Đề thi logic học đại cương có cấu trúc đầy đủ và đáp án chi tiết dễ hiểu, nhanh nắm bắt trọng tâm.Câu 1: Lý thuyết:Định nghĩa khái niệm, đặc trưng khái niệm, cho ví dụ (2đ).Câu 2:Bài tập.Mô tả mối quan hệ ngoại diên của các khái niệm hoặc xác định tính chu diên (1đ).Câu 3:Lập bảng chân lí (3đ).Câu 4:HÌnh vuông logic hoặc tam đoạn luận (2đ).Câu 5: Xác định logic của suy luận (Chương 5) (2đ)
Trang 1GIẢI ĐỀ THI MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu 1 (2 điểm):
Định nghĩa khái niệm?Phân tích làm rõ nội dung các đặc trưng của khái niệm.Cho ví dụ minh họa
Câu 2 (1 điểm):
Mô tả quan hệ về ngoại diên giữa các khái niệm sau:
a Công an nhân dân, cảnh sát giao thông, cảnh sát điều tra, chiến sĩ thi đua
b Đảng viên, đoàn viên, sinh viên chính quy, sinh viên
Câu 3 (3 điểm):
Xây dựng bảng chân lý của công thức sau:
F= [(b^ c ) + d ] → [[(a→c) v d] + (b → a) ]
Câu 4 (2 điểm):
Trang 2Cho phán đoán sau: “Không phải một số sinh viên trường đại học Cảnh sát nhân dân là
bộ đội”, phán đoán này nhận giá trị sai.Dựa vào hình vuông logic hãy chỉ ra tất cả các phán đoán có quan hệ với phán đoán trên và xác định giá trị logic của chúng
Câu 5 (2 điểm):
Hãy kiểm tra tính logic của suy luận sau: “Nếu không rèn luyện thể lực thường xuyên và nắm vững nghiệp vụ thì sẽ không bắt được đối tượng phạm tội.Muốn nắm vững nghiệp
vụ và rèn luyện thể lực thường xuyên thì phải siêng năng Nếu bắt được đối tượng phạm tội thì sẽ góp phần giữ gìn an ninh trật tự Nếu giữ gìn được an ninh trật tự thì người dân sẽ có cuộc sống an toàn Các cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh A có thể bắt được đối tượng phạm tội.Vậy người dân có cuộc sống an toàn.”
ĐÁP ÁN:
Câu 1:
Định nghĩa: Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những dấu hiệu bản chất, khác biệt của sự vật hiện tượng
Đặc trưng của khái niệm:
Trang 3+Thứ nhất: Khái niệm phản ảnh bản chất của sự vật hiện tượng hay lớp sự vật hiện tượng thông qua các dấu hiệu cơ bản khác biệt.Mỗi sự vật trong tế giới khách quan tồn tại nhiều dấu hiệu, trong đó có dấu hiệu cơ bản và không cơ bản.Dấu hiệu cơ bản là dấu hiệu phản ánh những thuộc tính , những đặc điểm, những quan hệ quy định bản chất bên trong đặc trưng chất lượng của sự vật hiện tượng.Dấu hiệu không cơ bản là những dấu hiệu không biểu thị bản chất, không quy định đặc trưng chất lượng của sự vật
Vd: Dấu hiệu cơ bản của “Tội phạm” là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự, hành vi có lỗi, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện; dấu hiệu không cơ bản là thời gian, địa điểm, diễn biến cụ thể…của từng tội phạm trong thực tế
Dấu hiệu cơ bản chỉ tồn tại trong một sự vật gọi là dấu hiệu cơ bản đơn nhất
Vd: Có ý thức, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động là dấu hiệu cơ bản chung của loài người; “thủ đô, trung tâm kinh tế chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là dấu hiệu cơ bản đơn nhất của “thành phố Hà Nội”
Dấu hiệu cơ bản chung và đơn nhất được gọi là dấu hiệu cơ bản khác biệt
Trang 4Như vậy, do phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt mà mỗi khái niệm vừa vạch rõ bản chất của đối tượng, vừa làm rõ sự khác biệt của đối tượng đó với đối tượng khác
+Thứ hai: Khái niệm cho ta sự hiểu biết tương đối chính xác và toàn diện về các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.Sự hiểu biết tương đối chính xác vì mỗi khái niệm đều phản ánh về các dấu hiệu cơ bản của đối tượng, các dấu hiệu đó quyết định sự tồn tại trong trạng thái xác định về chất của đối tượng được phản ánh.Sự hiểu biết tương đối toàn diện vì những thuộc tính, những mối lien hệ được phản ánh trong khái niệm chi phối toàn bộ các mặt của đối tượng được phản ánh
Vd:Khái niệm về cacbon, nó là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có kí hiệu là C và
số nguyên tử là 6 và nguyên tử khối là 12,vv…Nó phản ánh những thuộc tính tương đối chính xác và toàn diện để con người hiểu thêm về cacbon
+Thứ ba: Khái niệm vừa là kết quả của tư duy vừa là phương tiện để phát triển tư
duy.Khái niệm được hình thành trong quá trình nhận thức của con người và thế giới khách quan.Mỗi một khái niệm vừa phản ánh trình độ nhận thức của con người vừa là công cụ được con người sử dụng để tiếp tục phát triển nhận thức của mình.Đồng thời, mỗi khái niệm lại được sử dụng vào quá trình hoạt động thực tiễn, góp phần chỉ đạo
Trang 5hoạt động thực tiễn và thông qua đó mà không ngừng thúc đẩy hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người phát triển
Vd: Khái niệm từ “chủ nghĩa xã hội” của Lênin và sau đó ta phát triển nó lên thành “Cộng sản chủ nghĩa”, cao hơn và xuất phát từ sản phẩm tư duy ban đầu
Câu 2:
a Đặt “Công an nhân dân” là A, “Cảnh sát giao thông” là B, “Cảnh sát điều tra” là C,
“Chiến sĩ thi đua” là D
Quan hệ về ngoại diên giữa các khái niệm ta có mô hình sau:
Trang 6b Đặt “Đảng viên” là A, “Đoàn viên” là B, “Sinh viên chính quy” là C, “Sinh viên” là D Quan hệ về ngoại diên giữa các khái niệm ta có mô hình sau:
Câu 3:
Xây dựng bảng chân lí:
Kết quả: 1010111011110110
Câu 4:
Đặt S là “Sinh viên trường Đại học cảnh sát nhân dân”
Trang 7P là “bộ đội”
Phán đoán đã cho tương đương với SeP có giá trị sai “Mọi sinh viên trường Đại học cảnh sát nhân dân không phải là bộ đội”
+Phán đóan có quan hệ đối chọi trên với SeP là SaP có giá trị không xác định.Vậy “Mọi sinh viên trường Đai học cảnh sát nhân dân là bộ đội” có giá trị không xác định (A đúng khi S thuộc P, A sai khi S giao P khác rỗng)
+Phán đoán có quan hệ lệ thuộc với Sep là Sop có giá trị không xác định.Vậy “Một số sinh viên trường Đại học cảnh sát nhân dân không phải là bộ đội” có giá trị không xác định (O đúng khi S giao P khác rỗng hoặc P thuộc S, O sai khi S thuộc P)
+Phán đoán có quan hệ mâu thuẫn với SeP là SiP có giá trị đúng.Vậy “Một số sinh viên trường Đại học cnah3 sát nhân dân là bộ đội” có giá trị đúng
Câu 5:
Đặt P là “rèn luyện thể lực thường xuyên và nắm vững nghiệp vụ”
S là “bắt được đối tượng phạm tội”
Trang 8Q là “siêng năng”
R là “góp phần giữ gìn an ninh trật tự”
V là “người dân sẽ có cuộc sống an toàn”
Suy luận đã cho có mô hình:
P→S,Q→P,S→R,R→V,S
V
Đặt F = (P→S)(Q→P)(S→R)(R→V)S→V
C1:
Cho P→S = 1, S=1, R→V=1
Khi đó:
Từ S=1,P→S = 1 ta có R=1
Từ R→V = 1, R=1 ta có V=1
Vậy suy luận trên là logic
Trang 9C2:Áp dụng các quy tắc đồng nhất thức ta có:
F=(P→S)(Q→P)(S→R)(R→V)S→V= Q.S.P.(S v R)(R v V) →V=Q.S v P.V v V v R=1 (vì V v V = 1)
Vậy suy luận trên là logic
Cung cấp thêm hình ảnh dễ hiểu để ôn tập logic học tốt hơn: