Mô hình mô phỏng khối ly hợp masát khô

Một phần của tài liệu khảo sát tính chất khởi hành và tăng tốc của ô tô UAZ31512 (Trang 51 - 53)

M ms =µ z.Rtb Pmax ( Pm − Pg h) (3.5)

3.4 Mô hình mô phỏng khối ly hợp masát khô

Bộ ly hợp ma sát truyền mô men quay giữa hai trục truyền là nhờ có trục truyền ma sát giữa các đĩa ma sát, lực ma sát giữa các đĩa có khả năng biến đổi được. khối ly hợp ma sát tiêu chuẩn gồm có đĩa ma sát động và đĩa ma sát cố định nằm trên hai trục.

Hình 3.11 Mô hình mô phỏng ly hợp ma sát khô

Sự truyền động được đánh gía theo mối tương quan truyền động giữa trục bị động F với trục chủ động B.

ω =ωF −ωB

Khối ly hợp ma sát có thể làm việc theo hai chiều: cho phép trục bị dẫn quay hai chiều so với trục chủ động. Hoặc làm việc theo một chiều nhất định tức là cho phép trục bị động quay theo một chiều xác định. Khớp ly hợp cần có tín hiệu áp lực vào dạng vô hướng P để điều khiển lực ma sát tác động, tín hiệu này phải dương hoặc 0, nếu nhỏ hơn 0 sẽ được hiểu là 0.

Khối ly hợp và quá trình tác động: Khớp ly hợp có thể làm việc ở ba trạng thái:

+ Không được nối: Giữa các bề mặt tiếp xúc không có ma sát vì chúng không tiếp xúc. Trục dẫn và trục bị dẫn quay độc lập với nhau, không có sự truyền mô men.

+ Được nối một phần: Các bề mặt quay trượt nên nhau. Trục dẫn và trục bị dẫn quay độc lập nhưng có truyền một trị số mô men nhất định.

+ Được nối hoàn toàn : Các bề mặt quay không trượt, trục bi dẫn và trục dẫn được nối cứng thành một trục, mô men lớn nhất có thể được truyền hoàn toàn. Mô hình gồm các yếu tố:

- Lựa chọn chiều quay của trục bị động theo một hướng nhất định hoặc quay hai chiều so với trục chủ động.

- Số lượng bề mặt ma sát

- Bán kính làm việc trung bình của đĩa ma sát - Áp lực lớn nhất của lò so ép

- Tín hiệu áp lực lò xo ở trạng thái bình thường và trạng thái tới hạn.

Một phần của tài liệu khảo sát tính chất khởi hành và tăng tốc của ô tô UAZ31512 (Trang 51 - 53)

w