Phụ nữvàLãnh đạo: Nghệ thuậtcânbằngtinhtế Giữa nam vànữlãnh đạo có một số sự khác biệt đặc thù trong cách ứng xử. Trong bài viết này, Tiến sĩ Hilary M. Lips - thuộc trường Đại học Radford phác thảo những sự khác biệt này, xác định các cách thức ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của phụ nữ, và đề xuất một số giải pháp để tạo ra con đường dễ dàng hơn cho các nhà nữlãnh đạo. Nước Mỹ gần đây đã tiến một bước khá xa trên con đường lựa chọn người phụnữ đầu tiên tranh cử tổng thổng. Tuy nhiên, trong buổi diễn văn vận động bầu cử của bà Hillary Clinton, thật phi lý khi mọi người tập trung một cách khác thường đến bộ cánh “cổ trễ” mà bà mặc khi đọc diễn văn tại tầng một tòa nhà dành cho Thượng nghị sĩ. Cũng tương tự như những cách tiếp cận truyền thống, chiến dịch của bà là tạo một ấn tượng giới thiệu tính “dễ gần và ấm áp” để cânbằng với “sự mạnh mẽ và từng trải” dường như đặc biệt cần thiết cho một nữ ứng cử viên. Có vẻ như kịch bản chung cho những người phụnữ có quyền lực chính trị bị quan sát quá khắt khe và họ dễ sảy chân vi phạm kịch bản đó – khi bị nói rằng quá hung hăng, hay quá nhẹ nhàng, quá mạnh mẽ hay quá dễ dãi, không hấp dẫn chút nào hoặc vẻ ngoài quá hấp dẫn. Có vẻ như những nhà lãnh đạo nữ giới sẽ dễ dàng vi phạm những hệ thống hạn hẹp dành cho họ khi chức phận nữ giới theo văn hóa thường ngày cần ăn khớp với vai trò lãnh đạo. Khi những nhà lãnh đạo nữ giới phải đối đầu với hai hệ thức trái ngược nhau này, họ liên tục bị đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn đối với những đồng nghiệp nam giới. Đối với nữlãnh đạo, để họ có thể làm việc hiệu quả trong vị trí đó, cả nữ giới và nam giới cần nhận thức được những kì vọng khác nhau này, nhận biết các phương thức có thể gây ảnh hưởng đến cả người lãnh đạo và cấp dưới, từ đó hành động một cách đúng đắn. Phản ứng khác nhau với lãnh đạo là phụnữ hay nam giới Quyền lực vận hành như là một hệ thống xã hội, kết thành từ vô số những hành vi được duy trì trong hệ thống văn hóa có ảnh hưởng nhất trong xã hội đó. Những hành vi lặp lại này duy trì hệ thống quyền lực bao gồm cả chuẩn mực giao tiếp, sự hiểu biết về những giá trị chung về văn hóa, kì vọng, quy tắc tiêu chuẩn và vai trò cá nhân. Hệ thống xã hội này chuyển hóa theo kì vọng hay hành vi của bất kì một cá nhân riêng lẻ nào và có xu hướng hình thành quyết định, sự tương tác, và mối quan hệ xã hội giữa các cá thể để phù hợp với hệ thống. Những phản hồi với nữ lãnh đạo hay nam lãnh đạo được hình thành trong một hệ thống xã hội truyền thống vốn do nam giới thống trị. Những nhà nghiên cứu đã xác định bốn cách thức chủ yếu mà những người xung quanh phản ứng khác nhau với nữlãnh đạo hay nam lãnh đạo. Những sự phản ứng khác nhau này có vẻ như không xuất phát từ phong cách lãnh đạo khác nhau của hai giới, mà do những động cơ thúc đẩy khác nhau dành cho hai giới. Nữlãnh đạo thường nhận những phản ứng khác với nam lãnh đạo, bởi những kì vọng đã được định hình từ trước, được hình thành và tán đồng bởi hệ thống xã hội xung quanh, sẽ vô hiệu hóa vàphủ nhận những cố gắng của phụnữ để họ trở nên hiệu quả, quyền lực và có tầm ảnh hưởng. Người ta kì vọng phụnữ phải kết hợp khả năng lãnh đạo với sự quan tâm chăm sóc, và sẽ bị ghét nếu như phụnữ không làm như vậy Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra từ lâu rằng mọi người nghĩ đến từ “nam giới” khi họ nghĩ đến “lãnh đạo”, và hệ quả này bắt nguồn từ rất nhiều sự phân biệt trong văn hóa. Do sự chênh trong nhận thức về tiêu chuẩn dành cho nữ giới và dành cho vai trò lãnh đạo, phụnữ thường bị đòi hỏi phải biết mềm mỏng trong phong cách lãnh đạo để dành được sự ủng hộ của người khác. Phụnữ không biết điều hòa tổ chức của mình với sự quan tâm, thân thiện và ấm áp thì họ có thể bị ghét bỏ và mất tầm ảnh hưởng; nam giới không cần thiết phải hòa nhã khi họ thực thi quyền lực. Phụnữlãnh đạo với phong cách độc đoán sẽ là tâm điểm của những sự phản đối hơn là phụnữ áp dụng phong cách dân chủ; đàn ông thì có thể chọn phong cách độc đoán mà không bị ảnh hưởng gì, nếu như họ là những nhà lãnh đạo hiệu quả. Trong một địa hạt rõ ràng dành cho nam giới, nếu phụnữ thể hiện hay áp dụng phong cách lãnh đạo cứng rắn, họ sẽ không được ủng hộ. Mọi người thường không nghe hay tuân theo hướng dẫn từ phụnữ một cách thoải mái như từ nam giới Mô hình cổ điển cho rằng phụnữ nói nhiều hơn nam giới đã được chứng minh là sai lầm. Tuy nhiên mọi người vẫn cho rằng khả năng thuyết phục trôi chảy của phụnữ chẳng chứng minh cho cái gì cả. Vàphụnữ thường cảm thấy họ không được lắng nghe, khi họ phát biểu trong cuộc họp hay những đề xuất của họ bị lờ đi hay bị coi nhẹ - trong khi những câu nói hay đề xuất tương tự như thế từ nam giới lại có ảnh hưởng hơn. Nói có sách, mách có chứng. Hai nhà nghiên cứu đã thử nghiệm cho phụnữvà đàn ông điều khiển một nhóm người độ tuổi trung niên bằng cách đưa ra những đề xuất, thậm chí từ ngữ giống nhau. Kết quả là các thành viên trong nhóm phản ứng với nam lãnh đạo với sự tập trung, những cái gật đầu và những nụ cười; họ phản ứng với nữlãnh đạo là nhìn đi chỗ khác và ngáp ngắn ngáp dài. Hơn nữa, những thành viên trong các nhóm này không hề nhận thức ra rằng mình đang phân biệt đối xử với những người giữ vai trò lãnh đạo là nam giới hay nữ giới. Trường hợp này không chỉ xảy ra khi thí nghiệm, nó chính là đời thường: một nghiên cứu về các cuộc họp nhóm nhỏ trong các tổ chức chỉ ra rằng nữlãnh đạo thường là mục tiêu của những cảm giác tiêu cực hơn là nam lãnh đạo, thậm chí khi cả hai nhà lãnh đạo đều được coi là có khả năng như nhau. Phụnữ tự ứng cử bản thân và thể hiện khả năng của họ chỉ nhận được sự bất đồng Bởi họ bị nhìn nhận là ít khả năng hơn nam giới, những phụnữ có thể trở thành lãnh đạo trong tương lai đôi khi được khuyên là phải tránh thể hiện sự khiêm tốn nữtínhvà biết tự tiến cử bản thân, điểm mạnh và thành tích của mình. Tuy nhiên, tự tiến cử bản thân có thể rất nguy hiểm cho phụ nữ. Như đã nói ở trên, phụnữ mà tự tin và mạnh mẽ hơn thông thường sẽ có nguy cơ không được tán thành. Nghiên cứu cho thấy khi phụnữ thể hiện những thành tựu của họ, người nghe sẽ thấy họ có khả năng hơn, nhưng cũng đồng nghĩa họ sẽ phải trả giá là không được ưa thích. Đàn ông tự giới thiệu thành tích của mình không phải đối mặt với thế lưỡng nan này: miễn là họ không nói đi nói lại, tự quảng bá bản thân sẽ làm họ được đánh giá là có khả năng và được ngưỡng mộ. Phụnữcần nhiều sự chấp nhận từ bên ngoài hơn đàn ông để được nhìn nhận là lãnh đạo trong một số bối cảnh. Đặt trong vấn đề đã được nói đến từ trước, không có gì ngạc nhiên khi biết rằng: để cho phụnữ được chấp nhận trong vai trò lãnh đạo, họ thường phải có những sự hỗ trợ từ bên ngoài. Đặt biệt trong những bối cảnh cạnh tranh và bị thống trị bởi đàn ông, chỉ đơn giản được đào tạo để lãnh đạo hay có chuyên môn không đảm bảo cho sự thành công của phụnữ trừ khi họ có được sự tán thành của một người lãnh đạo cấp trên khác. Những quan niệm về giới ảnh hưởng đến khả năng người khác nhìn nhận sự hiệu quả của phụ nữ; đôi khi cần thiết có sự tán đồng từ bên trên để phụnữ dành được sự tin tưởng. Phản ứng lại với những phản ứng: Phụnữ cảm thấy vai trò lãnh đạo như thế nào? Có nhiều minh chứng cho thấy phụnữ phải cảnh giác nhiều hơn nam giới về cái giá phải trả của việc lãnh đạo. Phụnữ lo lắng về sự chênh giữa thái độ nữ giới được chấp nhận và những yêu cầu của một vị trí quyền lực. Một số phụnữ trẻ được hỏi tưởng tượng bản thân trong những vị trí đầy quyền lực thường ít hơn nam giới. Một vài phụnữ tự miêu tả mình ít có khả năng trong những vị trí đó, sử dụng một số từ như là “thống trị, hung hăng”, “thiên kiến”, “đói khát quyền lực”, “ích kỷ”, “cao ngạo, thích chỉ đạo và hung hăng”. Rõ ràng, họ nhận ra rằng gần như không thể duy trì một hình ảnh mềm mại bao trùm bởi một bầu không khí đầy quyền lực, quyết tâm và cạnh tranh cần thiết để thuyết phục người khác rằng họ có thể có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ. Những người phụnữ đã ở vị trí lãnh đạo – mặc dù trong bối cảnh bị thống trị bởi nam giới – và họ nhận thức chính xác về con đường hạn hẹp họ phải đi, họ tìm được những đền đáp xứng đáng cho vai trò của mình: Một cảm giác mình có khả năng và ảnh hưởng tích cực và cơ hội tiếp sức mạnh cho những người khác. Họ nói: những phần thưởng này đền bù cho những yêu cầu nặng nề và hết sức cẩn trọng mà họ bị đòi hỏi trong những kì vọng trái ngược với vị trí lãnh đạo dành cho họ. Tuy nhiên, chưa ai có thể nói bao nhiêu phụnữ đã đến được vị trí đó – thì họ đã không còn khát vọng lãnh đạo bởi quá nhiều khó khăn và quá nhiều cái giá phải trả. Một hệ thống xã hội thay đổi sẽ thay đổi những phản ứng từ của mọi người Một nghiên cứu thực hiện bằng những cuộc phỏng vấn những nữlãnh đạo tại Pháp và Na-uy chứng minh nhiều năm trước đây rằng hoàn cảnh có thể tạo ra tất cả các kinh nghiệm lãnh đạo khác nhau. Phụnữ Na-uy thể hiện sự vui vẻ và yêu thích trong vai trò lãnh đạo của mình; phụnữ Pháp ngược lại nói về những khó khăn, xung đột, cô đơn và xa cách. Những trải nghiệm khác nhau này thể hiện sự tương phản trong mối liên hệ về quan niệm khác nhau của phụnữ về sự chấp nhận họ trong vị trí lãnh đạo. Ở Na-uy, với lịch sử bắt nguồn từ lâu đời về sự tham gia của phụnữ trong lãnh đạo chính trị, phụnữ trong những vai trò đó cảm thấy họ được thừa nhận trong vai trò lãnh đạo của mình. Trong khi ở Pháp, nơi nữlãnh đạo là tương đối mới mẻ và hiếm có, họ ít cảm thấy sự thừa nhận của mọi người, và họ liên tục phải chứng minh bản thân mình. Nghiên cứu cho thấy, hoàn cảnh tạo nên sự khác biệt trên con đường mà mỗi phụnữ đến với vị trí lãnh đạo, hiệu quả lãnh đạo mà họ được người khác công nhận, và cả những khó khăn mà họ phải đối mặt. Phụnữ phải đối mặt với sự "phản kháng" mà người khác dành cho vị trí lãnh đạo của họ, cũng như tầm ảnh hưởng của họ trong các địa hạt (vốn được cho là) do nam giới thống trị. Khi thái độ của xã hội đã chuyển hóa, những lĩnh vực chỉ dành cho phái mạnh trở nên thu hẹp, sự thừa nhận dành cho nữlãnh đạo trong các địa hạt này cũng tăng lên. Kết luận Tại Hoa Kỳ, không còn ai ngạc nhiên hay thấy vô lý khi nhìn thấy một phụnữ là hiệu trưởng trường cấp ba, giám đốc một tập đoàn, trưởng khoa trường đại học, hay là người chủ chốt tại một đài phát thanh. Phụnữ đã và đang xé bỏ những hàng rào đến những vị trí này cùng lúc với sự nới lỏng hơn trong thái độ của xã hội với những vấn đề về giới cũng như là sự thay đổi trong quan niệm thông thường về yêu cầu cho lãnh đạo. Tuy nhiên trong một số bối cảnh (như là trong quân đội, văn phòng tổ chức cao, vị trí tổng thống) vẫn có những quan niệm đại chúng đòi hỏi những phẩm chất của phái mạnh, phụnữ đối mặt với những rào cản bắt nguồn từ những khó khăn trong việc đồng thời chuyển hóa và tuân theo cái gọi là "chuẩn mực giới". Cho dù chúng ta có hiểu biết về những rào cản này, cách duy nhất để phá bỏ những rảo cản là cần một số phụnữ thông minh, quyết tâm và không ngần ngại đầu tiên để nhảy múa, chế giễu và phá bỏ chúng. Chúng ta có các phương cách cho cả các tổ chức và cá nhân để hỗ trợ phụ nữ, và do đó hỗ trợ tiến trình hình thành một hệ thống xã hội trong đó phụ nữlãnh đạo trở thành chuyện bình thường thậm chí trong cả những bối cảnh được coi là dành riêng cho nam giới. Các tổ chức có thể cố gắng tránh biệt lập phụnữ trong những bộ phận chuyên dành cho nam giới, nơi mà giới tính trở thành nguyên nhân đầu tiên cho bất kì một quyết định sai lầm nào. Những nhà lãnh đạo cấp trên có thể ủng hộ và tạo điều kiện cho những phụnữ tìm kiếm hoặc muốn vươn lên vị trí lãnh đạo. Người tạo ra được dư luận như là nhà báo có thể cải tạo độ nhạy cảm và khả năng họ tạo ra những tiêu chuẩn mới về sự ưa chuộng hay các phẩm chất khác khi họ công khai bình luận về các nhà lãnh đạo nam nữ. Trong tư cách là cá nhân, chúng ta có thể xem xét những bình luận của mình dành cho nữlãnh đạo bằng những dấu hiệu mà chúng ta cho rằng không thể - dùng để áp đặt lên nữlãnh đạo. Từ những người đầu tiên, sau đó là nhiều phụnữ khác đi theo, cùng vượt qua hàng rào ngăn cách, điều đó cuối cùng sẽ trở nên bình thường khi phụnữ nắm giữ vai trò lãnh đạo trong những bối cảnh từng được quan niệm chỉ dành cho nam giới. Sự rất thông thường đó sẽ thay đổi quan niệm công chúng về giới vàlãnh đạo, dần dần tái định hình cấu trúc xã hội trước đây đã tạo ra những quan niệm. Sự thay đổi trong khả năng tiếp cận của nữ giới với vai trò lãnh đạo trong vòng vài thập kỉ gần đây là một điều cần thiết, nhưng chưa đủ để tạo ra một xã hội mà nam giới bình đẳng với phụnữ trước những thử thách và cơ hội liên quan đến vị trí lãnh đạo. . Phụ nữ và Lãnh đạo: Nghệ thuật cân bằng tinh tế Giữa nam và nữ lãnh đạo có một số sự khác biệt đặc thù trong. của phụ nữ về sự chấp nhận họ trong vị trí lãnh đạo. Ở Na-uy, với lịch sử bắt nguồn từ lâu đời về sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo chính trị, phụ nữ