NHỮNG THỜI KỲ LỊCH SỬ CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI• Vào đầu thiên niên kỷ IV trước Công nguyên đã xuất hiện nhiều quốc gia nhỏ bé và phân tán trên lưu vực sông Nin.. VĂN MINH CỔ ĐẠI AI CẬP• Lịch
Trang 1History of Civilization
Trang 2VĂN MINH CỔ ĐẠI AI CẬP
Trang 31 CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH AI CẬP
Trang 72 NHỮNG THỜI KỲ LỊCH SỬ CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
• Vào đầu thiên niên kỷ IV trước
Công nguyên đã xuất hiện nhiều
quốc gia nhỏ bé và phân tán trên
lưu vực sông Nin
• Ở đây thường diễn ra những cuộc
xung đột nhằm tranh chấp nguồn
nước, giành giật đất đai hoặc do va
chạm về tín ngưỡng
• Dần dần hình thành hai nhà nước
lớn là Thượng Ai Cập và Hạ
Ai Cập, luôn luôn tiến hành chiến
tranh để giành quyền bá chủ
• Cuối cùng, Thượng Ai Cập đã
thắng, thiết lập vương quốc thống
nhất dưới triều vua Menet vào
khoảng năm 3200 tr.CN.
Trang 8VĂN MINH CỔ ĐẠI AI CẬP
• Lịch sử Ai Cập có thể phân thành 5 thời kỳ với sự tồn tại của 30 vương triều.
1 Thời kỳ Tảo vương quốc (khoảng từ năm 3200 – 3000 tr.CN): thời kỳ hình
thành nhà nước sơ khai, thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập thành một quốc gia.
2 Thời kỳ Cổ vương quốc (khoảng từ năm 3000 đến năm 2200 tr.CN): thời kỳ
phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ Ai Cập Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, kinh tế và văn hóa phát triển, bắt đầu xây dựng các Kim tự tháp.
3 Thời kỳ Trung vương quốc (khoảng từ năm 2200 đến 1570 tr CN) Sau một
thời gian suy yếu, Ai Cập bước vào thời kỳ ổn định và phát triển Đến vương triều XII, Ai Cập trở nên phồn thịnh Chính quyền trung ương được củng cố, mọi ngành kinh tế đều phát đạt, nhất là việc mở rộng buôn bán với người
Palextin, Xyri, Babilon và giao lưu với người Cret.
4 Thời kỳ Tân vương quốc (khoảng từ năm 1590 đến năm 1100 tr.CN): Ai Cập
không ngừng mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc xâm lược các nước láng giềng Biên giới được thiết lập từ Bắc Xyri cho tới phía Nam của Etiopi Ai Cập trở thành một nước giàu mạnh nhất ở vùng Đông Bắc châu Phi và khu vực Tiểu Á.
5 Thời kỳ Hậu vương quốc (khoảng từ năm 1100 đến năm 31 tr.CN): Ai Cập bị
các nước khác như Ba Tư, Makeđônia, Hy Lạp, La Mã… xâm nhập và thống trị Đến năm 31 tr.CN, Ai Cập trở thành một tỉnh thuộc địa của đế quốc La Mã Thời kỳ La Mã thống trị Ai Cập kéo dài đến năm 177 sau CN.
Trang 93 -TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
3.1 Trình độ phát triển kinh tế
_ Nông nghiệp:
Trồng trọt ngũ cốc, nho và cây ăn
quả, chăn nuôi bò, lừa,dê
Công cụ sản xuất phổ biến là
cuốc và cày có thân bằng gỗ,
lưỡi bằng kim loại, dùng bò để
kéo cày Mở rộng và củng cố
các công trình thủy lợi thành
một hệ thống tưới nước rộng
lớn
Trang 10Thủ công nghiệp: sớm phát triển các nghề làm đồ đá, đồ gốm, dệt, thuộc da, chế tạo thủy tinh, đóng
thuyền, ướp xác, rèn
đồ kim loại, chế tạo
vũ khí.
Trang 113.2 Tổ chức nhà nước và sự
phân hóa xã hội
_ Nhà nước Ai Cập cổ đại theo
chế độ quân chủ chuyên chế.
Vua (pharaon) được thần
thánh hóa, đứng đầu nhà
nước và tôn giáo, nắm cả
vương quyền và thần quyền.
Bên dưới có Tổng pháp quan
và các chức quan phụ trách
công việc cụ thể (thủy lợi, tài
chính, tư pháp, quân đội…)
Pharaon và hoàng hậu
Trang 12_ Xã hội: Tầng lớp thống trị là giai cấp chủ nô (vua, quý tộc, tăng lữ) nắm quyền lực kinh tế, chính trị và có địa vị ưu đãi, có quyền sở hữu nhiều ruộng đất
và nô lệ
Những người bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, nô lệ Nô lệ phục dịch công việc trong các gia đình quý tộc Nông dân là lực lượng sản xuất chính trong nền kinh tế Thợ thủ công còn ít
và nghèo.
Trang 134 - NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA
• 4.1 Tín ngưỡng
Trang 14Đến thời kỳ thống nhất quốc gia, ngoài việc thờ cúng các vị thần riêng của từng địa phương còn xuất hiện thần chính của các
trung tâm lớn
Trang 15Thần RA (Rê)
• Thần mặt trời
• Vị thần đầu tiên,
thần Ra-Atum, hàng năm xuất hiện như nước lũ của sông
Nin ở xứ sở Ai Cập
Trang 16Thần nước
Thần của sự chết
Trang 17• Thần Thoth:
thần mặt trăng, cai quản
về văn bản và kiến thức
và là "Vị thần của Thánh thư"
* Thoth thường được
xem là đại quan của
Osiris, vị thần của thảo mộc và người chết, hoặc
là thư ký cao cấp của thần này
* Thoth cũng là thần ghi lại phán quyết của tòa án xét xử người chết dưới
âm cung
Trang 18Anubis
Thần cai quản việc
ướp xác
Trang 21• Maat – Biểu
tượng của
chân lý, đạo đức, cán cân công lý
Trang 22Thần Isis, hay thần sao Sirius, là nữ thần
sáng tạo chủ về sự phồn vinh và tình mẫu tử Trong Tử Thư Ai Cập, thần Isis được ghi
chép “Là nữ thần đã sinh ra Trời và Đất;
Thần thấu hiểu cho cô nhi quả phụ, ban
công lí cho người nghèo, và che chở kẻ yếu”.
Trang 23Thần Hathor là nữ
thần bầu trời của người Ai Cập và là con gái của thần Ra, thần mặt trời Hathor thường được thể hiện dưới dạng một con bò cái
Trang 24CÔNG VIỆC CỦA OSIRIS
Trang 25• Thần Orisis được thờ cúng phổ biến nhất Hàng năm, lễ cúng thần Orisis được tổ chức kéo dài 18 ngày với lễ cày ruộng, lễ gieo hạt…
• Người Ai Cập tin rằng linh hồn là bất tử Việc chôn cất thi hài gắn liền với quan niệm hồn và xác Khi chết, linh hồn tuy thoát ra ngoài nhưng vẫn còn tìm chỗ dựa ở nơi xác Chính vì vậy, khi con người chết đi, cần phải giữ lại xác đó Việc xây dựng các kim tự tháp tức là các lăng mộ của nhà vua và kỹ thuật ướp xác bắt nguồn từ quan niệm trên.
Trang 26Thế giới quan - triết học Ai Cập cổ
Trang 274.2 Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa
Ai Cập từ thời cổ đại đã xây dựng nhiều
công trình kiến trúc và điêu khắc như
Kim tự tháp, các thành phố cổ và đền
đài, tạc tượng các Pharaon, thần linh và
cột đá
Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, cư
dân Ai Cập ngay từ thời tiền sử đã biết
khai thác đá, làm gạch để xây dựng nhà
ở và các công trình khác Đền đài,
tượng và cột được xây dựng bằng đá,
cao và khang trang, cửa bao giờ cũng
trông về sông Nin và bên trong được
phân bố thành các khu như khu để
tượng thờ chính, khu chứa kinh sách,
nơi đặt đồ hiến tế…
Trang 29Điêu khắc
Trang 30Tượng và chạm nổi (điêu khắc)
Ảnh chụp Hoàng hậu Nefertiti từ 3 góc khác nhau
Bức tượng Hoàng hậu Nefertiti, mệnh danh là “Mỹ nữ
sông Nile”, được nhà khảo cổ Ludwig Borchardt phát hiện
ở sa mạc Amarna năm 1912 và đưa về Đức một năm sau
đó Bức tượng này
từ lâu đã trở thành hiện vật quý giá nhất của Bảo tàng
Ai Cập ở Berlin, có giá trị bảo hiểm tới
390 triệu USD
Trang 31Đây là một trong những tuyệt tác điêu khắc được tìm thấy nguyên vẹn
nhất, tuyệt mỹ nhất và thể hiện người phụ nữ vào loại đẹp nhất thời cổ đại
Trang 32Tượng gỗ
Vương tử Khaber,
một kiệt tác điêu
khắc thời Cổ vương quốc
Trang 33Bức tượng nổi
tiếng “Scribe
accroupi” (Viên thư lại ngồi xếp bằng, 2600 – 2350 TCN)
Trang 34Giấy papyrus
• Từ “giấy” trong tiếng Pháp là “papier”, trong tiếng Anh
là “paper” Cả hai đều bắt nguồn từ chữ papyrus trong tiếng La Tinh và chữ này lại bắt nguồn từ chữ gốc của
Ai Cập “papyri”- tên của một loại lau sậy mọc ven sông Nin
• Người Ai Cập cổ đại đã cắt xén, ép rồi phơi khô để làm thành một loại giấy cổ xưa nhất, còn rõ thớ sậy nhưng khá phẳng phiu để có thể viết chữ và vẽ tranh lên
Trang 35• Kỷ lục thế giới thuộc về cuốn “Châm ngôn của Ptahoteb”
viết trên giấy papyrus khoảng 2500 năm trước công
nguyên (cách đây gần 4500 năm) được mệnh danh là “cuốn sách tối cổ của nhân loại” 2300 năm sau “cuốn sách tối cổ”
đó, người Trung Quốc cũng chế ra giấy nhưng loại giấy này còn thô, mặt chưa phẳng, khó viết chữ lên trên
• Mãi đến đầu thế kỷ thứ hai sau công nguyên, giấy mới
chính thức ra đời ở Trung Quốc. Đương thời với Ai Cập và Trung Quốc cổ đại, các nền văn minh sớm khác của nhân loại cũng chỉ khắc văn tự lên đá, gỗ, đồng và viết lên da thuộc.
Như vậy, không nghi ngờ gì nữa, người Ai Cập cổ đại đã chế
ra giấy đầu tiên trên thế giới.
Trang 36• Dân tộc nào vẽ tranh lên giấy đầu tiên?
Trang 37Tranh giấy papyrus
• Bức tranh thực sự trên giấy chỉ xuất hiện khi người Ai Cập cổ đại quyết định làm sách “hướng dẫn người chết sống lại để tiếp tục kiếp sau” Các học giả phương Tây gọi đó là “Tử thư” hay “Sách của người chết” (Book
of the Dead-Livre des morts)
• Đúng ra, căn chuẩn tiếng Ai Cập cổ, tên sách phải là
“Từ cái chết bước ra ban ngày” (theo Nhật Chiêu- Câu chuyện văn chương phương Đông- Nxb Giáo Dục 1998)
Trang 38Văn học Ai Cập cổ
Tác phẩm văn học cổ xưa nhất của Ai
Cập có lẽ là các tác phẩm sách giấy
papyrus (chỉ thảo), có niên đại 1800
TCN Hiện nay bộ sưu tập về các tác
phẩm cổ đại Ai cập còn có:
1 Sách giấy papyrus Westcar (1600
TCN)
2 Sách giấy papyrus Tulli (1400 TCN)
3 Sách giấy papyrus Ebers (1300
Trang 39• Trong hàng ngàn năm phát triển lịch sử, cư dân Ai Cập đã sáng tạo
ra nền văn học phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại Những tác phẩm thơ, ca, truyện kể đều tập trung phản ánh hiện thực xã hội.
• Ở giai đoạn đầu, văn học còn mang đậm tính tôn giáo như ca ngợi các thần, miêu tả nghi lễ thờ cúng và tang lễ Nhưng đến thời Trung
và Tân vương quốc, văn học đã phản ánh những mâu thuẫn xã hội, phê phán bọn quan lại và nói lên nỗi khổ của những người lao động.
hiếp người dân và sự khốn khổ của những người lao động.
• Nhưng đáng lưu ý hơn là thể loại thơ ca trữ tình Các bài thơ ca ngợi tình yêu giữa con người với thiên nhiên được tập hợp trong cuốn
“Papyrus Haris”
Trang 41• Trong lĩnh vực thiên văn học, dân cư lưu vực sông Nin đã phát hiện được nhiều vì sao (như Bắc đẩu, Thiên lang…) và lập ra lịch, một năm có 365 ngày chia thành
12 tháng, 3 mùa, mỗi mùa 4
tháng
• Ngày nay, bằng những phương tiện đo đạc chính xác, người ta thấy các thi hài của các Pharaon trong Kim tự tháp đều được đặt cho mắt hướng về sao Bắc đẩu,
độ dung sai không quá vài phút
Trang 42• Về y học, từ thời Cổ vương quốc, người Ai Cập đã hiểu biết về cấu tạo cơ thể con người, biết cách trị liệu vết thương, nối xương gãy và làm các phẫu thuật đơn giản, tìm ra các loại thuốc chữa bệnh và thuật ướp xác Các thi hài của Pharaon còn lưu lại đến ngày nay là thành tựu của nền y học Ai Cập Sách thuốc (Papyrus
Medical) được biên soạn khoảng năm 1500 – 1450
tr.CN
• Những giá trị tri thức của cư dân sông Nin được lưu
giữ, bảo tồn trong thư viện Alexandria Có hơn 50.000 cuốn sách, gồm đủ các lĩnh vực đã được các nhà khoa học sưu tầm và bảo quản Đó là kho tàng văn hóa vô giá không chỉ của nhân dân Ai Cập mà còn là di sản văn
hóa của cả nhân loại