Kết quả đạt được và kết luận: Sau khi phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông nội thành ở thành phố Bắc Ninh do Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN HUY NGUYÊN
QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NỘI THÀNH
Ở THÀNH PHỐ BẮC NINH TỈNH BẮC NINH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Quyễn Đình Hà
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Huy Nguyên
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế của mình, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo, Ban Đào tạo sau Đại học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm và tạo điều kiện; Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của thầy giáo, PGS.TS Quyền Đình Hà là người đã trực tiếp hướng dẫn
và đóng góp ý kiến cụ thể cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Qua đây, tôi cũng xin được cảm ơn tới Lãnh đạo Ban quản lý khu vực phát triển
đô thị, UBND thành phố Bắc Ninh, các nhà thầu thi công và các hộ dân có các tuyến đường đi qua và một số Sở, ban ngành tỉnh Bắc Ninh có liên quan đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Huy Nguyên
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
Danh mục hộp ix
Trích yếu luận văn ix
Thesis Abstract xiii
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây dựng 4
2.1.2 Đặc điểm của quản lý dự án đầu tư xây dựng 10
2.1.3 Sự cần thiết quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành 12
2.1.4 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành 13
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành 21
2.2 Cơ sở thực tiễn 23
2.2.1 Kinh nghiệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị trên thế giới 23
Trang 52.2.2 Kinh nghiệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội
thành tại Việt Nam 26
2.2.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành 30
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 32
3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 32
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Bắc Ninh 32
3.1.2 Đặc điểm Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc Ninh 40
3.2 Phương pháp nghiên cứu 47
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 47
3.2.2 Phương pháp điều tra thu thập thông tin 47
3.2.3 Phương pháp xử lý, tổng hợp 49
3.2.4 Phương pháp phân tích 50
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 50
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 52
4.1 Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành ở thành phố bắc ninh 52
4.1.1 Khái quát chung về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành ở thành phố Bắc Ninh 52
4.1.2 Thực trạng quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư 545
4.1.3 Thực trạng quản lý giai đoạn thực hiện dự án đầu tư 58
4.1.4 Thực trạng quản lý giai đoạn kết thúc đầu tư bàn giao đưa vào sử dụng 74
4.1.5 Những tồn tại, bất cập trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành 74
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đtxd công trình giao thông nội thành ở thành phố Bắc Ninh 82
4.2.1 Cơ chế chính sách pháp luật về xây dựng 82
4.2.2 Năng lực của các bên tham gia quản lý dự án ĐTXD công trình 84
4.2.3 Lựa chọn nhà thầu thi công và hợp đồng xây dựng 86
4.2.4 Lập, thẩm định phương án đền bù, giải phóng mặt bằng 87
4.2.5 Quản lý giám sát, chất lượng thi công xây dựng công trình 88
4.2.6 Cơ sở dữ liệu thông tin 91
Trang 64.3 Một số giải pháp tăng cường quản lý dự án đtxd công trình giao thông nội
thành ở thành phố bắc ninh 91
4.3.1 Giải pháp đổi mới lựa chọn tư vấn lập dự án đầu tư 91
4.3.2 Giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ dự án 94
4.3.3 Giải pháp đổi mới quản lý lập, thẩm định và phê duyệt phương án đền bù, giải phóng mặt bằng 96
4.3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế BVTC và Dự toán 99
4.3.5 Giải pháp đổi mới quy trình và chất lượng đấu thầu xây lắp 101
4.3.6 Giải pháp tăng cường quản lý giám sát, chất lượng thi công xây dựng công trình 104
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 110
5.1 Kết luận 110
5.2 Kiến nghị 110
Tài liệu tham khảo 112
Phụ lục 1126
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Diện tích và chức năng sử dụng đất thành phố Bắc Ninh 36
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp các tuyến đường chính thành phố Bắc Ninh 52
Bảng 4.2 Danh sách các dự án công trình giao thông đô thị BQL khu vực PT ĐT thực hiện làm chủ đầu tư từ năm 2010 đến 2015 53
Bảng 4.3 Danh sách một số đơn vị tư vấn lập dự án 55
Bảng 4.4 Một số dự án phê duyệt bổ sung 56
Bảng 4.5 Tình hình thẩm định một số dự án 57
Bảng 4.6 Tổng hợp một số dự án điều chỉnh TMĐT 58
Bảng 4.7 Danh sách một số đơn vị tư vấn TKBVTC - dự toán 60
Bảng 4.8 Danh sách đơn vị thực hiện thẩm tra, thẩm địnhTKBVTC và dự toán 62
Bảng 4.9 Kết quả thực hiện thẩm tra dự toán một số dự án ĐTXD công trình giao thông nội thành năm 2014-2015 64
Bảng 4.10 Bảng kết quả thực hiện thẩm định dự toán một số dự án ĐTXD công trình giao thông nội thành năm 2010-2015 66
Bảng 4.11 Kết quả đấu thầu một số gói thầu dự án ĐTXD công trình giao thông nội thành năm 2010-2011 67
Bảng 4.12 Danh sách một số đơn vị thi công và hợp đồng xây lắp 69
Bảng 4.13 Kết quả phê duyệt bổ sung một số gói thầu 70
Bảng 4.14 Kết quả tiến độ thi công một số gói thầu 71
Bảng 4.15 Giá trị quyết toán so với đấu thầu của một số dự án ĐTXD công trình giao thông nội thành năm 2010-2015 73
Bảng 4.16 Kế hoạch vốn và được ghi vốn từ năm 2011-2015 80
Bảng 4.17 Tổng hợp tình hình nợ đọng đến hết năm 2014 81
Bảng 4.18 Mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi cơ chế chính sách pháp luật 82
Bảng 4.19 Mức độ ảnh hưởng của Năng lực các bên tham gia quản lý dự án ĐTXD công trình 85
Bảng 4.20 Mức độ ảnh hưởng của lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng 87
Bảng 4.21 Mức độ ảnh hưởng của lập, thẩm định phương án đền bù, GPMB 88
Bảng 4.22 Mức độ ảnh hưởng của quản lý giám sát, chất lượng Thi công xây dựng công trình 89
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án 6
Hình 2.2 Mô hình chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án 7
Hình 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Bắc Ninh 34
Hình 3.2 Địa hình đô thị Bắc Ninh 35
Hình 3.3 Mạng lưới đường giao thông đô thị thành phố Bắc Ninh 39
Hình 3.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BQl khu vực PTĐT 42
Hình 4.1 Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại ban quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc Ninh 594
Hình 4.2 Sơ đồ mối quan hệ giữa các phòng chức năng trong giai đoạn thực hiện đầu tư 59
Hình 4.3 Sơ đồ hoàn thiện lựa chọn tư vấn lập dự án đầu tư 92
Hình 4.4 Quy trình lựa chọn nhà thầu xây lắp 102
Trang 10DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Bất cập trong tính toán lương nhân công xây dựng 76
Hộp 4.2 Bất cập trong thực hiện Nghị định 59 và Nghị định 32 77
Hộp 4.3 Ý kiến về chọn năng lực tư vấn lập dự án 78
Hộp 4.4 Tồn tại, bất cập trong giải phóng mặt bằng 79
Hộp 4.5 Kết luận Thanh tra về thanh quyết toán vốn 80
Hộp 4.6 Ý kiến về thanh toán, tạm ứng vốn của nhà thầu thi công 81
Hộp 4.7 Cơ chế, chính sách pháp luật đến quản lý dự án ĐTXD 83
Hộp 4.8 Tồn tại trong báo cáo kiểm toán về quản lý, giám sát chất lượng công trình 89
Hộp 4.9 Một số yếu tố dẫn đến dự án chậm tiến độ 90
Hộp 4.10 Hạn chế trong kết luận thanh tra về quản lý chất lượng công trình 90
Trang 11
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Huy Nguyên
Tên luận văn: Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội
thành ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành ở thành phố Bắc Ninh để đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao
và tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trong thời gian tới
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành; đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành ở thành phố Bắc Ninh; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành; đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành ở thành phố Bắc Ninh
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích hệ thống (thống kê mô tả, thống kê so sánh), phương pháp chọn điểm, phương pháp điều tra thu thập thông tin (khảo sát, điều tra và phỏng vấn), phương pháp tổng hợp xử lý kết quả khảo sát, điều tra
Kết quả đạt được và kết luận:
Sau khi phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông nội thành ở thành phố Bắc Ninh do Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc Ninh làm chủ đầu tư, Luận văn đã làm rõ, phân tích những ưu điểm và những mặt còn tồn tại, hạn chế chủ yếu trong quản lý DA ĐT xây dựng công trình giao thông trong thành phố Bắc Ninh từ đó đề xuất một số giải pháp cần đổi mới, nâng cao và tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành trong thời gian tiếp theo:
- Giải pháp đổi mới lựa chọn tư vấn lập dự án đầu tư: Các đơn vị tư vấn được
lựa chọn có đủ trình độ, năng lực kinh nghiệm và trách nhiệm để lập dự án đầu tư xây dựng công trình
- Giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ dự án:
Phân công cán bộ có đủ trình độ, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp để thực hiện công việc kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ dự án, sự phù hợp với quy
Trang 12chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đánh giá tác động môi trường, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
- Giải pháp đổi mới quản lý lập, thẩm định và phê duyệt phương án đền bù, giải
phóng mặt bằng: Phải đo vẽ diện tích thu hồi, xác định loại đất, nguồn gốc đất, kiểm đếm
tài sản trên đất bị thu hồi phải chính xác, phối hợp tốt giữa các đơn vị có liên quan và thực hiện 12 bước trong phương án đền bù, giải phóng mặt bằng
- Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế BVTC
và Dự toán: Kiểm tra đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng trong dự án phù
hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng Đánh giá tính hợp lý, tối ưu giải pháp thiết kế kết cấu công trình và kiểm tra khối lượng, áp dụng định mức, đơn giá xây dựng công trình
- Giải pháp đổi mới quy trình và chất lượng đấu thầu xây lắp: Quy trình lựa
chọn nhà thầu xây lắp phải tuân thủ Luật Đấu thầu và Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu Thông qua đấu thầu để lựa chọn nhà thầu có đủ trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và năng lực tài chính để thi công xây dựng công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ của dự án
- Giải pháp tăng cường quản lý giám sát, chất lượng thi công xây dựng công
trình: Quản lý giám sát quá trình thi công là quản lý biện pháp thi công, tiến độ, khối
lượng, an toàn lao động, môi trường xây dựng và các quy định khác; Quản lý chất lượng công trình là quản lý vật tư, vật liệu, sản phẩm xây dựng và hệ thống quản lý chất lượng theo quy định./
Trang 13THESTS ABSTRACT
Author: Nguyen Huy Nguyen
Thesis name: “Management on investment and construction projects of
transportation in internal Bacninh City, Bacninh Province”
Branch: Economy managema Code: 60.34.04.10
Training unit: Viet Nam National University of Agriculture
Target of study:
On the basis of valuating reality of management of investment and construction projects of transportation in internal Bacninh City to raise some solutions of renovating, enhancing and upgrading management on investment and construction work in the coming time
Systemizing basises of theory and reality on management of investment and construction projects of urban transportation; analyze reality of management of investment and construction projects of transportation in internal Bacninh City; analyze factors which affect managment on investment and construction projects of transportation in internal Bacninh City; raise some solutions of renovating, enhancing and upgrading management on investment and construction of transportation work in Bacninh city
Method of study:
The thesis used system analysis methods (describe statistic, comparison statistic), method of selecting point, method of investigating and collecting information (survey, investigate and interview), general method to handle with results of investigation, survey
Gains:
Base on theory and results of analysis, appraise reality of managment on investment and construction projects of transportation in internal Bacninh City which invested by Bacninh Urban Area Development Management Unit The thesis made clear some main shoftcomings and limits of managements on investment and construction projects of transportation in internal Bac Ninh city The the The thesis raise some solutions for renovating, enhancing and upgrading management on investment and construction work in the coming time:
- Solution of renovating of selecting consultant unit to set up the project:
Selected consultant units must be capable and experiences and responsibility to set up the project
Trang 14- Solution of renovating and enhancing quality of inspecting, accepting project
documents: Assign staffs who is capable and experience and responsibility, professional
ethics to take works of inspection, acceptance project document, accordance with applied
standards, norms, environment impact assessment, economic-social efficiency of the
project
- Solution of renovating management, setting up and approving compensation
and site clearance project: Area of collected land must be surveyed, define land type,
land source, inventory properties collected with land, do good cooperation between
related parties and take 12 steps of compensation and site clearance project
- Sollution of enhancing quality of verifying, appraising and approving working
drawings and estimation: Check all technical specification and used materials in the
project whhich must be accordance with applied norms and standards Appraising
charactistics of sound, optimum of structure sollution of the work and checking volume,
norm apply, price unit
- Sollution of renovating process and quality of bid of construction and
installation: Process of sellecting contractors of construction and installation must be in
accordance with Law on Bid and Decree 63/2014/NĐ-CP by State regulating some
articles of Law on Bid Sellecting contractors who are professional, experience and have
financial ability to conduct the work ensuring quality and schedule of the project
- Sollution of enhancing management, supervision quality of construction:
Management, supervision quality of construction is managing construction method,
schedule, volume, safety at work, construction environment and others; Management of
quality of the work is manage material, construction products and quality management
system at the require of laws./
Trang 15
PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây Nhà nước ta đã đầu tư rất lớn để xây dựng hệ thống HTKT, nhằm phát triển hoàn thiện hệ thống giao thông trên toàn lãnh thổ Việt Nam Về cơ bản, việc đầu tư để phát triển hoàn thiện hệ thống giao thông là quyết định đúng đắn và sáng suốt của các nhà Lãnh đạo, vì mạng lưới giao thông
là huyết mạch của đất nước, muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển các ngành nghề khác trước hết phải thông qua một hệ thống giao thông phát triển, đồng bộ và mang lại hiệu quả cao
Sau 19 năm tái lập tỉnh (năm 1997), tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng và phát triển nhanh chóng, từ một tỉnh thuần nông cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, phấn đấu đến năm 2020 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương Trong những năm qua và thời gian tới sẽ triển khai ĐTXD hệ thống HTKT, đặc biệt là các dự án ĐTXD công trình giao thông trong thành phố Bắc Ninh như: Đường Lý Thái Tổ, đường Bình Than, đường Nguyễn Quyền, đường huyền Quang, đường H khu phía Bắc thành phố (mặt cắt 100m, tổng chiều dài khoảng 15km), Cầu vượt sông Đuống nối từ Phật Tích (huyện Tiên Du) sang khu di tích lich sử Lăng mộ Kinh Dương Vương, các dự án không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về quy mô cũng như độ phức tạp Bên cạnh những kết quả đạt được còn
có một số công trình gặp sự cố, kéo dài tiến độ gây bức xúc trong nhân dân và dư luận quần chúng, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân
là quá trình thực hiện quản lý dự án chưa thực sự tốt, chưa hoàn chỉnh và còn nhiều bất cập cần phải giải quyết
Như vậy cần thiết phải phân tích một cách cụ thể và sâu sắc hiện trạng hiện nay của các BQL, trên cơ sở đó xây dựng mô hình quản lý và quy trình thực hiện dự án để đạt được hiệu quả dự án cao nhất Công tác này thực sự có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước
ta dần tiến lên xã hội chủ nghĩa nói chung
Thực tế cho thấy, đa số các dự án đầu tư XDCT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh bị chậm tiến độ, chi phí trong xây dựng cơ bản phát sinh nhiều, chất
Trang 16lượng công trình chưa đảm bảo theo yêu cầu đề ra; QLDA trong một số dự án còn mang tính chiếu lệ, hình thức dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao Để góp phần nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về QLDA, từ đó đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường quản lý các dự án ĐTXD công trình giao thông trên địa bàn thành phố sau này và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản lý
thực hiện các dự án khác, chính vì vậy tôi nghiên cứu đề tài: “Quản lý các dự án
đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông nội thành ở thành phố Bắc Ninh để đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao
và tăng cường quản lý dự án ĐTXD công trình trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông nội thành
- Đánh giá thực trạng quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông nội thành ở thành phố Bắc Ninh
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông nội thành
- Đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao và tăng cường quản lý dự
án ĐTXD công trình giao thông nội thành ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh do BQL khu vực PTĐT Bắc Ninh làm chủ đầu tư
Các văn bản QPPL, chính sách về QLDA đầu tư XDCT
Các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường liên quan đến quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông nội thành
Trang 171.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2015
- Phạm vi không gian: Các dự án ĐTXD công trình giao thông nội thành
do BQL khu vực PTĐT Bắc Ninh quản lý
- Phạm vi nội dung: Các dự án đầu tư XDCT giao thông nội thành ở thành phố Bắc Ninh bằng nguồn vốn NSNN cấp tỉnh
Trang 18PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây dựng
2.1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư
Có nhiều định nghĩa khác nhau về dự án, nhưng định nghĩa được nhiều người dùng nhất đó là: Dự án là chuỗi các sự việc tiếp nối được thực hiện trong khoảng thời gian giới hạn, ngân quỹ giới hạn để đạt được kết quả duy nhất được xác định rõ và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (Nguyễn Hữu Quốc, 2007)
Dự án đầu tư là tập hợp các biện pháp có căn cứ khoa học và cơ sở pháp
lý về mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội làm
cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được (Nguyễn Văn Chọn, 2006 )
DAĐT là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định (Quốc hội, 2014b)
Dự án ĐTXD là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo CTXD nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án ĐTXD, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ĐTXD, Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD hoặc Báo cáo KT-KT đầu tư xây dựng (Quốc hội, 2014a)
DAĐT là 1 tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới; mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp) (Bộ Giao thông Vận tải, 2000)
2.1.1.2 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Quản lý dự án ĐTXD gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí ĐTXD; ATLĐ trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và
Trang 19hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật có liên quan (Quốc hội, 2014a)
Theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản
lý dự án ĐTXD thì:
Quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Trình tự thực hiện dự án ĐTXD được chia làm 3 giai đoạn là:
Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật ĐTXD để xem xét, quyết định ĐTXD và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án
Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu CTXD hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác
Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành CTXD (Chính phủ, 2015b)
2.1.1.3 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thì căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước,
dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước
Trang 20- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự
án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước
- Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ
- Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng (Quốc hội, 2014a)
Theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ thì Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình; quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao Có các hình thức sau:
- Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án:
+ Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc giao cho BQL dự án do mình lập ra để tổ chức quản lý thực hiện dự án cụ thể như sau:
Mô hình 1: 1
Hình 2.1 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án
1 Chủ đầu tư (có hoặc không thành lập Ban quản lý dự án )
2 Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng
Trang 212 3
3 Nhà thầu thi công cung ứng và lắp đặt thiết bị
Quan hệ hợp đồng Quan hệ giám sát tác giả của tư vấn thiết kế + Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc để trực tiếp quản lý đối với dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp CTXD quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 5 (năm) tỷ đồng, dự án có sự tham gia của cộng đồng và dự án có tổng mức đầu tư dưới 2 (hai) tỷ đồng do UBND cấp xã làm chủ đầu tư
+ Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để giám sát thi công và tham gia nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành Chi phí thực hiện dự án phải được hạch toán riêng theo quy định của pháp luật
- Hình thức chủ đầu tư thuê tổ chức quản lý dự án:
+ Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư ký hợp đồng thuê một pháp nhân khác làm tư vấn quản lý dự án với mô hình sau:
Quan hệ theo dõi giám sát
4
Hình 2.3 Mô hình chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
+ Trường hợp BQL dự án chuyên ngành, BQL khu vực PTĐT không đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP để thực hiện
+ Đối với các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công
ty nhà nước nếu không đủ điều kiện năng lực để quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc vốn khác thì được thuê tổ chức,
cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP để thực hiện
Trang 22+ Tổ chức tư vấn QLDA có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn
bộ các nội dung QLDA theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư
+ Tổ chức tư vấn QLDA được lựa chọn phải thành lập văn phòng QLDA tại khu vực thực hiện dự án và phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan
+ Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn QLDA,
xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn QLDA với các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án (Chính phủ, 2015b)
2.1.1.4 Khái niệm về công trình giao thông nội thành
Xây dựng các công trình giao thông đô thị phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuân thủ các quy định của QCXDVN 01:2008/BXD “Quy hoạch xây dựng” Hệ thống các công trình giao thông đô thị phải đảm bảo cho xe chữa cháy tiếp cận tới các công trình xây dựng, tiếp cận tới các họng cấp nước chữa cháy (Bộ Xây dựng, 2010)
Giao thông là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện (Bộ Giao thông, Vận tải, 2000)
Giao thông đô thị là tập hợp các công trình, các phương tiện, các con đường đảm bảo sự liên hệ thuận lợi giữa các khu vực trong thành phố với nhau
và giữa thành phố với các khu vực bên ngoài
Các loại hình giao thông: Giao thông đối nội, giao thông đối ngoại
- Giao thông đối nội: Là sự liên hệ bên trong của đô thị, là sự giao thông nội bộ của đô thị; lưu lượng người và phương tiện giao thông lớn, thành phần phức tạp, phân bố không đều trên các đoạn đường, tuyến đường và dễ thay đổi (Phan Cao Thọ, 2005)
- Giao thông đối ngoại: Là sự liên hệ giữa đô thị với bên ngoài, giữa các
đô thị với nhau và giữa đô thị với các vùng khác trong và ngoài nước (Phan Cao Thọ, 2005)
Giao thông nội thành là hệ thống các loại đường nằm trong nội bộ thành phố thuộc phạm vi địa giới hành chính của một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài ra còn có hệ thống giao thông tĩnh trong nội thành bao gồm nhà ga, bến ô tô, các điểm đỗ xe…Như vậy các công trình giao thông nội thành
Trang 23phải xây dựng đồng bộ từ đường, vỉa hè, điện chiếu sáng, cây xanh, biển báo giao thông, hệ thống thoát nước để đảm bảo giao thông an toàn và hiệu quả
2.1.1.5 Một số khái niệm khác có liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng
và an toàn của công trình (Chính phủ, 2015a)
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả
dự án, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguồn vốn sử dụng Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ theo từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng và mặt bằng giá thị trường (Quốc hội, 2014a)
Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng (Quốc hội, 2014a)
Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu
tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, phê duyệt (Quốc hội, 2014a)
Thẩm tra là việc kiểm tra, đánh giá về chuyên môn của tổ chức, cá nhân
có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở cho công tác thẩm định (Quốc hội, 2014a)
Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng (Quốc hội, 2014a)
Thiết kế cơ sở là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu
tư xây dựng trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo (Quốc hội, 2014a)
Trang 24Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình (Quốc hội, 2014a)
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng (Quốc hội, 2014a)
2.1.2 Đặc điểm của quản lý dự án đầu tư xây dựng
2.1.2.1 Đặc điểm chung của dự án đầu tư xây dựng
Từ khái niệm về dự án, DAĐT tại Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định
số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án ĐTXD, ta có các đặc điểm chung của dự án ĐTXD như sau:
- DAĐT có mục đích, kết quả xác định là kết quả hay một sản phẩm được mong đợi Mục tiêu của dự án thường được xác định dưới góc độ phạm vi, kế hoạch và chi phí
- DAĐT có chu kỳ phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn DADT cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc
- Sản phẩm của DAĐT mang tính đơn chiếc Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả có được của DAĐT không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt mà có tính khác biệt cao Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất
- DAĐT liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với QLDA Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên liên quan như Chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ quan quản lý nhà nước…
- DAĐT sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau như: nhân lực, các tổ chức, thiết bị, nguyên vật liệu và tiện nghi khác
- Tính bất định và độ rủi ro cao Hầu hết các dự án đều đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn để thực hiện trong khoảng thời gian nhất định Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro cao
Trang 252.1.2.2 Đặc điểm riêng của dự án đầu tư xây dựng công trình
Ngoài các đặc điểm chung của dự án trên, dự án đầu tư XDCT còn có các đặc điểm riêng như:
Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng; Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp; Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự
án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án (Quốc hội, 2014a)
2.1.2.3 Đặc điểm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành
Căn cứ vào Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05/02/2010 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (QCVN 07:2010) thì quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông nội thành có các đặc điểm sau:
- Lưu lượng xe chạy (hay lưu lượng giao thông) là số lượng xe chạy qua một mặt cắt ngang đường trong một đơn vị thời gian Đơn vị tính là xe/ng.đ hoặc xe/h, ký hiệu: Nxe/ng.đ, Nxe/h
- Lưu lượng xe thiết kế bình quân ngày đêm trong năm tính toán là lưu lượng xe trong 1 ngày đêm được quy đổi ra xe con của năm tính toán, có thứ nguyên Xe q.đ/ng.đ, lưu lượng này dùng để chọn cấp đường (Nxe q.đ/ng.đ)
- Khả năng thông hành (hay khả năng thông xe) là lưu lượng xe lớn nhất
có thể chạy trên một làn xe đảm bảo an toàn, có thứ nguyên là Xe q.đ/h-làn Khả năng thông hành dùng để tính số làn xe cần thiết của mặt cắt ngang đường, đánh giá chất lượng dòng xe, tổ chức giao thông
- Tốc độ thiết kế (V TK) là tốc độ dùng để tính toán các chỉ tiêu hình học giới hạn của đường dùng trong thiết kế bảo đảm điều kiện về tầm nhìn, bán kính đường cong tối thiểu v.v…
- Tốc độ lý thuyết (V LT) là tốc độ lớn nhất xe đơn chiếc (trong điều kiện vắng xe) có thể chạy Tốc độ lý thuyết được sử dụng để đánh giá chất lượng khai thác của các phương án đường Tốc độ lý thuyết lớn hơn tốc độ thiết kế
Trang 26- Tốc độ lưu hành cho phép (V LH) là tốc độ cho phép lưu hành trên một đoạn đường nào đó do cơ quan quản lý đường quy định để đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế tai nạn
- Tốc độ khai thác trung bình của tuyến đường (VKT) là tốc độ trung bình của tuyến đường có xét đến tất cả các điều kiện có ảnh hưởng tới tốc độ thực tế
xe chạy như: mật độ xe, thành phần xe, điều kiện của đường, yêu cầu hạn chế tốc
độ khi qua khu dân cư đông đúc, giảm tốc, chờ xe ở các nơi giao nhau cùng mức v.v…, tốc độ khai thác trung bình của tuyến đường nhỏ hơn tốc độ thiết kế và tốc
độ lý thuyết
- Đường ngoài đô thị là đường chạy ngoài phạm vi đô thị
- Đường đô thị là đường nằm trong phạm vi đô thị, thuộc mạng lưới giao thông nội thị
- Đường cao tốc đô thị là đường trục cấp đặc biệt, phục vụ giao thông đô thị với tốc độ cao, giao thông liên tục không bị gián đoạn ở các nơi giao cắt, an toàn giao thông cao
- Đường trục chính đô thị là đường trục chính của toàn đô thị hoặc một khu đô thị lớn và nối với đường cao tốc hay đường vành đai đô thị
- Đường trục đô thị là đường trục phục vụ giao thông trong khu đô thị
và nối với đường trục chính đô thị Đường trục khu đô thị bao gồm cả đường ngang và đường bên có chức năng thu gom lượng giao thông từ hệ thống đường nội bộ khu đô thị lên đường trục chính đô thị, nhằm ngăn không cho các phương tiện giao thông tự do ra vào đường trục chính đô thị (Bộ Xây dựng, 2010)
2.1.3 Sự cần thiết quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành là một lĩnh vực quan trong trong quản lý DAĐT xây dựng gồm quản lý về phạm vi,
kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình với mục đích nâng cao quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông nội thành:
Trang 27- Bảo đảm ĐTXD công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh
- Bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng
- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường
- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
- Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình xây dựng
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng (Quốc hội, 2014a)
2.1.4 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành
Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư xây dựng được trải qua 3 giai đoạn: Chuẩn bị dự án đầu tư; Thực hiện dự án đầu tư và Kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng
2.1.4.1 Quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư
Giai đoạn chuẩn bị DAĐT: Giai đoạn này thực hiện việc lựa chọn đơn
vị tư vấn lập DAĐT; tổ chức thẩm định DAĐT; trình duyệt DAĐT, kết quả của giai đoạn này là DAĐT được người quyết định đầu tư phê duyệt Trình tự thực hiện của giai đoạn này cụ thể được quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-
CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án ĐTXD
a) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014 để trình người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định dự án, quyết định đầu tư Nội dung của lập dự án ĐTXD gồm:
- Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu ĐTXD, địa điểm xây dựng
và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức ĐTXD
Trang 28- Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường
- Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, GPMB, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác
- Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án
- Các nội dung khác có liên quan (Quốc hội, 2014a)
b) Thẩm định, phê duyệt dự án và quyết định đầu tư
Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án đến người quyết định đầu tư, đồng thời gửi tới
cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định dự án Hồ sơ trình thẩm định Dự án ĐTXD công trình bao gồm: Tờ trình thẩm định dự án; hồ sơ dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở; các văn bản pháp lý có liên quan (Chính phủ, 2015b)
Theo Điều 58 Luật Xây dựng năm 2014, thẩm định dự án đầu tư xây dựng gồm thẩm định thiết kế cơ sở và nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở gồm:
- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng; tổng mặt bằng được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến;
- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí địa điểm xây dựng, khả năng kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
- Sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ được lựa chọn đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công nghệ;
- Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo
vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
- Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế;
Trang 29- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề của cá nhân tư vấn lập thiết kế;
- Sự phù hợp của giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng mục công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở (Quốc hội, 2014a)
2.1.4.2 Quản lý giai đoạn thực hiện dự án đầu tư
a) Quản lý khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán
Theo Điều 74 Luật Xây dựng năm 2014, khảo sát xây dựng phải thực hiện
và đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng
- Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm
vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng
- Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định
- Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt
- Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát (Quốc hội, 2014a)
Theo Điều 23 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ,
Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều loại công trình, mỗi loại công trình
có một hoặc nhiều cấp công trình Tùy theo loại, cấp của công trình và hình thức thực hiện dự án, việc quy định số bước thiết kế xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định, cụ thể như sau:
- Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
- Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng;
Trang 30- Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng, có quy
mô lớn, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công phức tạp;
- Thiết kế theo các bước khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế
- Công trình thực hiện trình tự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế ở bước trước
- Trường hợp thiết kế ba bước, nếu nhà thầu thi công xây dựng có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thì được phép thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công (Chính phủ, 2015b)
Thiết kế BVTC là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công XDCT
b) Quản lý thẩm định, thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán
Quản lý thẩm định, thẩm tra TKBVTC và dự toán được thực hiện theo Điều 83 của Luật Xây dựng năm 2014 như sau:
- Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bước sau so với thiết kế xây dựng bước trước:
+ Thiết kế kỹ thuật so với thiết kế cơ sở
+ Thiết kế bản vẽ thi công so với thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết
kế ba bước, so với thiết kế cơ sở trong trường hợp thiết kế hai bước hoặc so với nhiệm vụ thiết kế trong trường hợp thiết kế một bước
- Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình
- Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình
- Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận
- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ
- Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ
Trang 31- Sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công trình; xác định giá trị dự toán công trình
- Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng (Quốc hội, 2014a)
c) Quản lý lựa chọn nhà thầu xây lắp và hợp đồng xây dựng
Việc quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng được thực hiện theo quy định của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án ĐTXD; Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng và các văn bản hướng dẫn
d) Quản lý giám sát, chất lượng thi công xây dựng công trình
Quản lý thi công XDCT bao gồm QLCL xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công XDCT, quản lý ATLĐ trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng Riêng QLCL xây dựng được thực hiện theo các quy định của Nghị định về QLCL công trình xây dựng (Chính phủ, 2015b):
* Quản lý chất lượng thi công xây dựng
Theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng:
Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử
và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng Trình
tự và trách nhiệm thực hiện của các chủ thể được quy định như sau:
- Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng
- Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình
- Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình
- Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình
Trang 32- Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình
- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng
- Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng
- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền
- Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình
và bàn giao công trình xây dựng (Chính phủ, 2015a)
* Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình được thực hiện theo Điều
32 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án ĐTXD:
- Công trình xây dựng trước khi triển khai phải có tiến độ thi công xây dựng Tiến độ thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập phải phù hợp với tiến
độ tổng thể của dự án được chủ đầu tư chấp thuận
- Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm
- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án
- Trường hợp xét thấy tiến độ tổng thể của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định điều chỉnh tiến độ tổng thể của dự án
- Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất lượng công trình Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng (Chính phủ, 2015b)
Trang 33* Quản lý khối lượng và chi phí đầu tư xây dựng công trình
Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình được thực hiện theo Điều 33 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý
- Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình
- Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán (Chính phủ, 2015b)
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả
dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình (Chính phủ, 2015a)
Trang 34+ Các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải được bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn
+ Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường Khi xảy ra sự cố mất an toàn phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đến khi khắc phục xong mới được tiếp tục thi công, Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
+ Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tập huấn các quy định về an toàn lao động Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận huấn luyện
an toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động Nghiêm cấm
sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động
+ Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường
+ Khi có sự cố về ATLĐ, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ATLĐ theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm ATLĐ gây ra
- Quản lý VSMT
+ Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường Đối với những CTXD trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định
+ Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, VSMT
+ Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Trường hợp nhà thầu thi
Trang 35công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư,
cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường
+ Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra (Chính phủ, 2015b)
2.1.4.3 Quản lý giai đoạn kết thúc đầu tư, bàn giao đưa vào sử dụng
Giai đoạn kết thúc xây dựng, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng: giai đoạn này bao gồm các công việc cụ thể như sau: Thực hiện việc hoàn công công trình, tổ chức kiểm định, thử tải và bàn giao công trình; kiểm toán, quyết toán công trình; báo cáo hoàn thành công trình (Chính phủ, 2015b)
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành
Theo Khoản 10 Điều 3 của Luật Xây dựng thì “Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết
bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình HTKT
và công trình khác” (Quốc hội, 2014a)
Các đặc điểm của XDCT giao thông đã có tác động rất lớn đến việc tổ chức sản xuất xây dựng, dẫn đến đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng mang những đặc thù khác hẳn những ngành sản xuất khác Vì vậy, cần phải nắm rõ những đặc điểm này để lưu ý những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức XDCT giao thông nội thành
2.1.5.1 Cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý xây dựng
Có thể thấy rằng các nhân tố về cơ chế, chính sách của nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng QLDA Môi trường pháp luật ổn định, không
có sự chồng chéo của các văn bản, không có hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực thì
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý dự án ĐTXD công trình (Quốc hội, 2014a)
2.1.5.2 Năng lực của các bên tham gia quản lý dự án ĐTXD công trình
Trình độ của cán bộ quản lý là quan trọng nhất đối với công tác QLDA bởi vì một dự án có thành công hay không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý và kinh nghiệm thực tế của cán bộ quản lý
Trang 36Tùy thuộc vào quy mô dự án, thời gian thực hiện, công nghệ sử dụng mà lựa chọn mô hình quản lý bao gồm số lượng cán bộ chuyên môn phù hợp nhằm đảm bảo mô hình quản lý năng động, hiệu quả, phù hợp với những thay đổi của môi trường cạnh tranh (Quốc hội, 2014a)
- Lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án, khảo sát TKBVTC và dự toán
- Quản lý kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ dự án ĐTXD công trình
- Quản lý thẩm tra, thẩm định phê duyệt TKBVTC và dự toán
2.1.5.3 Lựa chọn nhà thầu thi công và hợp đồng xây dựng
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Quốc hội, 2013a)
Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn trong thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa bên mời thầu với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm thường xuyên; giữa đơn vị mua sắm tập trung hoặc giữa đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm tập trung; giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn và doanh nghiệp dự
án trong lựa chọn nhà đầu tư (Quốc hội, 2013a)
2.1.5.4 Lập thẩm định phương án đền bù, giải phóng mặt bằng
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người
sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Quốc hội, 2013b)
Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất (Quốc hội, 2013b)
Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất (Quốc hội, 2013b)
2.1.5.5 Quản lý giám sát, chất lượng thi công xây dựng công trình
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của hoạt động này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện ĐTXD công
Trang 37trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình (Chính phủ, 2015a)
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức QLCL công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức QLDA, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu
tư trong quá trình thực hiện ĐTXD công trình theo quy định Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng theo quy định của pháp luật (Chính phủ, 2015a)
Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự QLCL các công việc xây dựng do mình thực hiện Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm QLCL công việc do nhà thầu phụ thực hiện Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công (Chính phủ, 2015a)
2.1.5.6 Cơ sở dữ liệu thông tin
Việc áp dụng công nghệ thông tin sẽ làm tăng suất lao động, tiết kiệm thời gian như sử dụng Internet sẽ khai thác được các dữ liệu về các nguồn, giá vật liệu, máy móc thiết bị thi công, quản lý được hệ thống dữ liệu của các đơn vị tham gia dự án, cập nhật được văn bản QPPL về xây dựng một cách thường xuyên và nhanh chóng
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Kinh nghiệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông
đô thị trên thế giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm ở Trung Quốc
Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về đầu tư công năm 2013 của Chính phủ (2013) ở Trung Quốc như sau:
Ở Trung Quốc quản lý đầu tư công được phân theo 04 cấp ngân sách: (1) cấp Trung ương, (2) cấp tỉnh, (3) cấp thành phố, (4) cấp huyện và thị trấn Cấp có thẩm quyền của từng cấp ngân sách có quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn từ ngân sách của cấp mình Đối với các DAĐT sử dụng vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên phải lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan của ngân sách cấp trên trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Việc thẩm định các DAĐT ở tất cả các bước (chủ trương đầu tư, báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật và tổng khái toán, thiết kế thi công và tổng dự toán, đấu thầu ) đều thông qua Hội đồng thẩm định của từng
Trang 38cấp và lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cùng cấp
và cấp trên nếu có sử dụng vốn hỗ trợ của ngân sách cấp trên
Hội đồng thẩm định của từng cấp do cơ quan được giao kế hoạch vốn đầu
tư thành lập ( Cơ quan quản lý chuyên ngành) Thành viên Hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia có chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực dự án yêu cầu, được lựa chọn theo hình thức rút thăm từ danh sách các chuyên gia được lập, quản lý ở từng cấp theo từng phân ngành Các chuyên gia này được xác định là có trình độ chuyên môn thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định từng dự án cụ thể
Trung Quốc có phân loại dự án quan trọng quốc gia trên cơ sở các tiêu chí
về quy mô tổng mức đầu tư, quy mô tác động kinh tế - xã hội, môi trường của dự
án và quy mô sử dụng các nguồn tài nguyên, khoáng sản của quốc gia Ví dụ: Quốc Vụ viện Trung Quốc phê duyệt các dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách nhà nước từ 1 tỷ nhân dân tệ trở lên (tương đường khoảng 2.000 tỷ đồng) và các
dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước và có tổng mức đầu tư từ 5 tỷ nhân
dân tệ trở lên (tương đương khoảng 10.000 tỷ đồng) (Chính phủ, 2013)
2.2.1.2 Kinh nghiệm ở Nhật Bản
Tại Nhật Bản, các cơ quan quản lý và điều hành đầu tư công ngoài Chính phủ và các tập đoàn công cộng, cơ quan chính quyền quận, thành phố còn có sự tham gia của các tổ chức hợp tác đầu tư giữa nhà nước và tư nhân
Nhật bản có một hệ thống quy phạm pháp luật quy định chặt chẽ công tác giám sát thi công và cơ cấu hệ thống kiểm tra như Luật thúc đẩy đấu thầu
và hợp đồng hợp thức đối với các công trình công chính, Luật tài chính công, Luật thúc đẩy công tác đảm bảo chất lượng công trình công chính các tiêu chuẩn kỹ thuật dùng cho kiểm tra sẽ do các cục phát triển vùng biên soạn, còn nội dung kiểm tra công tác giám sát do cán bộ nhà nước (ở đây là Bộ MLIT) trực tiếp thực hiện Công tác quản lý thi công tại công trường góp phần quan trọng vào quản lý chất lượng công trình xây dựng Quản lý thi công tại công trường gồm giám sát thi công và kiểm tra công tác thi công xây dựng, với những nội dung về sự phù hợp với các điều kiện hợp đồng, tiến trình thi công,
độ an toàn lao động (Trần Đình Hà, 2014)
2.2.1.3 Kinh nghiệm ở Hàn Quốc
Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về đầu tư công năm 2013 của Chính phủ (2013) ở Hàn Quốc như sau:
Trang 39Trong hệ thống quản lý đầu tư công của Hàn Quốc, Trung tâm Quản
lý đầu tư hạ tầng công - tư (Public and Private Infrastructure Investment Mângement Center - PIMAC, thành lập tháng 01/2005) thuộc Viện Phát triển Hàn Quốc (Korea Development Institute – KDI) là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (PFS) đối với các dự án đầu tư công có quy mô lớn và Bộ Chiến lược và tài chính chịu trách nhiệm thẩm định, thông qua bỏ hoặc chuyển sang giai đoạn nghiên cứu khả thi các dự án này, bao gồm:
- Dự án dùng vốn ngân sách Trung ương có tổng mức đầu tư từ 50 tỷ won (tương đương 50 triệu USD) trở lên, bao gồm cả dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và không xây dựng cơ sở hạ tầng như các chương trình đầu tư nghiên cứu phát triển (R&D) và phúc lợi xã hội;
- Dự án dùng vốn ngân sách của địa phương và các dự án hợp tác công tư (PPP) có nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương trên 30 tỷ won (khoảng 30 triệu USD)
Sau khi Bộ Chiến lược và Tài chính thẩm định, Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án nêu trên sẽ được trình ra Quốc hội Hàn Quốc xem xét, quyết định (Chính phủ, 2013)
2.2.1.4 Kinh nghiệm ở Vương quốc Anh
Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về đầu tư công năm 2013 của Chính phủ (2013) ở Vương Quốc Anh như sau:
Ở Vương quốc Anh, các dự án đường bộ trị giá trên 500 triệu Bảng Anh (tương đương khoảng 16.500 tỷ đồng) cần được Bộ Tài chính phê duyệt công khai, trong khi mức độ tham gia của Bộ Tài chính vào quá trình rà soát thẩm định các dự án giao thông khác còn phụ thuộc vào quy mô và sự phức tạp của dự án
Ở Ai-Len và Vương quốc Anh, các dự án cơ sở hạ tầng lớn là đối tượng điều trần công khai trước khi kết thúc giai đoạn thẩm định
Việc kiểm tra đánh giá hoàn thành dự án được thực hiện thông quan chính sách hậu kiểm, đánh giá hoàn thành dự án là đánh giá tác động của dự án đầu tư xây dựng dựa trên kết quả đầu ra Bên cạnh đó, cơ chế rà soát đặc biệt được thực hiện nhằm phát hiện những nhân tố mang tính hệ thống ảnh hưởng tới chi phí và chất lượng của dự án
Trang 40Tại Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Chi Lê, AiLen các dự án đầu tư phải được kiểm toán đều áp dụng cơ chế cụ thể để xúc tiến rà soát thực hiện dự án nếu
có sự thay đổi cơ bản về chí phí tiến độ và lợi nhuận ước tính của dự án Ví dụ ở Hàn Quốc các dự án được tự động thẩm định lại nếu chi phí thực tế tăng thêm trên 20%; ở Chi Lê nếu giá bỏ thầu thấp nhất cao hơn giá trị dự toán từ 10% trở lên thì dự án đó sẽ bị thẩm định lại (Chính phủ, 2013)
2.2.2 Kinh nghiệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nội thành tại Việt Nam
2.2.2.1 Kinh nghiệm ở tỉnh Thanh Hóa
Trong 9 tháng đầu năm 2015, tình hình thực hiện các DAĐT từ nguồn vốn NSNN, trái phiếu chính phủ của tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định; giá trị khối lượng thực hiện 9 tháng ước đạt 2.672 tỷ đồng, bằng 65% kế hoạch (cùng
kỳ đạt 63%); tính đến ngày 30/9/2015, giải ngân đạt 3.002 tỷ đồng, bằng 72% kế hoạch (cùng kỳ bằng 61% kế hoạch) Một số nguồn vốn, chương trình, dự án có tiến độ thực hiện và giải ngân đảm bảo kế hoạch như: Vốn cân đối ngân sách tỉnh (giải ngân đến 30/9/2015 đạt 89%); Chương trình giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản (99%); vốn trái phiếu chính phủ lĩnh vực thủy lợi (84%); Phát triển và bảo vệ rừng bền vững (78%) Đã hoàn thành đưa vào sử dụng 255 công trình (bao gồm cả các công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới), trong đó có một số công trình lớn, quan trọng như: Thư viện tỉnh, Trung tâm hội chợ - triển lãm - quảng cáo tỉnh, tạo thêm điểm nhấn cảnh quan đô thị; đã cải tạo, nâng cấp, sửa chữa được hơn 80
km đường giao thông nông thôn; 80 km quốc lộ và tỉnh lộ; tăng thêm năng lực tưới cho 6.500 ha, tiêu 9.3000 ha; xây dựng mới hoàn thành 9,6 km đê, kè biển; 4,7 km đê cửa sông; trồng mới 11,8 nghìn ha rừng góp phần tăng thêm năng lực sản xuất; cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh (Xuân Nghĩa, 2015)
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ còn những hạn chế, như: Tiến độ giải ngân của một số nguồn vốn, chương trình dự án đạt thấp so với kế hoạch; lũy kế tiến độ thực hiện của nhiều dự án, gói thầu còn chậm so với hợp đồng; việc huy động, bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA, dự án Trung ương
hỗ trợ có mục tiêu còn hạn chế (Xuân Nghĩa, 2015)