1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang

103 288 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: + Phương pháp điều tra, thu thập số liệu - Thu thập số liệu tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính- Kế hoạch, Phòng Thống kê, Trun

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐỨC HUY

QUẢN LÝ ĐẤT DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn hoặc công trình khoa học nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Huy

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình điều tra, nghiên cứu đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi

đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và

sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương

Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới Thầy giáo PGS.TS Trần Đình Thao người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện

đề tài

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế

và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tập thể Phòng Tài nguyên

và Môi trường huyện Tân Yên, Trung tâm phát triển Quỹ đất và Cụm công nghiệp, các phòng, ban, cán bộ và nhân dân các xã, thị trấn trong huyện Tân Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành cuốn luận văn này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Huy

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các cụm, từ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Trích yếu luận văn vii

Thesis Abstract ix

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: 3

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đất dự án 4

2.1 Lý luận về quản lý đất dự án 4

2.1.1 Các khái niệm có liên quan 4

2.1.2 Vai trò của quản lý đất dự án 8

2.1.3 Nội dung nghiên cứu về quản lý đất dự án 9

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất dự án 13

2.2 Cơ sở thực tiễn của quản lý đất dự án 14

2.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất ở một số nước trên thế giới 14

2.2.2 Công tác quản lý đất đai một số tỉnh, thành ở Việt Nam 17

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 20

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 20

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 20

3.1.2 Điều kiện hạ tầng- kinh tế- xã hội 22

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 24

3.1.4 Tình hình phát triển các Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện 26

3.2 Phương pháp nghiên cứu 28

3.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 28

Trang 5

3.2.2 Xử lý số liệu điều tra 30

3.2.3 Phương pháp so sánh 30

3.2.4 Phương pháp phân tổ thống kê 30

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 30

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 32

4.1 Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Tân Yên 32

4.1.1 Công tác quản lý đất đai của huyện Tân Yên 32

4.1.2 Thực trạng sử dụng đất đai 34

4.1.3 Lược sử thu hồi đất phục vụ dự án trên địa bàn huyện 37

4.2 Thực trạng công tác quản lý đất dự án trên địa bàn huyện 38

4.2.1 Quy hoạch sử dụng đất dự án 38

4.2.2 Thu hồi đất, giải phóng mặt bằng bàn giao đất cho các dự án 48

4.2.3 Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng đất dự án 58

4.2.4 Đánh giá, điều chỉnh và thu hồi đất dự án không hiệu quả 6161

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất dự án 6464

4.3.1 Chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý đất dự án 6464

4.3.2 Năng lực của cán bộ quản lý 6666

4.3.3 Năng lực thực hiện dự án của các doanh nghiệp 6767

4.3.4 Huy động nguồn lực, sự tham gia của các bên liên quan 6868

4.4 Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý đất dự án 6868

4.4.1 Nhóm giải pháp đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 6868

4.4.2 Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng bàn giao đất cho các dự án 7171

4.4.3 Nhóm giải pháp xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp 7777

4.4.4 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cán bộ 7979

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 8181

5.1 Kết luận 8181

5.2 Kiến nghị 8282

5.2.1 Kiến nghị với tỉnh 8282

5.2.2 Kiến nghị với huyện 8282

Tài liệu tham khảo 8383

Phụ lục 88

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Yên từ năm

2011 đến năm 2015 23

Bảng 3.2 Tổng hợp các nhóm đối tượng điều tra 29

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Tân Yên năm 2015 34

Bảng 4.2 Kết quả thu hồi đất thực hiện dự án trên địa bàn huyện 37

Bảng 4.3 Quy hoạch xây dựng mới dự án các công trình Trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp đến năm 2020 39

Bảng 4.4 Quy hoạch xây dựng mới dự án các công trình Quốc phòng đến năm 2020 của huyện Tân Yên 40

Bảng 4.5 Quy hoạch xây dựng các công nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên 41

Bảng 4.6 Một số công trình văn hóa dự kiến xây dựng và mở rộng 44

Bảng 4.7 Quy hoạch đất dự án xây dựng các cơ sở y tế đến năm 2020 của huyện Tân Yên 45

Bảng 4.8 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2012 – 2015 47

Bảng 4.9 Tổng hợp kết quả thu hồi đất theo năm (thẩm quyền huyện) 50

Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả bồi thường khi nhà nước thu hồi đất 52

Bảng 4.11 Số liệu thu hồi đất dự án do Nhà nước thu hồi và dự án do Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng từ hộ gia đình, cá nhân 53

Bảng 4.12 Tổng hợp điều tra giá đất nông nghiệp một số dự án nhận chuyển nhượng của hộ 54

Bảng 4.13 Tổng hợp đánh giá của cán bộ, người dân và doanh nghiệp đối với chính sách bồi thường, GPMB 56

Bảng 4.14 Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại về đất dự án trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn 2012 – 2015 6060

Bảng 4.15 kết quả thực hiện sử dụng đất đúng mục đích của các dự án 6262

Bảng 4.16 Tổng hợp một số dự án bị thu hồi, điều chỉnh và đánh giá lại và chuyển nhượng 6363

Bảng 4.17 Trình độ cán bộ quản lý đất đai huyện Tân Yên 6666

Trang 8

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Đức Huy

Tên luận văn: “Quản lý đất dự án trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Đánh giá thực trạng sử dụng đất dự án

và công tác quản lý, sử dụng đất dự án trên địa bàn huyện Trên cơ sở đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý đất của các

dự án trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:

+ Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

- Thu thập số liệu tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính- Kế hoạch, Phòng Thống kê, Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp, Ban quản lý

dự án huyện và các cơ quan liên quan về Báo cáo thuyết minh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Báo cáo công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, ;

- Dữ liệu thứ cấp, Dữ liệu sơ cấp:

+ Xử lý số liệu điều tra

Xử lý số liệu điều tra sử dụng phần mềm Excel để tính toán

+ Phương pháp phân tổ thống kê

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm Các nhóm được chia theo chi tiêu đánh giá như nhóm các dự án trong cụm công nghiệp; nhóm các dự án ngoài cụm công nghiệp (các điểm công nghiệp); Nhóm các dự án xây dựng hạ tầng công cộng; nhóm các dự án cụm dân cư tập trung tại các xã, thị trấn

- Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:

+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đất dự án thông qua các khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung quản lý đất dự án, công tác kiểm tra, thanh tra, đối với công tác quản lý đất dự án và các yếu ảnh hưởng đến quản lý đất dự án

+ Thực trạng công tác quản lý đất dự án trên địa bàn huyện; kết quả thực hiện các nội dung quản lý đất dự án: công tác quy hạch sử dụng đất giao cho các dự án; thu

Trang 9

hồi đất, giải phóng mặt bằng bàn giao đất cho các dự án, kiểm tra giám sát và đánh giá, thu hồi các dự án sử dụng đất không hiệu quả

+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất dự án: Chính sách quy định của Nhà nước về quản lý đất dự án, năng lực của cán bộ quản lý và năng lực thực hiện

dự án của các doanh nghiệp

+ Trên cơ sở phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác qủan lý đất dự án đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu lực của công tác quản lý đất dự

án gồm: Nhóm giải pháp đối với quy hoạch sử dụng đất; nhóm giải pháp về thu hồi đất giải phóng mặt bằng bàn giao đất cho dự án; nhóm giải pháp về xây dựng hạ tầng cụm công ghiệp và nhóm giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ

Trang 10

THESIS ABSTRACT

Author Name: Nguyen Duc Huy

Thesis title: “Land Management Project, Tan Yen district, Bac Giang province”

Specialization: Economic Management Code: 60 34 04 10

Training Facility Name: Vietnam Agriculture Institute

Research purpose of the thesis: Assessment of the status of projects and land use management, land-use projects in the district On that basis, analyzes the influencing factors and propose measures to raise the effectiveness of land management projects in Tan Yen district, Bac Giang province

The research methods were used:

+ Inventory methods, data collection

- Collect data at the Department of Natural Resources and Environment, Department of Finance and Planning, Department of Statistics, Center for Land Development and Industrial Complex, District Project Management Board and the relevant bodies of Report notes on planning and land use planning; Reporting on the work of land acquisition, land allocation, land lease, ;

- Secondary data, primary data:

+ Handling survey data

Handling of survey data using Excel to calculate

+ Disaggregated statistical method

On the basis of data and documents collected, conducted subgroup The groups are divided by expenditure reviews as group projects in industrial clusters; group projects outside industrial zones (industrial sites); Group projects of public infrastructure construction; the project team concentrated residential areas in communes and towns

The research results were achieved:

+ Rationale and land management practices in the project through the concepts, characteristics, roles, content management project land, inspection, inspection, on land management plans and the major projects affecting land management project

+ Situation of land management projects in the district; results of the implementation of content management project land: the work of land use allocation

Trang 11

accounting for the projects; land acquisition, clearance of land handed over for the project, monitoring and evaluation, project recovery of inefficient land use

+ Analysis of factors affecting land management project: Policy of the State regulations on land management project, the capacity of managers and project implementation capacity of the enterprise

+ Based on the situation analysis, the factors that affect land management projects the solutions proposed to raise the effectiveness of land management projects include: Solutions for the planned use land use; solutions for land acquisition clearance of land for the project handover; solutions for building infrastructure and clusters of herbal extraction system solutions for staff capacity building

Trang 12

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Dưới góc độ kinh tế, đất đai ngày nay không chỉ được coi là tài nguyên, tài sản mà nó còn được coi là nguồn lực quan trọng đối vời bất kì quốc gia nào Tuy nhiên nói như vậy vẫn chưa đầy đủ và chưa thể hiện bản chất kinh tế của đất đai

vì đất đai còn được xem như là nguồn vốn của nền kinh tế Khi xem xét đất đai như là nguồn vốn thì các quan hệ về đất đai được mở rộng, vai trò của nó trong nền kinh tế được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và phức tạp hơn Trong nền kinh tế, bất cứ nguồn vốn nào cũng đòi hỏi phải được quản lý và sử dụng hiệu quả Đối với đất đai yêu cầu này lại càng cấp thiết hơn vì không chỉ là nguồn vốn, đất đai còn là một nguồn lực khan hiếm, do đó trong quản lý, sử dụng đòi hỏi phải tiết kiệm, đạt hiệu quả cao nhất

Đầu tư là chìa khóa của tăng trưởng kinh tế, đặc biệt đối với tạo việc làm

Dự án đầu tư chính là công cụ để thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế Dự

án đầu tư nào cũng cần phải sử dụng đến các nguồn lực, trong đó có nguồn lực đất đai và hiệu quả sử dụng đất chính là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư Giữa dự án đầu tư và đất đai có một mối quan hệ mật thiết Hiểu đúng mối quan hệ này sẽ giúp chúng ta phát huy được hết các thế mạnh và lợi thế so sánh của mình trong quá trình phát triển kinh tế

Nền kinh tế nước ta sau khi mở cửa, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO đang phát triển hết sức nhanh chóng Các dự án đầu tư trong và ngoài nước tăng nhanh

Do đó nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư cũng qua đó mà tăng cao Đây là điều đáng mừng vì đầu tư là chìa khoá của tăng trưởng kinh tế và việc làm Các dự án được thực hiện không chỉ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần sản xuất ra của cải vật chất mà còn tạo việc làm cho người lao động Không chỉ vậy các dự án đầu tư đi vào hoạt động còn góp phần vào việc khai thác đất đai, làm cho hiệu quả sử dụng đất được tăng lên Nhưng điều đó chỉ xảy ra khi các dự án được triển khai thực hiện và sử dụng đất đúng mục đích đã được quy hoạch

Trang 13

Trên thực tế có rất nhiều tổ chức, cá nhân vì một lý do nào đó không thực hiện việc đầu tư, sử dụng đất dự án theo đúng mục đích được giao làm cho hiệu quả sử dụng đất giảm

Tân Yên là huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang, trong những năm qua, cùng với các lĩnh vực khác, quản lý đất các dự án đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang nói chung và của huyện Tân Yên nói riêng Tuy nhiên công tác quản lý, sử dụng đất các dự án cũng đang bộc lộ những hạn chế, bất cập Chính sách của nhà nước đối với lĩnh vực này còn có những thiếu sót, hạn chế đã tác động ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng đất các dự án Vấn đề đặt ra hiện nay cần phải có những nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học trên cơ sở thực tiễn để từ đó phát hiện và đề xuất những giải pháp, biện pháp thúc đẩy nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất

các dự án Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý đất dự án trên địa bàn

huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất của dự án trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý đất giao cho các dự án trên địa bàn huyện trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng đất của dự án

- Đánh giá thực trạng sử dụng đất dự án và công tác quản lý, sử dụng đất

dự án trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đất các dự án trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý đất của các dự án trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Trang 14

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng đất dự án:

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dành cho các dự án;

- Thực trạng sử dụng đất của các dự án trong và ngoài các Cụm công nghiệp

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất giao cho các dự án

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Về nội dung

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

- Tìm hiểu một số văn bản pháp luật về đất đai và đầu tư thực hiện dự án tại huyện Yên, tỉnh Bắc Giang;

+ Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất thực hiện dự án;;

- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và các tác động của một số dự án đến kinh tế, xã hội của huyện Tân Yên

- Phân tích các tồn tại, hạn chế, đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất dự án Tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng đất thực hiện dự án trên địa bàn huyện Tân Yên Đi sâu vào đánh giá thực tế công tác quản lý, sử dụng đất một số dự án phát triển kinh tế - xã hội do Nhà nước thu hồi GPMB, tổ chức, tư nhân tự thỏa thuận bồi thường GPMB chuyển mục đích thuộc huyện Tân Yên

1.3.2.2 Về không gian

Đề tài được triển khai trên toàn bộ địa bàn huyện đối với tất cả các đơn vị, phòng ban tham gia công tác thu hồi, quản lý đất giao cho các dự án; các khu đất đã thu hồi để đấu giá, khu đất đã thu hồi giao cho các Doanh nghiệp, các cá nhân hoạt động kinh doanh trong và ngoài Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện

1.3.2.3 Về thời gian

Nghiên cứu trong giai đoạn 2012 - 2015

- Dự liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2012-2014

- Dự liệu sơ cấp được thu thập năm 2015

- Các giải pháp đề xuất đến năm 2020

Trang 15

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT DỰ ÁN

Nó có thể bao gồm lợi ích trên đất về mặt pháp lý cũng như những quyền theo tập quán không thành văn

Đất đai là một nguồn tài nguyên thiên nhiên, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng

Đất đai là tài sản vì đất đai có đầy đủ thuộc tính của một tài sản như: đáp ứng được nhu cầu nào đó của con người tức là có giá trị sử dụng; con người có khả năng chiếm hữu và sử dụng; là đối tượng trao đổi mua bán (tức là có tham gia vào giao lưu dân sự)…Đất đai còn được coi là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, được chuyển tiếp qua các thế hệ, và được coi là một dạng tài sản trong phương thức tích lũy của cải vật chất xã hội

Đồng thời, đất đai còn được coi là một tài sản đặc biệt vì bản thân nó không

do lao động làm ra, mà lao động tác động vào đất đai để biến nó từ trạng thái hoang hóa trở thành sử dụng vào đa mục đích Đất đai cố định về vị trí, có thời hạn về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng Bên cạnh đó, đất đai có khả năng sinh lợi vì trong quá trình sử dụng, nếu biết sử dụng và sử dụng một cách hợp lý thì giá trị của đất (đã được khai thác sử dụng) không những không mất đi

mà còn có xu hướng tăng lên (Hồ Thị Lam Trà và Nguyễn Văn Quân, 2006)

Trang 16

- Bằng các quy định về quyền sở hữu đất đai ghi nhận tại Hiến pháp 1992

và Luật Đất đai năm 2003 quy định: Nhà nước đã trao quyền sử dụng đất cho các

tổ chức và cá nhân thông qua các hình thức nhận giao đất không thu tiền, giao đất

có thu tiền, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất và họ trở thành người

có quyền sử dụng đất chứ không phải người có quyền sở hữu đất đai Khi chuyển giao đất cho người sử dụng đất, tùy thuộc vào các hình thức sử dụng đất khác nhau mà Nhà nước cho phép các chủ thể sử dụng đất khác nhau được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước (Luật Đất đai 2003, 2003) Như vậy, chủ thể thực hiện quyền sử dụng đất với tư cách là chủ thể sử dụng đất chứ không phải với tư cách chủ sở hữu Với tư cách là người đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai thông qua các quyền năng được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện, đó là: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt Tuy nhiên, không phải tự bản thân Nhà nước trực tiếp chiếm hữu, sử dụng đất đai để khai thác những thuộc tính vốn có của đất mà Nhà nước giao cho người sử dụng đất sử dụng tức là giao cho người sử dụng đất một trong ba quyền năng của mình đó là quyền sử dụng đất Nắm trong tay quyền sử dụng đất diện tích đất mà Nhà nước giao cho, bên cạnh quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài, người sử dụng đất còn được thực hiện các giao dịch quyền sử dụng đất của mình như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn…bằng giá trị quyền sử dụng nhằm đảm bảo quyền lợi thiết thực cho mình Để đảm bảo các quyền trên của người sử dụng đất được thực hiện trên thực tế, pháp luật nước ta cũng xác lập tiền đề và điều kiện để quyền sử dụng đất của mỗi người dân được đảm bảo

2.1.1.3 Dự án

Trong các hoạt động kinh tế hiện nay, chúng ta đã không còn xa lạ với thuật ngữ dự án đầu tư Có nhiều cách hiểu khác nhau về dự án đầu tư, khoản 8 điều 3 Luật Đầu tư giải thích “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài

Trang 17

hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định” (Quốc hội - Luật Đầu tư 2014)

Tuy nhiên, dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau:

- Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai

- Trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài

- Trên góc độ kế hoạch hoá: dự án là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ

- Về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực

hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai (Chính phủ, 1999)

a Phân loại dự án

Có rất nhiều các tiêu chí để phân loại dự án đầu tư, phân loại dự án đầu tư theo các tiêu thức sau:

- Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội, dự án đầu tư có thể phân chia thành

dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội)

- Theo giai đoạn hoạt động đầu tư của dự án đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội, có thể phân loại các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành dự án đầu tư thương mại và dự án đầu tư sản xuất

- Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra,

ta có thể phân chia các dự án đầu tư thành dự án đầu tư dài hạn, dự án đầu tư trung hạn và dự án đầu tư ngắn hạn

- Theo sự phân cấp cấp quản lý dự án (theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư), tiêu chí này được dựa theo tầm quan trọng và quy mô của dự

án đầu tư Theo đó, dự án đầu tư được chia thành 4 nhóm: Dự án quan trọng quốc gia, Dự án nhóm A, Dự án nhóm B, Dự án nhóm C Đối với các dự án đầu tư

Trang 18

nước ngoài được chia thành 3 nhóm: Dự án nhóm A, Dự án nhóm B và các dự án phân cấp cho các địa phương

- Theo nguồn vốn, dự án đầu tư có thể chia thành:

+ Dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

+ Dự án đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh

- Dự án đầu tư bằng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác

- Dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗn hợp

Ngoài ta trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế, người ta còn phân chia dự án đầu tư theo cơ cấu tái sản xuất, theo cấp độ nghiên cứu, theo quan hệ sở hữu, theo quy mô và theo nhiều tiêu thức khác

b Vai trò của dự án đầu tư trong việc hoạch định phát triển kinh tế

- Thứ nhất, dự án đầu tư là công cụ để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch, chương trình phát triển một cách có hiệu quả nhất

- Thứ hai, dự án đầu tư là phương tiện để gắn kết giữa kế hoạch và thị trường, nâng cao tính khả thi của kế hoạch, đồng thời đảm bảo khả năng điều tiết thị trường theo định hướng xác định của kế hoạch

- Thứ ba, dự án đầu tư góp phần giải quyết quan hệ cung - cầu về vốn trong phát triển kinh tế -xã hội và giải quyết quan hệ cung - cầu về sản phẩm, dịch vụ trên thị trường

- Thứ tư, dự án đầu tư góp phần cải thiện đời sống dân cư và cải biến bộ

mặt kinh tế - xã hội của từng vùng, của cả nước (Chính phủ, 1999)

2.1.1.3 Đất dự án

a Khái niệm

- Đất do Nhà nước thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng

- Đất do cá nhân, tổ chức tự thỏa thuận chuyển mục đích thực hiện dự án

(Quốc hội - Luật Đất đai 2013)

- Các loại đất dự án

- Dự án sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

Trang 19

- Dự án sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế (dự án đất ở, dự án đầu

tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu

tư lớn theo quy định của Chính phủ)

- Dự án sản xuất, kinh doanh của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân

(Quốc hội - Luật Đất đai 2013)

2.1.1.4 Quản lý

a Quản lý: Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng

quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện không gian và thời gian nhất định

b Quản lý kinh tế: Là sự tác động giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý

Trong đó chủ thể quản quản lý là những tổ chức và cá nhân, những nhà quản lý cấp trên Còn đối tượng quản lý hay khách thể quản lý là những tổ chức, cá nhân, nhà quản lý cấp dưới, cũng như các tập thể cá nhân người lao động Sự tác động mối quan hệ quản lý mang tinh hai chiều và được thực hiện thông qua các hoạt động tổ chức, lãnh đạo, lập kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh,

2.1.1.5 Quản lý đất dự án

Chủ thể quản lý là các cơ quan Nhà nước ơ địa phương dùng chính sách, quy định tác động lên đối tượng quản lý là diện tích đất quy hoạch dành cho các

dự án: Dự án xây dựng các công trình quốc phòng an ninh, công trình công cộng,

dự án phát triển các khu dân cư, cụm dân cư tập trung, các dự án xây dựng phát triển, mở rộng cụm công nghiệp nhằm mục đích đạt được hiệu quả sụng dụng tối ưu đối với phần diện tích có trên địa bàn quản lý

Quá trình quản lý diễn ra liên tục, thường xuyên điều chỉnh phù hợp tình hình thực tế đạt ra cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

2.1.2 Vai trò của quản lý đất dự án

Bảo đảm đất dành cho các dự án một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất theo mục đích được giao sử dụng

Thông qua đánh giá phân loại, mục đích sử dụng đất thực hiện dự án, chính quyền địa phương nắm được tổng thể và cơ cấu từng loại đất giao cho các dự án Việc ban hành các chính sách, các quy định về đất danh cho các dự án tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất các dự án đạt hiệu quả cao nhất

Trang 20

Phát hiện những mặt tích cự để phát huy, kịp thời điều chỉnh việc thu hồi đất, tránh việc giao đất tràn lan đối với những dự án không có hiệu quả phát triển kinh tế của vùng

2.1.3 Nội dung nghiên cứu về quản lý đất dự án

2.1.3.1 Quy hoạch đất dành cho các dự án

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dành cho các dự án là định hướng khoa học cho việc phân bổ sử dụng đất theo mục đích và yêu cầu của các dự án, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước ở từng giai đoạn cụ thể Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dành cho các dự án nằm trong quy hoạch sử dụng đất được lập cho giai đoạn 10 năm, kế hoạch sử dụng đất được lập cho giai đoạn 5 năm Mục đích của công việc này là để sử dụng đất dành cho dự án một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả cao và ổn định

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài Đây là một căn cứ pháp lý, kỹ thuật quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ đất đai như: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất dành cho các dự án

Ngay từ thời kỳ nước ta mới thống nhất, công tác quy hoạch, kế hoạch đã được Đảng và Nhà nước quan tâm Khi đó Hội đồng Bộ trưởng đã lập Ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung ương để triển khai công tác này trên phạm vi cả nước

Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ hành chính cấp tỉnh, thành phố và đã được triển khai thực hiện ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước

2.1.3.2 Thu hồi đất, giải phóng mặt bằng giao cho người sử dụng

Giải phóng mặt bằng là quá trình nhà nước thu hồi đất, bồi thường cho các đối tượng sử dụng đất (tổ chức, cá nhân, hộ gia đình) chuyển giao cho chủ dự án

để thi công công trình trên cơ sở bồi thường thiệt hại, ổn định cuộc sống cho các đối tượng phải di dời

Đối với các dự án xây dựng thì mặt bằng là một yếu tố hết sức quan trọng

Có mặt bằng thì mới có thể tiến hành đo đạc thi công xây lắp công trình được Không có mặt bằng thì chưa có thể tổ chức thi công Tuy nhiên, do quỹ đất hạn hẹp và các yêu cầu của nền kinh tế, văn hóa, xã hội, không phải khi nào cũng có thể xây dựng các công trình ở nơi hoàn toàn vắng vẻ không có con người Nhất là

Trang 21

đối với yêu cầu mở rộng cải tạo đô thị thì việc xây dựng công trình trong các khu dân cư là không thể tránh khỏi Giải phóng mặt bằng trở thành một yêu cầu kiên quyết đi trước một bước trong các dự án xây dựng

Giải phóng mặt bằng thực hiện dự án nhằm sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả hơn Đất đai là một tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức xương máu mới tạo lập bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay Bởi vậy sử dụng đất đai tiết kiệm hợp lý hiệu quả là một yêu cầu tiên quyết Các dự án đưa ra nhằm mục tiêu sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực đất đai cũng như tạo điều kiện sử dụng tốt hơn các nguồn lực khác trong vùng

Về bản chất của giải phóng mặt bằng ở Việt Nam Trước tiên, giải phóng mặt bằng được tiến hành theo các dự án xây dựng, là một bộ phận hết sức quan trọng không thể thiếu của dự án Giải phóng mặt bằng bắt đầu bằng quyết định thu hồi đất của các đối tượng đang sử dụng và giao cho chủ dự án Đất đai thuộc

sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài và cho thuê đất Nhà nước

là chủ sở hữu pháp lý duy nhất với đầy đủ ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt với toàn bộ quỹ đất đai trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam một cách toàn vẹn không bị giới hạn Các đối tượng sử dụng đất chỉ có hai quyền chiếm hữu và sử dụng một cách hạn chế về không gian, thời gian và nội dung pháp lý Giải phóng mặt bằng thực chất là Nhà nước thu hồi hai quyền trên của các đối tượng và trao cho đối tượng sử dụng khác Giải phóng mặt bằng không những chỉ là thay đổi chủ sử dụng đất mà còn có thể bao hàm cả sự thay đổi mục đích sử dụng đất Giải phóng mặt bằng nhất thiết phải tiến hành bồi thường thiệt hại tái định

cư cho các đối tượng phải di dời Để ổn định đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng phải di dời, chủ dự án phải tiến hành bồi thường những thiệt hại do giải phóng mặt bằng gây ra như giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản trên đất, các khoản hỗ trợ ổn định cuộc sống khác theo giá trị thị trường hiện hành

Về đặc điểm giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay Giải phóng mặt bằng thường gắn liền với các dự án đầu tư có xây dựng Giải phóng mặt bằng là

Trang 22

hoạt động hết sức phức tạp và nhạy cảm do tác động tương hỗ qua lại với nhiều yếu tố đối tượng kinh tế, văn hóa - xã hội Giải phóng mặt bằng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:

- Chính sách đền bù tái định cư của Nhà nước

- Quy mô dự án và đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn

Các yêu cầu đối với công tác giải phóng mặt bằng Cụ thể hóa các yêu cầu như sau:

- Đảm bảo tiến hành giải phóng mặt bằng đúng chính sách Nhà nước, phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương

- Đảm bảo đúng tiến độ Vì lợi ích chung của cộng đồng, vì lợi ích của chủ đầu tư, của Nhà nước, đảm bảo đúng tiến độ là một yêu cầu tất yếu cả về mặt kinh tế và xã hội

- Giảm sai sót trong công tác điều tra khảo sát đo vẽ tài sản

- Giảm khiếu nại tố cáo, giảm các biện pháp cưỡng chế

- Tăng cường các biện pháp giáo dục tuyên truyền phục vụ giải phóng mặt bằng

- Giải phóng mặt bằng đồng thời giữ vững, cải thiện ổn định trật tự an ninh, kinh tế - xã hội

2.1.3.3 Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng đất

Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai nói chung và đất dự án nói riêng có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng đất đai đảm bảo cho mục tiêu phát triển kinh tế hợp lý, phát triển đa dạng ngành nghề, nâng cao đời sống cho người dân và các chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Theo đó, đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần chú trọng kiểm tra việc tuân thủ quy định thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất; việc quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất; đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu về đất; tài chính đất và giá đất; việc thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công khai vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về đất; việc khắc phục các tồn tại, hạn chế, vi phạm đã phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra ở các cấp

Trang 23

Đồng thời, đối với các đối tượng sử dụng đất dự án cần phân công trách nhiệm cụ thể cho cơ quan tài nguyên và môi trường và Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên tình hình sử dụng đất sau khi được giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp không đưa đất vào sử dụng gây lãng phí đất đai; các trường hợp chuyển mục đích sử dụng trái phép; không thực hiện nghĩa vụ tài chính, không đăng ký đất theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó, quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá đối với hoạt động quản lý và sử dụng đất cho cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương đối với đất dự án; chỉ đạo cơ quan tài nguyên và môi trường, ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan liên quan xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất dự án ở địa phương Cần tập trung chỉ đạo việc tổ chức tiếp nhận, xử lý phản ánh vi phạm pháp luật đất đai của tổ chức, công dân theo quy định; thông báo rộng rãi về địa điểm, hình thức và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm pháp luật đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng để tổ chức và công dân biết thực hiện; tổ chức đánh giá hàng năm về tình hình thực hiện Luật Đất đai; đánh giá hiệu quả quản

lý, sử dụng đất nói chung và đất dự án nói riêng, tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở các thông tin theo dõi hoạt động quản lý, sử dụng đất và kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành Luật Đất đai ở địa phương

2.1.3.4 Đánh giá, điều chỉnh, thu hồi đất dự án

Sau khi triển khai các bước ban đầu của dự án, đất dự án được bàn giao cho chủ đầu tư Chủ đầu tư sẽ thực hiện các bước tiếp theo để thực hiện dự án Tuy nhiên, thực tế sau khi bàn giao đất, các chủ dự án chậm thực hiện dự án hoặc không thể thực hiện dự án do nhiều nguyên nhân: Nguồn vốn bố trí cho dự án trong giai đoạn được ấn định theo tổng mức đầu tư đã được phê duyệt không đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án theo tiến độ; Chi phí đền bù GPMB tăng cao do chính sách bồi thường GPMB hàng năm có biến động lớn; Mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu, chế độ tiền lương có xu thế biến động tăng hàng năm…Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác tùy thuộc vào vùng địa lý, tính chất của dự án…Lúc đó, việc đánh giá lại dự án, điều chỉnh và thu hồi đất dự án là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng đất dự án

Trang 24

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất dự án

2.1.4.1 Chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý đất dự án

Để có thể quản lý và sử dụng đất dự án hiệu quả và bền vững thì chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng Chính sách cho quản lý và sử dụng đất dành cho dự án được ban hành từ các Bộ, ngành Trung ương đến địa phương nhằm định hướng, hỗ trợ cho người sản xuất, doanh nghiệp và cũng là những quy định cụ thể, bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình quản lý, sử dụng đất dự án Do đó, việc ban hành chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý và sử dụng đất đai nói chung và đất dự án nói riêng

Các chính sách của nhà nước liên quan đến quản lý và sử dụng đất dự án chủ yếu là các chính sách như: chính sách đất đai, chính sách về ưu đãi đầu tư; chính sách cho đầu tư xây dựng; chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm, quy hoạch

sử dụng đất Các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến quản lý và sử dụng đất dự

án và là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào việc quản lý đất đai

2.1.4.2 Năng lực của cán bộ quản lý

Trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện quản lý đối với đất giao cho các dự án Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ công chức được thể hiện bằng việc tham mưu, xây dựng Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, khả năng đánh giá tính phù hợp của từng dự án qua từng giai đoạn phát triển Qua đó xây dựng kế hoạch phù hợp giao đất dự án phù hợp với từng vị trí, khu vực, phát huy tối đa khả năng lợi thế của đất dự án Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý và sử dụng đất dự án

2.1.4.3 Hiểu biết của người dân về quản lý đất dự án

Người dân quan tâm nhiều đến vấn đề quy hoạch, kế hoạch đất dành cho các dự án xây dựng công trình công cộng, đất dân cư và đất dành cho xây dựng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Sự hiểu biết của người dân tạo điều kiện cho việc thu hồi đất dành cho dự án được diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng giúp dự án thực hiện đúng tiến độ đã đề ra Tham gia của người dân vào công tác quản lý dất dự án còn được thể hiện ở việc tham gia góp ý kịp thời

để sắp xếp bố trí các hạng mục của dự án sao cho phù hợp nhất tránh tác động tiêu cực như: ôi nhiệm môi trường, cảnh quan đô thị,…

Trang 25

2.1.4.4 Năng lực thực hiện dự án của các doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực hiện dự án cần hội tụ được đầy đủ các yếu tố để thực hiện dự án sau khi điều kiện tiên quyết là đất đai đã được giải quyết Năng lực của một doanh nghiệp cần được đánh giá trên mọi phương diện Việc thực hiện

dự án có thành công hay không cần phải dựa vào năng lực quản lý, năng lực tài chính, năng lực về kỹ thuật…Trước khi ra quyết định giao đất, cần phải đánh giá đúng năng lực thực hiện của các doanh nghiệp Năng lực của các doanh nghiệp ảnh hưởng lớn trong công tác quản lý và sử dụng đất dự án

2.1.4.5 Huy động nguồn lực, sự tham gia của các bên liên quan

Nguồn lực trong quản lý và sử dụng đất dự án bao gồm nguồn lực của các

cơ quan quản lý Nhà nước, nguồn lực của doanh nghiệp và các bên liên quan, nguồn lực của người dân chịu sự tác động bởi việc thực hiện dự án Để thực hiện

có hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất dự án, chúng ta cần phải huy động tất

cả mọi nguồn lực Theo đó, sự tham gia của các bên liên quan đóng vai trò ảnh hưởng không nhỏ trong việc quản lý và sử dụng đất dự án

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ ĐẤT DỰ ÁN

2.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1 Công tác quản lý đất đai của Pháp

Pháp là quốc gia phát triển thuộc hệ thống quốc gia TBCN, tuy thể chế chính trị khác nhau, nhưng ảnh hưởng của phương pháp tổ chức quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai của cộng hoà Pháp còn khá rõ đối với nước ta Vấn đề này có thể

lý giải vì nhà nước Việt Nam hiện đang khai thác khá hiệu quả những tài liệu quản

lý đất đai do chế độ thực dân để lại, đồng thời ảnh hưởng của hệ thống quản lý đất đai thực dân còn khá rõ nét trong ý thức của một bộ phận người dân hiện nay Quản lý đất đai của nước cộng hoà Pháp được thực hiện rất chặt chẽ Điều đó được thể hiện qua việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính Hệ thống hồ sơ địa chính rất phát triển, rất quy củ, khoa học và có độ chính sát cao để quản lý tài nguyên đất đai

và thông tin lãnh thổ, trong đó thông tin về từng thửa đất được mô tả đầy đủ về kích thước, vị trí địa lý, diện tích, thông tin về tài nguyên, các thuộc tính của thửa đất, thực trạng pháp lý của thửa đất Hệ thống này cung cấp đầy đủ thông tin về hiện trạng sử dụng đất, phục vụ đắc lực cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cộng đồng, đảm bảo cung cấp thông tin cho hoạt động của ngân hàng và tạo cơ sở xây dựng hệ thống thuế đất và bất động sản chính xác, công bằng

Trang 26

2.2.1.2 Công tác quản lý đất đai của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia thuộc hệ thống các nước XHCN trước đây và hiện nay là quốc gia xây dựng mô hình phát triển nhà nước theo hình thái xã hội XHCN mang màu sắc Trung Quốc Nền kinh tế của Trung Quốc những năm gần đây có sự phát triển vượt bậc “phát triển nóng” và Trung Quốc đang trở thành một trong những cường quốc về kinh tế trên thế giới Trung Quốc có dân số đông nhất thế giứoi (theo thống kê năm 2005 dân số Trung Quốc là 1,3 tỷ người) trong

đó dân số nông nghiệp chiếm gần 80% Tổng diện tích đất đai toàn quốc là 9.632.796 km2, trong đó diện tích đất canh tác trên 100 triệu ha (chiếm 7% diện tích đất canh tác toàn thế giới) Trung Quốc bắt đầu công cuộc hiện đại hóa trong

đó công nghiệp hóa là mũi nhọn từ năm 1978, đến năm 1988 tốc độ CNH của Trung Quốc có bước phát triển vượt bậc, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới liên tục trong gần 20 năm qua Cùng với tốc

độ tăng trưởng kinh tế, cách mạng công nghiệp, sự gia tang dân số đã tạo ra sức

ép lớn đối với đất đai Trung Quốc đã giải quyết khá thành công các mối quan hệ

xã hội có liên quan đến đất đai tạo tiền đề cho phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Trung Quốc có một số đặc điểm nổi bật là:

Quan hệ sở hữu về đất đai: Trung Quốc thực hiện giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng dưới hình thức giao quyền sử dụng đất, quyền này được xem như một loại tài sản đặc biệt Quyền sử dụng đất được tham gia vào thị trường bất động sản, được phép chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp… tức là đã cho phép người sử dụng đất được quyền định đoạt về đất đai, Nhà nước chỉ khống chế bằng quy định mục đích sử dụng đất và thời gian sử dụng đất (thời gian giao từ 40- 70 năm) Tuy nhiên Trung Quốc đã quy định rất cụ thể về điều kiện để người sử dụng đất được thực hiện đầy đủ quyền sử dụng đất của mình ví

dụ như quyền chuyển nhượng QSD đất là: người được giao đất phải nộp đủ tiền

sử dụng đất cho Nhà nước, đã được Cấp GCNQSD đất; đã đầu tư vào đất theo đúng mục đích được giao (thông thường là từ 25% trở lên theo dự toán xây dựng

công trình khi lập hồ sơ xin giao đất (Lưu Quốc Thái, 2006)

- Về quy hoạch sử dụng đất: Trung Quốc rất coi trọng công tác quy hoạch

sử dụng đất, coi đây là biện pháp quan trọng trong công tác quản lý đất đai Luật pháp quy định Nhà nước có quyền và có trách nhiệm xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và trong từng cấp chính quyền theo đơn vị hành

Trang 27

chính và vùng lãnh thổ Đối với đất đai thành thị, Nhà nước tiến hành quy hoạch tổng thể mang tính định hướng, chiến lược, lâu dài trên cơ sở định hướng mục tiêu phát triển đô thị như: Tính chất của đô thị, mục tiêu và quy mô phát triển; Tiêu chuẩn xây dựng chủ yếu và chỉ tiêu định mức của đô thị; Bố cục chức năng, phân bố phân khu và bố trí tổng thể các công trình trên đất dùng để xây dựng đô thị; Hệ thống giao thông tổng hợp và hệ thống sông hồ, cây xanh đô thị… Luật cũng quy định quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải tuân thủ quy hoạch của cấp trên và phải được cấp có thẩm quyền phê chuẩn mới được thi hành (Lưu Quốc Thái, 2007)

- Về thống kê, phân loại đất đai: Đất đai của Trung Quốc được phân thành 3 loại chính là:

+ Đất dùng cho nông nghiệp: là đất đai trực tiếp sử dụng cho sản xuất nông nghiệp bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, đất nuôi trồng thuỷ sản

+ Đất xây dựng: là đất được sử dụng để xây dựng công trình kiến trúc, nhà cửa đô thị, dùng cho mục đích công cộng, khai thác khoáng sản, đất sử dụng trong các công trình an ninh quốc phòng

+ Đất chưa sử dụng: là loại đất còn lại không thuộc 2 loại đất nêu trên Nhà nước quy định tổng kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần và thống kê đất đai hàng năm Việc thống kê đất đai hàng năm được tiến hành ở các cấp quản lý theo đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương Hồ sơ đất đai được thiết lập đến từng chủ sử dụng đất và được cập nhật biến động thường xuyên

- Về tài chính đất: Nhà nước thu tiền sử dụng đất khi giao đất cho người sử dụng (giao đất có thời hạn), Người sử dụng đất phải nộp đủ tiền sử dụng đất cho Nhà nước mới được thực hiện các quyền của mình theo quy định Nhà nước coi việc giao đất thu tiền sử dụng đất là biện pháp quan trọng để tạo ra nguồn thu ngân sách

đáp ứng nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2009)

2.2.1.3 Công tác quản lý đất đai của Singapore

Singapore có chế độ sở hữu đất đai đa dạng: Sở hữu tư nhân, sở hữu Nhà nước, trong đó sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 90% Sở hữu tư nhân phải tuân thủ các chế độ quy hoạch sử dụng đất do Nhà nước quy định Nhà nước ban hành luật trưng dụng đất đai nhằm quản lý quỹ đất công Nhà nước chịu trách nhiệm di dời, giải toả với tất cả các tổ chức và cá nhân có đất bị trưng dụng theo hình thức chủ yếu là giải toả tự nguyện và giải toả bắt buộc Luật

Trang 28

Trưng dụng đất đai quy định người dân có nghĩa vụ tuân thủ Nhà nước sẽ áp dụng cưỡng chế hoặc phạt theo Luật xâm chiếm đất công nếu người dân không chịu di dời Ngoài ra, Nhà nước cũng có chính sách đền bù, bảo đảm quyền lợi cho người dân phải di dời Singapore đã tìm nhiều biện pháp làm sao cho đất đai

có thể sinh sôi như: lấn biển, đưa các nhà máy ra các đảo xa, xây dựng các tuyến đường trên cao… trên cơ sở đó Singapore tiến hành quy hoạch đất đai phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội nhanh chóng của đất nước, xây dựng các khu

đô thị vệ tinh kết nối với khu trung tâm bởi hệ thống đường cao tốc phục vụ đi lại giao thương nhanh chóng, thuận tiện Đồng thời mỗi khu đô thị này đều được quy hoạch, cải tiến và điều chỉnh phù hợp với thời gian, tạo điều kiện và đáp ứng nhu cầu của người dân sinh sống và làm việc tại chính nới họ đang sống, hình thành những cộng đồng gắn bó chặt chẽ với nhau (Nguyễn Đình Bổng, 2014)

2.2.2 Công tác quản lý đất đai một số tỉnh, thành ở Việt Nam

2.2.2.1 Công tác quản lý đất đai của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trọng điểm kinh tế số 1 của cả nước, Thành phố

có diện tích 2.095,2 km2 với dân số 7.396.446 người (năm 2010) với 19 quận nội thành, 5 huyện ngoại thành, 254 phường, 5 thị trấn và 58 xã Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn, trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của nước ta, Thành phố có một vị trí chính trị quan trọng sau thủ đô Hà Nội Vì vậy công tác quản lý đất đai của Thành phố có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc

ổn định và phát triển kinh tế của Thành phố Từ khi có Luật đất đai năm 1987, Thành uỷ, UBND Thành phố đã ban hành hàng trăm văn bản về công tác quản lý đất đai và quản lý quy hoạch nhằm thể chế hoá chính sách và pháp luật đất đai của Đảng và Nhà nước trên địa bàn (Nguyễn Đình Bổng, 2014)

Hệ thống hồ sơ địa chính của Thành Phố được quan tâm đầu tư đến nay cơ bản đã hoàn thành, toàn thành phố đã được đo đạc và lập bản đồ địa chính chính quy theo các tỷ lệ 1/500 (đối với các quận nội thành) và 1/1000 (đối với các huyện ngoại thành) Thành phố cũng đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 đến 2010 và đã được Chính phủ phê duyệt Thành phố đặc biệt quan tâm đến công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai Hầu hết các quận, huyện của Thành phố đều áp dụng các quy trình ISO trong giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai và được thực hiện tại bộ phận “một cửa” điện tử cấp huyện

Trang 29

Năm 2002 UBND Thành phố đã tích cực chỉ đạo nhằm chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Hàng nghìn vụ việc vi phạm pháp luật trên đại bàn đã được xử lý Đến năm 2005, Thành phố đã công

bố cơ bản hoàn thành công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lần đầu Từ sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, Thành phố cũng đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện Luật và các Nghị định của Chính phủ Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của nhiều tỉnh thành trong cả nước, công tác quản lý đất đai cũng còn nhiều phức tạp, nhiều vụ việc chậm được giải quyết, tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo gia tăng chiều hướng ngày một phức tạp, nhiều vi phạm mới phát sinh chậm được phát hiện, ngăn chặn và xử lý…

2.2.2.2 Công tác quản lý đất đai của thành phố Hải Phòng

Thành phố Hải phòng là thành phố cảng quan trọng của vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, thành phố Hải Phòng có diện tích 152.300 ha, dân số 1.837.000 người, mật độ dân số 1.207 người/km2 với 7 quận, 8 huyện; 57 phường, 9 thị trấn, 152 xã Trong những năm qua, quản lý nhà nước về đất đai ở Thành phố có nhiều vấn đề phức tạp Đặc biệt Hải Phòng là nơi có nhiều điểm nóng khiếu kiện, tranh chấp đất đai rất gay gắt Nguyên nhân cơ bản là do trong quá trình đô thị hoá, đất đai khan hiếm và ngày càng có giá trị cao Hệ thống hồ sơ địa chính thiếu đồng bộ, nhiều tài liệu địa chính thất lạc không được lưu trữ, mặt khác thành phố chưa quan tâm đầu tư thoả đáng để xây dựng và củng cố hệ thống hồ

sơ địa chính đáp ứng yêu cầu bên cạnh đó đất đai thành phố biến động với tốc độ lớn Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai diễn ra trên diện rộng như: tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất bãi bồi ven biển sang đất

ở, đất kinh doanh dịch vụ,… lấn, chiếm đất, thực hiện mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định Vì vậy công tác quản lý nhà nước về đất đai của Thành phố gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu thông tin pháp lý về nguồn gốc đất, thiếu hồ sơ địa chính để thực hiện việc giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất và xử lý các vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất (Nguyễn Đình Bổng, 2014)

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển đô thị được triển khai chậm Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều vướng mắc Công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm

Trang 30

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý đất dự án ở huyện Tân Yên

Trên cơ sở nghiên cứu công tác quản lý đất dự án trên địa bàn tỉnh Hải Phòng và Thành phố Hồ Chính Minh rít ra kinh nghiệm quản lý đất dự án trên địa bàn huyện Tân Yên:

- Thứ nhất quản lý đất dự án thực hiện đúng theo đúng quy hoạch đã được duyệt

- Thứ hai, công tác quản lý đất dự án thực hiện triệt để đúng mục đích được giao tránh tình trạng đất sử dụng không đúng mục đích được giao gây lãng phí, gây bức xúc trong dân

- Thứ ba, Quản lý đất dự án thực hiện một cách đồng bộ theo từng cấp, cấp huyện, xã không để xẩy ra trồng chéo, phân cấp quản lý rõ ràng

Trang 31

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Tân Yên là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên 20.763,37ha Phía Bắc giáp huyện Yên Thế; Phía Đông giáp huyện Lạng Giang; Phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang; Phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà và tỉnh Thái Nguyên Huyện có 22 xã và 2 thị trấn Dân cư

ở rải rác trong các thôn, xóm nhỏ Huyện có 5 tuyến đường tỉnh chạy qua (Đường 298, 294, 295, 297 và 398); phía Đông có sông Thương là tuyến đường thuỷ quan trọng của huyện

Tân Yên nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: “Tam giác kinh tế phát triển” Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc và nằm sát thành phố Bắc Giang ở phía Nam là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện

Trang 32

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Tân Yên có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam

Độ cao trung bình 10-15 m so với mực nước biển Gồm vùng đồi núi ở phía Đông và phía Bắc chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên; vùng đồng bằng xen kẽ đồi núi, tập trung chủ yếu ở phía Tây chiếm 55 % diện tích tự nhiên, còn lại một

số vùng trũng thấp chịu ảnh hưởng của mực nước sông Thương nằm ở phía Nam chiếm 5% diện tích tự nhiên

3.1.1.3 Khí hậu

Huyện Tân Yên chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau:

- Nhiệt độ bình quân cả năm 23,70C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,40C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,90C Nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau) Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí

cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới

- Lượng mưa bình quân hằng năm 1.476 mm nhưng phân bố không đồng đều Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9 nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng Các tháng 11 đến tháng 4 lượng mưa ít, chiếm 15% lượng mưa cả năm

- Lượng bốc hơi bình quân 1.034 mm/năm, bằng 70% lượng mưa trung bình hàng năm Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng bốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 - 4 lần, gây khô hạn cho cây trồng trong vụ đông xuân

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 81%, tuy nhiên trong mùa khô, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77%

- Gió: Gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ hạ thấp 100 - 120C ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp

- Bão có 2 - 3 cơn trong một năm, bão thường đi kèm các cơn mưa lớn từ 200-300 mm gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân

Trang 33

3.1.2 Điều kiện hạ tầng- kinh tế- xã hội

3.1.2.1 Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện có tổng chiều dài khoảng 1.206

km, gồm 5 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 70 km, 6 tuyến đường huyện lộ tổng chiều dài 48 km còn lại là đường xã và giao thông nông thôn

3.1.2.2 Thuỷ lợi

Trên địa bàn huyện có hệ thống kênh thuỷ nông sông Cầu có khả năng tưới

ổn định cho diện tích 6.000ha đất canh tác Tuyến kênh Chính dài 26 km, kênh 5 dài 19 km có khả năng tưới cho diện tích 3.000 ha Ngoài ra còn có các trạm bơm điện đặt ở các sông ngòi trên địa bàn huyện và 78 hồ đập lớn nhỏ phục vụ tưới và điều hoà lũ trên địa bàn

3.1.2.3 Hệ thống cung cấp điện

Hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư 100% các xã, thị trấn có điện lưới quốc gia

3.1.2.4 Đặc điểm kinh tế

Trong giai đoạn 2010 - 2015 kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng với tốc

độ khá, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 25,8%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 15,2%, công nghiệp- xây dựng tăng 50,9%, dịch vụ tăng 30,8%, sản phẩm hàng hoá ngày càng phong phú Giá trị sản xuất bình quân/người năm 2010 đạt 16,9 triệu đồng Trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất ngành công nghiệp- xây dựng tăng nhanh (chiếm 36,1%), ngành nông, lâm nghiệp giảm dần (chiếm 43,9%), dịch vụ chiếm 20%

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân huyện Tân Yên cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của huyện đã dần phát triển

ổn định Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và trong từng ngành đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện, cải thiện đời sống nhân dân và giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.580 tỷ đồng Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 97 doanh nghiệp được chấp thuận đầu tư dự án, trong đó có 13 doanh nghiệp công nghiệp thu hút hơn 12.000 lao động, thu thuế cho địa phương hàng chục tỷ đồng mỗi năm

Trang 34

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Yên

từ năm 2011 đến năm 2015 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Yên (2015)

3.1.2.5 Nguồn nhân lực: Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, toàn huyện hiện

có 5 cơ sở dạy nghề, trong 5 năm qua đã tạo việc làm mới cho 14.467 lao động (đạt 121% mục tiêu); xuất khẩu lao động 2.900 người (đạt 145% mục tiêu); đào tạo nghề cho 8.207 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo 32%

3.1.2.6 Giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường: Toàn huyện có 78 trường

học các cấp và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên Hiện có 32.900 học sinh ở tất cả các bậc học Huyện đã đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2000, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2003; có 18 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia

Về y tế huyện có trung bình 4 bác sỹ/vạn dân; 100% trạm y tế cấp xã có bác sỹ; 100% các thôn, khu phố có cán bộ y tế; 5/24 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã

3.1.2.7 Mục tiêu kinh tế- xã hội đến năm 2016: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển

kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hoá; đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN, dịch vụ và ngành nghề nông thôn Huy động mạnh mẽ các nguồn lực, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng và nhân rộng mô hình nông thôn mới Thường xuyên quan tâm lãnh

Trang 35

đạo, tạo sự chuyển biến mới trên lĩnh vực giáo dục- đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội ; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; giải quyết tốt các vấn đề về lao động, việc làm, xoá đói, giảm nghèo; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Xây dựng các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ

và các đoàn thể nhân dân; nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành, phối hợp tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đề ra Một số mục tiêu chủ yếu như sau: Giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân hàng năm 17-19%; cơ cấu kinh tế đến năm 2015, nông lâm nghệp thuỷ sản 33%, công nghiệp- xây dựng 43%, dịch vụ 24%; giá trị sản xuất bình quân đầu người 39 triệu đồng/năm; giáo dục, trường chuẩn quốc gia 80%, phòng học kiên cố và bán kiên cố 100%; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn dưới 8,5%; tỷ lệ hộ được công nhận danh hiệu “gia đình văn hoá” đạt trên 80%, tỷ lệ thôn làng khu phố đạt tiêu chuẩn văn hoá trên 65%; tạo việc làm mới cho trên 3.000 lao động/năm; phấn đấu 70% trở lên cơ sở Đảng đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh; có 45- 50% xã đạt nông thôn mới theo tiêu chí của Chính phủ

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.3.1 Thuận lợi

- Có vị trí nằm cách không xa thành phố Bắc Giang và tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng, trên địa bàn huyện có 5 tuyến tỉnh lộ chạy qua và tuyến giao thông đường thuỷ trên các sông lớn như sông Thương, hệ thống sông Cầu chạy qua là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ hội cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, kinh tế chính trị và thu hút đầu tư

- Đất đai phì nhiêu, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào tạo lợi thế để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, và cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

- Quỹ đất còn khá lớn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhất là phát triển cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đô thị, cơ sở hạ tầng

- Nguồn lao động dồi dào với trên 78 nghìn lao động trong độ tuổi, nhân dân có truyền thống cần cù, sáng tạo là lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội

Trang 36

- Kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản)

- Hạ tầng giao thông phát triển tương đối đồng bộ cả về đường bộ, đường sông tạo được mối liên kết với các huyện, tỉnh khác; hạ tầng về thủy lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông,…có tốc độ phát triển khá, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

- Nhiệm vụ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong điều kiện đặc thù của huyện đa dạng về văn hoá, tôn giáo được thực hiện tốt, bảo đảm môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội

3.1.3.2 Khó khăn

- Hiện tại cảnh quan môi trường đã, đang bị xâm hại do tập quán sản xuất

và sinh hoạt của nhân dân cũng cần được quan tâm đầu tư đảm bảo môi trường luôn trong sạch, bền vững

- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm, chưa tạo được đột phá trong phát triển công nghiệp, dịch vụ; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng

- Quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới, thiết bị hiện đại vào sản xuất công nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự hình thành được những sản phẩm mũi nhọn, có tính đột phá, cũng như những sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế để tạo nguồn thu cho ngân sách; chưa gắn chặt sản xuất với xuất khẩu; hàng hóa chủ yếu xuất khẩu ở dạng nguyên liệu, giá trị thấp, kiểu dáng quy cách, chất lượng sản phẩm chưa cao

- Đầu tư kết cấu hạ tầng còn hạn chế đã làm ảnh hưởng đến việc thu hút đầu

tư phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh qui mô lớn và đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Trang 37

3.1.4 Tình hình phát triển các Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện

3.1.4.1 Thu hút đầu tư

Nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, góp phần phát triển công nghiệp- dịch vụ, Huyện đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, tạo điều kiện hỗ trợ như về vốn, đền bù GPMB, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp Trong 5 năm, có 20 dự án được chấp thuận đầu tư vào địa bàn, trong đó có 02 dự án đăng ký đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (xử

lý rác thải tại Cao Xá và nhà máy gạch của Trại giam Ngọc Lý), đến nay nhiều

dự án đã đi vào hoạt động

Những năm gần đây mặc dù sản xuất trong điều kiện khó khăn nhưng đã có

13 DN hoạt động trong lĩnh vực CN-TTCN đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất, lắp đặt thêm máy móc thiết bị để đạt quy mô đã đăng ký đầu tư với tổng mức đầu

tư tăng thêm 120 tỷ đồng Để tập trung phát triển các doanh nghiệp hiện có về quy mô đạt công suất theo thiết kế góp phần phát triển kinh tế- xã hội, UBND huyện tập trung rà soát, đôn đốc 13 dự án cuối năm 2012 đã được tỉnh cấp GCN đầu tư triển khai dự án, đến nay đã có 7 dự án đã triển khai thực hiện, với tổng mức đầu tư trên 140 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 600 lao động tại địa phương

Trong 5 năm, đã có 109 DN thành lập mới, trong đó có 17 doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực CN- TTCN Các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực

nhưng tập trung sản xuất sản phẩm chủ yếu như: May công nghiệp, sản xuất gạch tuynel, chế biến nông sản thực phẩm, cơ khí tạo việc làm cho gần 8.000 lao động

3.1.4.2 Về hoạt động của các cụm, điểm CN-DV phát triển CN- TTCN

Trên địa bàn huyện hiện có 02 cụm CN- DV, nhằm thu hút đầu tư và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, UBND huyện đã thực hiện lập quy hoạch điều chỉnh mở rộng và quy hoạch chi tiết mới 02 Cụm công nghiệp

này, cụ thể:

Thực hiện quy hoạch điều chỉnh mở rộng Cụm công nghiệp Đồng Đình với

diện tích 36,5ha nâng tổng diện tích lên 66ha, tại cụm công nghiệp này đã có 12 doanh nghiệp và 01 hộ đã và đang đầu tư sản xuất kinh doanh, tại cụm, tạo việc làm

Trang 38

cho gần 5.000 lao động Tranh thủ vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh; từ nguồn ngân sách huyện và đóng góp của doanh nghiệp, UBND huyện đã hoàn thành đầu tư xây dựng đường gom, hệ thống cây xanh, hệ thống thoát nước tại CN-DV Đồng Đình với tổng giá trị trên 11 tỷ đồng, thỏa thuận đầu tư trạm điện khi doanh nghiệp đầu tư đảm bảo cung cấp điện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

- Thực hiện Quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp Kim Tràng - Việt Lập với

diện tích: 40,6ha, tổng kinh phí: 495 triệu đồng, hiện có 01 doanh nghiệp đã đầu

tư sản xuất (công ty TNHH Thời trang Vert) với diện tích đất được thuê: 1,9218

ha, tổng vốn đầu tư : 14,7 tỷ tạo việc làm trên 200 lao động

Ngoài ra, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng như Chương trình phát triển CN-DV, UBND huyện đã chỉ đạo các xã lập quy hoạch nông thôn mới, mỗi xã có 01 điểm CN-DV, đến nay 22/22 xã đã hoàn thành quy hoạch nông thôn mới, các xã đều có điểm CN-DV, đã có 16/22 điểm CN-DV tại các xã có doanh nghiệp vào đầu tư và đi vào hoạt động tạo việc làm cho trên 1.500 lao động tại địa phương

Công tác phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện cho thấy UBND huyện đã tập trung vào việc mở rộng diện tích các Cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn, kê gọi đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Tuy nhiệm hiệu quả sử dụng đất trong các cụm còn hạn chế, một

số doanh nghiệp đầu tư vốn nhưng năng lực tài chính không đủ không xây dựng

hạ tầng sơ sài và không hoạt động làm lãng phí rất lớn diện tích đất sử dụng không hiệu quả Một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng không sử dụng lao động địa phương, không tạo ra của cải vật chất nhiều, không thúc đẩy được kinh

tế huyện phát triển Mặt khác có những doanh nghiệp thu hút phần lớn lao động địa phương, tạo ra công ăn việc làm đáng kể cho những hộ gia đình mất đất nông nghiệp nhưng do mục tiêu lợi nhuận nên hạ tầng xây dựng không theo thiết kế chấp thuận đầu tư ban đầu, hệ thống xử lý môi trường không được đầu tư nhiều nên dẫn đến tình trạng ôi nhiệm môi trường nghiêm trong cho khu vực xung quanh ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp và đời sống của người dân gây ra búc xúc rất lớn trong công đồng dân cư

Trang 39

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Thu thập số liệu tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính-

Kế hoạch, Phòng Thống kê, Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp, Ban quản lý dự án huyện và các cơ quan liên quan về Báo cáo thuyết minh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Báo cáo công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, báo cáo công tác quản lý dự án đầu tư trong và ngoài cụm công nghiệp; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung và dài hạn; Báo cáo tổng hết 5 năm phát triển Cụm công nghiệp; Số liệu thông kê, kiểm kê đất đai, ; Thu thập tài liệu có liên quan như: Luật Dân sự, Luật đất đai, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư, Nghị quyết, Quyết định, Quy định của cơ quan nhà nước

- Các văn bản pháp lý liên quan đến đề tài

3.2.1.2 Dữ liệu sơ cấp

- Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này chủ yếu là lấy ý kiến của cán bộ quản lý, công chức địa chính xây dựng các xã, thị trấn trên địa bàn huyện về vấn đề quản lý, sử dụng đất dự án

- Dữ liệu về năng lực thực hiện dự án của cá nhân, tổ chức

- Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thu hồi đất thực hiện các dự án

- Ý kiến đánh giá của người dân liên quan đến công tác quản lý đất của dự

án trên địa bàn huyện

- Nguồn cung cấp dữ liệu:

+ Các phòng ban tham gia công tác quản lý đất thực hiện dự án

+ Các doanh nghiệp, tổ chức đang thực hiện dự án

Trang 40

- Cách thu thập dữ liệu sơ cấp:

+ Phương pháp thu thập chủ yếu là phỏng vấn theo phiếu điều tra công chức viên chức tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyên (4 phiếu), Phòng Tài chính - Kế hoạch (3 phiếu), Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện (5 phiếu), Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (3 phiếu), Công chức Địa chính - Xây dựng một số xã, thị trấn (15 phiếu); Đại diện một số doanh nghiệp trong cụm công nghiệp (5 phiếu), một số doanh nghiệp kinh doanh tại các điểm công nghiệp trên dịa bàn (5 phiếu); thu thập các tài liệu liên quan đến các dự án, thuận lợi, khó khăn thường gặp trong công tác quản lý đất dự án

+ Phỏng vấn trực tiếp một số người dân có đất nông nghiệp thu hồi giao cho các dự án, một số hộ dân đang sinh sống tại một số khu dân cư tập trung, một

số hộ dân sinh sống xung quanh khu vực dự án để thấy hết được quá trình triển khai dự án: khó khăn, thách thức và đánh giá được những giá trị của dự án mang lại cho công đồng dân cư (25 phiếu)

Bảng 3.1 Tổng hợp các nhóm đối tượng điều tra Nhóm đối tượng

Cán bộ quản lý

Phòng Tài nguyên và Môi trường 4 Phòng Tài chinh – Kế hoạch 3

Chi Nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai 3

Doanh nghiệp Doanh nghiệp trong cụm công nghiệp 5

Doanh nghiệp ngoài cụm công nghiệp 5

Ngày đăng: 30/05/2017, 23:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w