MỤC LỤC CHƯƠNG I. Sự CầN THIếT Để XÂY DựNG QUY ĐịNH Về THủ TụC RÚT GọN TRONG Tố TụNG DÂN Sự 5 CHƯƠNG II. KHÁI LUậN CHUNG Về THủ TụC RÚT GọN 7 II.1 Các cách hiểu khác nhau về thủ tục TTDS rút gọn. 7 II.2. Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử 8 II.3. Cơ sở cần thiết cho việc xây dựng thủ tục rút gọn trong TTDS hiện nay 12 II.3.1. Cơ sở cần thiết cho việc xây dựng thủ tục rút gọn trong TTDS hiện nay 12 a) Cơ sở lý luận 12 b) Cơ sở thực tiễn 13 II.3.2. Những ưu điểm của Thủ tục rút gọn 16 CHƯƠNG III. VÀI NÉT Về THủ TụC RÚT GọN TRONG Tố TụNG DÂN Sự ở MộT Số QUốC GIA TRÊN THế GIớI 18 III.1. Bộ luật TTDS Cộng hóa Pháp 18 III.2. Bộ luật TTDS Liên bang Nga 19 III.3. Bộ luật TTDS Trung Quốc 19 III.4 .Bộ Luật TTDS Đài Loan 20 CHƯƠNG IV. NộI DUNG THủ TụC RÚT GọN TRONG Dự THảO Bộ LUậT Tố TụNG DÂN Sự LầN THứ 4 22 IV.1. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn. 22 IV.2. So sánh thủ tục rút gọn và thủ tục thông thường (Theo Dự thảo Bộ luật TTDS lần thứ 4) 29 CHƯƠNG V. MộT Số VẫN Đề CầN BÀN LUậN Về QUY ĐịNH THủ TụC RÚT GọN TRONG Dự THảO Bộ LUậT TTDS 36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 4-MỤC LỤC
CHƯƠNG I SỰ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC
RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 5
CHƯƠNG II KHÁI LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN 7
II.1 Các cách hiểu khác nhau về thủ tục TTDS rút gọn 7
II.2 Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử 8
II.3 Cơ sở cần thiết cho việc xây dựng thủ tục rút gọn trong TTDS hiện nay 12
II.3.1 Cơ sở cần thiết cho việc xây dựng thủ tục rút gọn trong TTDS hiện nay 12
a) Cơ sở lý luận 12
b) Cơ sở thực tiễn 13
II.3.2 Những ưu điểm của Thủ tục rút gọn 16
CHƯƠNG III VÀI NÉT VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 18
III.1 Bộ luật TTDS Cộng hóa Pháp 18
III.2 Bộ luật TTDS Liên bang Nga 19
III.3 Bộ luật TTDS Trung Quốc 19
III.4 Bộ Luật TTDS Đài Loan 20
CHƯƠNG IV NỘI DUNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG DỰ THẢO BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ LẦN THỨ 4 22
IV.1 Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn 22
IV.2 So sánh thủ tục rút gọn và thủ tục thông thường (Theo Dự thảo Bộ luật TTDS lần thứ 4) 29
CHƯƠNG V MỘT SỐ VẪN ĐỀ CẦN BÀN LUẬN VỀ QUY ĐỊNH THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG DỰ THẢO BỘ LUẬT TTDS 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Trang 5Chương I Sự cần thiết để xây dựng quy định về thủ tục rút gọn
trong tố tụng dân sự
Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thứcđối với nước ta Bởi vì bên cạnh những lơi ích mang lại từ quá trình giao lưu,hợp tác kinh tế thì số lượng các tranh chấp trong quan hệ dân sự, kinh doanh,thương mại cũng tăng lên đáng kể Điều này đã dẫn đến nhiều áp lực cho côngtác xét xử của tòa án nhân dân các cấp tại Việt Nam Thực tiễn xét xử trongnhững năm qua có rât nhiều những vụ việc đơn giản nhưng Tòa án vẫn phảiquyết theo thủ tục tố tụng thông thường Chẳng hạn ở các đô thị lớn như TP HồChí Minh, trung bình một thẩm phán một tháng phải giải quyết từ 10 vụ việc trởlên, trong số đó có không ít trường hợp tranh chấp đơn giản, các bên đều thừanhận và mong tòa giải quyết nhanh…Nhưng Tòa án không thể đưa ra xét xửngay vì có một nguyên nhân là thẩm phán sợ không tiến hành đầy đủ các bước
sẽ bị hủy, sửa án
Vì vậy việc cải cách trình tự, thủ tục xét xử vụ án dân sự nhanh chóng vàlinh hoạt là một yêu cầu cấp thiết Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sựnăm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật TTDS năm 2011 thìpháp luật TTDS Việt Nam mới chỉ quy định thủ thủ tục giải quyết vụ án dân sự
và thủ tục giải quyết việc dân sự Tuy nhiên trên cơ sở nắm bắt và dự liệu đượcnhững đòi hỏi của thực tiễn khách quan trong lĩnh vực TTDS, Đảng và nhànước ta đã đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn tại Nghị quyết số 49-NQ/TWngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020với nội dung chỉ đạo: “…Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối vớinhững vụ án có đủ một số điều kiện nhất định” Bên cạnh đó Hiến pháp nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003 cũng đã có những quy định vềcác nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Tòa án với nội dung mang tính đổi
Trang 6mới và đột phá, như: “Việc xét xử sơ thẩm của TAND có hội thẩm tham gia, trừtrường hợp xét xử theo TTRG”, “TAND xét xử tập thể và quyết định theo đa
số, trừ trường hợp xét xử theo TTRG” (khoản 1, 4 Điều 103)
Với những quy định trên đã mở ra hướng cho phép nghiên cứu xây dựng
mô hình xét xử của TAND theo TTRG trong TTDS Có thể nói mặc dù TTRGcòn là vấn đề mới trong pháp luật TTDS Việt Nam nhưng đây là thủ tục cầnthiết , phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp đã đề ra, tức là xây dựng mộtthủ tục tố tụng đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng thông thường về thời hạn,thành phần hội đồng xét xử và trình tự các bước giải quyết…Mục tiêu của việcxây dựng TTRG không chỉ nhằm rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục màcòn đảm bảo việc giải quyết các tranh chấp đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phầnlàm giảm tình trạng gia tăng, tồn đọng án cũng như làm giảm áp lực công việccho các thẩm phán
Tuy nhiên, nếu chúng ta xây dựng TTRG trong TTDS, thì vẫn phải đảmbảo việc giải quyết tranh chấp đúng theo quy đinh pháp luật, bảo đảm quyềnbảo vệ, quyền tranh tụng của các đương sự Hiện nay đang có một điều kiệnthuận lợi là Bộ luật TTDS đang được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu,tổng kết để chỉnh sửa, bổ sung toàn diện theo chương trình xây dựng Luật, Pháplệnh của Quốc hội khóa XIII Vì vậy đã đến lúc TTRG cần được nghiên cứu,sửa đổi, bổ sung vào Dự thảo Bộ luật TTDS (sửa đổi)
Trang 7Chương II Khái luận chung về Thủ tục rút gọn
II.1 Các cách hiểu khác nhau về thủ tục TTDS rút gọn.
Thủ tục tố tụng rút gọn (tiếng anh là summary procedure) được áp dụng để
xử lý những vi phạm pháp luật nhỏ, những tranh chấp, khiếu kiện có giá trị thấp,những vụ việc đơn giản, chứng cứ rõ ràng
Có quan điểm cho rằng, cần hiểu thủ tục rút gọn là thủ tục được hình thànhtrên cơ sở đơn giản hóa thủ tục xét xử các vụ án dân sự thông thường Tức là trongmột số trường hợp, nhiều quy định thủ tục tố tụng thông thường sẽ không phải thựchiện hoặc được thực hiện trong thời gian ngắn với phương thức đơn giản, thuậntiện hơn
Trong khoa học luật Tố tụng nói chung và khoa học luật tố tụng dân sự nóiriêng, các thủ tục Tố tụng được chia thành hai loại là thủ tục tố tụng thông thường
và thủ tục tố tụng đặc biệt Thủ tục rút gọn là một dạng của tố tụng đặc biệt Đây làhình thức thủ tục tố tụng dân sự được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới
Trong Bộ luật TTDS sửa đổi lần thứ tư, tại khoản 1, Điều 316: Thủ tục tốtụng dân sự rút gọn là sự giản lược, đơn giản hóa một số khâu trung gian khôngcần thiết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm xử lí nhanh chóng, kịp thờinhưng vẫn đảm bảo đúng đắn chính xác
Sự giản lược, đơn giản hóa các khâu trung gian như trên cần được hiểu theo một nghĩa rộng là đơn giản cả về phạm vi và các thủ tục cũng như về thời hạn và các giai đoạn
TS Trần Kim Chi, nguyên Phó vụ trưởng Vụ 5, Viện Kiểm sát Nhân dân Tốicao đặt câu hỏi, khái niệm như vậy đã đầy đủ, chính xác hay chưa? Ban soạn thảo cần cân nhắc khái niệm này, bởi nó chỉ phù hợp nếu áp dụng thủ tục rút gọn đối
Trang 8với xét xử tố tụng sơ thẩm Còn trong trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn cho cả cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm như Dự thảo Bộ luật đã đưa ra thì nên có khái niệm khác về thủ tục rút gọn.
II.2 Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Để đưa ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng quy định về TTRG, cần điểmqua thực trạng TTDS Việt Nam trong lịch sử để rút ra những nhân tố phù hợp đảmbảo tính kế thừa và đạt hiệu quả cao khi áp dụng
Điều đầu tiên phải khẳng định là TTRG chưa bao giờ được quy định chínhthức trong TTDS Tuy nhiên, quy định về thủ tục đơn giản, nhanh chóng hơn sovới thủ tục tố tụng thông thường đã từng được quy định dù không mang tínhthường xuyên Sau đây bài viết sẽ điểm qua các giai đoạn phát triển khác nhau củathủ tục tố tụng dân sự:
Giai đoạn 1945 – 1960
Lịch sử tổ chức Tòa án Việt Nam bắt đầu từ sắc lệnh số 13/SL ngày 24 thánggiêng năm 1946 Sắc lệnh này không quy định nhiều về thủ tục tố tụng nhưngnhững quy định về tổ chức và hoạt động của Tòa án cho thấy những quy định đầutiên về TTRG:
- Về thành phần xét xử: Đối với Tòa án sơ cấp, khi xét xử việc hộ và việc hình,
thẩm phán xét xử một mình, lục sự giữ bút ký, lập biên bản án tù (điều thứ 10) ỞTòa án đệ nhị cấp, khi xét xử về dân sự Chánh án xử một mình; trong khi xử việctiểu hình, phải có thêm hai viên phụ thẩm nhân dân góp ý kiến (điều thứ 17), xửviệc đại hình có năm vị cùng ngồi xử và có quyền quyết nghị (điều thứ 28) Dùkhông trực tiếp nhưng với quy định về thành phần xét xử của việc hộ khác với việchình cho thấy có một thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn trong tố tụng
Trang 9- Về thủ tục: Ban tư pháp xã có quyền phạt các việc vi cảnh, nhưng chỉ có
quyền phạt tiền từ 5 hào đến 6 đồng bạc (điều thứ 3) Đây có lẽ là thẩm quyền củaTòa giản lược, chủ yếu xét xử theo thủ tục tối giản Mặc dù là vi cảnh (tức nhữngtình tiết rõ ràng), hình phạt áp dụng là phạt tiền, giá trị không lớn, xét xử trực tiếpkhi có hành vi vi phạm mà không cần phải qua thủ tục điều tra, truy tố nhưng nếungười phạm tội không chịu nộp phạt thì Ban tư pháp lập biên bản đệ lên tòa án sơcấp xét xử Như vậy đối với những việc xử theo thủ tục đơn giản của Ban tư pháp
xã không chỉ về đối tượng xét xử, hình phạt áp dụng mà còn có thể bị xét xử lại bởiTòa án sơ cấp nếu người phạm tội không tự nguyện thi hành quyết định phạt tiền Đối với những việc dân sự, những việc tiểu hình do Tòa án sơ cấp và Tòa án
đệ nhị cấp xét xử Mặc dù sắc lệnh số 13/SL không quy định cụ thể, nhưng bằngviệc quy định khi Tòa đại hình xử sơ thẩm, ông biện lý, bị can và nguyên đơn cóquyền chống án lên tòa thượng thẩm; Việc tiểu hình do Tòa án sơ cấp và Tòa án đệnhị cấp xử không có thủ tục chống án; Bản án xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm
- Đây cũng là một hình thức xử rút gọn
Đến sắc lênh số 51/SL ngày 17/4/1946 về việc ấn định thẩm quyền các Tòa án
và phân công giữa các nhân viên trong Tòa án, những quy định về thủ tục tố tụng
đã tương đối đầy đủ và rõ ràng, trong đó có thủ tục xử chung thẩm Đối với vụ án
xử chung thẩm, có bản án có hiệu lực pháp luật ngay mà không có quyền chống ánlên cấp phúc thẩm Tiêu chí xác định những vụ án này thường dựa trên giá ngạch
Cụ thể Tòa án sơ cấp xử chung thẩm những vụ dân sự về động sản mà giá ngạch
do nguyên đơn định không quá 150đ; những việc kiện về các khoản lệ phí đã phátsinh ra trước tòa án ấy không cứ giá ngạch nào (điều thứ 6)…
Ngoài ra sắc lệnh số 51/SL không quy định về thành phần xét xử Có thể hiểuquy định về thành phần xét xử tại sắc lệnh số 13/SL vẫn tiếp tục áp dụng Như vậy
Trang 10thủ tục xử rút gọn đã được quy định từ giai đoạn đầu của tổ chức các toàn án, thểhiện qua những quy định:
+ Việc xử chung thẩm + Thành phần xét xử một thẩm phán+ Ban tư pháp xã có quyền xử đối với những vụ vi cảnh
- Về đối tượng xét xử: căn cứ vào
+ Giá ngạch của vụ án+ Thẩm quyền của Tòa án (Tòa án sơ cấp)+ Tính chất của vụ việc
Đồng thời Nghị định số 32 –NĐ ngày 06/4 1952 của Bộ T pháp về thẩmquyền các TAND, Thông tư số 4013/TTC ngày 09/5/1959 của Bộ Tư pháp vàThông tư liên tịch số 93/TC ngày 11/11/1959 có quy định Tòa án huyện có quyềnchung thẩm trong một số lĩnh vực
Giai đoạn 1960-2004
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 đánh dấu một giai đoạn phát triểnmới của hệ thống TAND không chỉ về tổ chức mà còn về hoạt động và thủ tục tốtụng “ Khi sơ thẩm, TAND gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân; trườnghợp xử những vụ án nhỏ, giản đơn và không quna trọng thì TAND có thể xử không
có hội thẩm nhân dân” ( điều 12) Tuy nhiên thủ tục chung thẩm lại không còn nữa.Tất cả các vụ án đều có thể bị xét xử qua hai cấp (điều 9) Như vậy một số thủ tục
tố tụng đơn giản hơn so với thủ tục thông thường không còn nữa
Tiếp sau đó là Luật tổ chức TAND lần lượt được sửa đổi, bổ sung vào năm
1981, 1988, 1992, 1993, 1995 và 2002 Về cơ bản vẫn tiếp tục giữ nguyên những
Trang 11quy định liên quan đến hoạt động tố tụng trong Luật Tổ chức TAND năm 1960như xét xử hai cấp, có hội thẩm nhân dân tham gia.
Ngoài các Luật Tổ chức Tòa án, trong giai đoạn này, Hội đồng Nhà nướcthông qua Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, lần đầu tiênpháp điển hóa các quy đinh về thủ tục TTDS Các quy định này đã góp phần khôngnhỏ vào việc ổn định tình hình xã hội, giải quyết các tranh chấp dân sự, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của công dân Về thẩm quyền của các Tòa án các cấp cóquy định: “Trong trường hợp đặc biệt, TAND tối cao giải quyết theo thủ tục sơthẩm đồng thời chung thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới
mà TAND tối cao lấy lên để giải quyết” (điều 11) Tuy nhiên thủ tục xử rút gọnkhông được quy định rõ nét hơn trước kỳ trước đó Có nhiều nhận định rằng trongTTDS thời kỳ này không còn loại việc nào được giải quyết theo thủ tục rút gọn
Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành đã đánh dấu bước phát triểnquan trọng của pháp luật hình thức, là bộ luật đầu tiên quy định về thủ tục TTDS.Đồng thời cũng lần đầu tiên quy định hai trình tự, thủ tục giải quyết khác nhau: vụ
án dân sự (có tranh chấp) và việc dân sự (không có trnah chấp) Đối với việc dân
sự, vì không có tranh chấp nên thủ tục giải quyết sẽ được tiến hành đơn giản,nhanh hơn Chính vì bản chất tự nhiên này nên khi xây dựng Bộ luật TTDS, Cơquan soạn thảo cũng đã tính đến TTRG để xét xử những loại việc không có trnahchấp
Tuy nhiên do còn nhiều ý kiến, nhất là sự băn khoăn cho rằng trong thủ tục tốtụng nói chung phải tôn trọng những nguyên tắc hiến định quan trọng như nguyêntắc hai cấp xét xử, nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham gia xét xử, TTRG chưachính thức được quy định trong Bộ luật TTDS năm 2004 và mới đây nhất là Luật
Trang 12sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật TTDS năm 2011 Song vẫn có thể nhậnthấy rõ ràng có những điểm khác nhau giữa thủ tục giải quyết việc dân sự với thủtục giải quyết vụ án dân sự qua các tiêu chí: thời hạn chuẩn bị giải quyết, thànhphần tham gia xét xử, thời hạn kháng cáo, kháng nghị Về cơ bản thủ tục giải quyếtviệc dân sự được tiến hành nhanh và đơn giản hơn so với thủ tục giải quyết vụ ándân sự Đây cũng chính là những đặc điểm của thủ tục xét xử đơn giản, rút gọn đãtừng được quy định trong lịch sử của thủ tục TTDS trước khi Bộ luật TTDS ra đời Như vậy mặc dù cho đến nay, hệ thống pháp luật TTDS chưa có quy địnhchính thức về TTRG, nhưng trong pháp luật tố tụng và các văn bản liên quan tronglịch sử đã đề cập đến những thủ tục riêng mang tính tối giản để Tòa án áp dụnggiải quyết một số loại việc cụ thể nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí trongquá trình tố tụng Sớm nhìn nhận những ưu điểm và sự cần thiết xây dựng quy địnhTTRG trong pháp luật TTDS, Đảng và Nhà nước đã thông qua chủ trương xâydựng quy định về TTRG TAND đã trình Quốc hội khóa XIII cho ý kiến dự thảocủa Bộ luật TTDS sửa đổi, trong đó tại chương XVIII của dự thảo có quy định vềthủ tục rút gọn.1
II.3 Cơ sở cần thiết cho việc xây dựng thủ tục rút gọn trong TTDS hiện nay
II.3.1 Cơ sở cần thiết cho việc xây dựng thủ tục rút gọn trong TTDS hiện nay
a) Cơ sở lý luận 2
Đường lối cải cách Tư pháp của Đảng, Nhà nước.
Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về Chiến lược cải cách Tư pháp
đến năm 2020 cùng với quyết định đôn đốc: “hoàn thành các nhiệm vụ mà Nghị quyết 08/NQ-TN ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm
1 Bổ sung thủ tục rút gọn trong BLTTDS (sửa đổi) – Lê Thu Hà, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
số 2/2015
2 luat-viet-nam-233536#!
Trang 13http://www.doko.vn/luan-van/cach-thuc-xay-dung-thu-tuc-to-tung-dan-su-rut-gon-trong-phap-công tác Tư pháp trong thời gian mới” Một trong những nhiệm vụ đó là việc cải
cách thủ tục tố tụng dân sự hiện hành
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Bởi giữa luật dân sự và luật tố tụng dân sự có mối quan hệ mật thiết nên cácnguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là cơ sở để xây dựng thủ tục tố tụng dân sựrút gọn VD: Các nguyên tắc tại Điều 4, 5, 6, 7, 12 Bộ luật dân sư 2005
Những nguyên tắc này sẽ giúp giải quyết vụ việc dân sự một cách nhanh chóng,đơn giản Ví dụ, khi giao dịch dân sự không tuân theo những nguyên tắc cơ bảncủa pháp luật dân sự thì Tòa án có thể vận dụng chính những nguyên tắc đó để giảiquyết Tòa án có thể buộc các bên phải xác lập thực hiện cá quyền- nghĩa vụ đãthỏa thuận hoặc tuyên bố giao dịch đó vô hiệu
Tính phù hợp giữa thủ tục tố tụng dân sự được xây dựng với tính chất của vụ việc.
Thủ tục tố tụng dân sự nên được áp dụng với những vụ việc có giá trị tài sảntranh chấp không lớn, chứng cứ rõ ràng hoặc bị đơn thừa nhận nghĩa vụ Bởi lẽ,tính chất của những vụ việc như thế rất đơn giản, không cần thiết phải trải qua đầy
đủ các giai đoạn cũng như tiêu tốn nhiều thời gian như thủ tục tố tụng dân sự thôngthường
b) Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, ở nước ta, các tòa án đang phải giải quyết một lượng lớn các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình Không có sự ưu tiên nào, tất cả
các vụ án này đều phải trải qua những thủ tục chung rất phức tạp Chính điều này
đã dẫn tới hiện tượng quá tải trong xét xử ở các cấp, số lượng tồn động vụ án hàng
Trang 14năm tăng cao Theo báo cáo tổng kết ngành tòa án các năm 2005 đến 2009 Tỷ lệcác vụ án dân sự theo nghĩa rộng chiếm tỷ trọng rất lớn:3
Thực tiễn
TAND thụ lí 129.927 143.580
171.681
192.336
214.174
Giải quyết 150.195 160.979
188.992
174.732
194.398
Nhiều năm qua cho thấy số lượng vụ việc dân sự do hệ thống tòa án thụ lýcũng tăng nhanh qua từng năm dẫn tới sự quá tải trong công tác giải quyết và thihành án dân sự Nhiều vụ việc, tranh chấp dân sự rất đơn giản nhưng do tính khônglinh hoạt trong hoạt động tư pháp đã khiến trình tự giải quyết kéo dài, gây tốn kém
cả thời gian và tiền bạc của các đương sự Mặc dù ngành Tòa án các năm trở lạiđây đã rất nỗ lực trong công tác giải quyết án dân sự nhưng trong bối cảnh sốlượng án ngày càng tăng Thậm chí, những vụ việc ban đầu đơn giản nhưng do quátrình giải quyết phức tạp, kéo dài khiến phát sinh những tình huống thực tiễn khiến
vụ việc trở nên phức tạp hơn, không thể giải quyết theo trình tự rút gọn được nữa
3 Trần Thị Thúy Vân Khóa luận tốt nghiệp Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về việc xây dựng thủ tục
tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam HN-2010, tr.32
Trang 15Trong khi đó, thực tế, có nhiều vụ án, kể cả những vụ án rất đơn giản nhưngviệc giải quyết bị kéo dài không cần thiết, vi phạm nghiêm trọng đến các quyền vàlợi ích hợp pháp của công dân Ví dụ, nhiều trường hợp nguyên đơn khởi kiện yêucầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, không có sự phản đối của bịđơn nhưng bị đơn vẫn không chịu thực hiện nghĩa vụ Bên cạnh đó, nhiều trườnghợp không có sự thừa nhận của bị đơn về nghĩa vụ thực hiện nhưng có chứng cứ rõràng, đầy đủ, các sự kiện đã được xác định Tòa án không mất nhiều thời gian điềutra, xác minh, áp dụng pháp luật dễ dàng nhưng vẫn phải xử theo thủ tục chung Ngoài ra, việc tiến hành và kéo dài những thủ tục không cần thiết đã khiến chokhông ít các trường hợp, các tranh chấp dân sự từ đơn giản phát triển thành các vụ
án nghiêm trọng do không được giải quyết kịp thời Ví dụ, đối với những vụ ánđơn giản, sau khi đã trải qua một thời gian khá dài để Tòa án có quyết định, nhiều
bị đơn vẫn lạm dụng quyền kháng cáo lên Tòa án Phúc thẩm để xem xét lại nộidung vụ án Điều này, dễ dẫn đến hậu quả, mâu thuẫn giữa các đương sự thêm gaygắt, thậm chí, gây tổn hại cho nhau, để rồi chỉ từ một tranh chấp dân sự đơn giảnlại chuyển thành một vụ án hình sự
Như vậy, áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ khắc phục được tình trạng trên, để các quy định pháp luật tố tụng dân sự mềm dẻo, linh hoạt khi áp dụng với các vụ việc có tính chất khác nhau.
Ngoài ra, nếu áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự thì các chi phí vềthời gian, tiền bạc, công sức của Nhà nước, nhân dân sẽ được tiết kiệm một cáchđáng kể
Chính vì có cơ sở thực tiễn như trên, mà trong dự thảo Bộ luật TTDS 2004, thủtục tố tụng dân sự rút gọn đã được đưa vào chương số XV (dự thảo 5, 8,…).Tuynhiên, vì một vài lý do mà vấn đề này đã không được ghi nhận khi bộ luật TTDS
Trang 162004 chính thức ra đời Tuy nhiên, qua các dự thảo, phần nào cũng thấy rằng, nhàlàm luật đã có ý thức về tầm quan trọng của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn.
Một sơ sở thực tiễn nữa cũng rất quan trọng trong việc thúc đẩy việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn hiện nay là thủ tục tố tụng dân sự rút gọn không phải là thủ tục mới mà đã từng xuất hiện ở Việt Nam trước đây và nhiều
nước trên thế giới như Nga, Quebec, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc Vì vậy, việcxây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn hiện nay là phù hợp với xu thế chung, đápứng được yêu cầu xã hội, có thể tận dụng được những kinh nghiệm của những quyđịnh trước đây của nước ta và trên thế giới Hơn nữa, khác với thời kì trước đây(thời kì không cho phép thực hiện thủ tục tố tụng dân sự rút gọn), cơ sở vật chấtcủa Tòa án ngày nay ngày càng được cải thiện, đội ngũ thẩm phán các cấp đượckiện toàn về số lượng và chất lượng Sau khi tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa áncấp huyện, năng lực của các thẩm phán ngày càng được khẳng định Tất cả nhữngyếu tố này sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
ở nước ta hiện nay
II.3.2 Những ưu điểm của Thủ tục rút gọn
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích ở trên, việc áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ có những ưu điểm và thuận lợi như sau:
Thứ nhất, thủ tục tố tụng mềm dẻo, linh hoạt những trình tự đơn giản sẽ mang
lại hiệu quả thiết thực cho cơ quan tố tụng và người tham gia tố tụng dân sự nhưrút ngắn được thời gian công sức, kinh phí cho nhà nước và nhân dân, góp phầnlàm giảm đáng kể về công việc đối với cơ quan cơ quan tiến hành tố tụng
Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các
tranh chấp đơn giản là yêu cầu cần thiết Có như vậy, cơ quan tiến hành tố tụngmới có thời gian tập trung vào vụ việc phức tạp hơn
Trang 17Thứ ba, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn tạo thuận lợi cho đương sự trong việc
khởi kiện, tham gia tố tụng và các hoạt động khác vì không phải trải qua tất cả cácgiai đoạn
Thứ tư, các phán quyết là kết quả của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ có hiệu
lực chung thẩm, tránh tình trạng các đương sự làm quyền kháng cáo nhằm trì hoãnthực hiện nghĩa vụ Từ đó, sẽ bảo vệ quyền lợi của những người khác
Thứ năm, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn giúp nâng cao hiệu suất công tác xét
xử của Tòa án; thẩm phán có thể tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi đượcgiao
Trang 18Chương III Vài nét về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự ở một số
Quốc gia trên thế giới
Qua nghiên cứu về thủ tục TTDS ở một số nước cho thấy, TTRG không phải
là vấn đề mới trong khoa học pháp lý trên thế giới Kinh nghiệm của nhiều quốcgia đã chỉ rõ TTRG là một trong những công cụ hữu ích của người dân cũng nhưcủa Tòa án trong việc thực thi công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cánhân, tổ chức Tuy nhiên các quốc gia quy định hoàn toàn không giống nhau vềvấn đề này Chẳng hạn:
III.1 Bộ luật TTDS Cộng hóa Pháp
Theo pháp luật TTDS Cộng hòa Pháp: Trong Liên minh Châu Âu, hệ thốngpháp luật tố tụng dân sự của Pháp được coi là một điển hình mẫu mực Trên cơ sở
sự kết hợp hài hoà giữa các nguyên tắc truyền thống, sự mềm dẻo, linh hoạt trongviệc xây dựng thủ tục giải quyết tranh chấp, bên cạnh thủ tục tố tụng thông thườngcác nhà lập pháp của Pháp đã xây dựng được những thủ tục xét xử nhanh áp dụngđối với những tranh chấp mang tính đặc thù riêng Phải kể đến thủ tục ra lệnh (ralệnh thanh toán và lệnh buộc làm một công việc) được áp dụng đối với các vụ án
có chứng cứ rõ ràng (điều 1405, 1425 – 1 Bộ luật TTDS Cộng hòa Pháp) Theo đó,theo yêu cầu của chủ nợ, nếu không có đủ chứng cứ Tòa án sẽ bác đơn Chủ nợkhông được kháng cáo quyết định này nhưng có quyền khởi kiện theo thủ tụcthông thường Như vậy lệnh thanh toán được đưa ra không cần mở phiên tòa,không cần triệu tập các đương sự Tuy nhiên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa các đương sự thì pháp luật TTDS Pháp cho phép người mắc nợ được phảnkháng lệnh trả nợ trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày tống đạt quyết định của Tòa án(điều 1412, 1416) Trong trường hợp con nợ không phản kháng trong thời hạn đó
Trang 19thì lệnh có hiệu lực thi hành và không bị kháng cáo (điều 1423 Bộ luật TTDS Cộnghòa Pháp).
Đối với lệnh buộc thực hiện một công việc, nếu thấy đơn có căn cứ, thẩmphán ra quyết định bắt buộc thực hiện trái vụ Quyết định này có hiệu lực thi hànhngay, không được phản kháng (điều 1425) Trong trường hợp một phần hoặc toàn
bộ lệnh thi hành nghĩa vụ không được thực hiện, Tòa án sẽ xét xử theo yêu cầu củanguyên đơn sau khi hòa giải không thành Nếu thẩm phán bác đơn, nguyên đơnkhông được phản kháng nhưng có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng thôngthường (điều 1429 – 9 Bộ luật TTDS Pháp)
III.2 Bộ luật TTDS Liên bang Nga
Theo pháp luật TTDS Liên bang Nga: việc xét xử theo TTRG chính là thủ tục ralệnh của Tòa án đối với các yêu cầu đòi nợ hoặc đòi lại tài sản khi có những căn cứnhất định (điều 122) Thẩm phán được phân công giải quyết khi thấy vụ án có đủđiều kiện mà pháp luật quy định thì ra lệnh trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày thụ lýđơn yêu cầu Lệnh của Tòa án được ban hành không cần phải mở phiên tòa, khôngcần phải triệu tập các bên để nghe lời giải thích của họ (điều 126) Tuy nhiên khácvới pháp luật TTDS Pháp, khi người có nghĩa vụ phản đối lệnh trong thời hạn 10ngày kể từ ngày nhận được bản sao thì các bên có quyền khởi kiện tranh chấp đótheo thủ tục chung (điều 128, 129) Bởi vì lúc này tranh chấp là có thật, cần đượcgiải quyết theo thủ tục chặt chẽ để chứng minh, tranh luận như thủ tục tố tụngthông thường
III.3 Bộ luật TTDS Trung Quốc
Theo pháp luật TTDS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: TTRG được áp dụng
đối với những vụ án dân sự đơn giản, sự việc rõ ràng, mối quan hệ về quyền vànghĩa vụ được xác định cụ thể, tranh chấp không gay gắt (điều 142 Bộ luật TTDS
Trang 20Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) Khi xét xử các vụ án này theo TTRG thì vẫn mởphiên tòa nhưng không bắt buộc phải thông báo trước cho đương sự ngày mở phiêntòa; phiên tòa cũng không bắt buộc phải thực hiện đầy đủ và tuần tự các bước nhưthủ tục xét xử thông thường mà có thể linh hoạt (điều 145).
III.4 Bộ Luật TTDS Đài Loan
Theo pháp luật TTDS Đài Loan: lại có phần giống với pháp luật TTDS củaNga, Pháp hơn khi cũng quy định trong trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án buộccon nợ thanh toán thì với những chứng cứ, tài liệu đương sự xuất trình, Tòa án xétthấy đủ cơ sở chấp nhận yêu cầu sẽ ra lệnh buộc bên có nghĩa vụ trả tiền hoặcchuyển tiền cho chủ nợ mà không phải thông qua thủ tục tố tụng nào khác Trongthời hạn 20 ngày kể từ ngày bên có nghĩa vụ nhận được lệnh buộc trả tiền màkhông phản đối thì lệnh đó có hiệu lực như một bản án có hiệu lực pháp luật
Ngoài ra thủ tục đơn giản được áp dụng trong các trường hợp sau (theo điều
427 Bộ luật TTDS Đài Loan)
+ Nếu là tranh chấp về quyền tài sản thì giá ngạch của vụ kiện không quá100.000 Yuan
+ Những trường hợp áp dụng thủ tục giản đơn mà không phụ thuộc vào giángạch vụ án: Tranh chấp về thời hạn thuê nhà, thời hạn vay mượn; tranh chấp giữangười chủ và thợ trong hợp đồng thuê mướn dịch vụ mà thời hạn hợp đồng khôngquá 1 năm; tranh chấp về việc yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu; tranh chấp nợ trongtrường hợp có giấy vay nợ; tranh chấp về tiền hoa hồng, cấp dưỡng ly hôn, trợ cấphưu trí, các khoản tiền phải trả định kì… Đối với các tranh chấp này thì việc xét xử
do một thẩm phán tiến hành qua một phiên tòa nhanh gọn Nếu một bên đương sựvắng mặt ở phiên tòa mà không có lý do chính đáng thì Tòa án chấp nhận yêu cầucủa bên có mặt
Trang 21Như vậy có thể thấy việc xét xử giải quyết vụ kiện theo thủ tục TTDS rútgọn ở các nước trên thế giới mặc dù không hoàn toàn giống nhau nhưng đều đảmbảo yếu tố nhanh gọn, linh hoạt, hiệu quả và bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợppháp của các đương sự Nhìn chung với những vụ việc đơn giản về tình tiết, rõràng về chứng cứ, giá trị tranh chấp nhỏ hoặc giá trị tranh chấp lớn nhưng các bênkhông có mâu thuẫn về nồi dung vụ việc thì nên áp dụng TTRG thay vì thủ tục tốtụng thông thường Những quy định trên đều có tính hợp lý, có giá trị cho ViệtNam tham khảo trong quá trình nghiên cứu, xem xét khi xây dựng TTRG trongTTDS.4
4 Về phiên tòa xét xử dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn – Nguyễn Thị Thu Hà, Tạp chí Nghiên