VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --- Bùi Thị Tuyết Nhung THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ THỰC TIỄN Ở VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-
Bùi Thị Tuyết Nhung
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ THỰC TIỄN Ở VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số:
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Đình Hảo
Phản biện 1: :
.:
Phản biện 2:
.:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thi đua, khen thưởng (TĐKT) là một nội dung lãnh đạo quan trọng trong toàn bộ hoạt động Đảng và Nhà nước Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ pháp lý cho việc thực hiện công tác TĐKT, đề ra những chủ trương, chính sách khen thưởng phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn phát triển của đất nước Một loạt văn bản văn quy phạm về TĐKT đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác của nhà nước ở trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam), trong giai đoạn 2012-2016, thực hiện chính sách TĐKT đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực: thông qua các phong trào thi đua đã có nhiều tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc, được Nhà nước, các cấp, các ngành khen thưởng; Hội đồng TĐKT, tổ chức bộ máy TĐKT Viện Hàn lâm và các đơn vị thuộc, trực thuộc tiếp tục được kiện toàn Tuy nhiên các chính sách TĐKT chưa được duy trì thường xuyên liên tục; một số chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về TĐKT chưa triển khai đồng bộ tới cán bộ công chức, viên chức và người lao động
Là một viên chức đang công tác tại Ban Thi đua - Khen thưởng Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, để kết thúc khóa học, tôi
chọn đề tài “Thưc hiện chính sách thi đua, khen thưởng từ thực
tiễn ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” và mong rằng
đề tài này có thể góp phần vào công tác thi đua, khen thưởng ở cơ quan
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Về TĐKT nói chung và chính sách TĐKT nói riêng đến nay
đã có nhiều nhà nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận, nhiều quan
Trang 4điểm, cách đánh giá khác nhau Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu đáng chú ý sau, tiêu biểu có:
- Nguyễn Viết Vượng (2006), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội
- Ban Thi đua - khen thưởng Trung ương (2008), Đảng, Bác
Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng”, Nxb
Lý luận chính trị, Hà Nội
- Nguyễn Thế Thắng (2012), Những vấn đề lý luận chung về thi đua, khen thưởng, đề tài khoa học cấp Nhà nước, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
- Trần Thị Hà (2013), Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay, đề tài khoa học cấp
Nhà nước, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương
- Nguyễn Minh Mẫn (2010), Quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng,
đề tài khoa học cấp Nhà nước, Bộ Nội vụ
Mặc dù, các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của công tác TĐKT Tuy nhiên, cho đến nay nghiên
cứu trực tiếp về Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ở Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam theo tìm hiểu của tác
giả đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng thực
hiện chính sách TĐKT tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai đoạn 2012-2016, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện
chính sách TĐKT tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn
tập trung làm rõ các nội dung sau đây:
+ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách TĐKT tại Việt Nam
Trang 5+ Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách TĐKT từ năm 2012 đến năm 2016 tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
+ Đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách TĐKT tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức thực hiện chính sách thi
đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+Về mặt Nội dung nghiên cứu: Tổ chức thực hiện chính sách
thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và từ đó,
đề xuất những giải pháp tăng cường thực hiện
+ Về mặt Không gian: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam + Về mặt Thời gian: Luận văn sẽ nghiên cứu vấn đề trên
trong thời gian 2012-2016 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tới
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh để đánh giá và rút ra kết luận
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn sau khi hoàn thành sẽ đạt được các kết quả:
- Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách thi đua, khen thưởng
- Trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai đoạn 2012-2016
Trang 6- Đề xuất giải pháp để tăng cường thực hiện chính sách TĐKT tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trong thời gian tới
7 Cơ cấu của luận văn
Luận văn, ngoài Phần mở đầu, Kết luận, và Danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, gồm 3 chương
Chương 1: Lý luận chung về thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam hiện nay
Chương 3: Tăng cường thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH THI ĐUA,
KHEN THƯỞNG
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm thi đua, khen thưởng
* Khái niệm thi đua
Thi đua là hoạt động xã hội, tự nguyện, có tổ chức của các
cá nhân và tập thể, diễn ra trong các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm đạt kết quả cao nhất trong lao động sản xuất, học tập, công tác, đáp ứng nhu cầu chính đáng của con người, tập thể
* Khái niệm khen thưởng
Khen thưởng là hoạt động của các cơ quan, các tổ chức có thẩm quyền để ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng, thành tích xuất sắc trong hoạt động của cá nhân, tập thể, góp phần thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc
1.1.2 Khái niệm chính sách thi đua, khen thưởng
Trang 7Chính sách TĐKT là một hợp phần của chính sách công Luật TĐKT đã xác định: “Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Khen thưởng
là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về TĐKT trong phạm vi cả nước”
Hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể nào về Chính sách TĐKT Từ khái niệm chung của chính sách công, cùng với các
khái niệm về thi đua, khen thưởng có thể định nghĩa: Chính sách TĐKT là tập hợp các quy định của Chính phủ nhằm đưa ra các công cụ chính sách và cách thức giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác TĐKT và hoạt động TĐKT của các tổ chức và cá nhân Các cơ quan trong hệ thống hành pháp và mọi cá nhân, tổ chức có nhiệm vụ chấp hành các quy định này và thực hiện các hoạt động TĐKT theo đúng quy định của pháp luật
1.1.3 Khái niệm thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng
Thực hiện chính sách TĐKT, là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực, là một khâu hợp thành chính sách TĐKT, có vị trí quan trọng là bước hiện thực hóa đưa chính sách TĐKT vào thực tiễn cuộc sống
1.2 Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về thi đua, khen thưởng
1.2.1 Quan điểm của Đảng về thi đua, khen thưởng
Trong Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03/6/1998 của Bộ chính
trị về đổi mới TĐKT trong giai đoạn mới đã chỉ rõ: “Làm rõ vị trí, vai trò quan trọng của thi đua, khen thưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước đối với thi đua, khen thưởng; kiện toàn và đổi mới tổ chức - cán bộ của cơ quan tham mưu thi đua, khen thưởng, đổi mới nội dung và hình thức thi đua, khen thưởng "
Trang 8Tiếp tục thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về TĐKT và đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, ngày
21 tháng 5 năm 2004, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số CT/TW, một lần nữa khẳng định rõ: Tiếp tục quán triệt nội dung đổi mới TĐKT theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và tinh thần Chỉ thị 35-CT/TW, ngày 03 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII); qua đó nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm về TĐKT; đồng thời tổ chức tốt việc hướng dẫn, thực hiện Luật TĐKT Các cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thi đua Mỗi chi bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiên phong gương mẫu và là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở Chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp phải phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức chỉ đạo thi đua, làm cho phong trào thi đua trở thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân
39-1.2.2 Chính sách của Nhà nước về thi đua, khen thưởng
Văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý và công cụ để nhà nước quản lý xã hội nói chung và quản lý TĐKT nói riêng Nhà nước quản lý TĐKT bằng pháp luật Nhất thiết nhà nước phải xây dựng
và ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa nhà nước và đối tượng quản lý Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước là sự thể hiện, cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng về TĐKT, đồng thời cũng là sự tập trung nguyện vọng của quần chúng nhân dân trong lao động, sản xuất, công tác, học tập đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Ngay từ khi Nhà nước mới ra đời trong cuộc kháng chiến chống pháp, trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, để huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân Nhà nước ban hành các văn bản pháp lý về TĐKT như: Ngày 20/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Quốc lệnh ban hành 10 điều thưởng với lời mở đầu:
“Trong một nước, thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công”
Quốc lệnh là văn bản pháp lý đầu tiên về điều kiện khen thưởng, đặt nền móng xây dựng chính sách khen thưởng; đã góp phần quan trọng trong phong trào thi đua yêu nước, làm nên chiến
Trang 9thắng thần thánh Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng
Từ năm 1945 - 1998, Nhà nước ban hành 1 quốc lệnh, 15 sắc lệnh, 6 quyết nghị, 5 pháp lệnh và nhiều nghị định, thông tư, chỉ thị để tổ chức thực hiện TĐKT
Sau một thời gian dài TĐKT “bị buông lỏng” , ngày 03/5/1998 Bộ chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35 về đổi mới TĐKT trong giai đoạn mới Ngày 21/5/2004 Bộ Chính trị đã ban hành chỉ thị số 39-CT/TW về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến
Luật TĐKT ra đời cùng các văn bản pháp quy của nhà nước như Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật TĐKT,
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐKT; Nghị định
số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm TĐKT; Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TĐKT và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật TĐKT; Thông tư 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 03/4/2012 của Bộ Giáo dục hướng dẫn TĐKT trong ngành giáo dục; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TĐKT và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật TĐKT
1.3 Giải pháp và công cụ thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng
Giải pháp chính sách TĐKT: Chính sách TĐKT ở Việt Nam
hướng đến một số giải pháp cơ bản: nâng cao nhận thức về công tác TĐKT; ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức ở tất cả các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của
Trang 10chính sách TĐKT; vị trí, vai trò của công tác TĐKT trong cuộc sống
Công cụ chính sách TĐKT: 1) Công cụ dựa vào tổ chức là các
công cụ hành chính, tổ chức như kế hoạch, quy hoạch của nhà nước, hệ thông các văn bản quy phạm pháp luật, mô hình tổ chức,
bộ máy cán bộ công chức tham gia hoạch định, triển khai chính sách TĐKT; 2) Công cụ dựa vào quyền lực là các quy định mệnh lệnh và kiểm soát, quy định về trách nhiệm của từng cấp, từng ngành; 3) Công cụ tài chính là ngân sách, các quỹ, nguồn vốn, hệ thống đòn bẩy khuyến khích về mặt kinh tế, vật chất; 4) Công cụ truyền thông là các chiến dịch truyền thông, tuyên truyền cổ vũ và thuyết phục qua báo chí, truyền hình hay tài trợ nghiên cứu
1.4 Nội dung các bước trong tổ chức thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng
Chính sách TĐKT đóng vai trò quan trọng, định hướng việc thực hiện công tác TĐKT Chính vì thế, việc thực hiện tốt chính sách TĐKT ảnh hưởng lớn tới việc triển khai công tác TĐKT Để làm được như vậy, cần phải tiến hành những việc theo trình tự như sau:
Một là, Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Thi đua, khen thưởng
Hai là, Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách Thi đua,
khen thưởng
Ba là, Phân công, phối hợp thực hiện chính sách Thi đua, khen thưởng
Bốn là, Duy trì chính sách Thi đua, khen thưởng
Năm là, Điều chỉnh chính sách Thi đua, khen thưởng
Sáu là, Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách Thi đua, khen thưởng
Bảy là, Đánh giá tổng kết việc thực hiện chính sách Thi đua,
khen thưởng
Trang 111.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng
- Yếu tố khách quan bao gồm: Một là hệ thống chính trị bao gồm
văn hóa chính trị, Hiến pháp và thể chế chính trị Hệ thống chính trị chi phối toàn bộ nội dung và hình thức trong việc thực hiện
chính sách TĐKT; Hai là vai trò điều hành của Nhà nước; Ba là
các yếu tố bao như vai trò của công luận và truyền thông, hệ thống các giá trị xã hội, hệ thống kinh tế, các quan hệ bên trong chính quyền
- Yếu tố chủ quan bao gồm các yếu tố thuộc về cơ quan, tổ chức;
Điều kiện vật chất cho quá trình thực hiện chính sách; Sự đồng tình, ủng hộ của đối tượng thụ hưởng chính sách và các đối tượng liên quan
Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI VIỆN HÀN LÂM KHXH VIỆT NAM
2.1 Khái quát chung về Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có tiền thân từ Ban nghiên cứu Lịch sử - Địa lý - Văn học được thành lập ngày 02 tháng 12 năm 1953 Đến nay, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trải qua 4
thời kỳ phát triển: Thời kỳ hình thành, bước đầu xây dựng và phát triển (1953-1959), Thời kỳ trưởng thành, phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng miền Bắc, giải phóng miền Nam (1959- 1975), Thời kỳ thống nhất nước nhà, cả nước tiến lên CNXH (1975-1985, Thời kỳ đổi mới và phát triển (1986 - nay)
2.1.2 Bộ máy tổ chức và bộ máy chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Bộ máy tổ chức hoàn chỉnh theo cơ cấu: đứng đầu là Chủ tịch Viện và Hội đồng khoa học Dưới Chủ tịch Viện và Hội đồng khoa học có Các phó chủ tịch Dưới các Phó chủ tịch là Ban chức năng (6 Ban), Các đơn vị nghiên cứu KHXH (7 Viện), Các đơn vị
Trang 12nghiên cứu khoa học nhân văn (9 Viện), Các đơn vị nghiên cứu quốc tế (8 Viện), Các đơn vị nghiên cứu vùng (4 Viện), Các đơn
vị nghiên cứu khác (4 Viện, 4 Trung tâm) và Các đơn vị sự nghiệp
(5 đơn vị)
Bộ máy chuyên trách công tác TĐKT Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam gồm:
- Hội đồng TĐKT Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
- Ban TĐKT Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
- Hội đồng TĐKT các đơn vị thuộc, trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
2.2 Tổ chức thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
2.2.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng
Để hiện thực hóa chính sách TĐKT, việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách TĐKT tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam được thực hiện rất nghiêm túc, đầy đủ những nội dung
- Kế hoạch cung cấp các nguồn lực xác định cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện chính sách, các nguồn lực tài chính, vật tư văn phòng phẩm…
- Thời gian triển khai thực hiện được Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam xác định trên cơ sở dự kiến về thời gian duy trì chính sách, dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm