Dân chủ là một trong những hình thức chính quyền mà đặc trưng là việc tuyên bố chính thức nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số và thừa nhận quyền tự do bình đẳng của công dân. Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình thức cao nhất của nền dân chủ, chế độ dân chủ thực sự cho đại đa số nhân dân. Đây là nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhận thức và làm sáng tỏ vấn đề này về lý luận và thực tiễn là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Trang 1MỤC LỤC
Trang
1 BẢN CHẤT, NỘI DUNG CỦA CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
3 1.1 Khái niệm dân chủ, chế độ dân chủ, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa 3
2 PHÁT HUY DÂN CHỦ, ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
2.1 Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 11 2.2 Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Dân chủ là một trong những hình thức chính quyền mà đặc trưng là việc tuyên bố chính thức nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số và thừa nhận quyền
tự do bình đẳng của công dân Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình thức cao nhất của nền dân chủ, chế độ dân chủ thực sự cho đại đa số nhân dân Đây là nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Nhận thức và làm sáng tỏ vấn đề này về lý luận và thực tiễn là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay
1 BẢN CHẤT, NỘI DUNG CỦA CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1 Khái niệm dân chủ, chế độ dân chủ, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Dân chủ là nhân dân là người chủ, là quyền lực xã hội hiện thực thuộc
về nhân dân C.Mác đã từng nhấn mạnh dân chủ là sản phẩm tự quyết của nhân dân, dân chủ không phải là quyền lực hình thức mà là quyền lực thực sự của nhân dân với nội dung nhân bản và nhân văn sâu sắc Dân chủ với tính cách là một giá trị xã hội, dân chủ ở góc độ này là dân chủ gắn với tồn tại của loài người và tiến bộ xã hội
Dân chủ không phải là một hiện tượng xã hội tự phát, nó nảy sinh và phát triển trong tiến trình lịch sử nhân loại, trong quá trình đấu tranh giai cấp
Từ khi xuất hiện giai cấp và nhà nước dân chủ có bước phát triển và hình thành chế độ dân chủ
- Chế độ dân chủ là toàn bộ những thể chế, thiết chế chính trị của một nhà nước do giai cấp thống trị tạo nên, thể hiện và bảo đảm quyền lực thuộc
về nhân dân
Chế độ dân chủ xuất hiện khi xã hội có giai cấp và nhà nước Trong xã hội có giai cấp, dân chủ luôn mang bản chất của giai cấp thống trị và luôn gắn với chuyên chính Dân chủ và chuyên chính là hai vấn đề then chốt, luôn gắn
bó chặt chẽ với nhau trong các chế độ chính trị nhà nước Mối quan hệ giữa dân chủ và chuyên chính được thể hiện: Dân chủ với tư cách là chế độ nhà nước, là một hình thức chính trị của nhà nước cho nên một mặt thừa nhận
Trang 3quyền tự do, dân chủ, bình đẳng giữa các công dân; mặt khác tổ chức thực hiện có hệ thống sự cưỡng chế bằng pháp luật đối với mọi công dân
Thực tiễn đã chứng minh chế độ dân chủ ra đời gắn liền với sự xuất hiện giai cấp và nhà nước Lịch sử phát triển xã hội loài người đã trải qua các chế độ dân chủ chủ nô, chế độ dân chủ tư sản và hiện nay đang xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa
Sự hình thành phát triển chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với
sự ra đời và phát triển của chế độ kinh tế, chính trị xã hội - xã hội chủ nghĩa,
là bước phát triển dân chủ ở trình độ cao nhất trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại từ trước đến nay
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình thức chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa Ở đó, quyền lực thực tế thuộc về nhân dân, nhân dân quản lí xã hội của mình, xã hội được quản lí bởi nhân dân, vì nhân dân Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ của đại đa số nhân dân lao động, gắn với công bằng xã hội chống áp bức, bóc lột bất công, được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, được thể chế và thực hiện triệt để bằng hiến pháp
và pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa
- Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là một thể chế chính trị mà trong đó quyền lực quản lý xã hội thuộc về nhân dân, là một hình thức tự quy định của nhân dân để chi phối các hoạt động của cá nhân và xã hội trên cơ sở bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi của các công dân, được bảo đảm bằng pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ luôn gắn liền với chuyên chính vô sản Chuyên chính vô sản là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân, được thiết lập trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa Bản chất của chuyên chính vô sản là quyền làm chủ xã hội thuộc về nhân dân lao động, mà nòng cốt là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thông qua sự quản lí của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Mục đích của chuyên chính vô sản là trấn áp mọi âm mưu, hành động chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tổ chức cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, đem lại quyền làm chủ cho nhân dân Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, khi trình bày khái niệm về
Trang 4chế độ dân chủ vô sản, Lênin đã chỉ rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa dân chủ vô sản với chuyên chính vô sản: “chế độ dân chủ đó là một nhà nước thừa nhận việc thiểu số phục tùng đa số, nghĩa là sự tổ chức bảo đảm cho một giai cấp thi hành bạo lực một cách có hệ thống chống lại bộ phận khác”1 Điều đó có nghĩa là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, dân chủ và chuyên chính là hai mặt của một chỉnh thể thống nhất, luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, nói tới dân chủ
xã hội chủ nghĩa cũng đồng nghĩa với chuyên chính vô sản, dân chủ phải đi đôi với kỉ cương, luật pháp, dân chủ phải có nguyên tắc, không thể chấp nhận dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan và tự do dân chủ vô chính phủ; dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động nhưng phải hướng tới tập trung, phải có lãnh đạo chỉ đạo chặt chẽ Nhà nước bảo đảm dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động, đồng thời trấn áp bằng vũ lực đối với bọn bóc lột, phản động chống lại lợi ích của nhân dân lao động
1.2 Bản chất chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa
Với tư cách là đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử của dân chủ, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, trong đó toàn
bộ quyền lực thuộc về nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, được đảm bảo bằng pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa Dân chủ trở thành giá trị phổ biến của xã hội, thâm nhập vào mọi quan hệ chính trị - xã hội, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bao quát mọi góc độ trong sự tồn tại của con người mà định hướng cơ bản của nó là xoá bỏ giai cấp Để tạo ra ngày càng đầy đủ những điều kiện cho sự giải phóng mọi năng lực sáng tạo của con người để sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển
tự do của tất cả mọi người không còn là khẩu hiệu, khi đó dân chủ với tư cách là một vấn đề chính trị sẽ tiêu vong - chủ nghĩa cộng sản được xác lập trên thực tế
Bản chất của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa được bắt nguồn từ bản chất của chế độ kinh tế, chính trị xã hội - xã hội chủ nghĩa và được biểu hiện trên những đặc trưng cơ bản sau:
- Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ tiến bộ nhất, rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là chế độ dân chủ mang tính giai cấp
1 Lênin: Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1976, tr.101.
Trang 5- Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ do nhân dân lao động tổ chức ra, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ xã hội của công dân
- Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ mang bản chất giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
- Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ bảo đảm quyền con người, quyền bình đẳng giữa các công dân trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng…
Do đó, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền “dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản” Cũng như mọi chế độ dân chủ khác, dân chủ xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với kỉ cương, luật pháp và trách nhiệm công dân Chủ tịch
Hồ Chí Minh xác định: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khoá, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không có khoá, nhà không có cửa thì sẽ mất cắp hết”1 Ở đây dân chủ và pháp luật, dân chủ
và kỉ cương không bài trừ lẫn nhau mà trái lại chúng nằm trong sự thống nhất biện chứng, là điều kiện tiền đề tồn tại phát triển của nhau Tuyệt đối hoá bất
kì mặt nào trong hai mặt đó đều dẫn đến hoặc là vô chính phủ, hoặc là tập trung quan liêu; cả cực này hay cực kia đều mang lại nguy cơ cho chế độ dân chủ chân chính của nhân dân Khi đề cập đến vấn đề này Đảng ta nhấn mạnh:
“Cả vô chính phủ, lẫn độc đoán chuyên quyền đều trái với bản chất của chế
độ dân chủ xã hội chủ nghĩa Vì vậy xét về thực chất dân chủ gắn liền với kỉ cương, có khuôn khổ trong vòng trật tự, không thể có dân chủ mà lại thiếu pháp luật, kỉ luật, kỉ cương”2
Dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở thống nhất lợi ích căn bản về kinh tế, chính trị, xã hội giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân
và tầng lớp nhân dân lao động Dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu Đây chính là điều kiện căn bản bảo đảm cho các giai cấp, các tầng lớp có sự thống nhất về lợi ích căn bản trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Họ chính là người làm chủ thực sự trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, là lực lượng quyết định toàn bộ quá trình phát triển của xã hội Sự thống nhất về lợi ích căn bản đó được biểu hiện là mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, đều bình đẳng trước pháp luật
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,1996, tr 279.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001,tr.135.
Trang 6không có bất kì một đặc quyền, đặc lợi cho bất kì một tổ chức hoặc một cá nhân nào Đây là sự khác biệt cơ bản giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa với các chế
độ dân chủ trước đó, trong xã hội còn có áp bức bóc lột, dân chủ chỉ là hình thức, dân chủ chỉ mang lại lợi ích cho thiểu số bọn bóc lột, còn đại đa số nhân dân lao động thì giai cấp thống trị bóc lột luôn tìm mọi cách gạt bỏ hoặc tước
đi quyền làm chủ của họ
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ vì con người, phát huy cao
độ tính tích cực, tự giác và vai trò sáng tạo to lớn của mọi người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa do chính nhân dân lao động xây dựng và tổ chức nên, chế độ dân chủ này đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và được pháp luật Nhà nước xã hội chủ nghĩa bảo vệ Đây là điều kiện căn bản bảo đảm cho mọi người phát huy được tài năng, trí tuệ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Có Đảng lãnh đạo sự làm chủ của nhân dân mới đúng hướng, có pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trở thành hiện thực, pháp luật sẽ điều chỉnh mọi hành vi, vi phạm dân chủ hoặc đi ngược lại dân chủ của nhân dân Tính tích cực tự giác và vai trò sáng tạo to lớn của con người càng được phát huy trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nó góp phần to lớn cho sự nghiệp giải phóng con người, đưa con người vươn lên làm chủ xã hội và làm chủ bản thân, tạo điều kiện cho con người phát triển một cách toàn diện
Dân chủ xã hội chủ nghĩa không phụ thuộc vào cơ chế chính trị đa nguyên và sự tồn tại nhiều đảng phái chính trị đối lập Cái gọi là đa nguyên, đa đảng của xã hội tư bản về thực chất chỉ là một hình thức thống trị giai cấp biểu hiện của chuyên chính tư sản Vì mọi quyền lực thực tế đều nằm trong tay giai cấp tư sản, xã hội phải tuân thủ pháp luật tư sản Những lực lượng đối lập gây nguy cơ lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản đều bị đặt ra ngoài vòng pháp luật,
bị cấm đoán, bị đàn áp bằng mọi phương tiện Về xã hội, chủ nghĩa đa nguyên chính trị bộc lộ rõ tính chất mị dân, cố gắng tô vẽ cho xã hội tư bản là tự do, dân chủ nhất với cái gọi là “nhà nước phúc lợi chung” Theo luận điểm này thì nhà nước có trách nhiệm giàn xếp, điều hoà, xoa dịu các mâu thuẫn xã hội còn công dân thì luôn luôn buộc phải tuân thủ các luật lệ của nhà nước tư sản Vì vậy, chủ
Trang 7nghĩa đa nguyên chính trị với những nội dung thực chất của nó về phương diện chính trị, kinh tế, xã hội là bảo vệ lợi ích và sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, nhà nước tư sản Đa nguyên chính trị không đồng nhất với dân chủ thực sự, không phải là tiêu chí của dân chủ, của tự do thực sự Ngày nay, trước những biến động phức tạp của tình hình, với chiến lược mới “vượt trên ngăn chặn” chủ nghĩa đế quốc đã chuyển từ “đối kháng cứng rắn” sang “tiến công mềm dẻo” thực hiện
“thẩm thấu”, “diễn biến hoà bình” chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, chống phá các quốc gia không liên minh với chúng Đa nguyên chính trị là vũ khí lợi hại được giai cấp tư sản ở các nước tư bản chủ nghĩa, đế quốc chủ nghĩa
và bọn phản động quốc tế lợi dụng triệt để nhằm giành “chiến thắng không cần chiến tranh” xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại
Tính chất phản động nguy hại của đa nguyên chính trị đối với các nước
xã hội chủ nghĩa trước hết là ở chỗ ca ngợi chế độ tư bản là tự do, bình đẳng, dân chủ, nhân quyền nhất; đồng thời, công kích bôi nhọ, khoét sâu mâu thuẫn trong các nước xã hội chủ nghĩa tạo mặc cảm về chủ nghĩa xã hội trong nhân dân, ảo tưởng trông chờ chủ nghĩa tư bản V.I.Lênin đã từng khẳng định bản chất của đại nghị tư sản là “một cơ quan của người khác, một công cụ áp bức của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản, cơ quan của một giai cấp thù địch, của một thiểu số bọn bóc lột”1 “So với thời kỳ trung cổ thì dân chủ tư sản có
sự tiến bộ, song nó cũng chỉ là dân chủ giả hiệu, bị cắt xén, dân chủ chật hẹp, giả dối, là thiên đường cho bọn giàu có, là cạm bẫy, là cái mồi giả dối đối với người bị bóc lột, đối với người nghèo”2
Ở Việt Nam không có sự cần thiết khách quan để thiết lập cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng Lịch sử cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua đã lựa chọn sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam Từ khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng Việt Nam vượt qua muôn ngàn khó khăn thử thách, thu được nhiều thắng lợi to lớn, giành độc lập tự do cho dân tộc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội Thực tiễn cho thấy, không có con đường nào khác, lực lượng nào khác ngoài con đường chủ nghĩa xã hội và Đảng Cộng sản Việt Nam đảm đương được sứ mệnh lịch sử cao cả đó Nếu chúng ta chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là chúng ta rơi vào âm mưu chính trị phản
1 V.I.Lênin: Toàn tập, t 37, bản Tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, M, 1977, tr.311.
2 V.I.Lênin: Toàn tập, t 37, bản Tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, M, 1977, tr 311.
Trang 8động của kẻ thù giai cấp và kẻ thù dân tộc, đất nước sẽ rơi vào cảnh hỗn loạn thảm hoạ, đó là điều cả dân tộc không muốn, nhân dân ta chỉ muốn có cuộc sống yên ổn làm ăn Gần 80 năm đấu tranh gian khổ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, nhân dân ta đã đổ bao nhiêu xương máu để giành được độc lập, tự do, giành được dân chủ cho nhân dân xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng; Bảo vệ chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là sứ mệnh thiêng liêng của các thế hệ người Việt Nam chúng ta
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đòi hỏi chúng ta hết sức nhạy bén về chính trị, có thái độ đúng đắn đối với vấn đề đa nguyên, đa đảng; giữ vững vai trò độc tôn lãnh đạo cách mạng Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam
Xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình từng bước xây dựng và hoàn thiện các nội dung cơ bản của nó, gắn liền với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, chống lại mọi hành vi
vi phạm dân chủ, khắc phục những khuynh hướng tả, hữu khuynh và những ảnh hưởng của dân chủ tư sản trong toàn xã hội
Là quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam, là học viên đào tạo đại học quân sự, cần nâng cao nhận thức về dân chủ, có quan điểm, lập trường đúng đắn về dân chủ xã hội chủ nghĩa, chấp hành nghiêm chỉnh quy chế dân chủ cơ sở, gương mẫu thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân đối với thể chế, đối với chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa Trước hết, ra sức học tập, nâng cao trình độ chính trị, quân sự, chuyên môn Rèn luyện bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, có năng lực làm chủ vũ khí trang bị, khoa học
- kỹ thuật quân sự, năng lực chỉ huy lãnh đạo, thích ứng mọi điều kiện, hoàn cảnh Cảnh giác với mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đang ngày đêm chống phá con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn, xuyên tạc bản chất chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, với mưu đồ thâm độc là loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cho nhân dân ta, trước hết là quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam mơ hồ, mất cảnh giác, mất lòng tin vào chủ nghĩa xã hội, giảm sút ý chí chiến đấu
Vì vậy, quá trình học tập tại trường là quá trình tự bồi dưỡng, tự tích luỹ, nâng cao ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của mình Đồng thời, tích cực
Trang 9giáo dục tuyên truyền về dân chủ, và thực tiễn thực hiện dân chủ trong xây dựng và mọi hoạt động của Quân đội, Nhà trường, trực tiếp là ở đơn vị cơ sở
1.3 Nội dung dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một hệ thống hoàn chỉnh trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội về chính trị, kinh tế, văn hoá, tinh thần
- Dân chủ về chính trị được xác định là nội dung cơ bản, quyết định trước tiên cho sự xác lập, phát triển các nội dung khác, đây là vấn đề cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Dân chủ về chính trị là xác lập và thực hiện quyền lực về chính trị của nhân dân, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Làm chủ nhà nước là thể hiện quyền làm chủ của nhân dân đích thực nhất, nhân dân có quyền dân chủ thực sự, thể hiện quyền tối cao là quần chúng nhân dân Dân chủ về chính trị bao hàm đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử và ứng cử vào cơ quan quyền lực của nhà nước; giám sát mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, tham gia xây dựng hệ thống pháp luật và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lí của công dân trong xây dựng và bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân trực tiếp và rộng rãi nhất
- Dân chủ về kinh tế là nội dung cơ bản, là nền tảng, là điều kiện đảm bảo cho nhân dân làm chủ về chính trị, văn hoá tinh thần Chỉ khi nào nhân dân lao động làm chủ trong lĩnh vực kinh tế lúc đó họ mới có dân chủ thực sự, mới trở thành lực lượng quyết định toàn bộ tiến trình phát triển của xã hội - xã hội chủ nghĩa
Dân chủ về kinh tế là thực hiện quyền bình đẳng của công dân về sở hữu tư liệu sản xuất của xã hội; quyền được tự do sản xuất kinh doanh trong nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần theo pháp luật của nhà nước; quyền được hưởng mọi thành quả lao động của mình và các phúc lợi xã hội, đồng thời có nghĩa vụ đóng góp đầy đủ cho nhà nước, xã hội theo đúng luật định
- Dân chủ về văn hoá tinh thần là nội dung quan trọng, phản ánh trực tiếp trình độ phát triển của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa
Trang 10Dân chủ về văn hoá tinh thần bao gồm: quyền được thông tin, quyền
tự do ngôn luận, báo chí, quyền được học tập, nghiên cứu, sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc và nhân loại tiến bộ Đấu tranh chống mọi âm mưu hành động phá hoại văn hoá lành mạnh của dân tộc, văn hoá tiến bộ của nhân loại
- Dân chủ trong lĩnh vực xã hội thể hiện quyền được lao động, được nghỉ ngơi, được học hành, được hưởng bảo hiểm xã hội khi không còn sức lao động và được tạo điều kiện phát triển sinh động, phong phú, đa dạng của các nhân cách, tập thể, dân tộc
Các nội dung của dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên tính đa dạng, toàn diện, phong phú của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, ngày càng bảo đảm đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân Thực hiện các nội dung trên là lâu dài, từ thấp đến cao, chưa hoàn thiện tới hoàn thiện, đồng thời gắn chặt với quá trình đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm dân chủ, dân chủ quá trớn Thực thi dân chủ là quá trình cách mạng trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là công cuộc của hệ thống chính trị, của toàn dân, của mỗi người
2 PHÁT HUY DÂN CHỦ, ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
- Quan niệm về dân chủ xã hội chủ nghĩa
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân”1 Trong bài báo dân vận (1949) Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Bao nhiêu quyền lợi đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân Chính quyền từ xã đến chính phủ, trung ương đề do dân cử ra, đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên Nói tóm lại mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.2000, tr.499.