1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đổi mới tổ chức và hoạt động của ban tuyên giáo đảng ủy cấp xã ở nước ta hiên nay

223 684 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 223
Dung lượng 35,72 MB

Nội dung

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...6 CHƯƠNG 1: ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG UỶ CẤP XÃ - MỘT SỐ VẤN ĐỀVỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...35 1.

Trang 1

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong Luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất

kỳ công trình nào khác Các trích dẫn chỉ rõ nguồn tài liệu của tác giả.

Tác giả Luận án

Phạm văn Hiến

Trang 2

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 CHƯƠNG 1: ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG UỶ CẤP XÃ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ

VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 35

1.1 Ban tuyên giáo đảng ủy cấp xã - một thiết chế tư tưởng ở cơ sở trong hệthống các thiết chế tư tưởng ở nước ta 351.2 Đổi mới tổ chức, hoạt động của ban tuyên giáo đảng ủy cấp xã 491.3 Sự cần thiết phải đổi mới tổ chức và hoạt động của ban tuyên giáo đảng

ủy cấp xã ở nước ta hiện nay 70

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG UỶ CẤP XÃ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 79

2.1 Sơ lược về quá trình ra đời, phát triển của ban tuyên giáo đảng ủy cấp xã

ở nước ta 792.2 Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong tổ chức và hoạt động củaban tuyên giáo đảng ủy cấp xã ở nước ta từ năm 2011 đến nay 812.3 Những vấn đề đặt ra về mô hình tổ chức và hoạt động của BTG ĐUCX ởnước ta hiện nay 117

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY CẤP XÃ Ở NƯỚC

TA HIỆN NAY 128

3.1 Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của BTG ĐUCX ở nước tahiện nay 1283.2 Các giải pháp chủ yếu đổi mới tổ chức và hoạt động của BTG ĐUCX ởnước ta hiện nay 133

KẾT LUẬN 161 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 167 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168 PHỤ LỤC 180

Trang 3

BDV : Ban dân vận

CTKG : Công tác khoa giáo

CTTG : Công tác tuyên giáo

CTTT : Công tác tư tưởng

ĐTNCS : Đoàn thanh niên cộng sản

HCCB : Hội cựu chiến binh

TCCSĐ : Tổ chức cơ sở đảng

TTTT : Thông tin truyền thông

Trang 4

Biểu đồ 2.1: Sự cấn thiết thành lập BTG ĐUCX 83

Biểu đồ 2.2: Về số lượng cán bộ BTG ĐUCX hiện nay 85

Biểu đồ 2.3: Thành phần trưởng ban BTG ĐUCX hiện nay 86

Biểu đồ 2.4: Thành phần phó trưởng ban BTG ĐUCX hiện nay 86

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu trưởng BTG ĐUCX 87

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu phó trưởng BTG ĐUCX 87

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu các thành viên khác BTG ĐUCX 87

Biểu đồ 2.8: Các thành phần khác là cán bộ ban BTG ĐUCX hiện nay 88

Biểu đồ 2.9: Đánh giá số lượng cán bộ ban BTG ĐUCX hiện nay đã hợp lý hay chưa 89

Biểu đồ 2.10: Đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của BTG ĐUCX thời gian qua 102

Biểu đồ 2.11: So sánh hiệu quả hoạt động của BTG ĐUCX với các ban xây dựng Đảng khác ở cơ sở 102

Biểu đồ 2.12: Đánh giá về chế độ chính sách, phụ cấp đãi ngộ dành cho cán bộ của BTG ĐUCX 110

Biểu đồ 2.13: Đánh giá về những hạn chế, yếu kém trong hoạt động của BTG ĐUCX hiện nay 114

Biểu đồ 2.14: Đánh giá nguyên nhân những hạn chế, yếu kém trong hoạt động của BTG ĐUCX trong thời gian qua (qua các nhóm lĩnh vực công tác) 115

Biểu đồ 2.15: Đánh giá nguyên nhân những hạn chế, yếu kém trong hoạt động của BTG ĐUCX hiện nay 116

Biểu đồ 3.1: Các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của BTG ĐUCX hiện nay 135

Biểu đồ 3.2: Các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của BTG ĐUCX (trong các nhóm học vấn) 138

Biểu đồ 3.3: Quan điểm về mô hình BTG ĐUCX trong thời gian tới 144

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

CTTG là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo củaĐảng, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chínhtrị; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng con người, bồi đắp nền tảng chính trịcủa chế độ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiệncác nhiệm vụ cách mạng Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn coi trọngCTTG Đặc biệt, 30 năm đổi mới vừa qua, CTTG đã góp phần bảo đảm sựthống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội vào thắng lợi của sựnghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Trong các binh chủng và lực lượng làm CTTG, BTG đảng uỷ xã,phường, thị trấn (gọi chung là BTG ĐUCX) có vai trò hết sức quan trọngtrong việc thực hiện các nhiệm vụ CTTG cũng như các nhiệm vụ chính trị ởcấp xã; do vậy, chủ trương hướng về cơ sở, coi trọng cơ sở, tăng cườngCTTG cấp xã là một trong những trọng tâm công tác của BTG Trung ương vàtoàn ngành Tuyên giáo, đạt được những kết quả quan trọng Văn kiện Đại hộilần thứ XII của Đảng nêu rõ: “Chất lượng và hiệu quả CTTT, lý luận có bướcđược nâng lên CTTT được coi trọng và tăng cường, góp phần tạo sự thốngnhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội Tích cực đấu tranh phòng,chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động phòng ngừa,đấu tranh phê phán, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyểnhóa” trong nội bộ Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận được đẩymạnh hơn”[38, tr.186]

Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động của BTG ĐUCX trongnhững năm qua cũng còn bộc lộ một số hạn chế và bất cập Đó là, tính chiếnđấu, tính thuyết phục, hiệu quả CTTT còn hạn chế; thiếu sắc bén trong đấutranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” Tình trạng suy thoái về

tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ

Trang 6

đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệnạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp,cùng với sự phân hoá giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành củanhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhànước, đe doạ sự ổn định và phát triển của đất nước Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XII của Đảng cũng đã nhấn mạnh:

Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu,tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thựchiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhấtcao trong Đảng; đồng thuận xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền, học tập chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với từng đối tượngtheo hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả [38, tr.46]

Trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, làm thếnào để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả CTTG các cấp, đặc biệt là cấp

xã có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần vào việc củng cố sự vững chắc hệthống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữ vững sự ổn định chínhtrị và trật tự, an toàn xã hội Vì lẽ đó, phương châm hướng về cơ sở, đẩymạnh CTTG ở cấp xã là chủ trương nhất quán mà ngành Tuyên giáo đã đề ra

từ nhiều năm nay, nhất là những năm gần đây Để tạo sự đồng thuận trongnhận thức và hành động của quần chúng nhân dân, góp phần nâng cao kiếnthức cả về lý luận và thực tiễn thì việc thực hiện có hiệu quả CTTG cấp xã làvấn đề có ý nghĩa quyết định, cấp thiết hiện nay

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Đổi mới tổ chức và hoạt động của BTG ĐUCX ở nước ta hiện nay” làm luận án tiến sỹ

với hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả CTTG của Đảng ởcấp xã hiện nay

Trang 7

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn tổ chức và hoạtđộng của BTG ĐUCX, luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp chủ yếuđổi mới tổ chức và hoạt động BTG ĐUCX ở nước ta hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

- Làm rõ những vấn đề lý luận về CTTG cấp xã và đổi mới tổ chức,hoạt động của BTG ĐUCX ở nước ta hiện nay

- Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của BTG ĐUCX ở nước tatrong thời gian qua và những vấn đề đặt ra đối với việc đổi mới tổ chức vàhoạt động của BTG ĐUCX ở nước ta hiện nay

- Đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạtđộng của BTG ĐUCX ở nước hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức

và hoạt động của BTG ĐUCX ở nước ta hiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Luận án nghiên cứu mô hình, tổ chức bộ máy và hoạt động của BTGĐUCX trên lĩnh vực công tác tuyên giáo, trong đó chủ yếu đi sâu làm rõ thựctrạng, những vấn đề đặt ra đối với tổ chức bộ máy, hoạt động của BTGĐUCX và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động BTG ĐUCX đối với cấp ủyđảng các cấp và trong hệ thống ngành Tuyên giáo

- Luận án đề cập tổ chức bộ máy và hoạt động của BTG ĐUCX, nhưngchỉ ở góc độ là một bộ phận cấu thành, đồng thời là đối tượng của CTTG chịu

sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của cấp uỷ đảng các cấp, cũng như hướngdẫn tổ chức thực hiện của BTG cấp trên (từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, cấp

Trang 8

huyện) Luận án tập trung khảo sát, nghiên cứu ở BTG ĐUCX ở một số tỉnh,thành phố mang tính đại diện cho các vùng, miền trong cả nước

- Về thời gian, luận án nghiên cứu tổ chức bộ máy và hoạt động củaBTG ĐUCX từ Đại hội X (năm 2006) của Đảng đến nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng CSVN, chínhsách, pháp luật của Nhà nước về tư tưởng, lý luận, công tác tuyên giáo… đểnghiên cứu những vấn đề đặt ra

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở các phương pháp luận chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; luận án sử dụng các phương pháp nghiêncứu cơ bản của triết học, chính trị học, xã hội học tập trung vào một sốphương pháp sau:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp các văn kiện của Đảng, chính sách,luật pháp của Nhà nước, các báo cáo, tài liệu, công trình khoa học liên quanđến đề tài luận án

- Phương pháp lịch sử và lôgic: mô tả, tái hiện thực trạng đổi mới tổchức và hoạt động của BTG ĐUCX từ Đại hội X của Đảng tới nay, phân tích,vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng vận động của quá trình đổi mới tổchức bộ máy và hoạt động của BTG ĐUCX

- Phương pháp so sánh, đối chứng: Luận án tổng hợp số liệu liên quan, sosánh, đối chứng, chỉ ra ưu điểm, thành quả cần phát huy, khắc phục yếu kém,những vấn đề đặt ra về tổ chức bộ máy và hoạt động của BTG ĐUCX

- Phương pháp điều tra xã hội học: lập bảng hỏi, chọn mẫu mang tínhđại diện để điều tra về nhận thức, quan điểm, thái độ của chủ thể và đối tượngcán bộ BTG ĐUCX và các vấn đề liên quan; thu thập dữ liệu theo mẫu và tiến

Trang 9

hành phân tích, xử lý số liệu bằng phần mền xã hội học SPSS.

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Lựa chọn một số nhóm vấn đềquan trọng đang có nhiều ý kiến khác nhau để trao đổi

- Ngoài những phương pháp nghiên cứu chủ yếu nêu trên, vì đối tượngnghiên cứu đề cập nội dung của nhiều lĩnh vực khác nhau, cho nên luận án sửdụng phương pháp tổng kết thực tiễn và tích hợp (liên ngành)

5 Đóng góp mới của luận án

- Hệ thống hóa và bổ sung, phát triển lý luận về đổi mới tổ chức và hoạtđộng của BTG ĐUCX; làm rõ sự cần thiết phải đổi mới tổ chức và hoạt độngcủa BTG ĐUCX ở nước ta hiện nay

- Khái quát thực trạng, phát hiện những vấn đề đặt ra đối với đổi mới tổchức và hoạt động của BTG ĐUCX ở nước ta trong quá trình đổi mới đấtnước, vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp chủ yếu đổi mới tổ chức và hoạtđộng của BTG ĐUCX ở nước ta, nhất là việc đề xuất một số mô hình, tổ chứccủa BTG ĐUCX cần hướng tới, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ CTTGtrong tình hình mới

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Luận án thực hiện thành công sẽ góp phần tạo cơ sở khoa học cho việcxây dựng chủ trương, chính sách lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện đổimới tổ chức và hoạt động của BTG ĐUCX trong phạm vi toàn quốc

- Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo chođội ngũ cán bộ cấp ủy các cấp, cán bộ công tác trong binh chủng CTTG, nhất làđội ngũ cán bộ BTG ĐUCX và những người quan tâm đến công tác này

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 03 chương, 08 tiết

Trang 10

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

I CÁC CÔNG TRÌNH VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, TỔ CHỨC

BỘ MÁY VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

1.1 Công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Trong quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô (trước đây) và Đông Âu, đã cónhiều công trình nghiên cứu về CTTT, một số đã được dịch ra tiếng Việt Khinghiên cứu về cơ sở hoạt động tuyên truyền tư tưởng của đảng cộng sản, các nhàkhoa học đã đi sâu phân tích làm rõ các đặc điểm và những yêu cầu dưới góc độtâm lý học, giáo dục học đối với hoạt động này Nhà giáo dục Xô Viết nổi tiếngV.A.Cruchetxki đã viết: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục cộng sản chủnghĩa là hình thành ở thế hệ trẻ niềm tin và tình cảm cộng sản chủ nghĩa vữngchắc và hành vi đạo đức dựa trên cơ sở niềm tin vào tình cảm đó”[54, tr.164]

Trong cuốn “Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô”, nhóm

tác giả đã đưa ra định nghĩa hiệu quả CTTT: “Đó là sự tương quan giữa kếtquả tác động tư tưởng đã đạt được so với những mục tiêu xây dựng giác ngộcộng sản chủ nghĩa và phẩm hạnh cộng sản chủ nghĩa của con người”[131,tr.299] Và tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả được xác định là: trình độ hiểubiết chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước… Các tác giả cũng chỉ ra các điều kiện khách quan và nhân tố chủquan để nâng cao hiệu quả CTTT Theo đó, điều kiện khách quan là: lối sống

xã hội, chế độ dân chủ, môi trường xã hội…; nhân tố chủ quan bao gồm: trình

độ lãnh đạo của Đảng đối với CTTT; trình độ năng lực của cán bộ tư tưởng;thường xuyên cải tiến các hình thức, phương pháp; đảm bảo sự thống nhất củacác biện pháp kinh tế - xã hội, tư tưởng, tổ chức và hành chính để tác động

Trang 11

đến con người; nâng cao vai trò giáo dục của tập thể lao động, tổ chức xã hội

và mỗi người cộng sản; phát huy vai trò của các cơ quan tư tưởng và các tổchức xã hội

Sau sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, nhất làtrong những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu CTTT có xu hướng chỉ trongmột số ít nước XHCN thông qua một số tài liệu, hoặc tiếp xúc qua các đợtcông tác ở nước ngoài, nhằm trao đổi kinh nghiệm chủ yếu là từ kinh nghiệmcủa Trung Quốc

Cuốn “Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới” của Bùi

Phương Dung (Trung Quốc), Trần Khang và Lê Cự Lộc dịch, Nhà xuất bản(Nxb) Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 là cuốn giáo trình về CTTT của ĐảngCộng sản Trung Quốc, chủ yếu phân tích khái niệm CTTT và phương thức,phương pháp, loại hình cơ bản của công tác điều tra, nghiên cứu thông tin vàxây dựng đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền tư tưởng

Bài “Bàn về đổi mới CTTT thời kỳ mới” của Điền Trung Mẫn, đăng

trên Tạp chí Học tập và Nghiên cứu lý luận, số 8 - 2007, khi bàn về vai tròquan trọng của CTTT trong công cuộc xây dựng xã hội hài hoà, tác giả khẳngđịnh: “CTTT là thế mạnh chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản TrungQuốc, đặc biệt là trong thời kỳ xã hội tiến hành cải cách” [96, tr.134] Trên cơ

sở khẳng định vai trò to lớn của CTTT, tác giả cho rằng, CTTT là con đườngquan trọng để xây dựng xã hội hài hoà: “CTTT vừa là nội dung quan trọngcủa sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vừa là con đường quantrọng và sự bảo đảm quan trọng để Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện vaitrò lãnh đạo của mình” [96, tr.135] Tác giả cũng nêu rõ phương châm củaCTTT là “lấy dân làm gốc”, “phải bám sát thực tế, bám sát quần chúng, bámsát cuộc sống, lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân, cố gắng vận dụngnhiều hình thức”; và “cần tăng cường cải tiến CTTT cho những người sống

Trang 12

nay đây mai đó và đội ngũ nông dân ra thành phố tìm việc làm, cho nhữngcông nhân thất nghiệp và những người thuộc tầng lớp lao động, cho cácdoanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khu vực nông thôn miền núi hải đảo xa xôi

để CTTT được phủ khắp mọi lĩnh vực…” [96, tr.140]

Khi bàn về đối tượng của CTTT, trong bài “Làm thế nào để làm tốt

CTTT trong thời kỳ mới”, đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng Trung Quốc số tháng

01/2008, các tác giả gồm GS Triệu Văn Như, Trương Vệ Đông và Lý Biêu chorằng, đối tượng của CTTT là con người và con người thì luôn luôn có sự khácnhau CTTT tập trung vào quần chúng, lo cho quần chúng, cần phải tập trungvào các nhóm quần chúng không giống nhau, lo cho các nhóm quần chúng khácnhau Và để làm tốt CTTT cho quần chúng, cần thích ứng với tình hình cụ thểcủa quần chúng, áp dụng các phương pháp khoa học, bắn tên trúng đích

Cũng vấn đề bàn về đổi mới CTTT, GS Vương Bột Chính, trong bài

“Một số vấn đề về CTTT của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tình hình mới” (đăng trên Tạp chí Nghiên cứu tư tưởng chính trị, số 3/2006) nhấn

mạnh, việc triển khai CTTT, trước hết là phải kiên trì những truyền thống tốt,cách làm tốt có hiệu quả mà trước đây đã từng áp dụng Điều quan trọng hơn

là phải thích nghi với tình hình mới, không ngừng tìm tòi phương pháp mới.Chính vì vậy, phải chú trọng điều hoà, hình thành nên “dàn hợp xướng” củaCTTT có sự tham gia của xã hội

Trong bài “Bàn về đổi mới công tác chính trị tư tưởng”, trên Tạp chí

Luận đàm Giang Nam, chuyên đề CTTT, số 01/2006, GS Trần Dục Dânkhuyến khích sử dụng các hình thức, phương pháp sao cho phù hợp với thựctiễn Ngoài ra, vừa phải thuyết phục người dân bằng lý lẽ, vừa phải thuyết phụcbằng tình cảm, làm nhiều công tác khiến quần chúng cảm thấy gần gũi, yên tâm,vừa phải giúp đỡ người dân giải quyết vấn đề tư tưởng, vừa phải giúp giải quyếtcác vấn đề trong đời sống thực tế…

Trang 13

- Trong bài “CTTT cần tăng cường tính đổi mới và tính thời đại”, trên

Tạp chí Pháp chế Chính phủ, số 31/2009, tác giả Lý Diệc Bác cho rằng:CTTT muốn giàu tính đổi mới thì phải tạo dựng quan niệm mới, hình thành

cơ chế mới, tiến hành đổi mới một cách tổng thể cho đường lối; vận dụnghình thức mới, hoàn thiện chức năng mới, tiến hành đổi mới cho phương thức,cách làm; tổng kết kinh nghiệm mới, tạo nên hiệu quả mới, tiến hành đổi mớicho nội dung, thành quả Trên cơ sở đó, phải tăng cường tính thời đại củaCTTT Để tạo ra và phát huy tối đa tính thời đại của CTTT phải dựa vào sứcmạnh nhân cách của người lãnh đạo, làm gương cho người khác; dựa vào vaitrò gương mẫu đi đầu của người đảng viên, ảnh hưởng đến người khác; dựavào sức mạnh tình cảm về sự quan tâm, thấu hiểu, tôn trọng để thu phục lòngngười; dựa vào sức mạnh bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa yêu nước đểđoàn kết con người

- Bàn về việc nâng cao hiệu quả của CTTT, trong bài “Tìm tòi phương

pháp đổi mới CTTT trong doanh nghiệp”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu tư

tưởng chính trị, số 3/2009, tác giả Từ Trí nhấn mạnh việc kết hợp giữa “nói”

và “làm” CTTT muốn đạt hiệu quả, muốn đổi mới thì không những “nói”hay, mà quan trọng là phải “làm” giỏi Sức mạnh của tấm gương là vô cùng tolớn, nói hay không bằng làm giỏi Làm giỏi là sức sống của CTTT, là cái cănbản để CTTT đạt được hiệu quả “Làm” trong CTTT là lệnh động viên khônglời “Làm” trong CTTT phải để nổi bật chữ “thực” Vì vậy, tăng cường và cảitiến CTTT không thể tách khỏi sự thống nhất hữu cơ giữa “nói” và “làm”, lúccần nói thì phải nói, lúc cần làm thì phải làm

- Trong một nghiên cứu gần đây với tiêu đề “Tăng cường sự hấp dẫn

và sức quy tụ của hệ tư tưởng XHCN” của Chu Hiển Tín, Phùng Linh Chi

được đăng trên tạp chí “Nghiên cứu lý luận Mao Trạch Đông, Đặng TiểuBình” (Trung Quốc), số 10/2008, các tác giả đã xác định rõ sự cần thiết phải

Trang 14

đẩy mạnh CTTT và phương hướng đổi mới CTTT theo tinh thần Đại hộiXVII Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm thực hiện tốt mục tiêu chiến lược

“Xây dựng hệ giá trị nòng cốt của CNXH, tăng cường sự hấp dẫn và sức quy

tụ của hệ tư tưởng XHCN” Trên cơ sở nghiên cứu nguyên nhân quan trọngkhiến Liên Xô, Đông Âu thay đổi chế độ, các tác giả cho rằng: “không được

để “khoảng trống” trên trận địa văn hoá, tư tưởng, ý thức, nếu chủ nghĩa Mác,

tư tưởng XHCN không chiếm lĩnh thì các loại học thuyết phi mác - xít, hệ tưtưởng phi CNXH sẽ chiếm lĩnh ngay lập tức” [66, tr.28]

Từ đó, tác giả cho rằng nhiệm vụ của CTTT là phải “Tăng cường sự chỉđạo tư tưởng XHCN đối với xây dựng hình thái ý thức là nhu cầu bức thiếtmang tính chiến lược”[66, tr.28] Cùng với việc tích cực sáng tạo lý luận đểtăng cường sức sống của hình thái ý thức XHCN, cần đổi mới CTTT bằngcách “Thực hiện phân loại đối tượng giáo dục để tăng cường sự hài hoà của

hình thái ý thức XHCN” [66, tr.30] Theo đó, “Trước hết, nhất thiết phải kiên

trì sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác, kiên trì lấy thành tựu của sự nghiệp TrungQuốc hoá chủ nghĩa Mác để vũ trang cho toàn Đảng, giáo dục nhân dân, mà

trọng điểm và chủ thể giáo dục là đông đảo cán bộ, đảng viên Thứ hai, lấy

mục tiêu lý tưởng chung xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc để tập hợp mọilực lượng xã hội, lấy tinh thần thời đại và tinh thần dân tộc để cổ vũ ý chí đấu

tranh của toàn thể nhân dân… Thứ ba, lấy quan niệm vinh nhục XHCN với nội

dung chủ yếu là “8 điều vinh, 8 điều nhục” để dẫn dắt phong cách xã hội” [66,tr.30] Theo tác giả, để đổi mới CTTT, phương châm của Đảng Cộng sản TrungQuốc phải là “tích cực tìm kiếm con đường tối ưu nhất để dẫn dắt tư tưởng xãhội bằng hệ thống giá trị nòng cốt XHCN, chủ động làm tốt CTTT, vừa tôntrọng sự khác biệt, tính đa dạng bao dung, đồng thời kiên quyết ngăn chặn ảnhhưởng của các quan niệm, nhận thức sai lầm, của tư tưởng hủ bại” [66, tr.31]

Trang 15

Để thực hiện được nội dung CTTT, Đảng Cộng sản Trung Quốc rất coitrọng việc đấu tranh tư tưởng trên cơ sở hình thái ý thức XHCN bao gồm:

Thứ nhất, kiên trì nguyên tắc tính giai cấp, không dao động giữa thuộc

tính XHCN và thuộc tính tư bản chủ nghĩa (TBCN) của hình thái ý

thức… Thứ hai, nhất thiết phải kiên trì tính nguyên tắc khoa học… Thứ

ba, căn cứ vào điều kiện đấu tranh để có hình thức phù hợp, không nên

luôn “đấu tranh tàn khốc, giáng đòn tàn nhẫn” Thứ tư, cần có tầm nhìn,

tầm nhận thức mang tính quốc tế…[66, tr.31, 32]

Nghiên cứu của các tác giả cũng đề cập đến việc phát huy vai trò cácbinh chủng của CTTT, trên cơ sở nhận thức “văn hoá nghệ thuật, báo chítuyên truyền là bộ phận cấu thành quan trọng, là công cụ, kênh truyền tảiquan trọng của ý thức XHCN, là chủ thể phát huy tinh thần chính của hìnhthái ý thức XHCN, có địa vị chiến lược vô cùng quan trọng trong việc tăngcường sự hấp dẫn và sức quy tụ của hình thái ý thức xã hội” [66, tr.32] Coi

“văn học nghệ thuật là “loa phát thanh” của thời đại, là “trống trận” cổ vũnhân dân tiến lên…”; “Tuyên truyền dư luận là “người phát ngôn chính thức”của Đảng và nhân dân, là công cụ quan trọng tăng cường sức hấp dẫn chohình thái ý thức XHCN” [66, tr.32], vì vậy phải “xây dựng cơ chế phản hồinhanh dư luận, tạo ra kênh thông tin thông suốt cho quyết sách của Đảng vàChính phủ” [66, tr.33]

Để tạo ra các luồng dư luận chính thống, tích cực, chủ đạo và địnhhướng xã hội, cần coi trọng việc “tích cực mở ra trận địa mới giáo dục tuyêntruyền lý luận trên mạng Internet” đòi hỏi phải “giỏi chiếm lĩnh các phươngtiện truyền thông hiện đại, khắc phục “vùng trắng” trong giáo dục tư tưởngchính trị, từ đó hướng dẫn các trào lưu tư tưởng vốn vô cùng phong phú và đadạng trong xã hội” [66, tr.33] Đối với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làmCTTT, các tác giả nhấn mạnh việc: “nâng cao tố chất chính trị của đội ngũ

Trang 16

cán bộ giám sát dư luận, chủ yếu gồm trách nhiệm chính trị, độ nhạy bénchính trị, tăng cường sức ảnh hưởng của giám sát dư luận” [66, tr.33] và pháthuy “vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc tăng sứccảm hoá thực tiễn của hình thái ý thức XHCN”, “cán bộ, đảng viên phải lànhững người truyền bá quan điểm, tư tưởng lý luận, đường lối, chủ trươngcủa đảng, là biện pháp quan trọng để đảng hoàn thành sứ mạng của bản thân

là giáo dục quần chúng, phát động quần chúng” [66, tr.35]

Để đổi mới CTTT, trước hết cần chú trọng đến nội dung CTTT

Trong bài “Tổng kết công tác xây dựng Đảng Cộng sản Trung Quốc trong

30 năm cải cách mở cửa” của Tập Cận Bình, đăng trên Thời báo Học tập

(Trung Quốc) số 8/9 - 2008, khi bàn về nội dung CTTT, tác giả Tập CậnBình cho rằng:

Trước sau như một, Đảng coi việc học tập và vận dụng chủ nghĩa Mác,đặc biệt là những thành quả mới nhất của sự nghiệp Trung Quốc hoá chủnghĩa Mác là nội dung trung tâm giáo dục bồi dưỡng cho đảng viên vàcán bộ…; ra sức thúc đẩy việc đưa vào giáo trình, giảng đường, tuyêntruyền giáo dục những tư tưởng chiến lược quan trọng như lý luận ĐặngTiểu Bình, tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” và quan điểm phát triểnkhoa học, để giúp đông đảo cán bộ đảng viên xác định chắc chắn thế giớiquan, nhân sinh quan, quan niệm giá trị chủ nghĩa Mác, tỉnh táo và kiênđịnh chính trị, duy trì và phát triển tính tiên tiến của người đảng viêncộng sản [65, tr.10]

Tạp chí: “Kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế” (Nga), số 11/2008,

có bài “Cơ sở tư tưởng hệ của công cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc” của

Mozias Theo tác giả, nội dung CTTT của Đảng Cộng sản Trung Quốc phải:

“Bảo đảm cơ sở tư tưởng hệ cho các cuộc cải cách”; CTTT phải duy trì “vỏbọc” hệ tư tưởng cũ mà trên thực tế là hệ giá trị thông thường, cho phép đôngđảo dân chúng cảm nhận về tính kế thừa, tính ổn định, tính tiệm tiến của

Trang 17

chuyển động hướng tới những mục tiêu của cải cách Và bộ máy tuyên truyềncủa Đảng Cộng sản từng bước “cấy” những giá trị thị trường mới vào khuônkhổ hệ tư tưởng hiện thời, làm cho chúng trở nên dễ hiểu và dễ chấp nhận đốivới đông đảo quần chúng nhân dân.

Ngoài ra, trong các tham luận của các học giả Trung Quốc tại hội thảogiữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc cũng đã thể hiện một số vấn đềliên quan đến CTTT của Đảng Cộng sản Trung Quốc Ví dụ: Trong báo cáo

“Đấu tranh chống tệ hủ bại trong thời kỳ mới của cuộc cải cách và mở cửa ởTrung Quốc”, GS Điền Tâm Minh đã xác định rõ vai trò của CTTT nóichung và trong phòng, chống tệ hủ bại nói riêng: “Công tác chính trị tư tưởngcủa Đảng là yếu tố quyết định của công tác kinh tế và mọi công tác khác, làkhâu trọng tâm đoàn kết toàn Đảng và nhân dân các dân tộc cả nước” [94,tr.327] Và “Qua việc giáo dục tư tưởng, nâng cao phẩm chất tư tưởng chínhtrị của con người, có thể phòng, chống tệ hủ bại một cách chủ động và tựgiác” [94, tr.327]

1.2 Công trình nghiên cứu ở trong nước

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ ChíMinh hết sức coi trọng vai trò, vị trí của CTTT; coi CTTT là quan trọng hàngđầu CTTT của những người cộng sản Việt Nam bắt đầu từ khi Nguyễn ÁiQuốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác -Lênin vào Việt Nam, từ việc viết sách báo, đào tạo cán bộ, cử cán bộ đi vàophong trào “vô sản hoá” để đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào quần chúng, giácngộ quần chúng, xây dựng phong trào, tiến tới thành lập Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của CTTT trong đời sống

xã hội, trong sự nghiệp cách mạng nói chung và xây dựng Đảng nói riêng.Người cũng yêu cầu toàn thể cán bộ, đảng viên, toàn bộ hệ thống chính trị phảichủ động, tích cực và sáng tạo trong quá trình thực hiện CTTT Bản thânNgười cũng là mẫu mực của việc không ngừng đổi mới CTTT để phù hợp với

Trang 18

yêu cầu của thực tiễn cách mạng Những chỉ dẫn của Người rất phong phú và

cụ thể, từ nghiên cứu lý luận, tuyên truyền, huấn luyện, cách nói, cách viết,công tác báo chí

Là người lãnh đạo CTTT của Đảng ta trong nhiều năm, trong cuốn sách

“Một số vấn đề về CTTT”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1999), đồng chí

Đào Duy Tùng đã có các bài nghiên cứu, bài viết, bài phát biểu có giá trị tổngkết về CTTT Cuốn sách đã khẳng định vai trò, vị trí, nhiệm vụ và những ảnhhưởng, tác động tích cực của CTTT đối với các cuộc cách mạng Việt Namtrong các thời kỳ và trong công tác xây dựng Đảng; những bài học kinhnghiệm và phương châm chỉ đạo của CTTT; chống mọi ảnh hưởng của tưtưởng tư sản, những tàn dư tư tưởng phong kiến, nâng cao chất lượng và đánhgiá hiệu quả CTTT

Cuốn “Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm

đổi mới (1986 - 2016)”, do Ban Chỉ đạo Tổng kết 30 năm đổi mới, Ban Chấp

hành Trung ương thực hiện, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp vớiHội đồng Lý luận Trung ương ấn hành (2016), “Cuốn sách là công trình tổngkết lý luận - thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt với sự nghiệp đổi mới toàndiện mà toàn Đảng, toàn dân ta đang đẩy mạnh, nhất là trên lĩnh vực công tác

tư tưởng và công tác nghiên cứu lý luận của Đảng” [39, tr 7] Cuốn sách cũngđánh giá một cách hệ thống những gì đã làm được, làm tốt, những gì chưa làmđược, làm chưa tốt, từ đó nhận rõ hơn những vấn đề đang và sẽ đặt ra trongchặng đường sắp tới, nhất là các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công tác tưtưởng, công tác tuyên giáo của Đảng Vẫn còn nhiều vấn đề cần phải đượctiếp tục nghiên cứu, luận giải sâu sắc, thấu đáo hơn để định hướng cho nhậnthức, hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; song, điều quan trọngnhất rút ra qua 30 năm đổi mới chính là: thực tiễn cho chúng ta căn cứ và

Trang 19

niềm tin vững chắc để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ hơn vìtương lai tươi sáng của dân tộc, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.

Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng là một vấn đề lớn có tầm quan trọng đặcbiệt, nên đã có nhiều bài viết của nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả đề cập tớitrong cuốn “Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cươnglĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam”, của Hội đồng Lý luận Trungương, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội (2005) Cuốn sách phê phánmạnh mẽ các quan điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam Đồng thờicuốn sách giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là đội ngũ cán

bộ tuyên giáo các cấp nói chung, cấp xã nói riêng nâng cao tinh thần cảnh giáccách mạng, kiên định lý tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn

Cuốn “Luận cứ phê phán các quan điểm sai trái, thù địch”, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội (2014), do Hội đồng Lý luận Trung ương ấn hành, đã nêu:Thực tiễn và thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta hơn 80 năm qua đãkhẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là nền tảng

tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam Trên

cơ sở tập trung phân tích, nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch, cuốn sáchcũng đưa ra các luận cứ khoa học và thực tiễn phản bác lại các quan điểm, luậnđiểm thù địch đó Cuốn sách phục vụ sinh hoạt công tác tư tưởng tại các cấp ủyđảng, góp phần tăng cường đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo

vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng từ cấp cơ sở

Cuốn “Ba mươi năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam”, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội (2015), do tập thể các tác giả Đinh Thế Huynh, Phùng HữuPhú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông (đồng chủ biên).Cuốn sách đã giúp ta có cái nhìn khái quát: về tổng thể, sau 30 năm thực hiện

Trang 20

công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giànhđược những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Những thành tựu trong ba thập kỷ qua,minh chứng khả năng lãnh đạo và bản lĩnh chính trị vững vàng của Đảng trên

cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minhvận dụng trong thời đại mới Sự hình thành và phát triển đường lối đổi mớicủa Đảng ta là một quá trình không ngừng tìm tòi, nghiên cứu lý luận, sángtạo, rút kinh nghiệm từ thực tiễn để có những bước đi phù hợp Tuy nhiên,

cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập

trung giải quyết để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững Cuốn sáchgiúp đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp nói chung, cán bộ tuyên giáo cấp xãnói riêng nâng cao nhận thức về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, biết cách phân tích và có thể dự báo một

số nhân tố tác động ảnh hưởng đến quá trình đổii mới và phát triển chủ yếu,nhất là mảng CTTT, lý luận hiện nay

- Cuốn “Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả CTTT” do Hà Học

Hợi chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia (2002), có ý nghĩa lý luận, thực tiễn đốivới đội ngũ cán bộ làm CTTG của Đảng Đổi mới và nâng cao chất lượng,hiệu quả CTTT đòi hỏi phải nghiên cứu, nhận thức sâu sắc cơ sở lý luận, cơ

sở thực tiễn của các lĩnh vực hoạt động CTTG, hoạt động xã hội, dự báo đượctình hình phát triển với những mối quan hệ tác động đến tư tưởng xã hội từtrong nước và thế giới để trên cơ sở đó tìm những giải pháp phù hợp, có tínhkhả thi CTTT vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật Đổi mới và nâng cao chấtlượng, hiệu quả CTTT phải được thực hiện toàn diện, đồng bộ, từ nội dung,nhiệm vụ, tổ chức, cán bộ đến phương thức, hình thức, phương tiện hoạtđộng Trong giai đoạn mới, CTTT phải coi trọng bốn mặt chính trị, tư tưởng,

tổ chức và đạo đức, lối sống trong xây dựng Đảng; đặc biệt là tìm được khâu

“then chốt” để tạo được “sự đột phá” Để tạo “sự đột phá” phải kết hợp giải

Trang 21

quyết những vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách trong mối quan hệ mật thiết vàbiện chứng

Cuốn sách “Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí

Minh” của Hoàng Quốc Bảo, Nxb Chính trị quốc gia (2006), đi sâu nghiên cứu,

tìm hiểu nguồn gốc, những đặc trưng cơ bản của phương pháp tuyên truyền cáchmạng Hồ Chí Minh, thực trạng phương pháp tuyên truyền của đội ngũ cán bộ tưtưởng và đưa ra những giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền Trongđiều kiện hiện nay, khi mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân bước vào thực hiệnNghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, nhất là đang triểnkhai, thực hiện Chỉ thị số 05 - CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về việc đẩymạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thì cuốnsách càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và thiết thực đối với đội ngũ cán bộtuyên giáo của Đảng, nhất là cán bộ tuyên giáo cấp xã

Cuốn Nguyên lý công tác tư tưởng - Tập I và Tập II, do Lương Khắc

Hiếu chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia (2008), đã trình bày khái quát, đầy đủ,toàn diện về những vấn đề chung của công tác tư tưởng như: đối tượng, bảnchất, hình thái, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, phương châmhoạt động và vai trò của công tác tư tưởng; nội dung và phương thức của côngtác tư tưởng; quản lý, lãnh đạo công tác tư tưởng; kiện toàn bộ máy CTTT;xây dựng đội ngũ cán bộ tư tưởng; tăng cường sự phối hợp trong CTTT…

- Tác giả Trần Thị Anh Đào trong các năm 2008 và 2009, đã ra mắt hai

cuốn sách chuyên khảo: “CTTT và vấn đề đào tạo cán bộ làm CTTT”, Nxb

Chính trị quốc gia (2008), tái bản lần thứ 2 - có sửa chữa, bổ sung (2010) và

“CTTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Nxb Chính trị quốc

gia (2009) Các cuốn sách này trình bày một cách có hệ thống các vấn đề vềCTTT như: các khái niệm, nội hàm, cũng như đề xuất một số phương hướng

và giải pháp cơ bản nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả CTTT nói chung, vấn đềđào tạo cán bộ làm CTTT từ thực tiễn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trang 22

Tuy nhiên, hai cuốn sách nói trên cũng chỉ mới dừng lại ở những vấn đề chungnhất về mặt lý luận cũng như thực tiễn chung của cả nước, mà chưa làm rõ tínhđặc thù của đối tượng cụ thể, trong đó có cán bộ tuyên giáo cấp xã

- Tác giả Phạm Tất Thắng, đã xuất bản bộ sách gồm các cuốn: “Một số

vấn đề lý luận và thực tiễn của CTTT, lý luận”, Nxb Chính trị quốc gia (2010);

“CTTT, lý luận thời kỳ mới: thực trạng, quan điểm và giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia (2010) và cuốn “Đổi mới CTTT, lý luận phục vụ sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc” của Phạm Tất Thắng (chủ biên) cùng Nguyễn Thúy Anh, Phùng

Văn Đông, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội (2010) Các cuốn sách gópphần luận giải nội hàm CTTT, lý luận; từ đó đề xuất một số giải pháp tiếp tục đổimới CTTT, lý luận của Đảng thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

Việc đổi mới CTTT, lý luận là một yêu cầu khách quan, xuất phát từ sựphát triển của xã hội “Việc đổi mới CTTT, lý luận cần được thực hiện mộtcách đồng bộ, trong đó lý luận là linh hồn, là nền tảng khoa học để thực hiệncông tác tư tưởng có hiệu quả, có sức thuyết phục, phù hợp với thực tế kháchquan”[1115, tr.350] Các cuốn sách cũng đưa ra những dự báo bước đầu về xuthế tư tưởng trong xã hội một vài thập kỷ tới và nêu ra các nhóm giải phápchung để đổi mới CTTT, lý luận

Cuốn “Những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng của Đảng hiện nay”

của Ngô Huy Tiếp, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội (2011), đã tập trung làm rõnhững vấn đề lý luận cơ bản về CTTT của Đảng trong giai đoạn hiện nay, baogồm: tư tưởng và CTTT của Đảng Cộng sản Việt Nam; lý luận và công tác lýluận của Đảng Cộng sản Việt Nam; công tác tuyên truyền, cổ động của Đảng;giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên; cuộc đấu tranh

tư tưởng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Cuốn “Nghiên cứu lý luận phục vụ CTTG” của tác giả Đỗ Khánh Tặng,

Nxb Chính trị quốc gia ấn hành (2012), đã nhấn mạnh, trong quá trình tiếnhành cách mạng ở nước ta, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâmđến CTTT Trong CTTT thì CTTG giữ vị trí trọng yếu Văn kiện Đại hội toàn

Trang 23

quốc lần thứ XI của Đảng đã ghi rõ: “Đảng phải … nâng cao tính chiến đấu,tính thuyết phục, hiệu quả CTTT, đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trịtrong Đảng,…” [36, tr.57] Chủ trương đó hàm nghĩa phải nâng cao tính chiếnđấu, tính thuyết phục và hiệu quả CTTG Ngoài ra, cuốn sách đề cập: tưtưởng, đạo đức, tác phong, lời nói và việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh luônsoi sáng lý luận và thực tiễn CTTG; CTTG là một ngành, một nghề của hoạtđộng chính trị xã hội Đã là một nghề thì cần quan tâm đến công tác tuyểnchọn, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, hiểu biết, kinh nghiệmchuyên môn và trình độ nghiệp vụ Cuốn sách cũng chỉ ra mối quan hệ tương

hỗ giữa CTTT với công tác dân vận; những nội dung chủ yếu CTTG cấphuyện, cấp xã và mối quan hệ của chúng; thế mạnh của văn học - nghệ thuậtphục vụ CTTG, phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ tuyên giáo…

II CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CẤP XÃ

VÀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY CẤP XÃ; ĐỔI MỚI TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TUYÊN GIÁO VÀ BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY CẤP XÃ

2.1 Công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Có rất ít công trình nghiên cứu ở ngoài nước về tổ chức cơ sở Đảng(TCCSĐ) cấp xã và tổ chức hoạt động của BTG cấp xã; đổi mới tổ chức, hoạtđộng của BTG cấp xã

Cuốn “Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn” (2010), của Chu

Chí Hòa (Trung Quốc) chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, ấn hành năm

2010 đã nêu, Đảng Cộng sản Trung quốc rất coi trọng công tác xây dựng Đảng

ở nông thôn, nhất là cấp xã và chủ trương tăng cường, cải thiện sự lãnh đạo củaĐảng, không ngừng nâng cao trình độ Đảng lãnh đạo công tác nông thôn ở cấp

xã, cấp thôn, tạo sự bảo đảm ổn định chính trị, để thúc đẩy công cuộc cải cách.Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, nên những kinh nghiệm

Trang 24

quý trong đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn Trung Quốc có giá trịtham khảo rất lớn đối với Việt Nam chúng ta Đặc biệt, những vấn đề, phươngdiện đang cần phải đổi mới như cơ cấu tổ chức, công tác giáo dục, quản lý,giám sát đảng viên, công tác lựa chọn bầu bí thư đảng bộ xã, bổ nhiệm bí thư tổchức đảng ở nông thôn, phương thức lãnh đạo của đảng bộ xã, của tổ chức cơ

sở đảng… “Bước vào thế kỷ mới, giai đoạn mới, là người tổ chức, người thúcđẩy và là người thực hiện công cuộc xây dựng xã hội khá giả toàn diện ở nôngthôn, tổ chức đảng ở nông thôn phải gánh vác trách nhiệm vô cùng nặng nề”[29, tr.8]

Sách cũng đề cập, muốn đổi mới công tác xây dựng Đảng, thì “việc đầutiên cần làm là đổi mới tư duy” [29, tr.10] và “Hai là phải đổi mới chế độ.Xây dựng chế độ là biện pháp có tính căn bản, chế độ tốt sẽ đem đến hiệu quảcao” [29, tr.10], “Ba là, phải đổi mới hình thức tuyên truyền” [29, tr.10] và

“Bốn là, phải đổi mới cơ chế” [29, tr.10]

Sách cũng chỉ ra chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy các cấp, trong đó nhấnmạnh “Đối với đảng bộ xã, thị trấn phải bắt tay từ thể chế, cơ chế cải cách đểxây dựng và kiện toàn chế độ dân chủ trong Đảng, phản ánh được đầy đủ ýnguyện của tổ chức đảng và đảng viên” [29, tr.422]

Cuốn Thế giới phẳng của Thomas L.Friedman (nhà báo, nhà xã hội học

Mỹ) được in và phát hành lần đầu vào 2005, Nxb Trẻ dịch và ấn hành năm

2006 Cuốn sách chỉ ra những vấn đề đương đại về sự vận động phức tạp củanền chính trị, kinh tế thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa Theo đó, khoahọc, công nghệ thông tin mang lại những lợi ích to lớn nhưng cũng tiềm ẩnhiểm họa khó lường: “Chúng ta sống trong một thế giới của các phương tiệntruyền thông mới với những cơ hội hiếm có để nghiên cứu là liên lạc toàn cầu,nhưng thế giới đó cũng đầy những kẻ phá hoại với những đầu óc thâm hiểm”[120, tr.191] Tác giả cho rằng, một trong các nguyên nhân làm cho Liên Xô

Trang 25

sụp đổ là do mặt trái của cuộc cách mạng thông tin bắt đầu và đến giữa thậpniên 80: “Các hệ thống độc tài dựa vào sự độc quyền thông tin và vũ lực, vàquá nhiều thông tin đã bắt đầu lọt qua “Bức Màn sắt” nhờ vào sự phổ biến củacác máy fax, điện thoại và cuối cùng là máy tính cá nhân” [120, tr.86]

Cuốn Toàn cầu hóa và tương lai của các nước đang chuyển đổi” của

Grzegorz W.Kolodko, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2006) trình bày nhữngđặc điểm của toàn cầu hóa và tác động của nó đối với các nước đang pháttriển; đồng thời cuốn sách chỉ ra những vận hội, những bước đi tắt đón đầu,rút bớt khoảng cách đói nghèo và lạc hậu, cùng với những khó khăn, tháchthức trong quá trình mở cửa, gia nhập sân chơi toàn cầu của các nước đangphát triển

Cuốn “Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới” của Cục cán bộ,

Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc biên soạn, Nxb Chínhtrị quốc gia, ấn hành năm 2005, nêu những tác động của toàn cầu hóa đến hoạtđộng của công tác tư tưởng, của truyền thông báo chí; chỉ ra những tác động tíchcực, tiêu cực trong công cuộc mở cửa, hội nhập đến tư tưởng con người

2.2 Công trình nghiên cứu ở trong nước

- Các cuốn sách, văn bản có liên quan

Cuốn sách “Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta” của Lê

Quốc Lý (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội (2014); chỉ rarằng: hệ thống chính trị ở Việt Nam ra đời, phát triển và gánh vác một sứmệnh lịch sử vẻ vang, sứ mệnh lịch sử của dân tộc Trải qua quá trình xâydựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính trị nước ta đã

có sự thay đổi, trưởng thành Đặc biệt, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đấtnước, hệ thống chính trị nước ta đang ngày càng được củng cố, hoàn thiện,đáp ứng nhiệm vụ xây dựng đất nước trong thời kỳ mới Tuy nhiên, đi đôi vớinhững thành quả thu được, hệ thống chính trị nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều

Trang 26

khiếm khuyết, như: tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trunggian; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trên một số lĩnh vực vẫn cònchồng chéo Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và hiệu lực,hiệu quả quản lý của Nhà nước ở nhiều nơi chưa đáp ứng đòi hỏi của tìnhhình thực tiễn Trong bối cảnh tình hình chính trị - xã hội hiện nay thì việc đổimới và hoàn thiện hệ thống chính trị luôn là một đòi hỏi cấp thiết.

Bài “Những nội dung chính trong đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính

trị ở nước ta” của tác giả Đoàn Thế Hanh, Tạp Chí Cộng sản (số tháng

7/2015), cho rằng, thực tiễn 30 năm qua cho thấy, đổi mới hệ thống chính trịnước ta là một đòi hỏi khách quan, là một chủ trương đúng của Đảng Mụctiêu đổi mới hệ thống chính trị mà Đảng ta đã xác định là: Đổi mới, hoànthiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở nhằm xây dựng tổ chức bộmáy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ;xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng hợp lý, có phẩm chất chínhtrị, đạo đức, có trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng cao

Cuốn sách “Nâng cao chất lượng đảng bộ xã trong thời kỳ đẩy mạnh

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn” của Dương Trung Ý, Nxb Chính trị

quốc gia - Sự thật, Hà Nội (2013), đề cập, đảng bộ cơ sở nói chung, đảng bộ

xã nói riêng có vai trò rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng Sựnghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thônmới có đem lại hiệu quả thiết thực, tạo diện mạo và bước phát triển mới củanền nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân cả nước hay không, phầnrất lớn phụ thuộc vào trách nhiệm và khả năng lãnh đạo của các đảng bộ xã,trong đó yếu tố quyết định là chất lượng của các đảng bộ Cuốn sách cũngđánh giá khái quát chất lượng các đảng bộ xã trong thời gian qua, về ưu điểm,hạn chế và khuyết điểm, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp

cơ bản nâng cao chất lượng các đảng bộ xã hiện nay

Trang 27

Cuốn sách “Chính quyền cấp xã và việc tổ chức, điều hành hoạt động

của Ủy ban nhân dân cấp xã”, của Dương Bạch Long (2011), Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội nêu: “Trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là cấp chính quyền cơ sở, cóchức năng tổ chức thực hiện việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và các vănbản của cơ quan nhà nước cấp trên” [81, tr.23]…; đồng thời thực hiện quản lýnhà nước trên địa bàn theo thẩm quyền được giao “Chính quyền cơ sở là gầndân nhất, quan hệ trực tiếp với dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trênđịa bàn; là nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách phápluật của nhà nước vào cuộc sống” [81, tr 25] Cuốn sách đề ra các chủtrương, giải pháp, nhiệm vụ xây dựng, củng cố Đảng, nâng cao năng lực lãnhđạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nângcao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đồng thời cũng cung cấp các tư liệu, các vănkiện, tư liệu, quy định của Đảng một cách hệ thống như chức năng, nhiệm vụcủa đảng bộ, chi bộ xã, phường, thị trấn; giúp các cấp ủy đảng và đảng viên

cơ sở nắm bắt một cách hệ thống các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, quyết định

và các hướng dẫn của Trung ương tới đảng bộ cấp cơ sở

Cuốn sách “Các kỹ năng cần thiết dành cho cán bộ chính quyền cấp cơ

sở”, do Nguyễn Thị Hà và Lê Văn Hòa (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia

- Sự thật Hà Nội ấn hành (2011), đã khẳng định, trong hệ thống chính trị ở cơ sở,đội ngũ cán bộ công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng, thay mặt chính quyềncấp xã trực tiếp tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc nhân dân thựchiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địaphương Cuốn sách cũng góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cơ bản,phương pháp làm việc, kinh nghiệm điều hành và xử lý công việc cấp cơ sở, gópphần nâng cao hiệu quả công tác cho đội ngũ cán bộ cấp xã

Trang 28

Cuốn sách “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tổ dân phố của các

quận ở thành phố Hà Nội trong điều kiện hiện nay”, của Đỗ Ngọc Ninh và Đinh

Trọng Giang (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia (2013), nêu rõ, chi bộ là tếbào của Đảng, hạt nhân lãnh đạo chính trị ở các địa bàn dân cư Cuốn sách đãnhấn mạnh 5 giải pháp để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, trong đó đángchú ý là “Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chi ủy, đảng viên, nhất là bí thưchi bộ về vị trí, vai trò của sinh hoạt chi bộ và sự cần thiết nâng cao chất lượngchi bộ tổ dân phố trong điều kiện hiện nay” [100, tr.140] và “Đổi mới nội dung,hình thức sinh hoạt chi bộ tổ dân phố; tăng cường sinh hoạt theo chuyên đề; thựchiện nghiêm các các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng trong sinh hoạt chibộ” [100, tr.144]

Cuốn sách “Tự phê bình và phê bình trong công tác kiểm tra, kỷ luật

Đảng” của Bùi Văn Thể (Chủ biên) do Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật

(2009), đi sâu phân tích một số vấn đề lý luận về tự phê bình và phê bìnhtrong Đảng và trong công tác kiểm tra, kỷ luật đảng; tình hình thực hiện tựphê bình và phê bình trong Đảng và trong công tác kiểm tra, kỷ luật đảng Từkhi thành lập đến nay, Đảng ta rất coi trọng tự phê bình và phê bình, coi đó làmột trong những quy luật tồn tại và phát triển của Đảng Thực tiễn đã chứngminh, thường xuyên tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, động viênquần chúng giám sát, nhận xét, góp ý kiến với tổ chức đảng, đảng viên là cáchtốt nhất để giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và sự tiến bộ của mỗicán bộ, đảng viên Cuốn sách đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng

tự phê bình và phê bình trong Đảng và trong công tác kiểm tra, kỷ luật đảngtrong thời gian tới

Cuốn sách “Tư tưởng của C.Mác Ph.Ăngghen, V.I.Lê nin về công tác tổ

chức và vấn đề vận dụng của Đảng ta hiện nay” do Phạm Tất Thắng, Học viện

Xây dựng Đảng (Chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, (2013), đã nhấn

Trang 29

mạnh: Công tác tổ chức là tổng hợp các hoạt động của con người nhằm tạonên một tổ chức phù hợp thực hiện mục tiêu lý tưởng, nhiệm vụ của nhữngcon người trong tổ chức ấy Cách thức tổ chức khoa học, đặt cá nhân đúngchỗ, thì cá nhân sẽ phát huy tối đa khả năng bộc lộ, khơi dậy những khả năngtiềm ẩn Nếu công tác tổ chức làm không khoa học, sẽ gây hậu quả khônlường, gây hiệu ứng ngược.

Cuốn “Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa,hiện đại hóa” của Nguyễn Minh Tuấn, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội (2012), đã nhấn mạnh: đổi mới công tác cán bộ vừa là nhiệm vụtrước mắt và lâu dài, vừa là mục tiêu, yêu cầu tất yếu, bảo đảm sự lãnh đạocủa Đảng trong công cuộc đổi mới Việc đổi mới công tác cán bộ phải đặttrong tổng thể của công tác xây dựng Đảng và đổi mới phương thức lãnh đạocủa Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị Các cấp ủy đảng và toàn

bộ hệ thống chính trị phải thống nhất quan điểm, nhận thức, phải có giải phápđồng bộ và quyết tâm cao để thực hiện, tạo chuyển biến mạnh mẽ, mang lạihiệu quả thiết thực

Cuốn sách “Chính quyền cấp xã và việc tổ chức, điều hành hoạt động

của Ủy ban nhân dân cấp xã” của Dương Bạch Long (chủ biên) do Nxb

Chính trị quốc gia – Sự thật (2011), đã đề cập: Trong cơ cấu tổ chức bộ máynhà nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là cấpchính quyền cơ sở Chính quyền cơ sở là cấp gần dân nhất, quan hệ trực tiếpvới nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàn; là nơi trựctiếp đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướcvào cuộc sống Cuốn sách góp phần giải quyết những khó khăn, góp phầnnâng cao trình độ hiểu biết, trình độ kỹ năng quản lý, điều hành của đội ngũcán bộ, công chức cấp xã hiện nay

Cuốn sách “CTTG cơ sở”, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội (2008), do

Ngô Văn Thạo (chủ biên) đã nhấn mạnh, CTTG ở cơ sở có vai trò đặc biệt

Trang 30

quan trọng bởi vai trò và nền tảng của cơ sở trong hệ thống chính trị ở nước

ta Cuốn sách phân tích, làm rõ nội hàm “CTTG”, chỉ các hoạt động thammưu, chỉ đạo, kiểm tra của tổ chức đảng về lĩnh vực tư tưởng, văn hóa vàkhoa giáo Cuốn sách đã kiến giải, làm rõ về vai trò, nội dung, nguyên tắc,phương châm, nhiệm vụ của CTTG ở cơ sở; chỉ rõ những việc cần tiến hànhđối với cán bộ tuyên giáo cấp xã Có thể nói, cuốn sách là cẩm nang về bồidưỡng nghiệp vụ CTTG cơ sở cho cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộBTG đảng ủy cấp xã

Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, với cuốn sách “Bồi dưỡng CTTG

cơ sở”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2002), đã đề cập một cách có hệ

thống về chủ thể, khách thể, đối tượng, các yếu tố, bộ phận cấu thành, nộidung, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất - kỹ thuật, hiệu quả CTTTcủa Đảng; nội dung, nghiệp vụ CTTT đối với từng cấp, tường ngành, từng đốitượng cụ thể, nhất là những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm CTTT ở cơ

sở Sau mỗi kỳ đại hội Đảng các cấp, nhất là sau đại hội đảng bộ cấp xã, thìđội ngũ cán bộ cấp ủy cấp xã có sự thay đổi rất lớn, kéo theo cán bộ BTGđảng ủy cấp xã cũng thay đổi Cuốn sách phần nào đáp ứng nhu cầu bồidưỡng, cung cấp các kiến thức cơ bản, kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ chođội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp xã

Tác giả Đào Duy Quát, với cuốn sách “CTTT – văn hóa ở cấp huyện”,

do Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội ấn hành (2000), tập trung phân tích vàcung cấp cho đội ngũ tuyên giáo các cấp nói chung, nhất là cấp huyện và cấp

xã phông kiến thức chung, những vấn đề cơ bản, căn cốt về nội dung, phươngpháp, phương thức, kể cả kỹ năng tiến hành CTTT, CTTG cấp huyện và cấp

xã Cuốn sách nhấn mạnh, hoạt động CTTT của Đảng chủ yếu thông qua hoạtđộng của đội ngũ cán bộ tuyên giáo chuyên trách các cấp và đội ngũ cán bộbán chuyên trách cấp xã để tuyên truyền, giác ngộ và giáo dục quần chúng

Trang 31

thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng ở mỗi thời kỳ; hệ thống tổ chức bộmáy làm CTTG trên địa bàn huyện gồm những cơ quan, ban, ngành chứcnăng nào thuộc khối tuyên giáo trong huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếpcủa cấp ủy; sách chỉ rõ, đâu là cơ quan có chức năng tham mưu, cơ quan trựctiếp triển khai, thực hiện nhiệm vụ CTTG cấp huyện; từ đó liên hệ, vận dụngđối với CTTG cấp xã.

Cuốn sách cũng chỉ ra nội hàm CTTG của Đảng ở các cấp, trong đó cóCTTG cấp xã Là hoạt động mang tính xã hội, CTTG chịu sự chi phối củanhiều yếu tố; vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính giai cấp sâu sắc Các chế

độ chính trị - xã hội khác nhau, có quan điểm khác nhau về vai trò, mục đích,phương pháp và cách thức tiến hành CTTT, CTKG

Các cuốn sách “Một số văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về

CTKG, Giáo dục - Đào tạo”, Ban Khoa giáo Trung ương, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội (2006); “Một số văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về

CTKG, Chăm sóc sức khoẻ nhân dân; Dân số - Gia đình và trẻ em; thể dục thể thao” (2006), Ban Khoa giáo Trung ương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội; “Một số văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về CTKG, Khoa học xã

hội; Khoa học tự nhiên và công nghệ; công tác trí thức” (2006), Ban Khoa

giáo Trung ương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, đã đề cập khá đầy đủ cácvăn kiện của Đảng các kỳ đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng liênquan lĩnh vực CTKG Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, cụ thể hoá chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chỉ đạo toàn bộ quátrình hoạt động của CTKG các cấp, trong đó có hướng dẫn cụ thể nội dung hoạtđộng khoa giáo cấp cấp xã

Cuốn sách “CTKG của Đảng với sự nghiệp phát triển của đất nước”

của Đỗ Nguyên Phương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2004), đã nêu nộihàm hoạt động khoa giáo hướng vào công tác tham mưu lĩnh vực giáo dục

Trang 32

đào tạo, khoa học công nghệ, khoa học xã hội, y tế, dân số và gia đình, trẻ em,thể dục thể thao, các vấn đề xã hội phản ánh đa dạng các hoạt động thuộclĩnh vực khoa giáo nói chung và công tác khoa giáo ở cơ sở nói riêng, nhất làliên quan vấn đề nâng cao chất lượng công tác cán bộ khoa giáo ở cấp cơ sở

- Các bài viết, đề tài, luận án nghiên cứu khoa học liên quan đến luận án

Công tác tuyên giáo nói chung, cũng như công tác tư tưởng nói riêng(trong đó có tổ chức bộ máy và hoạt động của BTG ĐUCX) là vấn đề mà cácđồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo Nhiều đồng chílãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học trong nước cũng đã có nhiềubài nói, bài viết đề cập vấn đề này ở các góc độ khác nhau và được đăng tảitrên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trình bày trong các hội nghị,hội thảo Song đề cập khá sát và gần đây nhất về vấn đề tổ chức bộ máy vàhoạt động của BTG cấp xã có một số công trình nghiên cứu, bài viết như:

“Nâng cao chất lượng, hiệu quả CTTT” của đồng chí Nông Đức Mạnh, Tạp

chí Thông tin CTTT (6/2001); “Bài phát biểu tại Hội nghị Tổng kết CTTG

năm 2007 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2008” của đồng chí Trương

Tấn Sang, Tạp chí Tuyên giáo (2008); “Một số giải pháp cấp thiết để tăng

cường CTTT” của đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Thông tin CTTT –

lý luận, số 10 (2005); “Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả CTTT”, của đồng chí Nguyễn Hồng Vinh, Tạp chí Tuyên giáo số 1/2008; “Học tập

phương pháp tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh” của

Nguyễn Hữu Đổng, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 3/2002, chỉ ra những vấn đềbức xúc, bất cập trong hoạt động CTTG Các tác giả đặt vấn đề làm thế nào

để nâng cao chất lượng, hiệu quả CTTG các cấp, nhất là CTTG cấp xã Cácbài viết, các công trình nói trên giúp tác giả nhận thức sâu sắc những vấn đề

lý luận chung nhất, về nội dung, phương pháp nâng cao hiệu quả CTTT và

Trang 33

công tác nghiên cứu lý luận của Đảng, đề cập ở từng loại hình, từng lĩnh vựccủa CTTG ở từng địa bàn và đối tượng cụ thể.

Đề tài khoa học cấp Nhà nước (Mã số ĐTĐL 2003-17) về “Phương

hướng, nhiệm vụ và giải pháp đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam” (2003) do

Nguyễn Hồng Vinh làm chủ nhiệm đã đánh giá khái quát tình hình tư tưởngtrong Đảng, trong xã hội; đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi mà các thếlực thù địch đang ráo riết đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực hiện âm mưu

“diễn biến hòa bình” trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực tư tưởng, vănhóa Đề tài đã chỉ rõ các thủ đoạn kích động, tuyên truyền và nhằm phát táncác quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực phản động chống phá Đảng,Nhà nước ta ở các cấp độ khác nhau, nhất là ở đảng bộ cấp cơ sở Đề tài đưa

ra đề xuất và kiến nghị các cấp ủy từ cấp Trung ương đến cấp ủy cấp xã và cơ

sở chi bộ về các giải pháp đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thùđịch, bảo vệ nền tảng tư tưởng và sự lãnh đạo của Đảng

Trong những năm qua, có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh,thành phố, cấp bộ, ban, ngành liên quan đến CTTG các cấp và tuyên giáo cấp

cơ sở Trong đó, đáng chú ý là, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ban, mã số

KHBĐ (2000) - 18: “Đổi mới tổ chức, bộ máy, cơ chế phối hợp và đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ của BTG tỉnh và huyện” do Nguyễn Ngô Hai, Phó Trưởng

ban, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyển giáo Trungương) làm chủ nhiệm; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số KHBĐ

(2000) - 18: “Đổi mới hệ thống tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ của BTG

tỉnh huyện” do Nguyễn Văn Khác, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay

là Ban Tuyển giáo Trung ương) làm chủ nhiệm; các đề tài nhánh “Đổi mới cơ

chế phối hợp, chỉ đạo kiểm tra CTTG cấp tỉnh và huyện”; “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của BTG tỉnh và huyện giai đoạn 2001 - 2010”;

Trang 34

Đề tài KHBĐ (2004) - 37: “Đổi mới và nâng cao chất lượng CTTT ở cơ sở

xã, phường (khu vực đồng bằng)” do Trần Thị Tâm, Ban Tư tưởng - Văn hoá

Trung ương (nay là Ban Tuyển giáo Trung ương) làm chủ nhiệm… Các đề tàitrên đã từ thực tiễn, bắt kịp hơi thở của thực tiễn, phác họa một cách hệ thốngthực trạng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ chế hoạt động, đào tạo, bồidưỡng, cơ chế phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra… Tính hợp lý của sự xác định cácmục tiêu “cần và đủ” đảm bảo hướng đích vào việc giải đáp những vấn đề cụthể Trong đó, nhấn mạnh, việc đổi mới tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ BTGtỉnh, huyện phải nhằm xây dựng một cơ quan tham mưu mạnh, làm việc có hiệuquả, giúp cấp ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo CTTT, văn hóa, văn nghệ và khoagiáo, góp phần tích cực vào hoàn thành nhiệm vụ chính trị và công tác xâydựng Đảng của địa phương Các đề tài cũng đã đánh giá khái quát những kếtquả đạt được, các ưu điểm, những yếu kém, bất cập liên quan đến tổ chức, bộmáy, có chế phối hợp trong hoạt động, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ tuyên giáo các cấp… Trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất một số giảipháp nhằm đẩy mạnh đổi mới cả tổ chức bộ máy, cơ chế phối hợp, chỉ đạokiểm tra, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp, nhất là cấp xã

Trước yêu cầu bức thiết của việc củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sởvùng Tây Nguyên nói chung và chính quyền các xã vùng đồng bào dân tộcthiểu số nói riêng, năm 2006, Vụ IV, Văn phòng Chính phủ đã thực hiện

thành công đề tài nghiên cứu khoa học: “Thực trạng và một số giải pháp

nâng cao chất lượng cán bộ, công chức xã vùng đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên” do tác giả Trần Thái Học làm Chủ nhiệm Đề tài đã tập trung nghiên

cứu thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cả những mặt được

và hạn chế, yếu kém Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giảipháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ cơ sở trong vùng đồng bào dântộc thiểu số ở Tây Nguyên: từ công tác quy hoạch, đào tạo đến việc sử dụng

Trang 35

cán bộ cơ sở; đảm bảo phát triển cả số lượng và chất lượng của đội ngũ cán

bộ cơ sở ở Tây Nguyên, nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc ởTây Nguyên

Trong bài “Những khó khăn, thách thức và kiến nghị trong việc nâng

cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã hiện nay”, của tác giả Tạ Ngọc Hải,

đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính quốc gia, số 244,tháng 5/2016, đề cập những nội dung chính về thực trạng số lượng, chấtlượng, những khó khăn, thách thức và kiến nghị trong việc nâng cao chấtlượng cán bộ, công chức cấp xã Theo tác giả, trong các văn kiện của Đảng vàNhà nước luôn xác định cấp xã là cấp cơ sở, có vai trò vô cùng quan trọngtrong tiếp nhận, thực hiện chính sách Tuy nhiên, cho đến nay, “nhìn lại sựphát triển của chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ công chức cấp xã chothấy đây vẫn là khâu yếu trong hệ thống chính quyền, hệ thống hành chính”

[60, tr.45] Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập trong công tác quy

hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đó là “chúng ta thiếu chiếnlược trong xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp xã để tươngxứng với vị trí, vai trò quan trọng của chính quyền cấp cơ sở trong hệ thốngchính quyền nhân dân và hệ thống chính trị như các văn kiện của Đảng, văn

bản của Nhà nước đã đề cập” [60, tr.44]

Trong bài “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ tỉnh đến

cơ sở - Thực tiễn ở Quảng Ninh”, đăng trên Bản tin Lý luận và thực tiễn của

Hội đồng Lý luận Trung ương, số 32, tháng 4 - 2016 (Tham luận của ĐoànĐại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tại Đại hội lần thứ XII của Đảng), nhấnmạnh, đổi mới hệ thống chính trị là chủ trương được Ban Chấp hành Trungương Đảng đặc biệt quan tâm nghiên cứu, chỉ đạo cùng với việc đổi mới thểchế kinh tế ngay từ Đại hội VII và trong suốt chặng đường 30 năm đổi mới.Tập trung rà roát, đánh giá và làm rõ những hạn chế, yếu kém về tổ chức, bộ

Trang 36

máy, cơ chế vận hành, năng lực lãnh đạo, hiệu lực quản lý và tổ chức thựchiện, Quảng Ninh xác định:

đổi mới hệ thống chính trị phải được thực hiện đồng bộ giữa đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực, sức chiến đấu củacác tổ chức đảng, đảng viên gắn với cải cách hành chính, sắp xếp tổchức, bộ máy; tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức và tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt các nhóm giải phápmang tính đột phá [46, tr.55]

Bài viết cũng nêu lên một số kiến nghị, trong đó có việc đổi mới cơcấu, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế… Sớm chỉ đạo xây dựng đề án vàthực hiện thí điểm nhất thể hóa chức danh, hợp nhất cơ quan tham mưu giúpviệc của cấp ủy với cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cùng cấp, cóchức năng, nhiệm vụ tương đồng Cải cách cơ bản chế độ tiền lương, hệ thốngthang, bảng, ngạch, bậc lương… Nghiên cứu thống nhất mô hình tổ chứcđảng gắn với tổ chức hành chính cùng cấp đối với mô hình đảng bộ khối cơquan, đảng bộ các tập đoàn để đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện của cấp ủytrên tất cả các lĩnh vực

Luận án tiến sỹ chuyên ngành CTTT “Hiệu quả công tác giáo dục

chính trị - tư tưởng trong học viên các học viên quân sự ở nước ta hiện nay”

của tác giả Lương Ngọc Vĩnh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2012

đã kế thừa và phát triển khái niệm “Hiệu quả của công tác giáo dục chính trị

tư tưởng là sự tương quan giữa kết quả đạt được so với mục đích đề ra và sửdụng hợp lý các nguồn lực để đạt kết quả đó trong những điều kiện cụ thể”

[130] Ngoài ra luận án tiến sỹ Chính trị học của Mai Đức Ngọc “Thực hiện

quy chế dân chủ cơ sở - một trong những giải pháp khắc phục hậu quả điểm nóng ở Thái Bình hiện nay”; luận án tiến sỹ Chính trị học của Trương Minh

Tuấn (2011) “Đổi mới CTTT ở Tây Nguyên hiện nay”… đã đề cập đến

CTTT

Trang 37

III KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

3.1 Những vấn đề đã được nghiên cứu

Trong thời gian qua, có khá nhiều công trình nghiên cứu về CTTG Cáccông trình đã nghiên cứu ở các giác độ, phạm vi và phương pháp khác nhau,trình bày và phân tích nhiều vấn đề lý luận cũng như thực tiễn liên quan cáchthức, biện pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng CTTG của Đảng

- Các luận án trên đã nghiên cứu về hệ thống chính trị cấp cơ sở; về vịtrí, vai trò của cấp uỷ đảng ở cấp xã trong việc ổn định, giữ vững an ninh,chính trị tư tưởng ở cấp xã; phát huy quyền làm chủ của nhân dân;

- Đã đề xuất một số giải phát nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạtđộng của đội ngũ cán bộ cơ sở;

- Đã lý giải rõ hơn về vai trò của công tác tư tưởng với việc ổn địnhtình hình chính trị - xã hội ở cấp xã

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các đề tài, đề án chưa đủ cơ sở vàluận cứ khoa học để kiến nghị với các cơ quan chức năng trong việc hoạchđịnh, điều chỉnh, bổ sung, cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực CTTG, cũng như việc đề xuất cáckiến nghị, giải pháp trọng tâm, chủ yếu, nâng cao chất lượng, hiệu quả CTTG

- Tất cả các cuốn sách, công trình, luận án, sách, các chỉ thị, nghị quyết,kết luận, bài viết trên chỉ phản ánh ở những khía cạnh cụ thể, mà chưa cócông trình nào nghiên cứu chuyên sâu đề tài công tác tuyên giáo cấp xã

3.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề sau:

- Bổ sung, phát triển nội hàm khái niệm về tổ chức và hoạt động của

BTG đảng ủy các cấp nói chung và BTG ĐUCX hiện nay nói riêng

- Nhận thức mới về chức năng, nhiệm vụ của BTG ĐUCX, vai trò, vị

trí, tầm quan trọng của đổi mới tổ chức, đổi mới hoạt động của BTG các cấpnói chung, BTG ĐUCX nói riêng trong bối cảnh hiện nay

Trang 38

- Những vấn đề đặt ra đối với việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của

BTG ĐUCX và từ thực trạng tổ chức và hoạt động của BTG ĐUCX hiện naytrong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, cũng như các tácđộng, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tư tưởng, chính trị và tâm trạng xã hội

- Bối cảnh, điều kiện khách quan và chủ quan của việc kiện toàn, đổimới tổ chức và hoạt động của BTG ĐUCX trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

- Phương hướng, quan điểm, các nhóm giải pháp trọng tâm đổi mới bộmáy, tổ chức và hoạt động của BTG ĐUCX

- Vấn đề đầu tư nguồn lực, kinh phí, phương tiện nhằm nâng cao chất

lượng, hiệu quả hoạt động của BTG ĐUCX

Đó là những vấn đề đang đặt ra cả về lý luận và thực tiễn đối với BTGĐUCX hiện nay cần được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc,thấu đáo làm cơ sở lý luận cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của BTGĐUCX trong tình hình hiện nay

Trang 39

CHƯƠNG 1 ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG UỶ CẤP XÃ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC

TIỄN 1.1 Ban tuyên giáo đảng ủy cấp xã - một thiết chế tư tưởng ở cơ sở trong hệ thống các thiết chế tư tưởng ở nước ta

1.1.1 Đảng bộ cấp xã trong hệ thống chính trị cấp xã

1.1.1.1 Cấp xã trong hệ thống hành chính

Hệ thống hành chính nước ta có bốn cấp: Trung ương; tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); quận, huyện, thị xã, thành phốtrực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) và xã, phường, thị trấn (gọi chung làcấp xã) Như vậy, cấp xã là đơn vị hành chính - lãnh thổ cấp cuối cùng, nhỏnhất ở nước ta Đó là nơi diễn ra cuộc sống hàng ngày của dân Sinh thời, Chủtịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và chăm lo xây dựng cấp xã Người đã tổngkết và rút ra bài học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: “Cấp xã là cấp gần gũidân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công việcđều xong xuôi” [122, tr.371]

Cấp xã có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc giữ vững ổn định chínhtrị - xã hội, nhất là ở nông thôn, bởi lẽ đây là cấp cuối cùng trong hệ thốngquản lí nhà nước, là nơi trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhân dân thực hiệnđường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ chínhtrị cụ thể của mỗi cơ sở; nơi hiện thực hoá nghị quyết của Đảng trong cuộcsống, đồng thời cũng là nơi khởi đầu của những sáng kiến, kinh nghiệm để bổsung, điều chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước cho phù hợp với thực tiễn Mọi đường lối, chính sách của Đảng,Nhà nước có trở thành hiện thực hay không đều tuỳ thuộc vào việc tổ chứctriển khai thực hiện ở cơ sở Cấp xã còn là trường học thực tiễn để giáo dục,

Trang 40

rèn luyện cán bộ, làm cho cán bộ trưởng thành, phát huy được phẩm chất,năng lực trong thực tiễn công tác, nhờ đó làm tăng uy tín, ảnh hưởng củaĐảng, Nhà nước đối với nhân dân.

Như vậy, dù là cấp thấp nhất, cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính,nhưng cấp xã là mắt khâu vô cùng quan trọng đối với sự ổn định và phát triểncủa cả xã hội Là cấp thấp nhất nhưng cấp xã lại là tầng sâu nhất, là nền tảngcủa cả hệ thống chính trị, không thể thiếu trong sự vận hành tổng thể của cả

hệ thống chính trị Đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, thực hiện mục tiêu dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ở nước ta chỉ có thể đạt đượckhi nó bắt nguồn từ cấp xã từ việc xác định rõ vị trí, vai trò và quá trình tổchức, thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị từ cấp xã Nói cách khác, cơ sở làđiểm “dừng chân” của mọi chủ trương, chính sách của các cấp, các ngành vềtất cả các mặt của đời sống xã hội, đồng thời còn là nơi phản ánh trực tiếp tâm

tư, tình cảm, nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân với Đảng, Nhà nước

Là nền tảng của chế độ, là nền móng của toà nhà, nếu cấp xã rệu rã, ắt sẽ làkhởi đầu của những suy yếu, những điều không bình thường của chế độ xã hội.Nước lấy dân làm gốc, chăm lo cuộc sống và phát triển của dân thì phải chăm lo

sự bền vững từ cơ sở, làm cho hệ thống chính trị cấp xã phải thực sự là của dân,

do dân và vì dân Bởi lẽ, “Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân,bao nhiêu quyền hạn đều của dân Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ởnơi dân” [52, tr.698] Xây dựng hệ thống chính trị cấp xã được lòng dân, thực sự

là của dân, do dân tổ chức nên, do dân làm chủ và vì dân mà hành động

Chính quyền cấp xã là chính quyền trong lòng dân, cán bộ cấp xã, nhất

là cán bộ tham mưu cho ĐUCX, mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ tuyên giáosống và làm việc hằng ngày cùng với dân, có điều kiện gần gũi trực tiếp vàthường xuyên với dân Vì lẽ đó, họ phải là những người hiểu biết rõ nhất tìnhhình tại cơ sở, thấy được nhu cầu, nguyện vọng của dân, những đòi hỏi bức

Ngày đăng: 24/05/2017, 10:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w