Đánh giá hoạt động các mô hình dịch vụ cung ứng logistics của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex ..... Đánh giá hoạt động dịch vụ khách hàng của các mô hình dịch vụ cung ứn
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐOÀN ANH ĐỨC
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH DỊCH VỤ CUNG ỨNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI VITRANIMEX
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Mậu Dũng
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Đoàn Anh Đức
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn kinh tế tài nguyên và môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức công ty cổ phần vận tải
và thương mại Vitranimex đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Đoàn Anh Đức
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục sơ đồ và biểu đồ viii
Trích yếu luận văn ix
Thesis abstract ……… xi
Phần 1 Đặt vấn đề 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.1 Chủ thể nghiên cứu 3
1.4.2 Khách thể nghiên cứu 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5.1 Phạm vi về nội dung 3
1.5.2 Phạm vi về không gian 3
1.5.3 Phạm vi về thời gian 3
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 4
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
2.1.1 Lý luận mô hình dịch vụ cung ứng logistics 4
2.1.2 Phân loại logistics 6
2.1.3 Vai trò, ý nghĩa của mô hình dịch vụ cung ứng dịch vụ logistics 8
2.1.4 Đặc điểm dich vụ cung ứng logistic, điều kiện kinh doanh dịch vụ cung ứng dịch vụ logistic của doanh nghiệp 11
Trang 52.1.5 Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải trong
dây truyền logistics 13
2.1.6 Nội dung hoạt động mô hình dịch vụ cung ứng của các công ty vận tải 15
2.2 Cơ sở thực tiến của đề tài 17
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển mô hình dịch vụ cung ứng logistics ở một số nước trên thế giới 17
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển mô hình dịch vụ cung ứng logistics của một số công ty tại Việt Nam 25
2.2.3 Nghiên cứu liên quan đến đề tài 29
2.2.4 Một số bài học kinh nghiệm hoạt động mô hình cung ứng dịch vụ logistics 35
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 36
3.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 36
3.1.1 Lịch sử phát triển và hình thành của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 36
3.1.2 Bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 37
3.1.3 Nguồn nhân lực của công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 40
3.1.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 41
3.2 Phương pháp nghiên cứu 43
3.2.1 Thu thập tài liệu 43
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 44
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 46
4.1 Khái quát về cơ cầu tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải và mô hình dịch vụ logistic của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 46
4.1.1 Khái quát về cơ cấu tổ chức kinh doanh vận tải của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 46
4.1.2 Cơ cấu tổ chức các mô hình dịch vụ cung ứng logistics của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 47
4.2 Đánh giá hoạt động các mô hình dịch vụ cung ứng logistics của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 51
Trang 64.2.1 Đánh giá hoạt động dịch vụ khách hàng của các mô hình dịch vụ cung ứng
logistics của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 51
4.2.2 Đánh giá hoạt động dự trữ của mô hình dịch vụ cung ứng logistics của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 60
4.2.3 Đánh giá về hoạt động dịch vụ vận tải của các mô hình cung ứng dịch vụ Logistics của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 64
4.2.4 Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của hai mô hình cung ứng dịch vụ logistics 2PL và 3PL 70
4.2.5 Đánh giá về các chỉ tiêu tài chính của công ty từ năm 2012 đến năm 2014 75
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động mô hình cung ứng dịch vụ vân tải của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 76
4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 76
4.3.2 Các nhân tố bên trong Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 83
4.4 Cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex trên thị trường dịch vụ logistics ở việt nam 85
4.4.1 Cơ hội của Công ty Cổ Phần Vân Tải và Thương Mại Vitranimex 85
4.4.2 Thách thức của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 87
4.5 Định hướng và giải pháp của Công ty Cổ Phần Vân Tải và Thương Mại Vitranimex 90
4.5.1 Định hướng của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 90
4.5.2 Giải pháp của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex 91
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 105
5.1 Kết luận 105
5.2 Kiến nghị 106
5.2.1 Kiến nghị với Chính Phủ 106
5.2.2 Kiến nghị với Bộ giao thông vận tải 107
5.2.3 Kiến nghị với công ty 107
Danh mục tham khảo 108
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tỷ trọng chi phí logistics so với GDP của Việt Nam so với các nước 18
Bảng 2.2 Chỉ số năng lực Logistics của các quốc gia ASEAN 19
Bảng 3.1 Nguồn nhân lực của Công ty năm 2014 41
Bảng 3.2 Bảng kê phương tiện của Công ty từ năm 2012-2014 42
Bảng 3.3 Bảng kê đầu tư phương tiện của công ty từ năm 2012 - 2014 42
Bảng 4.1 Trình tự và nội dung công việc tổ chức kinh doanh vận tải 46
Bảng 4.2 Nội dung công việc của mô hình dịch vụ cung ứng logistic 2PL 47
Bảng 4.3 Nội dung công việc của mô hình dịch vụ cung ứng logistics 3PL 50
Bảng 4.4 Kết quả hoạt động dịch vụ khách hàng của mô hình dịch vụ cung 56
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát khách hàng về hoạt động dịch vụ khách hàng 58
Bảng 4.6 Kết quả hoạt động dự trữ của các mô hình dịch vụ cung ứng logistics 3PL từ năm 2012 – 2014 60
Bảng 4.7 Kết quả khảo sát khách hàng về hoạt động dự trữ của mô hình dịch vụ cung ứng logistics 3PL 62
Bảng 4.8 Kết quả hoạt động dịch vụ vận tải của hai mô hình dịch vụ cung ứng logistics 2PL & 3PL từ năm 2012 – 2014 66
Bảng 4.9 Kết quả khảo sát khách hàng về dịch vụ vận tải của mô hình dịch 69
Bảng 4.10 Tỷ trọng sản lượng và doanh thu của mô hình dịch vụ cung ứng logistics 2PL từ năm 2012 - 2014 71
Bảng 4.11 Tỷ trọng sản lượng và doanh thu của mô hình dịch vụ cung ứng logistics 3PL từ năm 2012-2014 73
Bảng 4.12 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các mô hình dịch vụ cung ứng Logistics 2PL và 3PL từ năm 2012 -2014 74
Bảng 4.13 Tỷ lệ sản lượng và doanh thu của hai mô hình cung ứng dịch vụ Logistis 2P và 3P từ năm 2012 -2014 75
Bảng 4.14 Chỉ tiêu tài chính từ năm 2012 đến năm 2014 75
Bảng 4.15 Bảng thống kê các tuyến đường khó khu vực Miền Bắc-Miền Trung 77
Bảng 4.16 Danh sách các khách hàng sử dụng nhân công bốc xếp 78
Bảng 4.17 Yêu cầu của khách hàng về thời gian giao hàng 79
Trang 8Bảng 4.18 Các chỉ số thực hiện then chốt ( KPIs) đối với khách hàng 80
Bảng 4.19 Quy định của khách hàng về điều kiện vận chuyển 81
Bảng 4.20 Bảng kê quy định sản phẩm vận chuyển về khối lượng và thể tích mì ăn liền 81
Bảng 4.21 Thống kê các thủ tục cho hàng nhập khẩu thực phẩm 82
Bảng 4.22 Bảng kê phương tiện thanh lý từ năm 2012 đến năm 2014 83
Bảng 4.23 Bảng kê tài sản kho bãi của công ty từ năm 2012 đến năm 2014 84
Bảng 4.24 Đề xuất đào tạo cán bộ công nhân viên phòng dịch vụ khách hàng 91
Bảng 4.25 Đề xuất đặt văn phòng đại diện tại các khu công nghiệp Bắc – Trung - Nam 92
Bảng 4.26 Bảng đề xuất tăng cường đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong hoạt động dự trữ 93
Bảng 4.27 Bảng đề nghị tăng cơ sở hạ tầng kho bãi và phương tiện hỗ trợ 94
Bảng 4.28 Đề xuất thêm các loại hình dịch vụ trong hoạt động dự trữ 95
Bảng 4.29 Bảng đề xuất tăng cường đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong hoạt động dịch vụ vận tải 97
Bảng 4.30 Bảng đề nghị cải tạo, bổ sung khai thác phương tiện vận chuyển 98
Bảng 4.31 Bảng đơn hàng tối thiếu khách hàng AFC Miền Bắc (MOQ) 100
Bảng 4.32 Nội dung và phương thức quảng cáo của công ty 101
Bảng 4.33 Đề xuất điều kiện tuyển dụng đối một số vị trí trong công ty 103
Bảng 4.34 Đề xuất bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ quản lý cấp cao trong công ty 104
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ phân loại Logistics 7
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống logistics 16
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mai
Vitranimex 38 Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng chi phí logistics của Việt Nam so với một số nước 18
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đoàn Anh Đức
Tên Luận văn: Giải pháp hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng Logistics tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Luận văn đã phản ánh được tính cấp thiết của đề tài qua đó tiến hành nghiên cứu tên đề tài “Giải pháp hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng logistics tại Công ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex” Luận văn đã chỉ rõ mục tiêu cụ thể của đó là hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình dịch vụ cung ứng Logistics, đánh giá thực trạng hoạt động mô hình dịch vụ cung ứng logictics, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả mô hình dịch vụ cung ứng Logictics, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng logistics tại Công ty đồng thời đưa ra một
số câu hỏi để nghiên cứu như: tình hình kinh doanh mô hình dịch vụ cung ứng logistic của Công ty, đánh giá hiệu quả kinh doanh mô hình dịch vụ cung ứng logictics của Công
ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex như thế nào, cơ hội, thách thức, giải pháp và chiến lược của công ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex như thế nào, chủ thể nghiên cứu là công ty Cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex
Cơ sở lý luận và thực tiễn: Luận văn đưa ra những khái niện về logistics, vai trò của logistics đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, qua đó phân loại theo hình thức bao gồm 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL và theo quá trình, theo đối tượng của hoạt động logistics, ý nghĩa, vai trò của logistics, đặc điểm, điều kiện kinh doanh của dịch vụ logistics, các tiêu trí chất lượng, hanh chóng, kịp thời, an toàn, linh hoạt và giá trong hoạt động vận tải, đồng thời chỉ rõ các nội dung trong hoạt động logistics đó là hoạt động dịch vụ khách hàng, hoạt động
dự trữ, hoạt động dịch vụ vận tải quá trình hoạt động này chịu sự ảnh hưởng của một ố yếu tố về điều kiện khai thác, khách hàng, tính chất lô hàng, sự hợp tác phối hợp của các
tổ chức liên quan, nguồn lực cơ sở vật chất, mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, đưa ra được một số kinh nghiệm của Singgapore, Nhật Bản và bài học kinh nghiêm: Nắm bắt được thị trường dịch vụ cung ứng logistic tại Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã dùng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phương pháp ma trận SWOT, hệ thống các chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu: Nhóm chỉ tiêu phát triển, thực trạng phát triển, năng lực của công ty, kết quả đánh giá, giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 11Kết quả nghiên cứu: Luận văn đã cho thấy Công ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex hoạt động theo hai mô hình dịch vụ cung ứng logistics 2PL và 3PL tiến hành đánh giá phân tích kết quả hoạt động của hai mô hình này về các hoạt động dịch
vụ khách hàng, dự trữ, dịch vụ vận tải mô hình dịch vụ cung ứng logistics 2PL và 3PL
về số lượng khách hàng, ý kiễn đánh giá của khách hàng về tác phong, thái độ của nhân viên công ty, xử lý yêu cầu của khách hàng, kho hàng, nhà xưởng, trang thiết bị, vị trí kho hàng, chuyên môn nghiệp vụ, giá cả, sản lượng vận hành kho, tiến độ vận chuyển, sản lượng vận chuyển, chất lượng phương tiện, đánh giá về các chỉ tiêu tài chính, phân tích các yêu tố ảnh hường bên trong và bên ngoài của Công ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex, đồng thời cho thấy được cơ hội và thách thức trong thời gian tới của công ty Luận văn cũng đã đưa ra những định hướng rất cụ thể như: Tập trung vào thị trường vận tải nội địa, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ vận tải, tích cực đầu tư, tích lũy cơ sở vật chất phương tiện, đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng thương hiệu Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản cho công ty đó là: Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, khai thác và bổ sung phương tiện hỗ trợ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tăng cường phản ánh chất lượng từ khách hàng, xây dựng chiến lược giá hợp lý, đầu tư quảng cáo, chú trọng công tác tuyển dụng và chế
độ đãi ngộ cho cán bộ công nhân viên trong công ty Trong quá trình nghiên cứu luận văn còn thấy nhiều vấn đề cần có sự can thiệp hỗ trợ của các cơ quan chức năng như chính phủ là tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn ưu đãi, đãi thuế tạo điều kiện cấp đất làm điểm giao nhận hàng hóa tại các trung tâm thành phố tạo điều kiện cho việc gửi nhận hàng thành lập các trung tâm kho hàng hay khu liên hiệp kho để có những kho hiện đại đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế Kiến nghị với Bộ giao thông vận vận tải đó là đẩy mạnh việc xây dựng mới cơ sở hạ tầng, thanh kiểm tra thường xuyên các hoạt động của các doanh nghiệp logistics nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, kết hợp với Bộ giáo dục và đào tạo để đào tạo nhân lực đúng chuyên môn và một số kiến nghị với công ty
Trang 12THESIS ABSTRACT
Master candidate: Doan Anh Duc
Thesis title: Solutions to complete the logistics services in Vitranimex Transportation and trading Joint Stock Company
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research purposes: Thesis reflects the urgency of the subject through which to conduct research topic named "Solutions to complete the logistics services in Vitranimex Transportation and trading Joint Stock Company" The thesis pointed out its specific objective is to systematize the theoretical and practical issues of providing logistics services It also assessed the situation of logistics service in recent years The thesis analyzed the factors affecting the logistics services and proposed solutions to improve logistics services offered in the company and it simultaneously launched a number of questions to study business situation, for example: how the company’s logistic services is running? how the effectiveness of the company’s logistic services is; what the opportunities, challenges, solutions and strategies for the company's are The subject of the study is Vitranimex Transportation and trading Joint Stock Company Rationale and practical: The concepts of logistics, the role of logistics for the entire national economy, enterprises, business strategies, business efficiency are given Thereby it classifies the form includes 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL and in the process , to the objects of logistics operations, the significance and role of logistics, characteristics, business conditions of logistics services, the criteria of quality, speed, safety, flexibility and cost of transport operations The thesis gave specific information about the content
of logistics activities They are customer service operations, storage operations, transport service operations The process operates under the influence of some factors concerning exploitation conditions, customer, shipment characteristics, coordinated cooperation of related parties, infrastructure resources, and the level of technical and scientific applications The thesis offers some experience learned from Singapore, Japan and the lessons learned: Foreseeing market supply of logistic services in Vietnam Research Methods: The descriptive statistical, comparative SWOT matrix method methods system analysis of indicators and data processing was used in the thesis: system of development targets, development status, the capacity of company, results evaluation, and the results of production and business activities
Trang 13Research results: The thesis showed that the Vitranimex Transportation and trading Joint Stock Company is running in two models 2PL and 3PL It gave assessment and analysis the performance of these two models in customer service, storage, transportation service models 2PL and 3PL on the number of customers, feedback from customers regarding the behavior, attitudes of employees, handling customer requests, warehouses, factories, equipment, warehouse location, expertise operations pricing, operating production warehouses, transport schedule, transport volume, quality of facilities, assessment of financial indicators, analysis of the influencing inside and outside factors of the Vitranimex Transportation and trading Joint Stock Company, while showing the opportunities and challenges in the future of the company.Thesis also gave very specific directions as: Focusing on domestic transportation market, product diversification of transport services, increasing investment, cumulative infrastructure facilities and training human resources, improving service quality, building the trade mark Thesis has proposed some fundamental solutions for companies such as: Improving the qualifications of the staff and workers, exploitation and additional support facilities, diversification of the service types, taking feedback from customers, giving reasonable price, advertising investment, focusing on recruitment and remuneration of officials and employees in the company In the process of thesis research also found many problems to support the intervention of the authorities as the government such as creating favorable conditions for preferential loans, tax and allocation of land for freight forwarding places in the city center enabling the sending and receiving of goods, establishing centers or warehouse complex to have modern warehouses to meet the needs of the domestic and international enterprises The thesis give proposal to the Ministry of Transport to build and modernize infrastructure, have regular inspection and examination on logistics companies to ensure fair competition between enterprises, and associate with Ministry of Education and training to train specialized human right and some proposals to the company
Trang 14PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thế giới hiện nay là toàn cầu hóa với ưu điểm tuyệt đối làm cho nền kinh
tế phát triển năng động sáng tạo và vững trắc hơn Khi toàn cầu hóa sẽ khiến giao thương của các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và tất yếu kéo theo rất nhiều như cầu để phục vụ việc toàn cầu hóa một trong những nhu cầu đó chúng ta không thể không nhắc tới nhu cầu thiết yếu về ngành logistics đó
là nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ khác Xu thế mới này dẫn tới
sự nảy sinh và phát triển tất yếu của dịch vụ Logistics, được nghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu là xương sống cho việc phát triển kinh tế và là công cụ mang lại thành công cho các doanh nghiệp trong cả khu vực sản xuất cũng như khu vực dịch vụ (Nguyễn Quốc Tuấn, 2015)
Sau 7 năm gia nhập WTO, ngành logisgtics Việt Nam có những bước tiến tích cực thấy rõ từ những phương tiện vận chuyển thô xơ năng suất thấp dẫn tới hiệu quả kinh tế không cao và hiện nay Việt Nam đã có những phương tiện vận chuyển hiện đại quy mô lớn năng suất tăng lên nhiều lần góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn thua xa với các doanh nghiệp nước ngoài Hầu hết, các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam chỉ phụ trách các mảng như hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi… cho các công ty logistics nước ngoài Các bất cập liên tiếp diễn ra chính phủ Việt Nam đã nhiều lần ra tay cải thiện tình hình đưa ngành logistics trong nước ngày càng hoàn thiện hơn Tuy nhiên sự thành công hay không thì phụ thuộc vào sự vận động của các doanh nghiệp Trên thực tế ở Việt Nam các doanh nghiệp không hề nghiên cứu về việc tính chi phí cho lĩnh vực này và cũng không chú trọng nhân sự để có hướng đào tạo theo chuyên môn hóa, chính vì vậy việc kiểm soát chi phí này đang còn rất
mơ hồ và giữ liệu để tính toán kinh doanh của doanh nghiệp mang tính ước lượng chưa chính xác, nhưng khâu logistics chiếm một lượng chi phí không nhỏ của doanh nghiệp thay đổi từ 4% đến 30% doanh thu, chi phí logistics Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 25% GDP mỗi năm cao hơm rất nhiều so với các nước như
Mỹ, Trung Quốc hay Thái Lan (An Thi Thanh Nhàn và Nguyễn Thái, 2011)
Trang 15Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Logistics còn thiếu kinh nghiệm chưa bài bản nên hiệu quả kinh tế không cao chưa đáp ứng
đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước Có thể thấy, các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang phải đối mặt hết những khó khăn này đến khó khăn khác Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế nước ta đang hội nhập sâu và rộng với quốc tế nên việc các doanh nghiệp logistics nước ngoài chuyển sang kinh doanh tại Việt Nam tăng lên là tất yếu nên các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần nâng cao năng lực canh tranh ngày từ bây giờ đó là sự hoàn thiện trong tổ chức kinh doanh Để các doanh nghiệp logistics Việt Nam vững mạnh bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế thế giới thì trước hết chính phủ cần có những chính sách nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ, cải thiện hệ thống
cơ sở hạ tầng đường bộ, đường thủy, đường sắt, cho đến hàng không
Với công ty cổ phần vận tải và tương mại Vitranimex cũng là một trong những doanh nghiệp hoạt động logistics Vì vậy để có cái nhìn tổng quát về mô hình hoạt động dịch vụ logistics của công ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex có hiệu quả hay chưa và cần đưa ra những giải pháp gì cho thời gian
tới luận văn đã mạnh giạn đi nghiên cứu để tài: “Giải pháp hoàn thiện mô hình
dịch vụ cung ứng Logictics tại Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex”
Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp cho lãnh đạo công ty thấy rõ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua và vận dụng những giải pháp để ngày một nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng hoạt động mô hình dịch vụ cung ứng logistics tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex, từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng logistics của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex
Trang 16- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả mô hình dịch vụ cung ứng logictics của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng logistics tại Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1- Tình hình kinh doanh mô hình dịch vụ cung ứng logistic của Công ty
Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex ra sao?
2- Đánh giá hiệu quả kinh doanh mô hình dịch vụ cung ứng logictics của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex như thế nào?
3- Cơ hội, thách thức, giải pháp và chiến lược của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex như thế nào?
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trang 17PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1 Lý luận mô hình dịch vụ cung ứng logistics
a) Khái niệm Logistics
Theo quan điểm của Đoàn Thị Hồng Vân (2006) thì logistics là quá trình
tối ưu hoá về vị trí và thời điểm vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế
Theo Nguyễn Như Tiến (2010) thì logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng
b) Vai trò của logistics
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia thể hiện ở các điểm sau:
+ Vai trò của logistics đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân: Logistics là
một chức năng kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội Ở tầm của nền kinh tế, logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá Do đó, nếu nâng cao hiệu quả hoạt động logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội Logistics
hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường quốc tế Trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia được xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia Những quốc gia có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thống cảng biển tốt…sẽ thu hút được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới Sự phát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản và gần đây là Trung Quốc
đã là những minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm
Trang 18tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch
vụ logistics (Đinh Ngọc Viện, 2002)
+ Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp,
logistics đóng vai trò rất to lớn Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ đó có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Có nhiểu doanh nghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại có không
ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics như chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…Ngày nay
để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinh doanh…tốt nhất và dẫn tới việc hoạt động logistics mang tính toàn cầu hình thành và phát triển Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhờ hoạt động logistics mà doanh nghiệp giành được thế chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau…Đồng thời, có thể chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất cũng như quản lý hàng tồn kho và giao hàng đúng hạn với một mức tổng chi phí là thấp nhất Logistics còn giúp giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hoá chứng từ Theo các chuyên gia ngoại thương, giấy
tờ rườm rà chiếm một khoản chi phí không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển Logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế Dịch vụ vận tải
đa phương thức do người kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, chuẩn hoá và nâng cấp chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hoá, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm tăng sự hài lòng và giá trị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics Đứng ở góc độ này, logistics được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài
về sự khác biệt hoá và tập trung Bằng những ưu điểm vượt trội của mình, logistics đã đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến,
Trang 19vào đúng thời điểm thích hợp Vì vậy, cũng có thể nói rằng logistics là “trợ thủ đắc lực” cho hoạt động marketing hỗn hợp 4P (right product, right price, proper promotion and right place sản phẩm đúng yêu cầu, giá cả đúng mực, quảng bá đúng độ, địa điểm đúng chỗ) Mục đích của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận Muốn đạt được lợi nhuận như mong muốn phải đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tối ưu Logistics với mục tiêu là “cung cấp hàng hoá/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất”cho phép người quản lý kiểm soát và ra quyết định kinh doanh chính xác, nhằm đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh (Nguyễn Quốc Tuấn, 2015)
2.1.2 Phân loại logistics
a) Phân loại theo hình thức logistics
Căn cứ vào phân công lao động và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp có các mô hình nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP – Logistics Service Provider) như sau:
- Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics): Người chủ sở hữu hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân Theo đó chủ hàng phải đầu tư vào các phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics First Party Logistics làm phình to quy mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics
- Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics): Người cung cấp dịch
vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics Loại hình này bao gồm các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán logistics
- Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics): Người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, như thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng hoá tới địa điểm đến quy định Do đó 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác
Trang 20nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin, có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng logistics
- Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics): Người tích hợp (integrator) người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải…4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục sản xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng logistics
- Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics): Hình thức này phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện
tử logistics (Nguyễn Công Hiệp, 2007)
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ phân loại Logistics
Nguồn: Nguyễn Công Hiệp (2007)
b) Phân loại theo quá trình và đối tượng hàng hóa
Theo quan điểm Đoàn Thị Hồng Vân (2003) thì logistic phân loại theo quá trình và đối tượng hàng hóa được phân loại như sau:
- Logistics đầu vào: Là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào như nguyên liệu, thông tin, vốn… một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất
Trang 21- Logistics đầu ra: Là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp
- Logistics ngược: Là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối
và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý
- Logistics theo đối tượng hàng hóa được phân loại như sau: Logistics hàng tiêu dùng nhanh là quá trình logistics cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như quần áo, giày dép, thực phẩm…, logistics ngành ô tô là quá trình logistics phục vụ cho ngành ô tô, logistics hoá chất là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hoá chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm, logistics hàng điện tử
là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hàng điện tử, logistics dầu là hoạt động logistics phục vụ cho ngành dầu khí, logistics trong quân sự là hoạt động logistics phục vụ cho lĩnh vực quân sự …(Đoàn Thị Hồng Vân, 2003)
2.1.3 Vai trò, ý nghĩa của mô hình dịch vụ cung ứng dịch vụ logistics
a) Vai trò
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở những điểm sau:
- Logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp Logistics tạo ra
sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chỉ đứng hàng thứ 2 so với hoạt động của các doanh nghiệp, thị trường tam giác bao gồm 3 khu vực địa lý Nhật, Mỹ, Canada và EU Trong thị trường tam giác này, các công ty trở nên quan trọng hơn quốc gia vì quyền lực kinh tế của họ đã vượt quá biên giới quốc gia, quốc tịch của công ty đã trở nên mờ nhạt Các hoạt động của Toyota hiện nay mặc dù phần lớn cổ đông của Toyota là người Nhật và thị
Trang 22trường quan trọng nhất của Toyota là Mỹ nhưng phần lớn xe Toyota bán tại Mỹ được sản xuất tại nhà máy của Mỹ thuộc sở hữu của Toyota Như vậy quốc tịch của Toyota đã bị mờ đi nhưng đối với thị trường Mỹ thì rõ ràng Toyota là nhà sản xuất một số loại xe ô tô và xe tải chất lượng cao (Nguyễn Quốc Tuấn, 2015)
- Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinhdoanh.Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, kho bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm… Để giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác
về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh cao
- Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian địa điểm (justintime) Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và
sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận Đồng thời để tránh hàng tồn kho doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất Kết quả
là hoạt động lưu thông nói riêng và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp cao (Trung Tâm Tư Vấn Hướng Nghiệp Việt
Nam, 2012)
b) Ý nghĩa của dịch vụ logistics
- Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về logistics cũng như Viện nghiên cứu logistics của Mỹ cho biết, chi phí cho hoạt động logistics chiếm tới khoảng 10% -13% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước đang phát triển thì cao
Trang 23hơn khoảng 15% - 20% Theo thống kê của một nghiên cứu, hoạt động logistics trên thị trường Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân là 33%/1 năm và ở Brazil là 20%/1 năm Vì vậy với việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics là rất lớn Với việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm được chi phí trong chuỗi logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn và đạt hiệu quả hơn Giảm chi phí trong sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Thực tế những năm qua tại các nước Châu Âu, chi phí logistics đã giảm xuống rất nhiều và còn có xu hướng giảm nữa trong các năm tới
- Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông C Mác đã từng nói “Lưu thông có ý nghĩa là hành trình thực tế của hàng hóa trong không gian được giải quyết bằng vận tải” Vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 10% - 15% giá FOB, hay 8% - 9% giá CIF Mà vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống logistics cho nên dịch vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí logistics ước tính chiếm tới 20% tổng chi phí sản xuất ở các nước phát triển, trong khi đó nếu chỉ tính riêng chi phí vận tải có thể chiếm tới 40% giá trị xuất khẩu của một số nước không có đường bờ biển cao (Trung
Tâm Tư Vấn Hướng Nghiệp Việt Nam, 2012)
- Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy Trước kia, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ Ngày nay do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng
Trang 24và ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng và phong phú Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng Họ trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (logistics service provider) Rõ ràng dịch vụ logistics đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh
của các doanh nghiệp vận tải giao nhận cao
2.1.4 Đặc điểm dich vụ cung ứng logistic, điều kiện kinh doanh dịch vụ cung ứng dịch vụ logistic của doanh nghiệp
a) Đặc điểm của dịch vụ cung ứng dịch vụ logistics
Logistcis có rất nhiều đặc điểm khác nhau nhưng chúng ta chỉ ra những đặc điểm cơ bản như sau:
- Là một quá trình: Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một quá trình, là một chuỗi các hoạt động liên tục có liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau được thực hiện một cách có hệ thống, có hoạch định, kiểm soát và hoàn thiện, logistics bao gồm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ đầu vào cho đến người tiêu thụ cuối cùng, tức gồm cả trong sản xuất và ngoài sản xuất Logistics là một chuỗi cung ứng, logistics là một hệ thống vô cùng phức tạp kết hợp nhiều công đoạn với thời gian và chi phí hợp lí nhất Logistics bao gồm cả dòng chảy đầu vào, đầu ra, xuôi và ngược chiều Quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác nhau như giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hoá, thanh toán hợp đồng, lập kế hoạch điều vận và kiểm tra tình hình thực hiện vận chuyển Kế hoạch tác nghiệp được cụ thể hoá cho từng ngày, tuần, định kỳ ngắn hạn… lái xe và phương tiện làm việc chủ yếu bên ngoài doanh nghiệp, quá trình quản lý rất cụ thể, xây dựng chế độ vật chất rõ ràng, khoán định mức hợp lý Phương tiện vận tải là tài sản cố định chủ yếu và quan trọng không thể thiếu được trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải Các phương tiện này lại bao gồm nhiều loại có tính năng, tác dụng, hiệu suất và mức tiêu hao nhiên liệu năng lượng khác nhau Việc khai thác vận chuyển phụ thuộc khá lớn vào cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu phà và điều kiện địa lý, khí hậu… Sử dụng xe điều động để vận chuyển hàng hoá đường ngắn, dài nhưng để vận chuyển các chuyến hàng có cung đường ngắn hoặc gom hàng từ kho khách hàng đến cảng đường biển, ga đường sắt và giả tỏa từ ga, cảng về kho khách hàng Khai thác và ký hợp đồng ngắn hạn để thuê thầu phụ bên ngoài vận chuyển khi có yêu cầu của khách hàng
Trang 25đảm bảo thông suốt mọi đơn hàng của khách hàng (Trung Tâm Tư Vấn Hướng Nghiệp Việt Nam, 2012)
- Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức: Trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hóa là rất cao và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm Tới những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO-Multimodal Transport Operator) MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế Như vậy, MTO ở đây chính là người cung cấp dịch vụ logistics (Trung Tâm Tư Vấn Hướng Nghiệp Việt Nam, 2012)
b) Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics của doanh nghiệp Việt Nam
Theo Luật thương mại 2005 và nghị định số 140/2007/NĐ - CP ngày 5/09/2007- quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải như sau:
- Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam, có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật
và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu Thương nhân nước ngoài, ngoài việc đáp ứng các điều kiện nêu trên, chỉ được kinh doanh các dịch vụ logistics khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%, Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2014
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014, trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được
Trang 26thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%, hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014 (Luật thương mại, 2005)
2.1.5 Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải trong dây truyền logistics
a) Tiêu chí nhanh chóng, kịp thời
+ Thời gian vận chuyển: Là tổng thời gian vận chuyển trọn gói từ khi chủ hàng gửi từ điểm xuất phát tới tận địa điểm khách hàng yêu cầu, được xác định:
Trong đó:
TVC – Thời gian vận chuyển lô hàng từ điểm nhận hàng đến điểm trả hàng Thông thường thời gian này được thống nhất giữa nhà vận tải và chủ hàng, được qui định trong điều khoản thời gian giao hàng của hợp đồng vận tải
TDC - Thời gian phương tiện di chuyển Tùy theo cách thức tổ chức vận tải lô hàng, thời gian này có thể là tổng của thời gian dịch chuyển của các phương thức vận chuyển i (tDci)
Li – Khoảng cách vận tải của phương thức vận tải i (Km)
Vkt - Tốc độ khai thác bình quân trên tuyến của phương thức vận tải i (km/giờ (ngày))
TXD - Thời gian xếp dỡ hàng hóa lên xuống phương tiện, tùy thuộc số các phương thức vận tải được tổ chức để vận chuyển lô hàng, thời gian xếp dỡ sẽ là tổng của thời gian xếp dỡ tại các điểm nhận và trả hàng j (txdi)
TK – Thời gian không thực hiện tác nghiệp vận chuyển do thời tiết, khí hậu, thủy văn không thuận lợi, sự kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa vận tải và các đầu mối thu gom, giao trả và xếp dỡ hàng hóa không liên tục trục trặc trong khâu tổ chức vận chuyển hoặc xếp dỡ, thực hiện kiểm tra đối với lô hàng… Với công thức trên cho thấy, để đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, TVC
lô hàng phải nhỏ nhất, do đó từng thành phần thời gian phải thấp nhất có thể, đặc
biệt thời gian không tác nghiệp (Đoàn Thị Hồng Vân, 2010)
Trang 27b) Tiêu chí đảm bảo an toàn lô hàng trong quá trình vận chuyển
Trong đó:
TVH – Tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng trong khi vận chuyển
- Khối lượng hàng hóa bị hư hỏng trong khi vận chuyển
- Khối lượng hàng hóa giao nhận
TVM – Tỷ lệ hàng hóa bị mất mát trong khi vận chuyển
- Khối lượng hàng hóa bị mất mát trong khi vận chuyển
(Đoàn Thị Hồng Vân, 2010)
c) Tiêu chí độ tin cậy về thời gian
Tiêu chí được thể hiện qua tính chính xác về thời gian giao nhận lô hàng
và chất lượng dịch vụ chuyên chở hàng hóa Những yếu tố tác động đến độ tin cậy là thời tiết, tình trạng giao thông, số lần dừng trên tuyến, thời gian tập hợp và giao nhận hàng hóa trên đường Tiêu chí được đánh giá qua chỉ tiêu “tỷ lệ lô hàng giao chậm so với qui định”:
Trong đó: TGHC – Tỷ lệ % số lô hàng bị giao hàng chậm theo qui định
- Tổng số lô hàng bị giao hàng chậm theo qui định
- Tổng số lô hàng hàng hóa giao nhận (Đoàn Thị Hồng Vân, 2010)
d) Tiêu chí linh hoạt
Trên thực tế, trong chuỗi các dịch vụ vận tải liên quan đến vận chuyển và xếp dỡ cũng thường xuyên xuất hiện sự thay đổi các phương thức vận tải cho phù hợp với tình hình thực tế hoặc thậm chí thay đổi cảng xếp dỡ lô hàng Nguyên nhân thay đổi có thể từ các yếu tố khách quan (thời tiết, thủy văn, khách hàng thay đổi khối lượng, sản phẩm…) hoặc từ chủ quan của nhà vận tải (tìm phương
án tối ưu hơn), khi đó đòi hỏi các nhà vận tải phải hết sức linh hoạt lên phương
Trang 28án chuyển đổi đáp ứng nhanh những thay đổi của thực tế nhằm đạt mục đích không ảnh hưởng đến thời gian giao hàng cũng như an toàn cho các lô hàng vận chuyển (Đoàn Thị Hồng Vân, 2010)
e) Tiêu chí giá dịch vụ
Thực tế cho thấy, các dịch vụ được cung cấp với chất lượng tốt với mức giá hợp lý được xem như tăng thêm giá trị cho chất lượng dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp (Đoàn Thị Hồng Vân, 2010)
2.1.6 Nội dung hoạt động mô hình dịch vụ cung ứng của các công ty vận tải
a ) Dịch vụ khách hàng
Thị trường ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh về giá cả của cùng một loại sản phẩm trở nên gay gắt hơn Lúc này, dịch vụ khách hàng có vai trò vô cùng quan trọng, nó có thể giúp doanh nghiệp không chỉ giữ chân được khách hàng cũ mà còn có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng mới Dịch vụ khách hàng là tập hợp những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằm giải quyết các đơn đặt hàng của khách hàng Mục đích của hoạt động này là tạo cho quá trình mua bán, trao đổi được thông suốt và làm tăng giá trị của sản phẩm trao đổi Các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng bao gồm tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu thị trường, xây dựng mục tiêu và kế hoạch dịch vụ khách hàng, giới thiệu và cung cấp dịch vụ khách hàng, xử lý tình huống, duy trì uy tín với khách hàng, lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và các dịch vụ khác, theo dõi sản phẩm dịch vụ khách hàng chính là các biện pháp trong hệ thống logistics nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hoá ở mức độ cao nhất với tổng chi phí thấp nhất Giá trị gia tăng ở đây chính là sự hài lòng của khách hàng, là hiệu số giữa giá trị đầu ra với giá trị đầu vào, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế có mối quan hệ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau Dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng là ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trước, trong và sau khi giao dịch với khách hàng Muốn có các dịch vụ khách hàng tốt cần nghiên cứu kỹ các yếu
tố ảnh hưởng Tóm lại, dịch vụ khách hàng là đầu ra của quá trình hoạt động logistics, là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống Do đó muốn phát triển logistics thì phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng Hoạt động logistics tích hợp có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dịch
vụ khách hàng (Đoàn Thị Hồng Vân, 2006)
Trang 29b) Quản lý hoạt động dự trữ
Quản lý kho hàng là một bộ phận của hoạt động logistics nhằm quản lý việc
dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hàng hoá trong sản xuất lưu thông Mục đích của hoạt động quản lý vật tư, nguyên vật liệu là đảm bảo cho sản xuất lưu thông được diễn ra liên tục và hiệu quả, cân đối cung cầu và đề phòng rủi ro, bất trắc Các công việc liên quan đến quản lý kho hàng trong hoạt động logistics bao gồm thiết lập mạng lưới kho và chọn vị trí kho hàng (số lượng, quy mô), thiết kế
và lắp đặt các thiết bị kho hàng, tổ chức việc xuất nhập, lưu kho, bảo quản hàng hoá, thực hiện các công việc sổ sách, thống kê liên quan đến nghiệp vụ kho hàng… Nhờ có dự trữ mà chuỗi logistics mới có thể hoạt động liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả được Các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống logistics
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí
trong hệ thống logistics
Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân, (2006)
Doanh nghiệp cần phải biết lên kế hoạch dự trữ thế nào cho vừa, với từng thời điểm nhằm tránh tình trạng tồn đọng vốn Quản trị dự trữ trong logistics đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng về chi phí dự trữ logistics, nhất là kiến thức về tổng chi phí logistics để có thể đưa ra những quyết định về thiết
kế hệ thống logistics, các dịch vụ khách hàng, số lượng và vị trí các kênh phân phối, mức dự trữ, hình thức dự trữ, cách thức vận tải Tóm lại, hoạt động dự trữ có tác động trực tiếp tới nhiều hoạt động của chuỗi logistics Nên cần có
sự cân đối giữa chi phí dự trữ và các khoản chi phí logistics khác Hoạt động
dự trữ là khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống logistics Cần sử dụng tốt và phối hợp chặt chẽ các kỹ thuật, phân tích dự báo, mô hình dự trữ, hệ thống giải quyết đơn hàng (Đoàn Thị Hồng Vân, 2006)
Dự trữ sản phẩm trong khâu sản xuất
Dự trữ sản phẩm trong lưu thông
Trang 30hạn, an toàn, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng Các công việc liên quan đến quản lý vận tải trong logistics gồm có chọn người vận chuyển (tự vận chuyển hay thuê), chọn tuyến đường, phương thức vận tải, phương tiện vận tải, kiểm soát quá trình vận chuyển, công việc giao nhận và bốc xếp, xử lý trường hợp hư hỏng, mất mát hàng Người kinh doanh dịch vụ logistics phải giải quyết các vấn đề liên quan đến mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá, xảy ra trong toàn bộ quá trình vận chuyển bằng những phương pháp và kinh nghiệm cần thiết Khi lựa chọn phương thức vận tải sử dụng kết hợp một số tiêu chí quan trọng như chi phí vận tải, tốc độ vận chuyển, tính linh hoạt, khối lượng/trọng lượng giới hạn, khả năng tiếp cận, phương tiện vận chuyển (Đoàn Thị Hồng Vân, 2006)
2.2 CƠ SỞ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển mô hình dịch vụ cung ứng logistics ở một số nước trên thế giới
Chi phí logistics thấp sẽ góp phần quan trọng vào việc thuận lợi hóa thương mại, tạo giá trị gia tăng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu Thực trạng hiện nay cho thấy, nhiều Công ty Việt Nam chưa phát huy hết những lợi thế do logistics đem lại, thậm chí có Doanh Nghiệp chưa nhìn thấy vai trò hết sức quan trọng của logistics trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh Logistics có liên hệ chặt chẽ giữa marketing, sản xuất, tồn kho, vận tải và phân phối Thế nhưng, nhiều Doanh Nghiệp bố trí chức năng vận tải nằm trong phòng hành chính, quản trị tồn kho thì lại nằm trong phòng kế toán tài chính, còn chức năng thu mua thì lại trực thuộc phòng marketing hay bán hàng Việc tổ chức rời rạc các phòng chức năng như thế khiến Doanh Nghiệp quản lý các chức năng này cũng rời rạc Vì vậy cần phải hình thành một bộ phận riêng biệt cho logistics/chuỗi cung ứng để các nhà quản trị bộ phận này có thể phối hợp chặt chẽ với các chức năng khác Chỉ số chi phí logistics đánh giá trình độ phát triển của thương mại của một quốc gia Theo hiệp hội kho vận việt nam tỷ lệ chi phí Logistics trên GDP ở một số nước được thể hiện như sau:
Trang 31Bảng 2.1 Tỷ trọng chi phí logistics so với GDP của Việt Nam so với các nước
Trang 32Bảng biểu đồ 2.1 trên cho thấy trong khi chi phí Logistics so với GDP của
Mỹ chỉ là 7,7%, của Singapore là 8%, các nước châu Âu (chủ yếu là tính cho các nước EU) là 10%, Nhật – 11%, Trung Quốc – 18%, thì của Việt Nam chiếm tới 25% GDP, trong đó chủ yếu là giá trị hàng tồn kho, một tỉ lệ quá cao ước tính GDP hàng năm của Việt Nam khoảng từ 100-120 tỉ USD, vậy chi phí Logistics khoảng 25-30 tỉ USD/năm So với các nước lớn, thì con số này tương đối nhỏ, nhưng với chúng ta, con số này thật sự có ý nghĩa, chỉ cần tiết kiệm được 1% chi phí Logistics, đất nước sẽ có một khoản tiền không nhỏ, hàng trăm triệu USD Với các nhà hoạt động Logistics, các 3PL, thì một nước có chi phí Logistics quá lớn như vậy sẽ là một thị trường đầy hấp dẫn, thỏa sức cho họ vẫy vùng Chính vì vậy, tại Hội thảo Logso 2010, đại diện của Mapletree Logistics đã khẳng định
“Vietnam – The L& of Opportunities” (Phạm Mỹ Lệ, 2013)
Năng lực về Logistics của Việt Nam chưa cao trên bảng xếp hạng năng lực quốc gia về Logistics (LPI) của WB cả 3 lần xếp hạng vào các năm 2007,
2009 và 2011 Việt Nam vẫn giữ vị trí 53/155 Có những ý kiến quá lạc quan, cho rằng đây là thứ hạng cao, đáng tự hào, nhưng sự thực không phải như vậy
Bảng 2.2 Chỉ số năng lực Logistics của các quốc gia ASEAN
Chỉ số năng lực Logistics của các quốc gia ASEAN (Logistics Performance Index – LPI)
Thứ hạng trên thế giới
Điểm (tối đa 5,0)
Thứ hạng trên thế giới
Điểm (tối đa 5,0)
Trang 33Qua bảng 2.2 cho thấy nếu xét theo LPI có thể chia ASEAN thành 3 nhóm nước, gồm nhóm 1(Singapore) có trình độ phát triển dịch vụ Logistics cao nhất (nằm trong top đứng đầu thế giới), nhóm 2 (Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philippines) có trình độ phát triển dịch vụ Logistics ở mức trung bình, nhóm 3 (Campuchia, Lào, Myanmar, Đông Timo) có trình độ phát triển dịch vụ Logistics thấp nhất thì Việt Nam đang đứng ở khoảng cuối của nhóm 2, nghĩa là Việt Nam có trình độ phát triển dịch vụ Logistics ở mức trung bình thấp của khu vực ASEAN ” (Phạm Mỹ Lệ, 2013)
a ) Kinh nghiệm phát triển mô hình dịch vụ cung ứng logistics của Singgapore
Singapore là đầu mối giao thông vận tải toàn cầu ở cả hàng hải và hàng không, là cảng trung chuyển hàng đầu thế giới Cảng biển Singapore là cảng container hàng đầu thế giới, hàng năm có khoảng 140.000 lượt tàu biển ghé cảng biển Singapore Cảng hàng không quốc tế Changi phục vụ 1.010 hãng hàng không trên thế giới với 5.600 chuyến bay hàng tuần, sân bay Changi có tần suất bay lớn thứ 7 thế giới Singapore xây dựng được 3.262 km đường bộ và 138 km đường sắt, có mật độ cao, hiện đại và có hiệu quả đối với vận tải trong nội bộ quốc đảo, đồng thời quốc đảo này cũng có một số sở hạ tầng công nghệ thông tin hàng đầu thế giới với hệ thống hiện đại, dịch vụ công nghệ thông tin chất lượng cao Đối với phát triển dịch vụ logistics theo kinh nghiệm của Singapore, cần phải hội đủ 3 yếu tố:
- Cam kết từ Chính phủ và khu vực tư nhân như ưu đãi thuế cho các công
ty tàu biển quốc tế, ưu đãi thuế cho các công ty trong nước cung cấp dịch vụ vận chuyển và logistics, cho vay ưu đãi với tàu và container, hỗ trợ nguồn nhân lực
và phát triển kinh doanh từ Quỹ hội Hàng hải, ưu đãi thuế cho các công ty uy tín cung cấp dịch vụ về vận chuyển và thuê tàu
- Về năng lực hạ tầng, phải có các trung tâm về hàng không, hóa dầu, cung ứng và các kho lạnh
- Về nguồn nhân lực, để phát triển đội ngũ này cần có sự kết hợp giữa chính phủ và doanh nghiệp, nâng cao kiến thức và chuyên môn của nhân viên hàng hải địa phương thông qua các chương trình đào tạo được phê duyệt
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thành công đối với lĩnh vực logistics của Singapore là vai trò của Chính phủ Chính phủ Singapore nhận thức rất rõ vai trò của logistics đối với sự phát triển của quốc đảo này cũng như nhận thức đầy đủ thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đối với hệ thống
Trang 34logistics quốc gia Những thế mạnh nổi bật của hệ thống logistics quốc gia Singapore là kết cấu hạ tầng hiện đại đứng hàng đầu thế giới, khả năng kết nối trong toàn bộ hệ thống cả về vật chất, thông tin và tiền tệ là hoàn hảo, lực lượng lao động được đào tạo ở trình độ cao về kiến thức, kỹ năng và khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo Chính phủ Singapore cũng nhận thức được những hạn chế
cơ bản của hệ thống là thị trường nội địa có quy mô nhỏ với chi phí hoạt động tương đối cao (do tiền đất và chi phí nhân công cao), các doanh nghiệp logistics
có quy mô vừa và nhỏ, thị trường được phân khúc thành rất nhiều đoạn nên không có lợi thế về quy mô…Nhận thức được những điều đó, chính phủ Singapo
đã có những giải pháp rất cụ thể và hết sức phù hợp (Đỗ Thị Kim Dung, 2014) Chính phủ đặt ra mục tiêu chiến lược đối với hệ thống logistics quốc gia là phát triển Singapore trở thành trung tâm logistics tích hợp hàng đầu thế giới với năng lực vận tải hàng hải, hàng không và đường bộ vượt trội Từ năm 1997, Singapore triển khai chương trình Logistics Enhancement and Application Program (LEAP) với 4 nhóm giải pháp và 16 dự án cụ thể về phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, phát triển năng lực công nghệ, phát triển kết cấu hạ tầng Các dự án này đã được triển khai rất thành công, đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển logistics của quốc đảo này Kiên định chiến lược phát triển Singapore thành trung tâm logistics toàn cầu, trong đó chú trọng 3 nhóm giải pháp cơ bản Thứ nhất các cam kết của Chính phủ trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho lĩnh vực vận tải biển và logistics Thứ hai khuyến khích các công ty kinh doanh dịch vụ logistics sử dụng dịch vụ cho vay của Singapo để thuê mua tàu biển và container Thứ ba hỗ trợ trong đào tạo nhân lực và phát triển kinh doanh cho các công ty Singapore thông qua Quỹ Hàng hải… Khuyến khích các công ty trong nước liên doanh với các hãng nước ngoài để thiết lập hệ thống logistics toàn cầu, khuyến khích các công
ty đa quốc gia và các nhà cung ứng dịch vụ logistics quốc tế đặt trụ sở tại nước mình… Singapore cũng thực thi một chính sách tự do nhất đối với quyền sở hữu kinh doanh nước ngoài, không có bất cứ một nguyên tắc đặc thù riêng nào đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh
Bên cạnh đó chính phủ cũng đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng logistics quan trọng, có quy mô lớn, hiện đại, hệ thống đường cao tốc, trung tâm logistics hàng không, trạm không vận hàng tươi sống, trung tâm hàng tiêu dùng, trung tâm kinh doanh và vận chuyển các tác phẩm nghệ thuật… Đầu tư mạnh mẽ
Trang 35về công nghệ thông tin thông qua việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm tự động hóa hệ thống trao đổi thông tin thương mại và pháp luật, giúp giảm các chi phí liên quan đến thông tin trong các hoạt động logistics, đồng thời tạo ra nguồn thu từ các dịch vụ logistics có giá trị gia tăng cao Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực logistics thông qua các hoạt động như cấp học bổng và tài trợ nghiên cứu logistics cho sinh viên, thành lập Học viện Logistics châu Á - Thái Bình Dương đào tạo nhân lực logistics hàng đầu châu Á, thành lập Viện Nghiên cứu logistics Singapore nhằm phát triển chiến lược và chương trình đào tạo logistics…Bên cạnh vai trò của Chính phủ, Hiệp hội logistics Singapore cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thống logistics của quốc gia này Các chi phí logistics liên quan đến giao nhận, vận tải đều được Hiệp hội thống nhất quy định chung và các thành viên được khuyến khích áp dụng để tránh tình hình cạnh tranh về giá, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp Nhờ những giải pháp hợp lý đó, logistics hiện nay đóng góp khoảng 8% GDP của Singapore Giai đoạn năm 2009 đến nay, mặc dù nền kinh tế thế giới và khu vực lâm vào khủng hoảng và phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng tổng vốn đầu tư vào logistics ở Singapore vẫn lên đến hơn 500 triệu USD Hiện nay, trong số 25 nhà cũng cấp dịch vụ 3PL hàng đầu thế giới thì có đến 17 đã chọn đặt trụ sở và trung tâm điều hành khu vực tại Singapore Không chỉ các doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới lựa chọn Singapore là cửa ngõ xâm nhập thị trường châu Á mà Singapo còn được các doanh nghiệp logistics châu Á chọn là cửa ngõ đi ra thị trường thế giới (Đỗ Thị
Kim Dung, 2014)
b) Kinh nghiệm phát triển mô hình dịch vụ cung ứng logistics của Nhật Bản
Thứ nhất: Tập trung hợp lý hóa dịch vụ hậu cần thành phố Ngay từ những
năm 1960 Nhật Bản đã xây dựng và phát triển các bãi kho vận hậu cần xung quanh các thành phố lớn và gần các điểm mấu chốt giao thông vận tải Các bãi kho vận hậu cần Nhật Bản đều tập trung vào việc hợp lý hóa các dịch vụ hậu cần thành phố Đây là điểm khác biệt so với hậu cần của Đức Hậu cần Nhật Bản đóng góp rất lớn vào hoạt động phân phối sản phẩm cho các ngành công nghiệp phát triển tại các thành phố lớn Bãi kho vận Hanshin đuợc xây dựng từ năm
1991 là tổ hợp của 64 doanh nghiệp lớn Bốn trung tâm kho vận hậu cần của Nhật Bản tại Tokyo, bao gồm trung tâm kho vận hậu cần Kasai (Đông Tokyo), Hoping Island (Nam Tokyo), Oshima (Tây Tokyo) và Adachi (Bắc Tokyo) đã tạo
Trang 36thành một mạng lưới giao thông vận tải bao quanh thành phố và liên kết tới các điểm dịch vụ khác tạo thành mạng cung cấp dịch vụ hậu cần rộng khắp
Thứ hai: Chính phủ Nhật Bản trực tiếp chỉ đạo, dẫn dắt việc xây dựng các kho vận hậu cần Chính phủ Nhật Bản giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng các kho vận hậu cần và coi việc phát triển ngành hậu cần hiện đại là chiến lược quan trọng để nâng cao vị thế quyền lực quốc gia Chính phủ Nhật Bản là người đóng vai trò chính trong việc duy trì hoạt động của hệ thống cảng biển quốc gia cũng như đội tàu biển và mọi quyết định về cảng đều do Chính phủ đưa ra Nhật Bản rất chú trọng đến hiệu quả và hoạt động kiểm soát vĩ mô ngành hậu cần Những lĩnh vực sau được chính phủ đặc biệt chú ý:
- Tập trung vào việc lập kế hoạch: Bằng cách sắp xếp kế hoạch phát triển các bãi kho vận hậu cần và các thiết bị hậu cần, chính phủ Nhật Bản đã chọn lựa những vị trí thích hợp ở gần các khu liền kế thành phố, bên cạnh các tuyến giao thông nội bộ và các đường giao thông huyết mạch chính nối liền các thành phố lớn để xây dựng các kho vận hậu cần Kho chứa hàng được xây dựng ở gần các cảng biển lớn, có hệ thống giao thông vận tải thông suốt với tổng diện tích hơn 800.000 m2 bề mặt trên khắp nước Nhật Hệ thống kho bãi cung cấp đa dạng các chức năng dịch vụ như kho làm lạnh, kho giữ ấm… và hàng loạt các dịch vụ bảo quản thực phầm, thuốc men và các sản phẩm nhạy cảm khác (Phạm Thị Thanh Bình, 2009)
- Hoàn thiện các chính sách ưu đãi hỗ trợ và khuyến khích phát triển ngành công nghiệp hậu cần hiện đại bằng cách hoàn thiện hệ thống đuờng xá, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải đường sông, biển, giảm tắc nghẽn giao thông đường bộ thành phố và phát triển mạng lưới giao thông vận tải liên kết, chính phủ Nhật Bản ban hành hàng loạt chính sách khuyến khích thích hợp như giảm một số sự điều chỉnh, thành lập những tổ chức liên kết và cung cấp sự trợ giúp chính thức Chính phủ Nhật Bản thường bán đất với giá thấp để xây dựng các kho vận hậu cần Do vậy nhiều công ty tư nhân đã vay tiền ngân hàng để xây dựng các kho bãi hậu cần Ngoài ra chính phủ Nhật Bản còn giành một khoản cho vay ưu đãi cho các công ty tư nhân và giúp họ hoàn thiện các kho hậu cần Trực tiếp đầu tư vốn lớn để xây dựng kho vận hậu cần năm 1997, chính phủ soạn thảo đề cương kế hoạch hoàn chỉnh đối với ngành hậu cần, giành khoản kinh phí lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng ngành hậu cần bao gồm
Trang 37đường sắt, đường bộ, đường hàng không và cơ sở cầu cảng Ví dụ, trung tâm hậu cần lớn và phát triển nhất của Nhật Bản là trung tâm giao nhận hàng hóa Hoping Island với chi phí xây dựng là 57.2 tỉ yên Nhật Trong đó, 70% là chi phí của các tổ chức tài chính trung tâm, 20% chi phí của các ngân hàng địa phương và 10% chi phí là của các doanh nghiệp Số lượng các công ty hậu cần thuê ngoài (outsourcing logistics) ở Nhật Bản ngày càng tăng do hoạt động quản lý chuỗi cung cấp (SCM - Supply Chain Management là phương thức tối
ưu hóa những yêu cầu của khách hàng với mức chi phí thấp nhất và ít tiêu tốn thời gian nhất) toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp và cần thiết cho tính cạnh tranh quốc tế của Nhật Bản Các công ty hậu cần thuê ngoài đáp ứng được các dịch vụ hậu cần liên kết toàn cầu với chi phí thấp và hiệu quả Các ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh đang cố gắng đáp ứng những yêu cầu thuê ngoài bằng việc cung cấp các dịch vụ hậu cần bên 3 (3PL) Chính phủ Nhật Bản đề suất chính sách ủng hộ ngành công nghiệp hậu cần thông qua việc cung cấp các dịch vụ hậu cần hiện đại và phù hợp nhằm đáp ứng được xu hướng hậu cần thuê ngoài đo là cuộc cách mạng trong kinh doanh hiện nay Công nghiệp hậu cần Nhật Bản hiện đang phải đối diện với xu hướng cạnh tranh gay gắt của các đối thủ nước ngoài và sẽ gây cản trở tốc độ tăng trưởng 3PL của Nhật Bản Tuy nhiên, thị trường hậu cần trong nước của Nhật Bản đã hoàn toàn được cách ly khỏi cuộc cạnh tranh bên ngoài Xu hướng phát triển mới đang trỗi dậy trong ngành công nghiệp hậu cần Nhật Bản Cảng biển là nơi đầu tiên mở cửa thông thương với các quốc gia bên ngoài và đóng góp rất nhiều cho ngành thương mại trong nước Các cảng biến Nhật Bản đã thực sự phát triển dưới chính sách ưu tiên cho ngành công nghiệp của Chính phủ Năm 1961, do tốc độ gia tăng dân
số và gia tăng mật độ dân số khu vực đô thị, chính phủ ấn định kế hoạch phát triển cảng 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) để đạt mục tiêu tăng gấp đôi thu nhập người dân Hiện tại, Nhật Bản sở hữu một hệ thống hậu cần rất qui hoạch trên toàn bộ lãnh thổ Hệ thống đường cao tốc đã bao trùm lên tất cả 4 đảo lớn của đất nước Các đường cao tốc này đã xuyên suốt tới tận đảo Honshu, Kyushu
ở phía Nam và đảo Hokkaido ở phía Bắc Tất cả các đảo đều được nối liền bởi các cầu xuyên đại tây dương và các đường hầm xuyên biển Mạng lưới thông tin bao trùm khắp nơi trên đất nước Nhật Bản Tính hiệu quả của dịch vụ hậu cần Nhật Bản đã vượt cả châu Âu, châu Mỹ và trở thành quốc gia cung cấp dịch
vụ hậu cần số 1 trên thế giới (Phạm Thị Thanh Bình, 2009)
Trang 382.2.2 Kinh nghiệm phát triển mô hình dịch vụ cung ứng logistics của một số công ty tại Việt Nam
a) Kinh nghiệm phát triển mô hình dịch vụ cung ứng logistics Công ty Vinafco
- Dịch vụ logistics: Dịch vụ cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng
hóa, dịch vụ 3PL (Third-Party Logistics), dịch vụ vận tải đa phương thức nội địa,vận tải quốc tế, vận tải quá cảnh Lào, Trung Quốc, Campuchia, vận tải hàng công trình, hàng siêu trường, siêu trọng và hàng nguy hiểm, dịch vụ giao nhận quốc tế như dịch
vụ thông quan và xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế (bằng đường bộ, đường biển và hàng không), dịch vụ giao nhận những lô hàng đặc biệt như hàng nặng, quá cỡ, dễ vỡ, nguy hiểm và có giá trị cao
- Dịch vụ khác: Cho thuê kho, bốc xếp, vận tải, phân phối hàng hóa từ kho đến đại lý, khách hàng, hệ thống kho bãi, thực hiện sắp xếp hàng hoá theo sơ đồ
bố trí (W/h layout), Tư vấn thiết kế giá kệ, lắp đặt hệ thống chiếu sáng kho hàng, quản lý kho bằng phần mền, đào tạo và chuyển giao nghiệp vụ, đội ngũ chuyên gia giỏi đào tạo và chuyển giao về tổ chức quản lý, vận hành kho hàng theo phong cách chuyên nghiệp Xếp dỡ hàng hóa bằng thủ công, xe nâng và cầu bánh lốp Hoàn thiện sản phẩm phân loại, đóng gói và dán tem hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng Bảo hiểm gồm bảo hiểm kho hàng và bảo hiểm hàng lưu trữ trong kho an ninh kho hàng bảo vệ 24/24 giờ, hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt
- Dịch vụ phân phối hàng hóa: Hiện nay Công ty đang áp dụng cho mô hình 3PL thực hiện như sau tiếp nhận yêu cầu khách hàng qua hệ thống điện thoại/email/fax… được thực hiện bởi các nhân viên chuyên nghiệp thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng các nhân viên thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng tiếp nhận yêu cầu khách hàng tiến hành xử lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm quản lý chuyên nghiệp các công đoạn xử lý bao gồm xác lập đơn hàng trên hệ thống (key – in), kiểm tra về tình trạng công nợ, xử lý công nợ, kiểm tra tình trạng sẵn sàng của đơn hàng (tình trạng thiếu - đủ của đơn hàng), xác nhận đơn hàng hoàn tất Chuyển đơn gom hàng cho bộ phận kho và bộ phận vận tải, cung ứng vật tư, nguyên nhiên liệu (Công ty Vinafco, 2014)
Trang 39b) Kinh nghiệm phát triển mô hình dịch vụ cung ứng logistic của Công ty Cổ Phần Thương Mại và Vận Tải Trung Thu
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa bao gồm cả hoạt động bốc xếp container Công ty cung cấp dịch theo yêu cầu của khách hàng sẽ tiến hành thiết kế hoặc
cơ cấu lại chuỗi cung ứng của khách hàng sao cho đạt kết quả tối ưu nhất và phát huy các lợi thế cạnh tranh Dựa trên thực trạng tổ chức sản xuất của khách hàng, công ty sẽ xây dựng cho khách hàng một chuỗi cung ứng phù hợp, quy trình sản xuất hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa thời gian và tiết kiệm chi phí dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị Với hệ thống kho hiện đại
và quy mô lớn, công ty có thể đảm nhiệm lưu kho thành phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng với chi phí thấp Ngoài ra, theo yêu cầu của khách hàng công ty còn cung cấp một số dịch vụ kho đặc biệt như kho thuê hợp đồng, kho thuê chuyên dụng, kho công cộng, kho ngoại quan, kho đa năng, dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập
kế hoạch bốc dỡ hàng hóa với mô hình 3P công ty hiện tại đang công ty đảm nhiệm trọn gói dịch vụ cho khách hàng công ty giúp khách hàng quản lý các yếu tố phát sinh sau giao dịch, bao gồm một số dịch vụ quản lý quá trình thu hổi các hàng phế phẩm, tái chế hoặc huỷ bỏ giúp khách hàng, tiếp nhận và sửa chữa thành phẩm hoặc bộ phận, thiết kế và quản lý dòng vật liệu hoặc thiết bị không sử dụng ngược trở lại dây chuyền cung ứng,tiếp nhận đơn hàng và đăng
vụ vận tải hàng không, dịch vụ vận tải đường sắt, dịch vụ vận tải đường bộ, dịch vụ thương mại bán buôn bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng Hiện nay
Trang 40Công ty đó áp dụng cho mô hình 3PL trọn gói được thực hiện theo quy trình các bước như sau:
- Tiếp nhận yêu cầu khách hàng qua hệ thống điện thoại/email/fax…công việc được thực hiện bởi các nhân viên trực điện thoại chuyên nghiệp thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng
- Các nhân viên thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng tiếp nhận yêu cầu khách hàng tiến hành xử lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm quản lý chuyên nghiệp Các công đoạn xử lý bao gồm xác lập đơn hàng trên hệ thống kiểm tra về tình trạng công nợ, xử lý công nợ, kiểm tra tình trạng sẵn sàng của đơn hàng (tình trạng thiếu - đủ của đơn hàng), xác nhận đơn hàng hoàn tất Chuyển đơn gom hàng cho bộ phận kho và bộ phận vận tải Bộ phận kho nhận lệnh gom hàng sẽ tiến hành gom hàng và xác nhận tình trạng thực tế chắc chắn của đơn hàng có thể được giao hay không, báo cáo lại cho bộ phận dịch vụ khách hàng để tiến hành in hoá đơn Bộ phận vận tải nhận lệnh gom hàng và tiến hành các hoạt động điều phối vận tải/sắp xếp phương tiện cho việc vận chuyển hàng hoá
- Sau khi nhận được xác nhận từ kho, bộ phận dịch vụ khách hàng sẽ in hoá đơn và chuyển xuống kho làm thủ tục xuất hàng ra khỏi kho tuỳ theo phương thức giao hàng Khách hàng tự đến lấy, giao hàng ra các bến xe trung chuyển, giao hàng đến các đại lý hoặc trực tiếp tới người tiêu dùng Bộ phận vận tải căn cứ vào hình thức giao hàng sẽ điều phương tiện hợp lý để chuyển hàng ra khỏi kho và giao đến các đại lý hoặc trực tiếp người tiêu dùng Để khái quát chung cho việc vận hành của công ty công ty đã đưa ra với mô hình
ở hình 2.1 mà trong nhiều năm qua công ty thương mại và vận tải Trung Thu
đã ấp dụng chính vì vậy công ty thương mại và vận tải Trung Thu luôn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng đảm bảo được lượng khách hàng ổn định nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (Công ty Thương Mại và Vận Tải
Trung Thu, 2013)