1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong cơ quan tổng liên đoàn lao động việt nam giai đoạn hiện nay

116 251 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 20,7 MB

Nội dung

Trang 1

Đề hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gang của bản thân, tơi cịn nhận

được sự giúp đỡ quý báu của Ban giám đốc, các giáo sư, phó giáo sư, tiễn sỹ, các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính, đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với TS Trần Trọng Toàn, người hướng dẫn khoa học đã rất nhiệt tình và trách nhiệm để tôi hồn thành được luận văn

Tơi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đồn, tơ chức và cá nhân tại Hà Nội, bạn bè

đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tơi tìm hiểu tình hình thực tế và cung cấp tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận văn

Do hạn chế về mặt thời gian nên trong quá trình nghiên cứu luận văn có thể cịn nhiêu thiếu sót Tơi mong được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy, các

cô và các bạn đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Tôi xin cam đoan, Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính cơng: “Đổi mới

đào tạo, bôi dưỡng công chức cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

giai ẩognhiện nay” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dan của TS Trần Trọng Tồn

Các thơng tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một luận văn nào trước đây

Trang 3

LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

BANG CHU CAI VIET TAT DANH MUC BANG BIEU, SO BO

3098000070007 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN DE LY LUAN CHUNG VE DAO TAO, BOI DUONG CAN BO, CÔNG CHỨC GIAI DOAN HIEN NAY ccscssssssssssssssssssesssevsesessseesessssseeeees 6

1.1 Những khái niệm cơ bản o5 55 55 S55 55 555 55 965996969595 996969969695 6

IS 006i ốc can a5 6

1.1.2 Khái niệm cắn Độ + - 5c C20 SA SH HH ng nh ga 9 1.1.3 Khái niệm công chứỨC .-.- - - 7-5 < se se sY S3 S53 sere 13 1.1.4 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng s- «se vs Eeeeeseexeerere l6 1.2 Tầm quan trọng của đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức 18

1.2.1 Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn hiện nay 18

Trang 4

1.6 Kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và bài học cho Việt Nam oosoo so s5 6596 966966 66996666966.66966666666966666666666666666996 39 1.6.1 Kinh nghiệm đào tạo cán bộ cơng đồn theo phương pháp tích cực qua Dự án DGB (Liên hiệp Cơng đồn Cộng hồ Liên bang Đức)

t0 000800 1610100061100 1618800 61800109198 004-0161090901689801401994094.18004090 6039 16999 39 1.6.2 Bài học cho Việt Nam - ccc nh na 43

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BÒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CƠ

QUAN TỎNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM - 5s sces sese ssssss 45 2.1 Giới thiệu về cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 45

2.1.1 VỊ tTÍ, V1 ẨTÒ - + c c Ă CS SH BS TH nh ng re 45 2.1.2 Nhiệm vụ, quyên hạn . - G s3 SE v35 ve rvra 47 2.1.3 Co Cau t6 chỨC - - s1 v cư E199 9xx ưu ra 48

»“Ê n0 vi áo 49

2.2 Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam oooo so 6563566565 66666666666666666996 50 2.2.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan Tổng Liên đoàn

Lao động Việt Nam TS nnn nnHn HH Y SH ng ng nen 50

2.2.2 Thực trạng công tác quản lý CBCC của chức cơ quan Tổng Liên

đoàn Lao động Việt Nam - c cà nn HH he, 54 2.2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn CBCC của co quan Tổng Liên đoàn Lao

động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 54 2.2.2.2 Công tác xây dựng quy hoạch và tuyển chọn CBCC của cơ

quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 54

2.2.2.3 Công tác quản lý, sử dụng CBCC của cơ quan Tổng Liên đoàn

Trang 5

2.3.1 Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cccc cnnn Hy ve 56 2.3.2 Thực trạng công tác đào tạo, bôi dưỡng cán bộ, công chức của cơ

quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam .- - se cccx¿ 39 2.3.2.1 Hệ thống, nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan Tổng Liên đoàn

Lao động Việt Nam trong thời gian qua 59 2.3.2.2 Hé thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - . << 52555< 552 60 2.3.2.3 Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng đồn 61 2.3.2.4 Đội ngũ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng căn bộ, công chức cơ

quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 62

2.4 Đánh giá chung 5< 555 55 555 5 9.0 0.0099 0 06006900 09.90909069 0699660606 63 2.4.1 KẾT Quả, S33 TT TT Hư TT ngự cự gu vn 63 2.4.2 Tôn tại, hạn chế - - -cc te tt S3 SE S88 xe 3E xe eEseseeceeserrrra 64

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP DOI MOI DAO TAO, BOI DUONG CAN BQ, CONG CHUCCO QUAN TONG LIEN DOAN LAO DONG VIET NAM GIAI ?970§:ii100/,.ve A - 67

3.1 Những định hướng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 5-5-5 5- 67 3.1.1 Quan điểm về đào tạo cán bộ, công chức cơng đồn 69 3.1.2 Phương hướng, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơng đồn đến năm 20 1 3 (Gv 9111 5111515111111 xed 71 3.1.3 Định hướng, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức công

Trang 6

3.2.1.Nâng cao nhận thức trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 74 3.2.2 Hoàn thiện quy định pháp lý cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 76 3.2.3 Đối mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp đối tượng người học . - St Ete veetsre 76

3.2.4 Đôi mới đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức cv cớ 81 3.2.5 Kiện toàn bộ máy tổ chức quản ly va tang cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng 87 3.2.6 Đổi mới cơ chế tài chính, huy động các nguồn lực tài chính cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 89

3.2.7 Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng 90

3.2.8 Đôi mới đào tạo, bôi dưỡng cán bộ, công chức đông bộ với việc đối mới công tác tô chức cán bỘ c-c-cSc tt SE se 90 k0 96 3.3.1 Đối với Trung ương Đảng, Nhà nước - - se se sex: 97

3.3.2 Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - - -: 97

Trang 7

BCH BMNN CBCC CNH-HDH : CNVC LD CVC CV DTBD HCNN HCSN HTCT LLCT NCKH NCDT QLNN QLKT SXKD TCLL Tr XHCN

Ban chap hanh Bộ máy nhà nước

Cán bộ, công chức

Cơng nghiệp hóa — Hiện đại hóa

Cơng nhân viên chức và Lao động Chuyên viên chính

Chuyên viên Đào tạo bồi dưỡng Hành chính nhà nước Hành chính sự nghiệp Hệ thống chính trị Lý luận chính tri

Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu đào tạo Quản lý nhà nước Quản lý kinh tế Sản xuất kinh doanh

Trung cấp lý luận

Trang

Trang 8

Bang 2.1: Bang 2.2: Bang 2.3: Bang 2.4: Bang 2.5: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ 2.1:

Biên chế cơ quan Tổng Liên đoàn theo các khối 50 Biên chế các ban cơ quan Tổng Liên đoàn - - 5 +: 51

Số lượng Đảng viên trong cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt

D0 53

Két qua dao tao, bồi dưỡng cán bộ, công chức 2005- 2009 60 Kết quả tập huấn, bồi đưỡng giai đoạn 2004- 2009 61 Mỗi quan hệ giữa các quá trình quản lý ở chủ thê công tác đào tạo, bồi dưỡng - - Gv TH HT TT ngư Tư gu ryrryr 35

Trang 9

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang chuyền sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn đây mạnh CNH - HĐH, giai đoạn "ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ

rệt đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân tạo nên tảng để đến năm 2020

nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hưởng hiện đại Nguồn

lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tang, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên truong

quốc tế được nâng cao" [14; tr159]

Phẫn đấu để đạt được những mục tiêu trên là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, mà nòng cốt là đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên của Đảng Có cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm thì từ việc xây dựng đường lối, chính sách đến việc lãnh đạo, tô chức, thực hiện đường lối chính sách sẽ trở thành hiện thực

Sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Dang được tiến hành đổi mới một cách toàn diện, từ đổi mới về kinh tế, từng bước đổi mới hệ thống chính trị và cải cách bộ máy hành chính nhà nước Đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống KT-XH Đội ngũ cán bộ, công chức chính là yếu tố quan trọng quyết định cho sự thành cơng đó

Tuy nhiên, trong lĩnh vực cải cách hành chính "việc cải cách bộ máy nhà

Trang 10

Hiện nay, công cuộc đổi mới kinh tế đã và đang đi vào chiều sâu thì việc cải cách BMNN và hệ thống hành chính trở thành một nhiệm vụ cấp bách và có tầm quan trọng đặc biệt Nó là điều kiện cần thiết để thúc đây và nâng cao hiệu quả đổi mới kinh tế và phát triển xã hội Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 chỉ rõ "7iếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nên hành chính" đã khẳng định việc xây dựng đội ngũ CBCC có đủ phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của BMNN Quan điểm đó đã

được Đảng ta khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 3 khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đây mạnh CNH - HDH đất nước "Cán bộ là nhân tổ quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ "

Phát huy nguôn lực con người là yếu tô cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Đồng thời nhân tố quyết định cho sự thắng lợi của sự nghiệp CNH - HĐH chính là đội ngũ CBCC Dé nâng cao dân trí, phải chú ý quan tâm đến ĐTBD đội ngũ CBCC

Đội ngũ CBCC, viên chức nước ta hiện nay là một lực lượng khá đơng đảo,

đang tích cực đóng góp sức mình vào hoạt động của các cơ quan nhà nước, có

vai trị quan trọng và quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệp đôi mới

Tuy nhiên, chúng ta còn thiếu những cán bộ giỏi và chuyên gia đầu ngành,

việc quy hoạch ĐTBD, bố trí, sử dụng cán bộ làm chưa tốt Vì vậy, nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay xét về chất lượng, số lượng và cơ cầu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đây mạnh CNH - HĐH đất nước

Trang 11

nói riêng có thể cho ta thấy những vẫn đề nổi cộm: Nó vừa trùng lắp, chồng chéo, vừa phân tán thiếu tập trung thống nhất, ngay cả giữa Đảng và Nhà

nước, giữa cấp trên và cấp dưới, chưa có sự liên kết và hợp tác chặt chế giữa

các cơ quan làm công tác tô chức cán bộ Công tác quản lý, sử dụng, đánh giá,

quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC chưa khoa học, khơng tồn diện, khơng

thống nhất, còn chắp vá Nhiều CBCC chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm

vụ chính trị đặt ra trong giai đoạn mới, đặc biệt là về trình độ, năng lực Do

vậy, chưa phát huy hết tiềm năng của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân trong cơng tác Đó phải chăng là một trong những nguyên nhân quan trọng của những hạn chế trong công tác DTBD cán bộ, công chức hiện nay của cơ quan Tổng

Liên đoàn Lao động Việt Nam

Những bất cập về ĐTBD cán bộ, công chức ở cơ quan Tông Liên đoàn

Lao động Việt Nam, đang đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu trên

phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn Ý thức được tầm quan trọng của cả

vẫn đề lý luận và thực tiễn, cùng với sự hướng dẫn khoa học của TS Trần

Trọng Tồn, tơi chọn để tài: “Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận

văn sẽ góp phần nhỏ bé vào tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cơ

quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn hiện nay 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

+ Muc dich:

Trang 12

đề sau đây:

- Làm rõ cơ sở lý luận về ĐTBD cán bộ, công chức giai đoạn hiện nay;

- Đánh giá thực trạng và nguyên nhân tồn tại của đào tạo, bồi dưỡng

CBCC cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

- Đề ra một số khuyến nghị và giải pháp đổi mới ĐTBD CBCC cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của đề tài

+ Đối tượng nghiên cứu: Là cơ sở lý luận, các nhân tố tác động và các

giải pháp về đối mới đào tạo, bồi dưỡng CBCC cơ quan Tổng Liên đoàn Lao

động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

+ Phạm vì nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng CBCC cơ quan Tổng Liên đoàn trong những năm gần đây

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể: Phương pháp tiếp cận hệ thống; phương pháp thống kê, nghiên

cứu và phân tích tài liệu, khảo sát thực tế, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích tổng hợp so sánh, khái quát hoá để rút ra nhận xét kết luận và khuyến nghị cụ thể

5 Đóng góp cúa đề tài

Đề tài "Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong cơ quan

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn hiện nay" có ý nghĩa lý luận và khả năng vận dụng vào thực tiễn Kết quả của đề tài luận văn có thể dùng

Trang 13

CBCC cơ quan Tổng Liên đồn nói riêng trong thời gian tới 6 Kết cầu của đề tài

Ngoài phan mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gôm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề {ý luận chung về đào tạo, bôi dưỡng cán bộ,

công chức giai doạn hiện nay

Chương 2: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trong cơ

quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Trang 14

BOI DUONG CAN BO, CONG CHUC GIAI DOAN HIEN NAY 1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm công vu

Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại đã cho chúng ta thấy, có nhiều chế độ cơng vụ khác nhau được hình thành phù hợp với những đặc trưng chính trị, chế độ chính trị, xã hội và bản chất nhà nước Chúng ta có

thể xem xét một số quan niệm sau đây:

Quan niệm công vụ của nhà nước tw sản:

Nhà nước tư sản quan niệm công vụ là sự phục vụ cho quyền lực công Công chức là người đại điện cho nhà nước để thực thi quyền hành pháp Vì thế, cơng vụ là một chức nghiệp Với quan niệm này, công vụ được duy trì và ơn định khơng phụ thuộc vào sự thay đổi của chính trị

Từ quan niệm về công vụ như vậy, người công chức được tuyển chọn một cách cần thận vào công vụ thông quan thi tuyển và căn cứ vào tài năng để

sắp xếp vào các ngạch, bậc khác nhau Công chức được coi như là một loại người chuyên làm công việc nhà nước, địa vị của họ được tôn vinh trọng vọng Hệ thống công vụ này được gọi là hệ thống chức nghiệp (career system), nó rất ôn định, liên tục và là chỗ dựa vững chắc của chính trị Các nước theo chế độ chức nghiệp điển hình là Cộng hồ Liên bang Đức, Cộng hoà Pháp, Vương quốc Anh

Sự phát triển của xã hội đã xuất hiện một quan niệm mới: nên công vụ của một nền hành chính phát triển Theo quan niệm này, công vụ là một việc

Trang 15

tranh giữa những người trong công vụ với những người ngồi cơng vụ Sự

thăng tiến tuỳ thuộc vào tài năng của những con người cụ thể Do đó, công chức phải tự học tập, rèn luyện dé giữ vững vị trí Hệ thống cơng vụ này được

gọi là hệ thống theo việc làm (Jobsystem), nó có đặc điểm không tạo ra sự Ổn

định cần thiết cho nền hành chính Đội ngũ cơng chức khơng có tính liên tục

và kế thừa Điển hình cho hệ thống này là nên công vụ của Hoa Kỳ, Hà Lan, Tổ chức Liên hợp quốc

Quan niệm công vụ của các nhà nước phong kiến phương Đông:

Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học thì dưới chế độ phong kiến, Vua là người đứng đầu quốc gia, đại diện cho vương quyền và thần quyền để cai

quản muôn dân Mọi quyên lực đều tập trung vào tay Vua Nền công vụ được tạo dựng dé phò Vua, thực hiện ý chí nhà Vua Công vụ được xem như một sứ

mạng thiêng liêng cao cả để phục vụ Vua Tuân thủ mệnh lệnh nhà Vua tức là thực thi bốn phận công vụ Dưới triều đại phong kiến, không có khái niệm cơng chức Thực thi công vụ là các quan và nha lại Quan là người g1ữ cương

vị chỉ huy, Nha lại là người thừa hành công việc, công vụ được xem như là một sứ mệnh cao cả và được xem như mục tiêu của kẻ sĩ Tuy lương ít nhưng được nhiều bồng lộc, lại có sự cỗ vũ tinh thần, được miễn trừ công việc lao dịch, được mọi người kính né, cho nên các nho sĩ ham muốn gia nhập công

vụ

Quan niệm công vụ ở Việt Nam:

Trang 16

đấu tranh thống nhất nước nhà Nhà nước ta đã thực hiện chính sách "cán bộ, công nhân viên chức" Đặc điểm của thời kỳ này là mọi hoạt động của bộ máy

hành chính Nhà nước được điều chỉnh bằng các văn bản pháp quy, để hoạt động công vụ thường xuyên được điều chỉnh thích nghi với từng giai đoạn phát triển của đất nước

Tuy nhiên, cho đến khi nhà nước ta ban hành Pháp lệnh CB, CC chức thì khái niệm "công vụ" vẫn chưa được xác định chính xác Tại các điều 1, 2, 6,

7, 10, 11, 13, 14, 15, 28, 29, 37, 38, 39 của Pháp lệnh CBCC, Pháp lệnh bố

sung và sửa đổi một số điều của Pháp lệnh CBCC; các Điều 1, 28, 29 của Nghị định 95/1998/NĐ - CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyến dụng,

sử dụng và quản lý công chức chúng ta bắt gặp đồng thời hai khái niệm "công

vụ” và "nhiệm vụ"

Trong điều kiện nước ta, hoạt động quản lý Đảng, Nhà nước, các tổ chức

chính trị - xã hội đóng vai trị chủ yếu Hoạt động quản lý đó được thực hiện

thơng qua đội ngũ CBCC trong HTCT Thực chất đó là hoạt động phục vụ lợi

ích cơng, mang tính chun nghiệp, thường xuyên, được bảo đảm bằng ngân

sách nhà nước

Từ cách tiếp cận đó, chúng ta có thể thấy CBCC thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình để thực thi công quyên, tức là thực thi quyền lực nhà

nước, suy cho cùng là thực hiện quyền lực của nhân dân Nói một cách khác, hoạt động công vụ là hoạt động của những người làm việc công, tức là hoạt

động của mọi CBCC làm việc trong mọi tổ chức cầu thành của HTCT nước ta

Mặc dù khái niệm "công vụ" ở nước ta vẫn chưa có một định nghĩa chính

Trang 17

thể CBCC, viên chức nhà nước Hoạt động công vụ là một dạng hoạt động đặc thù Nét đặc trưng của nó thể hiện ở các điểm sau:

- Là hoạt động của nhà nước để trực tiếp thực hiện các chức năng, nhiệm

vụ của nhà nước, vì vậy nó mang tính quyền lực nhà nước;

- Hoạt động này không trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội mà chỉ

hỗ trợ, tô chức quản lý hay tạo điều kiện cho các hoạt sản xuất kinh doanh

Đó là hoạt động nhằm tác động lên con người hoặc phục vụ con người, đó chính là hoạt động quản lý con người;

- Phương tiện phục vụ hoạt động là toàn bộ những cơ sở vật chất, trang thiết bị được huy động trực tiếp vào hoạt động công vụ và những thông tin "đầu vào" CBCC thực hiện các chức năng thu thập, xử lý, truyền đạt, bảo

quản và tạo ra các nguồn thông tin để quyết định quản lý Bản thân các quyết định quản lý cũng là một loại nguồn thông tin và là nguồn thông tin quan

trọng bậc nhất;

- Lao động công vụ là lao động phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân Người thực hiện công vụ được trả lương theo ngạch, bậc và chức vụ ngân

sách nhà nước;

Những đặc điểm này xác định hoạt động công vụ như một dạng hoạt động riêng biệt, khác những dạng hoạt động khác trong xã hội

1.1.2 Khải niệm cán bộ

Cán bộ là một khái niệm được du nhập từ Trung Quốc và được dùng phố biến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Ở Trung Quốc, từ cán bộ để chỉ chung những nhân viên, công chức dé phân biệt với những nhân viên tạp vụ,

binh lính, cơng nhân, lãnh đạo các đoàn thể Dần dân, từ cán bộ dùng đề chỉ tat

Trang 18

Trong từ điển Nhật - Việt, từ cán bộ cũng được dùng để chỉ lãnh đạo của

các đoàn thể Hiện nay ở Nhật, từ cán bộ phần lớn được dùng trong quân đội để chỉ những người đóng vai trị bộ khung, cịn để chỉ cơng chức hay viên chức người ta dùng từ quan liêu, theo nghĩa phố biến là những người làm việc trong BMNN Nghĩa của từ cán bộ ở Nhật trung thành nhiều hơn với từ gốc mà nó được dịch ra (Cadre) Trong tiếng Anh cũng như trong tiếng Pháp, từ này có

nghĩa là người nòng cốt, những người chỉ huy trong quân đội, trong một tô chức làm thành một nòng cốt

Ở nước ta, theo cách hiểu thông thường, trước đây: Cán bộ đựơc coi là tất cả là những người thoát li, làm việc trong bộ máy chính qun, đảng, đồn thể, quân đội Trong quan niệm hành chính, cán bộ được coi như những người có

mức lương cắn sự một Trong Từ điển tiếng Việt, cán bộ được định nghĩa là:

- Người làm công tác nghiệp vụ, chuyên môn trong cơ quan, Nhà nước,

Đảng, và đoàn thé;

- Người làm cơng tác có chức vụ trong một cơ quan, một tô chức, phân biệt với người khơng có chức vụ

* Trong tô chức Đảng và Đoàn thể, từ cản bộ được dùng với nghĩa:

- Chỉ những người được bầu vào các cấp lãnh đạo, chỉ huy từ cơ sở đến trung ương (cán bộ lãnh đạo) để phân biệt với đảng viên, đoàn viên, hội viên

thường (không giữ chức vụ trong tô chức);

- Những người làm công tác chuyên trách có hưởng lương trong các tô

chức Đảng và Đoàn thê

* Trong quân đội cản bộ thường được chỉ các đổi tượng: - Là những người chỉ huy từ tiểu đội trở lên;

- Là sỹ quan từ cấp uý trở lên

* Trong hệ thống Nhà nước, từ cản bộ được biểu cơ bản là trùng với từ

công chức, được chỉ:

Trang 19

- Những người có chức vụ chỉ huy, phụ trách, lãnh đạo;

Như vậy, từ những vẫn đề ở trên, chúng ta có thê đi đến một quan niệm

day du hon: Can bộ là khái niệm chỉ những người có chức vụ, vai trò và

cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức

Từ nghĩa gốc của tử cán bộ có yếu tố là "bộ khung", là "nòng cốt" là "chỉ huy", cho nên khi bàn về chất lượng, về đào tạo đội ngũ cán bộ phải tính đến những yếu tổ "cần" và "đủ" để đội ngũ cán bộ này thê hiện rõ vai trò và chức trách là bộ khung, là nòng cốt, là chỉ huy, điều khiển, người quản lý Điều nay càng có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay - thời kỳ đây mạnh CNH - HĐH đất nước Xét về loại hình có thể phân thành: Cán bộ đảng và đoàn thể; Cán bộ nhà nước; Cán bộ kinh tế và quản lý kinh tế; khoa học - kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế, thê thao, xã hội; Cán bộ lực lượng vũ trang

Từ trước, để cho đơn giản, người ta đã xếp nhóm cán bộ KH - KT, văn

hoa giao duc, y tế, thê thao xã hội (thường gọi là cán bộ trong các đơn vị sự

nghiệp) vào cùng với cán bộ HƠNN, gọi chung là cán bộ HCSN Cũng có cách phân loại cán bộ theo "chiều dọc", nghĩa là theo thành phần cốt yếu cầu trúc tạo nên đội ngũ cán bộ ở từng loại tổ chức Việc phân loại này sẽ giúp

cho từng tổ chức thấy rõ hơn những yêu cầu chất lượng của cán bộ Chẳng

hạn như, trong hệ thống đảng thì có đảng viên và cán bộ Cán bộ trong hệ thống này là tất cả những người được bầu vào cấp uỷ từ chi uỷ đến BCH Trung ương Trong đó có: Loại khơng hưởng lương theo ngân sách; hưởng lương theo ngân sách (được xác định là cán bộ, công chức); một bộ phận là

chuyên gia công tác Đảng và các lĩnh vực; cán bộ quản lý (các Vụ trưởng,

Trang 20

Nước ta khi bước vào thời kỳ mới vừa đây mạnh CNH - HĐH vừa xây

dựng và hoàn chỉnh nhà nước pháp quyền XHCN, vừa tiến hành xây dựng

nên văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, không thể khơng hồn chỉnh chính sách để có một đội ngũ cán bộ có chất lượng đồng bộ, phù hợp với những yêu cầu mới đang đặt ra

- Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008, quy định rõ như sau:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bau ct, phé chuẩn, bổ nhiệm giữ

chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân

sách nhà nước

Theo đó, bao gồm cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện

Cơ quan có thâm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam căn cứ vào điêu lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, của tô chức chính trị - xã hội và quy định của Luật cán bộ, công chức quy định cụ thể chức vụ, chức danh cán bộ làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của tơ chức chính trị - xã hội

Chức vụ, chức danh cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước được xác định theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ

chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan

- Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, quy định rõ như sau:

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu

Trang 21

Như vậy, đã trả lời được câu hỏi: Ai là cán bộ? và cán bộ gan với tiêu chí bầu cử, phê chuẩn, bố nhiệm giữ chức vụ, chức đanh theo nhiệm kỳ

1.1.3 Khái niệm công chức

Tác giả Tô Tử Hạ, trong "Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cản bộ, công chức hiện nay" khẳng định: "chế độ công chức ra đời ở các nước tư bản phương Tây vào nửa cuối thế kỷ XIX, nó phản ánh nhu cầu khách quan của

lịch sử phát triển nhà nước "Nhân vật" trung tâm của chế độ công chức là đội

ngũ công chức với tiêu chuẩn, số lượng, cơ câu hợp lý, đáp ứng hoạt động của nên hành chính thơng suốt, hiệu lực và hiệu quả"[8;tr09]

Chế độ công chức của mỗi quốc gia là do đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hố, chính trị, xã hội quy định Trên thực tế, ở các quốc gia khác nhau khơng có sự giống hệt nhau về chế độ cơng chức Có nước chỉ giới hạn công chức

trong phạm vi QLNN, thi hành pháp luật; cũng có nước quan niệm công chức

bao gdm cả những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thực hiện dịch

vụ cơng Nhìn chung, tuỳ theo cách hiểu về công vụ rộng hay hẹp mà khái niệm về công chức cũng có nội hàm rộng hay hẹp tương ứng Nhưng nói chung, quan niệm ở phần lớn các nước, công chức là những người làm việc

trong bộ máy hành chính, thực thi quyền hành pháp

Ở nước ta trước đây không có sự phân biệt rành rọt về khái niệm công chức Tất cả những người làm việc trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, thậm chí trong cả các đơn vị SXKD đều được điều chỉnh trong một khái niệm chung là cán bộ, công nhân viên Với phạm vi này, khái niệm công chức không xác định

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, vẫn đề công chức được bàn bạc và xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, một số ý kiến cho răng công chức bao gôm những người làm việc trong bộ BMNN nói chung, kế cả những cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang như quân đội nhân dân, bộ đội biên phòng

Trang 22

Cũng có lúc chúng ta giới hạn công chức trong khuôn khổ của bộ máy

hành chính và xem cơng chức là "công dân Việt Nam được tuyến dụng và bỗ

nhiệm, giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở nhà nước ở trung

ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp" Quan điểm này cho rằng

công chức gồm những người hoạt động trong các cơ quan hành chính sự

nghiệp của nhà nước và bộ máy phục vụ của các cơ quan nhà nước khác

Xuất phát từ những đặc thù của đất nước, Đảng ta đã khắng định: "Ở

nước ta, sự hình thành đội ngũ cắn bộ, viên chức có đặc điểm khác các nước Cán bộ làm việc ở các cơ quan Nhà nước, Đảng và đoàn thể là một khối thống nhất trong HTCT do Đảng lãnh đạo Bởi vậy, cần có một văn bản pháp luật có

phạm vi điều chỉnh chung đối với cán bộ trong toàn bộ HTCT bao gồm: các

công chức nhà nước (trong đó có công chức làm việc ở cơ quan quân đội,

cảnh sát, an ninh ) cán bộ làm việc chuyên trách trong các cơ quan Đảng,

doan thé"[36;tr36]

Điều đó đã được thể hiện trong điều 1 của Pháp lệnh CBCC do Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam ban hành ngày 26/02/1998: "CBCC quy định tại Pháp lệnh này là công dan Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”, bao gồm;

1 Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

2 Những người được tuyên dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tơ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

3 Những người được tuyên dụng, bổ nhiệm hoặc được giao giữ một

công vụ thường xuyên được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên

Trang 23

4 Tham phán toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân; 5 Những người được tuyên dụng , bố nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ

quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp"

Như vậy, "cán bộ, công chức” được hoà quyện trong định nghĩa nói trên và chưa thê phân biệt đầu là công chức, đâu là cán bộ Hơn nữa, thuật ngữ "cán bộ" có nội hàm rất rộng Phạm vi làm việc của cán bộ từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các đơn vị SXKD, lực lượng vũ trang, công an nhân dân từ trung ương đến địa phương

Theo điều 1 Nghị định số 95/1998/NĐ - CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyên dụng, sử dung va quản lý cơng chức thì "cơng chức" là những

người được quy định tại khoản 3 và 5 điều 1 của Pháp lệnh CBCC Bằng phương pháp loại trừ, có thê hiểu tất cả những người còn lại (nói tại các khoản 1, 2 và 4 của điều I Pháp lệnh CBCC) đều là "cán bộ" Đồng thời, xét theo danh sách các cơ quan, tổ chức có biên chế công chức được liệt kê tại điều I Nghị định số 95 thì các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội khơng có cơng chức (trừ các công chức được biệt phái sang công tác tại các tổ chức đó)

Căn cứ vào hai văn bản nói trên, có một vài nhận xét sau:

- CBCC có ba đặc điểm chung đó là: công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

- Công chức nhà nước có thêm các đặc điểm riêng sau đây:

Thứ nhất: công chức nhà nước tham gia vào các hoạt động bằng hình

thức tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên hoặc giao

Trang 24

Thứ hai: được phần loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn Thư ba: được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp

Tại điểm C khoản I điều 2 Nghị định 97 và khoản 2 điều 1 Pháp lệnh, vẫn có những "cơng chức biệt phái sang làm việc tại các t chức kinh tế, tÔ

chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp mà các tô chức nay đã được cơ quan có thấm quyên giao chỉ tiêu biên chế"

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đưa ra khái niệm công chức (Khoản 2

Điều 4) như sau:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan,

đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng: trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,

quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,

tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy

lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ

lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Như vậy, Luật đã phân biệt được cán bộ và công chức, khơng có cơng

chức dự bị, không điều chỉnh viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp

công lập Trả lời được câu hỏi: Ai là công chức? và công chức gắn với tiêu

chí tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh 1.1.4 Khái niệm đào tạo, bôi dưỡng

Trang 25

nghiệp" thay vì "ĐTBD" Một số nhà nghiên cứu, quản lý ở nước ta cũng

đồng tình với quan niệm này Ở trường Maxuel của Mỹ người ta còn gọi đào tạo công chức giữa nhiệm kỳ chức nghiệp, tức là bồi dưỡng những công chức đang làm việc Mặc dù quá trình đào tạo thường diễn ra đối với phần lớn số người trước khi trở thành công chức, song cũng không có nghĩa trong q trình tham gia công vụ không có đào tạo

Bồi dưỡng thường diễn ra sau đào tạo, nghĩa là sau khi người lao động đã có một nghề về một lĩnh vực chun mơn để có thể lập nghiệp

Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật hố kiến thức cịn thiếu hoặc đã lạc hậu, bố túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề

nghiệp theo các chuyên đề Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri

thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ sẵn có dé lao dong nghé nghiép mot

cách có hiệu quả hơn Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, kỹ thuật, công nghệ thay đỗi nhanh chóng, nhiều lĩnh vực tiếp cận với nhau để hình thành những lĩnh vực mới thì mặc dầu không đổi nghề, nhưng người lao động vẫn cần được trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng của một lĩnh vực chuyên môn mới thì mới có thể tiếp cận hành nghề Chẳng hạn công chức được tuyển về làm việc trong các đơn vị của cơ quan Tổng Liên đoàn, trước khi chuyển về

cơ quan, mặc dù đã được đào tạo các chuyên ngành nhưng khi được tuyển

chọn vào làm việc ở cơ quan của hệ thống Cơng đồn đều phải được bồi dưỡng thêm các kiến thức, kỹ năng về công tác cơng đồn

Trang 26

Luật cán bộ, công chức năm 2008 nêu Tố:

Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học

Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, ky nang lam viéc

Dao tao, boi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ do cơ quan có thâm quyên của Đảng Cộng

sản Việt Nam, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định

Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch là trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động theo chương trình quy định theo ngạch công chức

Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý là trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc theo chương trình quy định cho

từng chức vụ lãnh đạo, quản lý

Bồi dưỡng theo vi trí việc làm là trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao

ĐTBD thường đan xem và có khi là thành tố của nhau Bởi lẽ, nó đều nhăm mục đích là đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân trong tổ chức và sự phát triển của tô chức trong sự phát triển chung

1.2 Tầm quan trọng của đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức 1.2.1 Đào tạo và bôi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn hiện nay Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, Đảng ta luôn khẳng định phải cải cách hành chính Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đòi hỏi phải xây

dựng một Nhà nước vững mạnh, một đội ngũ CBCC có đủ bản lĩnh và nắng lực, phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta

Đại hội Đảng toàn quốc lin thie IX chi ro: "Nhiém vu cua chung ta trong

Trang 27

rõ rệt đời sống vật chất và tỉnh thân của nhân dân tạo nên tảng đề đến năm

2010 nước ta cơ bản trở thành l nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cầu hạ tẳng, tiềm

lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thÊ chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường

quốc tế được nâng cao" [14;tr159]

Đội ngũ CBCC của chúng ta có mặt mạnh chủ yếu là được rèn luyện thử thách trong quá trình đấu tranh cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn, năng động sáng tạo, hãng hái thực hiện đường lỗi, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Nhưng khi đất nước bước vào thời kỳ đây mạnh CNH - HĐH với những nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn va phức tạp thì đội ngũ CBCC đang bộc lộ khơng ít nhược điểm, có những mặt bất cập Điều này được thê hiện trên các mặt sau đây:

Một là, những kiến thức về pháp luật Do trong một quá trình dài và đặc biệt là do chuyên sang cơ chế mới, chúng ta chưa có điều kiện xây dựng hệ thông pháp luật hoàn chỉnh và phù hợp, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội

còn chủ yếu dựa vào những quy tắc chính trị, đạo đức và các văn bản dưới luật, nên đội ngũ CBCC chưa được trang bị hoàn chỉnh mảng kiến thức này Điều đó đã dẫn đến hiện tượng hoặc nơi này hoặc nơi khác phát sinh tuỳ tiện, thiêu kỷ cương trật tự, ảnh hưởng đến quá trình phát triển

Hai là, những kiến thức về hành chính, nhất là những kỹ năng, quy trình

cơng nghệ của một nên hành chính cịn hạn chế Từ việc soạn thảo văn bản, bố trí lao động, sắp xếp công việc đến những việc quan trọng như hoạch định

chính sách, điều hành bộ máy, sử dụng nguồn tài chính cơng và công sản của

Nhà nước chưa được thực hiện một cách khoa học và có hiệu quả Từ đó, dẫn

Trang 28

Ba là, những tri thức ứng dụng KHKT hiện đại trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể chưa đáp ứng đầy đủ Phân lớn CBCC chưa quen và chưa thành thạo với những phương tiện hiện đại như máy vị tính, phương pháp lập trình, xây dựng dự án, v.v đang là trở ngại không nhỏ cho việc đáp ứng được những đòi hỏi của nhiệm vụ trong thời kỳ đây mạnh CNH - HĐH đất nước

Bốn là, nền kinh tế của nước ta đang đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế Thực tiễn QLNN về kinh tế rất sôi động và phức tạp Nhiều vẫn đề mới xuất hiện, đặc biệt là những phạm trù kinh tế vĩ mô và vai trò của Nhà nước trong việc quản lý vĩ mô nên kinh tế thị trường

Năm là, sự tiếp cận với nền hành chính thế giới còn hạn chế, do đó chưa nghiên cứu, tìm hiểu có hệ thơng những kinh nghiệm của các nước

Giai đoạn hiện nay nhằm đây mạnh CNH - HDH ở Việt Nam chính là quá trình làm biến đổi trạng thái kinh tế, văn hoá, xã hội, mà nội dung cơ bản là:

Thứ nhất, đó là sự biến đỗi chất lượng của lực lượng sản xuất làm cho lao động thủ công được thay thế phần lớn bằng lao động cơ khí hố, điện khí hoá và một phần quan trọng tự động hố; cơng nghiệp hố nơng nghiệp; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ cao trong cấu tạo GDP và trong lao

động xã hội

Thứ hai, khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ phát triển có khả năng tiếp cận và vận dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ Khoa học xã hội và nhân văn phát triển tạo nên diện mạo tinh thần mới của đất nước,

của xã hội, mặt bằng dân trí nâng cao, chất lượng của nguồn lực con người

Trang 29

Thư ba, hình thành một tơng hoà các quan hệ sản xuất, chế độ sở hữu, cơ chế quản lý và chế độ phân phối hợp lý, tiến bộ cho phép tạo ra động lực

mạnh mẽ, thúc đây tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong

các giai cấp và tầng lớp dân cư

Thee tu, doi song vật chất và văn hoá của nhân dân được cải thiện, nâng cao: nhà ở tương đối tốt, đi lại, học hành, chữa bệnh thuận lợi, mức hưởng thụ văn hoá khá; có lỗi sống văn minh, gia đình hạnh phúc, quan hệ xã hội lành mạnh

Để đạt được những mục tiêu trên thì vẫn đề đặt lên hàng đầu là phải xây dựng một đội ngũ CBCC có đủ phẩm chất và năng lực hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ Nhà nước, năm bắt được những yêu cầu của thời đại, có tài năng, đạo đức và ý chí để thiết kế và tổ chức thực hiện những kế hoạch của tiễn trình CNH - HĐH trên mọi lĩnh vực, bảo đảm thực hiện có kết quả những mục tiêu: cải biến chất lượng sản xuất; phát triển KHKT, nâng cao trình độ văn hố và dân trí; hình thành một quan hệ sản xuất hài hoa, hop ly, nang cao doi sống vật chất và văn hoá của nhân dân; xây dựng một thiết chế Nhà nước văn minh, dân chủ tiến bộ

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII chỉ rõ: "Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về LLCT, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng

lực thực tiễn Quan tâm DTBD cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các nhà

doanh nghiệp và các chuyên gia, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong

HTCT, coi trọng cả đức lẫn tài, đức là gốc Việc học tập cán bộ phải được quy định thành chế độ và phải được quy định thành chế độ và phải được thực hiện nghiêm ngặt" Tiếp tục tinh thần đối mới, Đại hội Đảng VI, VII, VHI, [IX Dai hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: "Đây mạnh ĐTBD CBCC với chương trình, nội dung sát hợp Có chương trình đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên CBCC Nhà nước" [L7; tr2L7]

Trang 30

cơ bản và lâu dài xây dựng đội ngũ cán bộ, phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng thời kỳ mới Thiếu dự báo để chuẩn bị đội ngũ cán bộ đón đầu cho thời kỳ mới, thường sa vào những công việc cụ thể mang tính đối phó, chắp vá Tình

trạng hãng hụt cán bộ đo thiếu sự chuẩn bị và cũng có phần do quan điểm và

phương pháp đánh giá lựa chọn chưa phù hợp” [15;tr120]

Những thành tựu thu được gân hai mươi nhăn năm đôi mới trên mọi mặt

của đời sống KTXH đã khắng định vai trò, vị trí quan trọng của cơng tác ĐTBD đội ngũ CBCC Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: "Con đường cơng nghiệp hố của nước ta cần và có thể rút ngắng thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt Phát huy những lợi thế của đất nước, gắn cơng nghiệp hố với hiện đại hoá, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, tranh thủ những ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ

hiện đại và tri thức mới, từng bước phát triển kinh tế tri thức" [17;tr217] Nhiệm vụ đó là căn cứ để xây dựng, ĐTBD đội ngũ CBCC cả về cơ cấu, số lượng, chất lượng, phẩm chất và năng lực để đáp ứng những yêu cầu mới, phục vụ tốt các nhu cầu xã hội, quyên và lợi ích hợp pháp của công dân và doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước,

nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

1.2.2 Đào tạo và bôi dưỡng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn hố cán bộ,

cơng chức trong giai đoạn hiện nay của đất nước

Dé thực hiện được những nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn hiện nay, ĐTBD CBCC có vai trò đặc biệt quan trọng, là một khâu trong công tác cán

Trang 31

với bố trí sử dụng đúng Đây cũng chính là đòi hỏi đối với mỗi CBCC phải không ngừng thường xuyên rèn luyện, học tập, tu dưỡng theo các tiêu chuẩn

đề ra, theo nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó

Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương Dang lan thir hai, Khoa VII đã chỉ rõ những yêu cầu cần thiết của con người mới Việt Nam trong giai

đoạn cách mạng hiện nay là: Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha

gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, CNH - HĐH đất nước, giữ gìn

và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tính hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý

thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa

học và công nghệ hiện đại Có tư tưởng sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong cơng nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khỏe, là người

thừa kế xây dựng CNXH vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: "Xây dựng đội ngũ

CBCC trong sạch, có năng lực, hồn thiện chế độ công vụ, quy chế CBCC,

coi trọng cả năng lực và đạo đức Đào tạo và bồi dưỡng, sắp xếp lại đội ngũ

CBCC theo đúng chức danh, tiêu chuẩn" [17;tr49]

Đây cũng là những yêu cầu mà CBCC cân phải không ngừng phẫn đấu, rèn luyện để đạt được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" [23;tr269], gốc có vững thì cây mới tốt Muốn thực hiện được điều

này thì CBCC phải thường xuyên phần đấu rèn luyện nhằm đạt được các tiêu

chuẩn sau:

Một là, người CBCC phải có đạo đức cách mạng, luôn đặt lợi ích của

giai cấp, của Đảng, của dân tộc lên trên hết, biết giải quyết đúng đắn mỗi

quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của dân, của Đảng, của dân tộc khi

Trang 32

đức cách mạng phải thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân, được nhân

dân tin yêu, nghe theo thực hiện tốt những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước mà người CBCC chính là người giúp Đảng, giúp Nhà nước phố biến, chuyên tải đến dân

Hai là, người CBCC là người có phẩm chất đạo đức tốt nhưng đồng thời phải có năng lực tương ứng với nhiệm vụ được giao, có đức nhưng phải có tài Người CBCC phải "thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc, CNH - HĐH đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiêm năng của

dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích

cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại Có tư

tưởng sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong cơng nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khỏe, là người thừa kế xây dựng CNXH vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn đặn của Bác Hồ" [16; tr28] Đây cũng chính là yêu

cầu của CBCC cần phải có trong giai đoạn hiện nay Đề thực hiện được

những yêu cầu này, mỗi cán bộ, công chức phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao năng lực của mình nhằm đáp ứng được với những đòi hỏi của

nhiệm vụ được giao

Đảng ta chỉ rõ: Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cản bộ, đảng viên Trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình độ LLUCT, kiến thức chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn Việc học tập nâng cao trình độ LLUCT được thực hiện gắn với việc tiêu chuẩn hóa đối với cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội Kết quả học tập LLUCT là một trong những tiêu chuẩn dé xem xét đánh giá, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đánh

Trang 33

Học lý luận chưa đủ, mỗi cán bộ, công chức phải nghiên cứu, quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời phải có trình độ chuyên môn giỏi, luôn sáng tạo, tìm tịi trong cơng việc hoàn thành nhiệm vụ

được giao với hiệu quả cao nhất Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của cơng tác tiêu chuẩn hóa CBCC đối với công tác phục vụ qui hoạch CBCC trong từng giai đoạn cách mạng Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ ba, khóa VII về chiến lược cán bộ thời kỳ đây mạnh CNH - HĐH khang định:" Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình ĐTBD thống nhất trong hệ thống các trường", muốn đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ đúng thì phải nắm vững và dựa vào tiêu chuẩn cán bộ

Trong thực tế tuy còn có những biểu hiện khác nhau của chế độ, tiêu

chuẩn về trình độ, năng lực, nhưng trong giai đoạn hiện nay, với những yêu

cầu của nhiệm mới, đòi hỏi CBCC phải được ĐTBD đúng với những cương

vị, chức vụ mà họ đảm nhận Đây không chỉ là nhu cầu, nguyện vọng của mỗi CBCC mà là nhiệm vụ cấp bách của Đảng, Nhà nước ta trong việc ĐTBD đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CBCC cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động

Việt Nam núói riêng

1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đáng Cộng sản Việt Nam về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Trang 34

cán bộ cách mạng và cùng với quần chúng cách mạng để đưa cách mạng đến thành cơng

Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ đến giải thích cho dân chúng hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng" [23;fr154] Vị trí của cán bộ là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với

quần chúng, nhưng không phải là "vật mang", là "dây dan", là sự chuyên tải cơ

học mà chính là những con người có đủ tư chất, tài năng, đạo đức để làm việc đó Bởi lẽ, để có thể đem chính sách của Đảng, chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đòi hỏi người cán bộ phải có một trình độ, trí tuệ và năng lực nhất định Nếu không, người cán bộ không quán triệt hết, thậm chí cịn làm sai lệch tinh thần, nội dung của chính sách, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Chính phủ, làm thiệt hại đến Nhà nước, đến nhân dân Người nói: "Khi có chính sách đúng, thì sự thành công và thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc do nơi lựa chọn cán bộ, do nơi kiểm tra Nếu ba điểm ay so sai, thì chính sách đúng mấy cũng vơ ích" [23; tr269]

H6 Chi Minh rat coi trọng công tac huấn luyện, ĐTBD cán bộ; Nếu như "cán bộ là cái gic của mọi công việc” thì "huấn luyện căn bộ là công việc gốc của Đảng” |23;tr273| và Đảng, Chính phủ phải: "Nuôi dạy cán bộ như người

làm vườn vun trồng những cây cối quý báu Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ,

trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta"[23; tr269] (Thân Nhân Trung đã từng khẳng định: Hiên tài là nguyên khí quốc gia)

Chủ tịch Hồ Chí Minh tất coi trọng chương trình, nội dung huấn luyện, người phê bình gay gắt những chương trình, nội dung huấn luyện cho cán bộ

Trang 35

Thực tiễn không ngừng biến đỗi, do vậy lý luận càng phải được bô sung, phát triển, vì thế CBCC phải không ngừng học tập, nghiên cứu, đào tạo, tự ĐTBD để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Người nói: "Huấn luyện cán bộ là cốt để cung cấp cán bộ cho các ngành đoàn thể, Mặt trận, chính quyền, quân đội Các ngành công tác như tiêu thụ hàng Ban huấn luyện như là người làm ra hàng Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu tiêu thụ"[23:tr248] Người yêu cầu khi mở lớp huấn luyện, cần phải đặt ra câu hỏi: "Người đến chịu huấn luyện rồi có áp dụng được hay khơng? Có thực hành được không?" và Người khẳng định: "Nếu không thiết thực như thế, thì huấn luyện mẫy năm cũng vơ ích" [24;tr522]

Người đề ra phương châm: Học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn

liền với thực tế và Người đề xuất việc sắp xếp chương trình học có tỷ lệ một nửa lý thuyết, một nửa thực hành, ứng dụng những tri thức khoa học vao thuc té

Người cũng chỉ rõ bên cạnh những nội dung nhằm "cải tạo tư tưởng",

nhất thiết phải có những nội dung nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Hồ Chí Minh cho răng: "Riêng về cán bộ, ai lãnh đạo ngành nào thì phải biết chun mơn về ngành đó, có thế mới lãnh đạo mới sát" [24;tr548]

Một trong những quan điểm quan trọng của Người trong công tác ĐTBD cán bộ là phải kết hợp nhiều hình thức huấn luyện cho các đối tượng cán bộ khác nhau, hoặc cho mỗi đối tượng theo các yêu cầu khác nhau Người rất chú trọng đến việc ĐTBD cán bộ theo hệ thống trường lớp chính quy Ngay trong

hồn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1949, Chủ tịch

Trang 36

viện Hành chính) Năm 1946 trường Huẫn luyện cán bộ Cơng đồn được thành lập (nay là Đại học Cơng đồn)

Trong ĐTBD đội ngũ cán bộ, Người luôn nhắc nhở mọi người phải

thường xuyên học hỏi ở mọi lúc, mọi nơi, học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân Người cũng chỉ ra cái được, cái chưa được, những

phương châm, phương pháp để khắc phục những hạn chế trong huấn luyện, ĐTBD CBCC như: Huấn luyện phải gắn liền với thực tiễn; huấn luyện chính

trị cần phải có, song tủy theo từng loại cán bộ mà định chương trình cho phù

hợp; lớp học phải tổ chức theo trình độ văn hóa chứ khơng theo cấp bậc cán

bộ cao hay thấp; phải chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên; phương thức

PTBD can phải cụ thể, phải căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu nghề nghiệp, trình

độ CBCC để tiến hành ĐTBD CBCC

Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cho họ,

đào tạo họ trở thành những người thừa kế xây dựng XHCN vừa "hồng" vừa "chuyên" Đó là trách nhiệm của Đảng Chính vì vậy, trong thời kỳ đây mạnh

CNH - HĐH đất nước, với những yêu cầu về trí tuệ hóa, chuyên gia hóa, văn hóa hóa, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, đồng bộ hóa và tiêu chuẩn hóa đội ngũ CBCC thi van đề tăng cường công tác ĐTBD đội ngũ

CBCC trong HTCT nói chung và trong cơ quan Tơng Liên đồn đang là một việc có tính cấp bách và có tầm quan trọng đặc biệt

1.4 Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương II, khóa VIII của Đảng về giáo dục, đào tạo đã đề ra định hướng, mục tiêu từ nay đến năm 2000 và 2020 là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp CNH - HDH đất nước Đó chính là mục tiêu, định

Trang 37

KTXH ở nước ta hiện nay là nhân tố con người Xuất phát từ mục tiêu phát triển vì con người, do con người cho nên đầu tư cho con người là loại đầu tư cơ bản nhất thì đầu tư cho ĐTBD CBCC của Đảng và Nhà nước là đầu tư then chốt nhất, cấp thiết nhất trong giai đoạn hiện nay

Khẳng định vấn đề này, Đảng ta đã chỉ rõ: "Mở rộng diện ĐTBD cán bộ trong HTCT và các tô chức xã hội, các thành phần kinh tế Đặc biệt chú trọng phát triển, ĐTBD nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp từ

Trung ương đến cơ sở Cán bộ khoa học đầu ngành, cán bộ quản lý kinh doanh các doanh nghiệp lớn Phẫn dau chậm nhất từ năm 2005 trở đi, nói

chung những cán bộ chủ chốt dưới 45 tuôi từ cấp huyện trở lên ít nhất phải có

trình độ đại học về chuyên môn, cao cấp về LLCT ĐTBD trước khi bố

nhiệm, đề bạt; khắc phục tình trạng bầu cử, bố nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo"

[20;tr 358]

Như vậy, mục tiêu lâu dài và tông quát của việc ĐTBD CBCC nói chung là nhằm "xây dựng một đội ngũ CBCC có đủ đức và tài, trong đó đức là gốc" Bởi vì trong thời kỳ cách mạng mới không thê thiếu những CBCC có đức độ và tài năng, không thể không thu hút và cảm hóa, tập hợp những tri thức giỏi nhất của đất nước trên các lĩnh vực KTXH Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường

hiện nay, CBCC có tài năng chưa đủ, điều cốt yếu là tự bản thân họ luôn luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống lành mạnh, kiên quyết chỗng tham nhũng hối lộ, lãng phí, bn lậu, sống xa hoa hưởng lạc Từ đó, việc bồi dưỡng và phát triển đức - tài cho đội ngũ cán bộ các cấp của Đảng và Nhà nước là mục tiêu cơ bản nhất, tập trung nhất và là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất trong thời kỳ đây mạnh CNH - HĐH đất nước

Tuy nhiên, trong lý luận cũng như thực tiễn, đối với bất kỳ hoạt động nào

Trang 38

được phù hợp Từ đó cho ta thấy răng, công tác ĐTBD CBCC không chỉ tuân

thủ các mục tiêu chung mà còn phải hướng đến các mục tiêu cụ thê, đào tạo cho những đối tượng nào, đào tạo cái gì và để làm gì Một khái niệm mới được hình thành, đó là ĐTBD CBCC cho các mục tiêu

Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức là trang bị kiến thức, kỹ năng,

phương pháp thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nên hành chính tiên tiến, hiện đại

Mục tiêu ở đây là phục vụ cho phát triển KTXH ĐTBD CBCC không

chỉ nhằm khắc phục những yếu kém, hãng hụt mà còn phục vụ các mục tiêu nâng cao năng lực LUCT, mục tiêu cải cách và hiện đại hóa nên hành chính, mục tiêu mở cửa, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực các mục tiêu này đã được qui định trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta như Nghị quyết Trung ương II, khóa VIII của Đảng và Nghị quyết 874/TTg của Thủ tướng Chính phủ

Xây dựng đội ngũ CBCC có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ tiến trình cải cách nền hành chính nhằm góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng va

hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đòi hỏi công tác ĐTBD CBCC nhà nước cần hướng tới mục tiêu phát triển KTXH trước mất và lâu đài sau đây:

Một là ĐTBD CBCC về LLCT, đường lỗi, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng đội ngũ CBCC nhà nước đầy đủ về phẩm chất và bản lĩnh chính trị

Phẩm chất chính trị của đội ngũ CBCC nhà nước thể hiện ở sự trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng Ở nước ta, mọi hoạt động của BMNN, của các cơ quan trong HTCT, của nên hành chính Nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Do vậy, nhiệm vụ đầu tiên

trong công tác ĐTBD CBCC nói chung và ở cơ quan Tổng Liên đồn nói

Trang 39

mạng cho CBCC Đảng ta chỉ rõ: "vững vàng, kiên định đường lối đổi mới, của Đảng, không dao động trước những khó khăn, phức tạp và mâu thuẫn gay

gắt của tình hình trong nước và thế giới không tham ô, bn lậu, lãng phí

của cơng, sống lành mạnh, ý thức tỗ chức kỷ luật tốt, tính chiến đấu cao, thang than, trung thyc" [28; tr222]

Hai là, ĐTBD CBCC về HCNN va quan lý nền HCNN nhằm phục vụ cho mục tiêu cải cách và hiện đại hoá nền HCNN Trước hết ĐTBD CBCC Nhà nước đáp ứng cho mục tiêu CCHC là thực hiện theo tinh thần Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ tám, khoá VII về "tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước CHXHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một

bước nên hành chính" với các nội dung chủ yếu như: cải cách thể chế; cải cách bộ máy HCNN; xây dựng đội ngũ CBCC Có thể khẳng định rằng công cuộc CCHC có thành cơng hay khơng phụ thuộc phần lớn vào chất lượng đội ngũ CBCC Bởi vì, đây chính là đội ngũ vạch ra kế sách để thực hiện từng mục tiêu nêu trên của cải cách nền hành chính, đồng thời lại là người tổ chức, quản lý quá trình thực hiện và gương mẫu thực hiện một cách có hiệu quả, một cách sáng tạo những mục tiêu đó

Trong những năm gần đây, CBCC đều được bồi dưỡng, thông qua nhiều hình thức dài hạn, hoặc ngắn hạn về kiến thức cơ bản của nên kinh tế thị

trường và vai trò của Nhà nước trong cơ chế mới

Tuy nhiên, cũng dễ nhận thấy đội ngũ CBCC của chúng ta không thê tiếp

cận và thành thạo được ngay với những kiến thức, kỹ năng, cách làm, tư duy mới mẻ, phức tạp của kinh tế thị trường trong khi bản thân chính họ lại được

đào tạo, được làm theo những cách làm, cách nghĩ của cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp Bên cạnh đó, những hạn chế của việc lựa chọn đối tượng học, biên soạn giáo trình, phương pháp ĐTBD chưa thật phù hợp do

Trang 40

Ba là, ĐTBD Nhà nước đã hình thành những chuyên gia giỏi có khả năng hoạch định và thực thi chính sách, đặc biệt là bồi dưỡng những kiến thức về quản lý kinh tế phục vụ cho những mục tiêu đỗổi mới và phát triển kinh tế, QLNN về kinh tế Việc ĐTBD lực lượng này tuy chiếm tỷ lệ không cao trong đội ngũ CBCC Nhưng lại có vai trò quyết định trong hoạt động tiếp nhận các chương trình dự án có tính mũi nhọn, cũng như lập kế hoạch, tô chức thực hiện, triển khai có hiệu quả, kiểm tra đánh giá các chương trình, dự án đó

Đội ngũ CBCC Nhà nước hiện nay "chủ yếu được ĐTBD trong điều kiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp Hơn nữa nhiều người làm việc không theo

chuyên ngành đào tạo, chưa được đào tạo, trang bị những kiến thức, ky nang dé tu duy va lam viéc theo cach moi" [30; | Chinh vi vay, nhimg kiến thức như về đầu tư, kiểm toán, thị trường chứng khoán, tiền tệ, liên doanh, dự án hợp tác đầu tư, bị hãng hụt nhiều trong đội ngũ CBCC nói chung, đặc biệt là trong đội ngũ CBCC trực tiếp QLNN về kinh tế

Thực trạng cơ cấu của đội ngũ CBCC trong lĩnh vực QLKT cho thấy SỰ hãng hụt và thiếu đồng bộ Đội ngũ CBCC QLKT chủ chốt, nhất là ở vùng sầu, vùng xa vừa thiếu, vừa yếu về trình độ văn hoá, lý luận chuyên môn Tỷ

lệ CBCC QLKT được đào tạo trong thời kỳ kinh tế tập trung, bao cấp còn tất

cao: 65% tốt nghiệp trước năm 1989, Số cán bộ đã được đào tạo lại và số cần

được đào tạo lại chiếm tỷ lệ ngang băng nhau, khoảng 50%

Nghị quyết Trung ương ba, khoá VII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đây mạnh CNH - HĐH đất nước đã đề ra các tiêu chuẩn, yêu cầu trong xây dựng đội ngũ CBCC QLKT, quản lý kinh doanh Ngoài các tiêu chuẩn chung, CBCC quản lý kinh doanh cần phải hiểu biết sâu sắc các quan điểm kinh tế của Đảng, có phẩm chất đạo đức, cần kiệm liêm chính; khơng lợi dụng chức quyền đề tham ô, lãng phí, xa hoa; có kiến thức về kinh tế thị trường và quản trị doanh nghiệp; hiểu biết khoa học, công nghệ, pháp luật và thông lệ quốc

Ngày đăng: 09/06/2017, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w