1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn xã đồng xoài tỉnh bình phước

96 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

VƯƠNG ĐỨC TẶNG

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ

XÃ ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

VƯƠNG ĐỨC TẶNG

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ

XÃ ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

TP HCM, ngày tháng năm 2014

Tác giả

Trang 4

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

TÓM TẮT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN

THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI – TỈNH BÌNH PHƯỚC 10

1.1 Tổng quan nghiên cứu 10

1.1.1 Tính cấp thiết của đề tài 10

1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu 12

1.1.3 Câu hỏi nghiên cứu 13

1.1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

1.1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu 13

1.1.6 Kết cấu luận văn 14

1.2 Giới thiệu chung về thị xã Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước 14

1.3 Giới thiệu tổng quan về DNVVN trên địa bàn thị xã Đồng Xoài 15

1.4 Kết luận chương 1 26

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 28

2.1.Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ 28

2.2.Vốn lưu động 29

2.3.Chu kỳ luân chuyển tiền (Cash Conversion Cycle) 32

2.3.1 Quản trị hàng tồn kho 33

Trang 5

2.3.3 Quản trị khoản phải trả 37

2.4.Chính sách quản trị vốn lưu động 38

2.4.1 Chính sách đầu tư VLĐ (Working capital investment policy) 38

Chính sách thận trọng (Conservative/ Relaxed) 38

Chính sách mạo hiểm (Aggsressive/Restricted) 38

Chính sách trung dung (Moderate/ Matching) 39

2.4.2 Chính sách tài trợ VLĐ (Working capital financing policy) 39

Chính sách tài trợ thận trọng (Conservative) 39

Chính sách tài trợ mạo hiểm (Aggressive) 39

Chính sách tài trợ vốn trung dung (Moderate) 40

2.5.Tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của doanh nghiệp 40

2.5.1 Sự tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp 40

2.5.2 Sự tác động của quản trị VLĐ đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp 41 2.6.Một số nghiên cứu truớc về tác động của quản trị vốn lưu động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 42

2.7.Khung tiếp cận nghiên cứu 50

2.8.Giả thuyết nghiên cứu 51

2.8.1 Chu kỳ luân chuyển tiền 51

2.8.2 Số ngày thu tiền bình quân 52

2.8.3 Số ngày tồn kho bình quân 52

2.8.4 Số ngày trả tiền bình quân 53

2.8.5 Chính sách đầu tư vốn lưu động 54

2.8.6 Chính sách tài trợ vốn lưu động 55

Trang 6

2.8.8 Tỷ lệ nợ 56

2.8.9 Khả năng thanh toán ngắn hạn 57

2.8.10Tỷ trọng xuất khẩu 57

2.9 Tóm tắt chương 2 58

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 59

3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu 59

3.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu 60

3.3 Phương pháp nghiên cứu 61

3.3.1 Xử lý dữ liệu nghiên cứu 61

3.3.2 Phương pháp ước lượng hồi quy 62

Phương pháp Pool Regression 62

Phương pháp Fixed Effect Method (FEM) 62

Phương pháp Generallzed Least Square (GLS) 63

Phương pháp Generalized method of moment (GMM) 63

3.3.3 Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng 64

Thống kê mô tả 64

Phân tích ma trận hệ số tương quan 64

Phương pháp ước lượng hồi quy 64

3.4 Tóm tắt chương 3 66

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 67

4.1 Thống kê mô tả các biến số định lượng 67

4.2 Phân tích ma trận tương quan giữa các biến số 70

4.2.1 Mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền và các thành phần của nó với kết quả kinh doanh 70

Trang 7

4.3 Kết quả ứơc lượng hồi quy 72

4.3.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 72

4.3.2 Kiểm định mức độ phù hợp giữa hai mô hình hồi quy Pool (OLS) và FEM 73

4.3.3 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi cho mô hình FEM 73

4.3.4 Kiểm định hiện tượng tự tương quan của sai số 74

4.3.5 Kiểm định hiện tượng nội sinh 74

4.3.6 Kết quả hồi quy bằng phương pháp GMM 74

4.3.7 Thảo luận kết quả 77

4.4 Tóm tắt chương 4 81

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

5.1 Kết luận 82

5.2 Kiến nghị 83

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 88

Phụ lục A: Thống kê mô tả 88

Phụ lục B: Tương quan giữa các biến số 88

Phụ lục C: Kết quả kiểm định hệ số VIF 89

Phụ lục D: Kết quả kiểm định tính phi tuyến 91

Phụ lục E: Dữ liệu phân tích 92

Trang 8

Luận văn “Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến kết quả kinh donh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước” nghiên cứu sự tác động của các chính sách quản trị vốn lưu động thông qua chu kỳ luân chuyển tiền và các thành tố của nó là số ngày thu tiền bình quân, số ngày tồn kho bình quân, cùng với những chính sách đầu tư và tài trợ vốn lưu động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước Trong đó, kết quả kinh doanh được thể hiện thông qua hệ số thu nhập trên tài sản (ROA)

Nghiên cứu thực hiện các kiểm định giả thuyết thông qua phương pháp ước lượng hồi quy Generalized method of Moment (GMM), với mẫu nghiên cứu gồm

21 doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đồng Xoài giai đoạn 2009 – 2013

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chu kỳ luân chuyển tiển, số ngày thu tiền bình quân, số ngày tồn kho bình quân và số ngày trả tiền bình quân có tác động không đồng thuận với lợi nhuận doanh nghiệp Đồng thời cũng tồn tại một mối quan hệ phi tuyến giữa chu kỳ luân chuyển tiền và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ARD: Số ngày thu tiền bình quân

AID: Số ngày tồn kho bình quân

APD: Số ngày trả tiền bình quân

WCIP: Chính sách đầu tư vốn lưu động

VLĐ: Vốn lưu động

WCFP: Chính sách tài trợ vốn lưu động

BCTC: Báo cáo tài chính

BCTN: Báo cáo thường niên

CCC: Chu kỳ luân chuyển tiền

CR: Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn

DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

FEM: Fixed effects model

ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

SIZE: Quy mô doanh nghiệp

EXP: Tỷ trọng xuất khẩu

DR: Tỷ lệ nợ

Trang 10

Bảng 1.1: Tình hình DNVVN chia theo khu vực kinh tế 8

Bảng 1.2: Tình hình DNVVN chia theo ngành KTQD 8

Bảng 2.1 kết quả các nghiên cứu trước 55

Bảng 3.1 Bảng tóm tắt các biến số trong mô hình nghiên cứu 69

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến số định lượng 78

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến số 82

Bảng 4.3 kết quả kiểm định hệ số nhân tử phóng đại phương sai 84

Bảng 4.4 kết quả kiểm định Likelihood trong mô hình FEM 85

Bảng 4.5 kết quả kiểm định Wald cho mô hình FEM 86

Bảng 4.6 kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan Wooldridge 86

Bảng 4.7 kết quả hồi quy bằng phương pháp GMM 87

Bảng 4.8 kiểm định mô hình hồi quy GMM1 89

Bảng 4.9 kết quả hồi quy bằng phương pháp ước lượng GMM2 89

Bảng 4.10 Kiểm định mô hình hồi quy GMM2 90

Trang 11

Hình 2.1 Khung tiếp cận nghiên cứu 57

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI – TỈNH

BÌNH PHƯỚC

1.1 Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến ngày 31-12-2011, VN có 543.963 doanh nghiệp (DN), với số vốn khoảng 6 triệu

tỷ đồng Trong tổng số DN đó, có gần 97% quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu là DN tư nhân Các DN nhỏ và vừa (DNNVV) sử dụng 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cả nước Nếu tính cả 133.000 HTX, trang trại và khoảng 3 triệu

hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp tới 60% vào cơ cấu GDP Không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước, DNNVV còn tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm cho số lao động phần lớn chưa qua đào tạo, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội

Báo cáo động thái doanh nghiệp Việt Nam quý 3/2012 do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, trong quý 3 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng xấu đi tại nhiều doanh nghiệp Theo báo cáo, trần lãi suất cho vay hiện là 15% nhưng chỉ có 0,6% số doanh nghiệp cho rằng mức lãi vay này là hợp lý trong thời điểm hiện tại Nếu buộc phải chấp nhận mức lãi suất 15% thì chỉ có 44,1 % doanh nghiệp thấy có thể chịu được trong thời gian lâu dài Trong số này, có đến 63,1% doanh nghiệp cho rằng hàng tồn kho thực sự là mối lo ngại của doanh nghiệp trong giai đoạn này, trong

đó 34,7% doanh nghiệp có hàng tồn kho quý 3 tăng lên so với quý 2 và 33,5% bằng với quý 2

Vốn lưu động đóng vai trò rất quan trọng trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp đến kết quả và rủi ro hoạt động của doanh

Trang 13

nghiệp Theo Sial và Chaudhry (2010), quản trị vốn lưu động bằng cách theo dõi

sự cân đối giữa các thành phần thiết yếu của nó, bao gồm khoản phải thu của khách hàng, khoản phải trả cho nhà cung ứng, hàng tồn kho và quan trọng nhất

đó là tiền mặt

Quản trị vốn lưu động bằng việc cân đối các thành phần vốn lưu động là điều thiết yếu để bảo vệ sức khỏe kinh doanh của doanh nghiệp Nếu nhà kinh doanh có một chút thuận lợi với vốn lưu động thì họ sẽ luôn nhận được lợi nhuận

ở bất kỳ cơ hội thuận lợi nào (Sial và Chaudhry, 2010)

Các dẫn chứng trên đây đã cho thấy tầm quan trọng của việc quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp vì sự tác động của nó đến lợi nhuận của doanh

nghiệp Do đó, nghiên cứu này hướng tới sự tác động của các quản trị vốn lưu

động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, với mong muốn các nhà quản

trị có cái nhìn sâu sắc hơn, các cơ quan có thẩm quyền hiểu được những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này vượt qua được tình hình khó khăn hiện nay

Cho dù có ảnh hưởng to lớn đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, đó là

sự đánh đổi giữa khả năng sinh lời và thanh khoản, nhưngchỉ một vài nghiên cứu được thực hiện để làm rõ mối quan hệ này Tất cả những đề tài này đều lấy dữ liệu từ Mỹ (Filbeck and Kreuger, 2005) và Châu Âu (Deloof, 2003; Lazaridis and Tryfonidis, 2006 và Uyar, 2009)

Thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2000, là thị xã miền trung du, nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam có điều kiện để tăng cường các quan hệ hợp tác đầu tư phát triển, nhưng do xuất phát điểm kinh tế -xã hội nhìn chung còn thấp nên Đồng Xoài có những thách thức mới trong khả năng cạnh tranh phát triển Những thuận lợi, tiềm năng luôn đan xen với những khó khăn thách thức, đòi hỏi thị xã luôn

nỗ lực phấn đấu vượt qua để vận động và phát triển

Trang 14

Theo số liệu báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước, trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2012, cùng với tình hình kinh tế sáng sủa của cả nước và thế giới, số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tăng nhanh từ 711 doanh nghiệp năm 2009 lên đến 1.165 doanh nghiệp năm 2012 Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tính đến 31/12/2013 số DNVVN thực tế đang hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân chỉ còn 1.084 doanh nghiệp (chiếm 29,6% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh) và chưa có dấu hiệu phục hồi.Khi nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, tỷ trọng xuất khẩu giảm sút, nhiều DNVVN rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào vì lý do thiếu vốn lưu động, trầm trọng hơn một số doanh nghiệp đã đóng cửa và đi vào phá sản Một trong những nguyên nhân không thể không kể đến đó là hiệu quả của việc quản trị vốn lưu động Muốn vậy, vấn đề đầu tiên các doanh nghiệp cần phải thấy được một cách rõ ràngđó là sự tác động của việc quản trị vốn lưu động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình

Những bài học nêu trên không thể áp dụng trực tiếp lên các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam nói chung, thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước nói riêng, nơi đa phần các DNVVN mang những đặc trưng riêng Xuất phát từ ý

nghĩa đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động

đến kết quả kinh doanh của các DNVVN trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước”

1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

- Xác định mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động (thông qua các yếu tố cấu thành và chính sách vốn lưu động) và kết quả kinh doanh (thông qua chỉ tiêu ROA) của các DNVVN

- Đo lường mức độ tác động của việc quản trị vốn lưu động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 15

1.1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn phải trả lời được các câu hỏi sau:

- Có hay không có mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền, số ngày tồn kho bình quân, số ngày phải thu bình quân, số ngày phải trả bình quân, chính sách đầu tư và tài trợ vốn lưu động tới lợi nhuận doanh nghiệp vừa và nhỏ?

- Mức độ tác động của chu kỳ luân chuyển tiền, số ngày tồn kho bình quân, số ngày phải thu bình quân, số ngày phải trả bình quân, chính sách đầu tư

và tài trợ vốn lưu động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào?

1.1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: sự tác động của quản trị vốn lưu động đến kết

quả kinh doanh của các DNVVN trên địa bàn thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

- Phạm vi nghiên cứu: Các DNVVN đang hoạt động trên địa bàn thị xã

Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2009 – 2013

1.1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào sự hiểu biết chung của việc quản trị vốn lưu động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước

- Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của doanh nghiệp, để xây dựng

kế hoạch quản trị hiệu quả hơn cho chu kỳ luân chuyển tiền và các thành phần của nó như: số ngày phải thu bình quân, số ngày tồn kho bình quân và số ngày phải trả bình quân cho doanh nghiệp của mình

- Kết quả nghiên cứu sẽ có thể giúp các nhà quản trị công ty có những quyết định đúng đắn trong việc quản trị tài chính ngắn hạn thông qua việc lựa

Trang 16

chọn chính sách đầu tư và tài trợ vốn lưu động hợp lý và hiệu quả, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nói riêng và tỉnh nhà nói chung

- Kết quả nghiên cứu giúp cho các lãnh đạo thị xã, các cơ quan có thẩm quyền có cái nhìn cận cảnh hơn, sâu sát hơn tình hình quản trị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, nhằm đưa ra các chính sách quản lý, hỗ trợ hiệu quả, kịp thời giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển mạnh hơn

1.1.6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn được chia thành 05 chương :

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước – Đưa ra bức tranh chung về

nghiên cứu và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như một số vấn đề

về tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn

Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Các lý thuyết cơ sở về vấn đề nghiên

cứucùng với các nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực này

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Mô tả mô hình nghiên cứu, giải

thích cụ thể các biến số trong mô hình, dữ liệu nghiên cứu

Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả - Nêu các kết quả phân tích

thống kê mô tả, phân tích tương quan hồi quy giữa các chỉ tiêu nghiên cứu (biến số), đồng thời đưa ra kết luận kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị – Các kết luận được đưa ra sau khi

phân tích, cùng những khuyến nghị đối với các đối tượng nghiên cứu liên quan trên cơ sở kết luận đã đúc kết Những hạn chế của nghiên cứu cũng được nêu rõ trong chương này

1.2 Giới thiệu chung về thị xã Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước

Đồng Xoài cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km, cách đường biên giới Camphuchia 110 km Đồng Xoài có các đường giao thông quan trọng là quốc lộ

Trang 17

14, đường liên tỉnh ĐT 741 là những con đường huyết mạch nối liền Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh và nước bạn Campuchia Ngoài ra, trên địa bàn thị xã còn có đường Lê Qúi Đôn (đường ĐT.753) đi ra tỉnh Đồng Nai Trong tương lai sẽ có tuyến đường sắt từ tỉnh Đắc Nông đi qua Đồng Xoài đến cảng Thị Vải tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Đó là những lợi thế của Đồng Xoài để tăng cường quan hệ hợp tác đầu tư phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai

Nhờ tận dụng tốt các điều kiện mang lại, tình hình kinh tế xã hội thị xã Đồng Xoài có nhiều thành quả đáng khích lệ Năm 2007 GDP là 834 tỷ đồng, đến năm 2012 toàn thị xã đạt mức GDP là 1.917 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt gần 15%/năm, tương đối cao so với tốc độ tăng GDP của Việt Nam trong cùng thời kỳ Thu nhập bình quân đầu người từ chỗ chỉ ở mức 11,8 triệu đồng/người năm 2007 đã tăng mạnh lên mức 35,8 triệu đồng/người năm 2012, đạt mức tăng trưởng bình quân trong 5 năm là 20,32%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong cùng giai đoạn (tăng trưởng 16,18% từ mức 14,8 triệu đồng/người lên mức 36,4 triệu đồng/người)

1.3 Giới thiệu tổng quan về DNVVN trên địa bàn thị xã Đồng Xoài

Sau khi các luật được ban hành và sửa đổi như: Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Đầu tư trực tiếp của nước ngoài, Luật Hợp tác xã và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp đã tạo ra môi trường thông thoáng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đồng Xoài có nhiều khởi sắc và sôi động hơn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động; hiệu quả sản xuất kinh doanh phát triển khá; vai trò của doanh nghiệp nói chung, DNVVN nói riêng ngày càng được khẳng định và có những đóng góp quan trọng trong nền

kinh tế tỉnh nhà

Theo báo cáo thường niên của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước, trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2012, cùng với tình hình kinh tế sáng sủa của cả nước và thế giới, số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tăng nhanh từ 711 doanh nghiệp năm 2009 lên đến 1.165 doanh nghiệp năm

Trang 18

2012 Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tính đến 31/12/2013

số DNVVN thực tế đang hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân là 1.084 doanh nghiệp (chiếm 29,6% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh), giảm 8% so với

năm 2012 (1.165 doanh nghiệp), trong đó:

-Doanh nghiệp Nhà nước có 32 doanh nghiệp

-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 1.042 doanh nghiệp

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 10 doanh nghiệp

Trong các ngành kinh tế, ngành thương mại và dịch vụ có 585 doanh nghiệp, tăng bình quân 29,62%/năm (năm 2009 có395 doanh nghiệp) Ngành công nghiệp xây dựng có 338 doanh nghiệp, tăng bình quân 30,45%/năm (5 năm tăng 116 doanh nghiệp) Ngành công nghiệp chế biến có 100 doanh nghiệp, tăng 32,26%/năm (năm 2009 có 62 doanh nghiệp) Ngành nông nghiệp có 61 doanh nghiệp, tăng bình quân 38,1%/năm (5 năm tăng 29 doanh nghiệp)

DNVVN chiếm trong tổng số doanh nghiệp của các ngành kinh tế của địa

phương như sau: ngành thương mại và dịch vụ chiếm 98,8%; ngành công nghiệp xây dựng chiếm 80,8%; ngành công nghiệp chế biến chiếm 97,6%; ngành nông nghiệp chiếm 100% Có thể nói DNVVN chiếm đa số trong các ngành dịch vụ, chế biến và nông nghiệp

Trang 19

Bảng 1.1: Tình hình DNVVN chia theo khu vực kinh tế

Số DNVVN đang hoạt động

2009 2010 2011 2012 2013

A-Chia theo khu vực kinh tế

2 Khu vực DN ngoài quốc doanh 649 873 1055 1118 1042

-Công ty TNHH một thành viên 154 253 384 453 469 -Công ty TNHH 2 thành viên trở lên 255 346 389 393 347

Cụ thể về số DNVVN đang hoạt động của các năm gần đây như sau:

1 Doanh nghiệp TM&DV 395 502 603 622 585

2 Doanh nghiệp Công nghiệp XD 222 287 320 352 338

3 Doanh nghiệp Công nghiệp chế biến 62 88 106 113 100

4 Doanh nghiệp Nông nghiệp 32 46 72 78 61

Cùng với số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Lao động, nguồn vốn, tài sản và kết quả SXKD như: Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách cũng tăng lên

Trang 20

 Do các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp trẻ trong nền kinh tế thị trường

mà cơ cấu kinh tế tại tỉnh Bình Phước nói chung và thị xã Đồng Xoài nói riêng đang trong quá trình xây đựng: năng lực tài chính thấp, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều,

 Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu kém: Đội ngũ chủ doanh nghiệp (DN), giám đốc và cán bộ quản lý DN còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý Số lượng doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều Một bộ phận lớn chủ DN và giám đốc DN tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế Từ đó, khuynh hướng phổ biến là các DN hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và công nghệ thông tin Một số chủ doanh nghiệp mở công

Trang 21

ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi đó thiếu kiến thức

và kỹ năng về kinh doanh, vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại

 Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

 Năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn còn rất yếu kém Quy mô vốn và năng lực tài chính (kể cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của nhiều DN còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững

Về lao động của các DNVVN

Tổng số lao động hiện đang làm việc trong các DNVVN tại thời điểm 31/12/2013 là 38.979 người (chiếm 44,2% lao động doanh nghiệp của địa phương), gấp gần 2,2 lần năm 2009, tăng bình quân 16,7%/năm kể từ năm 2009 (5 năm tăng 20.970 lao động)

Sử dụng nhiều lao động và tăng nhanh nhất hiện nay là ngành xây dựng 13.034 người, chiếm 33,4% tổng số lao động khu vực doanh nghiệp, gấp gần 2,1 lần năm 2000 (bình quân 5 năm tăng 16,3%/năm); tiếp đến là ngành công nghiệp chế biến với 12.998 người, chiếm 33,3% tổng số lao động của khu vực doanh nghiệp, gấp gần 2,7 lần năm 2000 (bình quân 5 năm tăng 21,8%/năm);

Bình quân số lao động một DNVVN từ 43 người/doanh nghiệp năm 2009 giảm xuống còn 32 người/doanh nghiệp năm 2013 Do số doanh nghiệp mới

Trang 22

thành lập đa số là doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, mà chủ yếu là của các ngành dịch

vụ, số doanh nghiệp có dưới 30 lao động năm 2009 chiếm 63% đến năm 2013 chiếm 74,5%

Về nguồn vốn sản xuất kinh doanh của DNVVN

Những năm gần đây, với các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển các DNVVN của Nhà nước nói chung và của tỉnh nói riêng, đã có tác động tích cực đến việc huy động mọi nguồn vốn của các tầng lớp dân cư vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Tổng nguồn vốn của DNVVN tại thời điểm 31/12/2013 là 6.242,4 tỷ đồng (chiếm 57,9% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp toàn thị xã), gấp 2,8 lần cùng thời điểm năm 2009; trong đó DNVVN Nhà nước chiếm 27,2% tổng nguồn vốn DNVVN (1.697,7 tỷ đồng), gấp 1,3 lần cùng thời điểm năm 2009, bình quân vốn 1 DNVVN Nhà nước là 53 tỷ đồng; DNVVN ngoài quốc doanh chiếm 67,1% (4.188,7 tỷ đồng), gấp 5,9 lần cùng thời điểm năm 2009, bình quân nguồn vốn 1 DNVVN ngoài quốc doanh 3,6 tỷ đồng

DNVVN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,7% (356 tỷ đồng) gấp gần 2,2 lần cùng thời điểm năm 2009, bình quân vốn 1 DNVVN có vốn đầu tư ngước ngoài 35,6 tỷ đồng Riêng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 214,5 tỷ đồng, gấp 1,5 lần cùng thời điểm năm 2009

Như vậy, trong nội bộ DNVVN vốn bình quân của 1 doanh nghiệp Nhà nước là cao nhất (53 tỷ đồng), gấp 1,5 lần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (35,6 tỷ đồng) và gấp 14,7 lần doanh nghiệp ngoài quốc doanh (3,6 tỷ đồng) Điều này thể hiện doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ những ngành sản xuất then chốt

Công nghiệp chế biến hiện đang là ngành chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất trong các ngành kinh tế với 1.438,5 tỷ đồng, chiếm 23% tổng nguồn vốn doanh nghiệp, gấp 2,8 lần so với cùng thời điểm năm 2009 Tiếp đến là các ngành công nghiệp xây dựng 1.157,6 tỷ đồng, chiếm 18,5% tổng vốn doanh nghiệp, gấp 3,2

Trang 23

lần cùng thời điểm năm 2009; ngành thương mại dịch vụ với 1.527,8 tỷ đồng, chiếm 24,5% tổng vốn DNVVN, gấp gần 3 lần cùng thời điểm năm 2009

Các vấn đề về tài chính:

Hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu là sản xuất các mặt hàng xuất khẩu với hình thức bán hàng trả chậm, làm cho các doanh nghiệp không thu hồi vốn nhanh để phục vụ sản xuất tiếp tục Chính vì thế, các khoản phải thu, hàng tồn kho lớn làm gia tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tàisản Hơn nữa các doanh nghiệp huy động vốn lưu động từ các ngân hàng Nên họ khó có thể chủ động được tài chính và phải chấp nhận một mức phí vốn cao.Chi phí tài chính, đặc biệt là chi phí lãi vay chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí sau giá vốn hàng bán

Chính vì tỷ trọng các khoản phải thu trên tài sản chiếm tỷ lệ lớn, nên các doanh nghiệp cũng cố gắng đưa ra biện pháp để tiến hành thu nợ, trong đó có chính sách tín dụng mua hàng Một số doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn kịp thời bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của họ

Khoản mục hàng tồn kho chủ yếu là tồn kho thành phẩm do việc tiêu thụ giảm sút từ những năm trước hoặc do doanh nghiệp dự phòng cho các năm tiếp theo Nguyên nhân của sự giảm sút do thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian qua

Thiếu vốn cùng với sự bấp bênh về thị trường tiêu thụ đang là bài toán khó cho doanh nghệp Thiếu vốn đồng nghĩa với việc khó khăn trong khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào, cùng với các chi phí đầu vào tăng Trong khi thị trường

bị thu hẹp đây là trở ngại mà các doanh nghiệp đang vướn phải trong thời điểm nguồn vốn bị thu hẹp sẽ dễ dàng dẫn đến việc cắt giảm hoặc ngưng sản xuất

Đứng trước khó khăn này, một số doanh nghiệp do không đảm bảo về vốn đã chọn giải pháp cắt giảm công suất, cắt giảm các khoản chi phí, thậm chí ngưng hoạt động tạm thời do không có vốn lưu động và thanh toán tiền mua nguyên liệu cho nhà máy Để cứu nguy cho các doanh nghiệp Chính phủ đã xây

Trang 24

dựng các gói giải pháp nhằm giải quyết vấn đề thiếu vốn Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó tiếp cận được nguồn vốn này

Với lãi suất cao, cùng với thị trường xuất khẩu khó khăn nên các doanh nghiệp rất hạn chế sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài bằng hình thức vay vốn Những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả lợi nhuận cũng có tích lũy thặng dư

ít vì phải trả lãi vay ngân hàng và các chi phí khác

Tình hình hoạt động

Kim ngạch xuất khẩu tại thị xã Đồng Xoài trong những năm gần đây giảm theo mặt bằng khu vực Đông NamBộ Các DNNVV tại thị xã Đồng Xoài với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực là cà phê, điều, cao su,…

Đối với cà phê thì nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này tại các thị trường nhập khẩu hiện đang giảm mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tình hình thiên tai dịch bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cũng như chất lượng của các mặt hàng … dẫn đến việc xuất khẩu trong năm 2013 sụt giảm cả về lượng, cả

về kim ngạch

Tình hình xuất khẩu hạt điều trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn Nếu như cách đây 10 năm, các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu điều thô vào khoảng 20 - 30%, còn lại 70 - 80% là sử dụng nguồn nguyên liệu điều thô trong nước thì đến nay đã phải nhập khẩu tới 50% sản lượng điều thô mới đủ chế biến hàng chất lượng cao để xuất khẩu Sự bất lợi của thời tiết, sự biến động tiêu cực

về giá cả thị trường… khiến năng suất cũng như chất lượng hạt điều giảm sút, kéo theo đó là thu nhập của người nông dân trồng điều cũng giảm rõ rệt Trước tình trạng đó, nhiều nông dân đã chặt bỏ cây điều để chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm có giá trị cao hơn, khiến diện tích trồng cây điều giảm mạnh Hơn nữa, giá cả cũng không ổn định, giá năm 2012 đã giảm 30% so với cùng kỳ năm trước Còn năm 2011, sản lượng điều xuất khẩu giảm gần 20% so với năm 2010 Năm 2013, tình hình khởi sắc xuất khẩu điều đã tăng

cả về lượng và trị giá

Trang 25

Về tình hình xuất khẩu cao su, sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế thế giới đã khiến thị trường xuất khẩu cao bị thu hẹp so với các năm trước Năm

2011 là thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ nhất cho các doanh nghiệp về sản lượng cũng như về giá Năm 2013 so với năm 2012 tăng 5,2% về lượng nhưng về kim ngạch lại giảm 12,9% do giá xuất khẩu giảm mạnh Giá xuất khẩu bình quân năm

2013 giảm tương đối so với năm 2012 khoảng 17,2%, tương đương giảm 479 USD/tấn Năm 2013, tại thị trường Trung Quốc lượng xuất khẩu tăng 3,0% về lượng nhưng giảm 14,3% về kim ngạch so với năm 2012 Tiếp theo là thị trường Ma-lai-xi-a tăng 11,6% về lượng, giảm 8,2% về kim ngạch; thị trường Ấn Độ tăng 20,6% về lượng; thị trường Hoa Kỳ tăng 23,4% về lượng; thị trường Thổ

Nhĩ Kỳ tăng 16,3%), v.v (moit.gov.vn, 2013)

Đối với các ngành khác thì tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cũng cũng có nhiều biến động do khủng hoảng kinh tế toàn cầu

DNVVN tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây đã đưa lại những kết quả quan trọng sau:

- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động Trong những năm gần đây, số DNVVN tăng nhanh đã giải quyết được nhiều việc làm với thu nhập cao hơn cho người lao động Tại thời điểm 01/01/2009 khu vực doanh nghiệp đã thu hút 16.708 lao động, 31/12/2013 là 38.979 lao động Như vậy trong 5 năm từ 2009 - 2013, khu vực doanh nghiệp đã thu hút thêm 22.271 lao động, bình quân mỗi năm gần 3.711 lao động, là con số đáng kể trong yêu cầu tạo ra việc làm mới cho toàn xã hội

Lao động ở khu vực doanh nghiệp có thu nhập cao hơn nhiều so với khu vực cá thể và hộ gia đình Năm 2013 thu nhập bình quân tháng của một lao động gần 2,2triệu đồng (tăng 41,2% so với năm 2009) Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2013 của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt cao nhất là hơn 5,1 triệu đồng, tiếp đến là khu vực doanh nghiệp Nhà nước 3 triệu đồng và thấp nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2,1 triệu đồng Tuy

Trang 26

có mức thu nhập bình quân thấp nhất, nhưng DNVVN ngoài quốc doanh lại là khu vực đang thu hút nhiều lao động Lao động hiện đang làm việc trong các DNVVNchiếm trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên hiện đang tham gia làm việc trong các ngành kinh tế qua các năm như sau: năm 2009: 3,2%; năm 2011: 3,7% và tăng lên 4,9% năm 2013 (Lao động hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp năm 2009 chiếm 8% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên hiện đang tham gia làm việc trong các ngành kinh tế, 9,5% trong năm 2011 và tăng lên 11,1% năm 2013) Tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng lao động từ 15 tuổi trở lên hiện đang làm việc trong các ngành kinh tế, nhưng lao động của khu vực doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng lại là lực lượng chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP Thu nhập cao và tăng nhanh của lao động các doanh nghiệp góp phần cải thiện và nâng cao mức sống chung của toàn xã hội và tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp

- DNVVN tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế những năm qua

Năm 2013 tổng doanh thu thuần của DNVVN đạt xấp xỉ 10.183,3 tỷ đồng, gấp gần 2,4 lần năm 2009, chiếm 66,3% so với doanh thu của toàn doanh nghiệp, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước chiếm 29,2%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 69,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,7% Ngành có doanh thu lớn nhất là thương mại và dịch 6.285,3 tỷ đồng, chiếm 61,7%, gấp gần 2,2 lần năm 2009 Ngành công nghiệp chế biến đạt 1.814,3 tỷ đồng, chiếm gần 17,8%, gấp gần 2,1 lần năm 2009; ngành xây dựng đạt 1.022,8 tỷ đồng, chiếm 10,0%, gấp 3,8lần năm 2009

Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng DNVVN đem lại là tạo ra các lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng trong tỉnh và tăng xuất khẩu, đó cũng là yếu

tố giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển những năm qua

Trang 27

- DNVVN phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế tại địa phương và trong nội bộ mỗi ngành

Các loại hình kinh tế trong DNVVN phát triển đa dạng gồm nhiều thành phần, trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng doanh nghiệp, nhưng doanh thu đem lại lớn và góp phần đáng kể vào ngân sách của tỉnh; chiếm gần 29,2% trong các DNVVN Các loại hình doanh nghiệp tư nhân

và trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng lớn về số lượng doanh nghiệp, đang trên

đà phát triển, nhưng phát triển không đồng đều mà chỉ tập trung nhiều nhất là tại nội ô thị xã, loại hình kinh tế tập thể đang được khôi phục và có bước phát triển mới

- DNVVN phát triển nhanh trong tất cả các ngành đã tạo ra cơ hội phân công lại lao động giữa các khu vực; chuyển từ nông lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất kinh doanh nhỏ của hộ gia đình là khu vực lao động có năng suất thấp, thu nhập không cao, chiếm số đông, thiếu việc làm sang khu vực doanh nghiệp, nhất

là công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao và thu nhập khá hơn Thực tế 5 năm

từ 2009 - 2013 mỗi năm có 3.711 lao động được tuyển dụng vào các DNVVN, chiếm khoảng 18,6% lao động được giải quyết có việc làm hàng năm

- Phát triển DNVVN tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội Doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng là khu vực chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nguồn thu này tăng nhanh trong những năm qua là điều kiện để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội công (y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo, ) Năm 2013 mức nộp ngân sách của DNVVN (chiếm 68,8% các doanh nghiệp) gấp gần 1,5 lần năm 2009 Trong

đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước chiếm 65,4%, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 32,2% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,4% Các DNVVN ngành công nghiệp nộp ngân sách chiếm 35,5%, DNVVN ngành thương nghiệp chiếm 32,9%, DNVVN các ngành khác còn lại chiếm 31,6%

Trang 28

Tóm lại, đóng góp của DNVVN trong những năm qua đối với cả nước nói chung và thị xã Đồng Xoài nói riêng là không thể phủ nhận Nhưng nếu không có chính sách và định hướng rõ ràng thì sẽ lãng phí một nguồn lực đáng kể

1.4 Kết luận chương 1

Nghiên cứu của Shenoy (2008) cho rằng VLĐ của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào cũng chịu tác động bởi các yếu tố như: đặc điểm doanh nghiệp, chính sách sản xuất sản phẩm, hoạt động của doanh nghiệp, điều kiện thị trường, tính ổn định của nguyên vật liệu, việc tăng trưởng sản xuất, lạm phát và tính chu

kỳ Nên các DNNVV cũng không nằm ngoài kết luận này

Đặc điểm doanh nghiệp: những DNNVV có đặc điểm khác nhau về quy

mô, giá trị xuất khẩu… sẽ cần có VLĐ khác nhau Các doanh nghiệp có quy mô lớn (doanh số bán hàng) cao, giá trị xuất khẩu cao sẽ cần đến lượng VLĐ cao hơn.Vì hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất xuất khẩu nên sử dụng hình thức thanh toán trả LC chậm, thông thường là 3 tháng, nhanh nhất là 1 tháng

Chính sách sản xuất sản phẩm: chiến lược sản xuất và bán hàng của mỗi doanh nghiệp khác nhau Những doanh nghiệp sản xuất không quan tâm đến

số lượng sẽ có nhu cầu về VLĐ khác so với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo số lượng đơn đặt hàng

Hoạt động: các ngành sản xuất chế biến nông lâm nghiệp, thực phẩm và ngành dịch vụ du lịch thì đầu vào thường theo mùa vụ nên VLĐ thường tăng cao vào mùa vụ và giảm khi mùa vụ chưa đến

Điều kiện thị trường: có các yếu tố cạnh tranh trên thị trường, các DNNVV cũng cần vốn lưu động nhiều hơn để thực hiện các chính sách tín dụng thương mại hoặc thực hiện các chiến lược kinh doanh

Tính ổn định của nguyên vật liệu: nguyên vật liệu của DNNVV không

ổn định vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và mang tính thời vụ, … vì vậy lượng dự trữ hàng tồn kho là cần thiết và nhu cầu về VLĐ cũng tăng

Trang 29

Tăng trưởng và mở rộng: nếu doanh nghiệp thực hiện mục tiêu mở rộng thị phần, tăng trưởng doanh số, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên xuất khẩu thì nhu cầu VLĐ càng cao

Lạm phát: chi phí đầu vào tăng cao lương tăng sẽ cần nhiều VLĐ hơn Những đặc điểm trên đây sẽ tác động đến việc quản trị thực hiện các chính sách quản trị VLĐ của các DNNVV Từ đó, nó cũng tác động đến kết quả kinh doanh và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Trang 30

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong một khối thị trường đơn lẻ, sự phân chia giữa các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp lớn giúp cho các cơ quan quản lý đưa ra các chính sách phát triển hiệu quả, những chương trình hỗ trợ cũng như là đưa ra định hướng phát triển về tài chính và kỹ thuật đến đúng đối tượng thụ hưởng

Trên thế giới, định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa được hiểu và quy định tùy theo từng nơi Có hai tiêu chí để phân loại doanh nghiệp: Tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng

- Nhóm tiêu chí định tính tập trung chủ yếu dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp… Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trong thực tế Do đó, chúng chỉ thường được dùng trong kiểm chứng mà ít được dùng để phân loại trong thực tế

- Nhóm tiêu chí định lượng có thể được dùng vào các tiêu chí như số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận

Tại Việt Nam, theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/6/2009

về việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa tại điều 3 chương I Theo đó, Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Trang 31

Quy mô

Khu

vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn Số lao động

Tổng nguồn vốn Số lao động

I Nông, lâm

nghiệp và thủy

sản

Dưới 10 người

20 tỷ đồng trở xuống

Trên

10 - 200 người

Trên

20 - 100 tỷ đồng

Trên

200 - 300 người II.Công nghiệp

và xây dựng

Dưới 10 người

20 tỷ đồng trở xuống

Trên

10 - 200 người

Trên

20 - 100 tỷ đồng

Trên

200 - 300 người III Thương mại

và dịch vụ

Dưới 10 người

Dưới 10 tỷ đồng

Trên

10 - 50 người

Trên

10 - 50 tỷ đồng

Trên

50 - 100 người

(Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP)

2.2 Vốn lưu động

Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền một doanh nghiệp cần để duy trì hoạt động thường xuyên, hay nói một cách cụ thể hơn đó là lượng tiền cần thiết

để tài trợ cho hoạt động chuyển hóa nguyên liệu thô thành thành phẩm bán ra thị trường Những thành tố quan trọng của vốn lưu dộng đó là lượng hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả Các nhà phân tích thường xem xét các khoản mục này để đánh giá hiệu quả và tiềm lực tài chính của một công ty

Theo thư viện học liệu mở Việt Nam (VOER), vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp- thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông

- Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu… và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất

Trang 32

các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước…

Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, thông thường vốn lưu động được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:

* Phân loại theo hình thái biểu hiện: vốn lưu động được chia thành:

- Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán

+ Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, kể

cả kim loại quý (Vàng, bạc, đá quý …)

+ Vốn trong thanh toán: Các khoản nợ phải thu của khách hàng, các khoản tạm ứng, các khoản phải thu khác

- Vốn vật tư hàng hóa (hay còn gọi là hàng tồn kho) bao gồm nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động, sản phẩm dở dang và thành phẩm

- Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đã phát sinh

có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản phẩm của nhiều chu kỳ kinh doanh như: chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí thuê tài sản, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo dùng trong xây dựng cơ bản …

* Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh:vốn lưu động được chia thành 3 loại:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động nhỏ

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm giá trị sản phẩm dở dang và vốn

về chi phí trả trước

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn …) các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, tạm ứng …)

Trang 33

vai trò đặc biệt quan trọng Những tài khoản này đại diện cho những mảng trong doanh nghiệp mà nhà quản trị thường xuyên và trực tiếp phải quan tâm xử lý:

- Tài khoản phải thu (tài sản ngắn hạn);

- Hàng lưu kho (tài sản ngắn hạn), và;

- Tài khoản phải trả (nghĩa vụ nợ ngắn hạn)

Ngoài ra, những khoản nợ ngắn hạn cũng có vai trò không kém phần quan trọng bởi nó tạo thành một nghĩa vụ trong ngắn hạn của các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Những dạng nợ ngắn hạn thường gặp là nợ ngân hàng và hạn mức tín dụng

Thay đổi trong lượng vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến luồng tiền (hay người ta hay nói là lưu chuyển tiền tệ) của doanh nghiệp Tăng vốn lưu động đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã sử dụng tiền để thanh toán, chẳng hạn cho việc mua hoặc chuyển đổi hàng trong kho, thanh toán nợ, Như thế, tăng vốn lưu động sẽ làm giảm lượng tiền mặt doanh nghiệp đang nắm Tuy nhiên, nếu vốn lưu động giảm, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có ít tiền hơn để thanh toán cho các nghĩa vụ nợ ngắn hạn, điều này có thể tác động gián tiếp, và thường khó lường trước, đến vận hành trong tương lai của doanh nghiệp

Theo Investopedia, vốn lưu động là thước đo cho cả hiệu suất và sức mạnh tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp Vốn lưu động giảm có thể được dịch ra thành nhiều nguyên nhân Có thể là doanh nghiệp tập trung bán hàng tốt, nhưng họ phải chấp nhận bán chịu, chấp nhận khách hàng trả chậm quá nhiều Có thể là do tiền bị ứ đọng lại ở hàng trong kho Dù nghĩa này hay nghĩa kia, doanh nghiệp hiện tại vẫn thiếu tiền Nếu đột ngột một ngày kia Coca-Cola phải đi vay Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

$500.000 chỉ để thanh toán cho một đối tác cung cấp nguyên liệu, khó có thể tưởng tượng câu chuyện sẽ được dịch ra theo hướng tích cực hay tiêu cực, và mức độ đến đâu, cho dù bản chất chỉ là họ chưa thu đủ tiền hàng và vay tạm vài tuần Vấn đề ở chỗ, dấu hiệu của việc thiếu tiền ngắn hạn thường được dịch theo tín hiệu xấu nhiều hơn là tốt

Khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu vay nợ càng giảm Ngay cả khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản lý vốn lưu động

Trang 34

hiệu quả nhất cho nhà đầu tư

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, sẽ là không thừa nếu các nhà đầu tư xem xét đến hiệu quả quản lý vốn lưu động của các công ty Mỗi doanh nghiệp có thể đưa

ra một con số doanh thu tuyệt vời, giá trị tài sản lớn, quy mô vốn đồ sộ tuy nhiên độ lớn của các con số này không nói lên tất cả, và cũng không có nghĩa là doanh nghiệp đang nắm giữ rất nhiều tiền trong tay Tiền của doanh nghiệp có thể đọng ở các khoản phải thu, vốn của doanh nghiệp biết đâu lại có lượng lớn là các khoản phải trả Vì vậy xem xét một cách cẩn trọng các thông tin, chỉ số của doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản lý vốn lưu động sẽ vô cùng có lợi cho bất cứ ai có ý định tiến hành đầu tư

2.3 Chu kỳ luân chuyển tiền (Cash Conversion Cycle)

Chu kỳ tiền mặt là một thước đo được sử dụng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp, để đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp

Mục đích của nghiên cứu chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và tính toán của nó là để thay đổi các chính sách liên quan đến tín dụng mua hàng và tín dụng bán hàng Tiêu chuẩn thanh toán tín dụng mua hàng hoặc nhận tiền mặt từ các con nợ có thể được thay đổi trên cơ sở báo cáo của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Nếu nó cho khả năng thanh toán tiền mặt tốt, chính sách tín dụng trong quá khứ có thể được duy trì Mục đích của nó cũng là để nghiên cứu dòng tiền của doanh nghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền mặt và nghiên cứu chu trình chuyển đổi tiền mặt sẽ rất hữu ích cho việc phân tích dòng tiền

Chu kỳ luân chuyển tiền gồm 3 thành tố khác nhau: khoản phải trả, khoản phải thu và hàng tồn kho, nó có thể được quản lý bằng những cách thức khác nhau sao cho mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp và nâng cao tốc độ tăng trưởng cho doanh nghiệp (Lazaridis và Tryfonidis (2006), Garcia (2010), Abuzayed (2011), Enqvist và ctg (2012))

Chu kỳ luân chuyển tiền được dùng để đo lường hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp (Verlyn và Eugene, 1980) Chu kỳ luân chuyển tiền liên quan mật thiết đến việc tạo ra giá trị doanh nghiệp Chu kỳ luân chuyển tiền càng ngắn, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh càng cao, do đó, giá trị doanh nghiệp càng

Trang 35

doanh nghiệp mất đi càng nhiều Ngược lại, nguồn vốn ngắn hạn được duy trì ở dạng khoản phải trả thì giá trị tăng thêm càng nhiều (Nguyến Tấn Bình, 2007)

Chu kỳ luân chuyển tiền theo Verlyn và Eugene (1980) được xác định như sau:

CCC (Chu kỳ luân chuyển tiền) = Số ngày thu tiền bình quân + Số ngày tồn kho – Số ngày phải trả bình quân

Công thức này đã được Garcia – Teruel và Solano (2003), Lazaridis và Tryfonidis (2006), Afza và Nazir (2009), Sial và Chaudhry (2010), Ashraf (2012), Mansoori (2012), Usama (2012) áp dụng trong nghiên cứu của họ để đo lường hiệu quả quản trị vốn lưu động thông qua chu kỳ luân chuyển tiền

Theo Sial và Chaudhry (2010), Autukaite và Molay (2012), chu kỳ luân chuyển tiền là một cách thức hữu hiệu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Việc rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền có thể được xem là một nguồn tài trợ quan trọng đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Một chu kỳ luân chuyển tiền ngắn đòi hỏi việc thu các khoản nợ phải thu từ khách hàng phải nhanh chóng cũng như là việc trì hoãn các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp (Dong và Su (2010), Ashraf (2012), Usama (2012)) Rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) các doanh nghiệp cần giảm hàng tồn kho bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, thúc đẩy chính sách bán hàng và thu nợ để giảm thiểu khoản phải thu, sử dụng nghệ thuật thương thuyết để kéo dài khoản phải trả (Soenen, 1998)

2.3.1 Quản trị hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một phần quan trọng trong tài sản lưu động và nằm ở nhiều khâu trong quá trình cung ứng sản xuất, dự trữ và lưu thông của nhiều doanh nghiệp Hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp thường bao gồm: Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dịch vụ dở dang, thành phẩm, hàng hoá(gọi tắt là vật tư, hàng hoá)

Việc tính đúng giá trị hàng tồn kho, không chỉ giúp cho doanh nghiệp chỉ đạo kịp thời các nghiệp vụ kinh tế diễn ra hàng ngày, mà còn giúp doanh nghiệp có một lượng vật tư, hàng hoá dự trữ đúng định mức, không dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn, mặt khác không dự trữ quá ít để bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn

Trang 36

cáo tài chính Vì nếu tính sai lệch giá trị hàng tồn kho, sẽ làm sai lệch các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính Nếu giá trị hàng tồn kho bị tính sai, dẫn đến giá trị tài sản lưu động

và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thiếu chính xác, giá vốn hàng bán tính sai lệch sẽ làm cho chỉ tiêu lãi gộp, lãi ròng của doanh nghiệp không còn chính xác Hơn nữa, hàng hoá tồn kho cuối kỳ của kỳ này còn là hàng hoá tồn kho đầu kỳ của kỳ tiếp theo

Do đó sai lầm sẽ được chuyển tiếp qua kỳ sau và gây nên sai lầm liên tục qua các kỳ của giá vốn hàng bán, lãi gộp và lãi thuần Không những thế, số tiền của hàng hoá tồn kho thường rất lớn nên sự sai lầm có thểlàm ảnh hưởng một cách rõ ràng đến tính hữu dụng của các báo cáo tài chính

Như vậy chúng ta thấy rằng Hàng tồn kho là một yếu tố rất quan trọng của phần lớn các doanh nghiệp Chính vì thế, việc nghiên cứu các nguyên tắc và phương pháp tính giá hàng tồn kho trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết, bởi vì với mỗi phương pháp tính giá trịhàng tồn kho khác nhau thì các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính cũng sẽ thay đổi Việc lựa chọn một phương pháp tính giá thích hợp cho doanh nghiệp mình là rất cần thiết

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02, hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;

Hàng tồn kho bao gồm:

-Hàng hoá mua về để bán: Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến; thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụtồn kho, gửi đi gia công chế biến vàđã mua đang đi trên đường; chi phí dịch vụ dở dang

Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Chúng ta có thể sử dụng một trong bốn phương pháp sau:

Trang 37

- Phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO, First in First out)

- Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO, Last in First out)

Chỉ tiêu số ngày tồn kho bình quân (Number of days Inventory) là chỉ tiêu

truyền thống để giám sát hàng tồn kho (Nguyễn Tấn Bình, 2007), chỉ tiêu này được Verlyn và Eugene (1980) đưa ra cách xác định như sau:

Có nhiều yếu tố quyết định mức tồn kho như khối lượng sản phẩm tiêu thụ, thời gian hoàn thành sản phẩm và sự lâu bền hay dễ hư hao của sản phẩm Tồn kho thường

có quan hệ với chi phí phát sinh đối với việc dự trữ và chuẩn bị cho tồn kho (chi phí bảo quản kho hàng, lãi vay, tài trợ tồn kho, bảo hiểm, hàng cũ lỗi thời…) Trái lại, cũng có một số chi phí khác lại giảm khi mức tồn kho tăng như sự mất mát lợi nhuận vì không bán được hàng hóa, chi phí thiệt hại do sản xuất bị gián đoạn vì thiếu nguyên vật liệu, chiết khấu trên hàng mua… (Nguyễn Văn Thuận, 2009)

Số dư hàng tồn kho có tác động làm giảm sự biến động giữa nhu cầu người mua

và quá trình sản xuất, giữa hai quá trình sản xuất và giữa nhà cung cấp với quá trình sản xuất Mức tồn kho càng nhiều thì nguy cơ thiếu hàng bán càng ít hoặc khả năng gián đoạn sản xuất do thiếu nguyên vật liệu càng nhỏ Nếu nâng cao được hiệu quả quá trình sản xuất, tồn kho bán thành phẩm được loại bỏ hoặc nhu cầu tồn kho thành phẩm được giảm (Nguyễn Tấn Bình, 2007)

Việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền… cũng như điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp, so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành

2.3.2 Quản trị khoản phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng

Trang 38

Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro

Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy

cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng

Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp

Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu

tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của doanh nghiệp Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc tài chính Giám đốc tài chính có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên giám đốc tài chính cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này Liên quan đến chính sách bán chịu, chúng

ta sẽ lần lượt xem xét các vấn đề như tiêu chuẩn bán chịu, điều khoản bán chịu, rủi ro bán chịu, và chính sách và quy trình thu nợ

Hiệu quả quản trị khoản phải thu được đo lường bằng chỉ tiêu Số ngày thu tiền

bình quân (Kỳ thu tiền bình quân) Số ngày thu tiền bình quân là khoảng thời gian

cần thiết để chuyển các khoản phải thu khách hàng thành tiền, tức thời gian thu tiền sau khi bán hàng, chỉ số này đo lường tốc độ thu hồi các khoản phải thu (Verlyn và Eugene, 1980) được tính như sau:

Garia – Teruel và Martinez – Solano (2003), Raheman và Nasr (2007), Garcia (2010), Sial và Chauhdry (2010), Prajapati và Patel (2012), Abridance và Ignatjeva (2012), Ashraf (2012) cho rằng thu nhập hoạt động của doanh nghiệp sẽ tăng nếu số ngày thu tiền bình quân giảm và ngược lại Nghiên cứu của Azam và Haizer (2011) chỉ

ra rằng số ngày phải thu tăng sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản Từ đó, làm giảm hiệu quả quản trị vốn lưu động và có thể làm giảm kết quả hoạt động doanh nghiệp

Trang 39

Không chỉ quản trị tốt các khoản phải thu mà nếu yếu kém trong quản trị khoản phải trả cũng có thể trở thành nguy cơ dẫn một doanh nghiệp đến phá sản(Nguyễn Tấn Bình, 2005)

Theo Eugene và Joel (2007), Firer và cộng sự (2008), Nguyễn Văn Thuận (2009), khoản phải trả là một loại tín dụng thương mại quan trọng, nó tượng trưng 40% tài sản lưu động của các doanh nghiệp phi tài chính Các doanh nghiệp cần phải biết khoản tài trợ này như một nguồn vốn Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần xem xét đến chi phí tài trợ vốn bằng hình thức này

Eugene và Joel (2007), Firer và cộng sự (2008) còn cho rằng, khoản phải trả được xem là nguồn tài chính hay nguồn vốn nội sinh vì nó được tạo ra từ hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp mua hàng và nhà cung ứng chấp nhận cho chậm trả thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã được sử dụng một nguồn tài trợ tài chính từ nhà cung ứng (tín dụng thương mại)

Theo Nguyễn Minh Kiều (2011) tín dụng thương mại là các khoản tín dụng trong quan hệ mua chịu hàng hóa, là khoản phải trả cho nhà cung cấp Các doanh nghiệp xem khoản phải trả như một giải pháp thay thế cho tiền mặt, vì các doanh nghiệp có thể sử dụng để xây dựng nguồn ngân quỹ tiền mặt cho doanh nghiệp mình (Almeida và cộng sự, 2004) Tuy nhiên, khoản tài trợ này không phải 1à tài trợ miễn phí Nhưng thông thường, chi phí cho khoản tài trợ từ nhà cung cấp thấp hơn so với các tổ chức tài chính (Almeida và cộng sự, 2004)

Chỉ tiêu được sử dụng để giám sát việc quản trị khoản phải trả của doanh nghiệp 1à số ngày trả tiền bình quân(Number of days Payable) được xác định bởi Verlyn và Eugene (1980), Eugene và Joel (2007), Firer và cộng sự (2008) như sau :

Sốngày trả tiền bình quân =

Doanh thu mua hàng hóa được tính bằng giá vốn hàng bán

Khoản phải trả binh quân x 365

Doanh thu mua hàng hóa

Trang 40

Theo Moyer, và cộng sự (1992), Eugene và Joel (2007), vốn lưu động được quản trị thông qua 2 chính sách đầu tư vốn lưu động và tài trợ vốn lưu động, được phân loại như sau:

2.4.1 Chính sách đầu tư VLĐ (Working capital investment policy)

Theo Eugene và Joel (2007), chính sách đầu tư vốn lưu động đề cập đến mức

độ nắm giữ tài sản ngắn hạn bao gồm: nắm giữ nhiều tiền mặt, chứng khoán, chứng khoán khả mại, giá trị hàng tồn kho có liên hệ với doanh thu bán hàng, và chính sách tín dụng thương mại Do đó, chính sách đầu tư vốn lưu động (WCIP) được đo lường bằng mức độ đầu tư vào tài sản ngắn hạn như sau:

WCIP =

Chính sách thận trọng (Conservative/ Relaxed)

Mức độ đầu tư vào tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản: tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho cao Do vậy, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản 1ớn Nguồn tài trợ chủ yếu cho khoản đầu tư ngắn hạn là nợ dài hạn

Với chính sách đầu tư và tài trợ thận trọng, tuy lợi nhuận kỳ vọng thấp nhưng rất an toàn cho doanh nghiệp hay khả năng thanh toán cao, điều này cũng có nghĩa rủi

ro thấp Tuy nhiên, nếu chúng ta bỏ qua mục tiêu lợi nhuận, chúng ta sẽ không hề tồn tại trong thời gian dài (Vahid và công sự, 2012)

Chính sách mạo hiểm (Aggsressive/Restricted)

Trái ngược với chính sách đầu tư thận trọng là chính sách mạo hiểm Với chính sách này, doanh nghiệp sẽ đầu tư vào tài sản ngắn hạn với một mức độ thấp nhất Và doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay ngắn hạn Do đó, khả năng sinh lợi kỳ vọng của doanh nghiệp cao, nhưng bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đối diện với khả năng mất thanh khoản cao và các khoản nợ vay tới hạn khó có thể trả được và doanh nghiệp có thể đối mặt với vấn đề phá sản(Vahid và công sự, 2012)

Tài sản ngắn hạn

(2.5) Tổng tài sản

Ngày đăng: 04/06/2017, 08:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Azhar, N., & Noriza, M. (2010), “Working Capital Management: The Effect of Market Valuation and Profitability in Malaysia”, International Journal of Business and Management, 5 (11), 140147 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Working Capital Management: The Effect of Market Valuation and Profitability in Malaysia
Tác giả: Azhar, N., & Noriza, M
Năm: 2010
15. Deloof, M. (2003), “Does Working Capital Management Affect Profitability of Belgian Firms?”, Journal of Business Finance &Accounting, 30 (3-4), 573588 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Does Working Capital Management Affect Profitability of Belgian Firms
Tác giả: Deloof, M
Năm: 2003
16. Dong, Huynh Phuong & Jhy-tay Su (2010), “The Relationship between Working Capital Management and Profitability: A Vietnam Case”, International Research Journal of Finance and Economics, Issue 49, pp.59-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Relationship between Working Capital Management and Profitability: A Vietnam Case
Tác giả: Dong, Huynh Phuong & Jhy-tay Su
Năm: 2010
18. Faulkender, M., & Wang, R. (2006), “Corporate Financial policy and the Value of Cash”, Journal of Finance (61), 1957-1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate Financial policy and the Value of Cash
Tác giả: Faulkender, M., & Wang, R
Năm: 2006
19. Filbeck, G., Krueger, T., & Preece, D. (2007), “CFO Magazin’s Working Capital Survey: Do Selected Firms Work for Shareholders?”, Quarterly Journal of Business & Economices, 46 (2), 3-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CFO Magazin’s Working Capital Survey: Do Selected Firms Work for Shareholders
Tác giả: Filbeck, G., Krueger, T., & Preece, D
Năm: 2007
21. Gill, A., Biger, N., & Neil, M. (2010), “The Relationship Between Working Capital Management And Profitability: Evidence From The United States”, Business and Economics Journal, 10, 1-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Relationship Between Working Capital Management And Profitability: Evidence From The United States
Tác giả: Gill, A., Biger, N., & Neil, M
Năm: 2010
22. Lazaridis, I. and Tryfonidis D. (2006), “Relationship between working capital management and profitability of listed companies in the Athens stock exchange”, Journal of Financial Management and Analysis, Vol. 19, pp. 26-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Relationship between working capital management and profitability of listed companies in the Athens stock exchange
Tác giả: Lazaridis, I. and Tryfonidis D
Năm: 2006
26. Verlyn Richards and Eugene Laughlin, 1980. “A Cash Conversion Cycle Approach to Liquidity Analysis”. Financial Management, Vol Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Cash Conversion Cycle Approach to Liquidity Analysis
14. Chatterjee (2010), Impact of Working Capital Management on the Profitability of the Listed Companies in the London Stock Exchange, http://papers.ssrn.com/sol3/ papers.cfm?abstract_id=1587429 Link
23. Sial and A. Chaudhry. (2010). Relationship between Working Capital Management and Firm Profitability Manufacturing Sector of Pakistan.Working papers. Electronic copy available at:http://ssrn.com/abstract=2105638 Link
6. Dương NgọcThanh (2007), Năng lựccạnhtranhcủadoanhnghiệpnhỏ vàvừa ở Việt Nam, Luận án thạc sỹ kinh tế Khác
7. HĐND tỉnh Bình Phước, (2011), Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 Khác
8. Nguyễn Tấn Bình, 2007. Quản trị tài chính ngắn hạn, NXB Thống Kê Khác
9. Phạm Bích Hồng, 2013, Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty cổ phần Việt Nam Khác
10. Từ Thị Kim Thoa & Nguyễn Thị Uyên Uyên, (2014), Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi: Bằng chứng thực nghiệmở Việt Nam Khác
11. UBND tỉnh Bình Phước, (2014), Báo cáo số 57/BC-UBND. Tiếng Anh Khác
12. Abuzayed, B. (2011). Working capital management and firms‘ performance in emerging markets: the case of Jordan. International Journal of Managerial finance Khác
17. Enqvist, Graham, & Nikkinen (2012), The Impact of Working Capital Management onFirmProfitability inDifferentBusiness Cycles: Evident from Finland, http:// papers.ssrn.com/abstract=1794802 Khác
20. Garcia, Martins & Brandao (2011), The Impact of Working Capital Management upon Companies ’Profitability: Evidence from European Companies, FEP Working Papers, n.438, Nov. 2011 Khác
24. Shenoy J., Georgia State University, Atlanta, GA 30303, USA. Determinants of Firm Vertical Boundaries and Implications for Internal Capital Markets Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w