lớn của miền Nam ghi lại: “ Vào thời điểm này, sau khi kinh xáng Maspéro khởi công và hoàn thành vào năm 1911-1920, chùa Ông Bổn nằm ở trung tâm chợ Châu Thành ở làng Khánh Hưng – cùng v
Trang 1ĐÌNH CHÙA MIỀN NAM
MỤC LỤC
ĐÌNH CHÙA MIỀN NAM
1 Chùa Ông Bổn Sóc Trăng
2 Văn Miếu Trấn Biên- Đồng Nai
3 Chùa Kiến An Cung - Sa Đéc - Đồng Tháp
4 Chùa Tuyên Linh_Bến Tre
5 Chùa Đất Sét( Sóc Trăng)
6 Chùa Quan Đế -Bạc Liêu
7 Chùa Thích Ca Phật Đài- Vũng Tàu
8 Chùa Dơi - Sóc Trăng
9 Chùa Phổ Quang Cổ Tự - Đồng Nai
10 Chùa Tây Tạng- Bình Dương
11 Chùa Khải Tường & câu chuyện Nàng Hai Bến Nghé-HCM
12 Giới thiệu chùa Phù Dung (Hà Tiên)
13 Chùa Bửu Lâm – Di tích kiến trúc độc đáo của Tiền Giang
14 phật thich ca
15 Lịch sử chùa diệu pháp-HCM
16 Chùa Ấn Quang- Q10.HCM
17 Chùa Vĩnh Tràng - Tiền Giang
18 Chùa Tây An - An Giang
19 Chùa Chén Kiểu - Sóc Trăng
20 Chùa Kh’Leang - Sóc Trăng
21 Long Tuyền Cổ Miếu - Cần Thơ
22 Chùa Sư Muôn - Phú Quốc
23 Chùa Cao ( Cao Đài Hội Thánh) - Phú Quốc
24 Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang
25 Thắng cảnh chùa Hang - Kiên Giang
26 Chùa Phi Lai - An Giang
27 Miếu bà Chúa Xứ - An Giang
28 Linh Sơn Trường Thọ- Bình Thuận
29 Chùa Ông(phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ.)
30 Chùa Hội Tôn(xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre)
31 Chùa Giồng Thành(xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang,)
32 Rực rỡ Monivongsa Bopharam
33 Những ngôi chùa cổđộc đáo ởTrà Vinh
1 Chùa Ông Bổn Sóc Trăng
Một di tích nghệ thuật kiến trúc độc đáo
Chùa Ông Bổn thị xã Sóc Trăng, trước tiên có tên Thất Phủ Miếu, được xây dựng tại làngKhánh Hưng (tổng Nhiêu Khánh), quận Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng Vào năm Ất Hợi
1875 đến năm 1911, Thất Phủ Miếu được trùng tu lần 1, đổi tên thành Hòa An Hội quán được giữ nguyên trạng đến ngày nay Đây là di tích nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc văn hóa độc đáo của cộng đồng người Hoa Sóc Trăng và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.Trong cuốn “Chuyện xưa tích cũ của cố học giả Vương Hồng Sển- nhà văn hóa, khảo cổ
Trang 2lớn của miền Nam ghi lại: “ Vào thời điểm này, sau khi kinh xáng Maspéro khởi công và hoàn thành vào năm 1911-1920, chùa Ông Bổn nằm ở trung tâm chợ Châu Thành ở làng Khánh Hưng – cùng với chợ Bãi Xàu ở làng Mỹ Xuyên (Mỹ Xuyên) được phong là “thị
tứ đệ nhất hạng” do nghị định đề ngày 15/10/1904 của thống đốc Nam Kỳ đặt ra….”
Do có địa thế giàu tiềm năng kinh tế nên chùa Ông Bổn được người Hoa thời xưa xây dựng tổng thể kiến trúc theo hình chữ “ Phú ” – tượng trưng cho sự ấm no, phú quí theo quan niệm của người Hoa Ngày nay, chùa Ông Bổn (Hòa An Hội quán) qua nhiều lần trùng tu vẫn giữ được nguyên hiện trạng cũ và tọa lạc ở địa chỉ số 09, đường Nguyễn VănTrổi, phường 1, thị xã Sóc Trăng Cách Bưu điện trung tâm tỉnh lỵ Sóc Trăng khoảng 700m Di tích này rất thuận tiện cho du khách đến tham quan về đường bộ, cũng như đường thủy
Chùa Ông Bổn được xây dựng cách đây 128 năm, với chất liệu hoàn toàn bằng đá, gỗ quí
từ Trung Quốc chở qua Ngôi chùa có mặt tiền chính diện hướng về hướng Nam, hai bên
tả hữu tô đá rửa được nghệ nhân đắp nổi bằng xi măng rộng khoảng 1 thước là 2 đại tự : “Tăng, Phước” – ngụ ý chúc bà con bá tánh hưởng thêm nhiều phước lộc - tạo thêm vẻ bề thế cho ngôi chùa Ngoài ra, ở bên hữu khuôn viên chùa còn có ngôi miếu nhỏ thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh tượng trưng cho thần thổ địa của địa phương Quan sát từ đỉnh hương lớn đặt giữa khuôn viên khá rộng của ngôi chùa, tổng thể kiến trúc di tích này có toàn bộ phần chân cột, đá xanh viền nền “tam cấp” trong khu vực nội thất đến khung cửa chính của ngôi chùa…đều được các nghệ nhân người Hoa đời trước tạc bằng đá tảng của TrungQuốc ngôi chùa được thợ xây dựng “phân kim tam cấp” qua thước “ Lỗ Ban – theo hình chữ “Phú” - tượng trưng theo quan niệm của người Hoa
Nghệ nhân điêu khắc Trần Văn Thanh nhận xét : : Kiến trúc ngôi chùa này được người xưa xây dựng 3 đôi mái ngói xanh kế tiếp nhau đến gian chính điện…”Đặc biệt qua đợt trùng tu sau này, ngôi chùa vẫn còn giữ nguyên hiện trạng đến 90% mái chùa lợp ngói ống âm dương màu xanh (ngói lưu ly) sản xuất ở Lái Thiêu Đây là loại ngói cổ được người xưa rất ngưỡng mộ và kính trọng để lợp mái các ngôi đình, chùa, miễu… cùng với phần kiến trúc thẩm mỹ độc đáo bằng gốm tráng men màu của tượng “Bát Tiên hí võ”, “ Lưỡng Long tranh châu”, “ Mẫu đơn phụng”, hoa văn trang trí “Chỉ hoa cúc”… Ở tả hữu mái ngói trước tượng trưng âm dương hòa hợp, sung túc, no đủ nên càng tôn thêm vẻ tôn nghiêm cổ kính cho ngôi chùa
Theo nghệ nhân điêu khắc Nguyễn Chinh đã từng thi công nhiều công trình điêu khắc, kiến trúc các ngôi chùa lớn ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long – TP.HCM thẩm định giá trị nghệ thuật: “ Ngoài ý nghĩa cầu cho “quốc thái dân an”, “ mưa thuận, gió hòa”, “ chánh thần phù hộ ban phước lành cho nhân dân…” thì riêng các phần điêu khắc, chạm trỗ khuôn viền các biển bức hoành phi (chạm 3 lớp), kham thờ chánh điện, tượng gỗ đỡ giàn cột kèo gồm 6 bộ cột vuông, bộ cột tròn, bộ cột long trụ…đều do nghệ nhân Trung Quốc sáng tác Và đây là những tác phẩm điêu khắc tinh xảo, độc đáo “có 1 không 2” so với các ngôi chùa cổ khác ở đồng bằng Sông Cửu Long Các công trình trên buộc chúng
ta tưởng nhớ đến hàng chục nghệ nhân ngồi đục đẽo ròng rã hàng năm trời Cái khéo léo
là những tác phẩm độc đáo này được lớp nghệ nhân đời trước tạo tác rất công phu, dáng
vẻ sinh động, thoát tục, hướng vào tín ngưỡng tâm linh trong cuộc sống nhân gian
Ngoài ra, chùa Ông Bổn ở thị xã Sóc Trăng còn có nhiều cổ vật quí hiếm khác là tượng
gỗ thờ Ông Bổn, Ông Phước Đức, Bà Thiên Hậu Thánh mẫu, sơn son thiếp vàng rực rỡ;
bộ lư quỳ cổ hình thái tuế, 3 bộ lư vuông, cặp hạc rùa ngậm hoa sen bằng kim loại màu…các bộ bàn thờ (quý tự) bằng gỗ quý đều được các nghệ nhân chạm khắc 3 lớp và dát
Trang 3vàng rất tinh xảo “ Đặc biệt hơn nữa là ngôi chùa kiến trúc theo hình chữ “Phú” với nghệthuật chạm trổ tinh xảo độc đáo trang trí từ bên ngoài đến nội thất bên trong; nên chùa Ông Bổn thị xã Sóc Trăng được giới người Hoa ở Rạnh Giá (Kiên Giang) rất ngưỡng mộ.
Họ mời các nghệ nhân ở Sóc Trăng đo đạc theo nguyên trạng ngôi chùa để thiết kế phần trang trí nội thất giống như khuôn mẫu di tích lịch sử văn hóa độc đáo này của người HoaSóc Trăng để xây dựng ngôi chùa mới tại quê hương mình…
2 Văn Miếu Trấn Biên
Văn Miếu Trấn Biên Ðồng Nai
nơi phụng thờ hào khí phương nam
Văn Miếu Trấn Biên ở Ðồng Nai là sự tiếp nối truyền thống của Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long (Văn Miếu đầu tiên của nước ta, được xây dựng năm 1070) và là biểu tượng cho tinh thần hiếu học - trọng người tài Văn Miếu Trấn Biên sừng sững uy nghi tọa lạc trên diện tích rộng 20 nghìn m2 tại phường Bửu Long, TP Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai
Theo sách "Ðại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn, tuy ra đời sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội hơn 700 năm, nhưng Văn Miếu Trấn Biênđược xây dựng sớm nhất ở miền nam, trước các Văn Miếu ở Vĩnh Long, Gia Ðịnh và ở kinh đô Huế Văn Miếu Trấn Biên là nơi không chỉ thờ Khổng Tử mà còn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa, giáo dục của đất nước
Văn Miếu Trấn Biên được trùng tu năm 1794 Ðích thân chúa Nguyễn đến đây dâng lễ vào mùa xuân và mùa thu hằng năm Từ năm 1802, vua nhà Nguyễn ủy nhiệm quan Tổngtrấn thành Gia Ðịnh, quan tổng trấn Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ hằng năm thay nhà Vua Thời đó, bên cạnh Văn Miếu Trấn Biên là trường học của tỉnh Biên Hòa Gắn liền với Văn Miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển, đã sinh ra những danh nhân làm rạng rỡ miền đất phương nam như Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Ðức, Nguyễn Ðình Chiểu, Ngô Nhân Tịnh và Lê Quang Ðịnh
Khi quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa vào năm 1861, chúng đã tàn phá hoàn toàn Văn Miếu Trấn Biên nhằm dập tắt tinh thần yêu nước của người dân Nam Bộ Văn Miếu Trấn Biên đã bị hủy hoại sau 146 năm tồn tại
Gần đây, Văn Miếu Trấn Biên đã được xây dựng lại trên nền đất cũ Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc bằng gốm tráng men, những lầu bia uy nghi tráng lệ Từ cổng vào lần lượt là nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai và nhà thờ chính Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với dòng chữ lớn đầu tiên "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia".Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, nền lát gạch tàu, có bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18
kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc
Trong Văn Miếu Trấn Biên còn có các bàn thờ đức Khổng Tử, bàn thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương Gian bên trái thờ các danh nhân Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Lê Quý Ðôn Gian bên phải thờ Võ Trường Toản, Ðặng Ðức Thuật và ba vị được tôn xưng là
"Gia Ðịnh tam kiệt": Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh
Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền - Hậu hiền
Hiện nay, du khách đến thăm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng đông do phong cảnh rộng
Trang 4thoáng, với vẻ đẹp vừa cổ kính vừa trang nhã Văn Miếu là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa-giáo dục xưa và nay của dân tộc và của đất Ðồng Nai Nơi đây còn rất gần với khu du lịch văn hóa Bửu Long.
Tại Văn Miếu Trấn Biên thường tổ chức các lễ viếng các bậc tiền nhân, các lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ Văn Miếu Trấn Biên là nơi đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế khi đến thăm Ðồng Nai
3 Chùa Kiến An Cung - Sa Đéc - Đồng Tháp
Chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách nằm ngay tại trung tâm thị xã Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp Chùa được xây dựng do Hoa kiều ở tỉnh Phúc Kiến - Trung Quốc di
cư sống tại Sa Đéc để thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ con cháu
Chùa Kiến An Cung được bắt đầu khởi công xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) đến mùa thu Đinh Mậu (1927) thì làm lễ khánh thành Chùa gồm 3 gian, gian giữa là điện thờ (Kiến An Cung) gian bên tả là trụ sở tập hiền, gian bên hữu là trường Chùa đã được sửa chữa 3 lần nhưng vẫn ở vị trí cũ
Chùa Kiến An Cung xây dựng theo kiểu chữ "Công" gồm có 3 gian Bên tả và bên hữu bằng nhau Gian giữa (điện thờ) rộng hơn Mái ngói gồm 3 lớp, mặt trên ngói, giữa gạch, dưới là ngói Ngói được lợp theo gợn sóng rồng, trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao, tạo mái ngói theo kiểu "Ngũ hành" Mỗi đầu ngọn sóng là một cung điện thu nhỏlaiồ, bao gồm có 6 cung điện toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịulực trên những cột gỗ tròn Ơở mặt chính trên vách chùa có trang trí những cây cối, chim thú, tượng người ghép bằng mảng gốm màu thu nhỏ tạo thành những bức tranh nằm theo các đường gờ lắp kính 5mm Mái trước cửa ra vào có 4 chậu hoa bằng gỗ sơn son thếp vàng đỡ 6 con sơn chạm trổ hoa lá, ở giữa có tấm hoành phi "Kiến An Cung", trang trí rồng, mây, nai, hạc Trên cửa ra vào có 6 con lân gỗ thếp vàng đội 6 con sơn Trên mặt của mỗi cánh cửa có vẽ cảnh sinh hoạt của vua quan Hai bên cửa chính có hai câu đối trang trí hoa văn chạy xung quanh và nền chạm hóa mai và hạc thếp vàng Trên cửa chính
có tranh vẽ màu và trên cửa hai bên có chạm khắc bông sen, chim thú
Vào cửa là phần chính điện, trên mái ở gian giữa có treo một tấm hoành phi chạm trổ hoa
lá sơn son thếp vàng Dưới là một bức tranh vẽ màu hai mặt chạy dài suốt 3 gian Phía dưới có một bao lam trang trí chim trĩ, công, bông sen, nho, sóc hai mặt giống nhau và thếp vàng Hai câu đối cặp theo cột gắn với bao lam Phần trên của mỗi câu đối có khắc đầu rồng, cành mai, phần dưới có khắc bát tiên
Đối diện với chính điện, trên các cột có gắn 2 câu đối thếp vàng, nền chạm trổ mai hạc, ở hai bên có hai câu đối nền sơn vàng và viền khung, bên cạnh có 2 bức tranh vẽ màu Giữacác cột có gắn các đầu hình rồng đỡ những cây xà ngang có tranh vẽ màu Trên xà ngang lại có 6 con sơn có tranh vẽ màu đội các cây xà dọc của mái
Gian bên phải có khắc đôi cá hóa long hai mặt giống nhau thếp vàng cặp sát theo góc cột thay thế con sơn Ơở vách phải có 40 bích họa màu và ở vách đối diện có 30 bích họa màu Phần vách ở dưới đều trang trí hoa văn màu xanh Mặt sau của gian chính điện cũngtrang trí giống như mặt trước của chính điện Ơở 4 cột có gắn 4 câu đối Phần trên của 2 câu đối có chạm hình con dơi, phần dưới chạm chậu hoa, hai câu đối chạm hoa lá bướm, chim thú
Phần mái hai bên có hai con lân đội hai con sơn hai con sơn này lại đội xà ngang Hai cột
Trang 5sát vách có gắn 2 câu đối bằng xi măng Ơở 2 cột giữa có gắn hai câu đối của chính điện đối diện với hai câu đối của điện thờ.
Phần giữa của chính điện và điện thờ có một khoảng để trống lấy ánh sáng, hai bên của phần này nối chính điện và điện thờ thành hai gian đối xứng nhau Mỗi bên đều có 8 cánhcửa chạm trổ hoa lá, ong bướm, chim muông qua bên trái là trụ sở và bên hữu là trường học 4 câu đối nền vàng viền đỏ gắn ở 4 cột đối diện với 2 gian nối
Phần điện thờ, mặt ngoài ở gian giữa có hai câu đối trang trí hoa sen, cành đào gắn ở cột, phía trên có một bức hoành phi "Bảo quốc an dân" trang trí hoa lá, chùm nho sơn son thếp vàng, dưới có một bao lam khắc khỉ, nai, chim phượng hai bên có hai câu đối chạm trổ rồng phượng gắn vào cột
Gian trái có bức hoành phi "Thanh thủy tể sư", gian phải có bức hoành phi "Bảo sanh đại đế" Trên các xà ngang có 4 con lân đỡ 4 con sơn Ơở dưới xà ngang có 6 đầu rồng đỡ xà ngang gắn với cột
Phần dưới điện thờ có bao lam chạm nổi cuốn thư, hoa cúc, hoa sen, chim trĩ, chim sâu sơn son thếp vàng Hai bên của mỗi bao lam đều có 2 bức họa chạm trổ gắn chặt bao lam với cột gỗ, đứng trên bệ đá Trên hai cột đều treo hai câu đối trang trí hoa văn chữ "Vạn"
và có điểm thêm hoa cúc Hai đầu của các câu đối có trang trí cây cỏ, chim muông, thú vật Đặc biệt chữ viết trên hai câu đối theo kiểu chữ "Hình lư hương"
Phía ngoài, ở giữa có một bàn thờ hình chữ nhật Hai bên có hai bàn thờ nhỏ Trên các bàn thờ đều có lư hương bằng đồng, hai con hạc đồng, hai chân đèn bằng đồng, một bát hương bằng gốm
Bên ngoài có 3 bàn thờ hình chữ nhật bằng gỗ đặt ngang trên các bàn thờ đều có lư hương, 2 chân đèn đồng, 3 cây hương trượng, giữa các bàn thờ có 4 bộ bát bửu đặt xuôi theo cột Hai vách của các gian này có bích họa, mỗi bên có 32 tranh vẽ
Phần điện thờ có 3 gian: Gian giữa có khám thờ Quảng Trạch Tôn Vương Phần trên của khám trang trí 2 rồng tranh châu, hoa lá sơn son thếp vàng Hai bên có khám thờ "Bảo sanh đại đế" bên trái thờ "Thanh thủy tể sư" cũng trang trí hoa lá rồng mây, sơn son thếp vàng
Trước các khám thờ có 3 bàn thờ hình chữ nhật bằng gỗ Trên mỗi bàn có đặt một lư hương và hai hộp bằng đồng đựng đèn sáp Riêng bàn thờ giữa có đặt thêm ba hộp kính đựng tượng
Phía ngoài điện thờ trên sát mái chùa có treo ba hoành phi đối diện với khánh thờ "ThanhThủy Tể Sư", Quảng Trạch Tôn Vương, Bảo Sanh Đại Đế, đặt trên 6 đầu dư hình rồng nhô ra đỡ lấy các hoành phi, dưới các đầu dư hình rồng có 3 bức tranh vẽ màu trên gỗ.Ngoài Quảng Trạch Tôn Vương còn có hai vị thần được thờ ở hai bên trong gian chánh điện Bên tả là Thanh Thủy Tể Sư, nguyên là thầy thuốc chữa bệnh cho nhân dân Bên hữu là Bảo Sanh Đại Đế, có nhiệm vụ bảo vệ sanh mệnh các vị vua chúa
Với lối kiến trúc mang đậm phong cách Trung Hoa, với một nền văn hóa truyền thống đặc sắc, Kiến An Cung đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào ngày 27/4/1990
4 Chùa Tuyên Linh_Bến Tre
Vị trí:Chùa Tuyên Linh ở xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
Đặc điểm: Chùa Tuyên Linh được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày
20/7/1994 Ngày 19/5 hàng năm, ở chùa đều diễn ra ngày hội với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa và mít-tinh kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ
Trang 6Chùa Tuyên Linh được xây năm Tân Dậu (1861), dưới triều Tự Đức năm thứ 14 Lúc đầu, chùa có tên là Tiên Linh do Hòa thượng Khánh Phong trụ trì và được làm bằng tre,
lá để thờ bà Sầm
Năm 1907, nhà sư Lê Khánh Hòa, pháp danh là Thích Như Trí, quê ở xã Phú Lễ, huyện
Ba Tri về trụ trì tại chùa này Là một cao tăng rất tinh thông Phật học, Hòa thượng Lê Khánh Hòa đã thuyết giảng giáo lý nhà Phật, đào tạo môn sinh Nhờ hiểu rộng, đi nhiều nơi, có vốn nho học lại biết cả chữ quốc ngữ nên ông được các tín đồ, cư sĩ Phật giáo tín nhiệm và có hơn 90% người dân địa phương theo đạo Hòa thượng Lê Khánh Hòa còn là người sáng lập ra Nam kỳ Phật học hội và Lưỡng Xuyên Phật học hội quy tụ nhiều cao tăng, cư sĩ Phật giáo ở Nam kỳ lúc bấy giờ Đồng thời nhà sư còn là chủ bút tạp chí Từ bi
âm, Giám đốc Phật học tùng thư
Chùa Tuyên Linh là nơi mà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ, nhiều lần ghé lại tá túc Thời gian cụ Phó bảng ở đây lâu nhất là từ năm 1927 đến 1929 Trong thời gian lưu trú tại chùa, cụ Phó bảng đã mở lớp dạy học, xem mạch bốc thuốc cho nhân dân trong vùng và cùng Hòa thượng Lê Khánh Hòa bàn việc dân, việc nước Ở đây, cụ Nguyễn Sinh Sắc cũng gặp gỡ các ông: Trần Văn An, Huỳnh Khắc Mẫn, Lê Văn Phát, vàtrong số họ sau này có người trở thành lớp đảng viên đầu tiên của Đảng bộ Bến Tre Năm
1929, cụ Phó bảng lâm bệnh và bị bọn mật thám Pháp theo dõi nên Hòa thượng Lê Khánh Hòa đã tìm cách đưa cụ về Đồng Tháp Theo lời kể của những người lớn tuổi ở xãMinh Đức thì tên gọi Tiên Linh tự được nhà sư Lê Khánh Hòa đổi lại Tuyên Linh tự năm
1930 theo sự góp ý của cụ Phó bảng Cụ giải thích rằng: Tuyên là tuyên truyền Về phần mình, Hòa thượng Lê Khánh Hòa ngoài tụng kinh niệm phật ông luôn động viên các tín
đồ Phật giáo tham gia hoạt động cách mạng và kháng chiến Do tuổi già, bệnh nặng, Hòa thượng Lê Khánh Hòa mất ngày 19/6/1947 Trước lúc viên tịch, sư cụ tắm rửa sạch sẽ, thay đạo phục rồi quay mặt về hướng bắc nói những lời cầu mong nước nhà độc lập, chúcsức khỏe Hồ Chủ tịch, sau đó niệm phật rồi tắt thở
Trong 2 cuộc kháng chiến, chùa Tuyên Linh là nơi che giấu, nuôi dưỡng cán bộ cách mạng nên đã hai lần bị giặc dùng máy bay ném bom, phá hủy và đốt chùa Chùa được trùng tu nhiều lần và được xây mới vào năm 1999 trên nền cũ rất khang trang Tuy nhiên,những hiện vật gắn với quá khứ của chùa không còn nhiều Đồng chí Việt Hùng, Chủ tịchMặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Minh Đức, thành viên ban bảo vệ di tích chùa Tuyên Linhcho biết: “Chúng tôi đang có kế hoạch xin xây nhà bảo tàng ở tại chùa Trước tiên sẽ tìm vận động, sưu tầm những hiện vật gắn với chùa trước đây và tôn tạo lại những bút tích của sư cụ Lê Khánh Hòa và cụ Nguyễn Sinh Sắc để trưng bày ở bảo tàng Bên cạnh đó,
sẽ xây dựng hệ thống giao thông để tạo sự đi lại dễ dàng cho người dân đến tham quan chùa”
5 Chùa Đất Sét
Vị trí:Chùa tọa lạc tại 163A, đường Lương Đình Của, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.Đặc điểm: Các tác phẩm tượng Phật, linh thú, đỉnh trầm, bảo tháp được tạo ra từ đất sét,thoạt nhìn không ai có thể tin là thật
Chùa Đất Sét có tên chữ là Bửu Sơn tự Nhìn bề ngoài nó giống như các ngôi nhà dân khác Ngôi nhà không lớn, mái lợp tôn, vách ván, khung bằng gỗ dầu, gỗ đước Gia đình
họ Ngô lập am thờ này để tu tại gia qua nhiều đời, vì vậy chùa không có sư, chỉ có người trong gia đình quản lý
Bước vào bên trong, sau khi được giới thiệu tỷ mỷ ta mới cảm phục sức lao động bền bỉ, sáng tạo phi thường của ông Ngô Kim Tòng - người đã dồn hết sức lực trong suốt 42 năm
Trang 7dòng dã để tạo nên 1901 bức tượng Phật, trên 200 mẫu tượng thú, bảo tháp, lư hương đều bằng đất sét.
Đặc biệt trong chùa có 8 cây nến: 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy Trọng lượng mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m, ước cháy liên tục khoảng 70 năm Hai cây nến nhỏ đã cháy từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời, năm 1970, dự kiến thời gian cháy hết khoảng 35 năm, nhưng năm 2006 vẫn đang cháy và có thể cháy tiếp vài năm nữa Tại đây còn có 3 cây hương (nhang) mỗi cây cao 1,5m chưa đốt
Chùa Đất Sét đang là một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất ở thị xã Sóc Trăng
***
Chùa Đất Sét còn có tên là Bửu Sơn Tựnằm ởkhu phố1, phường 5, thịxã SócTrăng.Chùa nổi tiếng bởi những vật được tao hình từđất sét Từtháp ĐaBảo 13 tầng, tháp Bảo Tòa cao 2 mét, đến Lục Long Đăng Tìm hiểu kỹthì đượcbiết toàn chùa có đến 1991 tượng phật và tất cảđều hoàn toàn làm bằng đất sét.Sau chi làm xong tất cảcác sản phẩm bằng đất sét đều được phủlên ngoài bằngnước sơn, Kim nhũvà dầu bóng nên trông giống nhưlàm bằng chất liệu đồng vậy.Chùa Đất Sét là mộtcông trình kiến trúc độc đáo ởViệt Nam
ỞSóc Trăng,phần lớn các ngôi chùa đều xây theo kiểu Khơ-me, duy có ngôi chùa người Việt cómột không hai ởnước ta, nổi tiếng từNam ra Bắc, đó là chùa ĐấtSét
Thuởban đầu chùa được cất bằng các loại cây bìnhthường ởđịaphương Trải qua bao năm tháng nên đã bịhưmục khá nhiều và cũng đã được concháu trong dòng họtu sữa nhiều lần theo cấu trúc ban đầu Mãi đến năm 1928,người con thứ5 của ông Ngô Kim Đính và ĐỗThịNgọc là Ngô Kim Tòng 22 tuổi đãdùng đấtsét tại chỗđểdựng ngôi chùa và nhiều tượng phật Ông Ngô Kim Tòng(sinh 1909-1970) đã thực hiện một ý tưởng của mình là dùng chất liệu đất sét tạichỗđểdựng nên một ngôi chùa, tạc các tượng phật và sau 42 năm thì hoànthành
Đất sét phơi khô đập nhỏ,giã thành bột, rây bỏtạp chất, nhào vớichất keo đặc biệt gồm bộtnhang và ô đước cộng với trí tưởng tượng phong phú,bàn tay tài hoa khéo léo của mình, ông Ngô Kim Tòng đã ra cột, kèo, phù điêu,tượng thật kỳcông Tổng cộng chùa có 1.991 tượng Phật lớn nhỏ, 2 ngôi tháp,1 tòa sen, 4 con thú linh thật lớn Tháp Đa Bảo cao
13 tầng, mỗi tầng có 16 cửa,mỗi cửa có một tượng Phật Tổng cộng tháp Đa Bảo có 208 cửa, 208 vịPhật và 156con rồng đỡcho 13 tầng tháp Toàn bộtháp này cao chừng 4,5 mét Kếđó Tháp BỏaTòa đểthờPhật cao chừng 2 mét, phía trên theo hình bát giác tượng trưng chobát quái: Càn - khảm - cấn - chấn - tốn - ly - khôn - đoài Trên cùng của tháplà một tòa sen có 1.000 cánh, mỗi cánh có một tượng Phật ngự, hết thảy 1.000tượng Phật
vớinhiều sắc thái biểu cảm khác nhau Ngoài ra, ông Tòng còn tạohình các danh thú nhưKim Lân, Thanh Sư, Bạch Hổ, Long Mã, Bạch Tượng có bacái đỉnh, mỗi cái cao 1,5 mét, bảy cái lưhương nhỏ
Tuy nhiên, điều gâyngạc nghiên và nểphục với khách tham quan chính là 4 cặp nến cao 2,6m trongchùa, sáp đểđúc đèn được mua từnăm 1940 vẫn còn nguyên khối Sau một tháng đènthiệt khô mới dỡbỏkhuôn và đem những con rồng bằng đất trang trí xung quanh.Được biết, mỗi cặp đèn lớn đốt liên tục 70 năm mới hết Ba cặp nến lớn, mỗi câynặng 200kg, bềngang bằng 1 vòng tay người ôm; còn cặp nhỏmỗi cây nặng
100kgđược đốt cháy liên tục suốt ngày đêm kểtừnăm 1970 khi ông Tòng mất Hơn 30 nămmà cặp đèn cầy vẫn còn cao hai tấc và còn khảnăng cháy thêm 3 năm nữa, thậtlà chuyện xưa nay hiếm! Đó là chưa nói trong chùa còn 3 cây nhang lớn, mỗi cây nặng50kgchưa sửdụng, cao 1,5m, nếu thắp lên chắc vài năm mới tàn Một chùm đèn gọilà Lục
Trang 8Long Đăng với sáu con rồng quay đầu ra chung quanh, đuôi chụm vào vớinhau, phía dưới là một bông sen đểcác bóng đèn.
6 Chùa Quan Đế
Vị trí:Chùa Quan Đế nằm ven sông Bạc Liêu, thuộc địa phận xã Vĩnh Trạch, Tx Bạc
Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Đặc điểm: Chùa Quan Đế là một kiến trúc đình chùa mang đậm bản sắc dân tộc Hoa.
Người Hoa ở Bạc Liêu coi Chùa Quan Đế như một biểu tượng văn hoá của dân tộc mình Chùa được xây năm 1835, do ông chủ tô muối Châu Quai đứng ra vận động đóng góp Bên trong chùa còn giữ được khá nhiều bức hoành lớn Một số được các nghệ nhân ngườiHoa chạm khắc từ những năm 1865 - 1897 Ngoài ra chùa Quan Đế còn có một án thư quí giá
Chùa thờ Quan Vân Trường thời Tam Quốc Trong điện thờ chùa Ông có bức tượng Quan Công mặc giáp trụ uy nghi, hai bên là Quan Bình và Châu Xương Theo người Hoa
ở Bạc Liêu, họ chọn thờ Quan Công bởi họ coi trọng chữ tín trong làm ăn buôn bán, Chùa Ông là nơi họ đến cầu khẩn, thậm chí giao kèo với nhau trong mua bán Ngoài ra trong chùa còn thờ Thiên Hậu, Thần Tài Chùa Ông là một trong những điểm tham quan
Lịch sử
Trước đây, vùng đất này cây cối rậm rạp, không có người sinh sống Năm 1957, ông Lê Quang Vinh, một công chức thời Pháp thuộc, bất mãn với chế độ nên đã bỏ lên đây dựng chùa để tu hành, gọi là Thiền Lâm tự Năm 1962 Giáo hội Phật giáo nhận thấy Thiền Lâm tự toạ lạc ở một vị trí có khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, là vùng đắc địa tụ kết khí thiêng, lại thuận tiện giao thông đi lại cho chư tăng, Phật tử thập phương hành hương nên
đã lập đồ án xây dựng quy mô Thiền Lâm tự thành Thích Ca Phật Đài Công trình được khởi công ngày 20/7/1961 Sau hơn 19 tháng xây dựng, ngày 15 tháng 02 năm Quý Mão (1963), Thích Ca phật Đài được khánh thành
có bốn núm tiêu biểu cho Tứ Diệu Đế Trên bốn cột của tam quan là bốn búp sen biểu tượng cho sự trong sạch, tinh khiết, thanh cao của Nhà Phật
Qua cổng tam quan, men theo từng bậc đá quanh co trên sườn núi, du khách có thể vừa đivừa thưởng ngoạn cảnh đẹp hai bên Một bên vách núi nhẵn nhụi như tường thành, một bên là lũng sâu soải dài ra phía biển Gần đến đỉnh là một khu rừng thưa ríu rít tiếng chimtrong các tán cây
Cảnh tượng đầu tiên mà du khách nhìn thấy là toà Bảo tháp Đây là nơi ghi nhớ và tưởng
Trang 9niệm người đã có công khai sơn tạo tự: nhà sư Giác Pháp tức quan phủ Lê Quang Vinh Tiếp theo là khu Vườn tượng, ở độ cao 25m Đây là khu vực của những công trình điêu khắc được xây dựng dựa theo những sự tích cuộc đời Đức Phật Thích Ca, từ khi Người rađời đến khi nhập cõi Niết Bàn
* Tượng Đức Phật Đản Sinh: diễn tả một chú bé đứng trên toà sen, một tay chỉ trời, một
tay chỉ đất Truyền thuyết kể lại rằng Đức Phật là thái tử con vua ấn Độ được sinh vào năm 623 trước công nguyên Nay sau khi chào đời thái tử bỗng vùng dậy và bước đi bảy bước, cứ mỗi bước của ngài có một bông sen nở ra đỡ láy bàn chân Đứng trên bông sen thứ bảy, thái tử chỉ một tay lên trời, một tay xuống đất với ý nghĩa "Thiên thượng thiên
ha hạ duy ngã độc tôn" (giữa trời và đất, chỉ mình ta cao nhất)
* Tượng Cắt Tóc Đi Tu: là hình ảnh một chàng trai dùng kiếm cắt tóc diễn tả sựu tích:
Năm 16 tuổi Thái tử lập gia đình và cứ thế cuộc sống trôi đi êm ả làm thái tử nhàm chán, chàng xin phép vua cha cho đi ngao du ngoài cung điện Qua bốn lần ra khỏi hoàng thànhbằng 4 cửa khác nhau, chàng đã chứng kiến 4 cảnh tượng khác nhau Lần thứ nhất chàng thấy cảnh một đứa bé chào đời Lần thứ hai là cảnh một bà già lụ khụ đi ăn xin Lần thứ
ba là cảnh một người bệnh và cuối cùng là một đám ma Từ đó ngài đã biết được bức tranh toàn cảnh về đời sống con người từ lúc sinh ra đến lúc chết đi Trái với cuộc sống cao sang của cung điện, đời sống của đa số nhân loại ngoài hoành thành đắm chìm trong nỗi cực khổ để tìm kiếm miếng cơm manh áo và chống trả với bệnh tật, đến khi chết đi vẫn là gánh nặng cho người thân Điều này làm thái tử không khỏi day dứt, boăn khoăn Chàng muốn tìm một con đường để giải thoát chúng sinh ra khỏi cái vòng lẫn quẩn đầy đau khổ của cuộc đời Vào một đêm mưa to gió lớn, sau khi nhìn lần cuối người vợ thân yêu và đứa con trai bé bỏng Thái tử lặng lẽ trốn ra khỏi hoàng cung trên lưng con ngựa Kanthala cùng dẫn theo tên hầu Chana Đến một khu rừng hoang dã, chàng xuống ngựa dùng kiếm cắt tóc để biểu lộ quyết tâm sắt đá của mình bắt đầu cuộc sống tu hành
* Tượng Kim Thân Phật Tổ: là hình ảnh Đức Phật khi tu luyện và đắc đạo Đức Phật
ngự trên Đài hành lễ cao 4,5m Đài được đúc bằng ximăng hình bát giác Phía trên là bông sen cao 2m Phật Thích Ca ngự trên tòa sen cao 5,lm Tượng Kim Thân được thi công tại chỗ, riêng phần đầu được đặt đúc tại Sài Gòn Ngày 20/07/1962 khi đem gắn đầuvào tượng, tương truyền lúc ấy nền trời xanh ửng lên một vầng hào quang quanh mặt Phật Được biết trong pho tượng Kim Thân có tôn trí ba viên ngọc Xá Lợi của Đức Phật
* Vườn Lộc Giả: Sau khi thành Phật Thích Ca, Ngài đã truyền bá đạo Phật cho nhân
loại Ngài đến vườn Lộc Giả (lsipatanr) và giảng đạo Phật cho các vị đạo sĩ và đệ tử Để ghi nhận quá trình này người ta đã dựng ở đây nhà Bát giác, tượng trưng cho Đức Phật chuyển Pháp luân Bên trong có các nhóm tượng: Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen cao l,2m; năm tượng đạo sĩ ngồi vây quanh nghe thuyết pháp, mỗi tượng cao 0,6m Chung quanh ghi lại những lời dạy của Phật, nêu ra tám con đường cứu thoát cho nhân loại, còn gọi là Bát chánh đạo Trên đỉnh toà nhà có đúc một ngọn "Đuốc Huệ" với ý nghĩa “Phật quang phổ chiếu” Dưới "Đuốc Huệ" là 12 nấc "Thập nhi nhân duyên" nói lên 12 căn cơ con người sẽ vường mắc trong cuộc đời trần tục, dưới nữa được xây hình bốn mặt tượng trưng cho "Tứ diệu đế"
* Tượng voi và khỉ dâng hoa cho đức Phật: Theo sự tích của nhà Phật thì trong số đệ
tử của đức Phật có hai vị cao tăng thường hay tranh cãi lẫn nhau dần dần dẫn tới hiềm khích Sau khi hoà giải không được Đức Phật bèn bỏ vào rừng Có lẽ thú vật cũng cảm ứng được giáo pháp của ngài nên hàng ngày voi và khỉ đều đến dâng quả Sau này hai
Trang 10người ngộ ra được nên hoà thuận trở lại.
* Tượng Phật Nằm: Quay mặt về hướng Tây trên một bệ ciment cao 4,2m (Phật thân
cao 2,4m kề từ vai xuống), dài 12,2m Phía trước có bốn tượng Tỳ kheo chấp tay cung kính Phía sau có năm tượng Tỳ kheo ngồi chắp tay hướng về Đức Phật Tượng diễn tả lúc đức Phật nhập Niết Bàn và các đồ đệ xung quanh Năm ấy được các đồ đệ của Ngài gọi là năm Phật Lịch thứ nhất tức là năm 544 trước công nguyên
* Tháp xá lỵ bát giác: Là một toà tháp cao 19m, bên trên có tôn trí 13 viên Xá Lợi Đức
Phật, được đựng trong một hộp bằng vàng Đây là niềm đại hạnh cho các phật tử Việt Nam nói chung và phật tử Vũng Tàu nói riêng Lối lên Bảo tháp có đắp hình rồng, hai bên có đôi sư tử chầu tượng trưng cho Đại Hùng-Đại Lực Dưới chân tháp có một thích
án để thờ, trên khắc chữ: “Nam mô Bồn sư Thích Ca Mâu Ni Phật” (Hết lòng tôn kính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) Dưới bốn cạnh chân Bảo tháp đặt bốn cái đỉnh lớn bên trong chứa bốn nắm đất thiêng được thỉnh từ 4 nơi ở Ấn Độ là: Lumbini (nơi Ngài Đản sanh), Buddha Caya Uruvfla (nơi Ngài thành đạo), Isipatana (nơi Ngài truyền đạo) và Kusinara (nơi Ngài nhập Niết Bàn)
Toàn bộ khuôn viên Thích Ca Phật Đài được thể hiện trên triền núi như nửa vầng trăng, được chia thành ba cấp theo một hình tháp cao dần từ dưới lên Từ vị trí của Thích Ca Phật Đài, nhìn chung quanh sườn núi lớn, biển hiện ra ở cả 3 phía Từ đây có thể nhìn thấy mũi Cần Giờ, đảo Long Sơn và tổ hợp dàn khoan dầu khí ngoài khơi xa Với địa thế thiên nhiên và cảnh quan hùng vĩ, khu vực Thích Ca Phật Đài đã trở thành điểm du lịch - văn hóa nổi tiếng có sức thu hút đông đảo du khách đến tham quan Vũng Tàu
8 Chùa Dơi - Sóc Trăng
Nằm cạnh thị xã Sóc Trăng 3 km về phía Nam chùa Dơi theo tiếng Khmer gọi lá
Serâytécbômahatúp có nghĩa là Do Phúc Đức Tạo Nên Chùa Dơi ra đời cách đây gần
400 năm (chùa có tên là Mahatúc, sau nay người dân đọc chạy ra là Mã Tộc)
Song điều đó cũng không phải là điều đặc biệt gì Nét độc đáo của chùa này chính là nơi hội tụ hàng ngàn chú dơi Bao bọc quanh chùa là cả một cánh rừng với đầy đủ các loại cây, song nhiều nhất vẫn là Sao, Dấu, có hàng vạn con Dơi tá túc ở khu vực này Có những con lớn đến mức xải cánh dài đến cả mét treo đen kịt trên những nhánh cây
Khách du lịch đến chùa thích thú là ngắm nhìn dơi bay kín cả bầu trời mỗi khi hoàng hôn.Trong cái tịnh mịt của ngôi chùa cổ giữa rừng, tiếng vỗ cánh của đàn dơi có thể làm những ai yếu bóng vía phải giật mình
Cứ đến mùa mưa (tháng 5 – 6) là mùa sinh sản của dơi Hầu hết dơi ở chùa đẻ mỗi lứa mỗi con song số lượng dơi không hề tăng lên mà có nguy cơ bị tụt giảm bởi rất nhiều người đến đây bằng cách giăng lưới hoặc lồng chụp Mỗi ngày như thế, đám người nay
có thể bắt hàng ngàn con
Các vị sư ở đây rất tích cực bảo vệ đám dơi ở đâu bởi họ cho rằng cái sự dơi đổ về chùa
là phúc lành nhà phật cho ngôi chùa này
Cổng chùa mới được xây lại phía trên có hình tam giác, chạm trổ rất đẹp, trên đỉnh có gắn đuôi rắn cong vút Giữa đỉnh mái có ngọn tháp nhỏ Chùa Mã Tộc nếu không kể đến đàn dơi thì cũng tương tự giống như những chùa Khmer khác ở trong vùng: ngôi chánh điện, nhà sala, tăng thất và ngọn tháp
Chánh điện dài 15m, rộng 8m có hàng hiên bao quanh, cột cao đở bộ mái hai tầng, 1 chiếc cột cao bằng gạch được trang trí các hoạ tiết khmer rất đơn giản Bàn thờ Phật đượcsơn xanh đỏ, bao lam được sơn son tiếp vàng chạm trổ rất công phu
Phía trước chính diện chùa Dơi là bảo tháp, đó là bảo tháp của Thạch Cả Lục Chia, người
Trang 11có công trùng tu chùa vào năm 1963 Mái chùa có 3 nếp, ở giữa có một trụ tháp cao, có một vị thần, thần Mahabun, có bốn mặt nhưng ba mặt thấy hình Một lần truyền thuyết nói rằng: có một vị thần Mahabun đại diện cho Balamôn giáo, Pang nói rằng nếu phật giáo thắng thế thì Pang cắt đầu mình treo lên, và cuối cùng phật giáo đã thắng thế trên nền cũ Bàlamôn, do đó ông ta giữ lời hứa Tiên nữ Kenna tiếp giáp giữa cột và mái chùa,
cô gái có thân hình đẹp, có đôi đôi cánh che đỡ Đức phật Cổng chính vào chùa có hình đức phật đắc đạo năm 35 tuổi, chung quanh có 5 vị đệ tử đầu tiên đi truyền bá phật pháp Chung quanh chùa là có những bức tranh minh họa cuộc đời của đức phật
Pho tượng Phật Thích Ca đặt ở chính giữa cao hơn 1m Chung quanh tường có vẻ hình cuộc đời đức Phật Công trình này do một số khách nước ngoài và phật tử cúng dường để nhà chùa tu sữa lại chính điện
Nhà sala theo kiểu hiện đại nền cao 8 bậc Ở đây có pho tượng tổ Thạch Chia làm bằng ximăng trong giống như người thật, đang ngồi thiền Chùa còn 3 mẫu ruộng, các tu sĩ tự cày cấy để lo lương thực sinh sống
Bên sự độc đáo kỳ lạ kia, du khách cũng thỏa mãn với kiến trúc của một chùa cổ nay trong sự hòa đồng của nền văn hóa Việt – Miên thể hiện ở điêu khắc Ăngco với nhiều phù điêu và hoa văn trên hàng loạt cột trừ nơi chính điện Nếu có biện pháp tốt để trùng
tu và bảo vệ đàn dơi thì ngôi chùa nay chắc chắn trở thành điểm du lịch kỳ thú của Sóc Trăng
Vài nét về loài Dơi
1 Dơi ăn gì và ở đâu:
Những con dơi mà chúng ta bắt gặp ờ đồng bằng vào lúc hoàng hôn là loài dơi ăn muỗi, còn dơi ở chùa Dơi Sóc Trăng thì thức ăn chủ yếu của chúng là trái cây Ngoài trái cây chúng còn ăn gì nữa? Những người dân ở đây cho biết họ chỉ bắt gặp chúng cho ăn những trái cây chín, chứ chưa nhìn thấy chúng ăn gì khác Những chủ vườn cây ăn trái ở Bạc Liêu nói rằng họ chỉ nhìn thấy nhiều dơi ăn trái cây trong nhà mình
2 Giờ đi ăn và về cùa Dơi:
Khi bình minh là thời điểm đàn dơi đã có mặt đầy đủ trên các cành cây Trước lúc mặt trời lặn thì chúng bắt đầu rời khỏi chồi bay đi kiếm ăn Bao nhiêu năm nay thời gian đi và
về của chúng luôn ổn định
3 Dơi tự điều trị khi bị gãy xương:
Một con dơi bị thương ở cánh trong lúc đi kiếm ăn Nó sẽ cố gắn lếch về chòi và sà xuống một gốc cây Người trông nom sẽ đưa nó vào một cái hộp có lót cỏ, chăm sóc chu đáo Chỗ bị gãy đầu xương nhô hẳn ra ngoài Ngoài việc cung cấp hoa quả tươi cho chú dơi bị thương Dơi bị thương dùng mồn gấp bỏ chỗ đầu xương bị gãy Người ta không hiểu vì sao chúng lại làm như vậy Nhưng chỉ ít ngày sao chỗ xương bị gãy tự liền tuy nhiên bên cánh bị thương ngắn hơn cánh bên kia,
Chuyện sinh sản và chăm sóc con của Dơi mẹ: Dơi cái ở độ tuổi sinh đẻ, một năm chỉ đẻ một lần, mỗi lần một con Dơi con bú sữa mẹ khoảng chừng hai tháng thì rời mẹ, bước vào cuộc sống độc lập Dơi vừa lạt lòng đã bấu vào ngực của dơi mẹ, dơi nẹ có hai vú ở bên nách Khi chúng chuẩn bị bước vào cuộc sống độc lập, dơi con phải tập bay nhiều lầnnếu không chúng sẽ bị rơi xuống đất
4 Truyền Thuyết Về Loài Dơi
“Tại sao dơi đậu đưa đầu xuống đất, trổng mông lên trời” Ngày xửa ngày xưa tất cả muôn thú đều biết nói chuyện với nhau, loài này nói với loài khác Dơi không giống bất
cứ loài nào: nó rất khác thường, có mắt, mũi, tai, răng, cánh lại có lông mao, chim thì
Trang 12không giống chim, thú thì không ra thú cho nên nó không thuộc đồng loại nào.
Thế là một hôm con dơi cái bị chết vì sinh con do sức khỏe quá yếu Vì thế trưởng làng gọi tất cả muôn thú đến để đem dơi đi an táng thì tất cả muôn thú đều đổ cho nhau và không một ai mang xác dơi đi chôn Cuối cùng trưởng làng bảo gia nô mình đi an táng.Tất cả dơi con đều nghe thấy hết và nó than trách thượng đế rằng “ông đã tạo ra chúng tôi
mà để chúng tôi phải chịu cuộc đời bất hạnh, đến khi chết mà vẫn không có người mang
đi an táng” cho nên từ đó trở về sau khi đậu thì dơi trổng mông lên trời để tỏ ý phản kháng thượng đế
Cũng có Truyền thuyết khác nói rằng Ngày xưa khi thượng đế tạo ra muôn loài ông đều cho mỗi loài một thức vũ khí để thích ứng với thiên nhiên; đến ngày thượng đế kêu chúnglại để tăng quà: chim thì được đôi cánh để bay; loài thú thì được đôi vú nhưng vì ham vui chơi nên dơi đến trễ; muôn loài ra về ai cũng bằng lòng với những gì mình có lúc này nghe được điều tin nó đến tìm thựơng đến; thựơng đế ơi! ai cũng có quà còn con thì sao? Lúc này những báo vật ông điều đã cho hết muôn loài chỉ còn duy nhất đôi cánh và cặp vú; lúc này nhận được quà rất mừng và chạy đi; dơi bay lại một đám chim đang chơi xin chơi cùng thì mọi người đồng ý nhưng khi thấy dơi có cặp vú thì đuổi đi; nó là động vật chứ đâu phải chim Lúc này dơi buồn lắm; nó bay rong ruổi khắp nơi thấy được đàn hươucác bạn cho tui chơi với nha; lúc đầu thì hươu cũng đồng ý; nhưng nhìn thấy dơi có đôi cánh thì: chúng bay ơi nó có cánh đừng chơi với nó, nó có cánh đó; tức mình dơi bay đi tìm thượng để để hòi thì ông nói tại vì ta chỉ còn 2 báo vật đó thì cho người hết rồi, ta không còn món nào đâu Tức mình với hình dạng của mình; để phản đối thượng đế, khi quay về trần gian lúc nào nghĩ ngơi thì những chú dơi cũng trổng mong lên để tỏ ý trách mắng thượng đế
Sự Tích Heo 5 Móng
Tại sao nơi này có heo 5 móng? Theo những vị sư giải thích thì vào một buổi trưa, cô thiện quét lá đa trong chùa, đang nghĩ ngơi thì nghe tiếng vọng rằng ngày mai có người đến đây tu, sáng hôm sau cô ra ngoài chờ hoài không thấy, lúc ra sau vườn thì thấy một con heo 5 móng cô đuổi hoài nó không đi, sáng hôm sau cô thiện lại nghe tiếng vọng “có
vị nhân tu đến đây tu sao nhà ngươi không nhận” thì cô báo lại cho sư phụ thì được giữ lại Nhưng ở đây có 1 sự trùng hợp ngẫu nhiên, có 1 người sống và lớn lên ở TP.HCM nhưng vì theo chồng nên về Sóc Trăng sinh sống và có một người mẹ, chắc là kiếp trước sống không tốt lắm; nên khi qua đời lâu lắm rồi, thì người con vẫn thờ phụng bình thường, thì tối hôm đó bà báo mộng với con rằng ngày mai ở địa chỉ nọ ở TP.HCM thì họ
sẽ làm thịt mẹ, mẹ khác với giới khác rằng mẹ có 5 móng chân, nếu con có thương mẹ thìlên cứu mẹ; thì trong giấc mơ khi tỉnh dậy, người ta nói “nghĩa tử nghĩa tận” cô cũng thử lên TP.HCM thử coi sao Thì khi đến địa chỉ đó thì đúng thật họ chuẩn bị làm thịt một chú heo để đãi tiệc, thì cô đã mua con heo này vì để trong nhà không được nên cô đã gửi vào chùa
Theo thuyết của người Kh’mer: sống ở trên đời nếu như thất đức khi chết không thai đầu thai thành người mà phải đầu thai thành kiếp heo, muốn nhắc nhở ta phải ăn ở hiền lành Đặc biệt trước đây không có chuồng trại thì buổi sống chúng đi ăn và đi rất trật tự con lớn
đi trước; nhỏ đi sau không bao giờ phóng uế bừa bãi, và khi đến giờ tục kinh thì sẽ quay lại chùa
Ý nghĩa của truyện muốn nhắc nhở con người phải sống có đức với mọi người, tu tâm dưỡng tánh; đối với những ngưới thân thể không lành lặn thành phải che trở đùm bọc họ đừng bao giờ kì thị họ
Trang 13Sau vườn là 4 ngôi mộ heo 5 móng theo người Khmer thì con heo này là hiện thân của
ma quỷ Vì thế trước đây thì người dân có heo 5 móng ở trong nhà thì họ thả cho nó đi ngoài đường chứ không giết và những con heo này vô tình hay hữu ý đã đi vào chùa và được chùa nuôi tới chi nó chết chứ không ăn thịt Sau này ở nhà người dân Khmer nào cóheo 5 móng thì họ đem vào chùa để gửi chùa nuôi
Một truyền thuyết lạ về chùa Dơi
Chuyện truyền rằng, một đêm nọ của 15 năm trước, bà cụ Khiên - người chuyên quét dọnchùa - nằm mộng được báo rằng ngày mai sẽ có một nữ thí chủ đến quy y tại đây Sáng
ra, vừa quét dọn bà Khiên vừa ngó chừng ra cổng xem ai đến Đến trưa người đâu chẳng thấy, chỉ thấy một heo cái 5 móng đang im lìm ngủ phía sau chùa, lay không dậy, đuổi không đi Nhớ lại giấc mộng, bà Khiên sực tỉnh mau mau chuẩn bị chỗ cho heo
Theo nhiều người quanh chùa, "lão bà" 5 móng này mỗi ngày chỉ ăn một bữa đúng vào giờ ngọ Heo lớn nhanh, nặng khoảng 400 kg Sự hiện diện của heo 5 móng đã bùng thổi nhiều lời đồn đoán và một số người không dám gọi heo nữa mà thay vào đó là "cô Năm Hợi" Kể từ đây, xung quanh chùa nhà ai có heo 5 móng là cứ gửi đến nhập hội với "cô Năm Hợi" Cụ Thạch Thị Mao - người thay công việc cụ Khiên sau này - kể, khi còn sống "cô Năm Hợi" thường dẫn nguyên "đoàn anh chị em đồng liêu" vào thị xã để dạo phố "Đoàn" đi rất trật tự và đến giờ nhà chùa sắp tụng kinh thì quay về, ngày nào cũng vậy, bất kể mưa nắng
Lời cụ Mao chính xác cỡ nào thì chưa rõ song việc đàn heo 5 móng từ chùa đi hơn 3 cây
số vào trung tâm thị xã không lạc thì rất nhiều người dân Sóc Trăng đã nhìn thấy Chính những biểu hiện kỳ lạ này mà khi "cô Năm Hợi" chết, nhiều người đã đến cúng vái, nhà chùa đã cho khâm liệm và chôn phía hậu liêu Anh Long nhà gần chùa cho biết, sự đồn thổi về "cô Năm Hợi" đã kéo nhiều tay chơi đề đêm đêm vào mộ khấn xin số Trúng trật chẳng rõ.Điều kỳ thú nữa là "cô Năm Hợi" có mộ chí đàng hoàng và sau đó có đến 3 bậc hậu duệ "5 móng" khác cũng an giấc nghìn thu trong những ngôi mộ khá đẹp Những người đứng ra xây mộ đều đến từ TP HCM Bà Nguyễn Thị Tiếp ở quận 10 đã xây mộ cho "cô Năm Hợi" với số tiền 500.000 đồng từ hàng chục năm trước đây
Thượng tọa Kim Rêne, trụ trì chùa cho biết, xung quanh 4 ngôi mộ này còn có hơn chục
mộ của những "cô, chú 5 móng" khác được chôn cất đàng hoàng chỉ có điều là không xâynấm mộ mà thôi Nhà chùa hiện giờ có 5 "cô, chú 5 móng" khi nào chết sẽ được chôn tại đây
Không chỉ vì khung cảnh cổ kính, trang nghiêm của lối kiến trúc, của những tán cây cổ thụ mà ẩn đằng sau mỗi một ngôi chùa ở Sóc Trăng lại có không biết bao nhiêu chuyện lạkhiến nhiều du khách khám phá một cách thú vị
Kiến trúc – cảnh quan
Chùa nằm trên ngọn đồi cao 20m, trong một khuôn viên rộng khoảng 1ha, quay mặt về
Trang 14hướng Tây Bắc, mang phong cách kiến trúc kiều chùa chiền Huế Chánh điện
, gồm 24 cột gỗ được ốp liễn đối và chạm trỗ lộng lẫy Các công trình khác như Tiền điện, Giảng đường, Hậu tổ đều được trang trí đẹp mắt Trong chùa, còn lưu một bức hoành phi của vua Minh Mạng, cùng nhiều tượng Phật cổ như: tượng Di Đà, tượng Thập điện Minh Vương, tượng Quan Âm, tượng Di Lặc, tượng Hộ Pháp, tượng Tiêu Diện
Hoạt động
Trong chiến tranh, chùa từng là cơ sở cách mạng Ngày nay, chùa là một địa chỉ từ thiện trong vùng Hằng năm, chùa tổ chức lễ trọng vào các ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Mười, lễ Vu lan, lễ Phật đản Vào những ngày này, khách thập phương đến viếng chùa đông vô kể
Những ngày thường, Phổ Quang Cổ Tự, cũng là nơi được đông người lui tới Người ta đến đây, không chỉ vì chùa là một thắng cảnh đẹp, một nơi thanh tu đắc đạo mà còn bởi những truyền thuyết ly kỳ được truyền tụng bấy lâu nay
Truyền thuyết
Ở một hòn đá lớn cạnh chùa, có một vết chân rất to Người ta gọi là vết chân tiên Tuyên truyền, những ai hiếm muộn, đến đây ướm chân vào thì sẽ có con Một truyền thuyết khác, là dưới giếng nước trong chùa có cặp lươn trắng tiết nước ra giếng làm cho giếng rất thiêng Mỗi khi trẻ con bị bệnh, múc nước giếng này uống, thì sẽ khỏi Khi dân làng đem chôn người chết lên ngọn đồi gần giếng, thì giếng sẽ cạn nước
10 Chùa Tây Tạng- Bình Dương
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là
"dấu ấn đầu tiên của Mật tông”
Muốn khám phá sự kiện quan trọng này, chúng ta hãy dở lại từng trang, cho dù là khái quát, cái mà các vị Phật tử của chùa yêu kính gọi là Nhật ký Sư ông, mà sau này, trong phần biên tập lại, các đệ tử của Ngài, sư ông - Hòa thượng Nhẫn Tế - đã ghi lại trong mộtcuộc du hành gian truân của mình về với tạng cội nguồn của Pháp: Sự tích tây du Phật quốc Ta cũng có thể tìm thấy hành tích này trong Sơ thảo Phật giáo Bình Dương của T Huệ Thông Tuy nhiên, các mẫu chứng cứ rời rạc và không nhất quán trong tác phẩm biên khảo ấy, chỉ cho ta biết những nét đặc trưng của công cuộc đấu tranh trong thời kỳ đen tối của đất nước và một ít phát triển đơn điệu của các ngôi chùa ở đây
Cổng Chùa Tây Tạng-Bình Dương
Lịch sử phát triển của một dân tộc, không chỉ là các cuộc xung đột giữa thiện và ác, giữa
nô lệ và giải phóng, mà nó còn phải chuyển tải cho được hệ thống phát triển văn minh của mình như thế nào trong lòng cuộc đấu tranh như vậy, nếu ta cho rằng, Phật giáo là cốttủy văn hóa không thể thiếu, nói chung, của nhân loại, nói riêng, ở chính Việt Nam Tuy nhiên, công phu của tác phẩm biên khảo này vẫn đáng trân trọng Lịch sử không chỉ là những con số thống kê, dù chỉ là thống kê sơ thảo, mà nó còn liên quan đến các lãnh vực
xã hội, văn hóa, kinh tế và giáo dục, phong tục học , nhất là, trong đó có vai trò tất yếu của Phật giáo
Sư ông thế danh Nguyễn Văn Tạo, tên thường gọi là ông Mười Tạo, sanh năm 1888, ở thôn An Thạnh (bây giờ là thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An), tỉnh Bình Dương Sư là bậc am tường Đông và Tây học, và là công chức của ngành y tế Sư “đam mê” Phật giáo
từ năm 16 tuổi, sau đó xuất gia với Hòa thượng Ấn Thành-Từ Thiện, chùa Thiên Tôn với pháp danh Chơn Phổ-Nhẫn Tế, thuộc về cây phả hệ của giòng thiền Lâm Tế đời thứ 40
Sở dĩ sư có thêm pháp danh Minh Tịnh là do cầu pháp học đạo với tổ Huệ Đăng và thụ giới với Hòa thượng Ngộ Định-Từ Phong (Theo Sơ thảo Phật giáo Bình Dương, gọi tắt
Trang 15là ST) Thuận theo hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ thời bấy giờ, sư ông từng đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một do mặt trận Việt Minh hướng dẫn, và theo ST, thì Hội ra mắt tại chùa Hội Khánh vào ngày 23-3-1945 dưới sự chứng nhận của bác sĩ Trần Công Vị, Chủ tịch Ủy ban Hành chánh của tỉnh Thủ Dầu Mộtthời bấy giờ.
HT Thích Nhẫn Tế
Theo tôn giả Thế Thân, sự tồn tại của Phật giáo được cấu thành trên “đôi chân” của Giáo
và Hành Giáo, tức là những công trình tư duy, nghiên cứu, xiển dương những gì vốn được bẩm thụ từ Phật dạy, và Hành, tức là sự nghiêm chứng của tự thân, trên cơ sở truyềnthừa Cả hai, là toàn khối văn minh xuất thế của Phật giáo và nhờ đó mà Thế pháp được tồn tại, nói cách khác, sự thanh bình của thế gian, luôn sở y trên khối thống nhất vi diệu
ấy Thế là chúng ta có một cuộc xuất dương của một trong những hành giả mộ Phật vào những ngày giữa đầu thế kỷ thứ 20 ST cho biết rằng, sư ông là một trong những vị đầu tiên mang Xá lợi của Phật về Việt Nam và được nghiêm thờ đến giờ tại chùa Thiên Thai,
Bà Rịa, Vũng Tàu
Lên đường
Nhật ký sư ông (gọi tắt là NK), cho ta biết là, công việc xuất dương của sư được hoàn tất hơn 15 ngày với bao thủ tục phiền hà của một đất nước bị trị - chế độ mật thám và “lý lịch chánh trị” - đúng vào ngày 17-4-1935, sư lên tàu trực hướng Ấn Độ, khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, sau khi lễ Phật và tạm biệt thân bằng đạo hữu Sư cho biết là, mình xin Phật để lại pháp phục "theo tục lệ nước nhà mà đi Qua đến Tây Thiên sẽ tùy cơ ứng biến
Đó là đề phòng ngoại đạo, e biết pháp phục mà sinh khó” Và, "mới một lần thứ nhất có cái hạnh phúc này, vì sao lại không vui, mà lại có sắc buồn bã là cớ sao?” (NK tr.4).Tàu nhổ neo, bỏ Sài Gòn lại, chỉ còn sóng nước chập chùng, trùng dương viễn mộng Bấygiờ là những ngày trăng tỏ, tháng ba Âm lịch, biển cả tịnh êm và như thế ta được hai khổ thơ tuyệt diệu như sau:
Cửa sổ ngựa qua, đời mấy lát,
Lỗ-bô tàu chạy cảnh thay liền
Hỏi thăm giả thiệt, cùng Hoàn vũ,
Giấc mộng trả lời, dứt đảo điên
Và,
Gió êm, biển lặng bóng trăng lồng,
Đáy nước, bầu trời, một Hóa công,
Đuốc nguyệt, đèn soi trên dưới tỏ,
Thiên, Long hội yến tiễn bần tăng
Thế đó, 8 ngày đã đi qua, 8 ngày trên đại dương mênh mông ảo hóa, bậc hành giả của chúng ta đã cảm nghiệm được "chân như" trong huyễn tượng, "thường tại" trong "cửa sổ ngựa qua, đời mấy lát", và rồi, tàu cũng thả neo khi đến tận bờ bên kia, nơi mà đức Phật hiện thân, đứa con của Bát nhã - Ấn Độ, Tây Thiên Trúc
Thế đó, du khách của chúng ta, trong 8 ngày, tự mình tham học tiếng Anh, tiếng người Nam Ấn, tức là tiếng Tamil, tham quan cảnh trí Singapore và nơi đây, ta lại một lần nữa, được lắng mình trong vài khổ thơ trầm mặc:
Không kim, không cổ, vẫn quen nhau,
Cảnh huyễn, mài bôi, ngũ thể màu,
Trang 16Mắt huệ toàn xem, nào có lạ,
Nơi mô cũng gặp, ngảnh là sao?
Là sao bỉ thử, buổi hôm nay?
Ngũ dục tranh mồi, quên lửng ai;
Nhượng hết cho đời, tay rũ sạch,
Xin đừng chia rẽ, nói là hai
Rạng sáng ngày 25-4, tàu vào cảng Madras và hành giả lưu lại đây ba ngày, có khi thì cải trang thành đạo sĩ Bà La Môn, có khi thì cải dạng là đạo sĩ Hindu, nhờ vậy mà Ngài
“xông pha” với họ một cách dễ dàng, “người bốn thổ [hay bốn châu thiên hạ], không lạ mắt như cái áo tràng” (NK, tr.23) Bởi vì, ở đây, tuy người ta không sùng Phật, nhưng vẫn nể trọng kẻ xuất gia
8 giờ sáng, tàu hỏa rú còi rời Madras hướng đến Xá Vệ Quốc (Calcutta) và rạng sáng ngày 30-4 thì tàu đã đến nơi đây Sau đó, khoảng 3 giờ chiều, hành giả làm thủ tục đi về Bénarés (Ba La Nại) bằng vốn liếng tiếng Bắc Ấn có được suốt ba ngày trên tàu hỏa, vì đôi chút tiếng Tamil đã học không sử dụng được nơi đây
Thủ bút của HT Thích Nhẫn Tế
Nhập thành Ba La Nại
Hướng về thành Ba La Nại, nơi mà giáo pháp đầu tiên vận chuyển và cũng là nơi mà nămanh em ông Kiều Trần Như đắc thánh quả Nhật ký ghi rằng “mang gói ra đi, phú mặc cơ duyên, bần tăng chỉ vững lòng niệm Phật đi tới” Chất văn bắt đầu từ tr.29 - tr.36 toát lên
sự an ổn lạ kỳ, tuy đã vào nơi thánh địa, tuy gặp toàn ngoại đạo, nhưng lòng lữ khách vẫnkhông phân biệt, luôn kính ngưỡng, vẫn hướng lên phía trước cho đến khi nào chạm mặt Phật tích thì thôi Suốt đêm thao thức nơi thành Ba La Nại, hành giả bỗng nhiên uất nghẹn, bao nhiêu tập khí muộn phiền ngàn xưa, bỗng đâu trút sạch và nghe trong hư không như có tiếng hộ trì
Vậy đó, hành giả đã lưu lại tại chùa ngoại đạo ngót cả hai tuần với tâm niệm “phép làm người tu hành trong đạo Phật, sở dĩ là tùy thuận, nhẫn nhục, là cái bài học cần yếu của nhà Thích tử” Và ngày 31-4, bước chân hành giả đã nhập thành, tính ra trọn nửa tháng ròng mới thỏa ước mơ "Có lẽ chí nguyện đạt thành từ đây” (NK tr.34) Mãi đến ngày 14-5 "nghe nói có chùa Phật cách xa thành Xá Vệ tám ngàn cây số, xin cho người dẫn đi viếng chùa Phật”; và rồi "thẳng vào chánh điện thấy tượng Như Lai, phút chốc động lòng,
sa nước mắt, vì từ 17 tháng Tư tới nay không đặng lễ bái thánh tượng” Thì ra đây là chùacủa hội Mahâ-Bodhi (Đại Bồ Đề) của Tích Lan, hội chúng đó đến đây để chấn hưng Phật giáo
Sáng hôm sau đó, hành giả chúng ta từ giã nhà thờ đạo Hindu, "quảy gói đi bộ tầm già mà vào, phút gặp hai vị Sa-di Xiêm đạo hiệu là Mêta và Karnna,” (NK, tr.53) sau khi
Tăng-ra mắt nhau, nhờ huynh Mêta biết đôi chút tiếng Pháp, nên chuyện vãn, hành giả mới biếtchỗ mình vừa đến chính là Lộc-giả-viên (Sarnath) và như thế là, sư ông xin gia nhập hội
Ở đây, hành giả an lòng học tiếng Anh và tiếng Hindi vừa đủ giao tiếp phổ thông với những đạo huynh cùng hội Và cho đến tháng 11-1935, sư ông mới chính thức xin đến cội bồ đề, nơi Đức Thích Ca tọa thiền để lễ bái cúng dường
Giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 11-1935, NK không cho ta biết sư đã làm gì, nhưng ta cũng đoán ra rằng, đây là khoảng thời gian mà sư ông, bậc hành giả của chúng ta, buộc phải học bản ngữ Ấn Độ và nhất là tiếng Anh, sự kiện này, chính những lá thơ sau đó mà
Trang 17sư đã viết cho tòa Lãnh sự Anh v.v và thời gian còn lại, là những thời gian, ta biết chắc rằng, sư ông dành hết cho tọa thiền và quán tưởng các chủng tự Phật, như các tiểu đoạn của tr.51-53 đã ghi, khi sư quán chữ (अ) hay là quán "mặt nhật ởmi gian của Phật tổ”,
"chập lâu có đến 10 phút, tôi mới lấy mắt nhìn dòm người nơi mé sông, thì sắc diện ai cũng đặng màu kim sắc Tôi toại nguyện bình đẳng quán” (NK, tr.52)
Kỷ vật của HT Nhẫn Tế từ Tây Tạng
Đoạn nhật ký này dạy ta biết rằng, “Đại và Tiểu thừa” không có một ranh giới nào cả trong lòng của sư Bởi vì, khi vào vườn Lộc Giả, chính sư đã xin gia nhập hội của chư sư người Tích Lan, tức là các vị Phật giáo Nguyên Thủy Vấn đề ở đây, là “đứa con chung của một đấng cha lành - Đức Phật” và, người cha nào lại không muốn con mình “thành Phật” bao giờ Sự kiện này cho ta biết rằng, với lòng thiết tha cầu Phật, với nơi nào có tháp tích, điện thờ Phật Đà, thì nơi đó luôn là Phật địa, luôn là bình đẳng địa, như phép quán mà sư ông từng thực hiện, cho những ai cầu pháp, và ta đã có một sư ông như vậy.Một sự kiện thật là quan trọng diễn ra trong khoảng thời gian đầu tháng Giêng năm 1936 (15 / janvier / 1936), là sư đã được tháp tùng cùng các vị Lama đi Népal để lễ Thánh tháp Phái đoàn hành hương gồm có: sư (người Việt Nam), tì-kheo Phạm Ngộ người Hoa
và, Losang Lama, Losang Kompo, Kolchch Tâmpa (ba vị sư Tây Tạng) Sau khi vuợt quahàng ngàn cây số, đoàn hành hương cũng đã đến Tuyết Sơn, tức thắng địa Népal, lúc đó khoảng 4 giờ sáng, ngày 2-2-1936, tức ngày mùng 10-1-Bính Tý
Ta nói sự kiện này quan trọng, là vì, chuyến đi ấy, sẽ mở ra một nhân duyên cho việc tấn nhập Tây Tạng của sư mà mục đích duy nhất là: nếm tận nguồn pháp vị như vậy của cả hai pháp tu mà hành giả của chúng ta vốn đã thực hành, như ta biết, đó là: sư thực hành
cả hai pháp tu, Thiền Mật như trong những trang nhật ký đã cho biết Sự kiện này cũng nói lên rằng, lịch sử cụ thể của Thiền và Mật, trên dòng chảy của Phật giáo Việt Nam, nóichung, sư là vị được trực tiếp truyền trao, bởi vì, đúng như ST cho biết: “Ông nghiên cứu Phật giáo từ năm 16 tuổi, sau đó xuất gia với hòa thượng Ấn Thành-Từ Thiện, chùa Thiên Tôn với pháp danh Chơn Phổ-Nhẫn Tế, thuộc về dòng Lâm Tế đời thứ 40” và cũngđúng như bài viết của TS
Trần Hồng Liên, “Chùa Tây Tạng - dấu ấn Phật giáo Mật tông Tây Tạng” đăng trong tập san Khoa học Lịch sử Bình Dương, số 1, tháng 12-2005, và bài viết này được phát triển thành một tiểu luận, với tiêu đề: "Chùa Tây Tạng, Bình Dương: ngôi chùa duy nhất ở Nam bộ mang dấu ấn Mật tông Tây Tạng” đăng trong tập san Chùa cổ Bình Dương và đây là những gì mà ta đang đeo đuổi
Tuy nhiên, tại nhiều nơi trong NK, cho phép ta tuyên bố rằng, sư còn là một hành nhân Niệm Phật nữa Chúng ta nên nhớ, giáo pháp dù là giáo pháp gì được Phật thuyết ra, chính là Sắc, bởi vì nó là phương tiện và cũng bởi vì, nó được thuyết ra cho ba cõi Và, chính Đức Phật đã nhập Niết bàn trên sắc pháp này, tức là cảnh giới của Thiền thứ tư vậy
Do đó, trên cơ sở như thế, Đại thừa kiến lập học thuyết “Tam Thân”, là vì ngoài sắc, thì chúng sinh trong ba cõi biết dựa vào đâu - chúng ta có Bồ tát hạnh Nghĩa rằng, cho dù
“Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật”, thì “trực chỉ” vẫn phải luôn là Sắc trong mọi trường hợp, còn “kiến tính” thì hãy để cho hành nhân tự nghiệm bằng chính Phật tâm của mình
Theo chỗ tôi biết, chùa Tây Tạng, mỗi tháng vẫn hai ngày tổ chức lễ sám, mỗi chiều về viếng chùa, Phật tử luôn nghe chư sư tụng niệm Di Đà, Phổ Môn Bởi vì, chúng ta, đôi khi đọc NK sư ông bằng cái tâm lạm phát (inflationary-mind) của mình nhiều hơn, cái màthuật ngữ Phật giáo gọi là “ngã mạn - adhimàna”, cho nên ta làm sao mà hiểu được hành
Trang 18tích của sư ông, thế thì, có cái gọi là “tông môn”, “giáo phái” mới có cơ hội xuất sinh theo lẽ thường tình Nói theo Duy thức, mọi thứ cưỡng danh, cũng chỉ là “danh ngôn tập khí - adhivacàna” mà thôi Cái “phần mềm” của bất cứ giáo pháp nào, thì phải do ta tự nghiệm.
Trở lại, 4 giờ sáng ngày 3-2-1936, đoàn đã đến chân núi Hy Mã Lạp Sơn, thuộc nước Népal, họ đã viếng thăm tháp "Sư tử, tẩy uế và lễ Phật, nhiễu tháp” (NK, tr.60) Sau đó, bằng mọi phương tiện, trải qua 6 ngày gian khó, đoàn đã trực nhập Népal Và ở đây, nơi tháp Bouddha-Narth, sư đã thỉnh đặng một số Xá lợi Phật, hiện đang trang nghiêm tại chùa Thiên Thai, Bà Rịa, Vũng Tàu, và một ít cũng đang được phụng kính nơi chùa Tây Tạng NK ghi rằng: "Đó là bình Xá-lợi của Phật Thích-Ca, thầy mà lễ đặng món ấy cũng như chơn Phật thân
Nghe qua, bần tăng chưng hửng Chập lâu, bèn thưa: nghe rằng, xưa kia Xá-lợi đã phân
từ bửu bình, chia mỗi tháp một bình, mà đây sao lại nhiều bình? Ngài [thượng tọa quản tháp] rằng: phải, nhưng duyên cớ ấy có lẽ ông cũng hiểu, vì ông là Thích tử, lựa hỏi tôi làm chi? Bần tăng chắp tay bạch rằng: ở An Nam qua tới xứ này là thiên sơn vạn hải, thì
có đâu đặng rõ biết duyên cớ ấy, xin Ngài hoan hỷ
Đoạn Ngài dẫn tích: xưa thì Xá-lợi Phật tổ ở tại tháp Niết-Bàn (Cu-thi-na-quốc), lúc binh Ăng-lê náo loạn, thì tổ sư bèn dời qua nước Niếp-ba-lê, thờ tại Sư-tử tháp này Từ khi ngoại đạo thạnh hành, Phật đạo đã qua [bước sang] thời kỳ mạt pháp Ông qua tới Thiên Trúc, ông có thấy những tháp tự tiêu tan hư sập chăng? Bần tăng về cả ngày buồn bã, bữa ngọ biếng ăn Cái tham tâm đã dậy động và nghĩ rằng, "Mình đi, mình thấy, mình đặng lễ bái, mà ngặt một điều là: thương thầy bổn sư [y chỉ sư], tuổi đã cao mà công cũngcao trong nền đạo hạnh, nhưng không đặng thấy và lễ bái
Trọn ngày đêm van vái vọng tưởng đức Như Lai, xin thương Nam-Việt chư Thích tử và chúng sinh xui sao cho đệ tử cầu đặng chút phần Xá-lợi đem về nước Nam (đó là cái tham tâm nó lộ là vậy: đã lễ bái được rồi muốn thấy, thấy rồi lại muốn cho đặng đem về
xứ mà chia phước với chư Tăng và bá tánh) vì Ngài cũng rõ, Xá-lợi là vật báu nhà Phật đạo, sáu đời hằng giữ chỗ này, chưa có ai đặng hồng phúc ấy Thôi thôi, vì đạo đức của thầy, vì công đức khổ hạnh của thầy, vì chúng sinh, dầu tôi có bị khổ sau khi dâng cho thầy chút đỉnh Xá-lợi, thì tôi cũng cam tâm
Ôi! nghe qua dường như bệnh hấp hối mà gặp thuốc hồi dương, nên lễ nữa, ngài đỡ dậy
và nắm tay kéo thẳng vào đại điện, lấy chìa khóa mở cửa tháp, vào vọng bái, quỳ lại, rồi đứng dậy, nói rằng: nhơn duyên bao nhiêu thì đặng bấy nhiêu, tôi không biết Nói rồi, bưng bửu bình xuống, bảo bần tăng lấy một cái khăn vải vàng của bổn đạo cúng trên điện, để lên đầu, trải ra, ngài trút cả bình lên khăn, thì nghe có chút ít rớt vào khăn Dở bình lên, bần tăng bèn túm lấy khăn, rồi lễ bái đi ra Ngài căn dặn, cẩn thận, rồi ngài đưa
ra cửa Bần đạo kiếu luôn lòng mừng khấp khởi” (NK, tr.68-69)
Qua đây, ta thấy rằng, mục đích Tây du của sư không chỉ vì sự ham muốn của cá nhân mình, mà chuyến hành hương ấy, còn mang theo cả tâm nguyện của mình cho toàn dân tộc Việt, cho hạnh phúc của chư Tăng và bá tánh nữa Một lần nữa, ta học nơi đây, hạnh nguyện của một chúng sinh có tuệ giác Do vậy, khi bước vào cổng của chùa Tây Tạng,
ta bắt gặp ngay hai câu kệ khắc trên hai trụ đá của chùa:
Ngọc thật của trời độc diệu từ Tây lại
Chánh hương của đất chứa linh thiêng do Tạng sinh
TS Trần Hồng Liên, cho rằng, “thiên chơn bửu” nhắm vào hai chùa Thiên Chơn và Bửu Hương (các ngôi chùa do sư kiến lập hoặc trùng tân) và “Tây” thì cho là Tây Tạng Tất
Trang 19nhiên, để chứng minh cho bài viết của mình, ở góc độ lịch sử, nên ST đã quy như vậy, và đây cũng là một mẫu chứng cứ phổ biến, hợp lý (tiếc rằng, trong tiểu luận tạp san Chùa
Cổ Bình Dương chữ 靈 đ viế lộ thành 零 Nguyên văn làhàm linh [含靈],chỉ cho chúng sinh có tình thức)
Tuy nhiên, 天真寶, còn có nghĩa là ngọc Như ý (maniratna), bản chất trong sáng đặc thù
và 藏出, có nghĩa làxuất từ Như Lai Tạng hay gọi là xuất từ chủng tính Như Lai, cũng có nghĩa là, ‘pháp giới Tạng thân, gọi là A Di Đà Phật”, chớ không phải là bọn dị sinh hay prthak; còn “正香- chánh hương”, có nghĩa là: Định hương, Tuệ hương và Giới hương,
ba yếu pháp làm nên đời sống xuất thế của Phật giáo và, 地, chỉ cho ThậpĐịa
(dasabhùmi) của Bồ tát đạo; hàm linh (含靈), chỉ cho tính phương tiện Sắc châubiến hay phổ quát từ Phật tính; Tây (西) và Tạng (藏) ghép lạ, chỉcho chùa Tây Tạgtrong cách uyên thâm Nho họ củ sư Tóm lạ, hai câu trên, theo thiể ý có nghĩ la "ai cũg có thểtu thànhPhậ cảvì sinh ra từTạng Như lai, nhưng pháp môn thù thắng nhất, phải là từTây lại"
Tấ cả những điều đó sẽ có thể nên lý giải như thế nếu xét trên quan điểm triết học của Đạithừa Song, trí phàm làm sao dõi được hành tướng củ bậc “vô vịc chân nhân” Thế nhưng,
có một điều chắc chắn rằng, hạnh của sư phải là hạnh “vô công dụng hạnh”mới đúng, tức
là thanh tịnh hạnh, hạnh không tư lợi, như ta bắt gặp bất cứ nơi đâu, trong toàn NK.Nếu chúng ta viếng chùa, trước khi vào chánh điện lễ Phật, ta sẽ gặp trước tiên là một cái tháp khiêm tốn có bốn tầng, tầng đầu có khắca họ hình của sư tầng kế là câu "từ Lâm tế pháp nhãn gia phong, húy như đi Pháp Minh, diệu vân yết ma vị?, viết bằng Hán tự tầng
ba là bài chú “Om manipadme Hùmॐ?ण?प?््?्ेह?्ं- Om trong hoasen là ngọ Như
ý Hùm”viết bằng tiếng Tây Tạng và tầng trên cùng là lục tự "Nam mô A Di Đà Phật” bằng Hán tự Tháp này do Hòa thượng Tịch Chiếu, tổ thứ nhì của chùa thực hiện Đặc trưng cấu trúc của tháp này cho ta biết theo “tư kiến”là, sư không xiển dương, hay chủ trương bất cứ giáo pháp nào, cho dù, sư là mộ Lama đắc pháp chánh truyền từTây Tạng.Trở lại, vào ngày 7-2, đoàn khởi hành về Bồ Đề Đạo Tràng, ghé viếng đại học Nalanda, hồi tưởng đại sưHuyền Tránng khi xưa có lần ở đâ y học đạo, lễ bái thạch tòa đạo tràng, nơi Phật dừng chân khai hóa Đàn trú nơi đây suốt ba tháng và thực hiện mọi công hạnh của một Thích tử như công quả cúng dường, chiêm bái khắp các thánh tích Và rồi, sư xinphép Hội Đại Bồ Đề đi Tây Tạng
Nhập Lahsa, kinh đô Tây Tạng
Đã vào thành Lahsa rồi, mãi đến 3-7-1936, sư mới được yết kiến và hành lễ với quan nhiếp chánh với tư cách là Quốc vương Bơdalama (tức là quan nhiếp chính của vương quốc Tây Tạng thời bấy giờ, bởi vì đức Dalai Lama, người kế vị chánh thức mới chừng 5 tuổi mà thôi), lúc bấy giờ Quốc vương (quan nhiếp chính) chỉ 27 tuổi NK ghi rằng: “ Bữa điểm tâm cải salade chấm muối, không có giấm mà trộn salade Đoạn 9 giờ, quan thừa tướng cho người lại bảo, giờ này đi đảnh lễ Quốc vương Bơdalama đặng; Bảo rằng: bần đạo phải đắp y bí-sô, chớ không nên bận đồ Tây Tạng đi yết kiến Quốc vương
Y theo lời dạy, rồi cùng huynh đệ của Samdhen, bốn người khuân lễ vật Lén ngó, thấy Đại đức Bơda Lama Quốc vương (tuổi) tác còn thơ (hỏi lại thì mới 27 tuổi, thế ngôi Tả-lêlama Quốc vương tịch, đặng bốn năm), mặt mày sáng láng, ngồi nơi long đơn trải gấm Tây Tạng Nội bọn, chỉ bần đạo đắp y vàng rực từ trên sấp dưới, làm cho Quốc vương chăm chỉ ngó ngay, các quan nội điện đều để mắt Đoạn Samdhen đảnh lễ, bần đạo y theo, rồi Samdhen đem Anh-lạc long tợ dưng các quan hầu mời bần đạo ngồi nơi đơn cao Đến nay đi ra mắt Quốc vương thì thừa tướng đã tâu trước, lại đi với bọn tôi, đi conđường đến ngự điện, ai ai thấy cũng biết, nào ai dám nói
Trang 20Lại thêm lúc về tuy nội bọn đi không có Lama quan dẫn đường, nhưng nhân dân quan lại xem thấy cái niệt điều trên cổ [tức là khúc vải vàng quấn cổ vua ban] cũng đủ biết ở trongngự điện, hoàng thiền mà ra Bần đạo nghe qua, niệm Phật và cảm oai linh Phật lực ủng
hộ làm cho bần đạo an ổn các nơi vô chướng ngại”
Từ thời điểm này, sư chánh thức là một vị tu sĩ Tây Tạng, cho đến khi sư đắc thiền pháp
và được Pháp danh là: Thubten Osall Lama (có nghĩa: Thubten là tên đức Tả-lê Lama Thái thượng hoàng đã băng hà Thubten là vòng cứng bền chắc kim cương Còn chữ Osall là: ánh sáng mặt trời, tên của đương kim quốc vương Lama, nên bần đạo biết là: Huệ nhật (NK, tr.319-320) và pháp danh này được loan báo khắp nơi
Ngày 30-6-1937, lúc “ 7 giờ sáng sư về Sài Gòn, về tới am 11 giờ trưa” (NK, tr.406) Đúng ra, sư còn phải ở Tây Tạng một thời gian nữa, nhưng, theo NK, các sư Tây Tang cho biết là đất nước mình sẽ trải qua binh biến, nên sư không thể lưu lại được Ta thấy,
“pháp nạn” của Tây Tạng, vốn đã được người Tây Tạng biết trước rồi Và đây cũng là vấn đề lịch sử, xét trên thánh trí của các Lama
Theo NK, ta có thể chia ra làm hai phần: từ tr.13-tr.186, là quá trình chiêm bái Phật tích ởTây Trúc và, từ yt.192-tr.317, là quá trình tu học tại Tây Tạng Nghĩa rằng, sư đã thật sự
“hóa thân” làm một Lama Tây Tạng với mọi công hạnh đặc thù của một Lama - học Tạngvăn, thiền định, quán tưởng Tứ niệm xứ theo cách riêng của Phật giáo Tây Tạng, trì chú
và các phương pháp Yoga mang tính vật lý đặc thù (của Tây Tạng) - cho đến khi đắc pháp và thọ pháp danh
Với lối văn bình dị, khoa học và giàu lòng bi, NK dẫn ta đi vào chi tiết của lịch sử Phật tích ở Ấn Độ, các tập quán cũng như các phương thức tu hành Phật giáo cũng như của các ngoại đạo, lồng trong đó là các quan điểm trung thực và thắm đượm tình cảm của sư
Và rồi, bản văn dẫn ta vào đất nước Tây Tạng với các chuỗi gian truân trong quá trình cầu và đắc pháp Có thể nói, vào những ngày giữa của phân nửa đầu thế kỷ XX, thì NK, không chỉ là một nhật ký, mà còn là một áng văn ký sự thiên tài, một vần thơ lộng lẫy củamột nhà thơ giàu tình cảm, thấm đượm tính nhân bản và Phật bản Hơn thế, NK còn thể hiện là một giáo pháp thực sự của một bậc chân tu Nó chuyển tải hầu hết mọi thể nghiệmcủa “căn” và “cảnh”, một quá trình lịch nghiệm của một cá nhân Xa hơn, NK đã trở thành kim chỉ nam cho cả hai mặt: lịch sử thuở “bình minh” của Mật giáo ở Việt Nam nóichung, và nói riêng tại Bình Dương, và lịch sử giáo chứng nữa
Như một điểm son, một vết chân trên dòng lịch sử còn nhiều khuất tất, bởi vì, chỉ hai chữ
“truyền thừa” vốn đã mang lại biết bao xung đột hệ phái trong bất cứ tôn giáo nào, bất kể Phật giáo hay là không NK sư ông là một dấu ấn lịch sử, nó chia phần mình cho giáo pháp và cho tất cả chúng sinh, như chính chân lý chia phần bình đẳng cho tất cả Phật giáo, thật vậy, như con Rồng thần, người ta chỉ có thể thấy được phần “đuôi” của nó Chùa Tây Tạng, cũng như, có thể còn biết bao nhiêu ngôi chùa như thể với dáng vẻ khiêm nhẫn của mình, đã chuyển tải nơi tự thân biết bao điều huyền nhiệm và điều này cần đến sự phê xét và nghiên cứu của những nhà sử học Bởi vì, nói cho cùng, cả Mật và Thiền mà sự tồn tại của cả hai, phải luôn được sở y trên bình diện trực truyền đúng như bản thân của chúng
Nằm dưới rừng đại thọ đã thành lõi xám, chùa Tây Tạng ( “đã được nhiều lần trùng tu và ngày thêm trang nghiêm theo lối kiến trúc kết tân Chánh điện thiết kế thờ phượng như một pháp hội khi Phật còn tại thế Ở giữa điện thờ Phật Thích-Ca (tượng cao thiền tọa 2m3) Chung quanh gồm chư Phật ở các vị trí như tầng dưới thờ Địa Tạng, Di Lặc; tầng
kế thờ Phổ Hiền, Văn Thù; tầng trên là Quan Âm, Thế Chí Đặc biệt đích thân Hòa
Trang 21thượng trú trì (tức hòa thượng Tịch Chiếu, hiện còn tại thế, tuổi đã ngoài 95) cũng góp phần tham gia vào việc chỉnh sửa trong quá trình tạo tác một số ảnh tượng Phật như tượng Đức Bổn Sư cho được hoàn mỹ hơn Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa
có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa Tây Tạng Chánh điện cấu trúc hình khối vuông, chính giữa là ngôi tháp (stupa), tứ giác có chiều cao trên 15 mét Cách thiết kế tầng thượng ở mặt bằng nốc chùa năm điện thờ năm vị gọi là ‘ngũ trí Như Lai’ (chiều cao mỗi vị 1m5)
Đặc biệt hơn cả, có lẽ Minh Tịnh là nhà sư Việt Nam đầu tiên ghi chép, lưu giữ được hình ảnh, sự kiện cuộc hành trình về đất Phật một cách chi tiết đầy đủ từng ngày từ Viêt Nam qua Ấn Độ - Népal - Tây Tạng và ngược lại Cuốn nhật ký này, có thể xem như là tập “Tây Trúc - Tây Tạng ký” ghi rõ thời gian, các địa danh và Phật sự suốt cuộc hành trình từ khi ngài xuất hành từ Thủ Dầu Một, Bình Dương, rời bến Nhà Rồng (Sàigòn) vàongày 17- 4-1935 cho đến lúc trở về Việt Nam vào ngày 30- 6-1937 (kéo dài 2 năm 2 tháng 13 ngày) Cuốn nhật ký ghi bằng thủ bút của Ngài với nét chữ nghiêng, đẹp, rõ ràng bằng chữ quốc ngữ, có xen lẫn ghi chú thêm bằng tiếng Pháp, Anh (Tây Tạng, Phạn ) Nhật ký có độ dày trên 300 trang khổ lớn, hiện còn lưu giữ cẩn thận tại chùa TâyTạng” Và, có thể nói “Ngài là một “tiểu Huyền Tráng của Việt Nam” ) vậy (Theo tập san Chùa Cổ Bình Dương)
Để kính tán công đức của sư đối với nước Việt nói chung và riêng đối với Bình Dương vàrất riêng đối với người viết - bậc hành nhân sau khi đắc pháp từ Tây Tạng về, đã “mặc như lôi” cho đến khi thị tịch, nghĩa rằng, Phật giáo chỉ có thể tìm thấy nơi một vài vuông đất “thổ cư” khiêm tốn hơn là nơi hàng trăm mẫu đất “trồng cây ăn trái” hay “đất nông nghiệp” - đã có chút phước duyên đọc được NK này với “tư kiến” của mình Cho nên, xintrích một bài chú thuộc hệ Bát Nhã nhằm quy mệnh dưới phẩm tính ấy Chú viết:(Các linh tự như: Om, ā, ī, ū, là những linh tựphải đắc thành trong cách tịnh hóa ngũ căn.)
11 Chùa Khải Tường & câu chuyện Nàng Hai Bến Nghé
“Chuyện trăm năm cũ
Khi lưu dân ngày càng đông và cuộc sống của họcũng đã dần ổn định,Thiền sưPhật Linh Nhạc với sựhộgiúp của bạn và bổn đạo đã dỡbỏam tranh,cất thành hai ngôi chùa khang trang, có đủchính điện, nhà Tổvà phòngkhách Đó là chùa Khải Tường và chùa TừÂn (nay tọa lạc tại số23 đường TânHóa, Quận 6, TP HồChí Minh)
Trang 22Ý-Nhưng theo bài viết ''Những ngôi cổtựđãbiến mất'' của Huỳnh Ngọc Trảng (tr 78), thì chùa Khải Tường do Thiền sưPhậtÝ-Linh Nhạc khai sơn khoảng 1744, còn chùa TừÂn
do một nhà sưkết nghĩa huynhđệvới Phật Ý tạo lập vào khoảng năm Nhâm Thìn (1752)
Vì thếkhi thực dânPháp tiến chiếm Gia Định, họgọi chùa Khải Tường là ''chùa Trước'' (PagodeAvancée) còn chùa TừÂn là ''chùa Sau''
Tương truyền vào ngày 23 tháng 4năm Tân Hợi (25 tháng 5 năm 1791), thứphi Trần ThịĐang (Thuận Thiên Cao Hoànghậu) sinh Nguyễn Phúc Đảm (vua Minh Mạng) nơi hậu liêu chùa Khải Tường vào nămTân Hợi (1791),
khi chúa Nguyễn Phúc Ánh đến đây trốn tránh quân Tây Sơn.Năm 1804, vua Gia Long (tức Nguyễn Phúc Ánh) nhớchuyện cũ, đểtạơn đức Phật đãche chởcho ông những tháng năm bôn tẩu, nên từHuế, nhà vua gửi vào dâng cúngchùa một tượng Phật lớn, ngồi trên tòa sen, cao 2,5 m bằnggỗmít, sơn son thếpvàng
Năm 1832, Minh Mạng cho trùng tu chùa, kỷniệm nơi sinh ra ông,vàng son tráng lệmột thời Năm 1858, quân Pháp đánh phá cửa Hàn (Đà Nẵng) Nămsau (1859) lại vào tấn công Gia Định, Pháp chia quân đóng rải rác tại TrườngThi, đền Hiển Trung (Pagode aux Mares) và các chùa: Khải Tường (Pagode Barbé),Kiểng Phước (Pagode des Clochetons), Cây Mai v.v
Riêng chùa KhảiTường, viên quan ba Pháp tên Barbé nhận nhiệm vụdẫn quân vào chiếm giữ Barbécho đem tượng Phật bỏngoài sân, cưỡng bức các sưsải phải rời chùa Khi ấy,quan Kinh lược Nguyễn Tri Phương được triều đình cửvào Nam lập đại đồn Chí Hòachống Pháp, và đêm 7 tháng 12 năm 1860, quân Việt phục kích giết chết Barbé.Sau đó, chùa được dùng làm trường đào tạo sưphạm cấp tốc cho họcsinh người Việt, đểđưa đi dạy ởcác tỉnh Pháp chiếm được
Năm 1867, chùa bị Pháp cho tháo gỡ, tấm biển “Quốc ân Khải Tường tự” được chùa TừÂn gìn giữ Cònpho tượng Phật kểtrên phải dời đi nhiều nơi, sau cùng được đem trưngbày trongViện bảo tàng Quốc gia Sài Gòn, nay là Bảo tàng Lịch sửViệt Nam - Thành phốHồ Chí Minh
Thời gian sau, trên nền chùa bỏhoang này, Pháp cho xây cất mộtdinh thựdành cho quan chức trong bộmáy cai trị Trước năm 1963, dùng làm''Trường Đại học Y dược'' Sau khi chếđộNgô Đình Diệm bịlật đổ, các tướnglãnh cho các cốvấn quân sựđến trú đóng
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cơsởtrên được dùng làm nhà ''Bảo tàng Chứng tích Chiếntranh
Một lần thua trận, Sắc bịquan trên khiển trách, sẵn mang tâmtrạng buồn bực, nên khi nghe quân mật báo việc Tri thường có cửchỉthân mật vớivợmình, Sắc rất ghen tức Thếlà Sắc cho người giảdanh vợmời Tri tới nhà bàncông việc gắp
Do dàn xếp tình huống nên Sắc nhanh chóng rời khỏi nơiẩnnấp bước ra tri hô, ghép đôi trai gái vừa gặp nhau vào tội lăng loàn và cho línhđóng bè thảtrôi sông cảhai người…Một hai hôm sau viên quan ba Barbé,đóng binh ởchùa Khải Tường đang đi săn, bất
Trang 23ngờgặp một bè chuối trôi trên đócó một người đàn ông và một người đàn bà Theo dòng, hai con sấu lớn hung hãn,quẫy đuôi bám riết đuổi theo bè Barbé liền nổsúng, sấu sợhãi lặn trốnmất.
Khi bè được vớt lên, người con trai tức Tri bịsấu cắn cụt mất mộtchân, đã chết Phần người con gái là nàng Hai còn thoi thóp thở Sau khi đượcchăm sóc, nhan sắc cô gái ngàycàng hấp dẫn trong đôi mắt Barbé Nàng Hai khônkhéo dùng lời ngon ngọt đểxin
trởvềnhà thu xếp việc riêng và hứa sẽsớm trở lại
Gặp nàng Hai về, Lãnh binh Sắc cho bắt cô với lời cáo buộc: tộithông đồng, mãi dâm với đối phương Sắc cho giam nàng Hai dưới hốsâu, cho ănxương cá và cơm hẩm May sao Quản cơTrương Định đi tuần ngang, lệnh cho đem côlên và nghe biết hết mọi chuyện oantrái này
Nơi chùa Khải Tường, hômđó trời vừa sụp tối, lính canh chạy vào báo tin có một cô gái khi nọxin vào gặpquan lớn Barbé mừng rỡphóng ngựa một mình ra đón Còn cách cô gáichừng mườithước, quân Việt mai phục hai bên đường ào ra Ngựa bịgiáo dài đâm ngã quỵ, nóhất Barbé té xuống và đầu viên quan ba Pháp lìa ngay khỏi cổvào ngày 7 tháng 12năm 1860.(Nơi Barbé chết, có thểởngã ba Võ Văn Tần - Trần Quốc Thảo, quận 3,TP HCM) Và theo ''Scènes de la vie Anamite - Khi Hoa'' thì một đêm nọcó mộtngười Việt, đến đồn tìm Barbé báo tin ThịBa đang lâm bệnh nặng và hiện đang nằmtại một ngồi chùagần đó Nghe vậy, Barbé lập tức đến thăm, nhưng đi được mộtquãng thì bịgiết chết.Hơn hai tháng sau, viện binh của Pháp từThượngHải (Trung Quốc) kéo đến Sài Gòn rầm
rộ Sau vài trận chiến ác liệt, đại đồn ChíHòa bịhạ
Sau những ngày mịt mù khói lửa ấy, không ai tìm thấy cô gáinơi đâu, chẳng biết sống hay
đã chết Nhưng trong dân gian còn truyền tụng mãihình ảnh người thiếu phụbịthảtrôi sông và đã góp công chống Pháp
Theo ''Scènes de la vie Anamite - Khi Hoa'', thì Lãnh binh Sất và ThịBa đều bịchếtđạn, khi quân Pháp tấn công vào bản doanh của nghĩa quân
Thông tin thêm
Quan ba Barbé chết, quân Pháp rất tức giận Bởi vậy, quân Pháp chiếmlấy tấm bia đá do vua TựĐức cho khắc bi văn do đại thần Phan Thanh Giản soạn vàcho chởtừHuếvềGò Công, đểdựng nơi mộông ngoại mình là Phạm Đăng Hưng, làmbia mộBarbé ởnghĩa trangMạc Đĩnh Chi (cũ) Mãi cho đến trung tuần tháng 7 năm1998, tấm bia mới được dựng lênmộPhạm Đăng Hưng, tính ra tấm bia đá mang tên hai người chết một Pháp một Việt này
đã luân lạc đúng 140 năm
11 Giới thiệu chùa Phù Dung (Hà Tiên)
Chùa Phù Dung hiện nay tọa lạc tại chân núi Bình San, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Địa điểm hành hương & du lịch này hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, hài hòa với thiên nhiên mà còn bởi những câu chuyện bí ẩn gây tranh cải về lai lịch ngôi chùa.
Giải thích tên Phù Dung
Theo sách “Nghiên cứu Hà Tiên”(1), người Xiêm gọi núi là “Pù”; các người Xiêm, Khmer, Chăm, Lào đều gọi người Việt là “Youn” Như vậy, ''Pù Youn'', mà sau này đọc trại thành Phù Dung, có nghĩa là “vùng núi của người Việt”
Ở bán đảo Hà Tiên, có rất nhiều đồi núi lớn nhỏ, mang tên chung là ''Phù Dung Vạn Sơn'', mãi đến thời Đô đốc Mạc Thiên Tứ, các ngọn núi mới có tên riêng bằng từ Hán - Việt, như: ''Bình San, Tô Châu, Thạch Động''
Trang 24Và cái tên Phù Dung (Pù Youn) mà khi xưa dùng để tất cả các núi non vừa nói trên, chỉ còn được dùng để chỉ một ngọn núi cao 53 m, mà Trịnh Hoài Đức đã chép trong “Gia Định thành thông chí”:
“Núi Phù Dung: cách trấn thự về phía tây bắc hơn 1 dặm Ở đây hang hố xanh rậm lâu đời; chùa Phù Dung ở phía tây nam chân núi, tiếng chuông mõ pha trộn, tiếng kệ kinh lẫntiếng ồn ào của phố thị, thật là cảnh nửa tăng nửa tục ”
Do vậy, tác giả sách ''Nghiên cứu Hà Tiên'', đã nói vui rằng tên chùa không có nghĩa “hoasen” (2) hay giống hoa “tí ngọ” nào đó, như có người đã tưởng tượng
Chùa Phù Dung
Căn cứ thông tin trong ''Gia Định thành thông chí'', trong ''Monogaphie de la povince de
Ha Tiên'' tức ''Hà Tiên địa phương chí'' của Hội nghiên cứu Đông Dương ấn hành năm
1901 và qua khảo sát thực tế, thì chùa Phù Dung xưa ở tại hướng Tây Nam núi Phù Dung, còn chùa Phù Dung hiện nay tại phía bắc núi Bình san, cách chùa xưa trên 500m
Vì trước sau ở Hà Tiên, có hai chùa đều mang tên Phù Dung, và ngôi thờ nào tính đến nay cũng đều là cổ tự Để dễ phân biệt, tạm gọi chùa có trước là “Phù Dung (cũ)” và chùa
có sau là “Phù Dung (mới)”
Chùa Phù Dung (cũ)
Núi Phù Dung mà ''Gia Định thành thông chí'' đã chép trên, ngày nay có tên là núi Đề Liêm hay Bát Giác Sơn (3) còn ngôi chùa vừa nói đến, hiện nay chỉ còn một nền chùa và một ngôi tháp cổ của Hòa thượng Ấn Đàm, đời thứ 36 dòng Lâm Tế
Tra sử liệu, thì từ khoảng năm 1820 - tức năm có sách “Gia Định thành thông chí” - trở
về sau, trấn Hà Tiên đã trải qua ba cuộc tao loạn lớn, đó là:
- Năm Quý Tỵ (1833): Năm Minh Mạng thứ 14 (1833) có biến Lê Văn Khôi, tỉnh thành (Hà Tiên) thất thủ, bị quân Xiêm xâm lăng dày đạp, có đại binh tấn tiễu mới dẹp được
- Năm Nhâm Dần (1842): Thiệu Trị năm thứ hai, 1842, tháng hai, Xiêm lại chia đường vào cướp phá, một do tỉnh Hà Tiên, một do kênh Vĩnh Tế Vua sai Đoàn Văn Sách tiến theo đường thủy, Phạm văn Điển tiến theo đường bộ, hai đường cùng tiến đánh lui giặc Xiêm…
- Năm Ất Tỵ (1845): Thiệu Trị năm thứ 5, tướng Xiêm Chất Tri sai tên Na lập kế để bắt Nguyễn Bá Hựu giam lại Viên thổ mục Cao Mên tên Liêm Đột, thân hành đến An Giang xin binh Vua bèn sai Tổng đốc An Hà là Doãn Uẩn, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Công Hoan, chia đường đi tiếp viện và trừ giặc…
Theo nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt, người Hà Tiên, thì chùa Phù Dung ấy bị quân Xiêm phá sập trong khoảng năm 1833-1834, tức lần tao loạn đầu tiên
Năm 1969, người ta phát hiện ra di tích này Nền chùa có chiều dài 12m, rộng 9m Với kích thước như thế, chùa xưa chỉ là một am tự Khi đào sâu xuống nền đất khoảng 3 tấc, người ta bắt gặp rất nhiều vật dụng còn nguyên vẹn, như: cái lư hương bằng đồng, nhiều
lọ sành sứ, một cái chum còn nguyên số gạo đã ẩm nát Sự cố chùa bị sập với các loại giadụng còn nguyên, cho thấy chiến tranh đã ập đến bất ngờ Cạnh nền chùa là ngôi tháp cao5m, dày 1m, hình bát giác (rất có thể vì vậy nên núi có tên Bát Giác Sơn) được xây bằng vật liệu phức hợp (vôi cát trộn với ô đước và đường ngào), vào khoảng thế kỷ 18 Tháp
cổ còn nguyên tấm bia đá có khắc dòng chữ Hán: “Lâm Tế tam thập lục thế Ấn Đàm Lão Hòa Thượng chi tháp” Nhà sư này sống thời với Mạc thiên Tứ
Và ở gần đó (hướng Tây Nam), bây giờ còn một giếng xưa gọi là giếng chùa Tiêu
Và ở gần đó (hướng Tây Nam), bây giờ còn một giếng xưa gọi là giếng chùa Tiêu
Điều này phù hợp với thông tin trong sách ''Monogaphie de la povince de Ha Tiên'' của
Trang 25Lê Văn An và Nguyễn Văn Hải, ấn hành năm 1951 Hai tác giả cho rằng chùa Phù Dung
cổ mới đúng là Tiêu Tự, một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên lúc bấy giờ và đã được Mạc Thiên Tứ ca ngợi trong bài thất ngôn bát cú Tiêu Tự hiểu chung (theo Nghiên cứu
Hà Tiên, trong Hà Tiên thập vịnh in năm 1737, bài thơ có tên Tiêu Tự hiểu chung Khi họa vận mười bài thơ này vào năm 1753, Nguyễn Cư Trinh đổi tựa lại là Tiêu Tự thần chung , Và cũng theo sách này, Đại Nam nhất thống chí đã lầm chùa Phù Dung cổ tức Tiêu Tự là chùa Địa Tạng, sách đã dẫn, tr 356 và tr 447)
Lác đác trời tàn nhạt ánh sao,
Chuông chùa xa vẳng tiếng đưa vào.
Mơ màng cõi tục người tiêu lẫn;
Đồng vọng bờ cây bến nước xao.
Hạc để tiếng vương cành gió thoảng,
Quạ đưa lời gởi ngọn trăng cao.
Gối nghiêng giấc tỉnh đêm mê mộng;
Sớm giục canh gà tin khát khao.
(trích Văn học Hà Tiên, tr 199-200)
Kiến trúc chùa Phù Dung (mới)
Trải qua bao biến đổi, giờ đây trên nền đất cao ráo nơi chân núi Bình san, là một tự viện khá khang trang gồm một phần sân và hai phần thờ cách biệt
Phần sân có một đài cao Trên đài là một pho tượng Phật Quan Thế Âm cao lớn bằng xi măng, tô trắng Kế đến là ngôi Chính điện rộng được bài trí trang nghiêm Chính giữa là tượng Thích-ca Mâu-ni, 2 bên là 2 đại đệ tử A-nan và Ca-diếp Ở đây còn có 4 bức phù điêu lớn (mỗi tấm cao 1,3m, ngang 2,3m) minh họa 4 cảnh trong cuộc đời đức Phật Thích-ca Mâu-ni: đản sanh, xuất gia, thuyết pháp và nhập niết-bàn
Sau lưng ngôi Chính điện là một khoảng sân nhỏ, sau nữa là một tòa điện cao có tên gọi ''Ngọc Hoàng bửu điện'', thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu.Một phần do thời gian tàn phá, một phần do ở nơi biên cảnh thường gặp nhiều bất ổn, nênchùa đã phải trùng tu nhiều lần
Đặc biệt, đứng ngoài nhìn vào, phía bên trái tự viện có một lối đi nhỏ men theo triền núi
Đi khoảng 20m, sẽ gặp một ngôi mộ cổ Trên bia mộ có mấy dòng chữ Hán:
Hoàng Việt
Hiển tỷ Từ Thành Thục nhân Mạc phủ Nguyễn thị chi mộ
Dòng chữ bên trái bia:
Nam Chú lập thạch
Dòng chữ bên phải bia:
Long phi Tân Tỵ (tức 1761) trọng xuân kiết đán
Bên cạnh mộ, có một tấm bia đá khắc mấy dòng chữ Việt do người đời sau tạo dựng, ghi:
“Lăng bà Phù Dung-Từ Thành Thục Nhơn-Nguyễn Thị Xuân (1720-1761)- Viên tịch rằmtháng 2 Âl- Hiệu Phù Cừ”.(7)
Chuyện tình Phù Dung - Theo sách Nghiên cứu Hà Tiên
Từ ''Monogaphie de la povince de Ha Tiên'' cho đến đời Tỉnh trưởng Hà Tiên Lê Văn An
và Nguyễn Văn Hải (1951), đều không thấy chép chuyện
Trang 26Mãi đến ngày 5 tháng 3 năm 1957, tác giả Trần Thêm Trung cho ra đời cuốn ''Hà Tiên địa phương chí'' mới thấy sách ghi chuyện này.
Tiếp theo, năm 1958, nhà văn Sơn Nam viết ''Hà Tiên đất phương Thành'' đang ở báo Nhân Loại, nữ sĩ Mộng Tuyết viết ''Nàng Ái cơ trong chậu úp'', thi sĩ Đông Hồ nhắc lại chuyện trong ''Văn học Hà Tiên'', soạn giả kiêm nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà viết tuồng cải lương ''Áo cưới trước cổng chùa'', tác giả Mặc Tuyền chuyển kịch bản thành tiểu thuyết (1989), mới nhất là nhà văn Anh Động viết ''Chuyện tình Chiêu Anh Các'', tiểu thuyết đăng nhiều kỳ trên tạp chí Chiêu Anh Các của Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh Kiên Giang
Trong ngần ấy tác phẩm và trong chuyện kể, nhân vật nữ này có rất nhiều tên, chẳng hạn:Phù Dung, Phù Cừ, Xuân Tự, Nguyễn Thị Xuân, Dì Tự (8)
Và theo ''Nghiên cứu Hà Tiên'' của Trương Minh Đạt thì: “rõ ràng bia mộ này ghi đủ các chi tiết của một người trần tục, tức có tên họ, phẩm vị, nơi làm vợ, con cái Bia và mộ này không giống bia và mộ của một người tu hành Vả lại, ngôi chùa Phù Dung (mới) chỉmới được tạo lập vào năm 1846, tức sau khi “Từ Thành Thục nhân” chết đã 85 năm Người trụ trì đầu tiên của chùa là Hòa thượng Tiên Giác Bửu Châu, nay còn tháp và bài
vị thờ ở chùa (9) Và ông Đạt cũng cho biết nữ sĩ Mộng Tuyết, vợ thi sĩ Đông Hồ, sáng tác chuyện ''Nàng ái cơ trong chậu úp'', dựa theo một giai thoại nhàn đàm, mà nhà văn Sơn Nam đã xác nhận: “Sư trụ trì chùa Phù Dung kể, năm 1958” ấy là Sư ông Kiểu Ngọc (Thượng Phước Hạ Quang), trụ trì ở đây từ 1951 đến 1964 Khi còn sinh tiền, ông Trần Thiêm Trung cũng nói đã nghe vị sư này kể Các vị sư vốn giỏi chữ Hán, nên nghe chuyện, ai cũng ngỡ là có sách, nhưng rõ ra chỉ là sự suy diễn từ hình dạng mộ bà Dì Tự, gần sau chùa, có núm xây hình tròn như chậu úp Sư kể: “Khi sống bà bị nhốt, đến chết
mộ xây vậy” Sự suy diễn này, sau được triển khai thành câu chuyện khá thương tâm.Nói gọn, theo ông Đạt, câu chuyện Phù Cừ chỉ là tư duy sáng tác văn học của nữ sĩ MộngTuyết và đây chính là "một trường hợp "lộng giả thành chân" trong nghiên cứu lịch sử…
Theo truyền thuyết
Theo câu chuyện kể được truyền tụng bấy lâu nay thì chùa do Đô đốc Mạc Thiên Tứ (1706-1780) sai dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18 cho nàng thứ cơ tên '''Phù Cừ''' (1720-1761) làm nơi tu hành
Tương truyền thứ cơ '''Phù Cừ''' tên thật là '''Nguyễn Thị Xuân''', thứ nữ của một di thần nhà Lê tên Nguyễn Đình, Khi nhà Mạc lên thay nhà Lê, ông cùng hai con vào cư ngụ tại
Hà Tiên Con trai tên Nguyễn Đính, giỏi kiếm thuật, ra giúp họ Mạc; còn em gái, giỏi thơvăn, gá nghĩa cùng Mạc Thiên Tứ, sau cuộc gặp gỡ tại tao đàn Chiêu Anh Các
Và chùa Phù Dung gắn liền với sự tích của người nằm trong ngôi mộ cổ vừa nói trên Tuy lời thuật của mỗi người có ít nhiều khác biệt, nhưng cốt truyện vẫn khá giống nhau.Thi sĩ Đông Hồ kể:
“Cảnh am tự này, ngôi mộ cổ này, ao sen này có một sự tích khá lâm ly…
Truyền rằng: Mạc Lịnh Công (người kể chuyện kiêng húy, không dám gọi tên Mạc Thiên
Tứ, nên gọi là Mạc Lịnh Công, Mạc Công hoặc chỉ là Công.) có một bà thứ cơ tên là bà
Trang 27chừng núi Bình San, Hà Tiên.) đem nhốt thứ cơ vào lòng một cái chậu úp, cho ngột mà chết Nhưng thừa ưa (có nghĩa tình cơ, bất thình lình), vừa lúc đó, trời bỗng đổ trận mưa
to Mạc Công cũng vừa về đến, thấy trời đang mưa, mà lạ, sao chậu to không ngửa lên hứng nước mà lại để úp Công bèn truyền lịnh giở chậu ra, thì nàng ái cơ đang thi thóp sắp đứt hơi, nhưng may mắn thay, hãy còn cứu kịp
Nàng thứ cơ thoát chết, trở nên chán chường sự thế, xin Mạc Công cho nàng đi tu Trước
sự tình éo le đó, Mạc Công không biết làm sao khác, cũng đành chiều ý, cất một ngôi am
tự cho thứ cơ tu hành
Bên am tự, cho đào ao, trồng hoa sen trắng, để kỷ niệm mối tình xưa Cho đến khi thứ cơ mất, Công cho xây ngôi mộ kiên cố đẹp đẽ để tỏ lòng tưởng nhớ yêu thương người giai nhân đã vì Công mà oan khổ ”
Nguồn cảm hứng cho thơ
Câu chuyện tình chóng tan lìa này, là nguồn cảm hứng cho truyện, tuồng và thơ
Trích giới thiệu:
Ngó lên Am tự Phù Cừ
Thương cho người ngọc giã từ lầu son
Về đây nương chốn thiền môn
Tay lần chuỗi hạt cho mòn ngày xanh
Duyên xưa chẳng bận chi tình
Bụi trần chi để vương cành hoa sen
Nước trong chẳng lựa đánh phèn
Cửa thiền thanh tịch, não phiền sạch không
(Tác giả: Khuyết danh Chép trong ''Nàng Ái Cơ trong chậu úp'' của nữ sĩ Mộng Tuyết, Nxb Văn hóa, 1996, tr 120)
Và:
“Chuyện tình chùa Phù Dung”
Ai ngày xưa chiều chiều
Dừng cương bên sườn dốc
Dõi bóng hình người ngọc
Mắt nhìn lòng rưng rưng
Ngày xưa ai dâng hương
Bước nương thềm điện ngọc
Thổn thức thắt se lòng
Nghe vời xa tiếng nhạc
…Ôi! Con người kỳ lạ
Tình yêu và nỗi đau
Và tình yêu thật lạ
Trang 28Năm tháng chẳng phai màu (Hà Văn Thùy, sáng tác năm 1982, trích trong tập ''Thời gian gom lại'', Hội Văn nghệ và Thông tin Văn hóa Kiên Giang)
Bùi Thụy Đào Nguyên, biên soạn.
(3) Núi Đề Liêm cao 49m Sở dĩ có tên như vậy là vì tại chân núi ở phía Đông Bắc có ngôi mộ bằng gạch của Đề lại Đỗ Như Liêm
(4) Cùng năm này, Tổng đốc Doãn Uẩn cũng cho xây cất Đền thờ họ Mạc (Mạc Công miếu), nhưng ở nơi mới, tức không còn ở trong thành, gần ''chùa Tam Bảo'' nữa, mà dời đến chân núi ''Bình San'' (hay Núi Lăng), gần khu mộ dòng họ Mạc, cho đến hôm nay.(5) Đại nam nhất thống chí'' chép theo sách ''Hoàn Vũ ký văn - Thiên Nam dư địa khảo'' Sách ra đời năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) do Tĩnh Sơn Nguyễn Thu soạn Ông là người xã Hương Khê (nay thuộc huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) Trước tên Nguyễn Bảo sau đổi là Nguyễn Thu, đậu thi Hương năm Minh Mạng thứ 2 (1821) tại trường Thanh Hoa (Thanh Hóa), làm quan đến chức Thị Lang, được sung đi sứ Trung Quốc
(6) Trích bài Đề tựa trong sách ''Nàng ái cơ trong chậu úp'' của Mộng Tuyết (Nxb Văn hóa, 1996, tr 9)
(7) ''Mạc thị gia phả'' của Vũ Thế Dinh, chép: "các bà thê thiếp sanh trai gái thật đông đảo, số đến chín chục" Suy ra, Mạc Thiên Tứ có nhiều vợ và vị phu nhân này là một trong số ấy Theo bia mộ thì bà có con trai tên là Chú
(8) Thi sĩ Đông Hồ giải thích: Bà dì có nghĩa bà thứ “bà Dì ở Am Tự”, nói gọn là “bà Dì Tự”
(9) Hiện ở chùa có năm bài vị của các sư trụ trì từ khi có chùa cho đến nay, không có ai lànhân vật đang nói đến Cách đây vài năm, vì một lý do nào đó một bàn thờ mới được lập
ra, nói là bàn thờ bà Dì Tự Nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt nói bàn thờ này không có giá trị cổ tích, ngành chức năng cần nên xem xét lại
13 Chùa Bửu Lâm – Di tích kiến trúc độc đáo của Tiền Giang
Nhắc đến chùa ở Mỹ Tho không ai không biết đến chùa Vĩnh Tràng - một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Tuy nhiên, Mỹ Tho còn có một ngôi chùa mà nếu xét về mặt lịch
sử, cũng được xếp vào hàng chùa cổ của Tiền Giang, đó là chùa Bửu Lâm Từ ngã ba Trung Lương đi vào thành phố Mỹ Tho, đi thẳng trên đường Ấp Bắc khoảng 4km, qua cầu Nguyễn Trãi 30m ta sẽ bắt gặp ngôi chùa này
Chùa Bửu Lâm tọa lạc tại số 162B, khu phố 7, đường Anh Giác, phường 3, thành phố MỹTho Theo các vị sư sãi kể lại: Vào những năm cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, Chúa Nguyễn di dân từ các tỉnh miền Trung vào miền Nam khai khẩn đất hoang để lập làng định cư, sinh sống Trong đoàn người ấy có một vị ni cô (không rõ tên) am hiểu về cây
Trang 29thuốc nam đã đến xóm Dầu (nơi ngày xưa nhân dân sống bằng nghề ép dầu mù u) lập am nhỏ để tu niệm và trồng cây thuốc chữa bệnh cho nhân dân quanh vùng Sau khi ni cô quađời, không người kế vị, những cây thuốc quí không người chăm sóc, ngày một sinh sôi, nảy nở Đến năm 1802, bà Phạm Thị Đạt - một phật tử giàu có và mộ đạo nhất trong vùng - đã rước Hòa thượng Tiên Hiện Từ Lâm về trụ trì Bà bỏ tiền ra xây dựng lại ngôi chùa bằng các loại gỗ quí, có qui mô lớn và tồn tại đến ngày nay Để tưởng nhớ đến công đức của vị ni cô sáng lập ra chùa đầu tiên và thấy nhiều cây thuốc quí mọc quanh chùa, Hòa thượng Tiên Hiện đặt tên chùa là "Bửu Lâm" với ngụ ý "báu vật nhiều như cây trongrừng"
Chùa Bửu Lâm thờ Phật theo phật giáo Đại thừa thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông ở Nam
bộ Chùa được xây dựng gồm 3 phần: tiền đường, chánh điện và hậu tổ Mái lợp ngói hình vảy cá gồm 2 lớp mái cách khoảng Mặt dựng được trang trí hoa văn rất đẹp Trên
bệ thờ của ngôi chánh điện, tượng Phật ngồi cao lớn, gương mặt nhân hậu như đang nhìn xuống phật tử bên dưới, chung quanh có hàng chục tượng lớn nhỏ làm bằng nhiều loại vật liệu với dáng vẻ khác nhau Gian chánh điện được trang trí 9 bộ bao lam với những họa tiết và đường nét tinh xảo Bộ bao lam trước bàn thờ chánh điện chạm lộng công phu với bộ "Cửu Long phún thủy" và đôi long trụ "Cá hóa rồng" sơn son thếp vàng óng ánh Các bộ bao lam còn lại được chạm khắc mai điểu, song phụng chầu cuốn thư, mẫu đơn, chim trĩ và các họa tiết tứ linh, tứ quí, sen Bên cạnh đó, nghệ thuật chạm khắc gỗ còn được thể hiện trên 12 tấm hoành phi nền là một tấm gỗ dày 20cm, trên chạm 2 đến 3 lớp với hoa văn được thể hiện công phu, sinh động, xung quanh chạm tứ linh, lưỡng long tranh châu Đó là những tác phẩm khắc chữ nổi rất độc đáo, thực hiện bởi các đôi tay tàihoa, khéo léo của những nghệ nhân chạm trổ cách đây trên 100 năm
Chùa Bửu Lâm là một di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc loại hình kiến trúc tôn giáo Giá trị nghệ thuật của các tượng, nét đẹp kiến trúc của chùa cùng với các triết lý, tín ngưỡng được con người gởi gắm, thờ phụng khiến cho chùa Bửu Lâm như một bảo tàng văn hóa, làm kích thích óc tò mò, trí tưởng tượng của khách phương xa khi có dịp đến thăm Tiền Giang
14 phật thich ca
Sự phục vụ của Đức Phật cho thế gian này.Đức Phật là sự hiện thân của tất cả những phẩm hạnh do Ngài thuyết giảng Trong suốt 45 năm thực hiện thành công sứ mệnh và đểlại những sự kiện quan trọng của Ngài, Ngài đã chuyển dịch tất cả những ngôn từ, lời nói của Ngài thành những hành động cụ thể thiết thực Không có lúc nào mà Ngài không chỉ
ra sự yếu đuối và nỗi đam mê thấp hèn của con người Giới hạnh của đức Phật là tấm gương hoàn hảo nhất mà thế gian đã từng chứng kiến
Đức Phật thị hiện nơi cuộc đời này nhằm mục đích xua tan cái bóng tối của vô minh và chỉ cho nhân loại con đường đi đến sự đoạn tận của khổ đau
Đức Phật là sự hiện thân của tất cả những phẩm hạnh do Ngài thuyết giảng Trong suốt
45 năm thực hiện thành công sứ mệnh và để lại những sự kiện quan trọng của Ngài, Ngài
đã chuyển dịch tất cả những ngôn từ, lời nói của Ngài thành những hành động cụ thể thiếtthực Không có lúc nào mà Ngài không chỉ ra sự yếu đuối và nỗi đam mê thấp hèn của con người Giới hạnh của đức Phật là tấm gương hoàn hảo nhất mà thế gian đã từng chứng kiến
Hơn 25 thế kỷ, hàng triệu con người đã tìm thấy nguồn cảm hứng và sự khuây khoả nơi giáo lý của Ngài Sự vĩ đại của Ngài vẫn còn toả sáng mãi cho đến ngày nay giống như mặt trời chói sáng rực rỡ hơn ánh sáng mờ đục của những vật sáng kém hơn Giáo pháp
Trang 30của Ngài vẫn vẫy tay mời gọi phái đoàn hành hương mệt lã người đến nơi an toàn và cảnh giới an lạc của Niết-bàn Không có một nhân vật nào ngoài Ngài đã hy sinh quá nhiều những thú vui vật chất của mình vì nỗi khổ đau của nhân loại.
Đức Phật là bậc đạo sư đầu tiên trong lịch sử nhân loại khiển trách và chống lại nghi thức
tế lễ động vật cho quỷ thần vì bất cứ một lý do nào khác và kêu gọi nhân loại không nên làm hại các loài sinh vật sống
Đối với đức Phật, tôn giáo không phải là một sự giao kèo trong mua bán mà là một con đường đưa đến sự giác ngộ Ngài không muốn chư đệ tử Ngài tin một cách mù quáng mà Ngài muốn họ hãy suy nghĩ một cách tự do và thông thái
Toàn thể nhân loại trên thế gian này được ban phước bằng sự hiện hữu của Ngài
Chưa từng có khi nào đức Phật bày tỏ thái độ không thân thiện đối với một ai Thậm chí đối với những địch thủ và kẻ thù xấu xa nhất của Ngài, Ngài cũng không bày tỏ thái độ không thân thiện đối với họ Có một vài người mang đầu óc thành kiến muốn chống đối lại Ngài và tìm mọi cách giết hại Ngài; song đức Phật không bao giờ đối xử với họ như là
kẻ thù Có một lần đức Phật nói:
“Ta như voi giữa trận,
Hứng chịu cung tên rơi,
Chịu đựng mọi phỉ báng,
Ác giới rất nhiều người” (PC-320)
Trong biên niên sử thế giới, chưa có một nhân vật nào có thể được công nhận là đã tự hiến dâng quá nhiều cho những lợi ích của chúng sanh như đức Phật đã làm Ngay từ giâyphút giác ngộ cho đến lúc nhập diệt, Ngài phấn đấu không biết mệt mỏi để nâng cao địa
vị con người Ngài chỉ dành hai tiếng đồng hồ trong một ngày cho việc ngủ nghỉ của mình Mặc dù 25 thế kỷ đã trôi qua kể từ khi bậc đạo sư vĩ đại này đã nhập diệt, song thông điệp về tình thương và trí tuệ của Ngài vẫn còn hiện hữu trong hình thức thuần khiết tinh khôi Thông điệp này vẫn có ảnh hưởng quan trọng đối với vận mệnh của nhân loại Ngài là bậc thầy từ bi nhất đã làm toả sáng thế gian này bằng tình thương và lòng nhân từ
Sau khi nhập Niết-bàn, đức Phật đã để lại một bức thông điệp bất tử vẫn còn gái trị đối với chúng ta Ngày nay, chúng ta phải đương đầu với một sự đe doạ kinh hoàng về nền hoà bình của thế giới Không có thời điểm nào trong lịch sử thế giới mà bức thông điệp của Ngài lại cần thiết hơn như hiện nay
Đức Phật thị hiện nơi cõi đời này nhằm mục đích xua tan đi cái bóng tối của vô minh và chỉ cho nhân loại cách chấm dứt khổ đau và bệnh tật, già và chết và tất cả những nỗi lo lắng và khổ sở của kiếp sống nhân sinh
Theo một số tôn giáo, một số vị thần linh thỉnh thoảng sẽ xuất hiện trên cõi đời này để tiêu diệt những con người ác độc và che chở cho những con người lương thiện Ngược lại, đức Phật không thị hiện trên cõi đời này để tiêu diệt những kẻ ác mà là để chỉ cho họ con đường đi đúng đắn
Trong lịch sử thế giới mãi cho đến thời kỳ đức Phật, chúng ta đã từng nghe bất cứ một vị đạo sư nào có tấm lòng chan chứa tình yêu thương và nỗi cảm thông đối với nỗi khổ đau của nhân loại như đức Phật chăng? Đồng thời với đức Phật, chúng ta nghe một số triết giathông thái tại Hy Lạp như: Socrates, Plato và Aristole và nhiều nhà hiền triết khác, song
họ chỉ là những triết gia, những nhà tư tưởng và những nhà đi tìm chân lý; họ thiếu đi tình yêu thương cảm kích đối với nỗi khổ đau của nhân loại
Trang 31Con đường cứu độ nhân loại của đức Phật là dạy cho họ cách làm thế nào để tìm được sự giải thoát, an lạc Ngài không quan tâm đến việc làm dịu một vài trường hợp liên quan đến chứng bệnh về thân và tâm Ngài quan tâm nhiều hơn với việc tiết lộ con đường mà tất cả mọi người có thể đi theo.
Chúng ta hãy đem tất cả những triết gia, tâm lý gia, khoa học gia, nhà duy lý, những nhà cải cách xã hội, những tư tưởng gia vĩ đại và những vị đạo sư của các tôn giáo khác, với một tinh thần không thiên vị, so sánh sự vĩ đại, đức hạnh, tinh thần phục vụ và trí tuệ của chư vị đối với đức hạnh, lòng từ bi và sự giác ngộ của đức Phật Chúng ta có thể hiểu được địa vị của đức Phật đứng ở đâu trong số tất cả những bậc vĩ nhân này
Nhân quyền và ngũ giới của Phật giáo
Khái niệm nhân quyền xuất phát trong giai đoạn hiện đại Chúng ta không tìm thấy một
từ ngữ nào biểu thị khái niệm này trong ngôn ngữ Sanskrit hoặc Pàli Thay vì nói quyền, những trách nhiệm được đề cao trong những nền văn hoá được tượng trưng bởi những thứ ngôn ngữ này Đó không phải là một sự trùng hợp xa lạ rằng từ trách nhiệm, hoặc pháp trong cổ ngữ Sanskrit hoặc Pàli cũng tượng trưng cho chân lý Nền tảng của triết học dường như đó là trách nhiệm đưa đến chân lý Tuy nhiên, trong Anh ngữ, từ quyền (right) có hai nghĩa: đó là chân lý và yêu sách Theo chức năng xã hội của nền triết học Đông phương, việc hoàn thành nhiệm vụ của một người nào đó đưa đến sự hoàn tất quyền của những người khác
Khi chúng ta so sánh sự ảnh hưởng về mặt xã hội của những trách nhiệm với những quyền, chúng ta bắt đầu nhận ra rằng một bầu không khí hài hoà và hợp tác lẫn nhau có thể thịnh hành trong một xã hội khi mà trách nhiệm được đề cao, trong khi đó có thể tính chất bất đồng và cạnh tranh sẽ không còn hiện hữu nếu mỗi người có thói quen khẳng định những quyền hạn của anh ta hoặc cô ta
Sự thiếu vắng một thuật ngữ đơn lẻ biểu thị những quyền của con người không có nghĩa những nền văn minh cổ đại ở Đông phương không có những phương thức bảo vệ nhân quyền Nhân quyền ở đây được đi kèm với một lối diễn đạt vòng quanh tế nhị mà con người thậm chí không ý thức rõ ag rằng anh ta đang thụ hưởng những quyền nhất định như thế chính từ lúc mới sinh ra đời Cơ chế là sự tình nguyện chấp nhận của mỗi người
và mỗi một người phải tuân thủ giữ 5 giới cấm
Mỗi con người trong xã hội được mong đợi phát nguyện không sát hại sanh mạng Sinh mạng hay sự sống là thiêng liêng và con người không nên vi phạm mà phải tôn trọng sự sống Khi thái độ phi bạo lực này được lan truyền rộng rãi thì quyền được sống của mỗi
cá nhân sẽ tự động được thoả nguyện Hơn thế nữa, thái độ phi bạo lực này đảm bảo sự
an toàn của mỗi con người, sự thân thiện và từ tâm trong xã hội, phát huy những mối quan hệ hài hoà giữa các cá nhân trong xã hội
Giới thứ hai mà con người phải tuân giữ là tình nguyện không nên trộm lấy những gì không cho Nguyện không biển thủ là để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mọi con người
Yù thức về sự bảo vệ tài sản cho nhau tạo ra một bầu không khí của sự tin tưởng lẫn nhautrong xã hội Một xã hội như thế là xã hội hoàn toàn tự do và dân chúng có thể tận tâm chính mình cho sự nghiệp theo đuổi những nghề nghiệp mà họ đã chọn lựa mà không cầnbổn phận phải bảo vệ tài sản của họ với sự lo âu
Giới thứ ba cấm con người không nên quan hệ tình dục một cách trái với luật pháp Giới này bảo vệ quyền của mỗi cá nhân chọn lựa một
15 Lịch sử chùa diệu pháp
Trang 32Chùa Diệu Pháp được cố Hòa thượng Thích Tâm Khai khai sơn vào năm 1964 khi đất nước vẫn còn chiến tranh Trong những năm gian khổ đó, Hòa thượng luôn là người ủng
hộ tích cực mọi việc Ngài có thể làm để đất nước được thanh bình Vì thế, chùa Diệu Pháp đã trở thành một nơi nuôi dưỡng những chiến sĩ đã hết mình đấu tranh vì hòa bình cho đất nước
Ban đầu chùa chỉ có mỗi khu chánh điện nhỏ và nhà ở, còn xung quanh chỉ là sông nước
và cây cối um tùm Những tưởng ngôi chùa có thể đứng vững để che chở cho những người con đất Việt, nhưng vào năm Mậu Thân 1968, đạn pháo chiến tranh đã “san bằng” chùa Diệu Pháp Rất nhiều người đã hy sinh vào ngày đó và chùa chỉ còn là một đống đổ nát hoang tàn giữa đất trời Sài Gòn
Không nản lòng, Hòa thượng đã đi gom góp từng viên gạch, từng miếng ngói, từng bao
xi măng để xây lại chùa Diệu Pháp Và cũng nhờ trời Phật phù hộ, không lâu sau ngày bị ném bom, Ngài đã dựng lại được ngôi chùa năm nào đã đổ nát
Tuy được xây dựng lại kiên cố hơn, nhưng với sự hủy hoại của thế sự, chùa cũng đã bị phá hủy phần nào Vì thế, vào năm 1972, Hòa thượng đã tiến hành trùng tu ngôi chùa lần đầu tiên
Chiến tranh qua đi, đất nước trọn niềm vui, nhưng những hậu quả của nó để lại thật to lớn
và xót xa Rất nhiều người đã hy sinh và những người mẹ Việt Nam đã trở nên bơ vơ khi con mình không về nữa Xót xa trước hoàn cảnh đó, Hòa thượng đã quyết định sửa chữa lại chùa Diệu Pháp và xây thêm nhà để nuôi dưỡng các cụ già không nơi nương tựa vào năm 1992 lấy tên là "Mái Ấm Tình Người" Thời gian trôi qua, số cụ già được chùa nhận nuôi ngày càng đông, nhưng nhà ở lại quá chật hẹp Mỗi khi trời mưa bão, nước lớn là Hòa thượng không ngớt lo âu cho sức khỏe cũng như an toàn của các cụ
Thế nên, Hòa thượng đã dự định sẽ xây dựng lại chùa Diệu Pháp sao cho rộng rãi và kiên
cố để có thể chăm sóc thêm được nhiều cụ già nữa Ngài đã vận động khắp nơi để thực hiện điều đó Thế nhưng vì sức khỏe đã suy yếu bởi những vết thương của chiến tranh và bệnh tim mạch, Hòa thượng đã viên tịch khi những dự định của Ngài còn dang dở Trưởng tử của Ngài là Đại đức Thích Nguyên Pháp đã nối tiếp tâm nguyện của Ngài, xâydựng một cơ sở mới rộng rãi và tiện nghi để tiếp tục chăm sóc cho các cụ già neo đơn.Gần nửa thế kỉ trôi qua, giờ đây, ngoài việc nuôi các cụ già neo đơn, chùa còn là nơi sinh hoạt và giúp đỡ cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học, phát gạo cho đồng bào nghèo hằng tháng và là nơi phục vụ những bữa ăn no dạ mát lòng cho những người nghèo và người có thu nhập thấp Tuy nhiên, hiện nay chùa đã xuống cấp trầm trọng Thầy Nguyên Pháp đã quyết định xây dựng lại chùa thật kiên cố và khang trang hơn để không còn phải lo âu những khi mưa gió bão giông và cũng nhằm phục vụ các công việc Phật sự được thuận lợi hơn
Chùa Diệu Pháp cho dù là tháng năm nào đi nữa cũng vẫn là nơi che chở cho những người nghèo khổ về vật chất lẫn tinh thần, là nơi trang nghiêm và linh thiêng cho Phật tử thập phương tu tập, lễ bái, cũng là nơi nương tựa cho những ai có duyên lành với Phật, mong cầu sự thanh tịnh nơi thân tâm và an lạc cho nhân loại
16 Chùa Ấn Quang
Chùa tọa lạc ở số 243 đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.Vào năm
1948, Hòa thượng Thích Trí Hữu từ chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) vào lập ngôi chùa nhỏ bằng cây lợp lá, mang tên Ứng Quang
Đến năm 1950, Hòa thượng Thích Trí Hữu đã giao quyền quản lý ngôi chùa cho Hòa thượng Thích Thiện Hòa để hoằng dương Phật pháp Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã
Trang 33cho xây dựng ngơi chánh điện theo kiểu chùa Từ Đàm (Huế) Sau đĩ, Ngài cho xây tăng
xá, giảng đường và nhà trù
Năm 1951, Hịa thượng Thích Thiện Hịa đã vận động các trường Phật học Liên Hải, MaiSơn, Sùng Đức và Ứng Quang hiệp nhất thành Phật học đường Nam Việt Chùa Ứng Quang được đổi tên thành Ấn Quang, được chọn làm trụ sở của Phật học đường Hịa thượng được bầu làm Tổng Giám đốc
Ngày 14 và 15 tháng 7 năm Quý Tỵ (1953), chùa Ấn Quang tổ chức đại lễ khánh thành.Năm 1955, Hịa thượng cho xây dãy lầu nhà Tổ và trai đường Liên tục hai năm sau, Hịa thượng cho xây nhà in Sen Vàng, xưởng nhang Bồ Đề, thư viện, nhà xuất bản, nhà phát hành Hương Đạo Năm 1959, Ngài cho xây lại dãy lầu giảng đường Đến năm 1966, chánh điện được tơn tạo Năm sau, lầu tăng xá, nhà trai được tái thiết Kiến trúc chùa được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện
Điện Phật được bài trí tơn nghiêm Chính giữa tơn trí tượng đức Phật Thích Ca Mâu ni (do Phật tử Minh Dung tạc) và tháp Xá Lợi Phật Phía sau đặt thờ hai tượng Hộ Pháp hai bên Chùa cĩ tượng Tổ sư Đạt Ma bằng gỗ và bộ tranh sơn mài Quan Âm, Văn Thù, Phổ Hiền do nghệ nhân Trương Văn Thanh (Đại đức Minh Tịnh) thực hiện
Trong hơn một phần tư thế kỷ, Hịa thượng Thích Thiện Hịa (1907-1978) đã dành trọn tâm trí và cơng sức để tơn tạo ngơi chùa, mở trường Phật học đào tạo lớp tăng tài cho Giáo hội Ngài thế danh Hứa Khắc Lợi, quy y thọ giới với Tổ Bửu Sơn ở chùa Long Triều (Chợ Lớn) năm 15 tuổi, xuất gia tại Phật học đường Lưỡng Xuyên (Trà Vinh) năm
28 tuổi
Năm 1952, Ngài hướng dẫn phái đồn Giáo hội Tăng già Nam Việt tham dự Đại hội Thống nhất Tăng già Việt Nam tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), được suy cử làm Trị Sự Trưởng Giáo hội Tăng già Tồn quốc Năm 1965, Ngài được bầu làm Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Tài chánh Kiến thiết Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Năm 1973, Ngàiđược suy tơn Phĩ Tăng Thống cho đến ngày viên tịch Chùa là một trung tâm đào tạo nhiều tăng tài cho Phật giáo Việt Nam hiện đại, là trụ sở của Giáo hội Tăng già Nam Việt, văn phịng Viện Hĩa Đạo và Viện Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất trước đây
Hiện nay, chùa đặt văn phịng 1 Ban Trị sự Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh (văn phịng
2 đặt tại chùa Phổ Quang, quận Tân Bình) Chùa đã tổ chức trùng kiến xây dựng nhà Tổ
và tăng xá vào ngày 07-3-2006 Trong khuơn viên chùa cĩ phịng phát hành kinh sách và nhà tang lễ
Chùa là nơi đĩn tiếp đơng đảo Phật tử, du khách đến sinh hoạt, tham quan, lễ Phật thườngxuyên
17 Chùa Vĩnh Tràng - Tiền Giang
Du khách đến Mỹ Tho mà khơng thăm chùa Vĩnh Tràng là một điều thiếu sĩt Đây là ngơi chùa cổ danh tiếng và là một cơng trình kiến trúc tiêu biểu ở Nam Bộ Chùa tọa lạc trên mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 hecta, thuộc làng Mỹ Hĩa, nay là xã Mỹ Phong, bên con rạch Bảo Định hiền hịa nước ngọt quanh năm
Vào nửa đầu thế kỷ XIX, chùa vốn là một thảo am do ơng Tri Huyện Bùi Cơng Đạt phát nguyện xây cất để di dưỡng tinh thần sau khi về hưu Ơng thỉnh Hịa thượng Từ Lâm ở chùa Bửu Lâm về trụ trì Sau khi ơng Bùi Cơng Đạt qua đời, Hịa thượng Huệ Đăng dã vận động tín đồ xây dựng thành ngơi đại tự với tên Vĩnh Tràng, hồn thành vào mùa hè năm Canh Tuất (1850)