Câu1 #Q[X] Hậu quả do tuyến yên sản xuất hooc môn sinh trưởng không bình thường vào giai đoạn trẻ em là gì? A. Người bình thường (cho dù ít hay nhiều hooc môn sinh trưởng). B. Người nhỏ bé (cho dù ít hay nhiều hooc môn sinh trưởng) C. Người nhỏ bé (nếu quá ít hooc môn sinh trưởng), người khổng lồ (nếu quá nhiều hooc môn sinh trưởng). D. Người khổng lồ (cho dù ít hay nhiều hooc môn sinh trưởng) #EQ Câu2 #Q[X] Tác dụng sinh lý của hooc môn ecđisơn là: A. Kích thích bướm đẻ trứng. B. Gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. C. Ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm. D. Kích thích sâu sinh trưởng và phát triển mạnh. #EQ Câu3 #Q[X] Hoocmôn nào dưới đây là hoocmôn ra hoa ở thực vật? A. Florigen B. Gibêrêlin C. Auxin D. Xitôkinin #EQ Câu4 #Q[X] Biến thái là: A. Kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng (sâu ở côn trùng) có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành, trải qua nhiều lần lột xác. B. Kiểu sinh trưởng và phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành, không trải qua giai đoạn lột xác. C. Kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành, trải qua nhiều lần lột xác. D. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. #EQ Câu5 #Q[X] Những động vật nào dưới đây có sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn? A. Cánh cam, tằm (nhộng, bướm), bọ rùa . B. Cá chép, rắn, bồ câu, cánh cam . C. Bọ ngựa, châu chấu, bồ câu, thỏ D. Rắn, bọ ngựa, châu chấu, bọ rùa . #EQ Câu6 #Q[X] Yếu tố ngoại cảnh không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật là A. hàm lượng nước và dinh dưỡng khoáng. B. nhiệt độ. C. pH của đất. D. ánh sáng. #EQ Câu7 #Q[X] Số nhóm hoocmôn ở thực vật là A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 #EQ Câu8 #Q[X] Tác dụng của việc ấp trứng ở các loài chim là: A. Hạn chế sự tiếp xúc giữa vỏ trứng với không khí để giữ nhiệt. B. Tạo ra nhiệt thích hợp cho hợp tử phát triển bình thường. C. Làm tăng nhiệt giúp trứng nhanh nở. D. Truyền năng lượng từ bố mẹ sang trứng để trứng phát triển tốt. #EQ Câu9 #Q[X] Hoocmôn kìm hãm sinh trưởng gồm: A. auxin, axit abxixic, êtilen. B. auxin, gibêrelin, xitôkinin. C. xitôkinin, êtilen. D. axit abxixic, êtilen. #EQ Câu10 #Q[X] Mô phân sinh của thực vật là A. nhóm tế bào đã phân hóa, duy trì được khả năng phân bào nguyên nhiễm. B. nhóm tế bào đã phân hóa, không còn khả năng phân bào nguyên nhiễm. C. nhóm tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng phân bào nguyên nhiễm. D. nhóm tế bào chưa phân hóa, nhưng không còn khả năng phân bào nguyên nhiễm. #EQ Câu11 #Q[X] Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là A. hoocmôn. B. thức ăn. C. nhiệt độ và ánh sáng. D. nhân tố di truyền. #EQ Câu12 #Q[X] Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm? A. Tốc độ sinh trưởng của sâu bướm ăn lá cây rất nhanh, cần nhiều lá cây. B. Sâu bướm ăn lá cây có thời gian sống ngắn nên ăn nhiều lá cây thì mới sinh trưởng nhanh. C. Sâu bướm ăn lá cây có lượng enzim tiêu hóa xenlulôzơ rất ít nên chất thải ra còn nhiều dinh dưỡng mà cơ thể chưa hấp thụ được. D. Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hóa xenlulôzơ nên tiêu hóa và hấp thu hiệu quả thấp nên sâu phải ăn nhiều lá cây mới đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. #EQ Câu13 #Q[X] Kết quả sinh trưởng sơ cấp là A. tạo mạch rây thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi. B. tạo lóng do hoạt động của mô phân sinh lóng. C. làm cho thân, rễ cây dài ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. D. tạo biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp. #EQ Câu14 #Q[X] Những yếu tố nào sau đây là yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật? A. Yếu tố di truyền, nhiệt độ, thức ăn. B. Yếu tố thức ăn, di truyền, giới. C. Các hooc môn, ánh sáng, nhiệt độ. D. Yếu tố di truyền, các hooc môn. #EQ Câu15 #Q[X] Trong sinh trưởng và phát triển ở động vật, nếu thiếu coban thì gia súc sẽ mắc bệnh thiếu máu ác tính, dẫn tới giảm sinh trưởng. Hiện tượng này là ảnh hưởng của nhân tố A. ánh sáng. B. độ ẩm. C. thức ăn. D. nhiệt độ. #EQ Câu16 #Q[X] Tác dụng sinh lí của hoocmôn tirôxin là A. Kích thích phát triển xương ( xương dài ra và to lên). B. Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin. C. Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì. D. Kích thích chuyển hóa ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. #EQ Câu17 #Q[X] Sinh trưởng sơ cấp của thực vật là: A. nhóm các tế bào có khả năng phân bào nguyên nhiễm và giảm nhiễm để duy trì nòi giống . B. sự gia tăng chiều dài của cơ thể (thân và rễ) do hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ. C. nhóm các tế bào, từ đó phát sinh ra các bộ phận của cơ thể. D. do tầng phát sinh mạch dẫn (mô phân sinh bên) hoạt động tạo ra. #EQ Câu18 #Q[X] Hoocmôn ra hoa được hình thành từ bộ phận nào của cây? A. Thân B. Rễ C. Rễ, thân D. Lá #EQ Câu19 #Q[X] Các loại mô phân sinh trong cơ thể thực vật là: A. Mô phân sinh đỉnh, mô dậu, mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh đỉnh, mô xốp, mô dậu. C. Mô phân sinh bên, mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng, mô dậu. #EQ Câu20 #Q[X] Hoocmôn thực vật nào sau đây liên quan đến sự chín và ngủ của hạt? A. GA. B. AIA. C. Xitôkinin. D. AAB. #EQ Câu21 #Q[X] Các hooc môn kích thích sự phát triển của ống sinh tinh và tạo thành tinh trùng? A. FSH, progesteron B. LH, ostrogen C. FSH, LH, testosteron D. FSH, LH #EQ Câu22 #Q[X] Quá trình hình thành quả: A. Sau khi thụ tinh, đế hoa phát triển thành quả chứa bầu và noãn. B. Bầu nhụy dày lên tạo thành các túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt. C. Noãn được thụ tinh phát triển thành quả chứa các hạt. D. Noãn đã thụ tinh chứa hợp tử và tế bào tam bội phát triển thành quả. #EQ Câu 23 #Q[X] Hình thức sinh sản vô tính được thực hiện ở cây A. ngô. B. mía. C. đỗ. D. lạc. #EQ Câu24 #Q[X] Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là gì? A. Hình thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển. B. Tiết kiệm vật liệu di truyền. C. Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới. D. Hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội. #EQ Câu25 #Q[X] Sinh sản vô tính ở thực vật gồm các hình thức: A. Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng B. Sinh sản tái sinh và hữu tính C. Sinh sản sinh dưỡng và nhân giống vô tính D. Sinh sản sinh dưỡng #EQ Câu26 #Q[X] Động vật nào sau đây có hình thức tự phối trong sinh sản hữu tính ? A. Sán dây, giun đất, thằn lằn B. Bọt biển, ong, thằn lằn. C. Bọt biển, sán dây. D. Ong, bọt biển. #EQ Câu27 #Q[X] Ý nào sau đây không đúng khi giải thích rối loạn sản xuất hooc môn FSH, LH và testosteron ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh: A. Testosteron kích thích buồng trứng phát triển và giúp trứng chín. B. FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng, LH kích thích tế bào kẽ sản xuất ra testosteron C. Testosteron kích thích ống sinh tinh phát triển và sản sinh tinh trùng. D. Tăng hay giảm sản xuất hooc môn FSH, ICSH sẽ làm thay đổi nồng độ testosteron làm ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh trùng. #EQ Câu28 #Q[X] Thế nào là thụ phấn chéo? A. Là hiện tượng hạt phấn của một loài hoa được chuyển tới đầu nhụy của một hoa khác loài. B. Là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng của hai hoa khác nhau một cách ngẫu nhiên. C. Là hiện tượng hạt phấn của một hóa được chuyển tới đầu nhụy của một hoa khác cùng loài. D. Là sự thụ phấn do con người tiến hành trên cây trồng. #EQ Câu29 #Q[X] Mỗi tiểu bào tử đơn bội tiến hành nguyên phân để hình thành A. giao tử đực. B. tế bào sinh sản. C. các tiểu bào tử đơn bội. D. hạt phấn. #EQ Câu30 #Q[X] Sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính là: 1. Sinh sản vô tính không có sự hợp nhất của giao tử đực - cái còn sinh sản hữu tính thì có, để tạo thành hợp tử 2n. 2. Sinh sản vô tính con sinh ra giống nhau và giống bố mẹ còn sinh sản hữu tính con sinh ra giống nhau và giống bố mẹ ở những đặc điểm sinh học cơ bản. 3. Sinh sản vô tính xảy ra ở sinh vật bậc thấp còn sinh sản hữu tính xảy ra ở thực vật bậc cao. 4. Sinh sản vô tính chỉ qua quá trình nguyên phân còn sinh sản hữu tính phải qua quá trình nguyên phân - giảm phân và thụ tinh. A. 1, 2, 4 B. 1, 2, 3 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4 #EQ Câu31 #Q[X] Buồng trứng tiết ra ơstrôgen và prôgestêron với số lượng ở mức tối đa sẽ tác động ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi có tác dụng: A. Kích thích tiết FSH và ức chế tiết LH. B. Kích thích tiết LH và ức chế tiết FSH. C. Kích thích tiết FSH và LH. D. Ức chế tiết ra FSH và LH. #EQ Câu32 #Q[X] Ngoài tự nhiên, cây tre sinh sản bằng: A. thân rễ. B. Đỉnh sinh trưởng. C. lóng. D. rễ phụ. #EQ Câu33 #Q[X] Điểm giống nhau giữa sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật là: 1. Tạo cá thể mới qua hình thành và hợp nhất 2 loại giao tử đơn bội đực - cái tạo ra hợp tử lưỡng bội. 2. Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền 3. Trải qua 3 giai đoạn hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển phôi thai 4. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn. A. 1, 4 B. 2, 3 C. 1, 3 D. 1, 2 #EQ Câu34 #Q[X] Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết vì: A. Các động vật sinh sản vô tính đều là những cơ thể yếu đuối. B. Sinh sản vô tính tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. C. Trong cơ thể động vật sinh sản vô tính không có sức đề kháng. D. Khả năng thích nghi với môi trường không có. #EQ Câu35 #Q[X] Ý nào sau đây không đúng khi giải thích quá trình sản xuất hooc môn FSH, LH, ostrogen và progesteron bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng. A. Nồng độ progesteron và ostrogen trong máu có tác dụng lên quá trình sản xuất hooc môn FSH, LH của tuyến yên. B. FSH, LH kích thích phát triển nang trứng làm cho trứng chín và rụng. C. FSH, LH kích thích tế bào kẽ sản xuất ra testosteron giúp trứng chín và rụng. D. Rối loạn sản xuất hooc môn FSH, LH của tuyến yên làm rối loạn quá trình trứng chín và rụng. #EQ Câu36 #Q[X] Thế nào là trinh sản? A. Là hình thức sinh sản trong đó các trứng không thụ tinh phát triển thành các cá thể có bột NST đơn bội. B. Là hình thức sinh sản trong đó các trứng không thụ tinh phát triển thành các cá thể không có khả năng sinh sản. C. Là hình thức sinh sản trong đó các trứng không thụ tinh phát triển thành các cá thể có bộ NST 2n. D. Là hình thức sinh sản trong đó các trứng không thụ tinh đều phát triển thành các cá thể cái. #EQ Câu37 #Q[X] Cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa là: A. nhụy. B. hoa. C. nhị. D. đài hoa. #EQ Câu38 #Q[X] Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng ghép cành, mục đích quan trọng nhất của việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép là để: A. cành ghép không bị rơi, dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép, và nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài. B. nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài. C. dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép. D. cành ghép không bị rơi. #EQ Câu39 #Q[X] Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản: A. Chỉ cần có một cá thể có thể sinh ra các cá thể mới B. Cần có 2 cá thể trở lên C. Không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ D. Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái #EQ Câu40 #Q[X] Các yếu tố chi phối quá trình sinh tinh trùng và trứng? A. Hệ nội tiết, hệ thần kinh, các yếu tố môi trường. B. Hệ thần kinh C. Hệ nội tiết D. Các yếu tố môi trường #EQ