuông kết hợp với phân đạm và lân thích hợp (2/3N và
1/2P) là mang lại hiệu quả cao nhất
1.2.5 Một số loại phân hữu cơ phố biến 1.2.5.1 Phân chuông
Phân chuông là một hỗn hợp phân gia súc, gia cầm với xác bã thực vật Phân
chứa đủ ba chất dinh dưỡng cơ bản là dam, lan va kali cần thiết cho các loại cây
trồng Ngồi ra, phân cịn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như Bo, Cu, Mo Mn và những chất kích thích sinh trưởng như auxin, heteroauxin, các loại vitamin như
vitamin B, vitamin C (Nguyễn Thị Quí Mùi, 1999 trích bởi Đỗ Thị Thanh Ren,
2004)
Theo Ngô Ngọc Hưng và Đỗ Thị Thanh Ren (2004), những chất dinh dưỡng
có trong phân chuồng đều là những chất tương đối dễ tiêu, nhận được từ sự khống hóa các hợp chất hữu cơ Phân chuồng có tác dụng chậm hơn phân hóa học, khi bón
vào đất nó sẽ cung cấp thức ăn từ từ cho cây trồng Trong vụ đầu, một tấn phân
Trang 2312
thể làm tăng 10-12 tấn lúa Vì vậy đối với lúa, trong nhiều trường hợp, phải bón phan trén 10 tan/ha phân chuông ở vụ đầu mới thấy có hiệu quả rõ rệt
Theo Vũ Hữu Yêm và ctv (2001), qua kết quả nghiên cứu cho rằng sau khi vùi phân chuồng đã được mùn hóa một phần, mùn ổn định tăng dân, cuối cùng khả
năng làm ổn định kết cầu đất cao hơn và bền hơn so với phân xanh Khi mơi trường đất thích hợp cho sự sinh trưởng của cây, sự gia tăng năng suất qua bón phân hữu cơ thường ít Khi mơi trường đất khơng thích hợp, năng suất gia tăng lớn hơn khi
được bón phân hữu cơ Theo Akio Inoko (1984) bón 20 tấn phân chuồng/ha sẽ cung
cấp 78 kg N, 17 kg P và 6 kg K Tổng lượng chất đinh dưỡng này cây không hút hết trong một vụ Chất dinh dưỡng lưu tồn sẽ tích lũy trong đất và được cây hấp thu dần dan trong các vụ tiếp theo
Tuy nhiên, phân chuồng có thành phần dinh dưỡng không ổn định, phẩm
chất phân chuồng phụ thuộc rất nhiều vào từng loại, sức khỏe, và tuổi của gia súc,
cùng với khẩu phần ăn và phương pháp chăn nuôi Bảng 1 Thành phần đinh dưỡng của phân chuồng
(Cục khuyến nông khuyến lâm, 2004 trích bỡi Đỗ Thị Thanh Ren, 2004)
Đơn vị %
Loại phân HO N PO; K,0 CaO MgO Heo 82,00 0,80 0,41 0,26 0,09 0,10 Trâu bò 83,10 0,29 0,17 1,00 0,35 0,13 Ngựa 75,70 0,44 0,35 0,35 0,15 0,12 Gà 56,00 1,63 1,54 0,85 2,40 0,74 Vit 56,00 1,00 1,40 0,62 1,70 0,35
Muốn cho phân chuồng có hiệu quả cao, cần phải bảo quản tốt Phân chuồng dùng để bón lót, liều lượng bón tùy theo loại cây và loại đất Đối với phân chuồng chưa hoai mục, nên bón sớm từ 7-15 ngày trước khi gieo trồng Đối với cây trồng cạn phân chng có thể bón lót vào từng gốc cây, trộn lẫn với đất nước khi gieo hạt hoặc trồng cây con (Đỗ Thị Thanh Ren và ctv, 2004)
1.2.5.2 Phân xanh
Phân xanh là loại phân hữu cơ có thành phần gồm các bộ phận trên mặt đất
Trang 2413
xanh chỉ phát huy hiệu quả khi được phân hủy Phân xanh thường được dùng đề bón
lót cho cây hằng năm hoặc dùng để “ép xanh” (tủ góc) cho cây lâu năm Tuy vậy, ở một số địa phương vùng trung bộ, phân xanh được chặt nhỏ và bón cho ruộng lúa, người ta gọi là “bón bỗi”(Đường Hồng Dật, 2002)
Cây phân xanh có tác dụng cải tạo nhanh và tổng hợp hóa tính đất do chất xanh lớn tỷ lệ đạm cao khi vùi vào đất làm tăng nhanh hàm lượng hữu cơ và đạm cho lớp đất canh tác Sử dụng phân xanh còn có khả năng cải tạo nhanh và tổng hợp
tính chất vật lý của đất (Nguyễn Như Hà, 2006) Theo Vũ Hữu Yêm (1995), vùi
chất xanh của cây họ đậu vào đất giúp làm giàu thêm các chất dinh dưỡng, nhất là đạm, và chất hữu cơ cho lớp đất mặt Kết hợp cày vùi phân xanh và bón lót lân sẽ thúc đây phân xanh phân giải tốt hơn, lại cân đối được đạm lân cho cây Nhất là khi vùi phân xanh với lượng lớn Đối với lúa cây phân xanh không những làm tăng
năng suất mà còn làm tăng phẩm chất hạt gạo (Nguyễn Cơng Vinh, 2002)
Ngồi ra cịn có một số loại phân hữu cơ khác như: Phân rác, phân vi sinh,
phân trau, than bùn cũng có vai trị quan trọng trong cải tạo chất lượng đất và nâng
cao năng suất cây trồng
1.2.6 Các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây lúa 1.2.6.1 Dưỡng chất đạm (N)
Dam là nguyên tố quan trọng nhất đối với cây lúa, là chất tạo hình cây lúa, là thành phân chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá thân Đạm có tác dụng mạnh trong thời gian đầu sinh trưởng của cây lúa, làm tăng nhanh hệ số diện tích lá, tăng nhanh số nhánh đẻ Lúa hấp thu đạm chủ yếu ở dạng NH¿* (Nguyễn Ngoc Dé, 2008)
Cây lúa hút đạm nhiều nhất vào hai thời kì: Thời kì đẻ nhánh và thời kì làm địng Cây lúa hút đạm nhiều nhất ở thời kì nào cũng đồng thời hút lân và kali nhiều nhất ở thời kì đó (Nguyễn Đình Giao và ctv, 1997)
1.2.6.2 Dưỡng chất lân (P)
Lân có vai trò quan trọng đối với cây trồng sau chất đạm khơng có chất nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây bằng chất lân Lân là chất sinh năng lượng, là thành phần của ATP, NADP Chất lân có tính giải độc cho cây cần thiết cho hầu hết các q trình sinh lí, sinh hóa xảy ra trong cây (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Theo Fujiwara trích bởi Nguyễn Đình Giao (1997) lân có tác dụng phân chia tế bào tạo
thành chất béo, protein Lân còn thúc đây việc ra hoa, hình thành quả và quyết định
Trang 2514
Khi cây lúa được bón lân thì có khả năng hút thêm đạm Do đó, khi bón lân
kết hợp với đạm thì có tác dụng xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng sự đẻ nhánh,
cũng như làm cho lúa trổ bông sớm, giảm lép, chín tập trung, tăng phẩm chất hạt
(Nguyễn Xuân Trường, 2000)
1.2.6.3 Dưỡng chất kali (K)
Sau đạm và lân kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ ba đối với cây
trồng Kali là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng, kali tồn tại trong
cây dạng lon K” Kali giúp cho quá trình vận chuyển và tổng hợp các chất trong cây, duy trì sức trương của tế bào, giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chỗng sâu bệnh, chống đỗ ngã, chịu hạn và lạnh khỏe hơn, tăng số hạt chắc trên bông và làm hat no day hon Kali tập trung chủ yếu trong rơm rạ chỉ khoảng 6-20% ở trên bông
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
Theo Nguyễn Xuân Trường và ctv (2000), thì kali tham gia vào quá trình tổng hợp protein, quá trình hình thành đường, tinh bột, cenlulose Kali giúp cho quá trình quang hợp tốt hơn đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp,
thời tiết âm u
Trong giai đoạn đẻ nhánh kali cân đối với đạm sẽ giúp làm tăng số gié trên bơng từ đó tăng số hạt trên bông Để đạt được năng suất cao trong giai đoạn đẻ nhánh hàm lượng kali trong lá phải cao hơn đạm Cây lúa hút kali mạnh nhất từ cuối giai đoạn đẻ nhánh tới tượng đòng, cây lúa hút liên tục cho đến giai đoạn chín Kali cần thiết cho bộ rễ phát triển mạnh, năng suất cao, hạt lép ít, và trọng lượng 1000 hạt cao (Nguyễn Xuân Trường, 2000)
1.3 SU SINH TRUONG VA PHAT TRIEN CUA CAY LUA 1.3.1 Đặc điểm sinh trưởng của cây lúa
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), chu kỳ sinh trưởng của cây lúa bắt đầu từ lúc
hạt nảy mầm cho đến khi lúa chín có thể chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn tăng
trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn chín
Ø Giai đoạn tăng trưởng (Sinh trưởng dinh dưỡng)
Được tính từ lúc hạt nảy mầm đến phân hóa đòng (tượng mầm hoa), giai đoạn này dài hay ngắn là tùy theo giống lúa, đối với các giỗng lúa cao sản ngắn ngày có giai đoạn này từ 40- 45 ngày, đối với các giống lúa dài ngày có giai đoạn này kéo dài 4- 6 tháng (Nguyễn Thành Hối, 2009) Giai đoạn này rất quan trọng,
đây là giai đoạn hấp thu dinh đưỡng, gia tăng chiều cao, nở bụi và chuẩn bị cho các
Trang 2615
@ Giai doan sinh san (Sinh dục)
Bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông, giai đoạn này kéo dài 27- 35 ngày trung bình 30 ngày Ở giai đoạn này nếu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, mực nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bơng
lúa hình thành nhiều, vỏ trâu đạt được kích thước lớn nhất của giống, tạo điều kiện
gia tăng trọng lượng hạt sau này (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
Ø Giai đoạn chín
Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trô bông đến lúc thu hoạch Giai đoạn này trung
bình mất khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giỗng lúa ở vùng nhiệt đới, được tính từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Giai đoạn này cây lúa
trải qua các thời kì: thời kì chín sữa, thời kì chín sáp, thời kì chín vàng, thời kì chín
hồn tồn
1.3.2 Năng st lúa và các yêu tô cầu thành năng suât lúa
Năng suất lúa được hình thành và chịu ảnh hưởng trực tiếp của bốn yếu tố:
sé bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000
hạt Mỗi thành phần năng suất được quyết định ở một giai đoạn nhất định của cây
Có thể tính năng suất lúa theo công thức sau:
Năng suất(tẫn/ha) = số bông/m” x số hạt/bông x tỷ lệ hạt chắc (%) x trọng
lượng 1000 hạt (g) x 10” (Yoshida, 1981 và Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) v Số bông trên mˆ
Số bông trên m” được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây
lúa (giai đoạn tăng trưởng), nhưng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10
ngày trước khi có chi tối đa Số bông trên đơn vị diện tích tùy thuộc vào mật độ sạ
cay và khả năng nở bụi của cây lúa Mật độ sạ cây và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lượng phân bón nhất là phân đạm, chế độ nước Số bông trên đơn vị diện tích có ảnh hưởng thuận đến năng suất Các giống lúa cải thiện thấp cây có số bơng trên m trung bình phải đạt 500- 600 bông/m” đối với lúa sạ hoặc 350- 450 bông/mỸ đối với lúa cấy mới có thể có năng
suất cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
v Số hạt trên bông
Trang 2716
ảnh hưởng bởi giỗng lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết Ở các giống lúa
cải thiện số hạt trên bông từ 80-100 hạt đối với lúa sạ hoặc 100- 120 hạt đối với lúa cay là tốt trong điều kiện Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
v_ Tỷ lệ hạt chắc
Tỷ lệ hạt chắc được quyết định ở thời kỳ trước và sau trổ bơng, có 3 thời kỳ quyết định trực tiếp là giảm nhiễm, trổ bông và chín sữa Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc số hoa trên bơng, đặc tính sinh lí của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyên vị các chất
mạnh, cộng với câu tạo mô cơ giới vững chắc không đỗ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt
trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao Muốn có năng suất cao thì tý lệ hạt chắc phải đạt trên 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
v Trọng lượng 1000 hạt
Trọng lượng 1000 hạt cũng là một đặc tính quan trọng góp phân vào năng
suất lúa So với các yếu tố khác thì nó ít biến động, chủ yếu do đặc tính đi truyền
của giống quyết định, điều kiện môi trường có ảnh hưởng một phần (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Theo Nguyễn Đình Giao và ctv (1997) trọng lượng 1000 hạt do hai bộ
phận cấu thành: Trọng lượng vỏ trâu và trọng lượng hạt gạo Thời gian quyết định
kích thước vỏ trâu chủ yếu vào thời kì giảm nhiễm đến trổ bông, sau trổ bơng vỏ trau ít thay đơi Trọng lượng hạt gạo tăng mạnh nhất từ sau trổ đến thời kì chín sữa (sau trổ 18-20 ngày)
v_ Chỉ số thu hoạch (HD
Chỉ số thu hoạch là một trong những đặc tính chủ yếu đáp ứng với việc gia tăng năng suất Gia tăng chỉ số thu hoạch làm cho lúa ít rơm rạ hơn hoặc các phần không quang hợp của cây ít hơn và chiều cao cây giảm, giúp cây tăng cường khả năng chống đỗ ngã (Tanaka và ctv, 1966 trích bỡi Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
Hệ số kinh tế K (còn gọi là chỉ số thu hoạch-HI (Harvest Index) được tính theo công thức:
Năng suất kinh tế Năng suất hạt khô
K= =
Nang suat sinh hoc Trọng lượng chất khô tổng số
Trang 2817
Ở các giống lúa cải tiến chỉ số thu hoạch biến thiên từ 0,1 đến 0,55 (IRRIL,
1978; Evans và ctv, 1984 trích bởi Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Theo Nguyễn Đình Giao và ctv (1997) Chỉ số thu hoạch cao hay thấp do ba yếu tố quyết định đó là:
- Khả năng tích lũy tinh bột trong bẹ, lá, thân
- Khả năng vận chuyên vật chất tích lũy từ thân, bẹ, lá về bông hạt
Trang 29CHUONG 2
PHUONG TIEN VA PHUONG PHAP
2.1 PHUONG TIEN THI NGHIEM 2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
- Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 01/08/2009 đến ngày 08/11/2009
- Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành trên bồn xi măng tại nhà lưới, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Khu 2 Trường Đại Học Cần Thơ
2.2.1 Vật liệu thí nghiệm
- Giống lúa: Giống lúa thí nghiệm Jasmine85, là giống lúa được lai tạo và
chọn lọc từ viện lúa quốc tế IRRI, nhập vào việt nam từ năm 1992, giống được chọn
từ tổ hợp lai IR841- 85 = PETA / TNI // KHAO DAWK MALI, đã trồng thử ở
ĐBSCL trên đất phù sa và đất nhiễm phèn, đất phèn, đất nhiễm mặn Giống có thời gian sinh trưởng 90-105 ngày (tùy theo mùa vụ), chiều cao trung bình 80- 90 cm, bông dài 20- 25 cm, hạt chắc trên bông 80- 100 hạt, trọng lượng 1000 hạt 25- 26g, năng suất bình quân 4- 6 tấn/ha, hạt to dài, kích thước hạt dài 7,2- 7,8 mm, rộng
2,1- 2,2 mm, phẩm chất hạt tốt, gạo trong, thơm com mềm, tiêu biểu cho nhóm lúa
thơm xuất khẩu Giỗng không kháng được rầy nâu, nhiễm nhẹ bệnh khô văn, nhiễm bệnh lùn xoăn lá, cứng cây, ít đỗ ngã, thích hợp cho cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu trên chân đất phù sa ngọt hay phèn mặn nhẹ (Mai Văn Quyền, 1996; Trương
Đích, 2000)
- Đất thí nghiệm: Đất thí nghiệm có pH = 5,3 thuộc loại đất phù sa không phèn, EC thấp và được đánh giá là không mặn, đất nghèo chất hữu cơ, đạm tổng số
Trang 3019
Bảng 2.1 Đặc tính hóa học của đất thí nghiệm trước khi canh tác lúa vụ Thu Đông 2009 tại nhà lưới khu 2, ĐHCT
Đặc tính hóa học Đơn vị Trị số Phương pháp phân tích
pH 5,3 1:5 đất-nước, pH kế EC mS/cm 0,22 1:5 đất-nước, EC kế
Chất hữu cơ % 2,8 Walkey-Black
Dam tông số % 0,134 Kjeldahl
Lân tổng số %o 0,083 So màu, máy sắc ký
Kali trao đổi Meq/100g 0,32 Máy hấp thu nguyên tử
- Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật:
+ Phân hữu cơ: Phân rơm ủ hoai mục theo phương pháp phân hủy vi sinh (ủ rơm + nắm Trichoderma- ĐHCT) Quy ra âm độ 14% khi sử dụng
Bảng 2.2 Đặc tính hóa học của phân rơm rạ ủ hoai mục với nam Trichoderma
Đặc tính phân rom ra Đơn vị Trị số Phương pháp phân tích
pH 6,10 1:5 đất-nước, pH kế
Chất hữu cơ % 21,00 Walkey-Black
Đạm tổng số % 0,85 Kjeldahl
Lân tổng số % 0,70 So màu, máy sắc ký
Kali tổng số % 1,20 Máy hấp thu nguyên tử
+ Phân vô cơ: Sử dụng phân đơn như urê (46%N), super lân Long Thành (16% P;O;s), KCI (60% K;O)
+ Một số loại thuốc phòng trừ sâu bệnh: Actara 25WG, Cyperan 10EC, Fuan
40EC, Fastac SEC, Sapen Alpha SEC, Kinalux 25EC, Sofit 300EC
- Các thiết bị sử dung để lấy mẫu và phân tích mẫu: Cân điện tử Starious (độ
chính xác 0,01), máy đo ầm độ (Grain Moisture Meter- Model: GMK-303RS),
Trang 3120
2.2 PHUONG PHAP THI NGHIEM 2.2.1 Bồ trỉ thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3
nghiệm thức (NT), mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại, tổng cộng có 9 lơ thí nghiệm,
diện tích mỗi lơ thí nghiệm là 4 m” (2x2m), tổng diện tích thí nghiệm là 36 mứ
- Các nghiệm thức được bón phân rơm ủ với hàm lượng như sau:
NT1: khơng bón phân rơm ủ (đối chứng) NT2: bón 5 tắn/ha phân rơm ủ
NT3: bón 10 tấn/ha phân rơm ủ
NT3 NT2 NT1 2 = b0 NT2 NT1 § NT3 k= <Q: kh NT1 NT3 NT2
Lap lai 1 Lap lai 2 Lap lai 3
(Cong vao) Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.2.2 Phương pháp ủ phân rơm
Ø Nguyên liệu
- Rom ra sau khi chat nam
- Bạt nhựa phủ để giử âm và nóng
- Nam Trichoderma: TRICO-DHCT (20-30 g/m’)
Ø Cáchủ
- Gom rơm rạ theo đồng hoặc ví trong bạt nhựa đục dày khoảng 20 cm/lớp
- Tưới nước vừa đủ âm (năm chặt vừa rịn nước) Dùng chân đạp để đồng hữu
cơ nén dễ xuống
- Tuoi nắm TRICO-DHCT (20-30 g/m?) lên từng lớp dày 20 cm cho đến khi
đống ủ đạt kích thước 1,2-1,5 m
Trang 3221
- Kiém tra 4m d6 (40-60%) va nhiét d6 (> 50°C) hang tuan dé bé sung thém nước Cần chú ý tưới nước bố sung trong 3 tuần đầu để đủ âm
- Sau 15-20 ngày ủ, thể tích đồng phân ủ giảm khoảng 20-25% Sau 2-3 tuần ủ cần giở bạt để đảo phân, giúp phân phân hủy đồng đều
- Đống ủ hoai mục sau 6-8 tuần Phân được xem là phân hủy hoàn tồn khi đống phân ủ khơng cịn nóng (Dương Minh, 2009)
Các vị trí tưới nắm , TRICO-DHCT Nén xuông A / \ Rom ra / \ 7 \Phii bat 4 ` ¿ 2m N = mm m— ot
Hình 2.2 Sơ đồ ủ phân rơm và vị trí chủng nam
TRICO-DHCT trén dong rom u
2.2.3 Ky thuat canh tac
- Chuẩn bị đất: Tiến hành cày xới, phơi đất để chuẩn bị cho vụ Thu Đông - Chuẩn bị giỗng: Giống được ngâm 24 giờ, ủ trong 48 giờ để nứt nanh, sau
đó trộn với Cruxe plus 312,5fs khoảng 5-6 giờ rồi đem gieo, lượng giống gieo là
120 kg/ha, gieo bằng phương pháp sạ hàng
- Bón phân: Phân rơm ủ hoai mục được vùi vào đất trước khi gieo Phan v6 cơ được bón theo công thức 100N- 60P;O¿;- 30K;O kg/ha, với qui trình bón gồm 4 giai đoạn: Bón lót, 10, 20 và 40 ngày sau sạ (NSS) Lượng phân bón được cân chính xác vào từng lơ cụ thê như sau:
+ Bón lót: 100% P;Os /ha
Trang 3322 + Giai doan 20 NSS: 2/5 N
+ Giai doan 40 NSS: 2/5 N + 4% K;O
- Cham sóc thí nghiệm: Ln giữ mực nước trong từng lơ thí nghiệm được ồn định, làm cỏ kết hợp sau mỗi lần bón phân, thường xuyên theo đối sâu bệnh xuất hiện để kịp thời phòng trị cho lúa thí nghiệm
- Thu hoạch: Tiến hành lây mẫu và thu hoạch toàn bộ thí nghiệm lúc lúa chín trên 80% số hạt/bơng và thu đồng loạt trong ngày
2.3 CAC CHi TIEU THEO DOI VA THU THẬP
2.3.1 Các chỉ tiêu nông học
Ghi nhận các chỉ tiêu nông học vào các thời điểm: 10, 20, 40, 60, trỗ 50% số chéi và lúc thu hoạch
- Chiều cao cây: Được đo từ gốc lúa sát mặt đất đến chóp lá cao nhất hoặc chóp bơng của cây lúa, tiến hành đo 15 cây cô định trong khung (mỗi nghiệm thức
đặt hai khung, mỗi khung có diện tích 0,25 m'), khung được đặt cô định trước trên
mỗi lơ thí nghiệm
- Số chổi: Được thu thập bằng cách đếm tổng số chồi trong hai khung ở mỗi nghiệm thức Lúa được tính một chổi khi có từ 3 lá trở lên
2.3.2 Các thành phần năng suất và năng suất
v_ Các thành phần năng suất
- Các thành phần năng suất được ghi nhận như sau:
+ Số bơng/m”: Được tính bằng cách đếm tất cả số bông trong hai khung với
diện tích 0,5 m” sau đó tính ra số bơng trên mí
+ Số hạt/bơng: Được ghi nhận bằng cách đếm tổng số hạt của lúa ở hai
khung của mỗi nghiệm thức sau đó tính ra số hạt/bông
+ Số hạt chắc/bông: Được ghi nhận bằng cách đếm tổng số hạt chắc của lúa
ở hai khung của mỗi nghiệm thức sau đó tính ra số hạt chắc trên bông
+ Trọng lượng 1000 hạt (TL1000 hạt) (g): Từ hạt chắc ở hai khung đếm ngẫu nhiên 1000 hạt và cân bằng cân điện tử sai số 0,01 g rồi qui về âm độ 14%
Số hạt chắc/bông
+ %Hạt chắc = x100
Trang 3423
+ Tắt cả trọng lượng đều qui về âm độ 14% theo công thức:
Wo(100-Hp)
W 4% =
86
H, am d6 mau hic can
Wotrong luong mẫu lúc cân
v Năng suất
- Năng suất lý thuyết (NSLT): Được tính theo công thức:
NSLT = Số bông/m7 x số hạt/bông x tỷ lệ hạt chắc x Trọng lượng 1000 hạt x 107
Hoặc NSLT = Số bông/mŸ x Số hạt chắc/bông x Trọng lượng 1000 hạt x 10” - Năng suất thực tế (NSTT): Tiến hành thu lúa ở 3,5 m còn lại, đập lay hat, phơi khô giê sạch đem cân và đo ẩm độ hạt rồi qui về âm độ 14%
NSTT (tan/ha) =(W jo, x10)/3,5
Với W (kg): Trọng lượng lúa 3,5 m
v_ Chỉ số thu hoạch - HI (Harvest Index)
- Thu trên 0,5 m” của hai khung cân trọng lượng tươi, sau đó lẫy mẫu sấy dé
qui ra trọng lượng ở 14% âm độ Chỉ số thu hoạch HI được tính theo cơng thức:
Năng suất (tắn/ha)
HI =
Tổng lượng chất khô (tắn/ha)
Tổng lượng chất khô (các bộ phận trên mặt đất của cây lúa) 2.3.3 Xứ lý số liệu và phân tích thống kê
Sử dụng phần mềm EXCEL đẻ nhập số liệu, đùng phần mềm MSTATC để
tính tốn thống kê các kết quả thí nghiệm, phân tích phương sai ANOVA để tìm sự khác biệt giữa các nghiệm thức, so sánh các trung bình bằng phương pháp kiểm
Trang 35CHUONG 3
KET QUA VA THAO LUAN
3.1 NHAN XET TONG QUAT 3.1.1 Dac diém tinh hinh khi tugng thay van
Bang 3.1 Số liệu khí tượng thủy văn năm 2009 tại TP Cần Thơ
Tháng Nhiét d6 (°C) Âmđộ(%) Nang (gid) Mưa (mm)
6 27,4 85 196,4 159 7 27,3 84 229,6 119 8 26,7 87 171,5 216 9 26,5 88 146,3 254 10 27,3 86 199,0 223 11 26,5 84 152,9 147 12 25,5 83 182,1 61
Nguồn: từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn thành phô Can Tho
Nhìn chung nhiệt độ trung bình từ tháng 6 đến tháng 12 là 26,8 ”C, âm độ trung bình là 85,3% Với nhiệt độ và ầm độ này thích hợp cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây lúa Tuy nhiên, nó cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh bộc
phát Qua bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ và âm độ không khí trong thời gian thí nghiệm
giữa các tháng chênh lệch không cao, nhưng lượng mưa và giờ nắng chênh lệch khá cao giữa các tháng, lượng mưa cao trong các tháng 8, 9, 10, 11 cịn số giờ năng thì
thấp đây cũng là thời điểm thực hiện thí nghiệm Do lượng mưa cao nên làm cho số
Trang 3625
3.1.2 Tinh hinh sau bénh gay hai
Vào thời điểm 15 ngày sau sạ, có sự xuất hiện của sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis), gây hại bằng cách ăn phần diệp lục của phiến lá làm
giảm khả năng quang hợp Phòng trị bằng thuốc hóa học Sapen Alpha 5EC
Vào giai đoạn 25 và 40 ngày sau sạ, có sự xuất hiện của rầy nâu chúng làm cho lúa sinh trưởng và phát triển chậm ảnh hưởng đến khả năng nảy chồi Phòng trị
bằng thuốc Actara 25 WG
Vào thời điểm 60 ngày sau sạ, CÓ SỰ xuất hiện của sâu cuốn lá lớn (Pamara
guttata) tan cOng mạnh làm mất diệp lục của lá, hạn chế khả năng quang hợp, nếu
khơng phịng trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến năng suất Bên cạnh đó cịn xuất hiện bọ
xít hơi chích hút bơng lúa làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lúa Hai loại sâu
bệnh này được phòng trị bằng Sapen Alpha 5EC
Nhìn chung từ đầu vụ đến cuối vụ Thu Đông 2009 có sự xuất hiện và gây hại
của nhiều loài dịch hại như: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn, sâu đục thân, bọ xít
hơi, rầy nâu, bệnh lem lép hạt, bệnh vàng lá chín sớm Với nhiều lồi dịch hại đã
làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa và một phần làm cho năng suất thấp Ở CuÔi Vụ
3.2 CAC CHi TIEU NONG HOC CUA LUA
3.2.1 Chiều cao cây
Chiều cao cây chính là khoảng cách từ gốc đến chóp lá cao nhất hoặc chóp bơng lúa Trong điều kiện tối hảo chiều cao cây lúa phụ thuộc vào điều kiện giống, nhưng trong điều kiện ngoài đồng, chiều cao cây lúa hầu như bị chi phối bởi điều kiện dinh dưỡng và chế độ cung cấp nước Chiều cao cây lúa còn ảnh hưởng đến năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
Thời điểm 10 ngày sau sạ (NSS) chiều cao cây lúa biến thiên trung bình từ
10,6 cm đến 11,0 cm (Bảng 3.2), qua kết quả phân tích thống kê cho thấy khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thông kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức Sự khác
biệt khơng có ý nghĩa này là do vào giai đoạn này cây lúa chưa lấy dinh dưỡng từ
bên ngoài mà chủ yếu sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt do đó phụ thuộc nhiều vào khả năng nảy mầm, sự phân giải chất đinh đưỡng dự trữ trong hạt Bên cạnh đó, điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nước các nghiệm thức tương đối giống nhau Nên hầu hết chiều cao cây ở tất cả các nghiệm thức trong giai đoạn này khác biệt chưa có ý nghĩa Trần Minh Thảo (2004) cũng cho rằng chiều
Trang 3726
Bang 3.2 Ảnh hưởng của phân rơm ủ đến chiều cao cây lúa Jasmine85 (cm) qua các
giai doan sinh trưởng trong vụ thu đông 2009 tại nhà lưới khu 2, ĐHCT
Ngày sau khi sạ
Phân rom u (tan/ha) 2 2 10 20 40 60 Tro 50% Lúc thu 0 10,6 28,4 56,2 84,2 98,0 101 5 10,6 29,1 60,8 90,3 97,7 102 10 11,0 29,0 62,4 89,4 99,3 102 F ns ns ns ns ns ns CV (%) 3,09 4,89 5,63 3,57 1,73 1,74
Ghi chú: ns: khác biệt không ý nghĩa thông kê ở mức ý nghĩa 5%
Vào thời điểm 20 ngày sau sạ chiều cao bắt đầu tăng ở tất cả các nghiệm thức do rễ hút nước, chất dinh dưỡng từ mơi trường bên ngồi Chiều cao lúa biến thiên từ 28,4 cm đến 29,1 cm (Bảng 3.2), và khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức Trong giai đoạn này hàm lượng dinh đưỡng trong hạt khơng cịn nhiều, cây lúa bắt đầu lẫy đinh dưỡng trong đất đề cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phân đạm bón ở giai đoạn đầu đã được cây
lúa sử dụng, nên phân rơm ủ ở giai đoạn này chưa ảnh hưởng nhiều đến sự sinh
trưởng của lúa
Cây lúa tiếp tục gia tăng chiều cao theo thời gian sinh trưởng, vào thời điểm 40 ngày sau sạ cây lúa gia tăng chiều cao nhanh nhất bởi vì đây là giai đoạn hoàn thiện thân lá, chiều cao để chuẩn bị cho giai doan lam dong tr6 bén g, chiéu cao bién thiên trung bình từ 56,2 cm đến 62,4 cm (Bảng 3.2) Ở các nghiệm thức có bón phân rơm ủ chiều cao cao hơn so với nghiệm thức đối chứng Tuy nhiên, qua kết quả phân tích thông kê cho thấy khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%
Chiều cao 40 ngày và năng suất lý thuyết có mối tương quan khá chặt với
nhau với hệ số tương quan r = 0,7I* và phương trình tương quan
Trang 3827 4.3 + “= 2 — `‹q) = = 374 Nai a 5 “a > ao 3.44 Ñ y =0.060x + 0.250 Z r=0.71 * V 3.1 T T T 1 50 55 60 65 70
Chiều cao cây (cm)
Hình 3.1 Mối tương quan giữa năng suất lý thuyết và chiều cao cây của lúa Jasmine8S lúc 40 ngày sau sa
Giai đoạn 60 ngày sau sạ chiều cao tiếp tục gia tăng Chiều cao lúa biến thiên từ 84,2 cm đến 90,3 cm (Bảng 3.2) và khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê giữa các
nghiệm thức Đây là giai đoạn cây lúa làm đòng chuẩn bị trổ bông nên tập trung
dinh dưỡng cho tích lũy các chất tạo hạt Do đó, sự gia tăng chiều cao ở các nghiệm thức không thấy rõ sự khác biệt ý nghĩa
Thời điểm lúa trổ 50% số chồi (75 NSS) chiều cao lúa biên thiên từ 97,7 cm
đến 99,3 cm (Bảng 3.2) Day là giai đoạn lúa trồ, tập trung dinh dưỡng cho việc tích lũy các chất tạo hạt, nên chiều cao khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức
Giai đoạn thu hoạch (100 ngày sau sạ) chiều cao cây lúa biến thiên từ 101 cm đến 102 cm (Bảng 3.2) Trong giai đoạn này cây chỉ tập trung chất dinh dưỡng để nuôi hạt, lá chuyên dần từ xanh sang màu vàng và khô dần từ chóp lá trở vào Cây lúa dần dần hình thành năng suất
Tóm lại, chiều cao cây lúa luôn tăng theo thời gian sinh trưởng, giai đoạn từ
20 đến 40 ngày sau sạ chiều cao gia tăng nhanh nhất, việc bón phân rơm ủ có thê đã
Trang 3928
3.2.2 S6 choi
S6 chéi phụ thuộc vào các yếu tố môi trường, dinh dưỡng, đất đai, nước, thời
tiết, khí hậu, trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, dinh dưỡng, thời tiết thuận lợi thì lúa hình thành chồi sớm và nhanh chóng đạt số chổi tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008)
Sau khi đạt chồi tối đa cây lúa chuyển sang giai đoạn làm đòng, số chồi hữu hiệu mang bông, số chồi vô hiệu chết dần đi nên làm cho tổng số chồi giảm xuống
Ở thời điểm 10 ngày sau sạ số chồi lúa biến thiên từ 270 đến 289 chồi/m”
(Bảng 3.3) Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy khác biệt khơng có ý nghĩa về
mặt thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5% Giai đoạn này cây chủ yếu
sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt Hơn nữa, đây là giai đoạn sinh trưởng
dinh đưỡng nên lúa chưa nảy chồi Trong điều kiện dinh đưỡng day đủ ánh sáng và thời tiết thuận lợi, cây lúa có thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5 và thứ 6 (Nguyễn
Ngoc Dé, 2008)
Bang 3.3 Ảnh hưởng của phân rơm ủ đến số chồi/m” của lúa Jasmine85 qua các giai
đoạn sinh trưởng trong vụ Thu Đông 2009 tại nhà lưới khu 2, ĐHCT
Phân rơm ủ Ngày sau khi sạ
(tan/ha) 10 20 40 s0 0 270 301 497 382b 5 289 317 512 393 ab 10 277 310 520 422 a F ns ns ns * CV(%) 3,47 7,82 3,13 4,29
Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa qua kiếm định LSD ở mức œ = 0.05, ns: khác biệt không ý nghĩa thông kê ở mức ý nghĩa 5%, * khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
Số chồi/mỂ ở g1aI đoạn này phụ thuộc vào mật độ gieo sạ, khả năng nảy mầm của hạt giống do đó với cùng một giống, một mật độ gieo sạ, điều kiện ngoại cảnh giống nhau nên số chỗi ở giai đoạn này khơng có sự khác biệt
Trang 4029
mặt thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5% Theo Nguyễn Như Hà (2006) cho rằng trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng cây lúa cần nhiều dinh
dưỡng để cung cấp năng lượng cho quá trình đẻ nhánh, ảnh hưởng của việc bón phân rơm ủ ở giai đoạn này chưa thấy rõ do đất ngập nước phân rơm phân giải
chậm, hàm lượng dinh dưỡng cung cấp thêm cho cây chưa nhiều nên chưa thấy rõ sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức
Số chồi được tính là phần chổi chính và phần nhánh phát triển từ thân chính của cây lúa Trên thân chính diệp tiêu và mắt lá đầu tiên không tạo chổi (Yoshida, 1981) Sự đâm chồi bắt đầu từ mắt lá thứ hai trở lên, sử nảy chỗi của cây lúa không chỉ do đặc tính của giống lúa qui định mà còn bị ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh như: dinh đưỡng, mật độ sạ thưa hay dày, chế độ thủy lợi hay mùa vụ canh tác số chồi thê hiện cho số bông cần thiết tạo năng suất hạt sau này nhưng không phải chồi nào được hình thành cũng tạo thành bơng mà nó cịn phụ thuộc vào số
chéi hữu hiệu
Khi cây lúa được 40 ngày sau sạ số chi gia tăng và đạt mức tối đa, số chồi ở giai đoạn này biến động từ 497 đến 520 chồi/m” (Bảng 3.3) Theo Nguyễn Thanh Ngân (2004) cho rằng sau khi đạt chổi tối đa cây lúa chuyên sang giai đoạn làm dong, s6 chéi hitu hiệu mang bông, số chỗồi vô hiệu chết dần đi nên làm cho số bông giảm xuống Qua bảng 3.3 cho thấy số chôi tối đa của lúa thí nghiệm rất thấp so với
một số thí nghiệm khác, số chồi thấp có thê là đặc tính của giỗng, mùa vụ và điều kiện thời tiết khí hậu, đó là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nảy
chổi của lúa Việc bón phân rơm ủ chưa cho thấy ảnh hưởng rõ rệt đến số chồi ở giai đoạn này có thể do hàm lượng dinh dưỡng cung cấp thêm cho cây ít nên giữa các nghiệm thức không thấy rõ sự khác biệt ý nghĩa thống kê
Giai đoạn 60 ngày sau sạ số chồi giảm đáng kế dao động từ 382 đến 422 chồi/m” (Bảng 3.3), có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức bón 10 tan/ha phân rơm ủ so với nghiệm thức đối chứng (0 tẫn/ha) ở mức ý nghĩa 5%, giữa
các nghiệm thức bón phân rơm ủ thì khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê
Như vậy việc bón phân rơm ủ ở liều cao giúp cây lúa hấp thu được nhiều chât đinh dưỡng, cây lúa sinh trưởng và phát triên tốt nên số chồi vô hiệu giảm chậm hơn so với nghiệm thức đối chứng Giai đoạn này số chồi vô hiệu giảm nhanh hầu như chỉ còn lại số chồi hữu hiệu Giai đoạn này số chôồi giảm là vì cây lúa đã trải qua giai
đoạn sinh dưỡng và đã chuyền sang giai đoạn sinh sản Đây là giai đoạn cây lúa trổ