1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an

125 644 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

- Về tổ chức quản lý như điều 10 - Pháp lệnh sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi đã quy định: Hệ thống công trình thủy lợi được xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc t

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THẾ TUẤN DŨNG

QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

Mã số: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Tất Thắng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thế Tuấn Dũng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Nguyễn Tất Thắng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức UBND huyện Quỳ Châu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thế Tuấn Dũng

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình, sơ đồ ix

Danh mục hộp x

Trích yếu luận văn xi

Thesis abstract xiii

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý công trình thủy lợi 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Các khái niệm 4

2.1.2 Vai trò, ý nghĩa của quản lý công trình thủy lợi 5

2.1.3 Đặc điểm của công trình thủy lợi 7

2.1.4 Nội dung quản lý công trình thủy lợi 9

2.1.5 Yêu cầu của quản lý công trình thủy lợi 11

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi 13

2.2 Cơ sở thực tiễn 15

2.2.1 Kinh nghiệm về quản lý công trình của một số nước trên thế giới 15

2.2.2 Thực tiễn quản lý công trình thủy lợi ở Việt Nam 17

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu 22

Trang 5

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 24

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24

3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng 24

3.1.2 Khái quát về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳ Châu 26

3.1.3 Khái quát về hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu 27

3.1.4 Đánh giá thuận lợi và khó khăn từ đặc điểm địa bàn đến quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu 28

3.2 Phương pháp nghiên cứu 29

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 29

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 29

3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 32

3.2.4 Phương pháp phân tích 32

3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 33

Phần 4 Kết quả và thảo luận 35

4.1 Thực trạng quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu 35

4.1.1 Xây dựng và lập kế hoạch 35

4.1.2 Tổ chức thực hiện 43

4.1.3 Triển khai thực hiện 49

4.1.4 Kiểm tra, giám sát 56

4.1.5 Kết quả sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu 59

4.2 Kết quả quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu 67

4.2.1 Năng suất, diện tích canh tác, hệ số sử dụng đất tại các xứ đồng đã cứng hóa kênh mương 68

4.2.2 Tiêu hao điện năng, nước tưới trước và sau khi kiên cố hóa kênh mương ở 3 xã nghiên cứu 70

4.2.3 Kết quả của việc kiên cố hóa tới nạo vét và tu bổ kênh mương sau so với trước khi kiên cố hóa 70

4.2.4 Tình hình sử dụng đất đai, năng suất và hệ số sử dụng đất của các hộ điều tra 72

4.2.5 Cảnh quan môi trường 72

4.2.6 Một số chỉ tiêu kết quả khác của việc kiên cố hóa kênh mương ở 3 xã nghiên cứu 75

4.3 Đánh giá thực trạng quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu 77

4.3.1 Kết quả đạt được 77

Trang 6

4.3.2 Những mặt tồn tại, hạn chế 77

4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu 79

4.4.1 Chủ trương, chính sách, quy định 79

4.4.2 Quy hoạch công trình thủy lợi 80

4.4.3 Huy động nguồn lực quản lý công trình thủy lợi 81

4.4.4 Trình độ, năng lực cán bộ và sự hiểu biết của người dân 82

4.4.5 Sự liên kết và phối hợp các tác nhân 85

4.5 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu 86

4.5.1 Huy động tối đa cộng đồng hưởng lợi tham gia vào việc quản lý công trình thủy lợi 86

4.5.2 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý công trình thủy lợi 88

4.5.3 Xây dựng ban tự quản công trình thủy lợi của cộng đồng hưởng lợi tạo thể chế cho cộng đồng làm chủ công trình 89

4.5.4 Đẩy nhanh công tác chuyển giao quyền quản lý công trình cho địa phương và cộng đồng hưởng lợi 91

4.5.5 Tăng cường kiên cố hóa kênh mương 92

4.5.6 Đẩy mạnh công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình 94

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 97

5.1 Kết luận 97

5.2 Kiến nghị 98

Tài liệu tham khảo 100

Phần phụ phục 103

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Năng suất một số cây trồng chính trên địa bàn huyện Quỳ Châu giai

đoạn 2013 – 2015 26

Bảng 3.2 Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Quỳ Châu giai đoạn 2013 – 2015 27

Bảng 3.3 Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu 27

Bảng 4.1 Kế hoạch quản lý xây dựng công trình thủy lợi trọng điểm huyện Quỳ Châu giai đoạn 2013- 2015 36

Bảng 4.2 Kế hoạch quản lý xây dựng mới công trình thủy lợi HTKT – Phúc lợi của huyện Quỳ Châu giai đoạn 2013 - 2015 38

Bảng 4.3 Kế hoạch quản lý xây dựng mới công trình thủy lợi phòng chống lụt bão huyện Quỳ Châu giai đoạn 2013 - 2015 40

Bảng 4.4 Kế hoạch quản lý tu sửa nâng cấp công trình thủy lợi huyện Quỳ Châu giai đoạn 2013 - 2015 42

Bảng 4.5 Tình hình quản lý công trình thủy lợi của toàn huyện giai đoạn 2013 - 2015 46

Bảng 4.6 Tình hình quản lý công trình thủy lợi của các địa phương trong huyện trong giai đoạn từ năm 2013 - 2015 48

Bảng 4.7 Tình hình duy tu và bảo dưỡng các công trình thủy lợi của huyện Quỳ Châu giai đoạn 2013 - 2015 50

Bảng 4.8 Giải pháp hỗ trợ bơm nước tại 3 xã nghiên cứu trong công tác chống hạn vụ Đông Xuân năm 2016 52

Bảng 4.9 Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu 57

Bảng 4.10 Bảng sai phạm và xử lý sai phạm về hoạt động quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu 58

Bảng 4.11 Thực trạng sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu giai đoạn 2013 – 2015 61

Bảng 4.12 Tổng hợp diện tích và Ngân sách cấp bù thủy lợi phí trên địa bàn huyện Quỳ Châu giai đoạn 2013 - 2015 62

Bảng 4.13 Bảng tổng hợp ý kiến miễn thủy lợi phí của cán bộ huyện 63

Bảng 4.14 Tổng hợp ý kiến miễn thủy lợi phí của cán bộ xã và các hộ được điều tra 64

Bảng 4.15 So sánh việc kiên cố hóa kênh mương ở 3 xã nghiên cứu 67

Trang 9

Bảng 4.16 Một số chỉ tiêu hiệu quả tại các xứ đồng đã kiên cố hóa kênh mương

tại các xã nghiên cứu 69 Bảng 4.17 Kết quả của việc kiên cố hóa kênh mương trong tiêu hao điện năng,

nước tưới tại 3 xã nghiên cứu 71 Bảng 4.18 Hiệu quả của việc kiên cố hóa kênh mương trong việc nạo vét và tu bổ

công trình thủy lợi ở 3 xã nghiên cứu 71 Bảng 4.19 Một số chỉ tiêu của các hộ điều tra tại xứ đồng đã cứng hóa kênh

mương và chưa cứng hóa kênh mương tại 3 xã điều tra 73 Bảng 4.20 Một số chỉ tiêu kết quả khác của việc kiên cố hóa kênh mương mang

lại cho các hộ điều tra ở 3 xã nghiên cứu 76 Bảng 4.21 Tình hình đầu tư công cho hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu 81 Bảng 4.22 Trình độ của cán bộ làm công tác quản lý thủy lợi trên địa bàn huyện

Quỳ Châu năm 2016 84

Trang 10

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 3.1 Bản đồ địa lý huyện Quỳ Châu 24

Sơ đồ 4.1 Tổ chức quản lý công trình thủy lợi huyện Quỳ Châu 43

Sơ đồ 4.2 Mức độ tham gia của cộng đồng trong quản lý, sử dụng các công trình

thủy lợi của huyện 43

Sơ đồ 4.3 Sơ đồ mạng lưới công trình thủy lợi của huyện 44

Trang 11

DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1 Hàng năm rất vất vả trong công tác phòng chống lụt bão 39

Hộp 4.2 Chúng tôi không được biết… 67

Hộp 4.3 Chúng tôi rất muốn được tham gia… 68

Hộp 4.4 Việc kiên cố hóa kênh mương 75

Hộp 4.5 Ý kiến về phối hợp làm việc giữa trạm thủy nông huyện và chính quyền cấp xã 85

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Thế Tuấn Dũng

Tên Luận văn: “Quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu,

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu, nghiên cứu đề tài được tiến hành tại ba xã Châu Bình, Châu Phong, Châu Bính Để khái quát được tình hình kinh tế

xã hội huyện Quỳ Châu, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kết hợp với bảng biểu Phương pháp thu thập số liệu bao gồm thu thập số liệu thứ cấp và điều tra phỏng vấn Số liệu được xử lý trên phần mềm excel

Kết quả chính và kết luận

Về mặt lý luận, nội dung nghiên cứu quản lý công trình thủy lợi bao gồm: Lập

kế hoạch; tổ chức thực hiện; triển khai thực hiện; kiểm tra giám sát và đánh giá điều chỉnh Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước; Việc quy hoạch thủy lợi; huy động nguồn lực quản lý và khai thác công trình thủy lợi; năng lực của cán bộ và sự hiểu biết của người dân

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay hệ thống công trình thủy lợi của huyện đều được xây dựng và đưa vào sử dụng đã lâu đang bị xuống cấp nghiêm trọng Công tác chuyển giao quản lý công trình thủy lợi cho cộng đồng hưởng lợi chưa phát huy tối

đa Công tác thủy lợi trên địa bàn huyện đã góp phần phát triển kinh tế cũng như nâng cao thu nhập cho nông dân trong huyện Tuy nhiên, công tác thủy lợi vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như: chưa phát huy hết công suất thiết kế như ban đầu, công tác lập kế hoạch đã được quan tâm nhưng tình hình triển khai gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, việc duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa chưa được đảm bảo cũng như công tác bảo vệ còn nhiều bất cập

Trang 13

Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: Các chủ trương, chính sách, quy định về thủy lợi; Công tác quy hoạch thủy lợi; Nguồn lực đầu tư cho thủy lợi; Trình độ của cán bộ quản lý cũng như hiểu biết của người dân; Sự liên kết phối hợp giữa các tác nhân

Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu Trong thời gian tới cần huy động tối đa cộng đồng hưởng lợi tham gia vào việc quản lý công trình thủy lợi; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý công trình thủy lợi; Xây dựng ban tự quản công trình thủy lợi của cộng đồng hưởng lợi tạo thể chế cho cộng đồng làm chủ công trình; Đẩy nhanh công tác chuyển giao quyền quản lý công trình cho địa phương và cộng đồng hưởng lợi; Tăng cường kiên cố hóa

kênh mương; Đẩy mạnh công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình

Trang 14

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen The Tuan Dung

Thesis title: “Irrigation management in Quy Chau district, Nghe An province”

Major: Economic Management Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Materials and Methods

The theme selected using the method of study, study subjects was conducted in three communes in Binh Chau, Chau Phong, Binh Chau To generalize the socio- economic situation Quy Chau district, we use descriptive statistical methods, combined with tables Data collection methods include secondary data collection and survey interviews The data are processed in software excel

Main findings and conclusions

In theory, content management study of irrigation works include: Planning; implementation; implementation; monitoring and evaluation adjustment The influencing factors include: policy, policies and regulations of the State; The water resources planning; mobilize resources management and exploitation of irrigation works; staff capacity and understanding of the people

Research results show that the current system of irrigation works in the district were built and put into use has long been seriously degraded Business transfer management of irrigation projects to benefit communities not maximize Irrigation in the district have contributed to economic development as well as increasing income for farmers in the district However, irrigation is still exposed many shortcomings, limitations such as power punches as the original design, the planning was concerned but the situation is difficult to implement due lack of funds, the renovation, maintenance and repair is not guaranteed as well as the protection is inadequate

The influencing factors include: The guidelines, policies and regulations on

Trang 15

irrigation; Irrigation planning; Investment resources for irrigation; The level of managerial staff, as well as knowledge of the people; The link between the actors coordination

To enhance the effectiveness of the management of irrigation works Quy Chau district In the near future should mobilize maximum benefit community participation in the management of irrigation works; Capacity direct staff management of irrigation works; Building self-governing board of irrigation works to benefit the community for the community to create institutional ownership of projects; To accelerate the transfer of management rights for local projects and community benefit; Strengthening solidifying

canals; Stepping up the management, maintenance and repair works

Trang 16

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ở vùng Đông Nam Á

có hệ thống thủy lợi phát triển tương đối hoàn chỉnh, với hàng ngàn hệ thống công trình thủy lợi lớn, vừa và nhỏ để cấp nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp, phòng chống lũ lụt, úng ngập, hạn hán, góp phần bảo vệ môi trường Theo thống

kê của Tổng cục Thủy lợi, tính đến năm 2014, cả nước đã xây dựng được 6.648

hồ chứa các loại, khoảng 10.000 trạm bơm điện lớn, 5.500 cống tưới tiêu lớn, 234.000 km kênh mương, 25.960 km đê các loại Trong đó, có 904 hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu từ 200 ha trở lên Ngoài ra, còn có khoảng hơn 755.000 máy bơm vừa và nhỏ do hợp tác xã và hộ nông dân mua sắm (Trần Chí Trung, 2014)

Hệ thống công trình thủy lợi đã góp phần quan trọng trong phòng chống thiên tai, như: phòng chống lũ, chống úng, ngập cho khu vực đô thị và nông thôn, chống hạn, xâm nhập mặn Cả nước đã xây dựng được khoảng 6.150 km đê sông,

2500 km đê biển; hệ thống các hồ chứa trên toàn quốc, trong đó có nhiều hồ chứa lớn (Cửa Đạt, Tả Trạch, Dầu Tiếng, v.v ) đóng vai trò quan trọng cho phòng, chống lũ các lưu vực sông Hệ thống các trục tiêu lớn, các trạm bơm điện quy mô lớn đã được đầu tư, xây dựng đảm bảo chống ngập, úng cho các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn (Trần Chí Trung, 2014) Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, hiện nay sự lãng phí trong quản lý công trình thủy lợi vẫn còn là một thực trạng đáng báo động Kênh mương không phát huy được tác dụng hay sự phân bố các hồ chứa không phù hợp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp Chất lượng các công trình thủy lợi cũng là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa

Quỳ Châu là huyện miền núi cao của tỉnh Nghệ An, với đặc điểm địa hình chia cắt, hiểm trở có nhiều đồi núi và khe suối, trong đó chủ yếu là núi cao, độ dốc tương đối lớn Các dòng sông hẹp và dốc gây hạn chế khả năng điều hòa nguồn nước mặt trong các mùa phục vụ cho canh tác nông nghiệp Với đặc thù như vậy, hiện nay việc đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện rất được quan tâm Địa bàn lại là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác

Trang 17

nhau như Kinh, Thái, Thanh… Tuy nhiên, hầu hết người dân nơi đây đều sống dựa vào sản xuất nông nghiệp Với mỗi dân tộc khác nhau thì tập quán canh tác cũng khác nhau gây khó khăn cho việc phát huy tính hiệu quả của các công trình thủy lợi đầu tư trên địa bàn Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về quản lý công trình thủy lợi nhưng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn Câu hỏi đặt ra là: Nghiên cứu quản lý công các công trình thủy lợi

ở cấp huyện được dựa trên cơ sở lý luận nào? Thực trạng quản lý công trình thủy lợi của huyện Quỳ Châu hiện nay như thế nào? Có những bất cập gì cần giải quyết? Nhân tố nào ảnh hưởng tới việc quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu? Những giải pháp tăng cường tính hiệu quả của việc quản lý công trình thủy lợi ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ an là gì? Xuất phát từ thực tế

trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý công trình thủy lợi trên địa

bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích tình hình quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu qua các năm Đánh giá thực trạng, hiệu quả của việc quản lý công trình thủy lợi từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến hiệu quả của việc quản lý công trình thủy lợi

Trang 18

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung

Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý công trình thủy lợi; những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công trình thủy lợi; đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công trình thủy lợi tại huyện Quỳ Châu

- Phạm vi về không gian

Đề tài nghiên cứu tại huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An Cụ thể là ba xã Châu Bình, Châu Phong và Châu Bính, đây là các xã đại diện cho 3 vùng của huyện và có hệ thống thủy lợi trọng điểm của huyện

- Phạm vi về thời gian

- Nghiên cứu tình hình xây dựng, quản lý công trình thủy lợi của Huyện

và các điểm nghiên cứu trong phạm vi thời gian 4 năm 2013 -2016

- Thời gian thực hiện đề tài từ 5/2015 – 5/2016

Trang 19

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Các khái niệm

2.1.1.1 Khái niệm quản lý

Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong

và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:

Theo F.W Taylor (1856 – 1915): là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”

tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: “Quản lý là hoàn

thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác

họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”

Theo Henrry Fayol (1886 – 1925): là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ

thời kỳ cận – hiện đại tới nay, quan niệm rằng: “ Quản lý là một tiến trình bao

gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công, điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”

Từ những cách tiếp cận khác nhau, ta có thể hiểu quản lý như sau:

Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các quyết định Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng

sự trong cùng một tổ chức

Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục đích của tổ chức

2.1.1.2 Khái niệm về sử dụng công trình thủy lợi

Sử dụng công trình thủy lợi là việc phát huy tác dụng của hồ chứa, kênh mương, trạm bơm…hay nói chung là phát huy tác dụng của các công trình thủy lợi để phục vụ việc tưới và tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống của con người

2.1.1.3 Các khái niệm về thủy lợi:

a Thủy lợi

Thủy lợi là một thuật ngữ, tên gọi truyền thống của việc nghiên cứu khoa học công nghệ, đánh giá, sử dụng sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và

Trang 20

môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai Thủy lợi thường được nghiên cứu cùng với hệ thống tiêu thoát nước, hệ thống này có thể là tự nhiên hay nhân tạo để thoát nước mặt hoặc nước dưới đất của một khu vực cụ thể.Thủy lợi là việc sử dụng nước để tưới cho các vùng đất khô nhằm hỗ trợ cho cây trồng phát triển hoặc cung cấp nước tưới cho cây trồng vào những thời điểm

có lượng mưa không đủ cung cấp Ngoài ra, thủy lợi còn có tác dụng bảo vệ thực vật tránh được sương giá, khống chế cỏ dại phát triển trên các cánh đồng

lúa và giúp chống lại sự cố kết đất Như vậy có thể nói : “Thuỷ lợi là biện

pháp điều hoà giữa yêu cầu về nước với lượng nước đến của thiên nhiên trong khu vực; đó cũng là sự tổng hợp các biện pháp nhằm sử dụng, sử dụng và bảo

vệ các nguồn nước, đồng thời hạn chế những thiệt hại do nước có thể gây ra”

(Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2014)

b Công trình thủy lợi

Theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL – UBTVQH10, công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm sử dụng mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường

và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại

c Hệ thống công trình thủy lợi

Bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt sử dụng và bảo vệ trong một khu vực nhất định (Pháp lệnh số 32/2001/PL –

UBTVQH10, 2001)

2.1.2 Vai trò, ý nghĩa của quản lý công trình thủy lợi

2.1.2.1 Nâng cao kết quả, hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Nền kinh tế của đất nước ta là nền kinh tế nông nghiệp Vì vậy nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, nếu như thơi tiết khí hậu thuận lợi thì

đó là môi trường thuận lợi để nông nghiệp phát triển nhưng khi gặp những thời kỳ

mà thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, bão lụt thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của nhân dân ta đặc biệt đối với sự phát triển của cây lúa, bởi vì lúa là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta Vì vậy mà việc quản lý hệ thống thuỷ lợi có vai trò tác động rất lớn đối với kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp cũng như của nền kinh tế của đất nước ta như:

Trang 21

+ Tăng diện tích canh tác cũng như mở ra khả năng tăng vụ nhờ chủ động

về nước, góp phần tích cực cho công tác cải tạo đất Nhờ có hệ thống thuỷ lợi mà

có thể cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế về nước tưới tiêu cho nông nghiệp đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến Mặt khác nhờ có hệ thống thuỷ lợi cung cấp đủ nước cho đồng ruộng từ đó tạo ra khả năng tăng vụ,

vì hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,3 lên đến 2-2,2 lần đặc biệt có nơi tăng lên đến 2,4-2,7 lần Nhờ có nước tưới chủ động nhiều vùng đã sản xuất được 4

vụ Trước đây do hệ thống thuỷ lợi ở nước ta chưa phát triển thì lúa chỉ có hai vụ trong một năm Do hệ thống thuỷ lợi phát triển hơn trước nên thu hoạch trên 1 ha

đã đạt tới 60-80 triệu đồng, trong khi nếu trồng lúa 2 vụ chỉ đạt trên dưới 10 triệu đồng Hiện nay do có sự quan tâm đầu tư một cách thích đáng của Đảng và Nhà nước từ đó tạo cho ngành thuỷ lợi có sự phát triển đáng kể và góp phần vào vấn

đề xoá đói giảm nghèo, đồng thời cũng tạo ra một lượng lúa xuất khẩu lớn và hiện nay nước ta đang đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo…Ngoài

ra, nhờ có hệ thống thuỷ lợi cũng góp phần vào việc chống hiện tượng sa mạc hoá (Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2014)

+ Tăng năng suất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu nông nghiệp, giống loài cây trồng, vật nuôi, làm tăng giá trị tổng sản lượng của khu vực (Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2014)

2.1.2.2 Khai thác hiệu quả tài nguyên nước

Việc khai thác nguồn tài nguyên nước phụ thuộc rất lớn vào việc quản lý công trình thủy lợi Khi quản lý công trình thủy lợi đảm bảo đúng các quy định thì việc khai thác tài nguyên nước mang lại hiệu quả rất lớn, cụ thể:

+ Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất là những vùng khó khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mới Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như công nghiệp, thuỷ sản, du lịch

+ Tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải quyết nhiều vấn đề xã hội, khu vực do thiếu việc làm, do thu nhập thấp Từ đó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định về kinh tế

và chính trị trong cả nước

+ Thuỷ lợi góp phần vào việc chống lũ lụt do xây dựng các công trình đê điều từ đó bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tăng gia sản xuất

Trang 22

Tóm lại thuỷ lợi có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân dân nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó không mang lại lợi nhuận một cách trực tiếp nhưng nó cũng mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH đất nước

2.1.3 Đặc điểm của công trình thủy lợi

- Các công trình thủy lợi thường xuyên phải đối mặt trực tiếp với sự tàn phá của thiên nhiên, trong đó có sự phá hoại thường xuyên và sự phá hoại bất thường (Nguyễn Bá Tuyn, 1998; Phan Sỹ Kỳ, 2007)

- Là kết quả tổng hợp và có mối quan hệ mật thiết hữu cơ về lao động của rất nhiều người trong nhiều lĩnh vực, bao gồm từ công tác quy hoạch, nghiên cứu khoa học, khảo sát, thiết kế, chế tạo, thi công, đến quản lý sử dụng (Nguyễn Bá Tuyn, 1998)

- Chứa đựng rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật xây dựng khác nhau Ngoài công tác quản lý, các công trình thủy lợi còn mang tính chất quần chúng Đơn vị quản lý phải dựa vào dân, vào chính quyền địa phương để làm tốt việc điều hành tưới, tiêu, thu thuỷ lợi phí, tu sửa bảo dưỡng công trình và bảo vệ công trình Do

đó, đơn vị quản lý sử dụng các công trình thủy lợi không những phải làm tốt công tác chuyên môn mà còn phải làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia sử dụng và bảo vệ công trình trong hệ thống (Nguyễn Văn Sơn, 2008)

- Vốn đầu tư thường là rất lớn theo cụ thể của từng vùng, để có công trình khép kín trên địa bàn, 1 ha được tưới thì bình quân phải đầu tư thấp nhất 30 – 50 triệu đồng, cao là 100 – 200 triệu đồng (Lê Cường, 2007)

- Các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu (ít nhất là 2 mục tiêu trở lên), trong đó tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, thủy sản, sản xuất công nghiệp, phát điện, giao thông, du lịch, chống lũ, ngăn mặn, cải tạo đất, môi trường sinh thái (Lê Cường, 2007)

- Công trình thủy lợi muốn phát huy hiệu quả phải được xây dựng kênh mương đồng bộ khép kín từ đầu mối đến tận đồng ruộng (Lê Cường, 2007)

- Mỗi công trình, hệ thống công trình thủy lợi chỉ phục vụ cho một vùng nhất định theo thiết kế không thể di chuyển từ vùng đang thừa nước đến vùng thiếu nước theo yêu cầu thời vụ, phải đều có một tổ chức Nhà nước, tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành theo yêu cầu của các hộ sử dụng (Lê Cường, 2007)

Trang 23

- Nhiều nông dân được hưởng từ một công trình thủy lợi

- Hệ thống công trình thủy lợi nằm rải rác ngoài trời, trên diện rộng, có khi qua các khu dân cư, nên ngoài tác động của thiên nhiên, còn chịu tác động của con người (Nguyễn Văn Sơn, 2008)

- Hiệu quả của công trình thủy lợi hết sức lớn lao và đa dạng, có loại có thể xác định được bằng tiền hoặc bằng khối lượng vật chất cụ thể, nhưng có loại không xác định được (Lê Cường, 2007)

- Riêng về lĩnh vực tưới tiêu thì hiệu quả thực hiện ở mức độ tưới hết diện tích, tạo khả năng tăng vụ, cấp nước kịp thời đảm bảo yêu cầu dùng nước của một số loại cây trồng, chi phí quản lý thấp, tăng năng suất và sản lượng cây trồng… góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân ở nông thôn

- Việc quản lý công trình thủy lợi của cộng đồng này, có ảnh hưởng tới việc quản lý công trình của cộng đồng khác

- Các công trình thủy lợi không được mua bán như các công trình khác

Do đó, hình thức tốt nhất để quản lý công trình thủy lợi là cộng đồng tham gia

- Về tổ chức quản lý như điều 10 - Pháp lệnh sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi đã quy định: Hệ thống công trình thủy lợi được xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước do Doanh nghiệp Nhà nước có tên là Công ty sử dụng công trình thủy lợi trực tiếp sử dụng và bảo vệ Công ty sử dụng công trình thủy lợi là Doanh nghiệp phục vụ đặc thù, hoạt động theo phương thức hoạch toán lấy thu bù chi, được Nhà nước hỗ trợ về tài chính như điều 11 Pháp lệnh sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi đã quy định Quản lý công trình thủy lợi mang tính chất cộng đồng cao và có quan hệ chặt chẽ với nhau Do mang tính chất cộng đồng cao nên các công trình thủy lợi cần phải thực hiện tốt công tác chuyển giao quản lý công trình cho cộng đồng một cách khoa học, phù hợp với từng địa phương nhằm giải quyết và điều hoà lợi ích giữa các bên liên quan và đặc biệt mang tính chất công bằng giữa những cộng đồng hưởng lợi từ các công trình Từ đó chúng ta có thể thấy rằng vấn đề quan trọng là việc huy động vốn cũng như công tác quản lý và bảo vệ công trình thuỷ lợi cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương và những người sử dụng nước

từ các công trình thủy lợi đó (Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001 PL – UBTVQH10, 2001)

Trang 24

- Các công trình thủy lợi phải được quy hoạch và thiết kế xây dựng mang tính hệ thống đòi hỏi phải dựa trên những cơ sở khoa học cùng với thực tế của từng địa phương và cần một lượng vốn lớn Bên cạnh những quy hoạch và thiết kế xây dựng cần có sự tham gia của chính cộng đồng hưởng lợi trực tiếp từ các công trình

đó và có sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn cũng như việc điều hành thực hiện quản lý công trình thủy lợi đó, có như vậy các công trình thủy lợi sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng mới mang lại hiệu quả cao như mong đợi cũng như đúng với năng lực thiết kế ban đầu Từ những đặc điểm trên công tác quản lý sử dụng hệ thống thuỷ lợi cần phải làm tốt các nội dung cơ bản sau: Một là, quản lý công trình thủy lợi; hai là, quản lý nguồn nước; ba là, quản lý kinh tế Những nội dung trên có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau nên phải đồng thời thực hiện tốt cả 3 nội dung trên để phục

vụ sản xuất, xã hội, dân sinh, an toàn cho các công trình thủy lợi và đạt hiệu quả cao nhất (Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001 PL – UBTVQH10, 2001)

2.1.4 Nội dung quản lý công trình thủy lợi

2.1.4.1 Xây dựng, lập kế hoạch

Xây dựng, lập kế hoạch trong quản lý công trình thủy lợi là lựa chọn một trong những phương án hành động tương lai cho toàn bộ hệ thống công trình thủy lợi và cho từng bộ phận trong một công trình Nó bao gồm sự lựa chọn các mục tiêu của quản lý công trình thủy lợi, xác định các phương thức để đạt được các mục tiêu Việc xây dựng, lập kế hoạch quản lý công trình thủy lợi được thực hiện

từ tất cả các cấp, các ngành liên quan có thẩm quyền và được thực hiện hàng năm hoặc trong một giai đoạn nhất định

2.1.4.2 Tổ chức thực hiện

Chức năng tổ chức trong quản lý công trình thủy lợi là chức năng hình thành cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý cùng các mối quan hệ phân cấp, phân quyền trong quản lý công trình thủy lợi

2.1.4.3 Triển khai thực hiện

Là hoạt động xác định quyền hạn, phạm vi ra quyết định, phân bổ và sử dụng

có hiệu quả các nguồn lực đồng thời phối hợp quản lý giữa tổ chức và cộng đồng nhằm đạt được hiệu quả tối đa, phát huy tác dụng của các công trình thủy lợi Việc quản lý công trình thủy lợi bao gồm chủ yếu các nội dung như sau:

+ Công tác quan trắc: Cần tiến hành quan trắc thường xuyên, toàn diện Nắm vững quy luật làm việc và những diễn biến của công trình đồng thời dự kiến

Trang 25

các khả năng có thể xẩy ra Kết quả quan trắc phải thường xuyên đối chiếu với tài liệu thiết kế công trình để nghiên cứu và xử lý (Nguyễn Văn Sơn, 2008)

+ Công tác bảo dưỡng: Cần thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ thật tốt để công trình luôn làm việc trong trạng thái an toàn và tốt nhất Hạn chế mức độ hư hỏng các bộ phận công trình (Nguyễn Văn Sơn, 2008) + Công tác sửa chữa: Phải sửa chữa kịp thời các bộ phận công trình hư hỏng, không để hư hỏng mở rộng, đồng thời sửa chữa thường xuyên, định kỳ (Nguyễn Văn Sơn, 2008)

+ Công tác phòng chống hạn hán: Vào mùa khô, công tác phòng chống hạn hán phải được quan tâm hàng đầu Hàng năm phải có kế hoạch và phương án phòng chống hạn hán cụ thể cho các địa phương, các xứ đồng thường xuyên xảy

ra hạn hán (Nguyễn Văn Sơn, 2008)

+ Công tác phòng chống lũ lụt: Trong mùa mưa, bão, cần tổ chức phòng chống, chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết và chuẩn bị các phương án ứng cứu đối phó kịp thời với các sự cố xẩy ra (Nguyễn Văn Sơn, 2008)

2.1.4.4 Kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quản lý công trình thủy lợi có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt trong công tác phát triển hệ thống thủy lợi của nước ta Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản

lý hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống cho người dân và các chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả

không đạt mục tiêu đề ra (Đoàn Thị Yến, 2014)

2.1.4.6 Kết quả sử dụng công trình thủy lợi

Dựa vào tình hình và đặc điểm công trình, điều kiện dự báo khí tượng thuỷ văn và nhu cầu nước trong hệ thống bộ phận quản lý phải xây dựng kế

Trang 26

hoạch lợi dụng nguồn nước Trong quá trình lợi dụng tổng hợp cần có tài liệu dự báo khí tượng thuỷ văn chính xác để nắm vững tình hình và xử lý linh hoạt nhằm đảm bảo công trình làm việc an toàn

Sử dụng công trình: Cần có một kế hoạch dùng nước cụ thể để đảm bảo công trình làm việc đúng theo chỉ tiêu thiết kế, an toàn và kéo dài thời gian phục

vụ, đồng thời gắn việc sử dụng nước với công tác quản lý hệ thống công trình vào

nề nếp, tạo dựng tác phong làm việc theo kiểu công nghiệp và nâng cao nghiệp vụ quản lý của cán bộ Bên cạnh xây dựng kế hoạch dùng nước phải có phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi và thực hiện ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước (Nguyễn Văn Sơn, 2008)

• Về tưới nước

+ Kế hoạch tưới nước vụ chiêm xuân

+ Kế hoạch nước tưới vụ mùa

• Về tiêu nước

+ Kế hoạch tiêu nước cuối vụ chiêm

+ Kế hoạch tiêu nước vụ mùa

2.1.5 Yêu cầu của quản lý công trình thủy lợi

2.1.5.1 Quản lý công trình thủy lợi đúng quy định

Theo điều 3, pháp lệnh số 32/2001/PL – UBTVQH 10 ngày 04/4/2001:

- Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải bảo đảm tính hệ thống của công trình, không chia cắt theo địa giới hành chính

- Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được xây dựng từ mọi nguồn vốn đều phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật và dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

- Mỗi hệ thống công trình thủy lợi hoặc công trình thủy lợi phải do một tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

- Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thủy lợi có trách nhiệm tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình

- Công trình thủy lợi được khai thác, sử dụng tổng hợp để phục vụ các ngành kinh tế quốc dân

Trang 27

- Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải bảo đảm các yêu cầu phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và các tác hại khác do nước gây ra, bảo đảm an toàn công trình

- Căn cứ vào quy mô, ý nghĩa kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, Chính phủ quy định tiêu chuẩn công trình thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi quan trọng quốc gia

2.1.5.2 Quản lý công trình thủy lợi hợp lý

Việc quản lý công trình thủy lợi phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật Ngoài ra mỗi địa phương, vùng, miền có tập quán sinh hoạt, sản xuất khác nhau Việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu, địa hình Chính vì vậy, việc quản lý công trình thủy lợi phải đảm bảo tính hợp lý

ở từng nơi, từng thời điểm sản xuất để phát huy tối đa tác dụng của các công trình thủy lợi

2.1.5.3 Quản lý công trình thủy lợi hiệu quả

- Hiệu quả trong quản lý duy tu: được thể hiện ở mức tiết kiệm chi phí vận hành và duy tu, mức tăng hoặc ổn định diện tích được tưới, hiệu quả sử dụng thủy lợi phí cho vận hành và duy tu các công trình thủy lợi (Nguyễn Văn Sơn, 2008)

- Hiệu quả trong sử dụng các công trình thủy lợi: Tổng diện tích tưới, giá thành của công trình/1ha được tưới, mức tăng về năng suất cây trồng và vật nuôi

do tưới tiêu mang lại, mức tăng vụ do tưới tiêu mang lại đi liền với mức độ đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, mức độ phát triển của các ngành nghề khác do sử dụng nguồn nước từ các công trình thủy lợi (Nguyễn Văn Sơn, 2008)

- Hiệu quả xã hội từ công trình thủy lợi mang lại: Mức độ công bằng xã hội giữa các cộng đồng do công trình phục vụ và giữa các nhóm nông dân trong cùng một cộng đồng trong việc đóng góp vốn, lao động trong xây dựng và hưởng lợi, mức đa dạng hóa về cơ cấu kinh tế trong nông thôn Mức tăng GDP của các tầng lớp dân cư nông thôn cũng như thành thị, mức tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo do việc phát triển các công trình thủy lợi mang lại (Nguyễn Văn Sơn, 2008)

- Tính bền vững của công trình thủy lợi: Sau khi công trình thủy lợi hoàn thành, cơ quan quản lý, cộng đồng đủ khả năng để quản lý, sử dụng và duy tu công trình được lâu dài Mức độ đóng góp của cộng đồng về vốn, lao động trong thiết kế cũng như trong xây dựng, vận hành, phân phối nước từ

Trang 28

công trình đầu mối đến hệ thống thủy lợi nội đồng, mức độ không lệ thuộc vào đầu tư của bên ngoài, nâng cao ý thức làm chủ của người dân đối với các công trình thủy lợi

- Hiệu quả về môi trường sinh thái: Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất

và nước, tác động của công trình thủy lợi đến việc bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái (Nguyễn Văn Sơn, 2008)

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi

2.1.6.1 Chủ trương, chính sách, quy định về quản lý công trình thủy lợi

Cùng với các chủ trương, chính sách, quy định về quản lý công trình thủy lợi, quá trình phát triển thuỷ lợi trong những năm qua đã hình thành 2 khu vực quản lý vận hành các công trình thuỷ lợi : Khu vực các doanh nghiệp nhà nước quản lý các

hệ thống lớn bao gồm các công trình đầu mối, trục dẫn chính và các kênh đến xã Khu vực nông dân tự quản lý công trình nhỏ và hệ thống kênh mương trong nội bộ

xã Về cơ chế chính sách trong quản lý vận hành, sử dụng cùng với pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số: 32/2001/PL-UBTVQH10, Nghị định 56/CP về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, thông tư liên tịch 90/TCNN hướng dẫn chế độ tài chính đối với các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi…Chủ trương của Đảng và các chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng quyết định đến việc quản lý công trình thủy lợi

2.1.6.2 Việc quy hoạch công trình thủy lợi

Trong xây dựng và phát triển hệ thống công trình thủy lợi hiện nay, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng có vai trò rất quan trọng, đây là vấn

đề vừa mang tính chiến lược nhưng phải đi trước một bước làm cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình Đồng thời là một trong những giải pháp chủ yếu để quản lý xây dựng công trình thủy lợi theo hướng hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp từ đó làm tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh xã hội

2.1.6.3 Việc huy động nguồn lực quản lý và khai thác công trình thủy lợi

Yếu tố tổ chức quản lý: là hình thức tổ chức quản lý công trình thủy lợi dưới hình thức hợp tác xã dùng nước hay nhóm hộ dùng nước, sự kết hợp giữa quản lý của chính quyền địa phương với cộng đồng, sự đồng nhất giữa người quản lý và người sử dụng công trình

Trang 29

2.1.6.4 Trình độ cán bộ và nhận thức hiểu biết của người dân

Trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý và trình độ nhận thức của người nông dân, đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý công trình thủy lợi

2.1.6.5 Các yếu tố khác

* Tác dụng của nước đến công trình thủy lợi

- Tác dụng cơ học của nước tới công trình thủy lợi là áp lực nước ở dạng tĩnh hoặc động Trong đó, áp lực thủy tĩnh thường là lớn nhất và thường đóng vai trò quyết định đến điều kiện làm việc và ổn định của công trình (Phan Khánh, 1997)

- Tác dụng lý, hóa học của nước thể hiện ở nhiều dạng khác nhau như dòng nước có thể bào mòn công trình, đặc biệt khi dòng nước có lưu tốc lớn và nhiều bùn cát Ở nơi có lưu tốc lớn và do kết cấu công trình thủy lợi có thể sinh

ra lưu vực chân không, gây hiện tượng xâm thực bề mặt công trình Các bộ phận làm bằng kim loại có thể bị rỉ, phần bê tông có thể bị nước thấm xâm thực Dưới tác dụng của dòng nước làm cho nền công trình có thể bị sói mòn cơ học, hóa học lôi cuốn đất làm rỗng nền, hoặc hòa tan các chất trong nền có thạch cao, muối và các chất hòa tan khác (Phan Khánh, 1997)

- Tác dụng sinh học của nước: Các sinh vật sống có thể bám vào các công trình thủy lợi làm mục nát gỗ, bê tông, đá, mối làm rỗng thân đê, thân đập, làm sập nền công trình (Phan Khánh, 1997)

* Điều kiện tại chỗ có liên quan chặt chẽ tới xây dựng công trình thủy lợi

- Điều kiện thiên nhiên như địa hình, địa vật, địa chất, khí tượng thủy văn

có ảnh hưởng sâu rộng và nhiều mặt hơn bất kỳ loại công trình xây dựng nào Những yếu tố tự nhiên ấy nhiều khi có ảnh hưởng quyết định đến quy mô, hình thức kết cấu, điều kiện làm việc lâu dài của công trình thủy lợi (Nguyễn Văn Sơn, 2008)

- Trong thiên nhiên, sự tổng hợp các điều kiện không nơi nào giống nhau, cho nên hầu như công trình thủy lợi nào cũng có những đặc điểm riêng Thực tế xây dựng công trình thủy lợi do tài liệu thủy văn không đầy đủ, không chính xác nên công trình thủy lợi được xây dựng nhưng khả năng tháo lũ không đủ, gây nguy hiểm khi lũ lớn, nhiều trạm thủy điện không chạy đủ công suất (Nguyễn Văn Sơn, 2008)

* Yếu tố xã hội: Bao gồm các đặc điểm và các yếu tố xã hội liên quan đến

người sử dụng như tính cộng đồng, trình độ kỹ thuật, tập quán canh tác của nông dân, đặc biệt những người dễ bị tổn thương có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản

lý công trình thủy lợi (Nguyễn Văn Sơn, 2008)

Trang 30

* Yếu tố kỹ thuật: Bao gồm công nghệ được áp dụng vào công trình thủy

lợi như tưới tiêu tự chảy hay bơm đẩy, tưới ngầm, tưới tràn hay tưới phun (Nguyễn Văn Sơn, 2008)

* Điều kiện thi công: Các công trình thủy lợi vô cùng phức tạp, địa điểm

xây dựng thường là ở ngay lòng sông, lòng suối, luôn luôn bị nước lũ, nước ngầm uy hiếp, vấn đề dẫn dòng, tháo lũ, giải quyết nước ngầm, hố móng ở sâu xử

lý nền móng phức tạp kéo dài, nên có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng và

sử dụng công trình (Nguyễn Văn Sơn, 2008)

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1 Kinh nghiệm về quản lý công trình của một số nước trên thế giới

Kinh nghiệm về công tác quy hoạch, khảo sát thiết kế, thi công công trình thủy lợi nhằm đạt được các mục tiêu đề ra cũng như tính toán đúng, đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng tích cực, tiêu cực khi xây dựng công trình thủy lợi là một vấn

đề có ý nghĩa quan trọng chiến lược

2.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Đập Tam Hiệp được ví như “Vạn lý trường thành” thứ 2 của Trung Quốc, đây là đập thủy điện lớn nhất thế giới Giống như nhiều đập nước đang xây dựng khác, dự án này cũng gây ra nhiều ý kiến tranh luận trái ngược Các đề xuất cần thiết xây dựng thường dựa vào các lợi ích kinh tế từ việc kiểm soát ngập lụt và năng lượng từ thủy điện Các ý kiến chống lại chủ yếu là do các e ngại về tương lai của 1,9 triệu người sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước tăng lên, sự mất đi của nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học và văn hóa, cũng như các tác động tới môi trường (Minh Long và Minh Tâm, 2011)

Thực tế, vào ngày 18/05/2011, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo chủ trì một cuộc họp khẩn cấp của Quốc vụ viện về đập Tam Hiệp Bản thông cáo ngắn ngủi được Tân Hoa Xã công bố vào buổi tối thừa nhận con đập khổng lồ này gây

ra nhiều hậu quả “cần phải giải quyết khẩn cấp” Đập Tam Hiệp đã để lại những hậu quả nghiêm trọng:

- Mất nhà cửa: Đập Tam Hiệp đã phủ kín 13 thành phố, 140 thị trấn và

1350 làng và làm 1,2 triệu người mất nhà cửa Rất nhiều người dân phải tái định

cư đã bị lừa mất tiền bồi thường và không nhận được công việc mới hay đất đai như chính phủ đã hứa Trong khi một số thị trấn mới được xây dựng vừa phục hồi từ cú sốc mất nơi ở ban đầu, nhưng nhiều người khác lại bị lâm vào tình trạng thất nghiệp và nghèo đói (Minh Long và Minh Tâm, 2011)

Trang 31

- Hủy hoại về sinh thái: Việc xây dựng đập thủy điện Tam Hiệp được chuẩn bị trước để đối mặt với những vấn đề xã hội và môi trường, nhưng không được chuẩn bị cho các tác động địa chất rộng rãi Sự thay đổi thất thường của mực nước tại các hồ chứa nước của đập làm mất ổn định độ dốc của thung lũng Dương Tử, và kích hoạt những trận lở đất thường xuyên Xói mòn ảnh hưởng tới một nửa diện tích hồ chứa, và hơn 300.000 người nữa sẽ phải tái định cư để ổn định lại bờ hồ chứa (Minh Long và Minh Tâm, 2011)

- Các tác động tới hạ lưu: sông Dương Tử lưu chuyển hơn 500 tấn phù sa xuống các hồ chứa mỗi năm Hầu hết lượng phù sa hiện nay bị giữ tại các khu vực hạ lưu và đặc biệt là đồng bằng Dương Tử Hậu quả là, lên tới 4 cây số vuông vùng đầm lầy rìa bờ biển bị xói mòn hàng năm Đồng bằng đang chìm dần, trong khi nước biển thì dâng ngược xâm lấn vào sông, ảnh hưởng tới nông nghiệp và nước uống Vì thiếu chất dinh dưỡng, các ngư trường hiện nay đang phải gánh chịu hậu quả (Minh Long và Minh Tâm, 2011)

- Nhạy cảm với biến đổi khí hậu (BĐKH): đập Tam Hiệp là minh chứng cho sự thay đổi thất thường của BĐKH tạo ra những rủi ro mới cho các dự án thủy điện như thế nào Những người vận hành đập lập kế hoạch tích nước đầy hồ chứa lần đầu tiên vào năm 2009, nhưng họ không thể làm vậy vì không có đủ mưa Lượng mưa thất thường hơn bao giờ hết đặt một dấu hỏi lớn đằng sau những lợi ích kinh tế của đập Tam Hiệp (Minh Long và Minh Tâm, 2011)

- Chi phí tài chính: chi phí chính thức cho đập sông Dương Tử là 27 tỷ USD Các nhà phê bình lập luận rằng, nếu những chi phí ẩn được tính vào, thì giá trị thực của con đập lên tới 88 tỷ USD Nếu sản xuất điện và thay thế phương pháp đốt than tạo điện bằng các phương pháp khác thì sẽ rẻ hơn Trong khi con đập đang được xây dựng, hiệu suất năng lượng của nền kinh tế Trung Quốc đi xuống Theo Tổ chức Năng lượng tại Mỹ, "nếu Trung Quốc đầu tư vào hiệu suất năng lượng, thì năng lượng của nước này sẽ rẻ hơn, sạch hơn và hiệu quả cao hơn" là những nhà máy năng lượng hạt nhân mới (Minh Long và Minh Tâm, 2011)

Ngày 18/5/2011, Chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhận các vấn đề nghiêm trọng của đập Chính phủ vẫn cho hay: "Dự án này có lợi ích to lớn trong việc ngăn lũ, sản xuất điện, giao thông đường sông và sử dụng nguồn nước", nhưng nó "đã gây ra những vấn đề khẩn cấp về mặt bảo vệ môi trường, ngăn ngừa các thảm họa địa chất và phúc lợi của các cộng đồng tái định cư" (Minh Long và Minh Tâm, 2011)

Trang 32

2.2.1.2 Kinh nghiệm của các nước khác về xây dựng đập nước có liên quan đến sinh thái môi trường

Theo kết quả nghiên cứu được công bố ngày 1/7 trên tạp chí PLOS ONE của Mỹ, các đập thủy điện có thể làm tuyệt chủng tới 70% số động vật hoang dã sinh sống tại khu vực lân cận Nghiên cứu dựa trên quan sát nhiều loài động vật hoang dã tại rừng mưa nhiệt đới Amazon, gần đập thủy điện Balbina của Brazil Đập này đã tạo ra một trong những hồ thủy điện lớn nhất thế giới là hồ Balbina bằng cách làm ngập nước một khu vực đất rừng và chia khu vực này thành 3.546 hòn đảo Trừ những hòn đảo lớn nhất, tại những hòn đảo còn lại, sự thay đổi cảnh quan đã khiến cho nhiều loài động vật có vú, các loài chim và rùa cạn bị tuyệt chủng trong hơn 26 năm qua Nghiên cứu cho rằng nhiều khả năng sẽ có tới gần 3/4 số động vật hoang dã trong khu vực này bị biến mất do sự tồn tại của đập Balbina Cụ thể, theo một tác giả của nghiên cứu, ông Carlos Peres thuộc Đại học East Anglia (Anh), sẽ có hơn 70% trong tổng số 124.110 loài động vật hoang dã tại khu vực hồ Balbina bị tuyệt chủng

Trong khi đó, ông Maira Benchimol thuộc Đại học Estadual de Santa Cruz (Brazil), chủ nhiệm công trình nghiên cứu, cho biết chỉ có 25 trong số 3.546 hòn đảo ở hồ này, những đảo có diện tích lớn hơn 475ha, được đánh giá là vẫn bảo tồn được hệ động vật đa dạng ban đầu Trong bối cảnh Brazil đang có kế hoạch xây dựng thêm nhiều đập thủy điện trong các năm tới, nhóm chuyên gia kêu gọi chính phủ cân nhắc tới kết quả nghiên cứu mới nhất này khi tiến hành đánh giá tác động tới môi trường của các công trình này Các nhà máy thủy điện thường

sử dụng các đập thủy điện để tăng áp lực của các nguồn nước tự nhiên để sản xuất điện Những đập này từng được coi là một nguồn năng lượng sạch quan trọng do không đòi hỏi việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, song một loạt những cuộc nghiên cứu trong những năm gần đây đã cho thấy những đập trên có ảnh hưởng tiêu cực đến ngành ngư nghiệp và các cộng đồng dân cư địa phương Các đập thủy điện cũng có nguy cơ làm tăng lượng khí thải methane và các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác sinh ra từ thực vật bị thối rữa

2.2.2 Thực tiễn quản lý công trình thủy lợi ở Việt Nam

2.2.2.1 Hiện trạng thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp

Sau nhiều năm đầu tư, với mục tiêu chủ yếu là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia tiến tới xuất khẩu Đến nay, cả nước đã có 75 hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thuỷ lợi nhỏ với tổng giá trị tài sản cố định khoảng 60.000

Trang 33

tỷ đồng (chưa kể giá trị đất và công sức nhân dân đóng góp) Các hệ thống thuỷ lợi năm 2000 đã đảm bảo tưới cho 3 triệu ha đất canh tác, tiêu 1.4 triệu ha đất tự nhiên

ở các tỉnh bắc bộ, ngăn mặn 70 vạn ha, cải tạo 1.6 triệu ha đất chua phèn ở đồng bằng sông Cửu Long Năm 2000, diện tích lúa được tưới cả năm gần 7 triệu ha chiếm 84% diện tích lúa Các công trình thuỷ lợi còn tưới trên 1 triệu ha rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả Lượng nước sử dụng cho nông nghiệp rất lớn Theo tính toán năm 1985 đã sử dụng 41 tỷ m3 chiếm 89,8% tổng lượng nước tiêu thụ, năm 1990 sử dụng 46,9 tỷ m3 chiếm 90% và năm 2000 khoảng trên 60 tỷ m3 Nhờ các biện pháp thuỷ lợi và các biện pháp nông nghiệp khác trong vòng 10 năm qua sản lượng lương thực tăng bình quân 1.1 triệu tấn/năm Tổng sản lượng lương thực năm 2000 đạt 34,5 triệu tấn, đưa bình quân lương thực đầu người 330 kg năm

1990 lên 444 kg năm 2000 Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn với mức gần 4 triệu tấn/năm (Nguyễn Đình Ninh, 2007)

2.2.2.2 Công tác thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và nước sạch nông thôn

Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản nước ta khá lớn, nhiều hệ thống thuỷ lợi khi xây dựng đã xét đến việc kết hợp cấp nước để nuôi trồng thuỷ sản Khi xây dựng các hồ chứa nước vấn đề phát triển thuỷ sản trong hồ chứa cũng được đề cập đến Vài năm gần đây do hiệu quả của nuôi trồng thuỷ sản nhất

là tôm sú nhiều vùng đất ven biển đã được xây dựng thành những khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập trung Tuy nhiên việc xây dựng các hệ thống thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, chưa có qui hoạch và các giải pháp đồng bộ Hầu hết đều do dân tự phát, tự tổ chức xây dựng theo kinh nghiệm Nhiều nơi, đã có hiện tượng thủy hải sản bị bệnh, tôm chết hàng loạt mà nguyên nhân là do môi trường nước không đảm bảo liên quan đến hệ thống cấp nước và thoát nước Một số vùng đã có tranh chấp giữa nuôi tôm và trồng lúa gắn với nó là ranh giới mặn, ngọt cũng là vấn đề công tác thuỷ lợi phải xem xét, giải quyết (Nguyễn Đình Ninh, 2007)

Việc phát triển thuỷ sản ở các hồ chứa nước cũng rất hạn chế, ở hầu hết các hồ chứa vừa và lớn chủ yếu chỉ sử dụng nguồn lợi thủy sản tự nhiên nên chỉ sau 1 thời gian ngắn nguồn lợi này đã cạn kiệt Đây là một tiềm năng lớn nhưng chưa được quan tâm tổ chức, đầu tư (Nguyễn Đình Ninh, 2007)

Các hệ thống thuỷ lợi đã cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho phần lớn cư dân nông thôn nhất là trong mùa khô Với 80% dân số sống ở nông thôn, hầu hết các hệ thống thuỷ lợi đều tạo nguồn nước sinh hoạt trực tiếp cho dân hoặc nâng

Trang 34

cao mực nước ở các giếng đào Ngay ở miền núi, đồng bào sống khá phân tán, những nơi đảm bảo nguồn nước sinh hoạt vững chắc là những nơi có hệ thống thuỷ lợi đi qua Những công trình thuỷ lợi tạo nguồn nước cho sinh hoạt điển hình như Dầu Tiếng, Sông Quao, Nam Thạch Hãn, Ngòi Là, Phai Quyền đã tạo nguồn nước sinh hoạt cho hàng chục triệu dân nông thôn nhất là trong mùa khô

2.2.2.3 Hệ thống tổ chức và cơ chế chính sách

Cùng với các cơ quan quản lý nhà nước, quá trình phát triển thuỷ lợi trong những năm qua đã hình thành 2 khu vực quản lý vận hành các công trình thuỷ lợi : Khu vực các doanh nghiệp nhà nước quản lý các hệ thống lớn bao gồm các công trình đầu mối, trục dẫn chính và các kênh đến xã Khu vực nông dân tự quản lý công trình nhỏ và hệ thống kênh mương trong nội bộ xã (Nguyễn Đình Ninh, 2007) Đến nay, cả nước có 172 doanh nghiệp nhà nước với gần 20000 cán bộ công nhân, trong đó có 1800 cán bộ đại học và trên đại học Những năm qua, các doanh nghiệp nhà nước sử dụng công trình thuỷ lợi đã cố gắng trên cả 3 nội dung của công tác quản lý là quản lý công trình, quản lý nước và quản lý kinh tế Nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng tài chính khó khăn, công trình xuống cấp, đời sống của người lao động thấp dẫn đến hiệu quả sử dụng chưa cao (Nguyễn Đình Ninh, 2007)

Khu vực nông dân tự quản, trước đây khi còn các hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ, các hợp tác xã đều có các đội thuỷ nông chuyên trách làm nhiệm vụ dẫn nước và sửa chữa công trình trong phạm vi hợp tác xã Các đội thuỷ nông phối hợp với các doanh nghiệp sử dụng công trình thuỷ lợi thành mạng lưới khép kín

từ đầu mối đến mặt ruộng Sau khi chuyển đổi cơ chế, người nông dân tự chủ sản xuất kinh doanh trên ruộng đất được giao quyền sử dụng Các đội thuỷ nông thuộc các hợp tác xã nông nghiệp cũ gần như tan rã Do nhu cầu tất yếu phải có

sự hợp tác với nhau của những hộ cùng hưởng nước từ một con kênh, ở nhiều nơi nông dân tự tổ chức nhau lại dưới nhiều hình thức như: Hợp tác xã dùng nước, hiệp hội dùng nước, tổ đường nước, ban quản lý công trình Có nơi, nông dân đứng ra nhận khoán chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý vận hành hệ thống trên mặt ruộng Nhìn chung tổ chức dùng nước cơ sở hiện nay còn lúng túng cũng hạn chế hiệu quả của các công trình thuỷ lợi (Nguyễn Đình Ninh, 2007)

Về cơ chế chính sách trong quản lý vận hành, cùng với pháp lệnh sử dụng

và bảo vệ công trình thủy lợi đã có nghị định về thuỷ lợi phí 112/HĐBT, Nghị

Trang 35

định 56/CP về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, thông tư liên tịch 90/TCNN hướng dẫn chế độ tài chính đối với các doanh nghiệp sử dụng công trình thuỷ lợi Nhưng cơ chế tài chính của các doanh nghiệp vẫn không đảm bảo Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng công trình thuỷ lợi đều rơi vào tình trạng thu không

đủ chi, nhưng việc cấp bù thực hiện không đầy đủ Ở những địa phương quan tâm

và khả năng ngân sách khá việc cấp bù chỉ được một phần Ở những địa phương khó khăn việc cấp bù không được thường xuyên Trong tình trạng tài chính như vậy, các doanh nghiệp phải hoạt động theo kiểu "Gọt chân theo giày" Theo tính toán, muốn đảm bảo hệ thống các công trình không xuống cấp, an toàn và hiệu quả hàng năm cần 1200-1500 tỷ để duy tu bảo dưỡng và quản lý Trong khi nguồn thu

từ thuỷ lợi phí chỉ đạt 350-400 tỷ và ngân sách hỗ trợ khoảng 100 tỷ như vậy mới

đảm bảo khoảng 40% yêu cầu chi phí hợp lý (Nguyễn Đình Ninh, 2007)

2.2.2.4 Phòng chống lũ lụt

Qua hàng ngàn năm, nước ta đã xây dựng và củng cố được gần 6.000 km

đê sông, trên 2.000 km đê biển để chống lũ lụt cho lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả Hệ thống bờ bao hơn 8.000 km ở đồng bằng Sông Cửu Long, chống lũ đầu mùa bảo vệ lúa hè thu cùng với hệ thống thoát lũ ra biển Tây đã đưa đồng bằng Sông Cửu Long từ một vụ lúa bấp bênh lên hai vụ lúa đông xuân và hè thu

có năng suất cao (Nguyễn Đình Ninh, 2007)

2.2.2.5 Kinh nghiệm phát triển hệ thống thủy lợi của một số địa phương

a Cách làm mới trong phát triển thủy lợi nội đồng tại Gia Bình, Bắc Ninh

Huyện Gia Bình diện tích tự nhiên là 10.779,8 ha, trong đó có 6.923 ha đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Dân số nông thôn chiếm 92,8% Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng chiếm tỷ trọng GDP lớn nhất với 37,9%; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 16,14 triệu đồng Khu tưới Gia Bình thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, được xây dựng từ 50 năm trước nên hiện bộc lộ nhiều tồn tại, đặc biệt là hệ thống TLNĐ Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tồn tại này bao gồm tác động của thời gian, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,phương thức sản xuất,…Bên cạnh đó, tổ chức quản lý TLNĐ là các HTX nông nghiệp cấp thôn, có quy mô nhỏ, trình độ và hiệu quả quản lý thấp Để giúp khắc phục những tồn tại trên, cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã trợ giúp Chính

Trang 36

phủ Việt Nam thực hiện chương trình “Hỗ trợ thể chế cho nâng cao hiệu quả tưới tại một khu vực thí điểm Gia Bình” nhằm: (1)Cải thiện công tác quản lý TLNĐ thông qua việc thành lập hoặc củng cố và nâng cao năng lực cho các HTXNN và (2) Cải thiện quy trình ra quyết định để quản lý hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư tại khu tưới Gia Bình Phương pháp “Dưới lên-Trên xuống”đã được áp dụng trong tất cả các bước của quy trình ra quyết định của chương trình Cụ thể là: Về mặt tổ chức, quản lý: Để quản lý hiệu quả hệ thống TLNĐ, bên cạnh việc củng

cố và nâng cao năng lực cho các HTXNN nhiệm vụ trọng tâm của chương trình

là cải thiện quy trình ra quyết định đầu tư nâng cấp các công trình TLNĐ Ban phát triển thủy lợi địa phương, gồm 2 cấp xã và huyện, được thành lập nhằm: Tham mưu cho chính quyền trong xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất; kế hoạch phát triển và quản lý sử dụng hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn phù hợp với thực tiễn; Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện kế hoạch sản xuất và phát triển thủy lợi; Quản lý quỹ đầu tư phát triển TLNĐ trên địa bàn thông qua việc lựa chọn các công trình cần đầu tư xây dựng cũng như ưu tiên củng cố tổ chức quản lý trên địa Bên cạnh đó, để đảm bảo tính khách quan, công bằng nhưng không dàn trải, việc lựa chọn, sắp xếp thứ tự ưu tiên công trình được thực thiện trên cơ sở bộ tiêu chí đánh giá, chấm điểm dựa trên 5 chỉ tiêu đã được người dân và các thành viên Ban phát triển thủy lợi thống nhất, gồm: (1) Suất đầu tư; (2) Tỷ lệ đồng thuận; (3) Diện tích phục vụ; (4) Số địa phương hưởng lợi; (5) Lợi ích khác (như tiết kiệm điện bơm, công nạo vét, ) Sau khi các HTXNN họp dân để đề xuất các công trình cần đầu tư, Ban phát triển thủy lợi các xã đã tiến hành họp để rà soát,đánh giá từ hơn 300 công trình để chọn ra 155 công trình với tổng kinh phí khoảng 80 tỷ đồng (cao gấp 1,6 lần kinh phí hiện có) để đề xuất lên cấp huyện Sau khi tiếp nhận đề xuất, Ban huyện tổ chức họp và dựa trên nguồn kinh phí hiện có, hiệu quả đầu tư đã thống nhất sơ bộ lựa chọn 90 công trình có khả năng phát huy hiệu quả đầu tư cao nhất (giảm khoảng 42%) Kết quả đánh giá này tiếp tục được bàn bạc, thảo luận tại các xã với sự tham gia của đại diện các hộ sử dụng nước để từng bước hoàn thiện đề xuất và lựa chọn được danh mục công trình ưu tiên phù hợp với nguồn vốn, quy hoạch phát triển thủy lợi của địa phương, đảm bảo theo quy trình và các tiêu chí đã thống nhất (Nguyễn Xuân Thịnh, 2014)

Trang 37

b Kinh nghiệm về đầu tư công cho phát triển hệ thống thủy lợi tại đồng bằng Sông Cửu Long

Về tổng thể, ĐBSCL được chia thành 2 vùng lớn: một nửa là vùng nước ngọt tiếp giáp với vùng nước mặn ven biển (không ngập lũ trực tiếp); một nửa còn lại, mỗi năm đều có lũ về, dân thường gọi là mùa nước nổi do tác động trực tiếp từ nguồn lũ sông Mê Kông Quá trình phát triển hệ thống thuỷ lợi ở 2 vùng, thông qua các chương trình lớn đã góp phần tích cực đưa sản lượng lương thực tăng nhanh từ 4,7 triệu tấn năm 1976 lên 19,1 triệu tấn năm 2005 (Võ Văn Kiệt, 2007)

Về cơ bản, chủ trương phát triển thuỷ lợi đối với từng vùng là hợp lý, song cũng không tránh khỏi những sai sót cục bộ như các cống Chà Và, Thâu Râu ở nam Mang Thít, cống kênh Tuần Thống thoát lũ ra biển Tây, do không đủ khẩu độ nên không đáp ứng được mục tiêu ban đầu, đã được điều chỉnh, bổ sung qua vận hành thực tế Ngay như chủ trương xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ

là rất đúng đắn bởi nó rút ra từ kinh nghiệm "sống chung với lũ" của người dân Song trong chỉ đạo thực hiện, cũng còn không ít sai sót và hạn chế như đầu tư chưa đồng bộ, CSHT không hoàn chỉnh Mặc dù vậy, nhờ có hệ thống công trình thuỷ lợi đa mục tiêu đã đánh thức được tiềm năng của hai "kho đất" lớn ở

Tứ giác Long xuyên và Đồng Tháp Mười Hệ thống đê bao - bờ bao cũng dần hình thành và phát triển từ sáng kiến của người dân, được các nhà khoa học minh chứng bằng luận cứ, tính toán để Nhà nước có đủ cơ sở quan tâm, xem xét, đầu

tư trên quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn Chính từ những đê bao - bờ bao đã hình thành hệ thống giao thông, nơi ở an toàn cho người dân vùng ngập lũ Có thể khẳng định rằng, chính nhờ có hệ thống thuỷ lợi, nhất là đê bao - bờ bao mà cuộc sống của người dân vùng ĐBSCL ngày nay, được an toàn hơn, sản xuất chủ động (lúa, màu, cây ăn trái, thuỷ sản nước mặn, nước ngọt ), ngành nghề phát triển đa dạng, giao thông nông thôn thông thoáng hơn Nói cách khác, hệ thống thuỷ lợi

đã tạo ra nền tảng làm giàu cho vựa lúa hôm nay, góp phần đắc lực vào chương trình an ninh lương thực quốc gia và ổn định kinh tế - xã hội Việc hình thành hệ thống thuỷ lợi trong đó có đê bao - bờ bao để bảo vệ dân sinh, thoát nước nhanh vào mùa lũ, trữ ngọt, bẫy ngọt, rửa phèn, kiểm soát mặn là một tất yếu của quy luật khách quan trước mắt cũng như lâu dài (Võ Văn Kiệt, 2007)

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu

Từ thực tế kinh nghiệm của Trung Quốc, các nước trên thế giới cũng như thực tế kinh nghiệm của các địa phương trong nước Bài học kinh nghiệm rút ra

Trang 38

cho công tác quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳ Châu là:

Một là, công tác quy hoạch, khảo sát thiết kế, thi công công trình thủy lợi

đạt được các mục tiêu đề ra cũng như tính toán đúng, đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng tích cực, tiêu cực khi xây dựng công trình thủy lợi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng chiến lược

Hai là, cân nhắc tới tác động tới môi trường của các công trình hồ đập

Các đập thủy điện cũng có nguy cơ làm tăng lượng khí thải methane và các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác sinh ra từ thực vật bị thối rữa

Ba là, để quản lý hiệu quả hệ thống TLNĐ, bên cạnh việc củng cố và nâng

cao năng lực cho các HTXNN còn cần cải thiện quy trình ra quyết định đầu tư nâng cấp các công trình TLNĐ Thành lập Ban phát triển thủy lợi địa phương, gồm 2 cấp xã và huyện, nhằm: Tham mưu cho chính quyền trong xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất; kế hoạch phát triển và quản lý sử dụng hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn phù hợp với thực tiễn; Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện kế hoạch sản xuất và phát triển thủy lợi; Quản lý quỹ đầu tư phát triển TLNĐ trên địa bàn thông qua việc lựa chọn các công trình cần đầu tư xây dựng cũng như ưu tiên củng cố tổ chức quản lý trên địa bàn

Bốn là, cần quy hoạch thủy lợi theo đúng quy luật thực tế khách quan để

đạt được hiệu quả cao nhất Trong quá trình vận hành, sử dụng cần khắc phục kịp thời những vấn đề bất cập, không phù hợp với thực tế để phát huy được hiệu quả của các công trình thủy lợi

Trang 39

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng

Nguồn: UBND huyện Quỳ Châu

Hình 3.1 Sơ đồ địa lý huyện Quỳ Châu

Quỳ Châu là một huyện miền núi cao phía tây của tỉnh Nghệ An Có tọa

độ địa lý: 19006’ đến 19047’ độ vĩ Bắc, 104054’ đến 105017’ độ kinh Đông Ranh giới của huyện Quỳ Châu được xác định bởi:

- Phía Bắc giáp huyện Quế Phong và tỉnh Thanh Hóa

- Phía Nam giáp huyện Quỳ Hợp và huyện Con Cuông

- Phía Đông giáp với huyện Quỳ Hợp và tỉnh Thanh Hóa

Trang 40

- Phía Tây giáp với huyện Quế Phong và huyện Tương Dương

Huyện Quỳ Châu nằm cách thành phố Vinh khoảng 150 km về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An theo quốc lộ 48 Trên địa bàn huyện có 11 xã và 1 thị trấn Quỳ Châu nằm trong vành đai vùng kinh tế Phủ Quỳ là vệ tinh của trung tâm kinh tế vùng Tây Bắc của tỉnh Đây là điều kiện tăng năng lực sản xuất các ngành

và nâng cao vai trò của huyện trong việc thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại trong vùng và giữa vùng với các địa phương trong tỉnh

* Địa hình

Quỳ Châu là huyện có địa hình hiểm trở, nhiều núi cao bao bọc tạo nên những thung lũng nhỏ và hẹp trong địa bàn các giới kiến tạo, đới nâng Pù Huống, phức nếp lõm sông Hiếu nên địa hình có nhiều lượn sóng theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam Các khe suối đổ về sông Hiếu, sông Hiếu nằm giữa, chạy từ Tây sang Đông tạo thành những hình lòng máng

- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 800 – 1000mm/năm, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí có sự chênh lệch giữa các tiểu vùng theo mùa Độ ẩm không khí trung bình năm giao động từ 85 – 90% Chênh lệch độ

ẩm trung bình tháng ẩm nhất, tháng cao nhất không quá từ 2 - 5%

- Chế độ gió: Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng một phần gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 8, gây khô nóng một số vùng trong huyện

* Thủy văn và nguồn nước

Quỳ Châu có mạng lưới sông suối với mật độ 5 – 7km/km2 Các sông suối lớn nhỏ đều có nguồn nước dồi dào, thế năng lớn, đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và dân sinh Quỳ Châu có lượng mưa hàng năm khá lớn khoảng 1,7 tỷ m3 Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều trong năm, đồng thời mưa lớn tập trung cùng với địa hình dốc, thảm thực vật che phủ bị giảm nên thường gây lũ lụt, khả năng điều tiết nước bị hạn chế nên một số vùng có thời gian còn thiếu nước sinh hoạt, khô hạn

Ngày đăng: 30/05/2017, 23:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Lê Cường (2007), Làm tốt công tác thuỷ lợi đến phát triển sản xuất, bảo vệ công trình, truy cập ngày 21/10/2015 từ http://www.nghean.gov.vn Link
14. Minh Long và Minh Tâm (2011). Trung Quốc thừa nhận đập Tam Hiệp gây nhiều hậu quả, bản tin môi trường của VnEpress ngày 20/5/2011. Truy cập ngày 15/10/2015 từ http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/moi-truong/trung-quoc-thua-nhan-dap-tam- hiep-gay-nhieu-hau-qua-2195535.html Link
18. Nguyễn Xuân Thịnh (2014). Phát triển thủy lợi nội đồng có sự tham gia của cộng đồng, bản tin kỹ thuật nghề nông của báo điện tử nông nghiệp. Truy cập ngày 20/10/2015 từ http://m.nongnghiep.vn/phat-trien-thuy-loi-noi-dong-co-su-tham-gia-cua-cong-dong-post136907.html Link
19. Nguyễn Xuân Tiệp (2007). Thủy lợi phí, miễn giảm như thế nào, bản tin quản lý xây dựng của Vncold ngày 03/7/2007. Truy cập ngày 15/10/2015 từ http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=325 Link
25. Thư viện học liệu mở Việt Nam (2014) Vai trò ngành thủy lợi. Truy cập ngày 20/10/2015 từ http://voer.edu.vn/m/vai-tro-nghanh-thuy-loi/3f6c9c2d Link
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002). Công trình thuỷ lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế, Hà Nội Khác
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế, Hà Nội Khác
3. Chính phủ (2013). Quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng chống lụt bão, Hà Nội Khác
4. Cục quản lý và Công trình thủy lợi (1996). Những vấn đề đặt ra đối với chính sách thuỷlợi phí ở nước ta. Bộ Nông nghiệp & PTNN, Hà Nội Khác
5. Đỗ Kim Chung (2003). Giáo trình dự án phát triển nông thôn. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội Khác
6. Đoàn Thế Lợi và Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Thị Thùy Linh (2013). Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý khai thác công trình thủy lợi. Tạp chí khoa học và công nghệ thủy lợi, 18: 3 – 7 Khác
8. Hoàng Hùng (2001). Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng, quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi nhỏ có sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi tại tỉnh Quảng Bình. Luận án tiến sỹ. Học viện nông nghiệp Việt Nam, 150 tr Khác
9. Hoàng Mạnh Quân (2007). Giáo trình lập và quản lý dự án phát triển nông thôn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
11. Lê Văn Nghị (1998). Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi nhỏ huyện An Hải – Thành phố Hải Phòng. Luận văn thạc sỹ.Học viện nông nghiệp Việt Nam, 120 tr Khác
12. Lê Văn Nghị (2004). Nghiên cứu phân cấp quản lý công trình thuỷ nông ở Thành phố Hải Phòng. Luận án tiến sỹ. Học viện nông nghiệp Việt Nam, 146 tr Khác
13. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan và Nguyễn Trọng Đắc (2005). Giáo trình phát triển nông thôn. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội Khác
15. Nguyễn Bá Tuyn (1998). Quản lý – khai thác công trình thủy lợi. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội Khác
16. Nguyễn Thị Vòng (2012). Giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Luận văn Thạc sỹ.Học viện nông nghiệp Việt Nam, 145 tr Khác
17. Nguyễn Văn Sơn (2008). Quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Luận văn Thạc sỹ. Học viện nông nghiệp Việt Nam, 147 tr Khác
20. Phạm Thị Mỹ Dung (1996). Phân tích kinh tế nông nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w