Phụ nữquađiêukhắcđình,đền,chùaViệt Nam
Hệ thống đình, chùa ở Việt Nam rất nhiều, là vết tích một thời sống "bế quan"
trong luỹ tre làng. Đơn cử những chùa ở khu vực miền Bắc ven Thủ đô như: đình
Liên Hiệp (Hà Tây), đình Kim Hoàng (Hà Tây), đìnhPhù Lão (Hà Bắc), Tam
Canh (Vĩnh Phúc), đình Phùng (Hà Tây), đền Đệ Tam (Nam Định), chùa ông (Hải
Hưng), chùa Thế Hà, đền Diễn (Ninh Bình), đềnPhù Lão (Lạng Giang).
“Nét xuân” tươi trẻ ở các đình, chùa là những nàng vũ nữ thiên thần. Vũ nữ
không có khuôn mặt đầy đặn nhưng đôi má đầy đặn, bộ ngực nở và hiếu khách,
bụng mềm ba ngấn. Nét thiếu nữ thuở xưa này làm người xem hiện nay phải giật
mình, vì đây là tiêu chuẩn các cuộc thi sắc đẹp châu Âu và Mỹ năm 1993-1994. Vũ
nữ thắt lưng buông dài, váy ngắn kiểu mini, sau lưng có đôi cánh nhỏ, tai đeo hoa
tai "giọt lệ" cao sang. Một nàng mặc yếm lá sồi, một nàng mặc yến lá sen tơi tả,
khuôn mặt bầu bĩnh, hiền dịu.
Ở đền Giá có khắc cảnh ba cô gái đang khoả thân tắm ở hồ Sen. Mỗi người một
tư thế, nhưng ở ai cũng lộ ra thân hình rắn chắc, hấp dẫn, gợi cảm. Cảnh người đàn
ông đặt người vợ lẽ lên đùi, người vợ cả đứng cạnh gợi nhiều liên tưởng. Tuy cả ba
cùng cười nhưng ở mỗi nụ cười ẩn chứa một nỗi niềm khác nhau, đầy kịch tính. Ở
đền Phùng (Hà Tây) trang trí ngay dưới bàn thờ một mảnh tròn, bên dưới là đài
sen. Trên đài sen là các cô gái khoả thân. Người đứng, kẻ ngồi, nét mặt vô tư. Ở
đền Đệ Tam (Nam Định) cũng có hoạt cảnh 3 cô gái khoản thân. Cô đứng nghiêng,
cô đứng thẳng. Những nét đẹp lộ ra không loã lồ mà ý tứ, khêu gợi, bí hiểm. Có
anh chàng mặc áo thụng xênh xang nắm tay cô, một tay sờ "trái đào tiên" để đi vào
chốn vĩnh hằng. Ở đềnPhù Lão có cảnh người phụnữ ngồi xổm, khoả thân, thể
hiện một trữ lượng nồng ấm và ân cần thần thánh vô biên của người đàn bà. Suối
tóc dài chảy vắt qua ngực bên phải, lộ ra cái bụng nở tròn đầy. Nàng vừa thể hiện
tín ngưỡng phồn thực xa xưa vừa là ước mơ của con người muôn thuở.
Bức tranh thiếu nữ chạm khắc ở đềnPhù Lão (Lạng Giang) mang sắc thái rất
hiện đại: Người đàn bà mặc váy cuốn lên tận ngực, hai chân dài dạng ra, quặp lấy
hai bên hông người tình, xung quanh là đàn, sáo véo von. Nhà văn hoá Pháp Andle
Malraux đã phải thốt lên: Mảng gỗ điêukhắc đẹp, xắn ra những miếng ngon cho
cuộc đời
Còn rất nhiều, rất nhiều những mảng điêukhắc "thân tình" nữa ở các đền chùa.
Những mảng khuất, những hình khối cao thấp tạo nên những thần thái nghệ thuật
điêu khắcchứa đựng những tâm tư, tình cảm, khát vọng sống của con người, của
xã hội một thời. Đây là những tác phẩm thực sự có giá trị vượt thời gian đi vào bất
tử. Khẳng địnhđiều đó, tiến sĩ mỹ học Samodey (Indonesia) nói: “Thiệt quá chừng
độc đáo! Tôi đã đi nhiều nước, không đâu lại có những bức trạm trổ có đầy những
nét tiêu biểu, đạo và đời cứ quấn quít lấy nhau rồi ca hát lên như vậy. Sinh động,
có dòng chảy tung hoành, ngổn ngang mà nghệ thuật. Chúng vừa có tiết tấu vừa có
giai điệu vũ trụ". Hy vọng rằng các nhà nghiên cứu nghệ thuật Việt Nam sớm phát
hiện, sưu tầm và duy trì những di sản độc đáo đó.
.
Phụ nữ qua điêu khắc đình , đền , chùa Việt Nam
Hệ thống đình, chùa ở Việt Nam rất nhiều, là vết tích một thời sống "bế quan"
trong. Tây ), đền Đệ Tam (Nam Định ), chùa ông (Hải
Hưng ), chùa Thế H , đền Diễn (Ninh Bình ), đền Phù Lão (Lạng Giang).
“Nét xuân” tươi trẻ ở các đình, chùa